Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng đường vành đai III Hà Nội, đoạn Pháp Vân - Mai Dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.1 KB, 74 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao
chép, cắt ghép các báo cáo hay luận văn của người khác. Nếu sai tôi xin chịu kỷ luật
của nhà trường.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Mai Anh Quang


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CO

: Cacbon monooxit.

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường.

GTVT

: Giao thông vận tải.

HC



: Hydrocacbon.

NO

: Nitơ monooxit.

QL

: Quốc lộ.

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép.

QCKTQG

: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia.



: Vành đai.


1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm cuối của thế kỉ 20, loài người đã nhận thức ra rằng: các thế hệ
tương lai sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho những hành động gây ra sự phá hủy Môi
Trường mà trước đây họ đã gây ra, như việc khai thác kiệt quệ tài nguyên, làm suy

giảm đa dạng sinh học trên Trái đất, tạo ra hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon… Quá
trình cải tạo lại Môi trường là một quá trình vô cùng khó khăn và cần nhiều yếu tố cùng
tác động, tuy nhiên có những sự suy thoái là không thể cải tạo được.
Để hạn chế những tác động như thế xảy ra, Đánh giá Tác động Môi trường
(ĐTM) đã ra đời. ĐTM chính là một công cụ nhằm giúp con người có thể nhìn thấy
trước, dự báo, cảnh báo trước những tác động tiêu cực,bất lợi mà một chương trình,
một kế hoạch, một dự án có thể mang lại, nhằm tiến đến mục tiêu Phát triển Bến
vững, tránh được việc lập và thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án một cách
tuỳ tiện, thiếu cân nhắc. Đối với hầu hết các nước phát triển trên thế giới, ĐTM các
dự án, chương trình, kế hoạch được coi là một điều bắt buộc, một điều cần làm ngay
từ khâu lập kế hoạch, phác thảo kế hoạch . Việc lập báo cáo ĐTM được coi như
ngang hàng với việc lập luận tính kinh tế khả thi cho dự án, chương trình, kế hoạch
đó. Thậm chí, nhiều nước đã đưa vấn đề này thành luật. Ở Việt Nam, tuy ĐTM còn
tương đối mới, nhưng Nhà nước ta đã có những quy định cho việc lập báo cáo ĐTM
đối với các dự án,… đặc biệt là các dự án triển khai trong lĩnh vực giao thông vận
tải, một trong những lĩnh vực gây tác động rất lớn đối với nhiều mặt của Môi
trường. Trong luật BVMT của nước ta ban hành năm 1994 đã yêu cầu tất cả các dự
án phải tiến hành công tác ĐTM, cũng như ban hành các văn bản dưới luật như:
Nghị định số 175/CP của Chính phủ, Quyết định số 1806 – MTg của Bộ KHCN &
MT, thông tư số 1420 – MTg của Bộ KHCN & MT…
Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế
đang trong giai đoạn phát triển. Các tuyến đường giao thông được coi như là “huyết
quản” của nền kinh tế, nên muốn cho nền kinh tế phát triển thì chúng ta phải tiến
hành xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông. Tuy nhiên, việc xây dựng và
khai thác các tuyến đường giao thông thường gây ra các tác động rất lớn đối với
môi trường, do đó, cần có sự suy xét, cân nhắc thật kỹ thì mới chọn được phương án
khả thi nhất để áp dụng.


2

Đối với Hà Nội, Thủ đô của cả nước, vấn đề ách tắc giao thông là một trong
những vấn đề nhức nhối nhất. Do đó, tiến hành xây dựng, nâng cấp thêm nhiều
tuyến đường nữa, đặc biệt là các tuyến đường vành đai là một yêu cầu vô cùng cấp
thiết. Tuy Thủ đô đã có hai tuyến đường vành đai là vành đai I và vành đai II, nhưng
vẫn rất cần một tuyến đường vành đai nữa, đó là tuyến đường vành đai III. Tuyến
đường vành đai III hình thành sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng các tác động đến
môi trường của quá trình sử dụng cũng như khai thác tuyến đường có thể đem lại là
rất lớn. Để hiểu biết thêm về các tác động có khả năng xảy ra trong quá trình xây
dựng và khai thác của dự án cũng như dự báo một số tác động có thể xảy ra, tôi xin
chọn đề tài: “Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng đường vành đai III
Hà Nội, đoạn Pháp Vân - Mai Dịch”.
Mục tiêu của đề tài là:
- Đánh giá hiện trạng môi trường vùng có dự án.
- Đánh giá các tác động môi trường của dự án
- Ngiên cứu, đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động bất lợi.
- Thiết lập chương trình quan trắc môi trường.
Do trình độ còn hạn chế, thời gian có hạn nên tôi chỉ xin được chọn một đoạn
trong tổng thể dự án làm đối tượng nghiên cứu. Đó là đoạn từ Pháp Vân đến Mai
Dịch của dự án
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu được sử dụng khi lập báo cáo ĐTM, tuy
nhiên trong phạm vi bài làm của mình, tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nhưu
khảo sát thực địa, thu thập số liệu và xây dựng mô hình tính toán các chỉ số môi
trường.


