GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC VÂN KIỀU LỚP 5C+1C
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU HỌC TX
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn Giải pháp:
Như chúng ta biết, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất
của loài người, là phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ là công cụ của
sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc và là tấm gương phản ánh văn hoá của mỗi dân tộc.
Các dân tộc thiểu số của Việt Nam có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình trong sinh hoạt,
đồng thời họ cũng sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với cộng đồng người Việt. Có thể nói
rằng “cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta thực sự là một cộng đồng song ngữ” - tiếng
mẹ đẻ của từng dân tộc và tiếng Việt của người Kinh.
Tiếng Việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học, có nhiệm vụ
hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh về các kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết; là
phương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các môn học, nhất là học sinh lớp
Một và đặc biệt với học sinh dân tộc thiểu số.
Từ vị trí đó của môn Tiếng Việt trong dạy học nên việc tăng cường tiếng Việt cho
học sinh dân tộc Vân Kiều là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, do đó tôi chọn Giải pháp “Một
số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc Vân Kiều ở trường Phổ thông dân
tộc bán trú tiểu học TX - điểm trường KN” để nghiên cứu và thực hiện.
2. Điểm mới của Giải pháp:
Điểm mới của Giải pháp là: Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc Vân Kiều ở
trường PTDTBT tiểu học TX với nhiều hoạt động giáo dục, nhiều đối tượng, lực lượng tham
gia, chứ không chỉ riêng giáo viên giảng dạy và được thực hiện xuyên suốt cấp học để phù
hợp với việc tổ chức dạy học lớp ghép hai trình độ.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VỀ TIẾNG VIỆT VÀ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT ĐỐI VỚI
HỌC SINH DÂN TỘC VÂN KIỀU - NGUYÊN NHÂN.
1. Đối với học sinh:
Khi mới vào trường Tiểu học vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, đặc biệt là học
sinh lớp Một, các kỹ năng nghe, nói tiếng Việt; khả năng đọc, viết, chú ý và tiếp thu bài
học bằng tiếng Việt vừa chậm vừa không bền vững. Bố mẹ của các em phần lớn ít quan
tâm sử dụng tiếng Việt trong sinh hoạt nên hầu hết học sinh chưa có sự liên hệ nhất định
giữa tiếng nói và chữ viết, cách đánh vần, tạo tiếng...; học sinh hầu như không giao tiếp với
nhau bằng tiếng Việt trong sinh hoạt, mà chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt trong các
tiết học hoặc khi tiếp xúc với thầy cô giáo. Mặt khác do bản tính rụt rè, ít giao tiếp với
người khác, đặc biệt là người Kinh nên vốn từ tiếp nhận được và kỹ năng giao tiếp, diễn
đạt bằng tiếng Việt của học sinh ở các khối lớp rất hạn chế. Đặc biệt, điểm trường LN có 2
lớp ghép: lớp 5C+1C và lớp 4C+3C với tổng số học sinh là 25 em đều là học sinh Vân
Kiều, vì thế các em còn:
- Hạn chế về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh là:
+ Các em vào lớp 1 nói chưa chuẩn, chưa đúng về một số hoặc nhiều tiếng, từ tiếng
Việt; khi trả lời câu hỏi các em thường pha trộn tiếng Việt và tiếng Vân Kiều.
+ Do ảnh hưởng về cách nói, cách diễn đạt của tiếng mẹ đẻ mà đại bộ phận học sinh
có khi hiểu được nội dung thông báo nhưng lại diễn đạt sai dẫn đến làm cho người nghe
hiểu sai nghĩa. Ví dụ: “Cô đi mô?” thì học sinh lại nói: “Mô rồi cô đi?” hoặc: “Em không
đọc được” thì học sinh lại nói: “Em không được đọc”…
+ Khả năng nghe tiếng Việt của học sinh chậm, đặc biệt là những em ở lớp đầu cấp;
khả năng phản ứng với tín hiệu bằng tiếng Việt, khả năng nghe rõ, phát hiện được âm sắc
khi nghe người khác đọc và nói không nhanh nhạy.
+ Học sinh thường nói nặng và kéo dài, nói thêm bớt dấu thanh đối với nhiều tiếng
từ; hay nói cộc lóc, ít có đầu có đuôi; thường diễn đạt và nói ngược.
+ Khả năng đọc của học sinh thường chậm, mắc nhiều lỗi do khả năng nhận diện âm
chậm, do ảnh hưởng thói quen nói tiếng một của tiếng mẹ đẻ. Do đó, việc đọc liền mạch,
ngắt nghỉ của học sinh trong khi đọc còn nhiều sai sót. Khả năng đọc diễn cảm của các em
còn khiêm tốn; đọc chưa phân biệt tiếng, từ có dấu hỏi- ngã, o-ô, ân-anh…
+ Kỹ năng nghe - hiểu nhìn chung chậm, khả năng hiểu và xác định nghĩa từ tiếng
Việt của học sinh còn yếu nên dùng sai từ trong khi nói.
