CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TRỌNG ÂM TỪ
TIẾNG ANH CÓ HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH KHỐI 8
Quảng Ninh, tháng 10 năm 2018
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TRỌNG ÂM TỪ
TIẾNG ANH CÓ HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH KHỐI 8
Giáo viên: Nguyễn Thị Phượng
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : Trường THCS TT Quán Hàu
Quảng Ninh, tháng 10 năm 2018
2
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Việc học Tiếng Anh của học sinh thu hút nhiều sự quan tâm, chú ý và
nhận được nhiều đóng góp của các nhà nghiên cứu và các giáo viên ngoại ngữ.
Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008
– 2020" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/9/2013 với mục đích
“đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và
đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học
tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại
ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” . Để có thể thực hiện được mục tiêu đó,
chúng ta cần nhiều giải pháp đồng bộ mà trước hết phải đổi mới phương pháp
dạy và học.
Tiếng Anh hiện nay đang được dạy theo đường hướng giao tiếp và đường
hướng lấy người học làm trung tâm. Muốn như vậy, học sinh phải sử dụng được
hai kỹ năng nghe và nói tốt. Vậy giáo viên và học sinh phải làm gì để đạt mục
tiêu này? Điều này đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó việc giúp học sinh nắm vững
được trọng âm các từ trong Tiếng Anh là tương đối quan trọng. Việc phát âm
đúng trọng âm từ Tiếng Anh sẽ giúp việc giao tiếp bằng Tiếng Anh được tiến
hành thuận lợi hơn, tránh được những hiểu nhầm trong giao tiếp. Thực tế cho
thấy đa số học sinh còn nhiều hạn chế trong phát âm và đánh dấu trọng âm của
từ.Thực sự, tôi cảm thấy vô cùng lo lắng trước những kiến thức về trọng âm của
học sinh. Nhiều em không hề biết đến khái niệm trọng âm là gì và nhấn trọng
âm như thế nào. Đối với Tiếng Anh, trọng âm của từ không phải là ngẫu nhiên.
Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể nhấn trọng âm vào chỗ nào chúng ta
thích hoặc không thích. Ví dụ chúng ta không nghe rõ một từ nào đó nhưng
chúng ta vẫn có thể hiểu được là nhờ trọng âm của từ. Bằng suy nghĩ, tìm tòi,
trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp trong trường cùng với thực tiễn trải
nghiệm dạy học qua một số năm học, tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến, suy
nghĩ của mình qua sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy trọng âm từ
Tiếng Anh có hiệu quả cho học sinh khối 8.
1.2. Điểm mới của đề tài.
Một vài tác giả cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay và những giải pháp
giúp học sinh học tốt trọng âm từ hoặc câu, nhưng những kinh nghiệm đó được
đưa ra từ những nghiên cứu khoa học, áp dụng chủ yếu cho học sinh giỏi, thi
vào lớp 10 chuyên, học sinh cấp 3 và phục vụ cho thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại
học. Rất ít tài liệu đề cập đến việc dạy trọng âm từ cho học sinh cấp 2, cụ thể là
3
nhóm học sinh đại trà. Trong sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của mình, tôi muốn tập
trung đề cập đến 5 giải pháp cụ thể mà tôi đã áp dụng khá thành công trong việc
dạy trọng âm từ Tiếng Anh cho học sinh khối 8, với mục đích giúp học sinh phát
và nhấn âm đúng, chuẩn và phần nào tự tin hơn trong kĩ năng nghe và nói.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
Qua một cuộc khảo sát nhỏ, tôi nhận thấy phần lớn học sinh đại trà khi học
Tiếng Anh từ bậc tiểu học đến bậc THCS hầu như không được học về trọng âm
Tiếng Anh, chỉ một số học sinh được chọn vào đội tuyển mới được “cọ xát” và
biết thế nào là “trọng âm”. Một thực tế không thể chối cãi, hầu hết giáo viên
không có thời gian hoặc chưa chú ý hướng dẫn cho học sinh về vấn đề này. Giáo
viên khi chữa lỗi cho học sinh chỉ chú ý đến cách dùng từ, lỗi ngữ pháp hoặc lỗi
phát âm sai chứ không chữa lỗi về nhấn trọng âm. Hầu hết học sinh không có
khái niệm về nhấn trọng âm khi phát âm Tiếng Anh.
