Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nghĩa vụ của người bảo lãnh tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.86 KB, 21 trang )

Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………….1

NỘI DUNG CHÍNH…………………………….…………2
1. Lý luận chung…………………………………………..………..2
2. Nghĩa vụ của người bảo lãnh tài sản theo quy định của pháp luật
hiện hành………………………………………………..………….7
3. Ý nghĩa của biện pháp BL tài sản………………….………………..17

KẾT LUẬN…………………………………………….……………….19
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………...………………20

Luật Dân Sự Module 2

0

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

LỜI NÓI ĐẦU.
Pháp luật dân sự có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS, vai trò này được thể hiện ngay trong
Điều 1 của BLDS năm 2005 khi xác định nhiệm vụ của BLDS. Theo đó, “ BLDS
có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của nhà
nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và độ an toàn pháp lý trong quan
hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân


dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của xu hướng “Quốc tế hóa toàn cầu”
đã tạo ra các mỗi giao lưu dân sự ở Việt Nam trở nên phong phú nhưng cũng rất
phức tạp. Để đảm bảo an toàn cho các quan hệ dân sự, đặc biệt là các quan hệ
nghĩa vụ, nhu cầu áp dụng các BPBĐ trở nên thiết yếu. Các chủ thể khi tiến hành
giao kết hợp đồng đã ý thức được cần phải thiết lập BPBĐ thực hiện NVDS và
qua đó bảo vệ quyền lợi của mỗi chủ thể. Muốn áp dụng các BPBĐ có hiệu quả thì
sự hiểu rõ về lợi ích cũng như sự phù hợp của từng biện pháp đối với từng loại
giao địch là cần thiết.
Tìm hiểu về các BPBĐ, đặc trưng cơ bản của pháp luật về các BPBĐ thực
hiện NVDS là sự quy định trước trách nhiệm theo sự thỏa thuận của các chủ thể.
Theo quy định của BLDS có những BPBĐ sau: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký
cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.
Trong phạm vi bài viết này, em xin đi sâu vào tìm hiểu làm rõ vấn đề: “Nghĩa
vụ của người bảo lãnh tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành”

Luật Dân Sự Module 2

1

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

NỘI DUNG CHÍNH.
1. Lý luận chung.
1.1. Định nghĩa NVDS.
Theo quy định tại Điều 280 BLDS: “ NVDS là việc mà theo đó, một hoặc
nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật,

chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc
không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác
(sau đây gọi chung là bên có quyền)”.
Nghĩa vụ được dùng trong đời sống hằng ngày là sự xử sự mà một người phải
thực hiện vì lợi ích của một hoặc nhiều người khác. Theo PLDS thì NVDS là quan
hệ được pháp luật quy định bao gồm: chủ thể, khách thể và nội dung.
Về mặt chủ thể, mỗi bên chủ thể có thể bao gồm một hoặc nhiều cá nhân, tổ
chức cùng tham gia. NVDS bao giờ cũng tồn tại mối liên hệ giữa hai bên chủ thể.
Chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là những cá nhân, tổ chức được xác định cụ thể
tham gia vào một bên trong quan hệ nghĩa vụ thì được gọi là chủ thể, họ có thể là
người có nghĩa vụ, có thẻ là người có quyền. Điều này cho thấy quan hệ NVDS
cũng khác với quan hệ sở hữu ở chỗ trong quan hệ sở hữu chỉ xác định được một
bên chủ thể là chủ sở hữu tài sản.
Quyền và NVDS của hai bên tham gia: Quyền của bên này là nghĩa vụ của
bên kia và ngược lại. Bên này có bao nhiêu quyền thì bên kia có bấy nhiêu nghĩa
vụ tương ứng. Ví dụ; trong hợp đông mua bán nhà, bên bán có quyền yêu cầu bên
mua giao tiền đúng thời hạn, đúng địa điểm và đủ tiền theo hợp đồng, ngược lại
bên mùa có nghĩa vụ trả tiền đầy đủ cho bên bán giao tiền đúng hạn,…
Nếu trong quan hệ sở hữu, người chủ sở hữu là người có quyền, được thực
hiện bằng chính hành vi của họ thì trong quan hệ nghĩa vụ, quyền của bên này lại
được thực hiện thông qua hành vi của bên kia và khi người mang nghĩa vụ không