+ Về kỹ năng viết: Đa số học sinh viết chữ chưa đều, nét còn cứng, cách trình bày
chưa đẹp. Khả năng sử dụng từ còn nhiều hạn chế, vốn từ còn nghèo, câu văn lủng củng tối
nghĩa, nhiều học sinh nói như thế nào thì viết thế đó.....
- Ngại tiếp xúc, ngại giao tiếp, ít bộc lộ tính cách, sự hiểu biết của mình trước tập thể
và trước người chưa quen biết; do bản năng sống nên các em thích thì đọc, thì viết, thì nói,
không thích thì im lặng.
- Các điều kiện phục vụ học tập còn nhiều thiếu thốn. Do thiếu sự chuẩn bị của cha
mẹ học sinh, thậm chí có phụ huynh còn phó mặc cho giáo viên.
2. Đối với giáo viên:
- Hiểu biết chưa nhiều về đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc, phong tục tập quán,
nếp sống văn hóa của đồng bào Vân Kiều.
- Là lớp ghép hai nhóm trình độ đầu cấp và cuối cấp ( Lớp 1 và lớp 5) nên cũng khó
cho bản thân tôi trong việc truyền tải nội dung cho cả hai nhóm trình độ trong một tiết học.
- Phương pháp dạy học với đối tượng học sinh Vân Kiều đang còn hạn chế, đặc biệt
là những năm học đầu dạy học đối tượng này.
Đây là vấn đề gây khó khăn trong giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, với phụ
huynh; ảnh hưởng không nhỏ trong việc tiếp cận, dạy học và giáo dục của giáo viên.
Từ tìm hiểu, phân tích thực trạng trên, tôi đề xuất một số biện pháp đã thực hiện
thành công về tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc Vân Kiều nhằm góp phần nâng cao
chất lượng Tiếng Việt cho học sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học TX và lớp tôi
dạy.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Thực hiện dạy học, rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh Vân Kiều
trong tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục của lớp, trường. Để làm được điều
này giáo viên nắm được đặc điểm của học sinh dân tộc Vân Kiều về khả năng tiếp
thu, khả năng học Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết, ngôn ngữ); dạy nghe, nói, đọc, viết
trong các môn học khác nhưng phải đảm bảo và hoàn thành mục tiêu của môn học
đó, bài học đó, ở đây chỉ tích hợp để rèn luyện thêm cho học sinh.
1.1. Xây dựng và sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho hai nhóm trình độ để giáo viên có
thể dạy nhóm này nhưng cũng có thể quan sát được những hoạt động của nhóm kia trong
một tiết học.
- Ngay từ đầu năm học, để tiện cho việc dạy học hợp lý cho hai nhóm trình độ của
một lớp ghép, tôi đã sắp xếp, bố trí cho các em chỗ ngồi hợp lý. Bởi vì, chỗ ngồi học có tác
động rất lớn đối với học sinh trong lớp, đặc biệt là lớp ghép. Nếu sắp xếp chỗ ngồi cho các
em không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Chính vì thế, tôi đã
cho hai nhóm trình độ ngồi tách biệt nhau, đối lưng với nhau để không ảnh hưởng học tập
của nhóm này hay nhóm kiatrong một tiết học. Đặc biệt xây dựng ngay từ đầu cho các em
có một thói quen về nề nếp học tập nghiêm túc.
Cách sắp xếp chỗ ngồi của lớp ghép 5C+1C
1.2. Xây dựng thời khóa biểu và kế hoạch bài học phù hợp cho hai nhóm trình độ
trong các buổi học.
Việc xây dựng kế hoạch dạy học trong một tuần ở lớp ghép là dành cho nhiều nhóm
đối tượng khác nhau. Kế hoạch dạy học lớp ghép rất linh hoạt, có tính sáng tạo và mang
dấu ấn của mỗi cá nhân. Giáo viên có thể thay đổi thứ tự các tiết học trong ngày, các bài
học trong tuần, không theo kế hoạch dạy học chung của nhà trường nhưng vẫn đảm bảo số
bài, số tiết đã được quy định trong tuần của chương trình quốc gia. Công việc này được
hoàn tất do chính giáo viên dạy lớp ghép. Bản thân tôi, khi xây dựng kế hoạch cho một tiết
dạy ở lớp ghép, tôi phải xây dựng các mục tiêu, các nội dung dạy học cho nhiều nhóm đối
tượng khác nhau, được gọi là kế hoạch bài học. Trong cùng một tiết có nhiều mục tiêu,
nhiều nội dung dạy học cho các nhóm đối tượng khác nhau. Vì vậy, giáo viên dạy lớp ghép
được trao quyền chủ động tự xây dựng chương trình và kế hoạch dạy học.