Học sinh có thể biết về trọng âm khi xem phần Glossary ở cuối sách giáo
khoa. Tuy nhiên rất nhiều học sinh không xem đến phần này hoặc có xem nhưng
chỉ chú ý nghĩa của từ mà không để ý đến cách phát âm hay trọng âm của từ.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã thực hiện 2 khảo sát về sự hiểu biết về trọng
âm của học sinh và thực trạng dạy học phần trọng âm.
Khảo sát thứ nhất: là khảo sát về khả năng sử dụng trọng âm Tiếng Anh của học
sinh lớp 81,và lớp 82. Tôi đã phát cho mỗi học sinh một phiếu gồm 5 câu hỏi về
trọng âm Tiếng Anh và yêu cầu các em làm trong vòng 5 phút đầu kiểm tra bài
cũ. Các từ trong phiếu được chọn từ unit 1 chương trình Tiếng Anh lớp 8 hệ 10
năm khi học sinh vừa học xong tiết Getting started. Phiếu câu hỏi có nội dung
như sau:
Choose the word whose stress pattern is different from that of the rest.
1. A. adore
B. detest
C. follow
D. relax
2. A. addicted
B. virtual
C. easy
D. happy
3. A. melody
B. internet
C. president
D. importance
4. A. leisure
B. event
C. culture
D. manner
5.A. activity
B. community
C.information
D. environment
4
Kết quả bài làm mỗi lớp như sau (có kèm theo tỉ lệ phần trăm):
Trước khi áp dụng đề tài
Lớp SL
G
K
TB
Ghi chú
Y
Sl % Sl
%
Sl
%
Sl
20
12
40
10 33,3
5 18,5 10
37
12 44,5
81
30
2 6,7 6
82
27
0
0
%
Từ những con số biết nói ở bảng trên có thể thấy rằng kiến thức về trọng
âm của học sinh rất hạn chế, còn nhiều em không biết làm dạng bài này như thế
nào.
Khảo sát thứ hai:
Tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn với tổng số 10 em về kĩ năng nói, có 01
em nói khá lưu loát, trôi chảy và có trọng âm, 02 em nói được một số câu nhưng
âm điệu còn đều đều, còn đa số các em nói lúng túng và chưa có trọng âm.Từ
thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm nhỏ để cải thiện khả
năng sử dụng trọng âm từ Tiếng Anh cho học sinh khối 8.
2.2. Các giải pháp.
2.2.1.Giáo viên dạy phải là người tiên phong trong việc trau dồi vốn trọng âm
Tiếng Anh của bản thân mình.
Giáo viên có thể chưa phát âm hay như người bản ngữ nhưng nhất định
phải phát âm chuẩn và nhấn âm đúng. Nhiều giáo viên phát âm sai đã tạo thành
thói quen không tốt cho học sinh. Chính vì thế, khi sử dụng Tiếng Anh, giáo
viên luôn chú ý nói đúng trọng âm và ngữ điệu để hướng và tạo cho học sinh
thói quen nghe một cách chính xác. Để làm được điều này, giáo viên luôn phải
tự rèn luyện kĩ năng nói của mình sao cho thật chuẩn bằng nhiều cách như: nghe
và luyện theo băng, sử dụng từ điển để tra những từ mình chưa chắc chắn, nghe
các chương trình phát bằng Tiếng Anh trên truyền hình hoặc radio. Sau đây là
một số trang web và cuốn sách hay mà mỗi giáo viên Tiếng Anh nên có để cuộc
hành trình dạy học trọng âm trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
1. English phonetics and phonology (Tác giả: Peter Roach)
2. Ship or Sheep (Tác giả: Ann Baker)
3. Rèn kỹ năng làm bài trọng âm, ngữ âm môn Tiếng Anh (Tác giả: Vũ Thị
Mai Phương)
4. Tự tin phát âm chuẩn (Tác giả: A.J.Hoge)
5
5. Luyện phát âm và đánh dấu trọng âm Tiếng Anh (Tác giả: Trần Mạnh
Tường)
6. Hướng dẫn phát âm và nghe hiểu tiếng Anh-Mỹ (Tác giả: Nguyễn Minh
Hân)
7. Tự học đột phá: Trọng âm –phát âm Tiếng Anh (Tác giả: Hoàng ĐàoHương Giang)
8. Hoàn thiện kĩ năng phát âm và đánh dấu trọng âm Tiếng Anh (Tác giả:
The Windy)
9. www.google.com/bachkim
10. www.neltr.mq.edu.au/pdamep
11. www.iteslj.org/Techniques/Dalton-Pro.html
12. www.BBC/teachingenglish.org.uk
2.2.2. Giáo viên dạy cho học sinh nắm vững quy tắc nhấn trọng âm từ Tiếng
Anh.
