Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

KINH NGHIEM NANG CAO HIEU QUA KHAI THAC KENH HINH TRONG SACH GIAO KHOA LICH SU 8 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.4 KB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC
KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 8,9”

Họ và tên: Trương Thị Huyền Trang
Chức vụ: TTCM
Đơn vị công tác: Trường THCS AnNinh

Quảng Ninh, tháng 5 năm 2018

Trang 1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC
KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 8,9”

Quảng Ninh, tháng 5 năm 2018

Trang 2


PHỤ LỤC
trang
1. Phần mở đầu ……………………………………….…………….………...3


1.1. Lí do chọn sáng kiến………………………………………….…………....3
1.2. Điểm mới của sáng kiến…………………………………….……………..3
2. Phần nội dung…………………………………………………….………... 4
2.1.Thực trạng…………………………………………………………………. 4
2.1.1.Thuận lợi. …………………………………………………………..…… 4
2.1.2. Khó khăn. …… ………………………………………………………… 4
2.2.Các giải pháp…………………………………………………….………… 5
2.2.1. Đối với giáo viên…………………………………………………………5
2.2.2. Đối với học sinh. ………………………………………………………...5
2.2.3. Các phương pháp khai thác kênh hình …………………………………..5
3. Phần kết luận. …………………………………………………...…………13
3.1.Ý nghĩa sáng kiến………………………………………………..…………13
3.2.Kiến nghị, đề xuất…………………………………………………………..14

Trang 3


1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn sáng kiến:
Lịch sử là một trong những bộ môn khoa học rất quan trọng, vì môn Lịch sử
giúp các em biết được quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhất là biết
được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng cho các em lòng
tự hào dân tộc, sự biết ơn những người có công với đất nước, từ đó các em ý
thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay.Tuy nhiên, trong những năm gần đây do quan niệm sai lệch về vị trí,
chức năng của môn Lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ
huynh có thái độ xem thường bộ môn Lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học
thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều, dẫn đến hậu quả học sinh không
nắm được những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là
hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường. Để học sinh yêu thích bộ

môn Lịch sử hơn, trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã
được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục,
giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhưng trên thực tế đa số giáo viên đổi mới
phương pháp giảng dạy nhưng chưa quan tâm đến khai thác các kênh hình trong
sách giáo khoa hoặc chỉ dùng kênh hình như là hình ảnh minh họa mà quên đi
chính nó là tư liệu không thể thiếu giúp học sinh tự mình khai thác kiến thức nhờ
đó mà các em cơ hội trải nghiệm và hiểu sâu sắc hơn kiến thức Lịch sử.
Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò
của kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử thì kĩ năng khai thác kênh hình của
giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản để
khai thác kênh hình sách giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về
chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay.
Để góp phần nâng cao hiệu quả khai thác các kênh hình, tạo hứng thú cho
học sinh trong giờ học Lịch sử bản thân tôi xin trình bày sáng kiến:“Kinh
nghiệm nâng cao hiệu quả việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch
sử 8,9”
1.2. Điểm mới của sáng kiến:
Với việc nghiên cứu đề tài này, giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học
hiệu quả hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức
của bài học. Kênh hình trong sách giáo khoa không những minh hoạ, làm cơ sở
cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học
sinh, vì một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để bỏ ngỏ,
yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ... để tìm tòi,
khám phá những kiến thức mới, cần thiết liên quan đến nội dung bài học. Ngoài
Trang 4


ra việc khai thác tốt kênh hình sẽ tạo nên một không gian sinh động trong giờ
học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu
hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, còn góp phần phát triển kĩ năng quan

sát, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho học sinh. Khơi dậy
khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các kênh hình về các bản đồ,
sơ đồ, về các nhân vật lịch sử cũng như về các sự kiện lịch sử của Việt Nam và
thế giới, học sinh được khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài học.
2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Thực trạng:
2.1.1. Thuận lợi
Ngay từ đầu năm học được phòng GD - ĐT tổ chức các buổi tập huấn để bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đổi mới
phương pháp dạy, học. Luôn bổ sung đầy đủ các tài liệu, sách tham khảo, đồ
dùng dạy học để giáo viên tìm kiếm các thông tin liên quan đến bài dạy. Bên
cạnh đó bản thân luôn tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên quan đến
nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch sử...Đều
cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh.
Đa số học sinh đều ngoan, tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá
nội dung của các kênh hình nên đã đưa lại hiệu quả khá cao trong quá trình lĩnh
hội kiến thức.
2.1.2. Khó khăn:
Một số phụ huynh nhận thức chưa đúng về vai trò, vị trí của bộ môn nên cho
đó là môn học phụ.
Một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên
việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...còn yếu. Nhiều em chưa
độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc nguyên văn trong sách giáo
khoa .
Vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy
học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo
điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn
sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe ”, thuyết trình một
chiều... Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ nội dung, ý nghĩa của kênh hình

