Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TRỌNG âm TỪ TRONG TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.21 KB, 17 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGỮ ÂM
TIẾNG VIỆT

Tên đề tài:

TRỌNG ÂM TỪ TRONG TIẾNG ANH

NCS: NGUYỄN THANH DƯƠNG
Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu

Hà Nội – 11/2018

1

1


1. Lý do chọn đề tài

Theo Cooper (2002) và Sanders, Neville và Woldorff (2002), những ngươi nói
Tiếng Anh bản xứ dựa vào trọng âm của từ để nhận diện các từ riêng biệt cũng
như các từ trên cấp độ câu. Do đó, việc hiểu và nắm bắt được các quy tắc trọng
âm trong từ Tiếng Anh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với những người sử
dụng các ngôn ngữ khác có hình thức đánh dấu trọng âm không tương đồng bởi
nó có thể ảnh hưởng đến khả năng lĩnh hội trong quá trình giao tiếp (CelceMurcia et al, 1996).


Trọng âm từ đóng một vai trò vô cùng quan trọng là tạo nên ngữ điệu. Chính do
việc chúng ta thể hiện rõ trọng âm sẽ khiến cho câu nói có độ lên xuống nhất
định. Điều này được đánh giá rất cao trong tiếng Anh vì không chỉ giúp cho câu
nói trở nên hấp dẫn, tự nhiên mà còn biểu đạt cảm xúc rất tốt. Bên cạnh đó,
trong tiếng Anh có rất nhiều từ có cách viết giống nhau, thậm chí cả cách phát
âm. Nếu chúng ta bỏ qua trọng âm của chúng, từ này sẽ không được phân biệt.
Ví dụ, “desert” mang 2 nghĩa. Một nghĩa là “sa mạc”, một là “xứng đáng”. Với
trọng âm thay đổi trong câu thoại, chúng ta sẽ hiểu từ này mang nghĩa nào. Nếu
vô tình bỏ qua trọng âm, chúng ta đã làm giảm sự đa dạng của tiếng Anh rất
nhiều.
Đề tài “Trọng âm từ trong Tiếng Anh” đã được lựa chọn nhằm mục đích cung
cấp cho người học Tiếng Anh một số kiến thức cơ bản được hệ thống hoá về
trọng âm ở cấp độ từ trong Tiếng Anh, giúp người học nhận diện và làm quen
với cách đặt trọng âm, để họ có thể hiểu và tiên liệu được trọng âm chính sẽ
nên được đặt vào vị trí nào của một từ khi phải đương đầu với cả một lượng từ
khổng lồ trong Tiếng Anh. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, tài liệu tham
khảo nên bài tiểu luận này chỉ tìm hiểu ba trường hợp cụ thể liên quan đến trọng
âm từ trong Tiếng Anh là (1) một số khác biệt về trọng âm từ giữa Tiếng Anh

2

2


của người Mỹ và Tiếng Anh của người Anh; (2) Các quy tắc trọng âm đối với
tiền tố và hậu tố; và (3) Các quy tắc trọng âm đối với danh từ ghép.
2. Lịch sử vấn đề

Chủ đề nghiên cứu về trọng âm từ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các
học giả trên thế giới và đã có khá nhiều công trình nghiên cứu với nhiều khía

cạnh liên quan đã được thực hiện.
Trên bình diện tìm hiểu khả năng nhận thức và lĩnh hội trọng âm của người
học, Archibald (1993) điều tra về khả năng nắm bắt trọng âm từ Tiếng Anh của
các sinh viên Tây Ban Nha bằng cách thực hiện các bài tập trọng âm như đọc,
xác định trọng âm qua bài nghe. Kết quả nghiên cứu của Archibald cho thấy
rằng các sinh viên có khả năng Tiếng Anh tốt có khả năng nắm bắt trọng âm khá
chính xác nhưng kỹ năng phát âm của họ vẫn bị ngôn ngữ bản xứ ảnh hưởng
khá nhiều Trong khi đó các sinh viên có khả năng Tiếng Anh kém hơn chưa
chú ý đến việc phát triển khả năng nắm bắt trọng âm. Chính vì vậy, tỷ lệ sai lỗi
phát âm giữa hai đối tượng sinh viên này vẫn khá tương đồng.
Trong một nghiên cứu cùng hướng nhưng tìm hiểu về mối quan hệ giữa khả
năng nắm bắt và lĩnh hội trọng âm của các sinh viên Thái Lan, Jarusan (1997)
chỉ ra rằng có một mối quan hệ rất gần giữa khả năng nhận thức, nắm bắt và
thực hành trọng âm. Theo đó, những sinh viên có khả năng nhận diện được
chính xác trọng âm chính của các từ cũng sẽ có khả năng đặt đúng trọng âm khi
sử dụng từ. Jarusan cũng đưa ra kết luận khá tương đồng với Archibald rằng các
vấn đề liên quan đến các lỗi trọng âm của sinh viên là do sự ảnh hưởng rất lớn
của ngôn ngữ mẹ đẻ.
Nguyen và Ingram (2005) cũng tiến hành nghiên cứu về khả năng phát âm của
các học viên Việt nam bằng hình thức chia nhóm theo trình độ và đọc lớn các
câu để so sánh sự khác biệt về trọng âm. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy
phát âm từ của các nhóm sinh viên có trình độ cao thể hiện được sự khác biệt
3