Thực hiện linh hoạt chương trình, sắp xếp thời khóa biểu, tăng-giãn thời lượng dạy
học ở các môn học khác và các phân môn của môn Tiếng Việt một cách hợp lý, ưu tiên về
thời gian ôn luyện, phụ đạo, bồi dưỡng Tiếng Việt ở buổi học thứ 2 và sử dụng tiết chủ
nhiệm ngoài chính khóa để dạy thêm cho học sinh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Thời khóa biểu cho học sinh lớp ghép 5C+1C:
Thứ
Buổi
Sáng
2
Chiều
Sáng
3
Chiều
4
Sáng
Sáng
5
Chiều
Sáng
6
Chiều
Tiết
1
2
3
4
5
1
2
3
1
2
3
4
1
2
3
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
3
1
2
3
4
1
2
3
TKB L5
C. cờ
TĐ
Ôn TV
Đạo đức
Chính tả
ÂN
Toán
Tự luyện
LT&C
Toán
Khoa
Ôn TV
Ôn Toán
KC
Khoa học
Kĩ thuật
Mĩ thuật
Thể dục
Thể dục
ÔTV
Toán
Ôn Toán
TLV
Toán
Tập đọc
Địa lý
ÔTV
LT&C
Lịch sử
Toán
TLV
Ôn TV
SH lớp
Tên bài dạy
TKB L1
C. Cờ
Ô TV
T. V
T. V
ÔT
Toán
ÔT
Tự luyện
Ô TV
ÔT
TV
TV
Toán
ÔTV
ÔTV
Mĩ thuật
Thủ công
Thể dục
HĐTT
T. Việt
T. Việt
Toán
ÂN
ÔTV
TV
TV
TV
TV
TNXH
ĐĐ
Toán
Ô Toán
SH lớp
Tên bài dạy
1.3. Tổ chức dạy học Tiếng Việt lớp Một cho học sinh dân tộc Vân Kiều theo hướng
điều chỉnh kế hoạch dạy học 500 tiết/năm (phương án tăng thời lượng Tiếng Việt): Thực
hiện trước khai giảng và trong suốt năm học theo chỉ đạo của trường và các cấp. Đầu cấp
học, năm học ở những tuần đầu sử dụng hình thức dạy học song ngữ: ngoài giáo viên còn
có thêm người hỗ trợ ngôn ngữ để giúp giáo viên hiểu ý kiến, câu trả lời của học sinh bằng
tiếng mẹ đẻ hoặc có lúc phải chuyển từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc để các em hiểu thực
hiện nhiệm vụ học tập do giáo viên giao. Người hỗ trợ ngôn ngữ cho giáo viên là phụ
huynh Vân Kiều có trình độ học vấn, có hiểu biết về giáo dục, đã từng dạy học các lớp phổ
cập, học tập ở trường Phổ thông dân tộc nội trú Tỉnh...
1.4. Thường xuyên tăng cường khả năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt cho học sinh
thông qua việc dạy tốt môn Tiếng Việt.
- Kịp thời giúp học sinh khắc phục những lỗ hỏng về kiến thức, kỹ năng đọc viết;
không dạy kiến thức mới, bài mới khi học sinh chưa nắm được kiến thức đã học, thường
xuyên tạo điều kiện, cơ hội cho các em học tập với khả năng của mình.
- Thực hiện dạy học vừa bám chuẩn kiến thức-kỹ năng vừa bám sát đối tượng học
sinh, đồng thời phát huy khả năng tự học, khả năng hợp tác cùng giúp nhau học tập nhưng
có lúc cần phải thực hiện “Bắt tay chỉ việc” cho học sinh. Dạy tốt các phân môn của môn
Tiếng Việt Một, đó là Học Vần, Tập đọc, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả để từ đó dạy học
tốt ở các lớp trên. Bám sát mục tiêu trọng tâm bài học để dạy đúng kiến thức, kỹ năng cơ
bản, sát hợp với khả năng nhận thức, tiếp thu của học sinh. Tăng cường luyện tập thực
hành, khuyến khích động viên học sinh học tập; quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ học sinh hạn chế
phẩm chất, năng lực và chưa đạt chuẩn kiến thức-kỹ năng theo yêu cầu và được thực hiện
trong quá trình dạy học, thời gian rãnh trong tuần để kèm cặp thêm. Chú trọng kiểm tra,
đánh giá thường xuyên để phân loại học sinh và có biện pháp điều chỉnh cách dạy phù hợp
đối tượng, đặc biệt là học sinh còn hạn chế ngôn ngữ.
- Tổ chức tốt các hoạt động để cho học sinh làm quen nhiều hơn về tiếng Việt. Từ đó
học sinh mạnh dạn, có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt và kỹ năng sống.
+ Chuẩn bị tốt việc làm quen tiếng Việt cho các em không chỉ đối với học sinh mới
vào lớp 1 mà với tất cả các lớp và trong suốt thời gian học ở trường phổ thông.