Trọng âm là điều thiết yếu và cơ bản nhất học sinh cần nắm ngay từ khi
mới biết đến Tiếng Anh. Tuy nhiên, học sinh đã “bị hổng” quá nhiều. Một thực
tế không thể chối cãi, ở trên lớp giáo viên không có thời gian để đầu tư bài bản
bài giảng quy tắc trọng âm từ Tiếng Anh cho học sinh. Tôi có một gợi ý nhỏ là
các bạn có thể dạy vào buổi 2, tiết phụ đạo hoặc có một buổi ngoại khóa riêng
về phần trọng âm này. Riêng bản thân tôi, tôi áp dụng vào dành 2 tiết riêng dạy
vào buổi 2. Sau đây là những quy luật dạy trọng âm từ cho học sinh một cách dễ
tiếp thu và dễ nhớ mà bản thân tôi đã tích lũy được trong quá trình học tập và
thực tế giảng dạy:
2.2.2.1. TWO-SYLLABLE WORDS (Từ có hai âm tiết)
1. Đa số danh từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.
'table, 'chicken, 'standard, 'porter ...
Ngoại lệ: mis'take, ma'chine, ad'vice, ...
2. Đa số tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.
'happy, 'busy, 'handsome, 'lucky, 'pretty, 'silly...
Ngoại lệ: a'lone, a'mazed, …
3. Đa số các động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
for'get, re'lax, de'cide, ...
Ngoại lệ: 'enter, 'happen, 'open, 'listen, 'answer, 'offer, 'visit, 'travel,
'finish, 'study, 'realize
6
- Các động từ có âm tiết cuối chứa vần -ow thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.
'borrow, 'follow... Ngoại lệ: a'llow (từ có 2 âm tiết bắt đầu bằng A thì
nhấn âm 2)
4. Tất cả các trạng từ kết thúc là đuôi -ly đều có trọng âm nhấn như tính từ
của chúng.
'carelessly, 'differently, 'patiently, 'easily, 'difficultly, in'telligently
5. Trọng âm của từ chỉ số đếm.
- Những từ có đuôi -teen thì trọng âm rơi vào chính nó.
thir'teen, four'teen ...
- Những từ có đuôi -ty thì trọng âm rơi vào âm tiết liền trước nó.
'thirty, 'forty, 'fifty ...
6. Danh từ ghép trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1.
'birthday, 'raincoat, 'airport, 'tea-cup, 'passport, 'schoolbag, 'sunrise
(n): bình minh...
7. Tính từ ghép trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1.
'home-sick, 'car-sick, ...
- Tuy nhiên, nếu tính từ ghép có từ đầu là tính từ hay trạng từ, hoặc từ thứ 2
là tính từ có đuôi -ed thì trọng âm rơi vào âm thứ 2.
well-'done, well-'built, hard-'working, nice-'looking ...
bad-'tempered, ill-'tempered, short- 'tempered, short-'sighted,
8. Động từ ghép trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 2.
over'come, be'come, under'stand, ill'-treat: ngược đãi, over'heat,
over'look, under'go
9. Trạng từ ghép trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 2.
up'stairs, down'stairs, out'side, in'side ...