3


giữa các từ mang trọng âm và các từ không mang trọng âm trong khi đối với
các sinh viên ở cấp độ ban đầu thì hầu như không có sự khác biệt nào rõ ràng
giữa các từ mang trọng âm và các từ không mang trọng âm. Với kết quả đó,

Nguyen và Ingram cho rằng kỹ năng tạo ra sự khác biệt về trọng âm là kỹ năng
hoàn toàn có thể học được.
Trên bình diện nâng cao nhận thức của người học về trọng âm, Henrichsen và
các cộng sự (1999) tiếp cận trọng âm từ thông qua hình thức lồng ghép các cặp
từ có sự khác biệt chủ yếu về trọng âm vào một câu chuyện ngắn, sau đó đưa ra
các câu hỏi làm nổi bật sự khác biệt về nghĩa giữa hai từ, ví dụ như comedy /
committee. Mặc dù phương pháp này giúp nâng cao ý thức của sinh viên về vấn
đề trọng âm nhưng nó không cung cấp cho họ các nguyên tắc để tiên liệu và
hiểu về sự logic trong trọng âm của mỗi từ.
Cùng hướng với Henrichsen nhưng Hagen (1992), Dale và Poms (1994) không
sử dụng hình thức lồng ghép các cặp từ vào ngữ cảnh giao tiếp mà thay vào đó
họ áp dụng một số hoạt động thường gặp như dùng tay vỗ nhịp, sử dụng các
kiểu chữ, kích cỡ chữ khác nhau để thể hiện sự khác biệt về trọng âm thông qua
hình ảnh trực quan. Sự khác biệt của các nghiên cứu này là ở chỗ: nâng cao
nhận thức của người học bằng cách giải thích khái niệm trọng âm, liệt kê các từ
có trọng âm trên âm tiết thứ nhất và thứ hai, đồng thời cung cấp danh mục các
từ có cách viết giống nhau nhưng khác âm hoặc khác nghĩa nhằm chỉ rõ sự khác
biệt về trọng âm khi chúng là danh từ hoặc động từ.
Trên góc độ liên quan đến khả năng nhận diện trọng âm, một số nghiên cứu đã
cố gắng giải thích việc trọng âm có thể dự đoán được bằng cách dựa vào một số
tiếp tố. Đại diện tiêu biểu cho các nghiên cứu này là Dauer (1993), Gilbert
(1993), Grant (2001), Hewings (1998), Lane (2005), Miller (2006), Orion
(1997). Tuy nhiên điều cần đề cập ở đây là các nghiên cứu này không đề xuất
được một cách đầy đủ các bảng liệt kê chi tiết các tiếp tố có ảnh hưởng đến
4

4


trọng âm. Miller (2006) liệt kê 22 tiếp tố; Grant (2001) 18 tiếp tố ; Dauer (1993)

38 tiếp tố. Thậm chí một số nghiên cứu chỉ liệt kê 5 đến 10 tiếp tố như Lane
(2005), Gilbert (1993), Hewings (1998).
3. Lý thuyết liên quan đến đề tài
3.1 Âm tiết

