Tải bản đầy đủ (.pdf) (263 trang)

Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 263 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------oOo----------------

PHẠM THU THỦY

ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở
VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2018


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------oOo----------------

PHẠM THU THỦY

ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH


NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở
VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS. LÊ THỊ TUẤN NGHĨA
2. PGS. TS. ĐINH VĂN NHÃ

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
tư liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy
định.
Hà nội, ngày ……tháng……. năm 2018

Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Luận án là công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả trong thời gian dài
với sự giúp đỡ từ các cá nhân và tổ chức.
Trước hết, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thị Tuấn
Nghĩa, PGS. TS Đinh Văn Nhã, những người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong

suốt thời gian nghiên cứu.
Tác giả xin cảm ơn các Thầy, Cô của Học viện Ngân Hàng, Khoa Sau đại học
đã tạo điều kiện học tập và nghiên cứu cho nghiên cứu sinh.
Xin được chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các anh chị ở các cơ quan tài
chính, khoa học công nghệ, các viện nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong
quá trình khảo sát thực tế.
Xin chân thành cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè, đã tạo điều
kiện, động viên tác giả hoàn thành luận án
Tác giả luận án


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... i
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..................................................................... i

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .........................................iii

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... xiv
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... xiv
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... xvi
7. Đóng góp mới của luận án .................................................................................... xvii
8. Kết cấu của luận án.............................................................................................. xviii
Chương 1: ............................................................................................................... - 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ...................................................... - 1 1.1 HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ........................................... - 1 1.1.1 Khái niệm ......................................................................................................... - 1 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động khoa học và công nghệ ............................................... - 2 1.1.3 Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội. ..................... - 6 1.2. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ .............................................................................................................. - 12 1.2.1 Thất bại của thị trường trong đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ. .. - 12 1.2.2 Chi Ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ...................... - 21 1.3 CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ...................................................................... - 22 1.3.1 Khái niệm, nội dung cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa
học và công nghệ. .................................................................................................... - 22 1.3.2 Cơ chế phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN.............................................. - 26 1.3.3 Cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ. ... - 39 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ................ - 48 -


1.4.1 Các nhân tố khách quan: ................................................................................. - 48 1.4.2 Các nhân tố chủ quan ...................................................................................... - 49 1.5 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. 50 1.5.1. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc ............................................................................ - 50 1.5.2 Kinh nghiệm của Mỹ ...................................................................................... - 56 1.5.3 Bài học kinh nghiệm ....................................................................................... - 62 CHƯƠNG 2: ......................................................................................................... - 68 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT
ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM ....................................... - 68 2.1. THỰC TRẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM .............. - 68 2.1.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công
nghệ ........................................................................................................................ - 68 2.1.2 Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ ..................................................... - 70 2.1.3 Đầu tư của tư nhân cho hoạt động KH&CN ................................................... - 76 2.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM ....................... - 80 2.2.1. Thực trạng cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và
công nghệ ................................................................................................................ - 80 2.2.2. Thực trạng cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và
công nghệ .............................................................................................................. - 101 2.3

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ........................- 129 2.3.1 Kết quả đạt được........................................................................................... - 129 2.3.2 Những hạn chế.............................................................................................. - 132 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế. ................................................................. - 142 Kết luận chương 2 ............................................................................................... - 146 Chương 3: ........................................................................................................... - 147 ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT
ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM. ..................................... - 147 -


3.1 ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ....- 147 3.1.1 Định hướng đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học và công
nghệ ...................................................................................................................... - 147 3.1.2 Quan điểm. ................................................................................................... - 148 3.2. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM .............- 153 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với cơ chế phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho hoạt động
khoa học và công nghệ. ...................................................................................- 153 3.2.2 Nhóm giải pháp đối với cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động
khoa học và công nghệ. ...................................................................................- 168 3.2.3 Nhóm các giải pháp khác. ............................................................................. - 186 Kết luận chương 3 ............................................................................................... - 192 KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................... - 193 PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
tiếng Việt

Nguyên nghĩa tiếng
Việt

Viết tắt
tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Anh

KH&CN

Khoa học và công nghệ

S&T

Science and technology

NC&PT

Nghiên cứu và phát triển

R&D

Research and development

Dịch vụ

Dịch vụ khoa học và công


STS

the scientific and technological

KH&CN

nghệ
Giáo dục và đào tạo về

services
STET

khoa học và công nghệ
Chi ngân sách cho nghiên

scientific and technical
education and training

GBAORD

cứu và phát triển

Government budget
appropriations or outlays for
research and development

Quỹ phát triển khoa học

NAFOSTED


và công nghệ Việt Nam
NHTG

and Technology Development

Ủy ban Châu Âu

EC

European Commission

Ngân hàng thế giới

WB

WorldBank

Tổ chức hợp tác và phát

OECD

triển kinh tế

Quỹ KH&CN Mỹ
Năng suất yếu tố tổng
hợp
TW

Trung ương




Nghị định

CL CS

Chiến lược và chính sách

KH&CN

khoa học và công nghệ

BCH TW

Ban chấp hành trung
ương
Ngân sách nhà nước
Ngân sách Trung ương
Ngân sách Địa phương
Nghị quyết
Kiểm toán Nhà nước

NSNN
NSTW
NSĐP
NQ
KTNN

National Foundation for Science


Organization for Economic Cooperation and Development

NSF
TFP

National Science Foundation
Total Factor Productivity


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Khoảng cách giữa suất lợi tức tư nhân và xã hội ..................................... - 13 Hình 1.2 Khung khái niệm về hiệu suất và hiệu quả của chi NSNN cho NC&PT .. - 21 Hình 1.3: Nội dung Cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ................ - 24 Hình 1.4: Phương thức phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN ............................ - 30 Hình 2.1 Quy trình xét duyệt nhiệm vụ KH&CN ................................................... - 86 Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức KH&CN ở Việt Nam....................................... - 113 Hình 3.1 Mô hình liên kết chính sách và ngân sách ............................................. - 154 -

