Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nghiên cứu một số tự kháng thể và mối tương quan với tổn thương da trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.5 KB, 27 trang )

B GIO DC & O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI

Lấ HUYN MY

NGHIÊN CứU MộT Số
Tự KHáNG THể Và MốI TƯƠNG QUAN
VớI TổN THƯƠNG DA TRÊN BệNH NHÂN
LUPUS BAN Đỏ Hệ THốNG
Chuyờn ngnh : Da liu
Mó s : 62720152

TểM TT LUN N TIN S Y HC

H NI 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. TRẦN LAN ANH

Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đăng Quyết
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Duy Hưng
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ Y học cấp
Trường tổ chức tại Trường Đại học Y Hà Nội
Vào hồi ...........giờ, ngày ........ tháng ....... năm ...........

Luận án có thể được tìm thấy tại:


- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Thông tin y học trung ương
- Thư viện trường Đại học Y Hà Nội

- Thư viện bệnh viện Da liễu Trung Ương


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Lê Huyền My, Trần Lan Anh, Lưu Phương Lan (2017). Đặc điểm
lâm sàng tổn thương da trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.
Tạp chí Y học Quân sự, số 322, tr 32 – 45.
2. Lê Huyền My, Trần Lan Anh (2018). Nghiên cứu một số tự kháng
thể trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương da. Tạp
chí Y học Thực hành, số 3 (1068), tr 39 - 41.


1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Tính thời sự của đề tài
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus - SLE)
thuộc nhóm bệnh mô liên kết tự miễn mạn tính, có cơ chế bệnh sinh rất
phức tạp, đặc trưng bởi sự tổn thương nhiều cơ quan và cơ thể tự sinh ra
kháng thể chống lại các thành phần nhân hay những thành phần cấu trúc
khác nhau của tế bào.
Tần xuất xuất hiện tổn thương da trong SLE tương đối cao (trên 75%
bệnh nhân), đứng thứ hai trong số các cơ quan bị tổn thương (sau viêm
khớp). 25 % bệnh nhân có tổn thương da xuất hiện trước các biểu hiện
hệ thống từ vài tuần tới vài tháng. Mặc dù trong tiêu chuẩn chẩn đoán

SLE của hội Khớp học Hoa Kỳ chỉ có 4 loại tổn thương da được đề cập,
nhưng trên thực tế tổn thương da bệnh nhân SLE rất đa dạng, có thể
xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của SLE. Đôi khi, những biểu hiện
hoạt tính của tổn thương da cũng có thể phản ánh tổn thương hệ thống.
Nhiều loại tổn thương da có thể trở thành tổn thương hủy hoại không
hồi phục, gây mất thẩm mỹ, tác động đến tâm lý, cơ hội tìm kiếm việc
làm, giao lưu…làm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng.
Việc xác định rõ đặc điểm các loại tổn thương da lupus giúp thày thuốc
tiếp cận chẩn đoán sớm, can thiệp điều trị sớm góp phần làm giảm các
biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Các tự kháng thể đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học SLE.
Nhóm kháng thể kháng nhân hòa tan (ENA- extractable nuclear
antigen) hay gặp trong SLE gồm các tự kháng thể anti-Smith, anti U1RNP, anti-Ro/SSA, anti-La/SSB. Mặc dù sự có mặt của các tự kháng
thể này trong SLE được biết tới từ nhiều năm nay song việc nghiên cứu
làm sáng tỏ về cơ chế bệnh sinh, ý nghĩa chẩn đoán, tiên lượng vẫn luôn
được tiếp tục. Một số tự kháng thể có vai trò quan trọng đối với các tổn
thương nội tạng, một số mang nhiều ý nghĩa và mối liên quan đối với
tổn thương da. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về kháng thể kháng
nhân và các tự kháng thể trong bệnh SLE được thực hiện, tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu nào khảo sát mối tương quan giữa các kháng thể


2
kháng nhân hòa tan (anti-Smith, anti U1-RNP, anti-Ro/SSA, antiLa/SSB) với biểu hiện của tổn thương da. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề
tài “Nghiên cứu một số tự kháng thể và mối tương quan với tổn
thương da trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống” với các mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm tổn thương da ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ
thống tại bệnh viện Da Liễu Trung ương từ năm 2014-2017.
2. Xác định tỷ lệ dương tính và mối tương quan giữa các tự kháng thể
anti-Smith, anti U1-RNP, anti-Ro/SSA, anti-La/SSB, với những đặc

điểm tổn thương da của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.
2. Những đóng góp mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên trong nước nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
tổn thương da theo phân loại của Gilliam và Sontheimer, đặc điểm mô
bệnh học tổn thương da đặc hiệu, sự biểu hiện của tế bào dương tính với
granzym B trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.
Luận án đánh giá mối tương quan giữa tỷ lệ dương tính và nồng độ
của các kháng thể kháng nhân hòa tan (anti-Smith, anti U1-RNP, antiRo/SSA, anti La/SSB) với đặc điểm tổn thương lupus da, với thang
điểm CLASI cải tiến đo lường mức độ nặng tổn thương lupus da và một
số biến đổi mô bệnh học. Kết quả thu được cho thấy các kháng thể trên
ít nhiều đều có mối liên quan đối với tổn thương lupus da, đặc biệt
kháng thể anti-SSA có nhiều mối liên quan nhất (liên quan với ban cánh
bướm, nhạy cảm ánh sáng, loét miệng, tổn thương da bán cấp, tế bào dị
dừng thượng bì, tương quan thuận với số vị trí tổn thương lupus da,
điểm RCLASI hoạt động).
3. Bố cục của luận án
Luận án gồm 133 trang, gồm: Đặt vấn đề (2 trang), tổng quan tài liệu
(39 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (19 trang), kết quả
nghiên cứu (31 trang), bàn luận (39 trang), kết luận (2 trang) và kiến
nghị (1 trang).
Toàn bộ luận án có 30 bảng, 14 hình và 16 biểu đồ.
Tài liệu tham khảo bao gồm 191 tài liệu (6 tiếng Việt và 185 tiếng
Anh).
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3
1.1. Tổn thương da trên bệnh nhân SLE
Năm 1979 hai nhà da liễu học người Mỹ James Gilliam và Richard
Sontheimer’s đã đưa ra bảng phân loại biểu hiện tổn thương da của