Để hiểu được trọng âm của một từ, người học cần nắm rõ thế nào là âm tiết
(syllable). Theo Trần Mạnh Tường (2013), âm tiết là một bộ phận của từ, một từ
có thể có một hoặc nhiều âm tiết.
Ví dụ:
1 âm tiết: map / cat / road
2 âm tiết: member / tender / duaghter
3 âm tiết: engineer / continue / document
4 âm tiết: intelligent / environment / continental
5 âm tiết: international / unbelievable / unavailable
Một âm tiết bao gồm một nhóm các chữ cái được phát âm cùng nhau. Mỗi âm
tiết có thể có một hoặc nhiều phụ âm (C), nhưng chỉ một nguyên âm (V). Thỉnh
thoảng một nguyên âm có thể đứng một mình để tạo thành một âm tiết. Nếu
nguyên âm tượng trưng cho một âm thì âm tiết đó không cần phải có phụ âm.
Để xác định âm tiết, Trần Mạnh Tường (2013) cho rằng một âm nguyên âm là
yếu tố cơ bản để tạo thành một âm tiết . Vì thế cần phải biết một chuỗi chữ cái
nguyên âm đại diện cho một âm nguyên hay nhiều hơn và số âm tiết bằng số âm
nguyên âm.
3.2 Trọng âm
3.2.1 Định nghĩa trọng âm

Babista (1981) cho rằng mặc dù thuật ngữ trọng âm từ đã được các nhà ngôn
ngữ học đương đại sử dụng ngày càng nhiều nhưng nó vẫn chưa có một định
nghĩa đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Theo Babtista (1981), đặc trưng của trọng âm
5


5


có thể được miêu tả dưới ba góc độ khác nhau: sinh lý học, vật lý học và tâm lý
học. Quan điểm sinh lý học cho rằng trọng âm là nguồn lực tạo ra âm thanh hay
âm tiết. Đồng thời, nguồn năng lượng xuất phát từ phổi sẽ làm cho một âm tiết
nào đó của một từ mạnh hơn. Định nghĩa này cho thấy rằng sẽ cần nhiều lực
hơn để tạo ra âm tiết mang trọng âm so với các âm tiết còn lại. Do đó, các âm
tiết mang trọng âm sẽ được phát âm mạnh hơn so với các âm tiết khác trong từ.
Tuy nhiên, từ góc dộ vật lý học, yếu tố phù hợp nhất để nhận diện trọng âm của
từ là tần suất, và tiếp sau đó là trường độ và cường độ trong khi theo quan điểm
tâm lý học thì các yếu tố quan trọng nhất theo thứ tự sẽ là âm vực, trường độ và
độ vang. Babtista giải thích rằng các âm tiết có trọng âm được cấu thành bởi
bốn yếu tố là âm nhấn (stress), âm vực (pitch), tính đặc trưng (quality) và âm
lượng (quantity). Tuy nhiên, trong các yếu tố này âm vực được xem là dấu hiệu
dễ nhận thấy nhất và có hiệu quả nhất với người học.
Bên cạnh nghiên cứu của Babtista, Murcia và các cộng sự (1996) cũng đã có
những đóng góp cụ thể để giúp hiểu rõ hơn về hiện tượng trọng âm khi cho rằng
“các âm tiết mang trọng âm thường là những âm tiết được phát âm dài hơn, to
hơn và có âm vực cao hơn”.
3.2.2 Phân loại trọng âm
3.2.2.1
Trọng âm từ (Word stress)

Theo Trần Mạnh Tường (2013), trọng âm (stressed syllable) của một từ là một
vần (syllable) hay một âm tiết của từ đó được đọc mạnh và cao hơn những vần
còn lại, nghĩa là phát âm ra đó với một âm lượng lớn hơn và cao độ hơn. Một từ
không chỉ có một trọng âm mà còn có thể có 2 trọng âm là trọng âm chính
(main stressed syllable) và trọng âm phụ (secondary stressed syllable).
Kreidler (2004) cho rằng trọng âm là một thuộc tính của từ. Trọng âm của từ

đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình xử lý ngôn ngữ (Brown, 1990; Field,
2004). Để xác định các từ, người Anh bản xứ và những người có năng lực nghe
6