Tóm lại:
1. Danh từ có 2 âm tiết và danh từ ghép
Trọng âm ở âm tiết thứ 1
2. Tính từ có 2 âm tiết và tính từ ghép
Trọng âm ở âm tiết thứ 1
Tính từ ghép có từ thứ 2 tận cùng –ed
Trọng âm ở âm tiết thứ 2
3. Động từ có 2 âm tiết và động từ ghép
Trọng âm ở âm tiết thứ 2
4. Trạng từ ghép
Trọng âm ở âm tiết thứ 2
Trạng từ có đuôi –ly
Trọng âm như tính từ
5. Từ chỉ số đếm đuôi –ty
Trọng âm ở âm tiết thứ 1
Từ chỉ số đếm đuôi –teen
Trọng âm ở âm tiết thứ 2
2.2.2.2. THREE - SYLLABLE WORDS OR MORE THAN THREE-SYLLABLE
ONES Từ có ba âm tiết trở lên (có một số từ 2 âm tiết)
7
1. Những hậu tố sau đây mang trọng âm trên chính nó.
-ade
lemo'nade
colon'nade (n) dãy, hàng ...
-aire
million'naire
question'naire (n)
-ain
main'tain
con'tain, exp'lain, comp'lain, enter'tain ... (chỉ
dành cho động từ)
-ee
guaran'tee
refu'gee, nomi'nee, a'gree, disa'gree, interview'ee
...
Ngoại lệ: com'mittee, 'coffee, em'ployee....
-eer
mountai'neer
pio'neer, engi'neer, volun'teer,....
-ese
vietna'mese
portu'guese
-esque
pictu'resque
pictu'resque
-ette
laund'rette
laund'rette tiệm giặt là tự động, ciga'rette ...
-ever
how'ever
what'ever, when'ever, who'ever ...
-ique
u'nique
u'nique (adj) /ju:´ni:k/ độc nhất, an'tique (adj) /,
tech'nique
-oo
bam'boo
ta'boo (n): điều kiêng/cấm kị ...
-oon
ty'phoon
ba'lloon, after'noon ...
-mental
docu'mental
environ'mental, funda'mental ...
-mentary
docu'mentary
supple'mentary, ele'mentary...
-self
Myself
him'self, her'self ...
2. Những từ có hậu tố sau đây, trọng âm rơi vào âm tiết liền trước hậu tố đó.
-tion
infor'mation
pro'tection, appli'cation ...
-sion
de'cision
per'mission, o'ccasion, ex'plosion
Ngoại lệ: 'television
-ic
eco'nomic
ar'tistic, e'lectric, scien'tific, statistic (adj)
-ical
eco'nomical
'musical, po'litical, 'logical...
Ngoại lệ: a'rithmetic, 'politics, 'arabic:ả rập
'social, of'ficial, es'sential
-ial
arti'ficial
-ially
arti'ficially
-ian
ca'nadian
mu'sician, li'brarian, vege'tarian (n)
-id
s'tupid
'liquid (những từ này có hai âm tiết ), 'timid nhút nhát
-ish
es'tablish
es'tablish , 'foolish, 'punish, 'finish, 'publish ...
-iar
fa'miliar
8
-ior
'junior
'senior, su'perior (adj) cao cấp, chất lượng cao
-ient
con'venient
o'bedient, im'patient, 'patient, 'antient: cổ (có một số
từ 2 âm tiết) ...
-ience
ex'perience
-ity
a'bility
ac'tivity, possi'bility, ne'cessity, simi'larity,
oppor'tunity, popu'larity, perso'nality, natio'nality…
-ible
'possible
edible (adj) có thể ăn được (không độc hại)
-itive
com'petitive
'sensitive, ...
-ious
de'licious
'concious, un'concious, am'bitious, mys'terious (adj)
-ety
so'ciety
-uty
'injury
-ual
'visual
'usual, un'usual
-logy
tech'nology
e'cology, physi'ology
ge'ography
graphy
pho'tography...