lupus ban đỏ gồm tổn thương da đặc hiệu và không đặc hiệu dựa vào
đặc điểm mô bệnh học là hiện tượng “interface dermatitis” – viêm da
vùng ranh giới thượng bì – trung bì. Tổn thương da đặc hiệu lupus gồm
3 loại chính là tổn thương da cấp tính, bán cấp và mạn tính. Tổn thương
da không đặc hiệu gồm rất nhiều loại như viêm mạch, hiện tượng
raynaud, rụng tóc, loét miệng, tổn thương bọng nước...có thể gặp trong
nhiều bệnh lý khác nhau. Một bệnh nhân SLE có thể có một hoặc nhiều
hơn một loại tổn thương da đặc hiệu kèm theo một số tổn thương da
không đặc hiệu.
1.2. Mô bệnh học tổn thương da đặc hiệu lupus
Tổn thương cấp tính: viêm da bề mặt nghèo tế bào, thượng bì không
teo hoặc teo nhẹ, dày màng đáy hoặc không, dày sừng nang lông ít, phù
nhú bì ưu thế, lắng đọng mucin lưới trung bì.
Tổn thương bán cấp: dị sừng, thượng bì teo nổi trội, dày sừng nang
lông, dày màng đáy, thâm nhiễm lympho trung bì nông nhẹ đến trung
bình.
Tổn thương dạng đĩa mạn tính: viêm da bề mặt giàu tế bào, thượng
bì teo, dày màng đáy, dày sừng nang lông, thâm nhiễm lympho dày đặc
quanh mạch và quanh phần phụ, phá hủy cấu trúc phần phụ.
1.3. Biểu hiện tế bào granzym B dương tính ở tổn thương da lupus:
granzym B do tế bào lympho T độc và tế bào diệt tự nhiên tiết ra, có khả
năng khởi phát chết theo chương trình của tế bào qua con đường phụ
thuộc caspase. Sự biểu hiện của tế bào granzym B dương tính ở tổn
thương lupus da gợi ý vai trò gây chết theo chương trình các tế bào
sừng, một trong những cơ chế bệnh sinh chính của tổn thương lupus da.


4
1.4. Ý nghĩa lâm sàng một số kháng thể kháng nhân hòa tan
1.4.1. Kháng thể kháng Smith: có độ đặc hiệu cao đối với SLE và

nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh theo hội Khớp học Hoa Kỳ. Độ
đặc hiệu trong chẩn đoán lên tới 95-99% nhưng độ nhạy chỉ khoảng 2024%. Kháng thể này có mối liên quan với một số biểu hiện tổn thương
da của bệnh SLE như ban cánh bướm, loét miệng, hiện tượng
Raynaud...
1.4.2. Kháng thể kháng U1-RNP: không hoàn toàn đặc hiệu cho SLE,
20-30% bệnh nhân SLE có kháng thể này. Các isotype của kháng thể có
thể mang vai trò bệnh sinh riêng, IgM của anti U1-RNP ưu thế trong
bệnh SLE trong khi IgG của anti U1-RNP, khi không có mặt IgM được
tìm thấy trong bệnh mô liên kết hỗn hợp. Kháng thể có mối liên quan
với một số biểu hiện tổn thương da của bệnh SLE như hiện tượng
Raynaud...
1.4.3. Kháng thể kháng Ro/SSA: có thể được phát hiện ở 70-100%
bệnh nhân có hội chứng Sjögren, 30-70% bệnh nhân lupus, 70-80%
bệnh nhân lupus sơ sinh. Kháng thể kháng Ro có vai trò bệnh sinh trong
việc khởi phát tổn thương hủy hoạt mô, đặc biệt đối với những tổn
thương nhạy cảm ánh sáng.
1.4.4. Kháng thể kháng La/SSB: Kháng thể kháng La tương đối đặc
hiệu trong SLE và hội chứng Sjögren. Tuy nhiên, ít khi kháng thể kháng La
được phát hiện đơn độc mà thường được phát hiện cùng với kháng thể
kháng Ro. Trong SLE, tỷ lệ kháng thể khoảng 10 - 25%. Có mối liên quan
giữa anti La/SSB với một số biểu hiện tổn thương da của bệnh SLE như
tổn thương da bán cấp, nhạy cảm ánh sáng.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 80 bệnh nhân được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống theo
tiêu chuẩn ACR 1997, được điều trị nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện
Da liễu Trung ương từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2017
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: bệnh nhân chẩn đoán xác định là SLE, có
tổn thương da, đã hoặc chưa được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch,
không phân biệt tuổi, giới, đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân mắc các bệnh mô liên kết tự miễn


5
khác như viêm bì cơ, xơ cứng bì, bệnh mô liên kết phối hợp… hoặc các
bệnh da có nhạy cảm với ánh sáng, không đồng ý tham gia nghiên cứu,
không thu thập được đủ các xét nghiệm cần thiết.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang
2.2.2. Chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Các đối tượng được lựa chọn theo trình tự thời gian, không phân biệt
tuổi tác, giới tính, mức độ hoạt động và hủy hoại vĩnh viễn.
2.2.3. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu mô tả cắt ngang được tính dựa theo công thức
dùng để ước tính một tỷ lệ của tổ chức y tế thế giới:
n Z (21 

2)

p (1  p )
2

trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu; α là mức ý nghĩa thống kê tương ứng
với khoảng tin cậy 95%, α = 0,05; Z1- α/2 tương ứng = 1,96; p là tỷ lệ KT
anti-SSB dương tính trong SLE theo Wang (1986) là 8%;  là độ chính
xác tuyệt đối mong muốn, chọn  = 0,06. Từ đó, tính được n = 78.
Nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu là 80 bệnh nhân.
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương

đủ tiêu chuẩn chẩn đoán SLE, đồng ý tham gia sẽ được đưa vào nghiên
cứu, thực hiện theo các bước:
- Phỏng vấn để thu thập thông tin cá nhân
- Đánh giá tổn thương da đặc hiệu lupus và tổn thương da không đặc
hiệu, điểm CLASI cải tiến (revised cutaneous lupus erythematosus
disease area and severity Index).
- Sinh thiết tổn thương da đặc hiệu hoạt tính, nhuộm HE, PAS,
nhuộm Alcian Blue pH 2,5, đọc tiêu bản mô bệnh học.
- Làm xét nghiệm hóa mô miễn dịch với marker granzym B xác
định tế bào granzym B +.
- Làm xét nghiệm ELISA xác định tự kháng thể (anti-Smith, antiSSA, anti-SSB, anti U1-RNP).
2.2.5. Địa điểm và phương pháp tiến hành các xét nghiệm cận lâm


6
sàng
2.2.5.1. Các xét nghiệm cận lâm sàng thông thường được thực hiện tại
các khoa phòng tương ứng của Bệnh viện Da liễu Trung ương.
2.2.5.2. Xét nghiệm mô bệnh học, hóa mô miễn dịch
Được thực hiện tại khoa Huyết học, sinh hóa, miễn dịch và giải phẫu
bệnh bệnh viện Da liễu Trung ương.
- Nhuộm HE: hóa chất Hematoxylin Harris sản xuất bởi Diapath –
Italia, eosin sản xuất bởi Thermo Scientific – Anh.
- Nhuộm PAS: hóa chất sản xuất bởi Thermo Scientific – Anh.
- Nhuộm Alcian blue pH 2,5: hóa chất sản xuất bởi Cell Marque, Mỹ
- Nhuộm hóa mô miễn dịch với granzym B: kháng thể đơn dòng sản
xuất bởi Cell Marque, Mỹ; các hóa chất khác của hãng Dako
Cytomation (Đan Mạch).
2.2.5.3.Xét nghiệm các tự kháng thể
Được thực hiện tại khoa Huyết học, sinh hóa, miễn dịch và giải

phẫu bệnh bệnh viện Da liễu Trung ương.
Sinh phẩm ELISA của hãng Orgentec-Đức, thực hiện trên giàn
ELISA gồm máy ủ lắc khay vi thể DTS-4 ELMI tech (EU), máy rửa
khay vi thể ELX 508 – Biotek (Mỹ), máy đọc ELISA ELX 800- Biotek
(Mỹ).
2.2.6. Các tiêu chuẩn, thang điểm sử dụng trong nghiên cứu
- Chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn của hội Khớp học
Hoa Kỳ - ACR 1997.
- Đánh giá mức độ nặng tổn thương lupus da đặc hiệu theo thang điểm
CLASI cải tiến.
2.2.7. Xử lý số liệu: Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm
toán thống kê SPSS 20.0.
2.2.8. Đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại các cơ sở y tế có uy tín với sự đồng ý
của lãnh đạo các đơn vị. Đây là nghiên cứu mô tả, không có can thiệp,
tất cả các đối tượng nghiên cứu đều tự nguyện tham gia. Các số liệu thu
được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe người
bệnh, không phục vụ cho các mục đích khác.


7
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tuổi, giới của các bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới
Nhóm tuổi

n

Tỷ lệ %


0-9
1
2,1
10 - 19
14
17,5
20 - 29
16
20,0
30 - 39
23
28,8
40 - 49
16
20,0
50 – 59
7
8,8
≥ 60
3
3,8
Tổng số
80
100
Tuổi trung bình
33,4 ± 13,3 (năm)
Tỷ lệ nam/nữ
1/6
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 33,4 ± 13,3. Bệnh nhân ít tuổi
nhất là 9 tuổi, bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 68 tuổi. Nhóm tuổi 30 – 39

chiếm tỷ lệ cao nhất (28,8%). Nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ thấp nhất
(3,8%). Tỷ lệ nam/nữ là 1/6.
3.2. Đặc điểm tổn thương da trên bệnh nhân SLE
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.2: Phân bố các loại TT da lupus đặc hiệu
Loại tổn thương da đặc hiệu
n
%
Tổn thương cấp Ban cánh bướm
49
61,3
tính
Ban cấp tính lan tỏa
12
15,0
Tổn thương bán Ban dạng vảy nến
9
11,3
cấp
Ban dạng vòng
4
5,0
Tổn thương mạn Ban dạng đĩa khu
tính
trú
9
11,3
Ban dạng đĩa lan tỏa
6
7,5

Viêm mô mỡ dưới
da
1
1,3
Ban cánh bướm là tổn thương da đặc hiệu gặp nhiều nhất 61,3%.
Tổn thương bán cấp dạng vảy nến (11,3%) nhiều hơn dạng vòng (5%).
Tổn thương da mạn tính dạng đĩa khu trú chiếm 11,3%, dạng đĩa lan tỏa
7,5%, dạng viêm mô mỡ dưới da chiếm 2,5%.


8

80.000%
70.000%
60.000%
50.000%
40.000%
30.000%
20.000%
10.000%
.000%

78.800%
65.000%
41.300%32.500%
3.800%

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các loại TT da không đặc hiệu
Nhiều loại tổn thương da không đặc hiệu thường gặp ở bệnh nhân
SLE. Nhạy cảm ánh sáng là triệu chứng có tỷ lệ cao nhất (78,8%), tiếp

theo là rụng tóc telogen (65%), tổn thương mạch máu (41,3%), tổn
thương niêm mạc miệng (32,5%), tổn thương bọng nước chiếm 3,8%.
30.000%
25.000%
20.000%
15.000%
10.000%
5.000%
.000%

t


v

iêm

m

h
ạc

ng


26.250%
10.000%

13.750%


8.750%
1.250% 1.250%

n


y
ta

ện
Hi

t

n
ượ

g

r

n
ay

Gi

ãn

au


m

d

h
ạc

a
qu

nh

X

m

uấ

g
ón

u
th

ua
tq
yế

nh


êm
Vi

m

m

g
ón

h
ạc

dạ

ng

m



ng




i

o
Sẹ


teo

da

tr

g
ắn

sứ

Biểu đồ 3.2: Phân bố các loại TT mạch máu
Các dát đỏ viêm mạch ở lòng bàn tay bệnh nhân SLE là dấu hiệu
gặp nhiều nhất trong các tổn thương mạch máu 26,3%. Giãn mạch
quanh móng chiếm tỷ lệ 13,8%, tiếp theo là hiện tượng Raynaud 10%,
xuất huyết quanh móng 8,8%. Viêm mạch dạng mạng lưới và sẹo teo da
trắng sứ chiếm 1,3%.
Bảng 3.3: Điểm RCLASI hoạt động trung bình