6


tốt thường dựa vào trọng âm của từ. Việc đặt sai vị trí trọng âm của từ có thể
dẫn đến việc hiểu sai trong giao tiếp (Ur, 2003).
Trong Tiếng Anh không phải từ nào cũng được mang trọng âm. Thông thường
những từ nội dung (content words) sẽ mang trọng âm còn từ chức năng
(function words) thì không. Với các từ nội dung, trọng âm thường được quyết
định dựa trên một số yếu tố như sau:
a. Nguồn gốc xuất xứ của từ ( từ la tinh, từ Hy lạp…)
b. Độ phức tạp của các yếu tố hình thái (các tiếp tố làm thay đổi trọng âm)
c. Loại từ (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ…)
d. Số lượng âm tiết của từ
e. Cấu trúc ngữ âm của âm tiết
3.2.2.2
Trọng âm cụm từ (Phrase stress)

Trong Tiếng Anh, cụm danh từ bao gồm một danh từ đóng vai trò là từ chính và
là phần quan trọng nhất của cụm từ. Danh từ này được đi kèm bởi một hay
nhiều thành tố khác như mạo từ, đại từ, từ định lượng…Trong trường hợp này
trọng âm chính sẽ rơi vào danh từ chính.
Một cụm danh từ bao gồm một tính từ và một danh từ ghép, trọng âm chính sẽ
rơi vào phần đầu của danh từ ghép. Trong cụm giới từ bao gồm giới từ và một
danh từ, trọng âm sẽ được đặt ở danh từ. Nếu một cụm giới từ có một giới từ
với hai hoặc nhiều hơn hai âm tiết thì sẽ có 2 trọng âm. Trọng âm chính nằm ở
danh từ và trọng âm phụ nằm ở giới từ. Nếu cụm giới từ chứa đựng một cụm

danh từ, trọng âm chính và trọng âm phụ được đặt ở cụm danh từ. Với các cụm
động từ, trọng âm nằm ở động từ chính còn các trợ động từ được phát âm ở
dạng yếu (weak forrms). Với các cụm tính từ, trọng âm chính nằm ở tính từ và
trọng âm phụ được đặt ở trạng từ. Trong các cụm tính từ ghép trọng âm chính
nằm ở tính từ thứ hai, trọng âm phụ nằm ở tính từ thứ nhất còn liên từ “and”
được phát âm ở dạng yếu. Với cụm trạng từ, troạng âm chính được đặt ở từ thứ
hai.
7

7


3.2.2.3

Trọng âm câu (Sentence stress)

Các trọng âm ở cấp độ từ có thể thay đổi khi từ được sử dụng và trở thành một
bộ phận của câu. Sự thay đổi thường thấy nhất là việc một số trọng âm sẽ bị mất
đi. Vị trí của trọng âm thay đổi tuỳ theo trọng âm của các từ bên cạnh trong câu.
Các từ mang hai trọng âm mạnh khi phát âm riêng lẻ thì được gọi là từ có trọng
âm đôi (doubled – stressed words). Tuy nhiên khi kết hợp với các từ có trọng
âm mạnh hơn đi phía sau, trọng âm chính thứ hai sẽ trở thành âm yếu và ngược
lại nếu đi chung với một từ có trọng âm mạnh hơn đứng phía trước thì trọng âm
mạnh thứ nhất sẽ trở thành âm yếu.
Bài tiểu luận này chỉ giới hạn trong phạm vi tìm hiểu và hệ thống lại một số các
nguyên tắc trọng âm ở cấp độ từ. Việc nghiên cứu sâu về trọng âm trong cụn từ
và trong câu có thể sẽ được thực hiện trong các nghiên cứu khác tiếp theo.
4. Các quy tắc trọng âm từ trong Tiếng Anh
4.1 Ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác đối với trọng âm từ Tiếng Anh


Để hiểu rõ các hiện tượng liên quan đến quy tắc trọng âm từ trong Tiếng Anh,
việc tìm hiểu thêm về cấu trúc ngôn ngữ này qua các thời kỳ cũng là điều rất
cần thiết. Việc đánh dấu trọng âm trong Tiếng Anh có nguồn gốc lịch sử ngôn
ngữ khá lâu dài, nhiều sắc thái (Celce-Murcia, Brinton & Goodwin, 1996). Qua
những cuộc chiến tranh, ngôn ngữ Tiếng Anh đã vay mượn nhiều từ và qua đó
làm giàu thêm kho từ vựng của nó. Nhiều từ trong Tiếng Anh mang những đặc
trưng trọng âm xuất phát từ nguồn gốc của chúng. Theo Celce-Murcia, Brinton
& Goodwin (1996), các từ có nguồn gốc là Tiếng Đức chẳng hạn thường đặt
trọng âm ở âm tiết đầu tiên như trong các từ FAther, SISter, OFten, FINger và
WAter. Mặc dù sự đóng góp của các từ Tiếng Đức cho Tiếng Anh là không
nhiều nhưng chúng rất thường xuyên được sử dụng để nói về các mối quan hệ
anh chị em (kinship terms), các bộ phận cơ thể (body parts), con số (numbers),