trong sách giáo khoa. Một số giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của
kênh hình nhưng lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng phần
nhiều vẫn mang hình thức minh hoạ cho bài giảng.
Từ thực trạng nói trên nên chất lượng khảo sát đối với bộ môn Lịch sử khối
8,9 năm học 2017-2018 tỷ lệ học sinh trung bình và yếu còn khá cao. Cụ thể như
sau :
Trang 5


Khối
8
9

TSHS
112
140

Giỏi
SL
15
25

%
13.4
17.9

Khá
SL
35
45


%
31.2
32.1

TB
SL
49
62

%
43.8
44.3

Yếu
SL
13
08

%
11.6
5.7

Từ thực trạng bản thân tôi đưa ra kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy
môn Lịch sử 8,9.
2.2. Các giải pháp :
2.2.1. Đối với giáo viên:
-Nắm các loại kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử. Các loại kênh hình trong
sách giáo khoa Lịch sử gồm các loại như: Bản đồ, lược đồ lịch sử, tranh, ảnh
chân dung các nhân vật lịch sử, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh minh họa về tình hình

chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, quân sự…
-Phải nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình.
Việc nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình đóng một vai trò rất quan trọng,
giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh hình
trên lớp.
Để nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình, giáo viên cần tham khảo tài liệu
như các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến
thức kỹ năng, qua mạng Intenet…..
-Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình.
Việc xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình, là nhằm tránh sự
chệch hướng trong quá trình khai thác và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi khai
thác.
-Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm.
Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy
được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn giúp học
sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu...
Hướng dẫn học sinh quan sát ( từ tổng thể đến chi tiết ), kết hợp miêu tả, phân
tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh tự
rút ra được ý nghĩa của kênh hình đó. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm
việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp…
Hiệu quả sử dụng kênh hình còn phụ thuộc vào sự ham muốn của học sinh, giáo
viên phải là người đưa ra tình huống có vấn đề để kích thích sự hiểu biết của học
sinh, khơi dậy niềm đam mê của học sinh đối với môn học.
2.2.2. Đối với học sinh:
Học sinh phải có sự chủ động lĩch hội tri thức Lịch sử ngay ở nhà nghĩa là
mỗi cá nhân học sinh cần phải chuẩn bị các bài soạn, nội dung kênh hình trong
sách giáo khoa.
Để thực hiện tốt phương pháp học tốt này đòi hỏi các em phải có sự chuẩn bị
chu đáo, đọc trước nội dung sách giáo khoa, tập suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
liên quan đến nội dung của bài học và nội dung của kênh hình trong sách giáo

Trang 6


khoa. Nếu có bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh...học sinh phải đọc kĩ phần chú giải, các
kí hiệu của kênh hình, tập mô tả, trình bày diễn biến ...Nếu các em chưa hình
dung được cách khai thác kênh hình thì có thể làm theo các bước sau: Kênh hình
đó là kênh gì ? kênh hình đó nói về cái gì ? Tác dụng của nó đối với phần nào
của bài học ? Tại sao sách giáo khoa lại dẫn kênh hình đó vào ? Bên cạnh đó học
sinh còn có thể tham khảo các tài liệu khác để phục vụ cho bài học của mình. Có
thực hiện được như vậy thì mới đem lại kết quả trong việc lĩnh hội kiến thức.
2.2.3. Các phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử:
* Phương pháp khai thác bản đồ và lược đồ:
Giáo viên giới thiệu cụ thể tên bản đồ, lược đồ và giải thích rõ các kí hiệu trên
đó sau đó hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác nội dung lịch sử.
+ Cách một: Giáo viên gợi ý cho học sinh quan sát, khai thác nội dung bằng
những câu hỏi để gợi ý học sinh nắm được nội dung lịch sử cuối cùng giáo viên
lược thuật ngắn gọn để học sinh hiểu nội dung lịch sử trên bản đồ, lược đồ
Ví dụ. Hình 95: Lược đồ căn cứ Hương Khê (SGK Lịch Sử 8 trang 130)