3

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:
Đánh giá tác động môi trường là một công cụ quản lý môi trường vớirất nhiều
ưu điểm. Do đó, ở rất nhiều nước trên thế giới, việc tiến hành lập báo cáo ĐTM là
một điều kiện bắt buộc đối với các dự án, đặc biệt là những dự án gây ra các tác
động lớn đối với môi trường tự nhiên, như các dự án xây dựng đường giao thông,
xây dựng công trình thuỷ điện… Đối với một nước đang trong giai đoạn công
nghiệp hoá - hiện đại hoá, nhu cầu về việc tăng trưởng, hoàn thiện mạng lưới giao
thông là hết sức cấp thiết. Theo các chuyên gia quốc tế thì đối với nước ta hiện nay,
nếu mức tăng trưởng GDP hàng năm là 8,5% thì tăng trưởng vận tải đường bộ là 9 12%, gấp khoảng 3 lần đường sắt (2 - 4%) và khoảng 2 lần đường sông (4 - 7%).
Do đó, để đảm bảo nhu cầu giao thông vận tải cho quá trình phát triển, Nhà nước đã
triển khai nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, xây mới nhiều tuyến đường quan trọng,
trong đó, phải kể đến dự án xây dựng đường vành đai III khu vực Hà Nội.
1.1.1. Định nghĩa và nội dung của công tác Đánh giá tác động môi trường.
ĐTM chưa có được một định nghĩa thật sự hoàn thiện, nói lên đầy đủ bản chất
và ý nghĩa của công tác ĐTM. Tuy nhiên, có một số điểm chung về công tác này
như sau:
- ĐTM là quá trình xác định khả năng ảnh hưởng đến môi trường, xã hội và cụ
thể là đến sức khoẻ con người của các hoạt động phát triển cũng như của các dự án.
- Từ đó ĐTM giúp đánh giá các tác động đến các thành phần môi trường vật lý,
sinh học, kinh tế - xã hội nhằm giúp cho việc ra quyết định một cách hợp lý và logic.
- ĐTM còn cố gắng đưa ra các biện pháp, nhằm giảm bớt những tác động có
hại, kể cả việc áp dụng các biện pháp thay thế.
Một vài ví dụ khác đã được trích dẫn trong các tài liệu để chứng tỏ tính đa
dạng của định nghĩa ĐTM.


4
“ĐTM hoặc phân tích Tác động môi trường là sự xem xét một cách có hệ
thống các hậu quả về môi trường của các đề án, chính sách và chương trình với mục

đích chính là cung cấp cho người ra quyết định một bảng liệt kê và tính toán các tác
động mà các phương án hành động khác nhau có thể đưa lại” (giáo trình Đánh giá
Tác động Môi trường)
“ĐTM của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội là xác định, phân tích và dự
báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động có
thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người
tại nơi có liên quan tới hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh,
khắc phục các tác động tiêu cực”. (Giáo sư Tiến sỹ Lê Thạc Cán)
Nội dung của báo cáo ĐTM cụ thể tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của
hoạt động phát triển, thành phần môi trường chịu tác động, yêu cầu và khả năng
thực hiện việc đánh giá. Thông thường nội dung của một báo cáo ĐTM gồm có:
- Mô tả địa bàn tiến hành hoạt động phát triển. Các đặc trưng kinh tế, kỹ thuật
của hoạt động phát triển.
- Xác định điều kiện, phạm vi đánh giá.
- Mô tả hiện trạng môi trường tại địa bàn.
- Dự báo về những thay đổi môi trường có thể xảy ra trong hoặc sau khi thực
hiện dự án.
- Dự báo những tác động có thể xảy ra đối với tài nguyên và môi trường.
- Các biện pháp phòng tránh,giảm thiểu tác động được áp dụng.
- Phân tích lợi ích, chi phí mở rộng.
- So sánh các phương án thay thế.
- Kết luận - kiến nghị.
1.1.2. Ý nghĩa, mục tiêu của việc thực hiện công tác Đánh giá tác động môi trường
Mỗi hoạt động phát triển của con người đều có tác động đến môi trường xung
quanh theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. ĐTM có thể giúp chúng ta xác định
hướng tác động nào là tích cực, hướng tác động nào là tiêu cực, thông qua tiến hành
phân tích, đánh giá các mặt lợi và hại của các tác động. Công tác này được coi như
một giải pháp nhằm điều hoà hai mặt đối lập giữa phát triển và môi trường. Công
tác này có một số ý nghĩa đã được phân tích trong giáo trình Đánh giá tác động môi
trường [1] như sau:

1. ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến


5
môi trường của các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án. Nó góp
phần loại trừ cách “đóng cửa” ra quyết định như vẫn thường làm trước đây, không
tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực cộng đồng và tư nhân.
2. ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bầy với người ra quyết định về tính phù
hợp về mặt môi trường của chính sách, chương trình hoạt động, dự án, nhằm ra
quyết định có tiếp tục thực hiện hay không.
3. Đối với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực
hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm nhẹ
tác động có hại tới môi trường.
4. ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra
quyết định, thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết
định. Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp công khai
hoặc trong các cuộc hoà giải giữa các bên (thường là bên gây tác động và bên chịu
tác động).
5. Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một cách
đồng thời lợi ích của tất cả các bên liên quan: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng
đồng. Điều đó lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
6. Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu
hướng tự loại trừ, không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần cả đến sự
chất vấn của công chúng.
7. Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những
điều kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo đạc, giám sát,
lập báo cáo hàng năm, phải có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập.
8. Trong ĐTM phải xét đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công nghệ,
địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận.
9. ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt

hơn, trợ giúp cho phát triển kinh tế.
10. Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí
nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy, nghĩa
là chấp nhận phát triển, tăng trưởng kinh tế.
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐTM


6
1.2.1. Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường
Ðây là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi nó có vai trò rất lớn để làm rõ
các tác động xảy ra. Phương pháp danh mục thường dựa trên cơsở: các danh mục
đặc trưng và các danh mục được phân chia theo mức độ phức tạp.
Nguyên tắc thực hiện là: liệt kê một danh mục tất cả mọi yếu tố môi trường
liên quan đến hoạt động phát triển (đến dự án) cần đánh giá. Gửi danh mục đến các
chuyên gia hoặc tổ chức lấy ý kiến đánh giá.
Có nhiều loại danh mục (danh mục đơn giản, danh mục mô tả, danh mục câu
hỏi, danh mục có ghi mức độtác động, danh mục có ghi trọng số)
1.2.2. Phương pháp ma trận môi trường
Ðây là phương pháp phối hợp liệt kê các hành động của hoạt động phát triển
(hay
hành động của dự án) và liệt kê các yếu tố môi trường (chỉ tiêu môi trường) có
thể bị tác động và đưa vào một ma trận.
Tiến hành đánh giá.
Người ta sử dụng hai loại:
1.2.2.1. Phương pháp ma trận đơn giản( định tính và bán định lượng)
Trong ma trận này cột đứng là các hành động (hoạt động) của dự án, hàng
ngang là
các yếu tố môi trường. Trong ma trận, tuỳ theo mức độ có thể làm được người
ta sử dụng dấu (+) để biểu thị hành động có tác động đến yếu tố môi trường (đôi khi
rõ hơn, người ta còn chia tác động đó theo mức (ví dụ++, +, o, -).

Phương pháp này đơn giản nhưng cho phép đồng thời thấy tác động của một hành
động của dựán đến nhiều yếu tốmôi trường, mặt khác phản ánh được bức
tranh đầy đủ trong tương tác của nhiều yếu tố
1.2.2.2. Phương pháp ma trận định lượng
Phương pháp này là cách định lượng hoá phương pháp ma trận đơn giản. Cột
đứng cũng ghi các hành động của dự án hoặc hoạt động kinh tế- xã hội đang được
xem xét.
Hàng ngang ghi các yếu tố môi trường có thể chịu tác động của hành động gây
ra. Mỗi ô đánh giá không chỉ ghi có hoặc không tác động mà được định lượng theo


7
điểm. Như vậy, ma trận này không những cho phép tìm ra đựơc tác động có hay
không mà còn cho thấy mức độ của tác động do hành động nào của hoạt động kinh
tế- xã hội đến yếu tố môi trường nào đó. Dựa trên cơ sở này, nhóm thực hiện nhiệm
vụ ÐTM có thể mở rộng thêm “hành động” theo thời gian, không gian để xác định
các tác động bậc 2, dự báo tác động có thể diễn ra sau này.
Có thể phân chia mức độ tác động từ1 đến 5 điểm (hoặc chọn khoảng nào đó
phù hợp yêu cầu), thông thường người ta dùng thang 10 điểm (quy tắc Leopold
đềxuất). Trong thang đó, tác động thấp là 1 điểm, tác động cao nhất là 10 điểm.
Trong mỗi ô của ma trận, người ta trình bày cả2 đại lượng là mức độcủa tác
động và tầm quan trọng của tác động đó
• Tầm quan trọng của tác động được ghi phía dưới bên phải ô ma trận
• Mức tác động ghi ởbên trái góc cao trong ô ma trận
Tầm quan trọng của tác động đánh giá vai trò, vịtrí của tác động đó đến yếu tố
môi trường ở trạng thái nào đó của dự án. Thông thường là trạng thái thực hiện dự
án và trạng thái dự án đang vận hành (tại thời điểm 5 năm, 10 năm hay 20 năm).
Việc xác định tầm quan trọng của tác động ảnh hưởng rất lớn đến kết quảÐTM.
Mức của tác động (quy chiếu tương đối) cho thấy khảnăng định lượng của tác
động đó đến môi trường.

Việc xác định một tác động có tầm quan trọng đến đâu trong các tác động ở dự
án và xác minh mức độ của tác động đó đến một yếu tố môi trường trong dự án là
nhiều hay ít, là mạnh hay yếu là vấn đề rất khó. Làm việc này thường là các chuyên
gia có trình độvà kinh nghiệm cao.
1.2.3. Phương pháp chồng ghép bản đồ
Ðây là một phương pháp tốt có sự kết hợp với công cụ hiện đại GIS, viễn thám
(các phần mềm đặc trưng). Mặt khác vẫn có thể thực hiện được ÐTM theo phương
pháp này bằng công cụ đơn giản
• Xây dựng các bản đồ môi trường đơn tính (yếu tố môi trường riêng) như bản
đồ ô nhiễm kim loại nặng trong đất, bản đồphân bố rừng, bản đồ độ dốc, bản đồ mặt
nước v.v...
• Chống gép các bản đồ
• Xác định các tác động do các hành động gây ra