+ Hàng tuần tổ chức cho các em lớp nhỏ giao lưu với các bạn lớp lớn trong cùng
lớp, cùng một điểm trường, các em học sinh lớp Năm sẽ chia sẻ, giúp đỡ cho các em lớp
Một khi thực hiện xong nhiệm vụ của mình, trong các tiết ôn luyện, giờ ra chơi để cho các
em học sinh lớp Một tự tin hơn trong học tập.
Học sinh lớp Năm đang đọc truyện cho học sinh lớp Một nghe.
Học sinh lớp 5 hướng dẫn cho học sinh lớp Một luyện đọc trong tiết ôn luyện.
1.5. Thường xuyên tăng cường khả năng nghe và nói Tiếng Việt cho học sinh thông
qua dạy Tập đọc.
Muốn học sinh nghe đúng, giáo viên phải nói rõ ràng, nói đúng, nói chậm để học
sinh dễ thu nhận và hướng dẫn cách phát âm, cách nói để học sinh nói theo.
Do học sinh dân tộc Vân Kiều các em nói thế nào, viết thế ấy nên việc tập cho các
em nói đúng lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để giúp cho học sinh hạn chế được
những tồn tại này, giáo viên phải thường xuyên tăng cường khả năng nói tiếng Việt cho các
em bằng cách cung cấp thêm từ ngữ mới, thông qua việc luyện nói câu hỏi, luyện nói câu
trả lời, luyện đối thoại. Qua đó, giúp cho các em làm quen với việc sử dụng nhiều từ ngữ
khác nhau của tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ cho học sinh. Việc này
phải tiến hành đồng thời cung cấp từ mới với hướng dẫn phát âm đúng và giải nghĩa từ để
học sinh hiểu.
Một tồn tại cố hữu khó sửa nhất về kỹ năng nói của học sinh Vân Kiều là nói thừa
hoặc thiếu dấu thanh. Do vậy, khi giảng từ, giải nghĩa, hướng dẫn phát âm đòi hỏi giáo
viên phải hướng dẫn kỹ, phát âm mẫu nhiều lần, sửa sai cụ thể cho các em từng trường hợp
tránh qua loa. Việc hướng dẫn cho học sinh nhanh hay chậm; học sinh được tham gia trả
lời, giao tiếp nhiều hay ít tuỳ thuộc vào khả năng của từng đối tượng, không nhất thiết phải
như nhau cho tất cả học sinh, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc học sinh ở lớp càng nhỏ thì
thời gian tập nói càng nhiều, hướng dẫn càng kỹ. Mặt khác, việc tập nói tiếng Việt cho học
sinh phải được thực hiện dưới nhiều hình thức và phương pháp dạy học khác nhau như:
trong tiết dạy tăng cường tập nói tiếng Việt, tích hợp vào các tiết học khác, thông qua các
tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua trò chơi, nói chuyện... bằng các phương pháp
trực quan, thực hành luyện tập theo mẫu, phương pháp đàm thoại và phương pháp giao
tiếp. Việc phối hợp hệ thống các phương pháp dạy tập nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc
Vân Kiều giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ về nghĩa của từ thông qua các hình ảnh trực quan,
nói đúng cấu trúc câu theo mẫu, hạn chế cách nói ngược theo tiếng địa phương. Tập cho
học sinh khả năng diễn đạt theo tình huống, giao tiếp với bạn bè với thầy cô giáo bằng
tiếng Việt.
Việc tập nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc Vân Kiều cần có sự linh hoạt, không rập
khuôn máy móc, mà phải tuỳ theo từng mức độ của đối tượng để lựa chọn nội dung và
phương pháp cho phù hợp và có hiệu quả theo các việc sau đây:
- Việc 1: Lựa chọn tiếng, từ để tập nói cho phù hợp. Đối với lớp Một, đọc đánh vần
từng tiếng, từ để các em nhớ mặt chữ, sau mỗi bài học cần cho các em ôn luyện lại bảng
chữ cái để đọc tốt hơn.
- Việc 2: Luyện nói theo câu hỏi, câu trả lời có chứa các tiếng, từ mới cung cấp.
- Việc 3: Tạo tình huống cho học sinh đối thoại, giao tiếp. Trong đó, tạo môi trường
giao tiếp học sinh với học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên là quan trọng.
Trong giao tiếp giáo viên cần đặt những câu hỏi gợi mở, ngắn gọn, giúp các em chủ
động phát triển vốn ngôn ngữ Tiếng Việt. Giáo viên phải biết động viên, khuyến khích các
em nói, khéo léo chỉnh sửa khi các em phát âm sai hoặc dùng từ, đặt câu chưa đúng. Kết
hợp dạy nói và dạy nghe. Quá trình luyện nói cho học sinh cần kết hợp luyện nghe, nhất là
kĩ năng nghe hiểu về câu lệnh để làm theo, nghe hiểu để trả lời câu hỏi, nghe hiểu hướng
dẫn để tham gia trò chơi, tham gia hoạt động giáo dục...