Trước hết giáo viên giới thiệu khái quát lược đồ, giải thích các kí hiệu trên bản
đồ, hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, kết hợp với tìm hiểu sách giáo khoa và
đặt một số câu hỏi để học sinh trả lời.
- Em có nhận xét gì về vị trí, địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hương Khê?
- Em hãy cho biết chiến thuật mà nghĩa quân áp dụng trong cuộc chiến chống
quân Pháp?
Sau khi đặt câu hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu để thấy được địa
bàn hoạt động rộng trãi dài khắp 4 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình). Đặc điểm địa hình có núi cao, rừng rậm, sông ngòi, khe suối che chở nên
nghĩa quân có điều kiện thuận lợi chiến đấu. Nhờ đặc điểm địa hình mà nghĩa
Trang 7



quân sử chiến thuật tác chiến linh hoạt, chủ động sáng tạo trong quá trình chuẩn
bị lực lượng cũng như trong khi giao chiến với kẻ thù. Qua đó học sinh nắm
được sự kiện lịch sử, tự so sánh với các cuộc khởi nghĩa khác, đồng thời các em
được trang bị thêm những kiến thức địa lí trong học Lịch sử.
+ Cách hai : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ
và lên bảng trình bày ngắn gọn nội dung lịch sử có trên bản đồ, lược đồ, sau đó
giáo viên tư tường thuật ngắn gọn nội dung.
Ví dụ : Hình 34: Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn( SGK Lịch sử 9- trang 83)

Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ và yêu cầu học sinh
dựa vào nội dung sách giáo khoa tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Bắc
Sơn.
- Sau khi học sinh trình bày giáo viên nhận xét và chốt ý.
* Phương pháp khai thác tranh ảnh, chân dung các nhân vật lịch sử:
Chân dung các nhân vật lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong việc giảng dạy và học
tập lịch sử ở trường THCS, chân dung các nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa
thường có hai loại : chân dung các nhân vật chính diện và chân dung các nhân
vật phản diện.
Khi sử dụng chân dung nhân vật lịch sử giáo viên không nên chú ý đến việc
miêu tả bề ngoài của các nhân vật mà cần chú ý phân tích nội tâm, tài đức, quan
điểm thể hiện ở hành động của nhân vật .
Khi khai thác chân dung các nhân vật chính diện như các anh hùng dân tộc,
lãnh tụ cách mạng, nhà phát minh khoa học ….giáo viên phải làm nổi bật tính
cách thông qua việc miêu tả bề ngoài, hay nêu khái quát ngắn gọn tiểu sử nhân
vật, đặc biệt là những câu chuyện thời thơ ấu của nhân vật, dễ làm học sinh hứng
thú, kích thích óc tò mò. Phát triển năng lực nhận thức. Qua việc sử dụng chân
dung các nhân vật chính diện giáo viên cần giáo dục ở học sinh lòng biết ơn, sự
khâm phục tài chí, đạo đức của nhân vật từ đó có ý thức rèn luyện mình theo

gương đó.
Trang 8


Ví dụ: Hình 102. Phan Bội Châu (1867-1940) ( SGK Lịch sử 8- trang 144)

Giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh, kết hợp nội dung trong sách giáo khoa
đặt một số câu hỏi cho các em suy nghĩ và tập trung trả lời:
- Em hãy nêu khái quát về tiểu sử Phan Bội Châu ?
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương bạo động vũ trang để đánh Pháp giành
độc lập?
- Động cơ nào khiến Phan Bội Châu sang Nhật Bản? Và đó là khởi đầu cho
phong trào nào ?
Sau khi đặt câu hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh huy động kiến thức các môn
học khác như môn Ngữ văn và những hiểu biết của các em về cụ Phan Bội Châu
để học sinh khái quát được những nội dung về năm sinh, năm mất, quê quán và
quá trình hoạt động của cụ Phan Bội Châu. Thông qua việc tổ chức cho học sinh
hoạt động giáo viên đã hướng dẫn học sinh huy động kiến thức của các môm
học khác và những hiểu biết về tình hình chính tri, xã hội để giải quyết các câu
hỏi trong bài học Lịch sử.
* Đối với chân dung nhân vật phản diện, khi khai thác, sử dụng vào bài học giáo
viên cần hướng dẫn học sinh nhận xét những thể hiện của tính gian ác, tham
lam, xảo quyệt của nhân vật ấy.
Ví dụ: Hình 75: Tranh biếm họa ở châu Âu năm 1939 (SGK Lịch Sử 8 trang
105)