8
Phương pháp chồng ghép bản đồhiện nay thường được thực hiện với kỹ
thuật cao (computer, máy định vị, máy đo điện tử). Vì vậy có thể đạt chất
lượng cao. Bên cạnh độ chính xác tốt, phương pháp này cho phép quan sát
hình ảnh do đó có thể đánh giá tác động một cách cụ thể, một cách nhìn bao
quát. Phương pháp này thường được áp dụng khi đánh giá tác động môi
trường cho dự án quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất, nông lâm nghiệp,
đất đô thị và giao thông.
1.2.4. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng
Các phương pháp trình bày trước đây được sử dụng tuỳ theo yêu cầu của ÐTM
và tuỳ theo các yếu tố môi trường được chọn lọc để xem xét tác động đến nó. Tuy
vậy, các phương pháp đó thường thực hiện tốt với yếu tố tài nguyên, môi trường tự
nhiên. Khi cần đánh giá tác động của các hành động dự án đến môi trường kinh tế,
xã hội thì rất khó.
Trường hợp này người ta sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở

rộng. Phương pháp này giúp cho cân đối sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
trong phát triển bền vững.
Trình tự tiến hành:
• Liệt kê tất cảcác tài nguyên được chi dùng trong mọi hoạt động kể cả tài
nguyên nhân lực. Liệt kê tất cảcác sản phẩm thu được kể cả phế thải có giá trị hoàn
nguyên.
• Xác định tất cảmọi hành động tiêu thụ, hành động làm suy giảm tài nguyên,
kể cả hoạt động sản xuất gây ô nhiễm.
Liệt kê các khía cạnh có lợi cho tài nguyên nhưng chưa được xét đến trong đề
án hoạt động, các khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
• Liệt kê vào dựán hoạt động những vấn đề cần bổsung cho dự án để sử dụng
hợp lý và phát huy tối đa nguồn tài nguyên.
• Diễn đạt kết quảphân tích nêu trên vào báo cáo đánh giá ÐTM. Sử dụng
phương pháp trình bày kiểu bảng so sánh chi phí - lợi ích (thường dùng trong tính
toán kinh tế).
Tất cả mọi phân tích chi phí - lợi ích phải được tính toán sẵn trước khi thực
hiện dự án. Những kết quả tính toán đó sẽ giúp cho nhà quản lý hiểu rõ, hình dung


9
ra hoạt động để quyết định cho phép hay không. Ðây là phương pháp ÐTM cho
thấy tính khả thi có hay không.
Cần lưu ý rằng: Sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng phải
tính toán thực hiện cho toàn bộ dự án sau này sẽ hoạt động (ví dụ30 năm).
Tốt nhất là tính toán theo từng giai đoạn trong đó rồi tiến hành tổng hợp
cho toàn bộ.


10


CHƯƠNG II
DỰ ÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG NỀN
KHU VỰC DỰ ÁN XÂY DỰNG

Hình 1: bản đồ khu vực Trung tâm Hà nội và các vùng phụ cận


11

Hình 2: Bản đồ tuyến đường dự án đường vành đai 3 đoạn Pháp Vân – Mai dịch
2.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật,
thương mại… của cả nước, đồng thời, đây cũng là đầu mối giao thông quan trọng
lớn nhất cả nước.
Quy hoạch giao thông đô thị giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược quy
hoạch và phát triển Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Nếu quy hoạch của
Thủ đô được tiến hành tốt sẽ là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Do đặc điểm là trung tâm của cả nước, nên giao thông của Thủ đô phải đáp
ứng hai nhiệm vụ chính: giao thông nội bộ và giao thông quá cảnh. Cả hai hình thức
giao thông trên đều được liên hệ mật thiết với nhau bởi các đường vành đai. Cho
đến nay, trên địa bàn Thủ đô đã hình thành đường vành đai trong (vành đai II) gồm
các đường: qua Cầu Giấy, đường Láng, Ngã Tư Sở, Ngã tư Vọng, Ngã tư Trung
Hiền, phố Minh Khai, đường Nguyễn Khoái, đầu cầu Long Biên (Quy hoạch mạng
lưới giao thông đường bộ thành phố Hà Nội lập tháng 9 năm 1993). Đường vành đai
II có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các liên kết đối nội. Ngày nay, cùng
với sự phát triển của nền kinh tế, yêu cầu về giao thông của Thủ đô Hà Nội không
phải chỉ là đối nội mà còn phải liên kết với các khu vực phát triển thuộc đồng bằng


12

sông Hồng, thuộc miền Bắc cũng như trong cả nước (như tam giác kinh tế Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh). Do đó, một tuyến đường vành đai mới nhằm thoả mãn
nhu cầu này là vô cùng cấp thiết.
Dự án Vành đai III sẽ lập nên một vành đai khép kín của Thủ đô với sự hình
thành trên cơ sở nối tiếp đường Bắc Thăng Long - Nội Bài qua ngã tư Mai Dịch,
Thanh Xuân, Pháp Vân, Thanh Trì, Sài Đồng liên kết với quốc lộ 1A mới (theo dự
án ADB2) và từ đó nối tiếp với đường Nội Bài - Hạ Long ở khu vực Đường Yên và
đi tiếp về Đông Đô, khép kín tại điểm đầu.
Đường vành đai III hình thành sẽ góp phần thực hiện chức năng mở rộng quy
hoạch phân bố các khu dân cư, đồng thời liên kết với 13 khu công nghiệp lớn của
Hà Nội và chuyển tải số lượng lớn hành khách, hàng hoá giữa hai khu vực Bắc và
Nam sông Hồng.
Đường vành đai III là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế
bớt lượng xe quá cảnh đi vào trung tâm thành phố và tiếp nhận hợp lý các dòng xe
nội thị, điều hoà các liên kết đối nội và đối ngoại trong phạm vi Thủ đô Hà Nội nói
riêng và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung, đặc biệt là đối với tam giác tăng trưởng
kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Do vậy, đây là một dự án rất
cần thiết và cấp bách trong việc xây dựng, hoàn thiện quy hoạch giao thông của Thủ
đô Hà Nội nói riêng, quy hoạch tổng thể giao thông khu vực đồng bằng Bắc Bộ và
cả nước nói chung.
Đường vành đai III là đường vành đai khép kín bắt đầu từ khoảng km8 + 400
÷ km10 + 700 trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, qua cầu Thăng Long và các
điểm: Ngã tư Mai Dịch, Thanh Xuân, Pháp Vân, cầu Thanh Trì, giao quốc lộ 5 (ở
khu vực Sài Đồng), cầu Đuống, Ninh Hiệp (giao quốc lộ 1A mới), Đường Yên (giao
quốc lộ 3) rồi về điểm đầu. Theo quyết định số 2356/KHĐT ngày 15/8/1995 của Bộ
Giao thông Vận tải, phạm vi nghiên cứu của dự án bắt đầu từ phía Nam cầu Thăng
Long và kết thúc ở khu vực Nội Bài. Ngày 21/3/1998 Bộ Giao thông Vận tải đã có
thông báo số 34/KHĐT quyết định: vành đai III Hà Nội là một vành đai khép kín,
điểm bắt đầu và điểm kết thúc của vành đai III là km 10 + 700 trên đường Bắc
Thăng Long Nội Bài.



