Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm trong việc dạy thơ đường ở môn ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.44 KB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC
DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở MÔN NGỮ VĂN 7”

Quảng Ninh, tháng 10 năm 2018

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC
DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở MÔN NGỮ VĂN 7”

Họ và tên: DƯƠNG THỊ HẬU
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hiền Ninh
Quảng Ninh - Quảng Bình

Quảng Ninh, tháng 10 năm 2018
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:

2



Ngữ Văn là một môn khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong nhà
trường cũng như có giá trị trong thời kỳ mở cửa, hội nhập và trong sự nghiệp
phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Tuy nhiên mục tiêu của việc dạy và học
ở trường THCS nói chung và học sinh lớp 7 nói riêng, để nắm được những kiến
thức cơ bản, có kĩ năng giao tiếp và thực hành cảm thụ để cảm nhận cái hay, cái
đẹp của văn chương rất khó, đặc biệt là mảng thơ Đường (Trung Quốc), ngôn
ngữ đa nghĩa, sâu xa, “ý tại ngôn ngoại”, cấu trúc chặt chẽ, thể hiện quan niệm
nhận thức, tâm tư, tình cảm của con người đời Đường một cách sâu sắc. Nội
dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn mỹ. Thơ Đường là sự kế
thừa và phát triển cao độ của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Do đó, thi pháp thơ
Đường rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc. Hiểu được thơ Đường một
cách thấu đáo đã là khó, việc giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được
còn khó khăn hơn rất nhiều.
Để đáp ứng cao trong quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo, mỗi giáo viên
chúng ta phải đổi mới phương pháp giảng dạy, vận dụng linh hoạt các phương
pháp giảng dạy tích cực phù hợp với lứa tuổi, với từng lớp học và tiết học cụ thể
theo tinh thần “Lấy người học làm trung tâm”, nhằm phát huy tích tích cực,
năng động sáng tạo của học sinh trong việc rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ.
Trong các tiết dạy học thơ Đường tích hợp các phương pháp là phương hướng
chủ đạo, cơ bản, được coi vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học với
phương châm: “Học để hiểu, học để sống và học để làm người” để hòa hợp tâm
hồn, khát vọng sống tốt đẹp và vươn tới chân - thiện - mĩ.
Nhận thức được điều đó, trong mỗi tiết học giáo viên phải gây được hứng
thú làm nóng lên không khí học tập. Bằng cách chọn các điểm sáng thẩm mĩ, các
chi tiết độc đáo, mới lạ của bài, gây được sự chú ý của học sinh đối với bài học,
ổn định được lớp, thiết lập không khí dễ chịu giữa thầy và trò, tạo môi trường
thuận tiện cho bài học mới, đồng thời giúp cho học sinh thoải mái tâm lý và
chuẩn bị kiến thức cần thiết cho bài mới. Xuất phát từ tầm quan trọng của những
tiết thơ Đường, mỗi một giáo viên chúng ta nên phải cân nhắc, quyết định nên
làm những gì và làm như thế nào để có thể thực hiện được mục đích của nó. Vì

vậy, tôi đã đưa ra đề tài: “Một vài kinh nghiệm trong việc dạy thơ Đường ở môn
Ngữ Văn 7” để cảm được cái linh hồn, hơi thở, cái lí của hình thức làm hấp dẫn
cái tình của nội dung trong thơ Đường ở môn Ngữ Văn 7 mà tôi muốn đề cập
đến trong bản sáng kiến này.
1.2. Điểm mới của đề tài:

3


Việc tìm hiểu các phương diện của thơ Đường từ cấu trúc đến cách sử
dụng từ ngữ và cả nội dung, tư tưởng trước đó đã có nhiều đề tài nghiên cứu, tuy
nhiên, trong bản sáng kiến này tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm, thủ thuật nhỏ
nhằm gây hứng thú từ chiều sâu, chuyển tải được “linh hồn” của những bài thơ
Đường ở chương trình Ngữ Văn 7 đến với học sinh ngay trong mỗi tiết học, giúp
học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp khi tiếp nhận chân lí nghệ thuật, góp
phần hiểu thơ Đường một cách chính xác hơn, toàn diện hơn về tư tưởng, phong
cách thơ độc đáo của các bậc nho gia, tiền bối.
Từ thực tế đó tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài và áp dụng trong quá trình
giảng dạy để làm sao các em yêu thích và cảm thụ, chiếm lĩnh được thơ Đường
một cách có hiệu quả nhất.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
a. Thuận lợi:
Qua nhiều năm giảng dạy môn Ngữ Văn 7, thường xuyên tham gia vào các
hoạt động chuyên môn: thiết kế bài dạy, dự giờ đồng nghiệp, sinh hoạt chuyên
môn, kiểm tra đánh giá giờ học, và trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi nhận
thấy:
- Một số học sinh của lớp có khả năng tiếp thu bài nhanh, có năng khiếu về văn
chương. Các em có tinh thần học tập, ham học hỏi, hăng say phát biểu ý kiến
xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ khi lên lớp.

- Bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp, tham gia đầy đủ
các lớp học chuyên đề, các lớp bồi dưỡng thường xuyên của cấp trên tổ chức
nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ theo kịp với xu thế đổi mới của nền giáo dục
nước nhà.
- Hiện nay, đã có nhiều tài liệu tham khảo về thơ Đường giúp ích rất nhiều trong
công tác giảng dạy của giáo viên.
b. Khó khăn:
- Nhiều học sinh tỏ ra ngại học thơ Đường, không hứng thú, học sinh chưa có
thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, còn thờ ơ với tác phẩm văn
chương, có em còn “sợ” thơ Đường bởi vì đó là những bài thơ chữ Hán, từ ngữ
khó hiểu, điển tích, điển cố nặng nề gây cho các em mệt mỏi, mà cách giảng của
giáo viên nhiều lúc cũng chưa làm cho các em hiểu rõ và thấy hấp dẫn, thú vị.
Từ đó học sinh mất hứng thú khi học văn học nước ngoài và kéo theo chất lượng
học văn ngày càng sa sút.

4


- Qua thực tế dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, qua các tiết thao giảng, khi dạy các
bài thơ Đường nhận thấy kết quả chưa cao, một số em thậm chí không nắm được
nội dung bài học.
- Hiện tại môn Ngữ Văn đã có tài liệu tham khảo nhưng các trang thiết bị như
tranh ảnh của một số tác phẩm có đoạn trích được học trong sách giáo khoa ở
thư viện không có, do đó rất khó khăn cho học sinh hình dung được nội dung
của tác phẩm.
- Hiện nay do xu thế của xã hội nên học sinh xem nhẹ các môn khoa học xã hội,
trong đó có môn Ngữ Văn dẫn đến chất lượng học tập không cao. Thấy được
những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã cố gắng khắc phục để vận dụng những
kinh nghiệm mà trong thực tế tôi đã áp dụng và đã thu được những kết quả nhất
định trong quá trình giảng dạy.

c. Kết quả trước khi thực hiện đề tài:
Tôi đã thực hiện khảo sát ở hai lớp 71 và 72 với đề bài:
Hãy viết đoạn văn khoảng một trang giấy A4 cảm nhận về bài thơ “Hồi hương
ngẫu thư” (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) của Hạ Tri Chương
Kết quả thu được như sau:
Lớp
71
72

SL
37
36

G
SL
4
02

%
10,8
5,6

Kết quả
K
TB
SL % SL %
14 45,9 15 32,5
13 36,1 14 38,9

Yếu

Kém
SL % SL %
04 10,8 0
0
07 19,4 0
0

Ghi
chú

2.2. Các giải pháp trong việc dạy thơ Đường ở môn Ngữ Văn 7:
2.2.1. Tiếp cận tốt tác phẩm:
Tiếp cận tác phẩm là một bước cực kì quan trọng khi dạy và học một tác
phẩm văn chương nói chung và đặc biệt là đối với một bài thơ Đường nói riêng.
Bấy lâu nay phần lớn giáo viên chưa chú trọng bước này và nghĩ rằng tiếp cận
tác phẩm chỉ là đọc tác phẩm và trả lời các câu hỏi cuối bài. Điều đó chưa đủ khi
dạy một bài thơ Đường. Trước khi dạy một bài thơ Đường tôi đã giúp các em
tiếp cận tác phẩm bằng các việc làm cụ thể như sau:
a. Phải đọc kĩ phần nguyên tác, dịch nghĩa và dịch thơ, đối chiếu bản dịch
thơ với nguyên tác.
Nguyên tác là biểu hiện trực tiếp những tư tưởng và những nỗi niềm thầm
kín của tác giả. Chúng ta chỉ có thể hiểu đúng, hiểu đủ và hiểu sâu sắc tác phẩm
khi xuất phát và trung thành với nguyên tác trong quá trình phân tích. Dẫu có
5


nhiều bản dịch thơ hay nhưng không hẳn nó đã lột tả hết được những điều tác
giả muốn gửi gắm trong đó. Bằng cách đối chiếu với nguyên tác, giáo viên sẽ
giúp học sinh nhận ra ý tứ sâu xa của nguyên tác mà nếu chỉ dừng lại ở bản dịch
thôi thì chưa đủ.

Ví dụ: Trong bài “Tĩnh dạ tứ ” của Lí Bạch.
“Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương”
(Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)
Nguyên bản “nghi” có nghĩa là “ngỡ là” nhưng bản dịch thơ đã thêm hai
từ “rọi” và “phủ”. Làm thế khiến cho ý vị trữ tình trở nên mờ nhạt và nhiều
người lầm tưởng hai câu đầu chủ yếu thuần túy tả cảnh. Vì học sinh không học
ngữ pháp tiếng Hán cho nên giáo viên phải xác định cho các em biết các động từ
quan trọng trong bài thơ, những từ liên quan đến việc giải thích cảm xúc của tác
giả, giải thích nghĩa các từ vì bản thân chúng có khả năng biểu cảm lớn.
Phần lớn giáo viên khi dạy thơ Đường chỉ chú ý đến phần dịch thơ và bám
vào đó để phân tích (vì phần phiên âm chữ Hán giáo viên nghĩ là khó nên bỏ
qua). Đọc tác phẩm thơ Đường là phải đọc cả phần phiên âm chữ Hán, dịch
nghĩa và dịch thơ. Đặc biệt chú đến phần phiên âm chữ Hán vì phần phiên âm
này có lúc đã vượt khỏi tầm hiểu biết của học sinh, nhưng dù khó đi chăng nữa
việc tìm hiểu kĩ phần phiên âm chữ Hán giúp học sinh bước đầu có cách cảm
nhận riêng mà phần dịch thơ không thể thay thế được. Để làm nổi bật bức tranh
thiên nhiên và bức tranh tâm trạng, các tác giả dùng những từ ngữ gợi tả hình
tượng, màu sắc, đường nét cho nổi hình trước mắt người đọc. Đồng thời mỗi bài
thơ là một bản nhạc, nhạc của thanh điệu, vần, luật, tiết tấu, đối. Sự hài hòa về
âm điệu, nhịp điệu, sự thống nhất về âm hưởng làm cho bài thơ trở thành một
tấm dệt âm thanh tinh xảo tạo nên một khả năng biểu hiện nội dung mạnh mẽ.
Vì thế yêu cầu đọc thơ phải “Vang hết lời, rung hết nhạc” giúp các em biết lắng
nghe ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản nghệ thuật ngôn từ, hình thành ở các
em nhu cầu cảm nhận, xúc cảm và rung động chân thành trước mỗi cái hay, cái
đẹp toát ra từ mỗi âm thanh, nhịp điệu, âm hưởng của bài thơ. Với mục đích đó
khi hướng dẫn đọc giáo viên phải hướng dẫn đọc một cách cặn kẽ, hướng dẫn
các em đọc sáng tạo, chú ý cách ngắt nhịp, giọng thơ. Sau đó giáo viên đọc mẫu
cả đoạn thơ hoặc một vài câu thơ, cũng có thể cho các em cảm thụ bài thơ qua