Hình thức luyện viết trong tiết Tiếng Việt công nghệ của học sinh lớp Một
1.6. Tăng cường kĩ năng viết thông qua các tiết học trên lớp.
* Rèn viết đúng, viết đẹp, viết văn hay trong phân môn Chính tả, Luyện từ và câu và
Tập làm văn:
Thứ nhất, vào đầu năm học, bản thân tôi đã chú trong việc rèn chữ viết cho học sinh
và cho các em làm quen với việc sử dụng bút máy, cách cầm bút, tư thế ngồi viết…
Thứ hai, cho các em viết lại các nét cơ bản bằng cách tập tô trên các mẫu chữ mà
giáo viên đã phô tô hoặc luyện viết, rèn cho các em có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
Bài viết ở vở tập viết của các em học sinh lớp 1C
Thứ ba, giáo viên viết một vài bài mẫu hoặc sử dụng các bài viết đẹp của học sinh
năm học trước cho các em xem và luyện chép theo bài mẫu.
Thứ tư, trước khi viết bài chính tả cho học sinh đọc lại nội dung bài tập đọc hoặc văn
bản đã được chuẩn bị để nắm nội dung bài viết; luyện viết một số từ khó, đặc biệt các từ
các em thường sai lỗi dấu thanh theo phương ngữ. Ví dụ từ ban công các em thường đọc
thành bàn cồng….. và khi đọc cho học sinh viết, giáo viên chú ý nhấn giọng ở các từ học
sinh thường nghe nhầm, hay viết sai.
Thứ năm, việc rèn kỹ năng viết cho học sinh phải bắt đầu từ việc rèn kỹ năng nói,
đọc đúng từ, câu, đoạn. Từ đó viết đúng câu, đoạn, bài văn. Trên cơ sở này tiến hành luyện
cho học sinh viết câu văn, đoạn văn, bài văn có hình ảnh và hay.
Bài viết mẫu để học sinh tham khảo khi luyện viết
Học sinh luyện đọc, viết trong tiết ôn luyện Tiếng Việt của lớp ghép
* Rèn viết cho học sinh trong các môn học khác.
- Phối hợp với giáo viên dạy các môn ngoài môn Tiếng Việt để tăng cường kỹ năng
viết và qua đó tạo cho các em thói quen viết đúng, viết đẹp và có bài viết hay hơn.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội dung này của học sinh và phối hợp với
giáo viên bộ môn để điều chỉnh, bổ sung và xây dựng kế hoạch tiếp nối.
1.7. Tổ chức dạy nghe, nói, đọc, viết cho học sinh ở các môn học khác:
- Cho học sinh đọc nội dung bài đó (tên đầu bài, kiến thức của bài học ở bảng lớp,
sách giáo khoa, vở; kết hợp đọc để nghe, qua đọc để nói nội dung, qua trả lời câu hỏi...) để
luyện đọc, luyện nói.
- Cho học sinh viết, chép vào vở tên bài học, nội dung bài học.
- Cho học sinh nêu lại nội dung đã đọc, đã nêu, đã được nghe.
- Trong dạy học chú trọng rèn luyện, sửa chữa cho học sinh cách phát âm khi phát
biểu ý kiến, trong giao tiếp, nói chuyện, trao đổi... đúng tiếng Việt.
2. Đa dạng hoá các hình thức dạy học đặc thù trên lớp.
2.1. Tổ chức các hình thức truyền đạt:
- Tổ chức dạy theo nhóm đặc thù, lập nhóm để các em tâm sự; sinh hoạt nhóm.
- Tổ chức trò chơi; tổ chức văn nghệ, đóng tiểu phẩm với các tình huống phù hợp
thực tế; các hoạt động có đóng vai trong phân môn Kể chuyện.
- Luyện nói thông qua phần trả lời các câu hỏi của bài Tiếng Việt hoặc Kể chuyện;
sử dụng đồ dùng trực quan, sinh động, gần gũi với đời sống của học sinh.
Kể chuyện Bác Hồ với quân đội
Tiết mục văn nghệ tham gia thi Chỉ huy đội giỏi cấp huyện của các em học sinh
dân tộc Vân Kiều.
Tổ chức hoạt động đọc sách trong giờ ra chơi tại lớp học
2.2. Tăng cường thực hành giao tiếp bằng tiếng Việt:
- Thành lập câu lạc bộ phiên dịch từ tiếng mẹ đẻ ra tiếng Việt và ngược lại.
- Tổ chức cho học sinh xem phim, tranh ảnh để thảo luận nêu nội dung của phim,
tranh ảnh bằng tiếng Việt kết hợp giải thích bằng tiếng Vân Kiều. Tuy nhiên không nên lạm
dụng tiếng dân tộc để điều khiển lớp, làm ảnh hưởng học tiếng Việt của học sinh.