8

8


giới từ (prepositions), cụm động từ và động từ bất quy tắc (phrasal and irregular
verbs).
Ngoài ra, các từ được vay mượn từ Tiếng Pháp thường có xu hướng đặt trọng
âm ở các hậu tố (suffix). Celce-Murcia, Brinton & Goodwin (1996) cho rằng
Tiếng Pháp thường tạo cho âm tiết cuối cùng có trọng âm mạnh trong khi các
âm tiết còn lại hầu như không có trọng âm hoặc nhấn âm rất nhẹ. Khía cạnh này
sẽ làm ảnh hưởng đến việc đánh dấu trọng âm đối với những từ Tiếng Anh có
nguồn gốc từ Tiếng Pháp. Một số hậu tố có nguồn gốc từ Tiếng Pháp có thể kể
ra ở đây như: -aire, -ee, - eer, -ese, -esque, -ique, - eur, - euse, - ette, -oon, et/ey. Có thể ví dụ một số từ như: millioNAIRE, trusTEE, engiNEER,
LebaNESE, groTESQUE, bouTIQUE, masSEUSE, chanTEUSE, balLOON,
basiNETTE, and balLET. Mặc dù không phải tất cả các từ có nguồn gốc từ
Tiếng Pháp được sử dụng thường xuyên nhưng nếu người học Tiếng Anh hiểu

được về hiện tượng vay mượn từ từ Tiếng Pháp và các hậu tố của chúng, họ có
thể sẽ áp dụng quy tắc trọng tâm chính xác hơn.
4.2 Khác biệt trọng âm từ giữa Tiếng Anh của người Mỹ và Tiếng Anh của

người Anh
Theo Celce-Murcia, Brinton & Goodwin (1996) có nhiều từ trong Tiếng Anh
của người Anh và Tiếng Anh của người Mỹ có sự khác biệt chính yếu về phát
âm và sự khác biệt này khởi nguồn từ trọng âm của từ. Có thể liệt kê ra ở đây
một số khác biệt giữa hai loại hình ngôn ngữ này về trọng âm trong từ như sau:
Các động từ kết thúc bằng -ate
Với các động từ này, nhiều từ Tiếng Anh của người Mỹ thường có xu hướng đặt
trọng âm ở âm tiết thân tố (root syllable) trong khi người Anh đặt trọng âm ở
âm tiết hậu tố (suffix syllable).
Ví dụ:
Tiếng Anh người Mỹ (AE)
9

Tiếng Anh người Anh (BE)
9


DICtate
FIXate
ROtate
VIbrate

DictATE
FixATE
RotATE
VibrATE


Các từ có nguồn gốc Tiếng Pháp
Với loại từ này người Anh thường đặt trọng âm ở âm tiết đầu tiên trong khi
người Mỹ đặt trọng âm ở âm tiết cuối cùng theo kiểu của người Pháp
Ví dụ:
AE
garage
ballet
frontier
bourgeois
cabaret

BE
GArage
BAllet
FRONtier
BOURgeois
CAbaret

Các từ có 3 đến 4 âm tiết
Đối với loại từ này, người Mỹ thường đặt trọng âm ở âm tiết thứ 2 trong khi
người Anh đặt trọng âm ở âm tiết đầu tiên
Ví dụ:
AE
ComPOsite
SubALtern
ArIStocrat
PriMArily

BE

COMposite
SUBlatern
ARistocrat
PRImarily

Các từ kết thúc bằng -ily
Với các từ này, người Mỹ thường đặt trọng âm ở âm tiết thứ 3 trong khi người
Anh đặt trọng âm ở âm tiết đầu tiên. Đồng thời, người Anh cũng thường có xu
hướng rút gọn hoặc bỏ âm tiết thứ ba và phát âm các từ này với bốn âm tiết thay
vì năm âm tiết
10