DANH MỤC BIỂU

Biểu 1.1 Các nước đầu tư cho NC&PT cao nhất thế giới ................................... - 50 Biểu 1.2 Đầu tư cho nghiên cứu cơ bản ở Mỹ .................................................... - 56 Biểu 2.1 Số bài báo KH&CN công bố trong nước 2011- 4/2017 ......................... - 72 Biểu 2.3 Chi tiêu quốc gia cho R&D 2005-2015 theo nguồn tài trợ .................... - 77 Biểu 2.6 Cơ cấu chi cho KH&CN theo tính chất khoản chi............................... - 95 Biểu 2.6 Chi của NSTW và NSĐP cho KH&CN ............................................... - 98 Biểu 2.8 Phân bổ và sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN................................ - 100 Biểu 2.9 Tình hình thực hiện cơ chế khoán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử
dụng NSNN ...................................................................................................... - 107 Biểu 2.10 Khảo sát về ảnh hưởng tích cực của cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức
KH&CN (Tỷ lệ%) ............................................................................................ - 122 Biểu 2.11 Khó khăn khi thực hiện cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN (tỷ lệ %)- 124 -


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ trọng phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN theo tổ chức và theo dự
án ở một số nước ................................................................................................... - 38 Bảng 1.2 : Phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN ở Mỹ năm 2017-2018 ............ - 58 Bảng 2.1: Công bố khoa học quốc tế của Việt Nam và một số nước ...................... - 73 giai đoạn 2011 – 2016 ........................................................................................... - 73 Bảng 2.2 Bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích được cấp tại Việt Nam ... - 74 Bảng 2.3 : Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ....................... - 75 Bảng 2.4 Cơ cấu chi cho NC&PT quốc gia theo thành phần kinh tế ..................... - 76 Bảng 2.5 Tổng chi quốc gia cho NC&PT/GDP của một số quốc gia trong khu vực và
trên thế giới. .......................................................................................................... - 77 Bảng 2.7 Phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN thời kỳ 2011-2015 .................. - 93 Bảng 2.8 Chi NSNN cho NC&PT trong tổng chi NSNN ...................................... - 94 Bảng 2.9 Cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp KH&CN giữa TW và địa phương ....... - 96 Bảng 2.10 Cơ cấu chi sự nghiệp KH&CN của ngân sách trung ương..................... - 96 Bảng 2.11: Cơ cấu chi đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ giai đoạn 20112015 giữa trung ương và địa phương ..................................................................... - 97 Bảng 2.12 Nguồn thu của các loại hình tổ chức KH&CNError! Bookmark not defined.
Bảng 2.13 Tự chủ trong sử dụng kinh phí của tổ chức KH&CN .......................... - 118 Bảng 2.14 Tự chủ trong phân phối kết quả tài chính của tổ chức KH&CN .......... - 120 Bảng 2.15 : Hợp đồng KH&CN 2014-2016 của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
ĐV: triệu đồng..................................................................................................... - 123 Bảng 3.1: Cơ cấu cán bộ nghiên cứu theo trình độ và nơi làm việc ...................... - 167 -


i
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và
công nghệ cấp thiết bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, khoa học công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức - nền kinh
tế trong đó việc sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức đóng vai trò quyết định đối
với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc điểm của
kinh tế tri thức là vai trò ngày càng to lớn của những đổi mới liên tục về khoa học và
công nghệ trong sản xuất với tư cách là nguồn lực cơ bản tạo nên sự tăng trưởng và
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đối với các nước đang phát triển, đứng trước
nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình” như Việt Nam, việc phát triển khoa học công
nghệ là con đường tất yếu để đưa nước ta thoát nghèo bền vững, tiến tới gia nhập
hàng ngũ các nước phát triển.
Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ Việt Nam chưa tương xứng với
đầu tư và kỳ vọng của Đảng và Nhà nước.
Đảng và Nhà nước ta coi khoa học và công nghệ là “then chốt”, “động lực”
của sự phát triển và cùng với giáo dục “phát triển khoa học và công nghệ là quốc
sách hàng đầu, là một động lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá”. Chủ trương này được khẳng định nhất quán từ Hiến pháp 1992, Nghị quyết của
Hội nghị TW 2 năm 1996 đến Nghị quyết TW 6 về phát triển KH&CN năm 2012,
Hiến pháp 2013. Đảng và Nhà nước đã ưu tiên nguồn NSNN dành cho khoa học
công nghệ với mức chi “không dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm”
(Chiến lược phát triển Khoa học Công nghệ 2010-2020). Mức chi này không thấp so
với mức chi của ngân sách các nước trên thế giới cho khoa học công nghệ và đây là
một sự cố gắng lớn trong điều kiện ngân sách nhà nước cân đối khó khăn. Vì thế,
chúng ta đã gặt hái được những thành tựu đáng kể về khoa học công nghệ như: kết
quả KH&CN được ứng dụng trong nông nghiệp giúp Việt Nam trở thành một trong
những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu nông, lâm, thủy sản với 10 mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, đã
thiết kế, chế tạo thành công nhiều loại sản phẩm, thiết bị cơ khí đáp ứng yêu cầu kinh