các giọng đọc của các nghệ sĩ mà mình sưu tầm, thu âm được.

6


b. Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Hiểu được nội dung tác
phẩm phải gắn tác giả với một giai đoạn lịch sử nhất định để học sinh dễ dàng
nắm bắt được ý tưởng của nhà thơ thông qua thời đại, xã hội mà tác giả sinh
sống. Không chỉ có thế bởi thơ là tiếng lòng là tiếng nói của con tim thi nhân
nên việc nắm được hoàn cảnh, tính cách của tác giả, cũng là một việc rất cần
thiết để hiểu được nội dung tác phẩm. Vì vậy trong mục này giáo viên cho học
sinh tìm hiểu kĩ phần chú thích ở sách giáo khoa, thu thập thông tin về tác giả và
tác phẩm, tổng hợp những ý cơ bản, và dẫn dắt học sinh tiếp nhận thông tin qua
phương pháp tái hiện. Bên cạnh đó tôi thu thập các hình ảnh về tác giả, tác phẩm
qua mạng intent, sử dụng powerpoint, trình chiếu trong tiết học gây sự hứng thú,
giúp học sinh hình dung được phong thái, tính cách, tâm tư của nhà thơ, từ đó
tiếp cận nội dung bài thơ một cách dễ dàng.
c. Tìm hiểu bố cục.
Nếu như bố cục phục vụ cho việc phân tích thì nên tìm hiểu. Còn nếu
không, giáo viên cứ bám vào nội dung để khai thác. Điều này sẽ giúp cho giờ
dạy kiến thức rõ hơn, dễ hiểu hơn.
Trong thực tế giảng dạy, tôi rút ra kinh nghiệm, nếu cắt ra từng mảng tách
bạch, làm mất đi phần hồn của bài thơ Đường. Ở những bài được đưa vào
chương trình 7, đó là những bài đặc sắc, mẫu mực về nội dung, nghệ thuật.
Trong từng câu bao hàm cả cảnh và tình, cảnh có tình, tình có cảnh, tình lồng
vào cảnh, nếu như dạy phân chia bài thơ sẽ thiếu cảm xúc.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” mà lại chia ra:
+ Cảnh trăng sáng (Hai câu đầu)
+ Tâm trạng nhân vật (Hai câu sau)

Thì đã đánh mất đi cái hồn của bài và như vậy cái giá trị của thơ Đường cũng
mất. Để cho dễ phân tích và học sinh dễ cảm thụ cái hay, cái ý tình của tác
phẩm, giáo viên phải nghiền ngẫm hướng đi và đặt ra tiêu đề cho các phần mục.
Tiêu đề vừa bao quát được ý, vừa phù hợp với ý tình, hướng khai thác nội dung.
Giáo viên có thể đặt tiêu đề cho bài thơ này là:
1. Cảnh trong đêm thanh tĩnh.
2. Cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh.
Với cách đặt này, vừa rõ ràng ý trong bài, vừa làm rõ chủ đề mà giáo viên lại dễ
hướng dẫn cho học sinh cảm thụ.

7


d. Hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt.
Nắm được nghĩa các yếu tố Hán Việt giúp các em bước đầu nắm được
nội dung bài thơ. Các phần chú giải văn bản, giải thích từ Hán Việt, các điển
tích, điển cố trong bài thơ chính là phá vỡ hàng rào ngôn ngữ, rút ngắn khoảng
cách giữa học sinh và các triều đại lịch sử. Việc nắm chắc nghĩa các yếu tố Hán
Việt tạo cơ sở cho học sinh hiểu một cách khái quát nghĩa của từng câu thơ, để
từ đó hiểu được nội dung tác phẩm cao hơn là học sinh biết vận dụng để giao
tiếp phù hợp với văn cảnh.
Sách giáo khoa Ngữ Văn đã giải nghĩa các yếu tố một cách cơ bản, nhưng
với những từ khó hoặc những từ dễ nhầm lẫn, bởi vậy khi lên lớp giáo viên phải
lấy thêm ví dụ để học sinh dễ hiểu. Sử dụng lời giảng thuật để dẫn dắt học sinh
tiếp cận văn bản. Sau khi nắm chắc nghĩa từng yếu tố và nghĩa từng câu. Các em
phải biết so sánh phân biệt phần dịch thơ với nguyên tác. Bởi vì không phải
phần dịch thơ nào cũng đạt tới “mười phân vẹn mười”. Từ đó bước đầu các em
cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm, nét độc đáo trong tâm hồn, phong cách
nghệ thuật của từng câu thơ.
Trong bài “Tĩnh dạ tứ” tác giả cảm nhận được ánh trăng sáng qua tư thế

