Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Khái quát điều kiện TN,KT,XH Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.16 KB, 16 trang )

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ
TRUYỀN THỐNG CỦA HÀ TĨNH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI:
1. Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, nằm ở 17
0
53'50'' đến
18
0
45'40'' vĩ độ Bắc và 105
0
05'50'' đến 106
o
30'20'' kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp
biển Đông, phía Tây giáp 2 tỉnh của nứớc bạn Lào anh em là Khăm muộn và
Bôlikhămxây. Cách thủ đô Hà Nội 350km về phía Nam.
1.2. Diện tích đất tự nhiên: 6.019 km
2
, chiếm 1,825% diện tích tự nhiên của
cả nước. Trong đó:
+ Diện tích đất lâm nghiệp: 250817ha chiếm 41% diện tích tự nhiên.
+ Diện tích đất nông nghiệp: 97. 101ha chiếm 16%
+ Đất chuyên dÙng(đất dùng xây dựng, làm đường giao thông và thủy lợi):
47837 ha(7%)
+ Đất khu dân cư: 6875 ha(1%)
+ Đất chưa sử dụng: vẫn còn quá lớn: 202934 ha/ 605564ha, chiếm 33% chủ
yếu là đất trống đồi núi trọc và đất có mặt nước.
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh còn nhiều rừng tự nhiên 164.978 ha chiếm
65% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh. Đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở Hương


Khê, Hương sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên. Riêng Hương Khê, Vũ Quang,
Kỳ Anh đất lâm nghiệp chiếm 76% diện tích. Đất Lâm nghiệp chủ yếu là loại đất
Pheraliti, tầng canh tác có độ dày 10 đến 15cm, phù hợp với việc trồng các loại cây
công nghiệp dài ngày và các lạo cây ăn quả.
1.3. Đặc điểm địa hình
Có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông.
Đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông
suối, có 4 dạng địa hình sau:
+ Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này tạo thành một dãy
hẹp nằm dọc theo biên giới Việt Lào, bao gồm các núi cao từ 1000 m trở lên, trong
đó có một vài đỉnh cao trên 2000 m như Pulaleng (2711 m), Rào cỏ (2.335 m).
+ Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích
của tỉnh có độ cao dưới 1000 m.
+ Thung lũng kiến tạo - xâm thực: Độ cao chủ yếu dưới 300 m, bao gồm các
thung lũng sông Ngàn Sâu, nằm theo hướng song song với các dãy núi, cấu tạo
chủ yếu bởi các trầm tích vụn bở, dễ bị xâm thực.
Dãy Trường Sơn soãi ra thành từng lớp đồi trọc lan xuống tận các miền đồng
bằng, chia cắt đồng bằng , núi lan ra tận biển(Đèo Ngang). Núi tạo nên những nét
chấm phá hùng vĩ cho phong cảnh toàn vùng.
+ Đồng bằng Hà Tĩnh chiếm 20% diện tích do sự bồi đắp phù sa của sộng
Ngàn Sâu và Ngàn Phố,nằm dọc theo ven biển với có địa hình trung bình trên dưới
3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng về
phía Nam càng hẹp.
Đồng bằng Hà Tĩnh bị sông suối chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ, hẹp, lại có
độ dốc lớn dễ xói mòn nên đất đai chóng bị bạc màu.
1.4. Đặc điểm về khí hậu:
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của
khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh.
Khí hậu Hà Tĩnh chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và 1 mùa nóng. Mùa
xuân và mùa thu hơi mát. Mùa nóng thường từ tháng 4 -9,trong đó có tháng 7,8,9

có gió Lào. Mùa mưa thường từ tháng 7 đến tháng 9 và thường có bão tố. Mùa
lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau., Tháng 11 lạnh nhất, hay có gió mùa đông
bắc thường hay gây ra những đợt mưa phùn kéo dài.
Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông
chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18-
22
o
C, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33
o
C.
Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ
ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên
2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.
1.5. Sông, hồ, biển và bờ biển:
Do địa hình hẹp, núi cao lại gần biển nên hệ thống sông ngòi khá dày đặc.
Sông ngòi nhiều nhưng ngắn.
Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:
- Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sông
bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi.
- Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ
Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông
Lam chảy ra Cửa Hội.
- Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa
Nhượng, Cửa Khẩu.
Các hồ đập chứa trên 600 triệu m
3
nước, cùng với hệ thống Trạm bơm Linh
Cảm, hệ thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lượng nước phục vụ cho sinh
hoạt, công nghiệp và tưới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn.
Biển, bờ biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km vùng hải phận rộng