ii
tế - xã hội thay thế nhập khẩu với giá thành cạnh tranh. Nhiều kỹ thuật tiên tiến trong
chẩn đoán, điều trị bệnh đã được nghiên cứu ứng dụng thành công, nhiều loại bệnh
đã được chẩn đoán, điều trị với tỷ lệ thành công cao, giá thành rẻ. Vai trò, vị thế nền
y tế Việt Nam ở một số lĩnh vực đã được nâng cao ngang tầm các nước trong khu vực
và trên thế giới như: Ghép tạng, công nghệ tế bào gốc, y học hạt nhân, nội soi can
thiệp,...
Tuy nhiên, nền KH&CN nước nhà chưa được như mong muốn, Nghị quyết
20/BCH TW khóa XI chỉ rõ :“hoạt động khoa học và công nghệ nhìn chung còn trầm
lắng, chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội” và “do nguyên nhân
chủ quan là chủ yếu”[4] .Vì thế, cần phải tiếp tục xem xét lại cơ chế quản lý của nhà
nước, đặc biệt là cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN. Vì đây là một
nhân tố quyết định đến sự phát triển của KH&CN trong điều kiện nguồn NSNN đóng
vai trò chủ đạo trong đầu tư cho KH&CN ở nước ta. Chỉ khi nguồn NSNN được
phân bổ và sử dụng hợp lý mới tạo ra cơ sở hạ tầng tốt cho cho KH&CN, mới thúc
đẩy nâng cao chất lượng nghiên cứu, tạo điều kiện cho nhà khoa học và tổ chức
KH&CN hoạt động hiệu quả...
Thời gian qua, nhà nước chưa có giải pháp đủ mạnh để khuyến khích doanh
nghiệp và thu hút đầu tư tư nhân cho nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng khoa học và
công nghệ. Đầu tư cho khoa học và công nghệ dàn trải, hiệu quả chưa cao. Việc xã
hội hóa các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập còn chậm. Cơ chế quản
lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, nhất là về tài chính, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài.
Thứ ba, đã có các nghiên cứu về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động
KH&CN trong và ngoài nước. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách hệ thống, hình thành nên khung lý thuyết để từ đó đánh giá thực trạng và đề
xuất các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở
Việt Nam.

Bởi vậy, việc tham gia xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành một
cơ chế quản lý chi NSNN phù hợp, nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ ở
Việt Nam phát triển vẫn là việc hết sức cần thiết. Đó là lý do để nghiên cứu sinh lựa


iii
chọn đề tài: “Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa
học và công nghệ ở Việt Nam”.
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu hai nội dung sau:
-

Cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ

-

Cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.
2.1.1 Các công trình tiêu biểu về quản lý chi tiêu công
“A Contemporary Approach to Public Expenditure Management”, Allen
Schick (1999). Nghiên cứu tập trung vào Quản lý Chi tiêu công (PEM) với một cách
tiếp cận mới đối với một vấn đề cũ- phân bổ nguồn lực công thông qua sự lựa chọn
chung. Sự khác biệt quan trọng đầu tiên là ngân sách thông thường hoạt động thông
qua các quy tắc thủ tục được chấp nhận, trong khi PEM nhấn mạnh các kết quả cụ
thể. Các kết quả này liên quan đến: a) tổng thu và chi tiêu, b) phân bổ nguồn lực giữa
các ngành và chương trình, và c) hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính phủ. Sự
khác biệt thứ hai là: theo cách tiếp cận cũ, vấn đề là quá trình ngân sách được tổ chức
như thế nào; cách tiếp cận mới cho rằng quá trình ngân sách là một phần của một tập
hợp rộng hơn các sắp xếp thể chế và quản lý. Để đạt được kết quả chi tiêu công tích

cực, cần có sự liên kết với thông tin, động lực, các sắp xếp thể chế khác. Quản lý chi
tiêu công theo cách tiếp cận mới bổ sung vào quy trình ngân sách chính thức các
chuẩn hành vi để phân bổ và kiểm soát chi tiêu công. Đó là 3 yếu tố cốt lõi của quản
lý chi tiêu công: kỷ luật tài khóa, hiệu quả phân bổ, hiệu quả hoạt động. Mỗi yếu tố
được xác định rõ các quy tắc thực hiện, vai trò của các chủ thể thực hiện, điều kiện
về thông tin liên quan. Cách tiếp cận mới này được áp dụng rộng rãi trong quản lý
chi tiêu công ở các nước.
“Reforming the Public Expenditure Management System: Medium-Term
Expenditure Framework, Performance Management, and Fiscal Transparency”( The
World Bank and Korea Development Institute Conference Proceedings, 2004): Công
trình này giới thiệu về 3 cải cách lớn trong quản lý chi tiêu công: khuôn khổ chi tiêu
trung hạn, quản lý theo kết quả hoạt động, minh bạch tài khóa và bằng chứng thực
nghiệm ở các nước Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Đức, Mỹ, Úc, Thụy Điển.


iv
“A Basic Model of Performance-Based Budgeting” (Marc Robinson and
Duncan, IMF 2009): Là một ấn phẩm của IMF, mục tiêu chính của công trình này là
xây dựng một mô hình cơ bản của ngân sách dựa trên kết quả hoạt động có thể được
xem xét cho hai nhóm nước: i) những nước muốn giới thiệu một hệ thống ngân sách
dựa trên kết quả thực hiện nhưng giảm thiểu phức tạp và chi phí làm như vậy; và ii)
những nước có nguồn lực và năng lực hạn chế, bao gồm các nước có thu nhập thấp
thích hợp (LICs). Các mô hình lập ngân sách dựa trên kết quả thực hiện phức tạp
được mô tả và phác thảo. Công trình nhấn mạnh những điều kiện tiên quyết cần thiết
cho bất kỳ chuyển sang lập ngân sách dựa trên kết quả hoạt động - công nhận rằng
ngân sách dựa trên kết quả hoạt động, thậm chí ở dạng cơ bản, không nên được xem
xét ở các quốc gia có có vấn đề trầm trọng trong hệ thống quản lý tài chính công
(FFS) và quản lý nhà nước.
“Framework for assessing public fnancial management 2016- PEFA 2016 ”:
PEFA là khung đánh giá kết quả hoạt động quản lý tài chính công do các chuyên gia