Thi hùng biện theo nội dung tranh về chủ đề: Ước mơ của em
2.3. Tiến hành các hoạt động thường xuyên:
- Sử dụng các hình thức dạy học phong phú và tạo không khí thân thiện, môi trường
giao tiếp thuận lợi để phát huy khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, nói.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá để khích lệ các em giao lưu và thực hành nghe,
nói, đọc viết bằng tiếng Việt.
3. Tích cực tham mưu với nhà trường, tư vấn Đội TNTP Hồ Chí Minh để tổ
chức các hoạt động giao lưu: Nét chữ-Nết người, Em yêu Tiếng Việt nhằm thu hút học
sinh tham gia và đặc biệt là ưu tiên cho đối tượng học sinh dân tộc Vân Kiều.
- Tham mưu Ban giám hiệu phối hợp với trường Mầm non để tổ chức làm quen tiếng
Việt cho trẻ Mầm non, chỉ đạo giáo viên bộ môn rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học
sinh; tổ chức tìm hiểu kiến thức môn Tiếng Việt qua trò chơi Rung chuông vàng; nhóm vui
chơi đọc sách; giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt
động giao lưu Tiếng Việt cho học sinh Vân Kiều.
- Thi Nét chữ-Nết người, viết bài dự thi trang trí báo tường của Liên đội, ở bảng thân
thiện của lớp và trong Ngày hội học sinh Tiểu học cấp trường, cấp huyện.
- Bản thân tôi cũng luôn tổ chức cho học sinh thi Viết chữ đẹp trong lớp mỗi tháng
một lần, qua đó tạo thêm nguồn động viên khích lệ để các em có ý thức vươn lên trong học
tập hơn. Nhiều em đã có nhiều bài viết chữ đẹp, đúng chính tả, đặc biệt là các em học sinh
lớp Một, các em đã có tự tin hơn khi thực hiện các hoạt động học tập của mình.
Bài dự thi “ Nét chữ nết người” trong lớp
Học sinh tham gia múa hát sân trường cùng chị Tổng phụ trách Đội
4. Tổ chức trang trí không gian lớp học, để cho học sinh tự chủ động tham gia
trưng bày và sắp đặt nội dung theo ý tưởng của mình với các chủ đề như: “Em yêu
Tiếng Việt”, “Em yêu Toán”, “Sản phẩm của em”...
- Việc trang trí lớp học thân thiện là một hoạt động góp phần tăng cường tiếng Việt
cho học sinh dân tộc Vân Kiều. Vì thế, cần phải khuyến khích động viên để các em tham
gia trang trí lớp học một cách tích cực và chủ động. Cho các em sắp xếp, trang trí theo ý
tưởng của mình ở các góc sáng tạo và nói lên nội dung, ý nghĩa của góc.
- Động viên, đánh giá cao sản phẩm của các em và tạo điều kiện để các em chủ động
nói được điều mình muốn nói với bạn bè, với thầy cô, với gia đình qua góc “Điều em
muốn nói” về các chủ đề tương ứng theo kế hoạch. Với góc “ Em yêu Tiếng Việt”, các em
ghi lại được các nội dung đã học qua các phân môn Tiếng Việt: Cảm nghĩ của bản thân khi
đọc một bài văn, một câu chuyện; những hiểu biết về vốn từ ngữ trong cuộc sống; những
đoạn văn cảm xúc viết về mái trường, gia đình, thầy cô, bạn bè... Qua đó, nhằm phát triển
khả năng ngôn ngữ Tiếng Việt cho các em ngày càng nhiều hơn.
Góc “Em yêu Tiếng Việt”
Đối với các góc Sản phẩm của em, các em đã dùng ngôn ngữ kí hiệu, ngôn ngữ
đường nét, hội họa để nói lên ước mơ của mình. Như vậy, nhờ phát triển ngôn ngữ Tiếng
Việt, các em có thể cảm nhận được tình cảm, trí tuệ của mình qua từng sản phẩm mình làm
ra, giúp cho các em có hứng thú hơn trong học tập. Nhờ vào vốn tiếng Việt học được, các
em đã có thể nói lên những lời yêu thương gia đình, thầy cô, bạn bè,... Nói lên những ước
mơ khát vọng của tuổi thơ với ngày mai qua những bài viết hồn nhiên, mộc mạc của các
em ở góc tâm sự nhỏ Lời yêu thương.
Góc sản phẩm của các em
Góc tâm sự nhỏ: Lời yêu thương
5. Quan tâm nhân rộng điển hình trước lớp, trước toàn trường.
- Trong các cuộc thi, các cuộc giao lưu tại lớp hoặc tại trường về các hoạt động giáo
dục của học sinh, cần đánh giá học sinh một cách khách quan và tuyên dương đúng người,
đúng nội dung và kịp thời để học sinh phấn chấn hơn trong học tập.
- Nêu gương học sinh điển hình, khen thưởng những học sinh có thành tích cao
nhằm khích lệ các em ngày một vươn xa. Đồng thời giúp cho học sinh khác lấy đó làm
mục tiêu phấn đấu cho bản thân mình.