khoảng 20.000km
2
nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường
giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế xã hội.
2. Tài nguyên thiên nhiên:
2.1. Tài nguyên rừng và động, thực vật
Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên 199.847 ha, trữ
lượng gỗ 21,13 triệu m3, rừng trồng 76.156 ha, trữ lượng 2,01 triệu m3, độ che
phủ của rừng đạt 45 %.
Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp
các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên
18000 ha trong đó có trên 7000 ha có khả năng khai thác, Hà Tĩnh là một trong
những tỉnh có trữ lượng rừng giàu của cả nước (trữ lượng rừng trồng đạt 1469863
m
3
, trữ lượng rừng tự nhiên đạt 21115828 m
3
).
Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ.
Trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu. Về động vật:
Rừng Hà Tĩnh hiện có 60 loài thú các loại trong đó có 26 loài thú quý hiếm, có 3
loài đặc biệt quý hiếm: chà vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, vượn má vàng và nhiều loài
thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát
khác..
Đặc biệt có Vườn Quốc gia Vũ Quang (ở huyện Vũ Quang và Hương Khê) có
khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý hiếm. Đã phát hiện được 2 loại
thú quý hiếm là Sao La và Mang Lớn. Rừng Vũ Quang có địa hình núi cao hiểm
trở, tách biệt với xung quanh, khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho các loại động,
thực vật phát triển. Đây là khu rừng nguyên sinh quý hiếm còn có ở Việt Nam là
một trong những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và cảnh quan.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị cao, theo số
liệu điều tra, tại đây có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong đó
có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú,
có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở
khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu.
Quá trình săn bắt đã làm cho các nguồn lợi này bị cạn kiệt dần
2.2. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản Hà Tĩnh nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng
ven biển đến vùng trung du miền núi. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản
trong đó:
- Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn như quặng sắt nằm tại các huyện
Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc. Đặc biệt là có mỏ sắt Thạch Khê -
Thạch Hà có trữ lượng ước tính 544 triệu tấn, đang xúc tiến đầu tư khai thác;
Có mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, trữ lượng
khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lượng của cả nước). Đây là các loại
khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, giá trị xuất khẩu hàng năm
đạt trên 100 tỷ đồng;
Mỏ Vàng chủ yếu là dạng sa khoáng nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn,
Hương Khê, Kỳ Anh; mỏ nước khoáng ở Sơn Kim - Hương Sơn; ngoài ra còn có mỏ
thiếc ở Hương Sơn, chì, kẽm ở Nghi Xuân,…
- Nguyên liệu gốm sứ, thuỷ tinh có trữ lượng khá lớn nằm rải rác ở các huyện
Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc, Đức Thọ.
- Nhiên liệu: có than nâu, than đá ở Hương Khê, than bùn ở Đức Thọ có chất
lượng cao nhưng trữ lượng hạn chế.
- Nguyên liệu chịu lửa: gồm có quaczit ở Nghi Xuân, Can Lộc; dolomit ở
Hương Khê; pyrit ở Kỳ Anh.
- Nguyên liệu làm phân bón: ngoài than bùn còn có photphorit ở Hương Khê,
chất lượng tốt, hiện đang được khai thác.
- Nguyên vật liệu xây dựng: các mỏ đá, cát, sỏi có ở khắp các huyện trong