của World Bank, IMF, Ủy ban Châu Âu và chính phủ các nước Anh, Pháp, Na uy,
Thụy Sĩ xây dựng dựa trên những chuẩn mực theo dõi chi tiêu của các nước nghèo có
nợ cao, quy chế minh bạch ngân sách của Quỹ tiền tệ quốc tế và các chuẩn mực quốc
tế khác. PEFA được thiết kế để đánh giá kết quả hoạt động quản lý tài chính công của
các nước có mức phát triển khác nhau theo thời gian, nhằm cung cấp các thông tin
cho tiến trình cải cách quản lý tài chính công bằng cách xác định mức độ kết quả hoạt
động cải cách mang lại và tăng khả năng xác định, học hỏi từ những thành công của
cải cách. Bộ chỉ số PEFA gồm 32 chỉ số, trong đó 28 chỉ số sử dụng để đánh giá
những vấn đề cốt lõi về hoạt động của một hệ thống quản lý tài chính công và 3 chỉ
số sử dụng đánh giá hoạt động của các nhà tài trợ tác động đến hệ thống quản lý tài
chính công. Những vấn đề cốt lõi về hoạt động của hệ thống quản lý tài chính công
bao gồm: độ tin cậy của ngân sách; tính toàn diện và minh bạch của ngân sách; lập
ngân sách trên cơ sở chính sách; khả năng tiên liệu và kiểm soát thực hiện ngân sách;
kế toán, ghi sổ và báo cáo; kiểm toán và giám sát ngoài.
2.1.2 Các công trình về kinh nghiệm quốc tế liên quan đến cơ chế quản lý chi
ngân sách nhà nước cho KH&CN


v
“Funding of Public Research and Development: Trends and Changes”
OECD 2003. Nghiên cứu này mô tả xu hướng và thực tiễn trong việc tài trợ cho công
nghiên cứu và phát triển. Nghiên cứu cung cấp một bức tranh về các cấu trúc và kế
hoạch cho việc tài trợ cho R & D khu vực công, xu hướng phát triển cũng như những
thay đổi là những lý do dẫn đến những thay đổi như vậy trong các nước thành viên
OECD. Theo nghiên cứu này, nguồn thu nhập lớn nhất của các tổ chức KH&CN
công là từ nguồn của chính phủ. Có hai cách phân bổ nguồn lực của chính phủ cho
R&D của khu vực công, đó là: tài trợ theo tổ chức (institutional funding )và theo dự
án (project funding). Tài trợ theo tổ chức muốn nói đến khoản trợ cấp trọn gói được
phân bổ để thực hiện các nghiên cứu thường xuyên của các tổ chức. Nghiên cứu cơ
bản thường được cấp ngân sách theo cách này. Tài trợ theo dự án là cách thức cấp

ngân sách cho đề xuất tài trợ đến từ các nhà nghiên cứu theo cơ chế cạnh tranh. Xu
hướng cho thấy tài trợ theo hướng cạnh tranh tăng lên so với tài trợ trọn gói/theo tổ
chức vì cách thức tài trợ này có nhiều ưu điểm.
“Public sector research funding” OECD (2011): Công trình này tập trung
vào cơ chế tài trợ công cho nghiên cứu, trong đó bao gồm phương thức tài trợ, ưu
nhược điểm cũng như xu hướng tài trợ, tác động của cơ chế tài trợ đến hành vi của
các tổ chức nghiên cứu, những cải cách trong cơ chế tài trợ hiện nay. Nghiên cứu đã
chỉ ra hai cách thức tài trợ cho nghiên cứu đó là: tài trợ theo tổ chức, trong đó phần
lớn các quỹ nghiên cứu được phân bổ trực tiếp tới các tổ chức theo các công thức, chỉ
số hoạt động cụ thể hoặc các cuộc đàm phán ngân sách giữa các bên; và các chế độ
dựa vào dự án mà các nhà khoa học có được tài trợ dự án từ các nguồn bên ngoài
cạnh tranh. Đồng thời cũng khẳng định rằng, mặc dù tỷ lệ lớn nhất kinh phí cho
nghiên cứu công đến từ các nguồn chính phủ (liên bang / quốc gia hoặc bang / khu
vực), khu vực tư nhân cũng là một nguồn tài chính cho nghiên cứu công thông qua
hợp đồng nghiên cứu và cung cấp dịch vụ. Báo cáo này cũng chỉ rõ xu hướng hiện
nay là tăng tài trợ có tính chọn lọc và cạnh tranh, giảm tỷ lệ tài trợ theo tổ chức mà
không có sự ràng buộc Ngoài ra, các quốc gia tăng ngân sách của chính phủ thường
cung cấp đầu tư cho các chương trình cụ thể như các trung tâm ưu tú hoặc hướng tới
sự tiến bộ của các lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên cụ thể. Một số quốc gia cũng đã thực
hiện các hệ thống đánh giá tổ chức nghiên cứu dựa trên kết quả hoạt động để có cơ sở


vi
thực hiện tài trợ. Ưu tiên nghiên cứu xuất sắc cũng đã được phản ánh trong các xu
hướng gần đây trong cơ chế tài trợ ở một số nước. Báo cáo cũng nêu ưu điểm hạn chế
của từng cách thức tài trợ.
“Modes of Public Funding of Research and Development”- OECD (2012)
công trình này đã nêu lên những cách thức tài trợ cho nghiên cứu và phát triển thông
qua việc phát triển và thu thập các chỉ số quốc tế so sánh về tài trợ công cho R & D
của nhóm chuyên gia NESTI. Báo cáo này trình bày các kết quả của việc thu thập dữ

liệu trên 18 nước tham gia từ 2000-2008. Cơ chế tài trợ cho R&D của các quốc gia
được thể hiện qua những con số thống kê cụ thể. Theo báo cáo, các phát hiện chính
được đưa ra là: Chính phủ trung bình là nhà tài trợ chính thứ hai của R & D ở các
nước khác nhau nước thuộc OECD với trung bình 28% tổng R & D. Cơ cấu tài trợ
khác nhau nhiều ở các nước: ví dụ Thụy Sĩ, Đan mạch, Hà Lan, Ba Lan, Úc chủ yếu
là tài trợ theo tổ chức (trên 70%), trong khi Ireland, Bỉ, Niudilan lại chủ yếu theo tài
trợ theo dự án, cạnh tranh (trên 50%). Tài trợ cho các trường đại học chiếm một tỷ
trọng lớn, hơn 50%, thậm chí lên tới 94% ở Đan Mạch. Tuy nhiên, cũng có một số
quốc gia có một khoản tài trợ đáng kể dành cho cac viện nghiên cứu của chính phủ:
Hàn Quốc, Cộng hòa Séc, Bỉ, Ba Lan và Úc phân bổ hơn 50% số tiền tài trợ của họ
cho các tổ chức này. Tài trợ cho các công ty nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp (nhỏ hơn
5% tổng chi cho R&D quốc gia). Tài trợ theo dự án chủ yếu tập trung vào các trường
đại học và viện nghiên cứu của chính phủ, khu vực doanh nghiệp ít hơn. Tài trợ theo
tổ chức ở các nước hầu hết cũng đều tập trung vào các trường đại học (trên 50%),
ngoại trừ Hàn Quốc, Bỉ và Úc.
“Research