Luật Dân Sự Module 2

2

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí


thực hiện nghĩa vụ đó thì bên có quyền được sử dụng các biện pháp mà pháp luật
cho phép để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
Kết quả của nghĩa vụ phải thực hiện là đáp ứng được một lợi ích vật chất nào
đó của người mang quyền. Thông thường, lợi ích mà chủ thể hướng tới là một lợi
ích vật chất (một vật cụ thể…), nhưng cũng có thể là một lợi ích tinh thần.
1.2. Cơ sở của NVDS.
Một câu hỏi được đặt ra, tại sao “Nghĩa vụ” lại được đặt ra trong quan hệ giữa
con người trong xã hội? Tại sao một hoặc nhiều người này lại có nghĩa vụ với một
hoặc nhiều người kia? Muốn trả lời câu hỏi này ta cần tìm hiểu cơ sở hình thành
của NVDS.
Trên thực tế, thông thường nghĩa vụ được hình thành thông qua thỏa thuận
giữa các bên nên cơ sở của nghĩa vụ là sự tự do ý chí. Bởi lẽ, các chủ thể tự ràng
buộc nhau vào một cam kết nhất định và cùng quy định cách thức thực hiện nghĩa
vụ cũng như hưởng quyền của mỗi bên. Để thỏa mãn các nhu cầu sản xuất, kinh
doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng, nghĩa vụ con người được thiết lập một cách đa
dạng, phong phú và rất tự nhiên qua hành vi có ý thức của chủ thể như: Mua bán,
thuê mướn, chuyên chở… Khi thực hiện những hành vi này, ý chí của chúng ta tự
do nhưng nó được định hướng bởi nhu cầu của bản thân, cũng như mục đích của
việc thực hiện hành vi. Chính sự tự do của ý chí là cơ sở tạo lập quyền và nghĩa vụ
một cách tự nhiên nhất theo thỏa thuận của các bên và do vậy, mọi tiền đề trong
việc tạo lập nghĩa vụ không không còn quan trọng, mà quan trọng chính là nội
dung của thỏa thuận của các bên đã có hiệu lực, bởi nội dung của thỏa thuận đó đã
xác định phạm vi của nghĩa vụ, đồng thời ấn định phạm vi quyền được hưởng.
BLDS 1995 đã ghi nhận sự tự do ý chí của các chủ thể khi thiết lập nghĩa vụ hay
nói cách khác khi giao kết hợp đồng qua hai điều luật cụ thể: Điều 395 “Nguyên
tắc giao kết hợp đồng dân sự” và điều 404 “Hiệu lực các hợp đồng dân sự” . Theo
quy định tại các điều luật này các chủ thể được tự do quyết định việc giao kết hợp
đồng và cũng có quyền sửa đổi hợp đồng, hủy bỏ hiệu lực hợp đồng.
Luật Dân Sự Module 2