9
Loại TT da
đặc hiệu
Cấp (n = 48)
Bán cấp
(n = 13)
Mạn (n = 14)

p

Cấp

Bán cấp

Mạn

0,002

0,002
-

0,80
0,09

RCLASI
hoạt động
trung bình
8,5 ± 3,2
19,1 ± 8,4

0,80

0,09

-

10,8 ± 10,3

Điểm RCLASI hoạt động trung bình ở các nhóm tổn thương da lần
lượt là: cấp tính (8,5 ± 3,2), bán cấp (19,1 ± 8,4), mạn tính (10,8 ±

10,3). Nhóm tổn thương da bán cấp có điểm hoạt động cao hơn so với
nhóm tổn thương da cấp tính (p <0,05).
Bảng 3.4: Điểm RCLASI hủy hoại trung bình
Loại TT da
đặc hiệu
Cấp (n = 48)
Bán cấp
(n = 13)
Mạn (n = 14)

p
Cấp

Bán cấp

Mạn

0,82

0,82
-

0,03
0,12

RCLASI
hủy hoại
trung bình
0,1 ± 0,5
0,8 ± 2,5


0,03

0,12

-

3,6 ± 4,2

Điểm RCLASI hủy hoại trung bình ở các nhóm tổn thương da lần
lượt là: cấp tính (0,1 ± 0,5), bán cấp (0,8 ± 2,5), mạn tính (3,6 ± 4,2).
Nhóm tổn thương da mạn tính có điểm hủy hoại cao hơn so với nhóm
tổn thương da cấp tính (p <0,05).


10
3.1.1. Đặc điểm mô bệnh học
Bảng 3.5: Các biến đổi ở thượng bì tổn thương da đặc hiệu
Tổn thương

Cấp tính

Bán cấp

Mạn tính

(n,%)

(n,%)


(n,%)

P

Dày sừng

17

35,4

11

84,6

13

87,5

<0,001

Thượng bì teo

16

33,3

9

69,2


10

62,5

0,02

Dày màng đáy

21

43,8

10

76,9

15

93,8

<0,001

34

70,8

12

92,3


16

100

0,13

7

14,6

7

53,8

4

25,0

0,01

44
29

91,7
60,4

13
4

100

30,8

15
5

93,5
31,2

0,82
0,04

7

14,6

4

30,8

3

18,8

0,37

2

4,2

3


23,1

5

31,2

0,004

13
42

27,1
87,5

4
13

30,8
100

12
16

75,0
100

0,003
0,25


46

95,8

12

92,3

15

93,8

0,78

30

62,5

10

76,9

15

93,8

0,05

39


81,3

11

84,6

14

87,5

0,91

0

0

1

7,7

4

25,0

0,002

Thoái hóa lỏng
màng đáy
Tế bào dị sừng ở
thượng bì

Giãn mạch trung bì
Phù trung bì nông
Bạch cầu trung
tính/bụi nhân
Tế bào dị sừng ở
nhú trung bì
ĐTB ăn sắc tố
Dày sừng nang lông
Xâm nhập
Trung
viêm

lympho
nông
Trung
bào
bì sâu
Quanh
phần
phụ
Phá hủy cấu trúc
phần phụ

Dày sừng, thượng bì teo, dày màng đáy, thoái hóa lỏng màng đáy
là những dấu hiệu gặp nhiều ở tổn thương bán cấp và mạn tính (p <


11
0,05). Tổn thương da bán cấp có số lượng tế bào dị sừng ở thượng bì
cao nhất (53,8%). Phù trung bì nông gặp nhiều nhất ở tổn thương da

cấp tính 60,4% (p <0,05). Tế bào dị sừng ở nhú trung bì và ĐTB ăn sắc
tố gặp nhiều nhất ở tổn thương da mạn tính (31,2% và 75%, p < 0,01).
Tỷ lệ phá hủy cấu trúc phần phụ cao nhất ở tổn thương da mạn tính 25%
(p < 0,01).
Bảng 3.6: Lắng đọng mucin trung bì
Mucin

TT Cấp
tính
n
%

TT Bán
cấp
n
%

TT Mạn
tính
n
%

TT bọng
nước
n
%

Ít

15


31,3

2

15,4

4

25,0

2

66,7

Vừa

15

31,3

6

46,2

7

43,8

1


33,3

Nhiều

18

37,5

5

38,5

5

31,3

0

0

Tổng số
48
100
13
100
16
100
3
100

Tất cả các tổn thương da lupus đều có lắng đọng mucin ở trung bì
với các mức độ khác nhau, tổn thương cấp tính (ít 31,3%, vừa 31,3%,
nhiều 37,5%), tổn thương bán cấp (ít 15,4%, vừa 46,2%, nhiều 38,5 %),
tổn thương mạn tính (ít 25,0%, vừa 43,8%, nhiều 31,3%), tổn thương
bọng nước (ít 66,7%, vừa 33,3%).
Bảng 3.7: Tỷ lệ biểu hiện granzym B ở các tổn thương da đặc hiệu
Granzym B
Âm tính
Dương tính
Trung bình
% tế bào
dương tính

TT Cấp
tính
n
%
9
18,8
39
81,2
16,5±19,1

TT Bán cấp
n
1
12

%
7,7

92,3

17,7±12,8

TT Mạn
tính
n
%
1
6,2
15
93,8
22,8±17,1

p
0,42
0,16

Tỷ lệ tế bào dương tính với granzym B ở tổn thương cấp tính là
81,2%, bán cấp 92,3%, mạn tính 93,8%. Mật độ trung bình tế bào biểu