Performance

Based

Funding

Systems: a

Comparative

Assessment” – đây là báo cáo thực hiện bởi Koen Jonkers & Thomas Zacharewicz
được Ủy ban Châu Âu công công bố năm 2016 . Báo cáo này cung cấp tư liệu nhằm
chia sẻ và áp dụng kinh nghiệm trong xây dựng và vận hành hệ thống tài trợ cho

nghiên cứu theo kết quả hoạt động đối với các trường đại học của các thành viên EU.
Với đặc trưng các trường đại học chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) số lượng tài trợ cho
R&D, và ngân sách nhà nước chiếm khoảng 35% tổng chi R & D, việc tìm kiếm một
chiến lược chính sách nhất quán để đảm bảo phân bổ nguồn lực hiệu quả cho các
trường đại học là mối quan tâm chung của EU. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tài trợ


vii
theo kết quả hoạt động là xu hướng chính trong đổi mới trong cách thức phân bổ
ngân sách cho nghiên cứu theo tổ chức hiện nay. Các trường đại học là mục tiêu hàng
đầu cho hệ thống tài trợ dựa trên kết quả hoạt động ở hầu hết các quốc gia. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hầu hết các quốc gia thành viên của EU đã triển khai hệ thống
tài trợ dựa trên kết quả nghiên cứu cho hệ thống các trường đại học. Các lý do để
thực hiện các hệ thống tài trợ dựa trên kết quả nghiên cứu bao gồm: 1) cung cấp
khuyến khích để cải thiện kết quả nghiên cứu, và 2) tập trung các nguồn lực vào các
tổ chức hoạt động tốt nhất. Nhiều quốc gia sử dụng công thức tài trợ một phần dựa
trên đánh giá định lượng các đầu ra nghiên cứu. Một số các quốc gia khác dựa trên
đánh giá đồng đẳng. Một số quốc gia sử dụng đánh giá định lượng của kết quả nghiên
cứu để thông báo cho quá trình đánh giá đồng đẳng của họ. Nghiên cứu này cũng
trình bày các công thức tính toán phân bổ ngân sách dựa trên các chỉ số định lượng
như các giải thưởng, chỉ số tác động của bài báo, chỉ số trích dẫn, kết quả đánh giá
chuyên gia…Đồng thời cũng thảo luận về một số vấn đề như: ưu nhược điểm của
một số chỉ tiêu đánh giá, tự chủ đại học, chi phí vận hành hệ thống …Báo cáo cũng
trình bày hệ thống tài trợ theo kết quả nghiên cứu của 35 nước, chủ yếu là EU và các
nước kinh tế hàng đầu thế giới cho giáo dục đại học.
“Research organisation evaluation” OECD (2011). Công trình này tập trung
vào hoạt động đánh giá các tổ chức nghiên cứu công để có kết quả làm căn cứ để tài
trợ hay không, tài trợ như thế nào cho các tổ chức KH&CN theo hệ thống tài trợ theo
kết quả hoạt động. Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện hoạt động đánh giá
các tổ chức nghiên cứu là để tập trung nguồn tài chính "khan hiếm" vào các tổ chức

nghiên cứu tốt nhất và loại bỏ nó khỏi tổ chức nghiên cứu hoạt động kém. Đồng thời
cũng phân tích về các yếu tố của hoạt động đánh giá các tổ chức nghiên cứu công bao
gồm: chủ thể đánh giá, ưu nhược điểm của từng phương pháp đánh giá và thực tiễn
hoạt động đánh giá ở một số nước như Mỹ, Anh, Hà Lan.
“Governance of Public Research”(OECD,2003). Báo cáo tóm tắt các thách
thức dẫn đến việc phải thay đổi trong quản lý đối với các tổ chức nghiên cứu công.
Các thách thức đó là: i) Đáp ứng với sự đa dạng của các đối tác tài trợ cho cơ sở
nghiên cứu công gồm các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân. ii) Khám phá những cơ hội
mới về những lĩnh vực KH&CN mới. iii) Đảm bảo sự ổn định trong dài hạn của các


viii
cơ sở nghiên cứu trước những thách thức nói trên, bao gồm sự đa dạng của đối tác và
những nhu cầu KH&CN mới nổi. Đồng thời công trình cũng vạch ra các bài học rút
ra từ các cuộc cải cách được thực hiện ở các nước bao gồm: cải cách và thay đổi
trong quản trị và cơ cấu tổ chức nghiên cứu công; cải cách và thay đổi các ưu tiên
nghiên cứu; cải cách và thay đổi trong tài trợ và cơ chế tài trợ; cải cách và thay đổi
trong quản lý nguồn nhân lực. Trong đó cơ chế tài trợ đổi mới và thay đổi theo
hướng: chi tiêu công cho KH&CN cần tập trung vào các ưu tiên và thể chế mới (như
trung tâm xuất sắc), tỷ trọng tài trợ cạnh tranh tăng lên; tài trợ cho các tổ chức nghiên
cứu cần đi liền với việc đánh giá các tổ chức đó thông qua đo lường các chỉ số; tài trợ
của doanh nghiệp tăng cùng với gia tăng liên kết giữa nguồn lực và các nhà nghiên
cứu; các tổ chức nghiên cứu tìm kiếm nguồn tài trợ ngoài NSNN thông qua tài trợ và
hợp đồng với doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân.
“Public Research Institutions - Mapping Sector Trends” (OECD,2011). Ấn
phẩm này cung cấp thông tin mới về các tổ chức nghiên cứu công (PRIs) và các
chiến lược của chính phủ. Các cơ sở nghiên cứu công rất quan trọng đối với sự đổi
mới do vai trò của họ trong việc tạo ra và phổ biến tri thức. Các mục tiêu và trọng
tâm của nhiều PRIs đã phát triển trong những năm gần đây. Thay đổi hoạt động,
thách thức chính sách mới và sự phát triển kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sứ