3

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Tuy nhiên, sự tự do tuyệt đối có thể đưa đến tình trạng kẻ mạnh bóc lột kể
yếu. Thực tế, đã có những hợp đồng trong đó một bên kí kết vào vị thế yếu kém
hơn bên kia một cách rõ rệt. Vì vậy, để nhằm chi phối loại hợp đồng này, Sắc lệnh
97/SL ngày 22/05/1950 đã quy định: “ Nếu vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh
lệch, thì khế ước có thể bị coi là vô hiệu”. Sự tự do ý chí quá đà có thể dẫn đến sự
thỏa thuận “ vô chính phủ” làm ảnh hưởng đến đạo dức, lợi ích chung của cộng
đồng xã hội, do đó nhằm ngăn chặn tình trạng này BLDS 1995 của nước ta cũng
nghi nhận rõ vấn đề này ở khoản 1, Điều 395: “ Tự do giao kết hợp đồng, nhưng
không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.
Chính sự quy định của pháp luật về việc phải tôn trọng nền trật tự công cộng,
ý chí của cá nhân không thể tách rời lợi ích chung của xã hội đã làm cho sự tự do ý
chí của cá nhân bị thu hẹp lại và ở một chừng mực nhất định cơ sở của của nghĩa
vụ đã có sự chuyển đổi cơ bản, từ sự tự do của ý chí sang pháp luật. Các quy định
của pháp luật đã phần nào hạn chế quyền tự do, cam kết thỏa thuận của chủ thể khi
tham vào các giao dịch dân sự.
1.3. Khái niệm các BPBĐ.
Trong giao lưu dân sự, nguyên tắc tự nguyện, tự do xác lập GDDS luôn được
đề cao và chú trọng. Mỗi bên trong GDDS đều cố gắng thể hiện cho bên kia biết
được chữ “tín” luôn được họ đặt lên hàng đầu và đặt niềm tin vào hành xử của bên
kia, nhằm mong muốn mục đích của giao dịch đạt được, quyền lợi của hai bên đều
được tôn trọng và bảo vệ. Trong chừng mực nhất định, khi các bên gặp gỡ nhau và
“lòng tin” đã trở thành thước đo hành xử thì khi giao kết hợp đồng họ không phải

tuân theo bất kỳ loại hình thức giao dịch cụ thể nào, mà chỉ cần giao kết bằng
miệng. Sự “bất tín” của một trong các bên sẽ làm cô lập khả năng tham gia giao
dịch của chính bên đó. Mặc dù vậy, những rủi ro, những bất trắc xảy ra ngoài ý
muốn của con người, cũng như sự cố tình hành xử “bất tín” của bên có nghĩa vụ
đã nảy sinh vấn đề: “Bảo đảm quyền lợi của bên có quyền như thế nào?” Chủ có

Luật Dân Sự Module 2

4

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

quyền trong GDDS cần có “tấm lá chắn” để bảo vệ lợi ích của bản thân. Vậy, “tấm
lá chắn” đó có thể là gì?
Đó là các biện pháp bảo đảm.
Khi áp dụng BPBĐ, lòng tin của các bên đối với nhau được nâng cao hơn,
chủ thể có quyền có thể chủ động tác động trực tiếp lên đối tượng bảo đảm nhằm
thỏa mãn quyền lợi của mình khi đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Đồng thời, việc áp dụng các BPBĐ
cũng giúp ổn định các quan hệ nghĩa vụ, tránh những mất mát không mong muốn
khi rủi ro xảy ra.
Việc áp dụng các BPBĐ là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các bên. Các
biện pháp này được quy định trong Mục 5, Chương I, phần thứ 3 của BLDS, các
quy định này tiếp tục được cụ thể hóa trong Nghị định số 163/2006/ND-CP ngày
29/12/2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm, và một số văn bản trong lĩnh vực
tín dụng Ngân hàng cũng có quy định riêng về giao dịch bảo đảm để bảo đảm cho
nghĩa vụ trả tiền vay của khách hàng. BLDS 2005 quy định bảy BPBĐ, cụ thể:

cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, tín chấp, ký quỹ, kí cược.
Có thể rút ra, “Các BPBĐ thực hiện NVDS là các biện pháp dự phòng do
các bên chủ thể thỏa thuận để bảo đảm lợi ích của bên có quyền bằng cách cho
phép bên có quyền được xử lý những tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ
để khấu trừ nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ đó bị vi phạm”.
Các BPBĐ có những đặc điểm, đặc thù hoàn toàn khác so với đặc điểm của
các GDDS thông thường do bị chi phối bởi mục đích và tính chất thực hiện nghĩa
vụ của chúng. Do vậy, có thể rút ra những đặc điểm của các BPBĐ như sau:
- Các BPBĐ chỉ phát sinh trên cơ sở có sự thỏa thuận của các bên chủ thể.
- Lợi ích vật chất là đối tượng chủ yếu của các BPBĐ.