nằm trên giường từ “sàng” nghĩa là “giường” nói lên điều đó. Nếu thay từ
“đình” có nghĩa là “sân” hoặc những từ ngữ khác thì ý nghĩa của câu thơ sẽ bị
giảm sút. Không còn sự thao thức, trằn trọc, băn khoăn khi nghĩ về quê hương
yêu dấu. Hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt cách so sánh nghĩa giữa bản dịch và
nguyên tác để học sinh thu nhận được kiến thức một cách sâu sắc, toàn diện.
2.2.2. Định hướng kiến thức cơ bản:
Kiến thức cơ bản là kiến thức cụ thể nhưng ở dạng tập trung hơn, trừu
tượng hơn, làm bộc lộ bản chất của cái cụ thể. Biết định hướng, làm rõ hệ thống
kiến thức cơ bản sẽ tránh bài dạy dàn đều và tràn lan, làm cho học sinh nhồi nhét
quá nhiều thông tin. Đặc biệt ở đây lại là thơ Đường rất hàm súc và nhiều tầng ý
nghĩa. Cùng với nó, đối tượng tiếp cận lại là học sinh lớp 7. Kiến thức cơ bản ở
đây chủ yếu là hướng dẫn các em học sinh tìm hiểu: hệ thống cảm xúc, rung
động và tâm trạng tình cảm, các biện pháp nghệ thuật và bút pháp chủ đạo của
thơ Đường qua bức tranh thiên nhiên sinh động.
a. Nghệ thuật sử dụng phép đối
- Phép đối trong thơ Đường là một biện pháp tu từ tạo ra các từ ngữ, chi tiết,
hình ảnh đối lập, trái ngược nhau nhằm mục đích bổ nghĩa, so sánh, nhấn mạnh,
diễn đạt thể hiện rõ tư tưởng của bài.
- Phép đối có nhiều loại như: đối thanh, đối nghĩa, đối cú, đối ngẫu.

8


Ví dụ: Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch, mới đọc
nhiều người ngỡ đây là bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Nhưng thực ra không phải thế.
Bởi Lí Bạch đã không phối hợp các thanh điệu trong mỗi câu thơ và trong mỗi
cặp thơ theo đúng luật bằng trắc của thơ Đường mà viết phóng túng theo cảm
xúc của mình. Các nhà nghiên cứu xếp bài này thuộc thơ “cổ thể”, tức là thể thơ
xuất hiện trước thơ Đường. Một thể thơ trong đó thường có 5 hoặc 7 chữ, song
không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc. Mặc dù vậy, tác

giả đã sử dụng phép đối trong bài thơ.
Phép đối trong thơ đòi hỏi các bộ phận tham gia đối phải có số lượng câu,
chữ như nhau, chức năng ngữ pháp hay từ loại giống nhau ở hai vế. Trong bài
thơ này, phép đối đã được sử dụng rất hoàn chỉnh trong hai câu thơ cuối:
“Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương”
Các cặp đối: cử - đê, vọng - tư, nguyệt - hương. Tuy nhiên, hiện tượng trùng chữ
hai câu thơ “Cử đầu vọng minh nguyệt / Đê đầu tư cố hương”, chữ “đầu” ở câu
trên đối với chữ “đầu” câu dưới bị trùng thanh, trùng chữ nhưng ở thơ cổ thể thì
cho phép, còn ở thơ Đường luật thì không được như vậy.
Sau khi học sinh chỉ ra phép đối thì phải nêu được tác dụng của phép đối
khi sử dụng trong thơ. Hiệu quả của phép đối trên chính là tạo ra sự so sánh để
từ đó nhấn mạnh hai hành động liền mạch trong tâm hồn của một chủ thể trữ
tình. Tâm trạng đầy nhớ nhung, bức bối, thể hiện khi nhìn lên cao gặp vầng
trăng sáng - vầng trăng đơn lẻ, trong hình ảnh ánh trăng vời vợi ấy là những kỉ
niệm của quê hương xa cũ, dù hoạt động hướng ngoại hay hướng nội thì nỗi nhớ
quê hương cũng không vơi đi, cho thấy chủ thể trữ tình cô đơn biết chừng nào,
yêu quê hương tha thiết xiết bao.
b. Xác định bút pháp tả cảnh ngụ tình “ý tại ngôn ngoại”.
Trước hết, có thể hiểu “ý tại ngôn ngoại” là ý ở ngoài lời. Nghĩa là không
thể nắm được hết ý nếu chỉ căn cứ vào lời. Một trong những đặc điểm quan
trọng của thơ Đường là ngôn ngữ đạt đến sự tinh luyện, lời thơ ít nhưng ý tứ sâu
xa, lời ít ý nhiều, lời hết mà ý chưa hết. Các nhà thơ Đường ít khi bày tỏ hết lòng
mình trên câu chữ. Dạy học thơ Đường nếu chú ý đến “ý tại ngôn ngoại” sẽ làm
nội dung bài giảng sâu sắc hơn.
Từ xa xưa, con người vốn gần gũi với thiên nhiên. Mỗi khi có niềm vui
hay nỗi buồn, người ta thường tìm đến thiên nhiên như một người tri âm. Vì vậy
nhiều khi thiên nhiên mang tâm sự nỗi niềm của con người. Đây là biểu hiện của
bút pháp tả cảnh ngụ tình, thông qua cảnh vật để gửi gắm tình cảm.