tỉnh.
2.3. Tài nguyên biển
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sông lớn và vùng hải phận
rộng khoảng 20000 km
2
là những ngư trường lớn để khai thác hải sản. Theo kết
quả nghiên cứu, biển Hà Tĩnh có trên 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài
có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm, nhiều loài nhuyễn thể như sò, mực, chim, thu,nụ
đé, nục...
Tiềm năng hải sản ở Hà Tĩnh rất lớn, trữ lượng cá ước tính 86.000 tấn, trữ
lượng cá đáy 45.000 tấn, cá nổi 41.000 tấn. Trong đó có khả năng cho phép đánh
bắt 54.000 tấn /năm. Trữ lượng tôm vùng lộng khoảng 500 - 600 tấn, trữ lượng
mực vùng lộng 3.000- 3.500 tấn.
Biển Hà Tĩnh còn cung cấp một trữ lượng muối khá lớn. Hộ Độ là một trong
những vùng muối nổi tiếng cả nước.
Bờ biển Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản như cát quặng và nhiều
vị trí có thể xây dựng cảng (hiện đã có 2 cảng vận tải, 2 cảng cá).
Hà Tĩnh còn là nơi có nhiều bãi biển đẹp như Thiên Cầm, Xuân Thành,
Thạch Hải, Đèo Con, đã được khai thác phục vụ nghỉ dưỡng và du lịch có giá trị.
2.4. Tài nguyên nước
Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày
đặc. Với 266 hồ chứa có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m
3
, 282 trạm bơm có
tổng lưu lượng 338.000m
3
/s, 15 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m
3
/s với trữ
lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã phục vụ tưới được 47.737 ha/vụ.

Tuy lượng nước sông khá lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị khô cạn vùng thượng và nhiễm mặn
ở hạ lưu.
Đặc biệt, Hà Tĩnh có mỏ nước khoáng ở Sơn Kim huyện Hương Sơn có chất
lượng tốt, vị trí thuận lợi cạnh đường Quốc lộ 8 và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
rất có điều kiện để phát triển thành một khu du lịch dưỡng bệnh.
2.5. Tài nguyên đất
Hà Tĩnh có 9 nhóm đất:
* Nhóm đất cát
Nhóm đất cát có diện tích 38.204 ha chiếm 6,3% diện tích toàn tỉnh, trong đó
chủ yếu là đất cát biển (23.926 ha) còn lại là đất cồn cát (14.278 ha). Loại đất này
thường trồng đậu, lạc, khoai, rừng phòng hộ.
* Nhóm đất mặn
Có diện tích 4432 ha, chiếm 0,73 % diện tích toàn tỉnh, phân bố rải rác ven
theo các cửa sông của các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ
Anh, đất bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của nước biển xâm nhập và tích luỹ trong
đất, theo 2 con đường hoặc do mặn tràn, hoặc ngầm theo mạch ngang trong đất.
* Nhóm đất phèn mặn
Ở Hà Tĩnh đất phèn không điển hình, chỉ xuất hiện đất phèn ít và đất phèn
trung bình, nhưng thường đi đôi với đất mặn ít, hình thành nên đất phèn trung bình
mặn ít. Có diện tích 17.919,3 ha, chiếm 2,95% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập
trung ở các dải đất phù sa gần các cửa sông ven biển có địa hình tương đối thấp.
Hiện tại một số vùng cải tạo trồng lúa, còn có vùng chuyển sang nuôi trồng thuỷ
sản.
* Nhóm đất phù sa :
Có diện tích 100.277,3 ha chiếm 17,73%, phân bố tập trung ở địa hình vùng
đồng bằng ven biển, là sản phẩm phù sa của các sông suối chính như sông La,
sông Lam, sông Nghèn, sông Hội, sông Rào Cái, sông Rác.
Nhóm đất này có đặc điểm chính là khá bằng phẳng, ở thượng nguồn như ở
Hương Sơn, Đức Thọ. Ngoài ra còn có các dải phù sa hẹp của các con sông suối