Trang 9


Trước hết giáo viên giới thiệu khái quát bức tranh biếm hoạ ở châu Âu năm

1939: Hít-le được ví như người khổng lồ, xung quanh là các chính khách châu
Âu đã nhượng bộ Hít-le .
Sau khi quan sát, GV hướng dẫn HS khai thác bằng cách đặt các câu hỏi, như:
- Em biết gì về tiểu sử nhân vật Hít-le ?
- Tại sao Hit-le được ví như người khổng lồ còn các nước Châu Âu được ví như
người tí hon?
- Hình ảnh trên nói lên điều gì ? Em đánh giá như thế nào về nhân vật Hít-le?
Sau khi hướng dẫn học sinh trả lời giáo viên giảng giải thêm về bức tranh cũng
như chân dung nhân vật Hít-le. Để học sinh thấy được Hít-le chính là thủ phạm
gây ra chiến tranh thế giới thứ hai và để lại hậu quả nặng nề đối với nhân loại.
* Phương pháp khai thác sơ đồ.
Đây là một tài liệu học tập diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự
kiện lịch sử bằng mũi tên trên hệ trục tọa độ có thời gian và sự kiện. Yêu cầu đặt
ra cho học sinh là quan sát, rút ra ý nghĩa của đường biểu diễn trên một đồ thị,
qua đó hình dung và hiểu được hiện thực lịch sử.
Hoạt động tổ chức dạy học khi sử dụng đồ thị phản ánh nội dung lịch sử như
sau:
- Đồ thị phản ánh thông tìn gì vào giai đoạn lịch sử nào, ở đâu?
- Nhận xét: Từ khởi đầu đến kết thúc, hiện tượng lịch sử được phản ánh qua
đường biểu diễn phát triển theo chiều tăng lên hay giảm đi? Hoặc giữ mức thăng
bằng, không tăng, không giảm? Từng giai đoạn? Nhịp điệu biến đổi?
- So sánh các đường biểu diễn (nếu trên đồ thị có nhiều đường biểu diễn) để tìm
hiểu đặc điểm mỗi đường, mối liên hệ giữa các đường…
- Rút ra nguyên nhân hoặc hậu quả của các hiện tượng lịch sử đó.

Trang 10


Ví dụ: Hình 62. Sơ đồ so sánh sự phát triển của nền sản xuất thép giữa Anh
và Liên Xô trong những năm 1929-1931(SKG Lịch sử 8 - trang 90)


Giáo viên giới thiệu hình 62 trang 90 - Sơ đồ so sánh sự phát triển của sản xuất
thép giữa Anh và Liên Xô trong những năm 1929 – 1931.
Qua sơ đồ trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất thép ở Liên Xô và Anh
trong những năm 1929 – 1931? Nêu nguyên nhân?
Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung sau khi đã quan sát. Giáo viên nhận
xét bổ sung ý kiến trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác tranh cho
học sinh: Sản xuất của Liên Xô tăng dần từ 1929 đến 1931 do phục vụ cho công
nhân. Sản xuất của Anh tăng dần đến nửa đầu 1930 và đến 1931 giảm rất nhanh
do chủ tư bản chạy theo lợi nhuận dẫn đến khủng hoảng kinh tế thừa.
* Phương pháp khai thác hình ảnh về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa,
khoa học kĩ thuật, quân sự…
- Các hình ảnh minh họa về tình hình chính trị, kinh tế, khoa học kĩ thuật, quân
sự… trong sách giáo khoa là một phần của đồ dùng trực quan trong dạy học, nó
có ý nghĩa hết sức to lớn không những là phương tiện trực quan hết sức có giá trị
giúp bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập cho học sinh
mà còn là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng, có tác dụng giáo dục tư tưởng,
tình cảm, tư duy cho học sinh.
- Hiện nay học sinh rất thích xem tranh, ảnh lịch sử nhưng lại ít biết cách khai
thác sử dụng tranh, ảnh để phục vụ cho bài học. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên
là phải hướng dẫn học sinh cách khai thác, sử dụng
- Khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng, giáo viên cần giúp học sinh không
chỉ biết miêu tả bề ngoài của tranh ảnh hình vẽ mà quan trọng hơn là phải biết
khai thác nội dung lịch sử chứa đựng bên trong tranh ảnh, hình vẽ. Thường thì
giáo viên giới thiệu tên tranh, ảnh, hình vẽ sau đó yêu cầu học sinh quan sát vào
tranh, ảnh, hình vẽ để trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên.
Trang 11