13
2.1.1. Tên dự án
Dự án xây dựng vành đai III Hà Nội giai đoạn I - A - 1 từ Ngã tư Mai Dịch tới
Pháp Vân.
2.1.2. Chủ đầu tư xây dựng dự án
Ban quản lý dự án Thăng Long - PMU (Project management unit Thang Long)
- Bộ Giao thông Vận tải.
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu của dự án
Đoạn Mai Dịch - Pháp Vân là một đoạn của đường vành đai III Hà Nội. Vùng
nghiên cứu của dự án nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, giới hạn bởi nút giao cắt
với đường 32 và Quốc lộ 1A.
Đoạn đường này là một tuyến mới hoàn toàn, hiện tại đã được thông xe đoạn
đường cao tốc trên cao (giai đoạn 2 của dự án) vào ngày 21/10/2012. Tổng chiều dài
toàn tuyến là 10,20 km. Điểm đầu dự án từ km 18 +850 (ngã tư Mai Dịch); điểm
cuối dự án tại km 30+040 (điểm đầu của dự án cầu Thanh Trì).
2.1.4. Mục tiêu kinh tế - xã hội của dự án
Việc xây dựng đường vành đai III là một trong những mục tiêu chính của phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Thủ đô để giải quyết nạn ách tắc giao
thông, một trong những vấn đề nan giải đối với giao thông Hà Nội trong vài năm trở
lại đây. Dự án hi vọng khi tuyến đường vành đai III được đưa vào sử dụng sẽ tạo đà
cho việc phát triển thành phố về nhiều phía, tránh tập trung các khu vực dân cư,
công nghiệp ở các cửa ngõ vào Thủ đô.
Cùng với cả nước Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựa đáng kể về các mặt kinh
tế - xã hội và phát triển đô thị. Tình trạng giao thông hiện tại cho thấy lượng xe ngày
càng tăng theo các trục giao thông đi vào Hà Nội, cùng với đó là số lượng xe liên tỉnh
đi qua Hà Nội đang gây ra một sức ép rất lớn cho mạng lưới giao thông đường bộ nói
chung và một số nút giao thông trọng điểm nói riêng, gây ra hiện tượng ách tắc giao
thông cục bộ vào giờ cao điểm. Vì vậy cùng với việc nâng cấp mạng đường nội đô,

các tuyến đường vành đai I, vành đai II, việc đưa vào sử dụng đường vành đai III sẽ
giải quyết nhu cầu cấp bách của giao thông vận tải nội đô hiện nay.
Trong quan hệ đối ngoại, đường vành đai III hình thành sẽ khép kín tuyến


14
ngoài cùng của Thủ đô Hà Nội, nó sẽ làm chức năng lỉên kết các thành phố vệ tinh
xung quanh Hà Nội, đồng thời liên kết với mạng lưới giao thông quốc gia ở khu vực
phía Bắc với nhau.
Đường vành đai III Hà Nội được xây dựng có tác dụng liên kết các quốc lộ
hướng vào Hà Nội, tách luồng xe liên tỉnh đi qua Hà Nội ra khỏi khu vực nội thành,
giúp giải quyết những vấn đề ách tắc giao thông trong khu vực nội thị của Thủ đô.
2.1.5. Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường vành đai III.
Do đặc điểm quy hoạch giao thông kết hợp với quy hoạch dân cư đô thị,
đường vành đai III Hà Nội được chia thành 2 nhóm có tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu
như sau:
• Đoạn từ Nội Bài đến nam cầu Thanh Trì: là đường phố chính cấp I, kết hợp
với đường cao tốc đô thị.
• Đoạn từ nam cầu Thanh Trì đến Nội Bài: có đoạn là đường cấp I, có đoạn là
đường cao tốc.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường vành đai III được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường vành đai III Hà Nội
Thông
tin
1
2
3
4
5
6


7

Các đặc trưng
chủ yếu
Tốc độ thiết kế
Bán kính cong
nằm nhỏ nhất
Độ dốc dọc lớn
nhất
Tầm nhìn 1 chiều
Tầm nhìn 2 chiều
- Bán kính đường
cong đứng
- Bán kính đường
cong lồi
- Bán kính đường
cong lõm
Độ dốc ngang tiêu
chuẩn