Các BPBĐ được coi là

hợp đồng phụ với mục đích để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
được xác định (được gọi là hợp đồng chính). Vì vậy, các BPBĐ chỉ được xác lập
sau hay đồng thời với việc xác lập hợp đồng chính. Các BPBĐ không tồn tại độc
Luật Dân Sự Module 2

5

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

lập mà luôn gắn liền với một hợp đồng cụ thể có chứa đựng nghĩa vụ cần bảo dảm.
Vd; Hợp đồng mua bán được giao kết làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán chậm sau
khi đã nhận hàng. Để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán chậm này
các bên mới thỏa thuận ký kết hợp đồng bảo lãnh hoặc thế chấp…
- Các BPBĐ có mục đích bảo vệ lợi ích cho bên có quyền một cách chắc

chắn thông qua việc thỏa thuận về một tài sản dự phòng sẽ được xử lý để khấu
trừ nghĩa vụ vi phạm.
- Các BPBĐ có tính chất dự phòng, chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm
nghĩa vụ xảy ra
- Phạm vi của các BPBĐ do các bên thỏa thuận, có thể là toàn bộ hoặc một
phần nghĩa vụ.
1.4. Chức năng của các BPBĐ.
Mỗi BPBĐ đều có những tính chất và đặc điểm riêng biệt, do vậy chúng
mang những chức năng không hoàn toàn như nhau. Nhìn chung lại, các BPBĐ có
một số chức năng cơ bản sau:
Chức năng tác động: Đây là chức năng đầu tiên mà các BPBĐ hướng tới và
nó cũng là chức năng có ở tất cả các BPBĐ. Khi các chủ thể tiến hành giao kết
hợp đồng và lựa trọn áp dụng BPBĐ, thì họ đều mong muốn nhất là BPBĐ đó có
thể tác động vào ý thức của mỗi chủ thể để họ nâng cao trách nhiệm trong việc
thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình,đồng thời qua đó tôn trọng quyền lợi
của chủ thể còn lại. Để hợp đồng được thực hiện theo đúng cam kết, bản thân mỗi
chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ nghiêm chỉnh theo thỏa thuận để có thể được
hưởng quyền một cách tương xứng. Nếu không nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng
cam kết, chủ thể đó có thể phải gánh chịu những bất lợi về vật chất khi BPBĐ phát
huy hiệu lực. Nội dung của giao dịch bảo đảm đã tác động đến ý thức của chủ thể
và gián tiếp điều chỉnh hành vi của chủ thể.
Chức năng bảo đảm (hay chức năng dự phòng): Đây là chức năng quan
trọng và cốt lõi của các BPBĐ. Chức năng bảo đảm là chức năng dự phòng để
Luật Dân Sự Module 2

6

Bài Tập Lớn Học Kì



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

khấu trừ phần nghĩa vụ hoặc tài sản của bên có nghĩa vụ, nếu nghĩa vụ trong hợp
đồng bị vi phạm. Khi có hành vi vi phạm xảy ra cũng có nghĩa là quyền lợi của
chủ thể có quyền đã bị xâm phạm(cho dù chưa có thiệt hại xảy ra), tài sản bảo đảm
có thể bị đưa ra xỷ lý theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp
luật, hoặc mặc nhiên thuộc về chủ thể có quyền bị xâm phạm. Như vậy, vấn đề bảo
đảm trong các BPBĐ mang tính đối vật. Tài sản bảo đảm tồn tại với tư cách dự
phòng và khi điều xấu nhất xảy ra, chủ thể có quyền chỉ cần “nắm”lấy tài sản đó
để bảo đảm quyền lợi của mình.
Phần lớn chức năng bảo đảm của các BPBĐ là bảo vệ bên có quyền( như bên
nhận cầm cố, bên nhận bảo lãnh, bên nhận thế chấp…)nhưng ở chừng mực nhất
định nó còn giúp bảo đảm cho bên có nghĩa vụ ở phương diện là tạo đủ điều kiện
để chủ thể có nghĩa vụ được tham gia vào những quan hệ nhất định như quan hệ
vay, quan hệ thuê tài sản…, vì chỉ khi có tài sản để bảo đảm thì chủ thể có quyền
mới chấp nhận giao kết hợp đồng.