12
hiện granzym B dương tính/vi trường ở các tổn thương cấp, bán cấp,
mạn tính lần lượt là 16,5±19,1, 17,7±12,8, 22,8±17,1 %. Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.8: Một số dấu hiệu mô bệnh học ở nhóm biểu hiện granzym
B dương tính và âm tính
Granzym B
Âm tính

Dương
Triệu chứng
p
(%)
tính (%)
(n = 11)
(n = 66)
Dày sừng
36,4
57,6
0,33
Thượng bì teo
63,6
42,4
0,33
Dày màng đáy
54,5
60,6
0,75
Thoái hóa lỏng màng đáy
100
77,3
0,11
TB dị sừng thượng bì
18,2
24,2
1,0
TB dị sừng trung bì
0
15,2

0,34
Giãn mạch
90,9
93,9
0,55
Dày sừng nang lông
72,7
92,5
0,04
Mất cấu trúc phần phụ
0
7,6
1,0
Viêm quanh phần phụ
54,5
87,9
0,02
Thoái hóa lỏng phần phụ
63,6
62,1
1,0
Bạch cầu trung tính
18,5
33,3
0,29
Thâm nhiễm LP nông
93,8
100,0
1,0
Thâm nhiễm LP sâu

86,2
86,7
1,0

Tỷ lệ dày sừng nang lông và viêm quanh phần phụ cao hơn ở nhóm
biểu hiện granzym B dương tính so với nhóm âm tính (p < 0,05).
3.2.2. Liên quan giữa các tự kháng thể với đặc điểm lâm sàng, mô
bệnh học tổn thương lupus da
Bảng 3.9: Tỷ lệ dương tính và nồng độ trung bình
của các tự kháng thể
Các tự
Tỷ lệ
Nồng độ
n
%
kháng thể
trung bình


13
Anti Smith
26
32,5
24,6 ± 43,6
Anti U1-RNP
15
18,8
16,8 ± 40,3
Anti SSA
52

65,0
76,7 ± 68,7
Anti SSB
22
27,5
25,5 ± 53,8
Tỷ lệ dương tính với các tự kháng thể anti-SSA là 65%, anti- SSB
27,5%, anti-Smith 32,5%, anti U1-RNP 18,8%. Nồng độ trung bình các
tự kháng thể cao nhất ở nhóm anti-SSA (76,7 ± 68,7), tiếp theo là antiSSB (25,5 ± 53,8), anti-Smith (24,6 ± 43,6) và thấp nhất ở nhóm anti
U1-RNP (16,8 ± 40,3).
Bảng 3.10: Tỷ lệ dương tính các tự kháng thể theo nhóm có và
không điều trị thuốc ức chế miễn dịch trong 1 tháng gần đây
Chưa
Đã điều
điều trị
trị
Các tự kháng thể
p
(n=62)
(n=18)
n
%
n
%
Anti Smith
20 32,3
6
33,3
1,0
Anti U1-RNP

12 19,4
3
16,7
1,0
Anti SSA
37 59,7 15 83,3
0,06
Anti SSB
14 22,6
8
44,4
0,08
Không có sự khác biệt về tỷ lệ dương tính của các kháng thể
anti-Smith, anti U1-RNP, anti-SSA, anti-SSB ở nhóm bệnh nhân
không được điều trị thuốc ức chế miễn dịch và nhóm bệnh nhân đang
được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch trong 1 tháng gần đây (p >
0,05).
Bảng 3.11: Liên quan giữa các tự kháng thể với một số triệu chứng
lâm sàng tổn thương lupus da
Triệu chứng

Tổn thương
lupus da mạn
tính
Tổn thương
lupus da

U1-RNP

Smith


Ro/SSA

La/SSB

OR

p

OR

p

OR

p

OR

p

0,2
4

0,28

0,24

0,06


0,33

0,08

0,31

0,21

1,0

2,01

0,33

8,1

0,03

4,04

0,04

0,7
6


14
bán cấp
Ban cánh
bướm

Nhạy cảm
ánh sáng
Hiện tượng
Raynaud
Dát viêm
mạch lòng
bàn tay
Giãn mạch
quanh móng
Xuất huyết
quanh móng
Loét miệng
Rụng tóc
không sẹo
Rụng tóc có
sẹo

3,0
3
1,0
9
5,5
5
0,6
5
0,9
6
7,1
5
2,1

2
1,6
1
0,8

0,14

2,87

0,04
6

3,29

0,01

2,02

0,19

1,0

0,62

0,39

4,96

0,004


2,02

0,37

0,04

1,28

0,71

1,69

0,71

1,67

0,68

0,40

0,39

0,18

0,83

0,79

1,08


1,0

1,0

1,22

0,74

6,42

0,86

1,62

0,48

0,02

1,63

0,68

3,52

0,41

0,41

0,67


0,23

3,15

0,02

3,12

0,04

2,87

0,04

0,45

1,72

0,29

0,64

0,38

0,7

0,49

0,58


0,65

0,17

0,33

0,34

0,71

0,32

Sự có mặt của kháng thể anti-U1RNP liên quan với hiện tượng
Raynaud (OR = 5,55, p = 0,04), xuất huyết quanh móng (OR = 7,15, p
= 0,02); kháng thể anti-Smith liên quan với ban cánh bướm (OR = 2,87,
p = 0,046), loét miệng (OR = 3,15, p = 0,02); kháng thể anti-SSA liên
quan với ban cánh bướm (OR = 3,29, p = 0,01), nhạy cảm ánh sáng (OR
= 4,96, p = 0,004), loét miệng (OR = 3,12, p = 0,04), tổn thương lupus
da bán cấp (OR = 8,1, p = 0,03); kháng thể anti-SSB liên quan với loét
miệng (OR = 2,87, p = 0,04), tổn thương da bán cấp (OR = 4,04, p =
0,04).
Bảng 3.12: Liên quan giữa các tự kháng thể với một số biến đổi mô
bệnh học tổn thương da lupus
Triệu chứng