-meter
pa'rameter
ki'lometer
3. Những từ có tận cùng sau đây thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.
-ate 'decorate
'concentrate, con'siderate, com'municate, 'illustrate,
'fortunate, intimate
Tuy nhiên, nếu là từ có 2 âm tiết thì trọng âm nhấn
vào âm tiết thứ 1
senate (n) /'senit/ ban giám đốc; 'playmate, 'classmate,
'climate, 'private ...
-cy
e'mergency
p'rivacy: sự riêng tư, ef'ficiency, de'mocracy (n): nền dân
chủ ...
Ngoại trừ:
-ize a'pologize
'accuracy (n) sự chính xác.
'organize, minimize, 'memorize, 'criticize (v) chỉ trích,
'advertize ...
Ngoại trừ: characterize
-phy phi'losophy
phi'losophy, ge'ography, pho'tography...
4. Những từ có tận cùng -ary thì trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 4 từ cuối
lên.
9
-ary
'necessary 'necessary, 'literary, 'dictionary,'secterary ...
ex'traordinary (adj): /ɪkˈstrɔːrdəneri/ hoặc /iks'trɔ:dnri/ khác
thường
veterinary, itinerary
Ngoại trừ: documentary
2.2.2.3. MỘT SỐ QUY TẮC KHÁC:
1. Các từ kết thúc bằng các đuôi : how, what, where, .... thì trọng âm chính rơi
vào âm đầu:
'anywhere, 'somehow, 'somewhere, 'anyhow ...
2. Đa số các từ có 2 âm tiết và bắt đầu bằng chử 'a' thì trọng âm rơi vào âm tiết
thứ 2:
a'bed (adv): ở trên giường, a'bout, a'bove, a'back (adv): trở lại phía sau,
a'gain, a'lone, a'chieve, a'like, a'go, a'sleep, a'broad, a'side (adv): sang một
bên, a'fraid, a'part, a'llow...
3. Khi thêm các hậu tố sau đây thì trọng âm chính của từ không có gì thay
đổi.
-ful
'beauty
'beautiful
-less
'thought, 'meaning
'thoughtless, 'meaningless
-ness
'happy
'happiness
-able
en'joy, re'ly
en'joyable, re'liable
-al
tra'dition
tra'ditional
-ous
'danger, 'poison
'dangerous, 'poisonous
-ly
di'rect,
di'rectly
-er/or/ant
'work, 'act
'worker, 'actor
-ng/ive
be'gin, ex'cite
be'ginning, ex'citing
-ment
em'ploy
em'ployment
-ship
'friend, re'lation
'friendship, re'lationship
-hood
'child
'childhood
2.2.3. Giáo viên treo bảng các quy tắc nhấn trọng âm Tiếng Anh ngay tại
phòng học bộ môn Tiếng Anh.
Như cha ông ta thường nói “mưa dầm thấm lâu”. Đúng thật là như vậy.
Tôi đã treo một poster lớn các quy tắc nhấn trọng âm tại phòng học Tiếng Anh.
Hàng tuần, cứ vào tiết học ngoại ngữ học sinh được nhìn, được đọc và “tiếp
10
xúc” nhiều với các quy tắc này. Thỉnh thoảng tôi yêu cầu các em gợi nhớ lại các
quy tắc và lấy ví dụ. Kết quả thật khả quan, hầu hết các bạn trong lớp hào hứng
đọc quy tắc và làm tốt dạng bài tập về trọng âm, cũng như khả năng nói có nhấn
trọng âm trở nên tốt hơn.
11
2.2.4. Giáo viên chú ý nhiều hơn đến trọng âm từ Tiếng Anh trong phần giới
thiệu từ vựng.
Để giúp học sinh nhận biết được trọng âm từ dễ dàng hơn, giáo viên nên
cố gắng sử dụng những kết hợp giữa phương pháp cũng như thủ thuật giảng dạy.