10


Ví dụ:
Từ
Customarily
Momentarily
Necessarily
Ordinarily
Voluntarily

AE
custoMArily
momenTArily
necesSArily
ordiNArily
volunTArily


BE
CUStom(a)rily
MOment(a)rily
NEcess(a)rily
ORdin(a)rily
VOlunt(a)rily

Các từ kết thúc bằng -ary, -ory, -mony
Từ

AE

BE

4.3 Quy tắc trọng âm đối với tiền tố (Prefixes) và hậu tố (Suffixes) trong từ

Tiếng Anh
Celce-Murcia, Brinton & Goodwin (1996) đã chỉ ra một số nguyên tắc chung
liên quan đến quy tắc trọng âm đối với tiền tố và hậu tố trong tiếng Anh. Theo
đó, những từ có tiền tố thường có trọng âm ở âm tiết đầu tiên của căn tố trong
khi tiền tố có thể có trọng âm hoặc không như trong các từ surPRISE,
unHEALTH, deCLARE and forGET. Các tiếp đầu ngữ có nguồn gốc từ tiếng
Đức như a-, b-, for- và with- thường không mang trọng âm. Các tiếp đầu ngữ
khác như fore-, mis-, out-, over-, un-, under-, và up- có trọng âm yếu ví dụ như
trong các từ unDO, outLAST, overTAKE, và underSTAND khi đóng vai trò làm
động từ. Tuy nhiên, khi trở thành danh từ hoặc danh từ ghép thì các tiền tố này
mang trọng âm chính. Trong trường hợp này, các tiền tố hoặc âm tiết đầu tiên
của chúng thường mang trọng âm trong khi danh từ chỉ mang trọng âm phụ
11


11


hoặc trọng âm yếu, ví dụ như trong các từ FOREcast, OUTcry, OVERcoat,
UNDERdog and UPsurge.
Không giống với các tiếp đầu ngữ có nguồn gốc từ Tiếng Đức, nhiều tiền tố gốc
La tinh không mang trọng âm khi làm động từ. Có thể liệt kê ra một số tiền tố
này như: a(d)-, com-, de-, dis-, ex-, an-, in-, ob-, per-, pre-, pro-, re-, sub-, hay
sur-. Celce-Murcia (1996) khẳng định rằng “khi những tiền tố này là một phần
trong một từ có chức năng làm danh từ, chúng thường mang trọng âm chính chứ
không như động từ”.
Celce-Murcia (1996) cũng cho rằng các hậu tố có nguồn gốc tiếng Đức có đặc
trưng trung tính như -en, -er, -ful, -hood, -ing, -ish, -less, -ly, và – ship thường
không ảnh hưởng đến trọng âm của thân từ. Trong khi đó, các hậu tố có nguồn
gốc Tiếng Pháp thường tạo ra trọng âm đối với âm tiết cuối như -aire, -ee, - eer,
-ese, -esque, -ique,- eur/-euse, -oon, -ette, -et/-ey.
Tuy nhiên một số hậu tố có thể gây ra sự biến đổi trọng âm trong thân từ, tức là
khi một hậu tố nào đó được thêm vào một từ, nó có thể làm cho trọng âm
chuyển qua âm tiết đứng ngay trước hậu tố đó. Có thể kể ra một số ví dụ như
hậu tố -eous trong từ AdVANtage chuyển qua thành advanTAgeous hay hậu tố
-ial trong từ PROverb và proVERbial. Danh sách các hậu tố như thế này còn có
-graphy, - ian, -ic, - ical, -ious, - ity và -ion. Ngoài ra, Ellen (1981) cũng liệt kê
thêm một số hậu tố thường làm cho trọng âm chuyển qua âm tiết đứng ngay
phía trước, bao gồm: -cient, eous, ual, uous, ety, -itous, -itive, -itude, - itant,
-ate (chỉ với trường hợp động từ), hay hậu tố -fy và -ize tạo ra trọng âm ở âm
tiết thứ ba.
4.4 Quy tắc trọng âm đối với danh từ ghép

Đối với các danh từ ghép, dù cho là ghép đơn hay ghép phức thì trọng âm của
danh từ ghép luôn được đặt ở từ đầu tiên. Có thể thấy rõ điều này qua các ví dụ

sau:
12

12


Danh từ ghép đơn
BLACKboard
AIRplane
COWboy
HOTdog
TAPdance

Danh từ ghép đôi
BLACKboard nest
AIRplane wing
COWboy hat
HOTdog bun
TAPdance school