Ví dụ: Hình 5: Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng (SGK Lịch Sử 8

trang 10)

Đối với kênh hình này khi khai thác giáo viên giáo viên cần hướng dẫn học sinh
quan sát và sử dụng các câu hỏi gợi mở:
- Nhìn vào bức tranh em có nhận xét gì ?
- Tại sao người nông dân già nua lại cổng trên vai hai người béo tốt ?
- Em thấy tình cảnh người nông dân Pháp như thế nào ?
- Em thấy xã hội Pháp gồm mấy đẳng cấp ?
Giáo viên hướng dẫn để học sinh hình thành được những kiến thức cơ bản :
Bức tranh miêu tả người nông dân già nua ốm yếu phải cõng trên lưng hai người
có thân hình béo khoẻ đó là hình ảnh tượng trưng cho hai đẳng cấp Quý tộc và
Tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng. Người ngồi trước mặc áo choàng
với nét mặt thoả mãn là Tăng lữ. Người ngồi sau đeo thanh gươm có đầy đủ
trang sức, trang phục rất đẹp là Quý tộc. Trong túi họ gồm các loại công văn khế
ước cho vay nợ, cho thuê ruộng đều là những quy định nghĩa vụ phong kiến của
nông dân. Đời sống cực khổ bị Quý tộc và Tăng lữ áp bức bóc lột thông qua các
loại thuế đồng thời với công cụ canh tác thô sơ và lạc hậu đó là hình ảnh mô tả
nền nông nghiệp Pháp thời bấy giờ.
Ví dụ : Hình42 : Các nước đế quốc xâu xé « cái bánh ngọt » Trung Quốc
(SGK –Lịch sử 8-trang 59)

Trang 12


Yêu cầu học sinh quan sát bức tranh, giáo viên sử dụng các câu hỏi gợi mở để
học sinh tìm tòi khám phá:
- Theo em bức tranh muốn nói lên điều gì?
- Qua bức tranh em rút ra được điều gì về lịch sử Trung Quốc cuối thế kỉ XIX?
Học sinh nhận xét và đưa ra câu trả lời sau đó giáo viên kết luận : Cuối thế kỉ
XIX các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thuộc địa để thỏa mãn

nhu cầu về thị trường, tài nguyên, nhân công phục vụ nền kinh tế chính quốc.
trung quốc với diện tích rộng dân số đông, điều kiện tự nhiên thuận lợi đã trơt
thành « cái bánh ngọt » mà các nước đế quốc đều thèm muốn. Cho nên các nước
đế quốc đã cắt vụn « cái bánh ngọt » thành nhiều miếng để chia nhau chiếm giữ.
Ví dụ Hình 18: Tàu chạy trên đệm từ của Nhật Bản đã đạt tốc độ 400km/giờ
( SGK Lịch sử 9- trang 38 )

Giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp quan sát bức ảnh con tàu, gợi mở bằng các
câu hỏi sau đây:
- Nhìn bức ảnh các em thấy hình dáng của con tàu như thế nào và nó chạy trên
đường ray gì ?
- Nó có chạy trên đường ray như các con tàu khác không?
- Vì sao người ta gọi con tàu này là “đoàn tàu biết bay”?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tiến hành miêu tả có phân tích như nội dung
đã khai thác ở trên và kết luận:
Trang 13


Đây là hình ảnh tàu chạy trên đệm từ của Nhật Bản có tốc độ 400 km/giờ, nó
thể hiện thành tựu kì diệu về lĩnh vực khoa học- kĩ thuật mà Nhật Bản đã đạt
được trong những năm cuối thế kỉ XX. Các em hãy tưởng, nếu chúng ta ngồi
trên đoàn tàu này, chỉ cần một giờ có thể đi du lịch ở một thành phố cách điiểm
xuất phát 400 km, nhanh hơn cả máy bay. Vì vậy, người ta gọi đây là “đoàn tàu
biết bay”.Tàu chạy bằng đệm từ lợi dụng từ lực làm cho thân tàu lướt trên
đường ray không những vận tốc nhanh hơn, mà do thân tàu nổi, nên độ lắc và
tiếng ồn giảm đến mức thấp nhất, không “ồn ào” và “náo động” như các con tàu
khác mà chúng ta đã từng thấy.
Ví dụ : Hình 58 : Nông dân được chia ruộng đất trong cải cách ruộng đất
(SGK Lịch sử 9- trang 129)