2. Nghĩa vụ của người bảo lãnh tài sản theo quy định của pháp
luật hiện hành.
2.1. Khái niệm bảo lãnh.
Điều 361 BLDS 2005 quy định: “ BL là việc người thứ ba(sau đây gọi là bên
BBL) cam kết với bên có quyền(sau đây gọi là BNBL) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên có nghĩa vụ(sau đây gọi là BĐBL), nếu khi đến thời hạn mà BĐBL không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về
việc BBL chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi BĐBL không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ của mình”.
Để tạo điều kiện cho các bên có thể giao kết hợp đồng mà vẫn bảo đảm được
quyền lợi cho người có quyền ngay cả trong những trường hợp người có nghĩa vụ
không có tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Pháp luật cho phép người thứ ba
Luật Dân Sự Module 2


7

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

đứng ra cam kết trước người có quyền về việc thực hiện thay nghĩa vụ của người
có nghĩa vụ. Trường hợp này sẽ hình thành hai quan hệ nghĩa vụ là: quan hệ giữa
người thứ ba (người BL) và người có quyền (người nhận BL); Quan hệ thứ hai là
quan hệ giữa người BL với người có nghĩa vụ(người được BL), trong đó quan hệ
giữa người thứ ba và người có quyền được hình thành nhằm bảo đảm cho quan hệ
nghĩa vụ giữa người có quyền và người có nghĩa vụ được thực hiện. Vì vậy, BL là
việc người thứ ba cam kết với người có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho
người có nghĩa vụ nếu đến thời hạn mà người đó không thực hiện hoặc không có
khả năng thực hiện. Có thể nói khác đi, BL là việc BBL ccam kết với BNBL sẽ
thực hiện nghĩa vụ thay cho BĐBL, nếu khi đến thời hạn mà BĐBL không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc
BBL chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi BĐBL không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình.
Quan hệ BL thực chất là một quan hệ tay ba giữa người có quyền, người có
nghĩa vụ và người thứ ba. Vì thế chủ thể của nghĩa vụ chính không chỉ là các bên
trong quan hệ nghĩa vụ chính. Thông qua việc cam kết giữa người thứ ba trên cơ
sở sự đồng ý của người có quyền hình thành một quan hệ, trong đó người thứ ba
được gọi là người bảo lãnh (NBL), người có quyền gọi là người nhận bảo lãnh
(NNBL) và người có nghĩa vụ được gọi là người được bảo lãnh (NĐBL). Người
nhận bảo lãnh phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, có khả năng tài sản ( trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác).
Vd; Ông A vay một món nợ của ông B. Ông C bảo lãnh cho ông B món nợ

đó. Nghĩa vụ BL bao gồm tiền nợ gốc, tiền lãi, tiền phạt vi phạm và tiền bồi
thường thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2.2. Đặc điểm pháp lý của BL.
Qua khái niệm BL đã phân tích ở trên, em rút ra những đặc điểm cơ bản của
BL như sau:

Luật Dân Sự Module 2

8

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

2.2.1. BL là quan hệ có tính chất đối nhân. Đây cũng là đặc thù của biện
pháp thế chấp so với các biện pháp bảo đảm khác như cầm cố, đặt cọc…Đối với
các biện pháp này, chỉ khi nào xác định được tài sản bảo đảm cụ thể là gì, giá trị…
thì các bên mới xác lập quan hệ, còn trong BL chỉ đơn giản là có lời cam kết sẽ
thực hiện thay nghĩa vụ bị vi phạm của người thứ ba. Chúng ta cần phân biệt rõ
hai trường hợp nhau:
Nếu nếu người thứ ba cho phép bên có nghĩa vụ dùng tài sản cụ thể của mình
như nhà, ô tô, xe máy,…`làm vật bảo đảo trước bên có quyền thì khi đó giữa họ
phải có một hợp đồng ủy quyền với một nội dung cụ thể như thể như trên. Đây là
trường hợp thế chấp, cầm cố bằng tài sản của người thứ ba và người thứ ba không
có bất kỳ nghĩa vụ nào đối với bên có quyền.
Nếu người thứ ba cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ khi
đến hạn mà nghĩa vụ bị vi phạm trước bên có quyền thì đó là quan hệ bảo lãnh.
Người thứ ba tự nhận về mình một nghĩa vụ trước bên có quyền. Tuy nhiên, nếu
bên có quyền yêu cầu bên bảo lãnh(người thứ ba) phải bảo đảm về khả năng thực

hiện nghĩa vụ thay của mình thì các bên có thể thỏa thuận để áp dụng biện pháp
cầm cố hoặc thế chấp kèm theo.Như vậy, nghĩa vụ bảo lãnh là cam kết thực hiện
nghĩa vụ thay và được sự đồng ý của bên có quyền, thực chất là quan hệ có tính
chất đối nhân, sau đó các bên có thể thỏa thuận thêm về các BPBĐ khác để bảo
đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đó.
2.2.2. Bảo lãnh là tiền đề xuất hiện thêm các BPBĐ khác.
Thật vậy, quan hệ BL làm xuất hiện thêm hai nghĩa vụ cần có sự đảm bảo, đó
là việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và việc thực hiện nghĩa vụ hoàn lại. Do vậy,
các bên có thể thỏa thuận về việc xác lập giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh trước bên có quyền và việc thực hiện nghĩa vụ
hoàn lại của bên được bảo lãnh trước bên bảo lãnh.
2.2.3. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ BL không mặc nhiên xác định kể từ
thời điểm nghĩa vụ cần được bảo đảm có sự vi phạm.
Luật Dân Sự Module 2

9

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Trước hết về căn cứ thực hiện nghĩa vụ BL: Nếu các bên có thỏa thuận về
việc BBL chỉ phải thực hiện nghĩa vụ BL khi BĐBL không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ thì chỉ khi nào BNBL chứng minh về việc không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ đó thì mới có thể yêu cầu BBL thực hiện thay.
Tiếp theo, BNBL phải gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu BBL thực hiện
nghĩa vụ thay khi căn cứ BL đã phát sinh. Sau khi thông báo được gửi cho BBL thì
thời hạn thực hiện nghĩa vụ BL mới được xác định. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ
BL do BNBL và BBL thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì BBL phải thực hiện

nghĩa vụ BL trong một thời gian hợp lý, kể từ thời điểm nhận được thông báo về
việc thực hiện nghĩa vụ BL.
2.3. Hình thức BL.
Theo quy định tại Điều 362 BLDS2005; “ Việc BL phải được lập thành văn
bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường
hượp pháp luật có quy định văn bản BL phải được công chứng hoặc chứng thực”.
Thông qua hình thức của GDDS nói chung, các chủ thể biểu đạt ý chí của
mình. Ý chí của các chủ thể có thể được thể hiện (ghi nhận) thông qua nhiều hình
thức khác nhau. Còn trong quan hệ BL, pháp luật quy định ý chí của các chủ thể
BL phải thể hiện thông qua hình thức duy nhất là văn bản. Điều này quy định rõ:
“Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập ra văn bản riêng hoặc ghi
trong hợp đồng chính”.Ngoài ra, BL trong một số trường hợp pháp luật còn quy
định phải có công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, việc BL buộc phải được lập thành văn bản nhưng văn bản BL, về
nguyên tắc không cần có chứng nhận hay chứng thực của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu xét thấy cần thiết để nâng cao độ an toàn pháp lý của
văn bản cầm cố, các bên có thể thỏa thuận về việc văn bản cầm cố phải có chứng
nhận hoặc chứng thực. Hoặc trong một số trường hợp pháp luật có quy định thì
văn bản BL buộc phải có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước.