Có hai hình thức cấu tạo danh từ ghép. Hình thức thứ nhất là kết hợp tính từ với
danh từ (tính từ + danh từ) và hình thức thứ hai là kết hợp hai danh từ với nhau
(danh từ + danh từ). Do cả hai yếu tố trong các danh từ ghép đều mang trọng
âm nên không xảy ra hiện tượng rút gọn hay bỏ nguyên âm khi phát âm.
Ví dụ:
Tính từ + danh từ
BLACKboard
DARKroom
EAZYstreet
GREENhouse


Danh từ + danh từ
DRUGstore
MAILbox
HUBcap
LIPstick

Tuy nhiên, khi các danh từ ghép và các từ có hình thức giống danh từ ghép
nhưng đóng vai trò là một dãy từ bao gồm tính từ và danh từ thì trọng âm có thể
thay đổi. Ví dụ như trong hai câu sau:
1. The president lives in the WHITE house
2. John lives in a white HOUSE

Trong ví dụ thứ nhất, “white house đóng vai trò là một cụm danh từ, do đó
trọng âm sẽ được đặt vào yếu tố đầu tiên của cụm (WHITE). Tuy nhiên trong ví
dụ thứ hai “white” chỉ đóng vai trò là một tính từ bổ nghĩa cho “house”. Vì lý
do này nên trọng âm chính sẽ rơi vào yếu tố thứ hai của cụm (house). Có thể kể
thêm một số trường hợp tương tự như: greenhouse, blackbird, cold cream,
yellow jacket, blackboard, and hot plate.
13

13


5. Kết luận

Để có thể giao tiếp nói bằng một ngôn ngữ nước ngoài theo cách giống như một
người bản ngữ, người học thứ tiếng ấy phải đạt được một mức nhất định về độ
chính xác (accuracy) và độ trôi chảy (fluency). Một số yếu tố khác như sự linh
hoạt, âm vực và kích cỡ (âm lượng và độ dài) của lời nói cũng được cho là có

ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nói của người học (Hedge, 2000), tuy nhiên độ
chính xác và độ trôi chảy vẫn được quan tâm hơn cả vì dường như hai yếu tố
này nổi lên bề mặt phía trên dễ nhận thấy nhất đối với người tham gia giao tiếp.
Nhưng trong suốt quá trình nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung và việc dạy và
học ngôn ngữ nói riêng, một vấn đề vẫn gây nhiều tranh cãi là yếu tố nào trong
số hai yếu tố trên nên quan trọng hơn và được ưu tiên hơn. Xu hướng thiên lệch
thay đổi theo thời gian, tuy nhiên tại thời điểm hiện tại trào lưu chú trọng về
truyền đạt thông điệp (message-oriented) quan tâm đến độ trôi chảy hơn là độ
chính xác. Khái niệm độ chính xác, vì vậy, đang bị phần nào "bỏ quên". Dù trào
lưu hiện tại không dành nhiều giấy mức cho “độ chính xác trong ngôn ngữ” như
nó đáng được nhận, khái niệm này, biểu hiện rõ ràng trong khả năng ngữ âm
(cách phát âm) của người giao tiếp, vẫn đóng một vai trò không thể thiếu trong
quá trình dạy, học và nắm vững một ngôn ngữ. Điều này càng đúng hơn trong
trường hợp của tiếng Anh: người ta có thể đánh giá trình độ học vấn và địa vị xã
hội của một người thông qua ngữ âm của anh ta (McDowall, 2002). Điều này
đồng nghĩa với việc nếu một người học tiếng Anh muốn có được khả năng sử
dụng thứ tiếng này như một người bản ngữ, và muốn được đánh giá cao về mặt
học thuật, thì phải trau dồi ngữ âm của mình. Tuy nhiên, đối với người học
tiếng Anh như một ngoại ngữ, việc học và nắm vững phát âm là một trở ngại
lớn vì hệ thống chính tả của tiếng Anh (orthography) “khét tiếng là vô ích” nếu
ai đó muốn suy ra cách phát âm của một từ từ cách viết của từ đó (Lecumberri
& Maidment, 2000). Khác với các ngôn ngữ mà hệ thống chữ viết có thể gợi ý
14

14


cả cách phát âm các từ ở một mức độ nào đó như tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng
Hàn Quốc, tiếng Nga, hay tiếng Pháp, sự liên hệ giữa chính tả và ngữ âm trong
tiếng Anh rất lỏng lẻo, gây khó khăn cho những người mới học tiếng Anh.