U1-RNP
OR

Dày sừng
Thượng bì

mỏng
Dày màng

p

Smith

Ro/SSA

La/SSB

OR

p

OR

p

OR

p

0,46

0,112

1,35

0,53


0,73

0,52

0,778 0,666 0,53

0,19

0,59

0,26

0,61

0,34

0,58

0,35

0,82

0,67

1,42

0,49

0,571 0,33

0,35

0,64


15
đáy
Thoái hóa
lỏng màng
đáy
TB dị sừng
thượng bì
TB dị sừng
trung bì
Giãn mạch
Phù trung bì
nông
ĐTB ăn sắc
tố
Dày sừng
nang lông
Mất cấu trúc
phần phụ
Viêm quanh
phần phụ
Thoái hóa
lỏng phần
phụ
Bạch cầu
trung tính

Thâm nhiễm
LP nông
Thâm nhiễm
LP sâu
Tế bào grB
dương tính

1,01

1,0

0,62

0,39

1,02

0,98

0,62

0,54

1,21

0,75

1,29

0,64


3,70

0,04

1,79

0,29

0,35

0,45

0,65

0,74

0,72

0,74

1,39

0,73

0,32

0,23

0,71


0,66

1,26

1,0

1,56

1,0

1,55

0,45

0,93

0,88

0,69

0,44

1,55

0,39

0,58

0,39


0,54

0,23

0,32

0,02

0,57

0,31

0,41

0,36

0,56

0,42

0,49

0,39

1,37

1,0

1,09


1,0

0,50

1,0

0,33

0,34

0,64

1,0

1,000

1,0

0,54

0,28

0,56

0,35

1,17

1,0


0,37

0,08

1,10

0,85

1,20

0,70

1,25

0,68

2,21

0,29

0,83

0,76

1,38

0,59

0,77


0,77

1,246

1,0

1,47

1,0

1,58

2,92

1,15

1,0

1,05

1,0

0,82

0,74

1,07

1,0


0,39

0,16

2,22

0,68

0,49

0,31

0,37

0,31

4,35

0,27

Tế bào dị sừng ở thượng bì gặp nhiều hơn ở nhóm anti-SSA dương
tính so với nhóm âm tính (30,8% và 10,7%, p = 0,04). ĐTB ăn sắc tố
gặp ít hơn ở nhóm anti-SSA dương tính so với nhóm âm tính (26,9% và
53,6%, p = 0,02). Không có sự khác biệt về các biến đổi mô bệnh học
tổn thương lupus da và sự biểu hiện tế bào granzym B+ ở nhóm kháng
thể anti-Smith, anti U1-RNP, anti La/SSB âm tính và dương tính (p >
0,05).



16

Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa nồng độ các kháng thể
với số vị trí tổn thương da
Có mối tương quan tuyến tính đồng biến giữa nồng độ kháng thể
anti-Smith và anti-SSA với số vị trí tổn thương lupus da (r = 0,237, p =
0,034), (r = 0,298, p = 0,007). Không có mối tương quan giữa nồng độ
các kháng thể còn lại với số vị trí tổn thương lupus da.


17

Biểu đồ 3.4: Tương quan giữa nồng độ kháng thể
với điểm RCLASI hoạt động
Có mối tương quan tuyến tính đồng biến giữa nồng độ anti-SSA với
điểm RCLASI hoạt động(r = 0,363, p = 0,001). Không có mối tương
quan giữa nồng độ các kháng thể còn lại với điểm RCLASI hoạt động.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm tuổi, giới của các bệnh nhân nghiên cứu
Trong tổng số 80 bệnh nhân nghiên cứu, tuổi trung bình của bệnh
nhân là 33,4 ± 13,3. Nhóm tuổi 30 – 39 chiếm tỷ lệ cao nhất (28,8%).
Tỷ lệ nam/nữ là 1/6. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những kết quả
nghiên cứu trước đây, bệnh lupus ban đỏ hệ thống chủ yếu xảy ra ở phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ, giai đoạn có sự hoạt động mạnh nhất của nội
tiết tố sinh dục nữ, yếu tố góp phần quan trọng trong cơ chế bệnh sinh


18
của SLE.
4.2. Đặc điểm tổn thương da trên bệnh nhân SLE

4.2.1. Đặc điểm lâm sàng
Tỷ lệ các tổn thương lupus da đặc hiệu trong nghiên cứu gồm ban
cánh bướm 61,3%, ban cấp tính lan tỏa 15%, tổn thương bán cấp dạng
vảy nến 11,3%, dạng vòng 5%, tổn thương da mạn tính dạng đĩa khu trú
11,3%, đĩa lan tỏa 7,5%, viêm mô mỡ dưới da 2,5%. Kết quả này tương
đồng với nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, tổn
thương da cấp tính chiếm tỷ lệ chủ yếu, tổn thương da bán cấp và mạn
tính khoảng trên dưới 20%, viêm mô mỡ dưới da hiếm gặp nhất.
Trong các tổn thương lupus da không đặc hiệu, nhạy cảm ánh sáng là
triệu chứng có tỷ lệ cao nhất (78,8%), tiếp theo là rụng tóc không sẹo
(65%), tổn thương mạch máu (41,3%), tổn thương niêm mạc miệng
(32,5%), tổn thương bọng nước chiếm 3,8%. Nghiên cứu của chúng tôi
gặp các dạng tổn thương mạch máu trên bệnh nhân SLE gồm các dát đỏ
viêm mạch ở lòng bàn tay 26,3%, giãn mạch quanh móng 13,8%, hiện
tượng Raynaud 10%, xuất huyết quanh móng 8,8%, viêm mạch dạng
mạng lưới và sẹo teo da trắng sứ đều chiếm tỷ lệ 1,3%. Kết quả tương
đồng với các tác giả Rabbani (2003), Hau (2006), Mohammad (2010).
Tổn thương lupus da xuất hiện trên bệnh nhân SLE phong phú, xác định
được các hình thái tổn thương hay gặp cũng như hiếm gặp giúp thày
thuốc tiếp cận chẩn đoán sớm, can thiệp điều trị sớm tránh những tổn
thương hủy hoại không hồi phục gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân.
Điểm RCLASI hoạt động trung bình của tổn thương da đặc hiệu cao
ở nhóm tổn thương da bán cấp, điểm RCLASI hủy hoại trung bình cao
ở nhóm tổn thương da mạn tính. Điểm RCLASI hoạt động tăng theo số
lượng vị trí tổn thương, màu đỏ tăng dần của tổn thương, tổn thương có
vảy điểm cao hơn. Đối với các bệnh nhân nghiên cứu, so sánh với tổn
thương cấp tính và mạn tính, tổn thương bán cấp có số lượng thương
tổn nhiều, màu thương tổn thường đỏ đậm, có vảy da nên điểm
RCLASI hoạt động cao hơn. Nhóm mạn tính gồm các tổn thương dạng