- Giáo viên không nên tiết kiệm lời khen cho học sinh dù chỉ là một việc nhỏ nhất,
làm động lực để các em vươn lên trong các hoạt động.
Học sinh lớp Năm và lớp Một đang vui vẻ bên nhau trong giờ ra chơi
6. Kết hợp với phụ huynh học sinh.
Cần coi trọng phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên trong việc tăng cường,
chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Trách nhiệm của giáo viên trực tiếp dạy
tại bản là phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác giáo dục, chuẩn bị đầy đủ
dụng cụ học tập, sách vở cho con em mình. Tư vấn, hỗ trợ cho cha mẹ học sinh tăng cường
giao tiếp và nói với con bằng tiếng Việt nhiều hơn ở nhà. Tạo điều kiện cho con em ở lại
bán trú và động viên đi học đều đặn. Quan tâm, phối hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà
trường để có những điều chỉnh, hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ ngay từ khi bước
chân vào trường.
Đối với bản thân luôn tự học tiếng Bru Vân Kiều để phục vụ tốt cho công tác dạy
học, giao tiếp cũng như công tác xã hội hóa giáo dục.
7. Phối hợp có hiệu quả với các già làng, trưởng bản, các tổ chức thiện nguyện
trong việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc Vân Kiều.
- Phối hợp với Trưởng bản, Đoàn xã, Chi đoàn và Ban Plan của các bản để tổ chức
hoạt động văn nghệ, nhóm vui chơi đọc sách (đọc cho nhau nghe, kể chuyện theo sách…),
giao tiếp, nói chuyện bằng tiếng Việt.
- Tranh thủ chương trình “Mùa hè xanh”, “Hè tình nguyện” của sinh viên trường Đại
học Công nghệ Hà Nội, nhóm “Thiện nguyện Trường Xuân”… tổ chức gặp gỡ các em
trong dịp hè để thực hiện các chương trình hỗ trợ nâng cao khả năng nói, giao tiếp bằng
tiếng Việt cho học sinh ở các bản NL, HC, KD, KN và LN.
Niềm vui của các em khi được đón Tết Trung do tổ chức Thiện nguyện TX và Hội
người Khuyết tật QN tổ chức
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của Giải pháp:
Thực hiện Giải pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục dân tộc, đặc biệt là chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh Vân Kiều.
Giáo viên có nhiều hiểu biết về phong tục tập quán, nếp sinh hoạt, nếp sống văn hóa,
đặc điểm của đồng bào và học sinh dân tộc Vân Kiều, nên thuận lợi hơn trong giao tiếp,
tuyên truyền vận động, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng
học sinh. Giúp cho giáo viên tự tin, mạnh dạn áp dụng các hình thức dạy học một cách chủ
động; sự lo âu về chất lượng học sinh được giải tỏa, niềm tin được nhân lên.
Các kỹ năng của học sinh được nâng cao, tạo cho các em có ý thức làm việc nhóm,
hợp tác, chia sẻ tự nhiên hơn.
Học sinh có khả năng vượt trội hàng năm tăng dần, số học sinh chậm tiến giảm. Chất
lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh được nâng lên và bền vững.
Trong những năm qua, học sinh các lớp do tôi phụ trách tham gia các Hội thi, các
cuộc Giao lưu do nhà trường tổ chức và luôn đứng thứ Nhất, Nhì về: Nét chữ - Nết người,
Vở sạch chữ đẹp, Viết chữ đẹp, Ngày hội học sinh Tiểu học, Giao lưu học sinh lớp 4-5,
Văn nghệ, Không gian lớp học “Sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hiệu quả”, Giao lưu học
sinh dân tộc. Thi Nét chữ - Nết người đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh có các em: Hồ Thị Ngân
(KD); Hồ Thị Hoàng Hảo (KD); Hồ Thị Nguyệt (KD), Hồ Thị Lệ Minh Huyền (KN), Hồ
Văn Chọn (HC), Hồ Thị Kiều Dung (KN)...
Học sinh Hoàn thành chương trình Tiểu học: 13/13 em, đạt 100%.
Vở sạch chữ đẹp: Xếp loại A: 11/13 đạt 84,6%; loại B: 2/13 chiếm 15,4%.
Đánh giá môn Tiếng Việt năm học 2017 - 2018: Hoàn thành tốt: 6/13 đạt 42.6%;
Hoàn thành: 7/13 đạt 53.8 %.