mệnh, nhiệm vụ, nhấn mạnh vào sự xuất sắc và liên kết đã trở thành tiêu điểm cho
nhiều tổ chức. Các tổ chức công đã nhấn mạnh sự tập trung vào nghiên cứu ứng
dụng. Cơ cấu và quản trị của các tổ chức nghiên cứu công có nhiều thay đổi nhằm
thích ứng. Các tổ chức nghiên cứu công theo đuổi các sứ mệnh đa dạng và hợp lý,
việc ra quyết định về các vấn đề được xuất phát từ nội bộ tổ chức nhiều hơn là do các
cơ quan công quyền chỉ thị. Các nguồn thu nhập của PRIs rất đa dạng, cũng như cách
thức cung cấp tài chính. Thu nhập từ ngành công nghiệp và thu nhập từ nước ngoài
cũng tăng lên. Tài trợ theo tổ chức phát triển, với việc một số quốc gia giới thiệu các
yếu tố dựa trên kết quả thực hiện hoặc tiến tới sắp xếp theo hợp đồng nhiều hơn. Xu
hướng quốc tế hóa cũng tăng lên và các mối quan hệ hợp tác thường xuyên hơn. Các
công cụ tài chính của chính phủ cần phải cân bằng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
để duy trì chất lượng nghiên cứu và đảm bảo tính bền vững của các hoạt động PRI.


ix
2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Các công trình liên quan mật thiết với đề tài mà tác giả nghiên cứu bao gồm:
Luận án tiến sĩ, “Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và
công nghệ trong các trường Đại học ở Việt Nam”, Hồ Thị Hải Yến (2008). Tác giả
đã đề cập đến đặc điểm tài trợ đối với họat động khoa học công nghệ trong các
trường đại học, nội dung về cơ chế tài chính và tầm quan trọng của cơ chế tài chính
đối với lĩnh vực này. Khái quát các chủ trương chính sách có liên quan đến họat động
khoa học công nghệ trong các trường đại học, phân tích điểm mạnh yếu và nguyên
nhân, đồng thời đưa ra phương hướng thu hút và sử dụng nguồn lực tài chính cho
họat động khoa học công nghệ trong các trường đại học. Như vậy luận án chỉ giới
hạn nghiên cứu trong thu hút và sử dụng nguồn lực cho hoạt động KH&CN ở các
trường đại học ở Việt Nam. Trong khi đó việc huy động và sử dụng nguồn lực như
thế nào của một bộ phận lớn, có thể nói là chủ yếu của các tổ chức KH&CN hiện nay
ở Việt Nam chưa được đề cập tới: các tổ chức KH&CN ngoài các cơ sở giáo dục như
hệ thống các viện nghiên cứu, các trung tâm chuyển giao công nghệ…Cơ chế tự chủ

tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN công lập cũng như cơ chế phân bổ,
sử dụng vốn NSNN cho nhiệm vụ KH&CN, tổ chức KH&CN chưa được đề cập.
Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách tài chính của Nhà
nước đối với hoạt động KH&CN và hoạt động đổi mới công nghệ” Đặng Duy Thịnh
(2009). Đây là công trình nghiên cứu rộng về cơ chế chính sách tài chính cho KHCN
và có các nội dung liên quan với vấn đề mà tác giả dự định nghiên cứu. Cụ thể:
Về vấn đề phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN: i) đề tài đã trình bày các
quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về lập phân bổ ngân sách; đánh giá công
tác lập kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước hằng năm cho hoạt động KH&CN, đổi
mới (công nghệ) được thực hiện theo các qui định của Luật ngân sách nhà nước
(2002), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP. ii) Trình bày
kinh nghiệm nước ngoài về lập kế hoạch và sử dụng ngân sách nhà nước cho
KH&CN, đổi mới công nghệ (cụ thể là: Định mức chi phí, chế độ thù lao cho cán bộ
khoa học trong hoạt động KH&CN, đổi mới công nghệ tại CHLB Đức; Kinh nghiệm


x
thù lao cho cán bộ khoa học tại trường Tổng hợp Nam Illinois và Viện Y tế quốc gia
của Mỹ; Kinh nghiệm thù lao cho lao động KH&CN của Trường đại học La Trobe Úc ; hạng mục và các định mức chi phí cho nghiên cứu làm cơ sở cho việc lập dự
toán các đề tài, dự án trong Chương trình nghiên cứu phát triển KH&CN cao cấp Nhà
nước (gọi là 863) của Trung Quốc; hạng mục và các định mức chi phí trong lập dự
toán dự án đề tài của Hàn Quốc; kinh nghiệm về quy trình lập dự toán, phân bổ,
thanh quyết toán và kiểm soát tài chính cho KH&CN, đổi mới công nghệ ở Bộ khoa
học nghệ thuật, thuộc Bang Xắcxông (CHLB Đức) và tại Đại học tổng hợp kỹ thuật
Dresden, Trung tâm nghiên cứu Rossendorf (Đức); Lập dự toán, quản lý, kiểm tra
kinh phí cho NC&PT của Hàn Quốc).
Về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập: Đánh
giá thực trạng và đề xuất cơ chế tài chính đối với tổ chức KH&CN theo Nghị định