Khi dạy từ mới , giáo viên luôn chú trọng đến trọng âm của các từ bằng cách sử
dụng dấu nhấn trọng âm cho các từ mới đó và yêu cầu học sinh phải ghi cả phần
đó vào vở. Khi cho học sinh đọc từ, giáo viên cũng chú ý sửa cho học sinh nếu
thấy các em đọc chưa đúng trọng âm từ bằng cách phát âm lại chính xác từ các
em đọc sai và yêu cầu các em đọc lại cho đúng.Ví dụ cụ thể ở Unit 1: Leisure
Activities (Tiếng Anh 8, sách thí điểm của Bộ GD-ĐT), khi dạy từ vựng
“leisure” sau khi elicit được từ vựng leisure bằng kĩ thuật giải thích, tôi hỏi học
sinh “Where is the stress ?” . Học sinh sẽ kết hợp nghe được từ vựng đó và vận
dụng ngay được quy tắc danh từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.
Sau đó phần check vocabulary, thỉnh thoảng tôi sẽ cho học sinh chơi trò “Who
can stress faster?” hoặc yêu cầu học sinh chọn từ thích hợp điền vào các ô: trọng
âm rơi vào âm thứ nhất, âm thứ hai, âm thứ ba.
2.2.5. Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh được “cọ xát” và thực hành với trọng
âm Tiếng Anh nhiều hơn.
Giáo viên không cần tách biệt bài giảng về trọng âm. Thay vì đó, giáo viên
có thể kết hợp dạy trọng âm từ với các kĩ năng ngôn ngữ. Cụ thể, tôi đã áp dụng
vào các bài giảng của tôi như sau:
Tiết Getting started, tôi cho học sinh nghe theo đĩa đoạn hội thoại giữa các
nhân vật. Học sinh sẽ bắt chước được giọng điệu theo băng và luyện đọc. Tôi
chú ý nhiều đến việc sửa lỗi phát âm và trọng âm cho học sinh. Sau khi học sinh
đọc xong, tôi gọi các bạn nhận xét, sau đó những lỗi sai chung tôi sẽ viết trên
bảng để cả lớp cùng nhìn thấy và rút kinh nghiệm. Trong tiết getting started,
phần dạy trọng âm được thể hiện nhiều nhất là dạy từ mới.
Một điểm khá mới và hay của bộ sách Tiếng Anh thí điểm là các tác giả
dành một khoảng riêng cho phần Pronunciation. Đối với tiết A closer look 1, tôi
đã đảo phần Pronunciation trước, để tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào
phần Vocabulary mà “lướt” phần này. Để làm bài giảng sinh động hơn, tôi đã
chọn 1 video có chứa âm cần dạy, tôi cho học sinh nghe và xem rồi học sinh
đoán âm sẽ học là âm gì. Tiếp đến, tôi đưa ra quy tắc phát âm đó, và chú ý đến
trọng âm. Sau đó, tôi yêu cầu học sinh đọc đồng thanh, gọi một số em đọc, và
cuối cùng là tiến hành các task nhỏ trong bài. Cụ thể, khi dạy âm /br/ và /pr/ của
Unit 1: Leisure Acitivities (Tiếng Anh 8 thí điểm-Bộ GD-ĐT) , tôi cho học sinh
xem video: thuc-hanh-phat-am/18595-pronunciation-clusters-phat-am-cum12
phu-am-br-va-pr.html. Tôi yêu cầu học sinh vừa nghe, xem và quan sát khẩu
hình của âm và đưa ra nhận xét và cách phát âm và luyện đọc theo rồi yêu cầu
học sinh tìm dấu nhấn ở các từ: apricot, bracelet, princess, president, present,
broccoli. Học sinh sau khi nghe và kết hợp được kiến thức về trọng âm sẽ dễ
dàng đưa ra đáp án chính xác.
Words
Stress
apricot
´apricot
bracelet
´bracelet
princess
´princess
president
´president
present
´present
broccoli
´broccoli
Một gợi ý nhỏ cho các bạn đồng nghiệp để dạy thành công phần này là các
bạn có thể truy cập vào trang tìm các video có
chứa âm cần dạy để làm bài giảng của mình thêm phần sinh động và giúp học
sinh dễ nhớ.
Đối với tiết Communication, tôi sẽ tạo cơ hội cho học sinh được luyện nói
nhiều nhất có thể. Một điều quá tuyệt vời đối với tôi và các giáo viên Tiếng
Anh, là năm học này trường chúng tôi được trang bị bảng tương tác. Một ứng
dụng khá hay của bảng này là chúng tôi, nhóm giáo viên Tiếng Anh vừa đồng
thời dạy và có thể quay lại toàn bộ diễn biến tiết học. Tôi sẽ quay lại bài trình
bày của các nhóm, để các em xem lại và nhận xét và tự điều chỉnh cho tốt hơn.