19
đĩa kinh điển, tổn thương viêm mô mỡ dưới da, có tăng hoặc giảm sắc
tố, sẹo teo da nên có điểm hủy hoại cao. Số lượng vị trí tổn thương hủy
hoại ở nhóm tổn thương mạn tính cũng cao hơn các nhóm còn lại nên
góp phần làm cho điểm RCLASI hủy hoại trung bình của nhóm này là
cao nhất.
4.2.2. Đặc điểm mô bệnh học
Theo nghiên cứu của chúng tôi, mô bệnh học tổn thương cấp tính
ưu thế bởi phù trung bì nông, thâm nhiễm viêm chủ yếu ở trung bì
nông, thoái hóa lỏng màng đáy từng ổ. Tổn thương bán cấp có dày
sừng, thượng bì teo, dày màng đáy, thoái hóa lỏng màng đáy mức độ
mạnh và lan tỏa hơn, tế bào dị sừng ở thượng bì nhiều hơn. Tổn thương
mạn tính đặc trưng bởi dày sừng, dày màng đáy, thượng bì teo, nhiều tế
bào dị sừng và đại thực bào ăn sắc tố ở trung bì, thâm nhập viêm sâu
hơn, tỷ lệ phá hủy cấu trúc phần phụ cao hơn so với các tổn thương
khác.
Tất cả các tổn thương lupus da trong nghiên cứu đều có lắng đọng
mucin ở trung bì với các mức độ khác nhau. Chúng tôi sử dụng phương
pháp nhuộm Alcian Blue để phát hiện mucin, hình ảnh dương tính thể
hiện là những đám, dải màu xanh da trời nằm xen kẽ giữa các bó
collagen. Đây là đặc điểm mô bệnh học rất hữu ích giúp chẩn đoán tổn
thương da lupus. Đặc biệt khi cần phân biệt tổn thương ACLE với
những trường hợp có viêm da vùng ranh giới thượng bì – trung bì
nhưng nghèo tế bào như trong ban do dị ứng thuốc hoặc phát ban do
virus; hay tổn thương SCLE với các bệnh viêm da dạng lichen có teo.
Cả tỷ lệ và mật độ trung bình tế bào biểu hiện granzym B+ ở tổn
thương DLE và SCLE của chúng tôi đều cao hơn tổn thương ACLE.
Các tổn thương SCLE và CCLE trong nghiên cứu có số lượng tế bào dị

sừng cao hơn ACLE, tỷ lệ và mức độ thoái hóa lỏng màng đáy nhiều
hơn, thâm nhiễm lympho ở trung bì nông nhiều. Điều này gợi ý rằng
hiện tượng chết theo chương trình xảy ra ở các tổn thương CCLE,
SCLE nhiều hơn ACLE. Do đó, sự biểu hiện granzym B+ ở SCLE,
CCLE cũng nhiều hơn, mức độ cao hơn ACLE. Tuy nhiên, sự khác biệt


20
lại chưa có ý nghĩa thống kê, có thể do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng
tôi chưa đủ lớn.
Tỷ lệ dày sừng nang lông và viêm quanh phần phụ (nang lông,
tuyến bã, tuyến mồ hôi) cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm biểu hiện
granzym B dương tính so với nhóm âm tính. Theo nghiên cứu của
Abdou (2013), sự biểu hiện granzym B liên quan với dấu hiệu dày sừng
nang lông. Wenzel (2007) nhận thấy granzym B biểu hiện rất rõ ràng ở
vùng xâm nhập viêm gần các tế bào sừng lớp đáy của phần phụ. Ông
kết luận rằng sự biểu hiện granzym B+ có liên quan với thâm nhiễm
viêm ở thượng bì, quanh phần phụ và hiện tượng hủy hoại mô.
4.3. Liên quan giữa các tự kháng thể với đặc điểm lâm sàng, mô
bệnh học tổn thương lupus da
Tỷ lệ dương tính với các tự kháng thể anti-SSA là 65%, anti- SSB
27,5%, anti-Smith 32,5%, anti U1-RNP 18,8%. Các tỷ lệ dương tính của
kháng thể anti- SSB, anti-Smith, anti U1-RNP tương đồng với nhiều tác
giả, tuy nhiên tỷ lệ anti-SSA cao hơn một số nghiên cứu. Khác biệt về địa
lý, chủng tộc, quần thể nghiên cứu lý giải cho điều này.
Khi so sánh tỷ lệ các tự kháng thể ở nhóm bệnh nhân có điều trị
bằng các thuốc ức chế miễn dịch trong 1 tháng gần đây và nhóm bệnh
nhân không điều trị, chúng tôi không thấy có sự khác biệt. 80 bệnh nhân
trong nghiên cứu đều là những bệnh nhân đến khám lần đầu tiên tại
bệnh viện Da Liễu trung ương, trong đó 62 bệnh nhân hiện tại không

điều trị gì và 18 bệnh nhân trong 1 tháng gần đây có điều trị với thuốc
ức chế miễn dịch (chủ yếu là corticoid) theo đơn ở các bệnh viện khác.
Theo nghiên cứu hồi cứu của Faria (2005) tiến hành trên 130 bệnh nhân
SLE chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR, được làm các xét nghiệm định
lượng kháng thể kháng ds DNA và các kháng thể kháng nhân hòa tan
liên tục trong 5 năm, tỷ lệ dương tính với các kháng thể anti- Ro/SSA là
47%, U1-RNP (36%), Sm (23%), La/SSB (7%). Ở những bệnh nhân
này, trong 5 năm theo dõi, tỷ lệ thường xuyên xuất hiện các tự kháng
thể anti-Ro/SSA là 52%, U1-RNP (38%), Sm (17%), La/SSB (11%).