115/2005 về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập và NĐ 80
về doanh nghiệp KH&CN.
Về cơ chế quản lý sử dụng kinh phí NSNN cho nhiệm vụ KH&CN: Đánh giá
thực trạng và đề xuất cơ chế tài chính các chương trình KH&CN cấp Nhà nước: cụ
thể là Cơ chế quản lý tài chính đối với các Chương trình KH&CN của 2 giai đoạn
(2001-2005 và 2006-2010). Đánh giá và đề xuất các loại chi phí, định mức trong hoạt
động KH&CN và đổi mới công nghệ theo Thông tư liên tịch số 49/TC-KHCN ngày
01/7/1995, Thông tư liên tịch số 45/2001/TTLT-BTC-BKHCNMT về hướng dẫn một
số chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ KH&CN, Thông tư liên tịch 44/2007/TTLTBTC-BKHCN của Bộ tài chính và Bộ KH&CN hướng dẫn định mức xây dựng và
phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng ngân sách nhà
nước, Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN.
Đây là công trình nghiên cứu công phu và khá toàn diện về cơ chế chính sách
tài chính cho các hoạt động KH&CN. Tuy nhiên, do khuôn khổ thời gian và phạm vi
nghiên cứu, cách tiếp cận…mà các vấn đề về phân bổ NSNN cho hoạt động
KH&CN, cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập, Cơ chế
quản lý sử dụng kinh phí NSNN cho nhiệm vụ KH&CN còn chưa được đề cập trên
phương diện lý thuyết. Còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ như: mới chỉ đánh giá cơ chế tài
chính cho các chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước mà chưa đề cập đến cơ


xi
chế sử dụng NSNN cho các nhiệm vụ KH&CN khác; chưa đề cập đến các nguyên
tắc, tiêu chí, căn cứ, phương thức của phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN, chưa
làm rõ vấn đề tự chủ tài chính của các tổ chức KH&CN …
Đề tài cấp bộ với tên gọi “Nghiên cứu hiện trạng tổ chức và hoạt động của
các tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo NĐ
115/2005/NĐ-CP và NĐ 96/2010/NĐ-CP” (Nguyễn Thị Minh Nga, 2011). Đề tài đã:
xây dựng cơ sở lý thuyết về chuyển đổi tổ chức KHCN, kinh nghiệm chuyển đổi của
Đông Âu và Trung Quốc. Phân tích cơ chế tự chủ và hiện trạng của các tổ chức
KH&CN theo lộ trình chuyển đổi của NĐ 115 và 96 và chỉ ra những thuận lợi khó

khăn trong chuyển đổi của tổ chức KH&CN với 2 nhóm các tổ chức KH&CN công
lập (trung ương, địa phương) thực hiện khảo sát. Trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến
nghị chính sách nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi của các tổ chức KH&CN.
Đây là công trình có nhiều nội dung lý thuyết và thực tiễn sinh động để các công
trình nghiên cứu sau cùng chủ đề kế thừa. Tuy nhiên, công trình tập trung chủ yếu
vào khía cạnh “chuyển đổi” hơn là “tự chủ” và chưa tập trung làm rõ bản chất, nội
dung tự chủ về tài chính.
Luận án “Đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các
tổ chức khoa học và công nghệ công lập ở Việt Nam” của Trần Văn Tùng (2016).
Luận án đưa ra một số khái niệm có liên quan đến cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về tài chính trong các tổ chức KH&CN công lập cũng như phân tích vai trò quản lý
nhà nước trong lĩnh vực này. Công trình khái quát cơ sở pháp lý của cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của các đơn vị khoa học và công nghệ công lập nói chung. Luận án
đã tiếp cận, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các đơn vị KH&CN ở
Việt Nam theo nghị định 115/NĐ-CP 2005 dựa trên khung phân tích: đầu vào - là
nguồn tài chính trong các tổ chức khoa học và công nghệ công lập; hoạt động chủ
yếu để thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính của các tổ chức
KHCN là phương thức cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các tổ chức
KH&CN công lập và phương thức cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN; đầu ra
là thu nhập của viên chức nghiên cứu trong các tổ chức khoa học và công nghệ công
lập. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những nội dung về chính sách và tổ chức thực hiện


xii
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các tổ chức KH&CN công lập.
Tuy nhiên, bản chất nội dung cơ chế tự chủ tài chính chưa được làm rõ.
Như vậy đã có hai công trình nghiên cứu tập trung vào cơ chế tự chủ tự chịu
trách nhiệm đối với tổ chức KH&CN công lập trên cơ sở pháp lý là nghị định 115
ban hành năm 2005 về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức
KH&CN công lập. Ngoài những vấn đề trong hai công trình này chưa được làm rõ

thì hiện nay đã có một loạt các văn bản chính sách mới quy định về cơ chế tự chủ của
các tổ chức khoa học công nghệ ra đời, thay thế cơ sở pháp lý mà các công trình trên
nghiên cứu1. Bối cảnh mới cần có thêm nghiên cứu khảo sát đánh giá nhằm phát hiện
ra những điểm phù hợp, chưa phù hợp để hoàn thiện cơ chế tự chủ tự chịu trách
nhiệm đối với tổ chức khoa học công nghệ công lập trong tình hình mới.
“Đổi mới cơ chế quản lý tài chính khoa học và công nghệ ở Việt Nam đến
năm 2020”, đề tài cấp Bộ do TS. Nguyễn Trường Giang và cộng sự thực hiện năm
2016. Đề tài được triển khai với ba nội dung: sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý
tài chính đối với khoa học và công nghệ ở Việt Nam; thực trạng cơ chế quản lý tài
chính đối với khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2015; giải pháp đổi mới cơ chế
quản lý tài chính đối với khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020. Các nội dung
cần đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho KH&CN được tác giả xác định là: chính
sách và cơ chế quản lý vốn đầu tư cho phát triển KH&CN; cơ chế lập dự toán kinh
phí cho KH&CN; chính sách quản lý tài chính đối với tổ chức KH&CN; cơ chế phân
bổ và giám sát sử dụng kinh phí (đối với đề tài dự án KH&CN). Tuy nhiên, nghiên
cứu này chưa xây dựng được cơ sở lý luận cho các nội dung đổi mới này mà mới
dừng ở mô tả quy định của Việt Nam. Chính vì thiếu vắng khung lý thuyết nên khi
đánh giá thực trạng thiếu cơ sở, tiêu chí đánh giá, và các nội dung cần đổi mới đưa ra
cũng chưa được đánh giá kiểm định đầy đủ, tương thích. Mặt khác, đề tài cũng chỉ
đặt ra các giải pháp áp dụng trong giai đoạn 2016-2020 và thực tế một số đề xuất đã
được thể chế hóa trong các nghị định của chính phủ thực hiện ngay năm 2015-2016.