9


Ví dụ: Trong bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch
- Câu 1, 2: mới đọc, ta ngỡ rằng chỉ tả ánh trăng trong đêm khuya, không có tả
tình. Chỉ có một từ “nghi” có nghĩa là “ngỡ là”, ở trong bài thơ dịch thêm có chữ
“rọi” và “phủ”, từ đây dẫn tới hai câu này chỉ thuần túy tả cảnh, thực ra không
phải là tả cảnh mà ở đây chủ thể cảm xúc vẫn là nhà thơ Lí Bạch: Ông ngỡ
ngàng khi đột nhiên thức giấc giữa đêm khuya nên đã nhìn nhầm “nghi - ngỡ”,
ánh trăng rất sáng lúc đó thành ra sương trắng. Cảnh ở đây chứa đựng cảm xúc
của con người, được cảm nhận bởi con người. Ánh trăng vẫn chỉ là đối tượng
cảm xúc của con người, ở đây vẫn có tình người được lột tả. Vậy hai câu này
không phải thuần túy tả cảnh.
- Câu 3, 4: nếu hai câu trên, nhà thơ tả ngoại cảnh trước, nội tâm sau, thì đến
đây, cảnh và tình, cử chỉ và tâm trạng hài hòa đan xen không thể tách bạch.
Trong cái đêm thanh tĩnh ấy, trăng rất sáng, rất đẹp nhưng lòng người không thể
vui với trăng được, mà trái lại dù ngẩng đầu nhìn trăng hay cúi đầu nhìn đất thì
nỗi nhớ quê vẫn khắc khoải trong lòng. Các động từ cử, vọng, đê, tư (ngẩng nhìn - cúi - nhớ) liên kết chặt chẽ với nhau, vừa tả cử chỉ, vừa biểu hiện tâm
trạng nhà thơ thật hài hòa đậm nét. Vậy hai câu này không thuần túy tả tình.
Bốn câu thơ, đan xen vừa tả cảnh vừa biểu hiện tình cảm nhà thơ, cảnh và tình
quan hệ khăng khít trong từng cặp đôi, khó mà tách bạch.
2.2.3. Xác định được thi pháp thơ Đường trong các bài thơ:
Yếu tố làm nên sự hấp dẫn của các bài thơ Đường, dẫn dắt vào thế giới
nghệ thuật của tác phẩm. Đó chính là thi pháp, gồm có các phương diện sau:
- Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Đường.
- Không gian và thời gian nghệ thuật.
- Kết cấu trong thơ Đường.
a. Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Đường.
Nhà văn Gorki nói rằng: “Văn học là khoa học về con người”, tức là con
người là chủ thể, là đối tượng, đồng thời cũng là mục đích cứu cánh của văn

học. Sáng tác văn học là một hoạt động phản ánh và thể hiện con người. Quan
niệm nghệ thuật của con người là hướng ta chủ yếu nhìn về đối tượng văn học,
trung tâm quan niệm thẩm mĩ của nghệ sĩ. Hình thức nghệ thuật bao giờ cũng
phản ánh, miêu tả, thể hiện nhân vật mang trong nó quan niệm của tác giả.
Con người là yếu tố trung tâm, chi phối các yếu tố thi pháp khác. Bởi thế
xác định được con người trong thơ Đường là xác định được nội dung chính, tư
tưởng, ý nghĩa của bài thơ.

10


Ví dụ: Trong bài “Vọng Lư Sơn bộc bố” và “Tĩnh dạ tứ” ta thấy con
người xuất hiện ở đây là con người vũ trụ, luôn khát vọng và hoà hợp với thiên
nhiên. Cả không gian bao la của dãy núi Lư Sơn như thu vào tầm mắt của Lý
Bạch. Từ đó ta có thể thấy được đây là người yêu thiên nhiên, ưa tự do, phóng
khoáng, lãng mạn như một “Tiên thi”.
Trong bài: “Hồi hương ngẫu thư” con người xuất hiện ở đây lại là con
người đời thường, con người hành động, con người chịu nhiều những biến cố
thăng trầm, những bon chen của của cuộc sống. Vì vậy, họ đề cao cái tâm hơn.
Đó là tình cảm, hoài niệm, ưu, sầu, ngậm ngùi, trở thành khách lạ trong khoảnh
khắc đặt chân về cố hương. Qua đó bộc lộ được tính nhân văn giữa con người
với con người, mà chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ tác động sâu sắc đến tình cảm,
lẽ sống. Như vậy nắm được chủ thể trong thơ Đường nghĩa là nắm được linh
hồn của văn bản. Khi khai thác văn bản học sinh sẽ tiếp thu nhanh nhất bức
tranh tâm trạng của nhà thơ, từ đó nắm được ý nghĩa mà tác giả nhắn gửi trong
tác phẩm.
b. Không gian và thời gian nghệ thuật.
Không gian và gian làm nên hình thức tồn tại của thế giới, của vật chất và
cũng là hình thức tồn tại của con người. sự tồn tại của con người lại là “tòa thiên
nhiên” trong đại vũ trụ.