Đơn
vị
km/h

Đường phố
chính cấp I
100

Đường cao

tốc
120

Đường
cấp I
120

m

400

1.000

600

%

5

4

4

m
m

140
280

115

230

175
350

%

6.000

12.000

15.000

%

1.500

5.000

5.000

%

2

2

2

m


Nguồn: Đánh giá tác động môi trường dự án vành đai 3 Hà Nội đoạn Pháp
Vân - Cầu Thanh Trì – Nguyễn Hoàng Vũ


15

Bảng 2.2: Phân đoạn và quy hoạch mặt cắt ngang đường vành đai III

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Đoạn
Nội Bài - Thăng
Long
Thăng Long Mai Dịch
Mai Dịch - Pháp
Vân.
Pháp Vân - Nam
Thanh Trì
Nam Thanh Trì Sài Đồng
Sài Đồng - Ninh
Hiệp

Ninh Hiệp Đường Yên
Đường Yên - Nội
Bài
Cộng vành đai III
(không kể cầu

Chiều dài

Bề rộng m/c

(km)

ngang (m)

10,9

Cao

Số làn xe
Nội Làn tổng

tốc

đô

hợp

70

4


4

2

4,8

50

4

4

2

12,11

70 (59)

4

4

2

5,98

70 (59)

4


4

2

6,2

35,5

6

6,1

35,5

6

12,7

35,5

6

11,2

35,5

6

69,99


Thăng Long)
Nguồn: Trung tâm khoa học công nghệ bảo vệ môi trường GTVT và Viện khoa học
công nghệ GTVT
Ngoài ra, trên tuyến còn xây dựng các công trình phụ trợ như:
- Hệ thống thoát nước ngang và dọc.
- Các nút giao cắt: có các nút giao cắt sau:
+ Nút giao cắt với đường 32 (đường Xuân Thủy) tại km5 + 460: 4 làn xe đi
trên cao, dưới là đảo xoay.
+ Nút giao cắt với đường Láng - Hoà Lạc tại km9 + 450: nút giao cắt lập thể
có liên hệ.
+ Nút giao cắt với Quốc lộ 6 (đường Nguyễn Trãi) tại km11 + 300: 4 làn xe đi
trên cao, dưới là đảo tròn.


16
+ Nút giao cắt với đường sắt Bắc - Nam tại km16 + 95: nút giao cắt lập thể có
liên hệ.
+ Nút giao cắt với Quốc lộ 1A tại km16 +116: nút giao cắt lập thể có liên hệ.
- Các công trình khác: như các công trình dịch vụ, thu phí, sửa chữa, cáp điện,
đường nước, trạm xăng dầu.
2.1.6. Tổng mức đầu tư, nguồn nguyên vật liệu và khối lượng đào đắp.
Đoạn Mai Dịch - Pháp Vân dài 10,20km với tổng mức đầu tư tính cho 2
phương án tuyến:
- Phương án A: Tất cả các làn xe đều đi bằng, riêng đoạn qua hồ Linh Đàm dài
1,68km cho tất cả các làn xe đi trên cầu.
- Phương án B: 4 làn xe đi trên cầu cạn, các làn xe còn lại đi bằng, riêng đoạn
qua hồ Linh Đàm xây dựng như phương án A.
Theo ước tính, tổng mức đầu tư toàn bộ cho hai phương án như sau:
+ Phương án A: 2.492,37 tỷ đồng.

+ Phương án B: 6.110,31 tỷ đồng.
• Nguồn nguyên vật liệu và khối lượng đào đắp.
Nguồn vật liệu cho xây dựng đường được lấy từ các mỏ sau:
- Cốt liệu thô: đất, đá…
+ Mỏ Miếu Môn - Hà Tây.
+ Mỏ Kiện Khê - Hà Nam.
- Cát:
+ Bãi cát Lĩnh Nam.
+ Bãi cát Bắc sông Hồng.
+ Bãi cát Phù Đổng sông Đuống.
Khối lượng vật liệu đắp nền đường dự tính khoảng 1,5 ÷ 2 triệu m3 được mua
từ các mỏ nói trên.

2.1.7. Lợi ích của dự án.
Khi dự án xây dựng tuyến đường vành đai III được hoàn thành sẽ mang lại các
lợi ích sau:
- Nối liền thành phố Hà Nội với các vùng ngoại thành, tạo sự phát triển công


17
nghiệp, nông nghiệp, đưa dần các nhà máy ra ngoại ô thành phố.
- Tạo ra một tuyến đường ngắn hơn giữa Hà Nội và Hải Phòng.
- Tạo ra một tuyến giao thông có hiệu quả, lợi ích lớn hơn bởi nó cho phép
phương tiện vận tải cỡ lớn không phải qua thành phố, có thể dỡ hàng tại các điểm
ngoài vành đai. Giảm lưu lượng giao thông qua thành phố.
- Giảm ách tắc giao thông trên các tuyến đường nội thành.
- Giảm tiếng ồn, bụi và ô nhiễm trong thành phố.
- Giảm rủi ro, tai nạn giao thông.
- Tiết kiệm chi phí vận tải, nhiên liệu, thời gian.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG NỀN KHU VỰC TUYẾN ĐƯỜNG