21
Tỷ lệ bệnh nhân vẫn có xét nghiệm kháng thể dương tính theo dõi sau 2
đến 4 năm điều trị từ 39-78%, sau 5 đến 10 năm từ 20-75%. Nghiên cứu
của McCarty (1982) cho thấy kháng thể anti-Smith hầu như không thay
đổi trong suốt quá trình điều trị, kể cả đối với những bệnh nhân sử dụng
thuốc gây độc tế bào có tác dụng lên quần thể lympho B. Như vậy, khác
với kháng thể anti - ds DNA thay đổi theo tiến triển của bệnh, phụ thuộc
liệu pháp điều trị, sự tồn tại của các kháng thể kháng nhân hòa tan (anti
smith, U1-RNP, Ro/SSA, La/SSB) trong huyết thanh là tương đối lâu
mặc dù bệnh nhân vẫn đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch.
Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu theo dõi dọc trên quần thể bệnh
nhân SLE Việt Nam tiếp theo để kiểm chứng điều này.
Sự có mặt của kháng thể anti-U1RNP liên quan với hiện tượng
Raynaud (OR = 5,55, p = 0,04), xuất huyết quanh móng (OR = 7,15, p
= 0,02); kháng thể anti-Smith liên quan với ban cánh bướm (OR = 2,87,
p = 0,046), loét miệng (OR = 3,15, p = 0,02); kháng thể anti-SSA liên
quan với ban cánh bướm (OR = 3,29, p = 0,01), nhạy cảm ánh sáng (OR
= 4,96, p = 0,004), loét miệng (OR = 3,12, p = 0,04), tổn thương lupus
da bán cấp (OR = 8,1, p = 0,03); kháng thể anti-SSB liên quan với loét

miệng (OR = 2,87, p = 0,04), tổn thương da bán cấp (OR = 4,04, p =
0,04). Về các biến đổi mô bệnh học tổn thương da đặc hiệu, ngoại trừ
anti-Ro/SSA có liên quan với hiện tượng hoại tử tế bào sừng ở thượng
bì, cả 3 kháng thể anti U1-RNP, anti-Smith, anti-La/SSB đều không có
mối liên quan với các biến đổi mô bệnh học cũng như biểu hiện tế bào
granzym B dương tính tại tổn thương. Ngoài ra cũng chỉ duy nhất kháng
thể anti Ro/SSA có nồng độ tương quan với điểm RCLASI hoạt động
của tổn thương lupus da đặc hiệu.
Kết quả của chúng tôi có nhiều điểm tương đồng với các nghiên cứu
trên thế giới. Nghiên cứu của Patsinakidis (2016) có tỷ lệ kháng thể
kháng Smith ở nhóm bệnh nhân có tổn thương da đặc hiệu cấp tính bao
gồm cả ban cánh bướm ở mặt và ban lan tỏa là 30,6 %, cao hơn các


22
nhóm tổn thương da khác (p < 0.0001). Sự có mặt kháng thể kháng U1RNP mang giá trị tiên đoán dương tính cho tổn thương da lupus (p =
0.0376). Tỷ lệ kháng thể kháng U1-RNP trong nhóm tổn thương da cấp
tính cao hơn so với các nhóm tổn thương da khác (37,1%, p< 0,0001),
trong khi tỷ lệ kháng thể kháng Ro và La ở nhóm bệnh nhân tổn thương
da bán cấp cao hơn so với các nhóm bệnh nhân khác (79.2%, p =
0.0007 và 36.1%, p < 0.0001). Khi so sánh các biểu hiện lâm sàng,
miễn dịch ở 112 bệnh nhân có tổn thương da bán cấp và 158 bệnh nhân
tổn thương da mạn tính tác giả Vera-Recabarren (2010) nhận thấy 90
bệnh nhân SCLE (8%) có kháng thể kháng U1-RNP dương tính. Nhóm
bệnh nhân có kháng thể kháng U1-RNP dương tính, tỷ lệ loét niêm mạc
và hiện tượng Raynaud cao hơn so với nhóm kháng thể âm tính.
Cơ chế gây tổn thương của các tự kháng thể trong SLE nói chung
cũng như trong tổn thương lupus da vẫn chưa thực sự sáng tỏ. Kháng
thể anti U1-RNP phản ứng với các epitop của ít nhất một protein (70
Kd, A, C), là các protein gắn với U1 RNA để tạo thành U1 RNP. Dạng

biến đổi do chết theo chương trình của U1-70 K này được tìm thấy ở
bệnh nhân SLE có tổn thương da, dạng biến đổi do oxi hóa liên quan
đến hiện tượng Raynaud và các biến đổi mạch máu dạng xơ xứng bì.
Kháng thể anti Ro/SSA có nhiều mối liên quan nhất đối với các tổn
thương da. Kháng thể anti-La ít khi xuất hiện đơn độc mà thường kèm
theo kháng thể anti-Ro. Có những giả thuyết cho rằng cơ chế gây bệnh
của anti Ro/SSA liên quan đến tác động của tia UV. Chiếu tia UV gây
tổng hợp mới kháng nguyên Ro ở cả nhân và bào tương tế bào sừng,
đồng thời gây tăng biểu hiện các kháng nguyên trên bề mặt tế bào, tăng
khả năng gây tổn thương trực tiếp mô của anti-Ro. Sự biểu hiện của
kháng nguyên Ro tại những vị trí bào tương phình ra của tế bào sừng
chết theo chương trình sau khi chiếu tia UVB, góp phần dẫn đến đáp
ứng miễn dịch với Ro/SSA. Nghiên cứu của Ioannides (2000) củng cố
thêm cho giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của kháng thể anti-Ro/SSA khi
chỉ ra hiện tượng nhạy cảm ánh sáng và nồng độ kháng thể anti-Ro/anti-


×