Không gian và thời gian trong thơ Đường nó mang tính đối xứng với con
người ở vị trí trung tâm.
Trong bài: “Vọng Lư Sơn bộc bố”, “Tĩnh dạ tứ” từ một điểm nhìn con
người nhìn ra mọi phía, bao quát cảnh vật để tìm ra “cái thần” của bức tranh
thiên nhiên, mới tái hiện được cái hùng vĩ, tráng lệ của cảnh ở đây. Con người
được bao bọc giữa sơn thuỷ hữu tình, giữa mây trời non nước. Không gian mở
ra mọi hướng và tâm hồn con người cũng tương thông với không gian ấy được
thể hiện một cách tinh tế. Từ đó bộc lộ được tình cảm yêu quê hương thắm thiết
của tác giả.
Nếu như “Vọng Lư Sơn bộc bố” và “Tĩnh dạ tứ” không gian mở ra mọi
hướng, thì ở “Hồi hương ngẫu thư” lại là không gian đời thường có xu hướng
thu hẹp, dồn nén con người vào những địa dư chật hẹp, những góc sinh hoạt,
hoạt động trong thôn xóm, làng mạc cụ thể của thời đương đại. Vì thế mà tính
hiện thực được gợi lên rất rõ nét, vừa có giá trị phản ánh cuộc sống vừa có giá trị
nhân văn sâu sắc.
Không gian và thời gian trong thơ Đường có tính biện chứng. Đó là cái lẽ
mà các nhà thơ dùng không gian để thể hiện thời gian. Thời gian với không gian

11


thống nhất lại làm nên một thế giới, một cuộc sống, một phong cách bất hủ của
nhà thơ.
c. Kết cấu trong thơ Đường
- Về niêm luật.
Niêm luật là sự kết dính, các câu trong bài có luật giống nhau thì gọi là
“niêm”.
Khi dạy thơ Đường giáo viên cần phải luôn chú ý cho học sinh hiểu rõ niêm
luật trong thể thơ Đường luật. Đây là vấn đề rất quan trọng trong việc khai thác
cái hay, cái đúng, cái đẹp của tác phẩm.

- Luật bằng trắc.
+ Các chữ không dấu và chỉ có dấu huyền: thuộc thanh bằng.
+ Các chữ có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã: thuộc thanh trắc.
+ Các chữ thứ nhất, ba, năm là bằng hay trắc đều được, nhưng các chữ thứ hai,
tư, sáu phải theo đúng luật bằng trắc.
+ Trong các câu thơ các chữ thứ 2,4, 6 phải đối thanh.
- Ngôn ngữ trong thơ Đường luật.
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy, ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất
của văn học mà theo quan niệm của người Trung Hoa cho "thơ là tuyệt đỉnh của
văn nghệ".
Ngôn ngữ trong thơ Đường có tính hàm súc. Khiến học sinh gặp không ít
khó khăn trong quá trình hiểu văn bản. Vì thế các em hiểu rõ những từ ngữ trong
bài thơ rất lơ mơ, do đó các em rất khó cảm nhận hết được tư tưởng mà nhà thơ
gửi gắm vào bài viết. Chính vì vậy trước khi tìm hiểu một bài thơ Đường luật tôi
thường yêu cầu học sinh tự tra những từ ngữ đó trong phần cuối sách ở nhà, để
khi đến lớp các em dễ dàng tiếp nhận tác phẩm hơn.
Ngoài ra một yếu tố được coi trọng là yếu tố hoạ, nhạc "Thi trung hữu
hoạ", "Thi trung hữu nhạc". Để làm nổi bật được "bức tranh" trong bài thơ người
ta sử dụng lối văn hình ảnh, dùng từ ngữ gợi tả hình tượng màu sắc, đường nét
cho nổi hình trước mắt người xem.
Trong thơ Đường thường không có hư từ mà chỉ có những thực từ gắn kết
với nhau theo cấu trúc nội tại, vì thế khi phân tích giáo viên coi trọng việc khai
thác từng tiếng, từng từ, từng hình ảnh kết hợp việc phân tích, giảng thuật để từ
đó học sinh cảm nhận được những tấc lòng của thi nhân, những nỗi niềm tâm sự

12


thầm kín. Đó chính là sự cô đúc, súc tích được sản sinh từ một kiểu tư duy nghệ
thuật, một thi pháp độc đáo của các nhà thơ xưa.