Giáo viên cho học sinh quan sát đồng thời tổ chức cho học sinh trả lời các câu
hỏi:
- Thái độ của nông dân khi được chia ruộng đất?
- Ý nghĩa của việc công cuộc cải cách ruộng đất?
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác được những nội dung sau: Trong ảnh là
cảnh người nông dân ở Thái Nguyên nhận ruộng đất do công việc thực hiện “Cải
cách ruộng đất” năm 1953 đem lại. Qua bức ảnh cho thấy, rất đông người với
băng cờ, biểu ngữ đứng trên cánh đồng. Một người phụ nữ nông dân mặc quần
đen, áo cánh nâu, đầu chít khăn mỏ quạ, bế trên tay đứa con nhỏ, ăn mặc sạch sẽ
và ấm áp. người phụ nữ trên môi nở nụ cười, nét mặt rạng rỡ đầy phấn khởi, hài
lòng. Trước mặt người phụ nữ là anh bộ đội đang cắm tấm biển (chắc là tên
người phụ nữ) vào thửa ruộng mà chị được chia. Từ đây, chị đã trở thành chủ
thửa ruộng đó, điều mà trước đây chị cũng như bao người dân cày nghèo khác
chưa bao giờ có. Đảng và Chính phủ đã làm cuộc đổi đời cho họ.
3. PHẦN KẾT LUẬN:
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử, bản thân tôi nhận thấy việc sử
dụng kênh hình trong dạy học lịch sử góp phần không nhỏ trong việc phát huy
tính tích cực và khả năng sáng tạo tìm tòi của học sinh. Qua khai thác các kênh
Trang 14


hình trong sách giáo khoa các em học sinh có thể vận dụng kiến thức các bộ
môn khác và những hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội để trả lời câu
hỏi trong giờ học Lịch sử. Thông qua đó các em yêu thích và hứng thú hơn trong
giờ học. Vì vậy mà kết quả chất lượng bộ môn cuối năm học 2017-2018 đã được
nâng cao.
Khối TSHS
Giỏi
Khá

TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
112
38
33.9
39
34.8
32
28.6
03
2.7
9
140
50
35.7
56
40
34
24.3
0
0

Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc giúp
giáo viên và học sinh trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh
trường bạn nói chung thực hiện việc dạy và học môn lịch sử tốt hơn nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục .
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Ngoài các kênh hình trong sách giáo khoa, giáo viên bộ môn có thể khai thác
các hình ảnh, clip liên quan đến bài dạy để làm phong phú thêm nội dung bài
dạy. Vì vậy giáo viên phải tự bồi dưỡng kiến thức Tin học, Ngoại ngữ để lựa
chọn các kênh hình phù hợp với nội dung bài dạy.
Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa khá nhiều vì vậy khi dạy giáo viên
bộ môn cần nghiên cứu để khai thác một cách hợp lí, tránh ôm đồm. Nhưng
cũng tránh tình trạng ngại sử dụng, sử dụng mang tính hình thức.
Nhà trường nên phối hợp với các trường trong cụm tổ chức các chuyên đề
đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên học hỏi kinh nghiệm nâng cao hiệu
quả dạy và học.
Thời gian thực hiện nội dung còn ít, kinh nghệm còn hạn chế vì vậy đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của cấp quản lý giáo dục
để đề tài mang tính khả thi hơn.
Cảm ơn BGH nhà trường, các đồng nghiệp, các em học sinh đã hỗ trợ tích cực
để tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 15


1. Sách chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn.
2. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 6,7,8,9.
3. Sách giáo viên Lịch sử lớp 6,7,8,9.
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017-2018.

5. Phương pháp dạy học Lịch sử - Năm 2001.(Nhà xuất bản Giáo dục)
6. Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1, tập 2– (Nhà xuất bản giáo dục – Tác giả
Trương Hữu Quýnh)
7. Lịch sử thế giới Hiện đại - ( Nhà xuất bản giáo dục- Tác giả Nguyễn Anh
Thái)
8. Một số tư liệu, hình ảnh sưu tầm từ mạng Internet.
9. Một số tài liệu tham khảo khác.

Trang 16



×