Một cái hay nữa của bộ sách Tiếng Anh mới, các em được “tắm mình”
trong kĩ năng nghe và phát âm khá thường xuyên. Học sinh được luyện tập kĩ
năng nghe ở tiết Getting started, A closer look 1, Skills 2 và phần Review. Vì
vậy, tôi mong muốn mỗi giáo viên Tiếng Anh hãy tận dụng tất cả cơ hội cho học
sinh được nghe, luyện phát âm, nhấn trọng âm và được nói nhiều hơn.
Bên cạnh đó, trước mỗi giờ học tôi chuẩn bị trước 2 câu hỏi trắc nghiệm về
trọng âm với yêu cầu “ Choose the word whose stress is differently placed from
the other words” ( Chọn từ có vị trí trọng âm khác với các từ còn lại). Các từ
được chọn trong 2 câu hỏi này là những từ sẽ được sử dụng trong giờ học đó.
Hai câu hỏi này có thể viết trước ở bảng phụ, hoặc soạn trên bài giảng điện tử để
trình chiếu trên máy chiếu. Cuối mỗi giờ học, tôi dành từ 30 giây đến 1 phút để
học sinh trả lời hai câu hỏi đó và phát âm những từ ở trong hai câu hỏi đó. Học
13
sinh nào có đáp án đúng và phát âm chính xác trọng âm của các từ đó sẽ nhận
được một phiếu điểm thưởng. Phiếu này dùng để cộng điểm cho học sinh vào
các bài kiểm tra thường xuyên. Như vậy sau mỗi buổi học, vốn trọng âm từ
Tiếng Anh của học sinh sẽ được cải thiện rõ rệt.
Khi tôi thực hiện biện pháp này, tôi nhận thấy học sinh muốn trả lời đúng
và đọc đúng thì sẽ phải chú ý lắng nghe hơn. Đồng thời phiếu điểm thưởng có
tác dụng kích thích học sinh chú ý học tập, hăng hái xung phong để được trả lời
câu hỏi. Ngoài ra nó cũng giúp học sinh cải thiện điểm số của mình một cách
chính đáng và giúp giáo viên đánh giá học sinh một cách chính xác hơn.
Các câu hỏi cho phần này được liệt kê trong bảng sau.
Unit 1: LEISURE ACTIVITIES
Getting started:
1. A. leisure
B. parents
C. mountain
D. cartoon
2. A. volunteer
B. activity
C. museum
D. community
A closer look 1:
1. A. relax
B. present
C. follow
D. reply
B. wonderful
C. successful
D. meaningful
B. adore
C. prefer
D. fancy
B. bracelet
C. apricot
D. broccoli
1. A. protection
B. computer
C. museum
D. community
2. A. animal
B. image
C. balloon
D. drama
2. A. beautiful
A closer look 2:
1. A. detest
2. A. computer
Communication:
2.3. Kết quả thực hiện:
Để đánh giá kết quả của quá trình thực hiện đề tài và có sự so sánh, tôi đã
tiến hành kiểm tra khả năng tìm trọng âm và phát âm đúng vào giờ ôn tập
Review 1, tiết 24 vào giữa tháng 10 ở lớp khối 8. Học sinh làm bài trên một
phiếu câu hỏi gồm 5 câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm, chọn từ có cách
nhấn trọng âm khác với các từ còn lại trong thời gian 5 phút. Sau đó, tôi
14
kiểm tra các phiếu đó, gọi một số học sinh đọc các từ có trong phiếu. Các học
sinh được gọi có thể là những học sinh làm đúng cả năm câu hoặc những học
sinh làm đúng được hai câu.