Tóm lại, xác định được các yếu tố thi pháp là một việc, nhưng cái quan
trọng ở đây là cách vận dụng sát hợp với đối tượng học sinh lớp 7 với những
khái niệm còn xa lạ của thi pháp thơ Đường trong từng bài cụ thể. Để có thể đưa
những vấn đề cao xa, trừu tượng của thi pháp thơ Đường vào đầu óc non trẻ, có
thể đưa bằng nhiều cách như: cụ thể hoá, cảm tính hoá, thậm chí trực quan hoá
các khái niệm thi pháp thơ Đường trong quá trình dẫn dắt và tiến hành dạy các
bài thơ.
Khi vận dụng các yếu tố thi pháp phải linh hoạt, phù hợp với từng bài thơ.
Không cứng nhắc, áp đặt. Làm thế nào để học sinh nắm bắt được nội dung cũng
như giá trị nghệ thuật của bài thơ. Gây được sự hứng thú khi học thơ Đường,
biến cái khó thành cái bình thường, từ chỗ chán nản đến chỗ ham thích, say mê
nghiên cứu thơ Đường. Như vậy thơ được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ có vần có
nhịp nhưng trước hết nó phải là tiếng nói xuất phát từ trái tim. Mục đích của thơ
Đường phải là "ngôn chí", "trữ tình"
2.2.4.Vận dụng phần tổng kết của văn bản thơ Đường để củng cố, rèn kĩ
năng làm văn biểu cảm:
Cùng với việc bồi dưỡng cho học sinh từ Hán Việt, giáo viên cho học sinh
khắc sâu kiến thức để rèn kĩ năng biểu cảm: cách lập ý, sử dụng yếu tố tự sự và
miêu tả, bố cục bài văn biểu cảm, luyện nói về văn biểu cảm.
Cách kết hợp này chính là phương tiện bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Để làm
được điều đó, giáo viên cần phải dẫn dắt, tổ chức linh hoạt trong cách thức tổ
chức tiết học, đồng thời tạo điều kiện cho các em tự bộc lộ suy nghĩ, tâm tư,
sáng tạo của học sinh tạo được ấn tượng thẩm mĩ, phát hiện, gợi tìm, đánh giá,
tự khám phá, tự phát hiện, trao đổi.
Như ta đã biết, thời lượng dành cho văn bản thơ Đường là một tiết học nên giáo
viên và học sinh có rất ít thời gian để cảm thụ tác phẩm. Giáo viên cần phải bình
giảng thêm về các chi tiết, sự việc, các tín hiệu thẩm mĩ để học sinh khắc sâu
hơn về tác giả, tác phẩm. Việc bình giảng, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo ở
những thời điểm thích hợp để tạo được hiệu quả tiếp nhận và từ đó có kĩ năng
thâm nhập, cảm thụ tốt.

Sau khi giáo viên đã giúp học sinh giải mã những nội dung trong tác phẩm, hiểu
đúng đắn thì phần cuối cùng phải cho học sinh nắm lại nội dung, đặc sắc nghệ
thuật, trình bày cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ và dấu ấn của mình về tác giả (tài
năng, nhân cách, tình yêu…). Đây là phần không thể thiếu, vì nó giúp học sinh

13


tái hiện đầy đủ lại nội dung và giá trị bài thơ, con người tác giả, có nghĩa là ở
phần này học sinh biết được biểu cảm về cái gì, biểu cảm như thế nào và từ đó
nâng cao lên thành kĩ năng làm văn biểu cảm ở lớp 7.
2.2.5. Ứng dụng các thiết bị dạy học hiện đại vào bài giảng:
Đây là hoạt động khá quan trọng, giáo viên sử dụng phù hợp sẽ làm cho
giờ học sinh động, bớt khô khan, học sinh phát huy tốt khả năng tư duy, trí liên
tưởng, tưởng tượng giúp cho việc cảm thụ sâu sắc hơn, tuy nhiên tránh lạm dụng
công nghệ thông tin để học sinh không bị phân tán tư tưởng.
- Khai thác thông tin, tranh ảnh, tư liệu, sách báo, tạp chí, bài giảng từ mạng
internet.
- Trong quá trình tham khảo sách, báo, tài liệu, tranh ảnh đặc biệt cần thiết thì có
thể dùng máy scan quét ảnh để lưu vào USB, cập nhật vào kho tư liệu của mình
để phục vụ quá trình giảng dạy.
- Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ thông
qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính.
Ví dụ: Khai thác các đoạn phim về tác giả, tác phẩm văn học được chuyển
hóa thành phim hoặc các bài hát thì thực hiện thao tác mở các băng hình, các đĩa
CD, lựa chọn các đoạn phim làm tư liệu giảng dạy rồi lưu dữ liệu làm tư liệu
giảng dạy.
- Phần mềm Powerpoint, đây là phần mềm đơn giản, dễ trình chiếu có tác dụng
tích cực và rõ nét nhất; mỗi slide giáo viên có thể chọn hiệu ứng phù hợp, chọn
ngữ liệu phù hợp với nội dung, hoặc mang tính chất trực quan liên tưởng như

đưa các tư liệu phim, tranh ảnh làm cho bài học sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần lưu ý sử dụng phải phù hợp cụ thể
với nội dung bài dạy, không lạm dụng mà phải thận trọng, cân nhắc lựa chọn bài
học và giáo viên phải lưu ý đến khả năng lĩnh hội, tiếp thu, ghi chép của học
sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời nhằm ươm mầm cảm xúc, bồi dưỡng tư
tưởng thẩm mĩ cho học sinh từ những tiết học ứng dụng các thiết bị dạy học hiện
đại vào bài giảng góp phần làm đổi mới phương pháp dạy học.
2.3. Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài:
Lớp SL
71
72