ĐI QUA.
Khu vực dự án nằm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, trong vùng châu thổ sông
Hồng. Đây là một vùng có nền kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
việc xây dựng. Tuyến giao cắt với rất nhiều quốc lộ lớn như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ
5, Quốc lộ 6, Quốc lộ 2, Quốc lộ 3 và Quốc lộ 32. Tuyến đường tạo thành một vành
đai khép kín bao bọc lấy Hà Nội - Thủ đô của cả nước và là một trong 3 thành phố
của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm của miền Bắc.
2.2.1. Môi trường tự nhiên.
2.2.1.1. Đặc điểm địa hình khu vực.
Địa hình vùng dự án tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 6 - 7m,
trên tuyến có một số điểm trũng như các ao hồ, sông Tô Lịch, hồ Linh Đàm…
Tuyến còn đi qua nhà cửa của nhân dân địa phương, các công trình kiên cố và bán
kiên cố. Nhìn chung địa hình có hướng dốc Bắc Nam, địa hình tương đối bằng
phẳng, tạo nên điều kiện thuận lợi cho việc thi công xây dựng.
2.2.1.2. Đặc điểm địa chất khu vực.
Đoạn Mai Dịch - Pháp Vân được tính từ km5 + 700 ÷ km22 + 000 với các
đoạn có cấu trúc nền địa chất như sau:
- Từ km5 + 700 đến km10 + 000: Tuyến đi qua vùng đồng ruộng, với lớp vỏ
trên cùng là sét màu nâu đỏ, xám xanh, dẻo, có độ dày từ 2 ÷ 5m, dưới là sét, cát
pha sét dẻo mềm, bề dày chưa xác định.
- Từ km10 + 000 đến km12 + 600: Tuyến đi qua vùng dân cư đông đúc của


18
khu vực Thanh Xuân. Lớp trên cùng là đất đắp có chiều dày từ 1,0 ÷ 1,5m. Lớp
dưới là sét pha cát màu nâu vàng, có khả năng chịu tải trung bình.
- Từ km12 + 500 đến km15 + 900: Tuyến đi qua khu ruộng và hồ ao, qua cầu
Đại Từ và giao cắt với đường sắt, Quốc lộ 1A. Lớp trên cùng là sét pha cát màu
xám nâu, dẻo mềm có chiều dày từ 3,0 ÷ 4,0m; khả năng chịu tải thấp. Lớp dưới là
sét pha cát màu xám nâu, trạng thái dẻo cứng, khả năng chịu tải khá.

- Từ km15 + 900 đến km22 + 000: Tuyến đi qua vùng hồ ao, đầm lầy và khu
ruộng hẹp. Các cầu Thịnh Liệt và Kim Ngưu nằm trong đoạn này. Đây là đoạn đất
yếu nhất trong toàn tuyến. Đặc biệt là đoạn từ km15 + 800 đến km17 + 000 có một
lớp than bùn lẫn hữu cơ sâu tới trên 7m.
2.2.1.3. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn vùng dự án:
• Đặc điểm khí hậu vùng dự án.
Đường vành đai III thành phố Hà Nội nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc
Bộ. Là trung tâm của miền khí hậu phía Bắc, khí hậu ở đây mang đầy đủ những đặc
điểm của khí hậu miền: Mùa đông chỉ có thời kỳ đầu tương đối khô, còn nửa cuối
thì cực kỳ ẩm ướt, mưa nhiều; từ tháng 2 - 4, nhiệt độ trung bình 15 0C - 230C, mùa
hè: từ tháng 5 - 8, nhiệt độ trung bình từ 27 0C - 360C, mùa thu: từ tháng 9 - 11, nhiệt
độ trung bình 210C - 360C, mùa đông: từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ
trung bình 100C - 170C.


19
Bảng 2.3: Một số yếu tố khí tượng tổng hợp
Yếu
tố

Độ
Nhiệt Lượng

Tháng
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
Cả
năm

Độ

ẩm

độ

mưa

ẩm

nhỏ

(0C)

(mm)

(%)

nhất

80

84
88
87
83
83
83
85
85
81
81
81

(mm)
16
26
25
24
23
32
38
28
32
17
22
16

16,8
17,6
20,0
23,9

27,3
29,3
29,1
29,0
27,7
25,3
22,1
18,9

26,4
30,5
102,3
173,9
202,9
250,1
328,2
283,2
180,0
69,9
78,6
23,2

23,92 1649,2 83,42

24,4

Độ

Tốc


Số

bốc

độ

giờ

hơi

gió

nắng

(mm) (m/s)

(h)

Số
ngày

Lượng

mây

bức xạ



(kcal/m2)

2877
3350
3361
4812
4696
5319
5788
5544
4817
4073
3536
3030
4272,92

68
51
55
66
94
99
101
86
91
95
88
94

2,4
2,7
2,7

2,9
2,7
2,4
2,6
2,1
2,0
2,1
2,2
2,3

85
54
47
93
189
160
195
184
178
186
148
121

(ngày)
13,1
14,0
15,1
7,5
1,7
2,7

2,7
2,4
3,3
3,1
4,3
8,6

988

2,42

1640

78,5

Nguồn: Số liệu thống kê tại Trạm Láng.
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối tại khu vực được ghi nhận là 42,8 0C, nhiệt độ thấp
nhất tuyệt đối tại khu vực được ghi nhận là 2,7 0C. khu vực có mưa nhiều vào tháng
5 - 9, chiếm 63,15% tổng lượng mưa toàn năm. Trong vùng, vào mùa đông, thường
gió thổi theo hai hướng chính là hướng Đông Bắc (EN) hoặc hướng Bắc (N), vào
mùa hè gió thường thổi theo hai hướng chính là hướng Đông Nam (ES) hoặc hướng
Nam (S). Tốc độ gió lớn nhất thường xảy ra khi có giông bão và có thể đạt tới 30 ÷
35m/s.
• Đặc điểm thuỷ văn vùng dự án.
Khu vực tuyến đường đi qua là vùng nông nghiệp lâu năm và tương đối trù
phú nên hệ thống kênh tưới tiêu thuỷ nông ở đây tương đối hoàn thiện. Việc thoát
nước từ các đồng ruộng được thông qua các kênh dẫn nước và chảy vào các sông
như: sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Cà Lồ… Trong vùng còn có các hồ lớn
như: hồ Linh Đàm, hồ Thanh Trì, hồ phía tây nút giao cắt Láng - Hoà Lạc, các hồ
này có nhiệm vụ vừa là hồ điều hoà vừa là nơi tiêu thoát nước thải của thành phố.