Luật Dân Sự Module 2

10

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Qua đây, ta thấy được nghĩa vụ BL của người BL nói chung và người BL tài

sản nói riêng là phải lập thành văn bản về việc BL của mình để đảm bảo độ tin cậy
giữa người nhận BL và người BL. Trong một số trường hợp văn bản này phải
được công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vd; Ông C bảo lãnh cho ông A vay một món tiền ở Quỹ tín dụng, việc BL
này phải được lập thành văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước. C phải
tham gia vào việc lập văn bản BL.
2.4. Phạm vi BL.
“BBL có thể cam kết BL một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho BĐBL.
NVBL bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác”(Đ363 BLDS).
Như chúng ta đã biết, lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ
hướng tới là lợi ích vật chất. Chỉ thông qua một lợi ích vật chất mới có thể bảo
đảm được một lợi ích vật chất khác. Vì vậy, người BL phải bằng một tài sản hoặc
bằng việc thực hiện một công việc để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thay
cho người được BL.
Theo như đề tài, thì đối tượng của nghĩa vụ chính là một khoản tiền hoặc một
tài sản có giá trị khác. Do vậy, đối tượng của BL phải là một tài sản thuộc sở hữu
của người BL.
Phạm vi BL có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Nếu không có thỏa
thuận gì khác thì người BL phải BL cả tiền lãi trên nợ gốc trong phạm vi BL, đồng
thời phải BL cả khoản tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt hại. Như vậy, phạm
vi BL bao gồm nhiều phần so với tổng giá trị của nghĩa vụ chính tùy thuộc vào sự
cam kết, xác định của người BL.
Vd; Ông C đứng ra BL cho ông A vay của B một khoản tiền 500.000đ và có
thỏa thuận: Nếu khi đến hạn mà A không trả hoặc không trả hết nợ thì C phải trả
toàn bộ nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại.
2.5. Nhiều người cùng BL.
Luật Dân Sự Module 2

11


Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Điều 365 BLDS năm 2005 quy định: “ Khi nhiều người cùng BL một nghĩa
vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc BL, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định BL theo phần độc lập, bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ
ai trong số những người BL liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Khi một người trong số những người BL liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ thay cho BĐBL thì có quyền yêu cầu những người BL còn lại phải thực hiện
phần nghĩa vụ của họ đối với mình”.
Việc xác lập và thực hiện các GDDS trước hết là dựa vào sự tự giác của các
bên nhưng trong thưng thực tế, không phái bất cứ ai khi tham gia giao dịch đều có
thiện chí trong việc thiệc hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình. Trong quan hệ
bảo lãnh cũng vậy, để bảo đảm quyền lợi cho mình, người có quyền có thể yêu câu
nhiều người BL cho một nghĩa vụ hoặc hôi khi, do chính người có nghĩa vụ đề
nghị để tăng tính bảo đảm cho giao dịch dân sự đó.
Nhằm khác phúc phục tình trạng trên và tạo cho người có quyền trong các
quan hệ nghĩa vụ có được thế chủ động trong thực tế hưởng quyền dân sự, pháp
luật cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết
hợp đồng cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Chính vì vậy, pháp luật
cũng cho phép nhiều người cùng BL một nghĩa vụ. Khi nhiều người cùng BL một
nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc BL, trừ trường hợp cớ thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định BL theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất
cứ ai trong trong só những người BL liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi
có nhiều người cùng cùng BL thực hiện một nghĩa vụ thì người nhận BL có thể
yêu cầu bất cứ người nào trong trong số những người cùng BL phải thực hiện toàn
bộ nghĩa vụ khi đến thời hạn thực hiện mà người có nghĩa vụ không thực hiện