37
36

G
SL
6
5

K
%
16,2
13,9

SL
16
15

%

43,3
41,7

Kết quả
TB
SL %
13 35,1
12 33,3

14

Y
SL
02
04

%
5,4
11,1

Kém
SL %
0
0
0
0

Ghi
chú



Sau khi áp dụng đề tài này, học sinh hiểu bài hơn, hứng thú hơn, thoải mái
hơn mỗi khi học thơ Đường, có nhiều em cảm thấy khá thú vị và hấp dẫn, đánh
thức đam mê của mình khi tiếp nhận về những bài thơ Đường, đỉnh cao nghệ
thuật của thơ ca cổ điển Trung Quốc ngay trong mỗi tiết học, giờ học.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Với việc tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực, lấy nghệ thuật truyền
cảm hứng làm phương hướng chủ đạo, theo tinh thần “Lấy người học làm trung
tâm” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, và đặc biệt
là bản thân đã mạnh dạn áp dụng. Vận dụng các thủ thuật vào bài, vào các tiết
học nhằm gây hứng thú cho các em đối với bài học ngay từ những phút đầu tiên
của giờ học, nên kết quả học tập của các em trong những năm qua có sự cải
thiện đáng kể. Các em yêu thích và say mê với bộ môn Ngữ Văn hơn. Trong các
tiết học, các em hứng thú hơn, mạnh dạn, tự tin, và tích cực tham gia vào các
hoạt động học tập hơn, đựơc hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn và có cơ
hội để thể hiện mình nhiều hơn. Từ đó, chất lượng bộ môn cũng tăng lên rõ rệt.
Bản thân tôi cảm thấy tự tin và vững tâm hơn khi đứng trên bục giảng. Ngày
càng thêm yêu nghề, yêu các em học sinh hơn. Đây là chìa khoá, là kim chỉ nam
giúp tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy của mình.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập
của học sinh là điều mà mỗi một giáo viên chúng ta phải làm để đáp ứng với
mục tiêu đào tạo cũng như với nhu cầu thời đại. Nhưng đổi mới như thế nào để
có hiệu quả cao trong quá trình dạy học là điều mà mỗi chúng ta nên suy nghĩ,
trăn trở, phải đầu tư thời gian cũng như trí tuệ để tìm tòi, học hỏi và áp dụng một
cách linh hoạt vào từng tiết học cụ thể. Việc thiết kế, vận dụng linh hoạt các thủ
thuật vào bài nhằm gây được sự chú ý của các em học sinh, gây hứng thú đối với
bài học, ổn định được lớp, kiểm tra ôn lại được bài cũ, đồng thời giúp cho học
sinh chuẩn bị được tâm lý và kiên thức cần thiết cho bài mới là điều mà mỗi
giáo viên chúng ta đang mong muốn, đang từng bước áp dụng và đem lại kết

quả cao.
Trong thực tế, những hoạt động và thủ thuật dùng cho việc dạy thơ Đường
có thể cùng một lúc đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, chúng ta nên
tìm cách sáng tạo để có được một cách vào bài sao cho hấp dẫn cho đến hết tiết
học, cùng một lúc có thể đáp ứng được nhiều nhiệm vụ đặt ra ở. Bằng cách đó,
chúng ta đã gây được sự chú ý, gây hứng thú đối với bài học, đồng thời cũng đã
giúp học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiến thức cần thiết cho bài mới.
15


Trên đây là một số vấn đề mà trong quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên
cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học Ngữ
Văn nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh mà tôi mạnh dạn đưa ra để
các bạn đồng nghiệp, quý thầy cô cùng tham khảo và đúc rút thêm kinh nghiệm.
Tất nhiên trong đề tài nghiên cứu sẽ có nhiều vấn đề chưa hợp lý, chưa
giải thích một cách thoả đáng. Vậy nên tôi rất mong các bạn đồng nghiệp, các
quý thầy cô đóng góp ý kiến xây dựng cho đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn
thiện hơn, để việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học ngày một đạt kết quả
tốt hơn, đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đáp ứng được nhu cầu
đổi mới phương pháp dạy học.
“Hãy phấn đấu để mỗi tiết học Ngữ Văn ở trường THCS, nhất là học sinh
lớp 7 được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và
quan trọng là suy nghĩ được nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học
tập”.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
- Mỗi giáo viên cần đầu tư thời gian hơn cho phần dạy thơ Đường chứ không
nên bỏ qua vì đây là phần quan trọng trong việc truyền cho học sinh ngọn lửa
say mê, hứng thú, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong kết tinh nghệ thuật đỉnh cao
của thơ ca nhân loại.
Để việc dạy thơ Đường đạt kết quả, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:

- Đây là mảng văn học khó dạy cho nên nhà trường tăng cường sách tham khảo
về thơ Đường giúp giáo viên có thêm tài liệu để nghiên cứu.
- Các cấp lãnh đạo nên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về phương pháp
giảng dạy thơ Đường trong chương trình THCS. Tổ chức dạy thể nghiệm rộng
rãi để giáo viên dạy môn Ngữ Văn trong toàn huyện đóng góp ý kiến để giờ dạy
các tác phẩm thơ Đường đạt kết quả đúng với vị trí và tầm quan trọng của nó.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Ngữ Văn 7 tập 1 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2015.
2. Nam Trân thơ Đường, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội 1987.
3. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam - Lí luận văn học, nhà
xuất bản giáo dục Hà Nội, 1987.
4. Trương Chính, Nguyễn Khắc Phi - Giáo trình văn học Trung Quốc, nhà
xuất bản giáo dục Hà Nội, 1988.
5. Nguyễn Thị Bích Hải - Thi pháp thơ Đường, nhà xuất bản Thuận Hóa,
Huế 2006.
6. Trần Đình Sử - Giáo trình thi pháp học, Trường ĐHSP Huế,1988
7. Ngữ Văn tư liệu Nhà xuất bản giáo dục, Đỗ Ngọc Thông (chủ biên),
2009

17


MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài ……………….…………………………. Trang 01
1.2. Điểm mới của đề tài ……..………………………………… Trang 02

2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu …………………. Trang 02
2.2. Các giải pháp trong việc dạy thơ Đường ở môn Ngữ Văn 7...Trang 03
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến …………………………………….. Trang 13
3.1. Những kiến nghị, đề xuất …………………………………. Trang 14

18


XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG NINH
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

19



×