Với nội dung tập trung vào trọng âm của từ trong Tiếng Anh, bài tiểu luận này
nhằm mục đích đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao nhận thức và cải
thiện khả năng phát âm cho những người học Tiếng Anh, từ đó nâng cao sự tự
tin, tính chính xác trong quá trình sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Quan trọng
hơn, nội dung của bài tiểu luận sẽ phần nào hỗ trợ cho việc tạo ra sự cân bằng
giữa hai yếu tố “độ chính xác” và “độ trôi chảy” như đã đề cập ở trên.

15

15


Tài liệu tham khảo
Tài liệu Tiếng Anh
 Archibald, J. (1993). The learnability of metrical parameters by adult

learners of Spanish. IRAL, 31(2), 129-141.
 Baptista, B. O. (1984). English Stress Rules and Native Speakers. Language
& Speech, 27(3), 217-233.
 Brown, G. (1990). Listen to the spoken English (2nd ed.). New York:
Longman.
 Celce-Murcia, M., Brinton, D., & Goodwin, J. M. (1996). Teaching
pronunciation : a reference for teachers of English to speakers of other
languages. Cambridge [England]; New York: Cambridge University Press.
 Cooper, N., Cutler, A., & Wales, R. (2002). Constraints of Lexical Stress on
Lexical Access in English: Evidence from Native and Non-native Listeners.
Language & Speech, 45(3), 207-228.
 Dale, P., & Poms, L. (1994). English pronunciation for international
students. Englewood Cliffs, N.J.: Prentice Hall Regents.
 Dauer, R. M. (1993). Accurate English : a complete course in pronunciation.

Englewood Cliffs, N.J.: Regents/Prentice Hall.
 Field, J. (2004). Psycholinguistics the key concepts. New York: Routledge.
 Henrichsen, L. E. (1999). Pronunciation matters : communicative, storybased activities for mastering the sounds of North American English. Ann
Arbor: University of Michigan Press
 Gilbert, J. B. (1993). Clear speech : pronunciation and listening
comprehension in North American English : student's book (2nd ed.).
Cambridge: New York, N.Y.
 Grant, L. (2001). Well said : pronunciation for clear communication (2nd
ed.). Boston: Heinle & Heinle Publishers.
 Hagen, S. A. G. P. E. (1992). Sound advantage : a pronunciation book.
Englewood Cliffs, N.J.: Prentice Hall Regents.

16

16


 Hedge, T. (2000). Teaching and Learning in the Language Classroom.

United Kingdom: Oxford University Press.
 Hornby, AS (1973). The Teaching of Structural Words and Sentence Pattern.
Great Britain: UP.
 Jarusan, P. (1997). Perception and production of English word stress of the
first year students at Rangsit University. Unpublished master’s thesis,
Chulalongkorn University, Bangkok, Thailand.
 Kreidler, C. W. (2004). The pronunciation of English: A course book (2nd
ed.). UK: Blackwell Publishing.
 Lane, L. (2005). Focus on pronunciation 2. White Plains, NY: Longman.
 Lecumberri, M. Luisa Garcia & John A. Maidment. (2000) English
Transcription Course. London: Arnold.

 Miller, S. F. (2006). Targeting pronunciation : communicating clearly in
English (2nd ed.). Boston: Houghton Mifflin Co.
 Nguyen, T. T.A., & Ingram, J. (2005). Vietnamese acquisition of English
word stress. TESOL Quarterly, 39(2), 309-319.
 Orion, G. F. (1997). Pronouncing American English : sounds, stress, and
intonation (2nd ed.). Boston: Heinle & Heinle Publishers.
 Sanders, L. D., Neville, H. J., & Woldorff, M. G. (2002). Speech
Segmentation by Native and Non-Native Speakers: The Use of Lexical,
Syntactic, and Stress-Pattern Cues. Journal of Speech, Language, and
Hearing Research, 45, 519–530.
 Ur, P. (2003). A course in language teaching: Practice and theory. UK:
Cambridge University Press.
Tài liệu Tiếng Việt
 Trần Mạnh Tường. (2013). Cách đánh dấu trọng âm và phát âm đúng Tiếng

Anh. NXB Đại học Sư phạm.

17

17



×