Về năng lực:
Các Năng lực
Tự phục vụ, tự quản
Hợp tác
Tự học và GQVĐ
TSHS
đánh giá
13
13
13
Tốt
SL
7
8
8
Đạt
%
53.8
61.6
61.5
SL
6
5
5
%
61.6
61.6
61.6
SL
5
5
5
69.2
4
%
46.2
38.5
38.5
Cần cố gắng
SL
%
0
0
0
0
0
0
%
38.5
38.5
38.5
38.8
Cần cố gắng
SL
%
0
0
0
0
0
0
0
0
HSKT
0
0
0
- Về phẩm chất:
Các Phẩm chất
Chăm học, chăm làm
Tự tin, trách nhiệm
Trung thực, kỷ luật
Đoàn kết, yêu thương
TSHS
đánh giá
13
13
13
13
Tốt
SL
8
8
8
9
Đạt
HSKT
0
0
0
0
Từ đầu năm học 2018-2019, với trách nhiệm chủ nhiệm và giảng lớp ghép 5C+1C,
bản thân tôi nhận thấy nhiều em đã có sự cố gắng và vươn lên rõ rệt, với nhóm trình độ lớp
Năm, các em đọc và viết ngày càng đúng ngữ pháp, nhiều em viết chữ đúng, đẹp.
Bài viết chính tả của học sinh lớp 5C
Đối với lớp 1C, với tổng số 7 em nhưng đến tại thời điểm này 7/7 em đã đọc được,
viết đúng chữ và đẹp. Càng ngày, các em càng yêu thích môn học hơn, đến lớp ít nói tiếng
mẹ đẻ, đọc chuẩn, rõ ràng tiếng Việt. Đã biết sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày
nhiều hơn.
Bài tập viết của học sinh lớp 1C
2. Để thực hiện có hiệu quả Giải pháp này, trong quá trình thực hiện cần tập
trung và thực hiện tốt một số biện pháp cơ bản sau:
Một là, giáo viên phải nhiệt tình, kiên trì chịu khó và tận tuỵ với học sinh; nắm bắt
được tâm lý, sở thích của học sinh, hiểu biết tiếng nói, phong tục của người Vân Kiều, có
năng lực sư phạm vững vàng, có sự say mê và sáng tạo trong công việc. Tăng cường Tiếng
Việt cho học sinh dân tộc, phải bắt đầu từ việc rèn cho học sinh biết nghe, biết nói được
tiếng Việt đến rèn kỹ năng đọc, viết đúng tiếng Việt.
Hai là, giúp học sinh tiếp cận với kiến thức và kĩ năng các môn học, trước tiên là
môn Tiếng Việt thông qua kinh nghiệm mà các em tích luỹ được từ trước đó bằng tiếng mẹ
đẻ theo mức độ từ dễ đến khó.
Ba là, coi trọng hoạt động hợp tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo
viên với cộng động và giữa giáo viên với học sinh.
Bốn là, giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm và chú ý đến từng đối tượng học sinh
trong lớp về cuộc sống, môi trường, dụng cụ, phương tiện học tập; tạo điều kiện để các em
học tập và phát huy năng lực sở trường của mình.
Năm là, vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp để thu hút học sinh
tham gia tích cực hoạt động học tập; sử dụng hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học.
Sáu là, tập trung vào sự phát triển và biểu hiện của học sinh qua kết quả học tập như
là một phần của quá trình học tập, coi kết quả đánh giá là một nguồn thông tin hữu ích để
phản hồi cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh, công nhận sự chuyển biến,
vươn lên trong học tập và rèn luyện của học sinh hơn là điểm số.
Bảy là, tăng cường công tác tham mưu cho lãnh đạo nhà trường, phối hợp với Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn, nhân viên thư viện và các tổ chức
đoàn thể xã hội trong quá trình thực hiện. Hay nói cách khác, việc tăng cường tiếng Việt
cho học sinh dân tộc Vân Kiều cần có sự tham gia của nhiều thành phần, nhiều lực lượng
trong xã hội, không chỉ riêng giáo viên giảng dạy và mở rộng phạm vi.
3. Đề xuất, kiến nghị:
- Đối với các cấp: Quan tâm đúng mức công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
năng lực dạy học và phong tục tập quán, tiếng Bru Vân Kiều cho đội ngũ.
- Đối với giáo viên: Ngoài năng lực chuyên môn, cần phát huy lương tâm, tình yêu
thương các em, cần mẫn, kiên trì, chịu khó và thực hiện tốt công tác phối hợp...
Trên đây là “Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp ghép 5C+1C dân
tộc Vân Kiều ở trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học TX” - điểm trường LN. Kính mong
Hội đồng khoa học, đồng nghiệp và bạn đọc góp ý kiến để Giải pháp hoàn thiện và vận
dụng có hiệu quả vào thực tế. Xin trân trọng cám ơn!
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT QUẢNG NINH
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..........................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP GHÉP DÂN TỘC VÂN KIỀU
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU
HỌC TX
Năm học: 2018 - 2019
Quảng Ninh, tháng 10 năm 2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP GHÉP DÂN TỘC VÂN KIỀU
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU
HỌC TX
Năm học: 2018 - 2019
Họ và tên: Trương Thị Hân
Chức vụ: Tổ trưởng – Giáo viên chủ nhiệm lớp 5C+1C
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT TH Trường Xuân
Quảng Ninh, tháng 10 năm 2018