1
Luật NSNN 2015 thay thế luật NSNN 2002, Luật KH&CN 2013 thay thế luật KH&CN 2000, Nghị định 54/2016
thay thế NĐ 115/2005, Thông tư số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 thay thế TT số
93/2006/TTLT/BTC-BKHCN, Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 27/4/2015 thay thế TT Số:
44/2007/TTLT-BTC-BKHCN, …..


xiii

Sau khi đi vào cuộc sống, những thay đổi này cần được đánh giá về sự phù hợp với lý
luận và thực tiễn.
Khoảng trống trong nghiên cứu về cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước
cho hoạt động khoa học và công nghệ.
Như vậy, liên quan đến những nội dung của cơ chế quản lý chi NSNN cho
hoạt động KH&CN, có những công trình nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước
được thực hiện rất công phu và là tài liệu tham khảo rất có giá trị. Tuy nhiên, vẫn có
những khoảng trống nghiên cứu lớn như:
- Chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung, có hệ thống về cơ chế quản lý
chi NSNN cho hoạt động KH&CN. Các công trình trong nước hoặc nghiên cứu đơn
lẻ một nội dung của cơ chế (cơ chế tự chủ của các tổ chức KH&CN); hoặc có đề cập
đến các nội dung cấu thành của cơ chế nhưng chỉ dừng ở mô tả thực trạng Việt Nam
mà chưa hình thành được cơ sở lý luận thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa các nội
dung cũng như vấn đề lý thuyết của từng nội dung thực tiễn được đề cập. Khoảng
trống về lý luận của các nghiên cứu trong nước là rất lớn (đặc biệt cơ sở lý luận về
phân bổ NSNN cho hoạt động KH&CN và quản lý sử dụng kinh phí NSNN cho
nhiệm vụ KH&CN), do đó thiếu cơ sở, tiêu chí khoa học khi đánh giá thực trạng cơ
chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam. Các công trình quốc tế
đa dạng, phong phú về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn ở các nước, rất cần được hệ
thống lại và nghiên cứu áp dụng cho Việt Nam. Chính vì thế, cần có một công trình
nghiên cứu tập trung, có hệ thống về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động
KH&CN, hệ thống hóa lý luận về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN,
tạo thành khung lý thuyết dùng làm cơ sở đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm đổi
mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam.
- Đề tài mà tác giả nghiên cứu có những khác biệt với các công trình trên về
đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, hướng tiếp cận, hướng giải quyết... Vì
vậy, không có sự trùng lặp với các công trình trên. Hơn nữa, thực tiễn luôn biến động
làm nảy sinh những yêu cầu mới về cơ chế chính sách, bước đi cũng như những giải
pháp khả thi để cơ chế quản lý chi NSNN thực sự góp phần đắc lực trong việc thực
hiện mục tiêu về phát triển khoa học công nghệ trong thời kỳ mới. Đó cũng là lý do

để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.


xiv
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa lý luận và tổng kết kinh
nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN, để làm căn cứ
đánh giá thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam
trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN
cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới, với tầm nhìn dài hạn.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt
động KH&CN. Làm rõ khái niệm, nội dung cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng của cơ
chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN. Nghiên cứu thực tiễn thế giới và đưa
ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động
KH&CN ở Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động
KH&CN ở Việt Nam, xác định rõ kết quả đạt được, những tồn tại bất cập và nguyên
nhân của những bất cập của cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt
Nam hiện nay.
- Trên cơ sở mục tiêu quan điểm đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt
động KH&CN ở Việt Nam, dựa trên những đánh giá thực trạng cơ chế trong thời
gian qua để đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt
động KH&CN ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN và
thực tiễn thực hiện từ góc độ quản lý nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu: luận án đi sâu nghiên cứu các nội dung trọng yếu của
cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN là: i)Cơ chế phân bổ ngân sách
nhà nước cho hoạt động KH&CN; ii) Cơ chế sử dụng NSNN đối với hoạt động

KH&CN (gồm Cơ chế sử dụng NSNN cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Cơ chế
tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập).
Luận án giới hạn phạm vi thời gian để thu thập dữ liệu và nghiên cứu đánh giá
về cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CNở Việt Nam là từ 2010 đến
2017.


xv
5. Mô hình nghiên cứu
Lý luận về cơ chế quản lý chi
NSNN cho hoạt động
KH&CN

Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế
quản lý chi NSNN cho hoạt động
KH&CN

Khung đánh giá cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động
KH&CN

Thực hiện đánh giá cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN

Cơ chế Phân
bổ NSNN cho
hoạt động
KH&CN

Cơ chế sử dụng
NSNN cho
nhiệm vụ

KH&CN

Cơ chế tự chủ
tài chính cho tổ
chức KH&CN

Đề xuất giải pháp
Đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam
Tác giả tiếp cận vấn đề cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN trên
góc độ quản lý của nhà nước, dựa trên nền tảng lý thuyết về quản lý chi tiêu công, để
từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN, kết
hợp với kinh nghiệm quốc tế để hình thành cơ sở để đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp đổi mới quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam.
Quan điểm của tác giả về xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN
cho hoạt động KH&CN là vừa đảm bảo những mục tiêu yêu cầu của quản lý chi tiêu
công, đồng thời vừa phải phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN. Cơ chế phải
tạo ra khuôn khổ để sử dụng nguồn lực NSNN cho KH&CN một cách hiệu quả nhất,
chống thất thoát lãng phí, đồng thời phải thúc đẩy sự tự do sáng tạo của các nhà khoa
học, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức nghiên cứu.


×