20
Nhìn chung, hệ thống kênh thủy nông khu vực không có thay đổi đáng kể,
đáng chú ý là vấn đề tiêu thoát nước của Hà Nội qua các con sông như Tô Lịch,
Kim Ngưu, vào lúc công trình đang thi công.
2.2.1.4. Các hệ sinh thái trong vùng.
Trong vùng dự án không có bất kỳ một loài nào nằm trong sách đỏ Việt Nam
hay là những loài cần được bảo vệ. Trong vùng, loại hệ sinh thái điển hình là hệ
sinh thái nông nghiệp, đồng lúa, các thuỷ vực nước nông… Thực vật trong vùng
chủ yếu là các loài cây họ thảo, cây ăn quả họ cam chanh, các loài họ thông, bạch
đàn… Động vật ngoài các loài vật nuôi như lợn, gà, châu, bò… còn có các loài như
rắn, bò sát, côn trùng, cá…
2.2.2. Môi trường xã hội.
Vùng dự án nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Hồng, trong địa bàn Hà Nội,
thủ đô của cả nước nên các đặc trưng về mặt kinh tế, xã hội của Hà Nội có tác động
đáng kể đến vùng dự án. Đây là nơi cung cấp các loại hoa màu chủ yếu cho Hà Nội,
tuy nhiên, nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp ở các xã đều nhỏ nên khi tuyến
đường vành dai III được hình thành thì diện tích đất nông nghiệp ở các xã sẽ tiếp
tục bị thu hẹp.
Bảng 2.4: Phân bố và sử dụng đất của một số xã vùng dự án
Tên xã

Hoàng Liệt
Định Công
Đại Kim
S (ha)
%
S (ha)
%

S (ha)
%
Hạng mục
Tổng diện tích
467,0739 100,00 275,4606 100,00 257,2159 100,00
Đất nông nghiệp 242,3637 51,89 147,5517 53,76 143,2319 52,04
Đất chuyên dùng 178,4609 38,21 62,6780 22,76 76,4215 27,77
Đất ở
43,0282
9,21
56,2697 20,43 38,7097 14,07
Đất chưa sử dụng 3,2211
0,69
8,9612
3,25
16,8528
6,12
Nguồn: Số liệu từ UBND các xã
• Hoạt động kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp là ngành nghề chính của nhân dân vùng dự án. Những
năm gần đây sản xuất nông nghiệp của các xã đã đạt được những chuyển biến tích
cực, phát triển theo hướng thâm canh cây, con có năng suất, chất lượng cao. Một
phần nông sản, rau mầu, hoa, cây cảnh được cung cấp cho nhân dân Thủ đô. Ngoài
trồng lúa và hoa màu, nhân dân vùng dự án còn đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi đàn
gia súc gia cầm. Hàng năm cung cấp sức kéo và hàng nghìn tấn thực phẩm cho nhân


21
dân Thủ đô.
Bảng 2.5: Dân số, cơ cấu lao động và quỹ đất dành cho nông nghiệp của

các xã
Tên xã
Hạng mục

Ngườ
i

Khẩu

nông

nghiệp
Tổng số hộ

nghiệp
Hộ

phi

735

Hộ

nghiệp
Tổng số lao động

Ngườ
i

Quy mô hộ


Ngườ
i/hộ

Mật độ dân số

Ngườ
i/km2

Tỷ lệ tăng dân số
Bình quân đất nông

3,63

%
ha/ng

nghiệp trên đầu người
ười
Nguồn: Số liệu từ UBND các xã

975

6,37

911
190

739


2,27

121
3

7,73

18

1
00

9
71

3
5,6

3,92

527

4,4

5

1

6


6

6,08

493

00

4

3

1

1

00

985

1,1

%
1

2

4

1


6

7

8,9

764

00

478
5

2

1

1

00
3

3

1

21

744


Đại
Kim
%
1
6

6

6

2
813

Hộ

nông

00

922

Hộ

%
1

4

Ngườ


i

Hộ sản xuất nông

Công
7

Ngườ

nghiệp
i
+ Khẩu phi nông

Định

Liệt

vị

Tổng dân số
+

Hoàng

Đơn

6
3,5


5
56

3
6,5

4044

3320

2992

6,05

3,88

4,24

1656,05

2448,2
6

2353,80

0,95

1,50

1,52


0,0313

0,0219

0,0221

Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vùng dự án được coi
là ngành nghề phụ của các xã. Song các xã đều chú trọng đẩy mạnh phát triển lĩnh
vực này nhằm giải quyết số lượng lao động dư thừa lúc nông nhàn như: mộc, may,
cơ khí… và các loại hình dịch vụ ăn uống, kinh doanh buôn bán nhỏ.
• Cơ sở hạ tầng giao thông.
- Hệ thống giao thông vận tải.
+ Vùng dự án tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng: đường sắt,
đường bộ như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 6, cao tốc Láng - Hoà


×