nhỏ ở rãi rác các huyện trong tỉnh, phần lớn có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì
thấp, lẫn nhiều sỏi sạn.
* Nhóm đất bạc màu :
Có diện tích 4.500 ha, chiếm 0,7% diện tích đất toàn tỉnh, phân bố rải rác ở
địa hình ven chân đồi, có địa hình lượn sống nhẹ, thoát nước nhanh ở các huyện
Kỳ Anh, Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh. Thích hợp với cây trồng cạn và các loại
cây ăn quả.
* Nhóm đất đỏ vàng :
Có diện tích lớn nhất trong tỉnh gồm 312.738 ha chiếm 51,6 % diện tích tự
nhiên của tỉnh.
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét: Có diện tích 201.655,2 ha, chiếm
33,3% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện miền núi. Đất được hình
thành trên đá phiến sét, có màu đỏ vàng điển hình. Nhìn chung loại đất này có tầng
dày thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây dài ngày, là loại đất
có tiềm năng của tỉnh.
+ Đất đỏ vàng trên đá mácma axít: Có diện tích 70.312,6 ha, chiếm 11,6%
diện tích toàn tỉnh, phân bố rãi rác ở các huyện Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê.
Loại đất này thích hợp với loại cây dài ngày như: cao su, chè, cây ăn quả và một
số cây công nghiệp ngắn ngày khác.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát: Có diện tích 35.120 ha, chiếm 5,8% diện tích
toàn tỉnh, phân bố tập trung ở vùng đồi núi các huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Cẩm
Xuyên. Nhóm đất này thích hợp với các loại cây trồng cạn và cây dài ngày.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Có diện tích 4900 ha, chiếm 0,8% diện tích
toàn tỉnh, phân bố ở 2 huyện Kỳ Anh và Hương Khê trên nền địa hình lượn sống.
Loại đất này thích hợp các loại cây trồng cạn như rau, màu, cây công nghiệp ngắn
ngày và các loại cây lâu năm như chè, cao su, cây ăn quả.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Có diện tích 750 ha, chiếm 0,12% diện
tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở huyện Hương Khê, trên địa hình chân đồi có dốc
dưới 10
o

, được cải tạo để trồng lúa nước.
* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi :
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét: Có diện tích 11.073 ha, chiếm 1,83% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh. Phân bố trên địa hình đồi núi của các huyện Hương Khê,
Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh. Thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp.
+ Đất đỏ vàng trên granit: Có diện tích 24.220,6 ha, chiếm 4% diện tích toàn
tỉnh, đất phát triển trên đá granit ở độ cao trên 900 m. Thích hợp cho trồng cây lâm
nghiệp.
* Nhóm đất dốc tụ :
Có diện tích 4.800ha chiếm 0,79% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở
các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Hương Khê và Thị xã Hồng Lĩnh ở địa hình
thung lũng xen giữa các dãy núi. Thích hợp trồng 1 vụ lúa, có thể trồng màu.
* Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá :
Có diện tích 37.742,1 ha, chiếm 6,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố rải
rác ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc, Kỳ Anh. Trên địa hình đồi núi,
có tầng đất mỏng dưới 10 cm. Loại đất này chỉ dành để phát triển lâm nghiệp, trồng
cây che phủ đất, cải tạo môi sinh.
Giao thông vận tải
Đường bộ: Hà Tĩnh có 4 đường quốc lộ chạy qua và 27 tuyến đường tỉnh lộ,
với tổng chiều dài 387 km. Nếu tính cả giao thông nông thôn, tổng chiều dài đường
bộ trên địa bàn tỉnh là 2.917 km. Đường Quốc lộ 1A: 127 km, đường Hồ Chí Minh:
87 km có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với
chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến
cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Đường sắt:
 !"#$%&#'
()*+,-./-#01/2/34-
.56067.7#/89-26:;./
<:#/-7-=4./-2>:<?:
2.6. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

Hà Tĩnh thuộc vùng du lịch Bắc bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc bộ gồm Nghệ
An và Hà Tĩnh. Trong chiến lược phát triển chung của cả nước, du lịch Hà Tĩnh
được xác nhận là một điểm quan trọng trên tuyến xuyên Việt có tính chất trung
chuyển.
Du khách có thể đi thăm các khu du lịch đặc sắc về sinh thái, lịch sử văn hoá
của Hà Tĩnh như Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, các di tích gắn với
cuộc đời của Đại thi hào Nguyễn Du, những di tích gắn với chiến thắng vẻ vang
của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước như Ngã ba Đồng Lộc; du
khách có thể nghỉ ngơi tại bãi biển Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải, Đèo Con,
khu dưỡng bệnh suối nước nóng Sơn Kim hay từ Hà Tĩnh du khách có thể đi thăm
di tích quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thắng cảnh đẹp của Nghệ An, theo
đường biển đi Đồ Sơn, Hạ Long hoặc xuôi vào Phong Nha - Quảng Bình, Huế,
Quảng Nam, Đà Nẵng, Hội An và xa hơn nữa - du khách cũng có thể theo quốc lộ
8 qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tham quan Lào và các nước khác trong khu vực
ASEAN...
Các di tích và danh thắng:
Chùa Hương Tích

×