Kết quả đuợc thống kê ở bảng sau:
Sau khi thực hiện đề tài
Lớp SL
G
Sl
%
K
Sl
TB
%
81
30
7 23,3 14 46,7
82
27
2
7,4
9
Sl
7
%
Y
Sl
%
23,3 2
6,7
Ghi
chú
33,3 12 44,4 4 14,9
Kết quả cho thấy số học sinh làm đúng cả năm câu hoặc bốn câu khá cao.
Không có học sinh nào làm sai cả năm câu.Khi được gọi đọc, học sinh hầu hết
đọc đúng những câu các em đã làm đúng, điều này chứng tỏ các em không chỉ
nắm được lý thuyết mà còn có khả năng thực hành tốt.
Phiếu kiểm tra khả năng sử dụng trọng âm Tiếng Anh có nội dung như sau
Choose the word whose stress pattern is different from that of the rest.
1. A. population
B. information
C.ceremony
D. activity
2. A. important
B. unique
C. delicious
D. cultural
3. A. bracelet
B. apricot
C. president
D. importance
4. A. leisure
B. event
C. culture
D. manner
5.A. socialize
B. satisfy
C. minimize
D. preserve
Đáng vui hơn, 10 học sinh mà tôi phỏng vấn đầu năm học có nhiều tiến bộ
rõ rệt trong kĩ năng nói và đặc biệt là nhấn trọng âm. Học sinh nói khá trôi chảy,
lưu loát, tự tin và có ngữ điệu. Tôi có kèm theo một đĩa CD để minh chứng cho
kết quả của học sinh mình.
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của việc áp dụng các giải pháp:
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đãáp dụng một số “mẹo” nhỏ này
vào giảng dạy cho học sinh khối 8 và bước đầu đã thấy có hiệu quả. 57 học sinh
15
đại trà của hai lớp khối 8 tôi dạy giờ đã biết trọng âm là gì, cách nhấn trọng âm
như thế nào và nhiều em nói có ngữ điệu và trọng âm khá tốt. Chính những kết
quả khả quan hơn này, đã thúc đẩy bản thân tôi có thêm động lực và niềm đam
mê trong công việc. Bên cạnh đó, các em học sinh cũng có thêm niềm hăng say,
hứng thú học tập trong học trọng âm nói riêng và Tiếng Anh nói chung.
3.2. Phạm vi áp dụng của đề tài:
Phạm vi đề tài được áp dụng cho 2 lớp đại trà khối 8.
3.3. Kiến nghị:
- Trọng âm là yếu tố cơ bản và đầu tiên mà người học Tiếng Anh cần hiểu
và nắm vững. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh gần tốt nghiệp cấp THCS nhưng
chẳng biết đến khái niệm trọng âm. Vì vậy, tôi có kiến nghị nhỏ là ngay từ bậc
tiểu học, các em cần được tiếp xúc, học phát âm đúng, chuẩn, và được dạy cách
nhấn trọng âm từ và câu.
- Cần tạo môi trường để học sinh được luyện tập kĩ năng nói nhiều hơn và
đặc biệt rất tốt và hữu ích nếu học sinh được học tập với giáo viên nước ngoài.
Hiện nay, tại địa bàn huyện Quảng Ninh, có hai trung tâm Ngoại ngữ Smart
Start và trung tâm ngoại ngữ Anh Khanh. Hai trung tâm nay là nơi dạy học khá
chất lượng và uy tín. Tại 2 trung tâm, có một số giáo viên nước ngoài đang hợp
đồng giảng dạy. Sẽ rất tốt nếu các trường phối hợp được với các thầy cô giáo
này về giao lưu hoặc giảng dạy các em học sinh. Để học sinh “tắm” trong ngôn
ngữ Anh, các em sẽ tiến bộ rất nhanh.
- Chúng tôi, những giáo viên Tiếng Anh mong muốn được tập huấn, giao
lưu với các trường bạn nhiều hơn để học hỏi những phương pháp, những kinh
nghiệm dạy trọng âm hay.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ về dạy trọng âm từ Tiếng Anh mà
bản thân tôi đã áp dụng và bước đầu thấy hiệu quả, rất mong sự sẻ chia, đóng
góp ý kiến của các đồng nghiệp nhằm giúp cho đề tài của tôi được hoàn thiện
hơn!
16