hoặc thực hiện không đúng.
Khi một người trong số những người BL liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ thay cho bên được BL thì có quyền yêu cầu những người BL còn lại phải thực
hiện phần nghĩa vụ còn lại của họ đối với mình. Nếu nhiều người cùng BL một
Luật Dân Sự Module 2

12

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

nghĩa vụ nhưng họ đã thỏa thuận và cam kết trước người có quyền về việc mỗi
người chỉ BL một phần nghĩa vụ độc lập hoặc pháp luật đã quy định từng phần
nghĩa vụ độc lập thì mỗi người BL chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ trong phạm vi
mà mình đã cam kết BL.
Vd; A vay tiền vay tiền của B và B yêu cầu anh trai và chị gái của A phải làm
cam kết trả nợ thay cho A nếu đến hạn mà A không trả. Khi đến thời hạn vay,
không thấy A trả, B yêu cầu anh trai và chị gái A phải trả nợ thay. Yêu cầu của
Blaf hoàn toàn đúng đắn pháp luật vì hai người cùng BL cho A nên phải liên đới
trả nợ thay cho A. Nếu anh trai A trả toàn bộ tiền cho B thì sau đó có thể yêu cầu
chị gái A trả lại cho mình một nửa số tiền mình đã trả nợ.
2.6. Quan hệ giữa BBL với BNBL.
“BNBL không được yêu cầu BBL thực hiện nghĩa vụ thay cho BĐBL khi chưa
đến han.
BBL không phải thực hiện nghĩa vụ BL trong trường hợp BNBL có thể bù trừ
nghĩa vụ với BĐBL”(theo Điều 366, BLDS 2005).
Thực chất, quan hệ giữa BBL và BNBL là quan hệ liên quan trực tiếp đến
nghĩa vụ của người thứ ba, đó là người được BL.Việc BBL có phát sinh trách

nhiệm, nghĩa vụ với BNBL hay không hoàn toàn phụ thuộc vào BĐBL có thực
hiện nghĩa vụ của mình một cách đúng hạn và đầy đủ hay không.
Trường hợp BĐBL đã hoàn tất nghĩa vụ của mình hoặc chưa đến hạn phải
hoàn thành nghĩa vụ thì BNBL không được yêu cầu BBL thực hiện nghĩa vụ thay.
Vd; A vay tiền của B, hẹn một tháng sau sẽ trả và yêu cầu anh trai và chị gái của A
phải làm cam kết trả nợ thay cho A. Nếu chưa đến hạn trả nợ (tức chưa đến 1
tháng) thì B không được yêu cầu anh trai và chị gái của A trả nợ thay.
Trường hợp BNBL có nghĩa vụ với BBL trong một quan hệ dân sự khác
nhưng có thể bù trừ được nghĩa vụ với BBL thì khi BĐBL không thực hiện hoặc
thực hiện không dứng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì BBL cũng không phải
thực hiện nghĩa vụ BL. Vd; Trong trường hợp nêu trên, nếu B đang vay anh trai A
Luật Dân Sự Module 2

13

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

một khoản tiền tương ứng với khỏa A nợ B thì khi A không trả nợ cho B đúng hạn,
anh trai A cũng không phải trả nợ cho B mà sẽ bù trừ nghĩa vụ cho nhau.
2.7. Trường hợp miễn việc thực hiện nghĩa vụ BL.
Điều 368 BLDS năm 2005 quy định:
“1.Trong trường hợp BNBL miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho BBL thì BĐBL
vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với BNBL, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ BL.
2. Trong trường hợp chỉ một người trong số nhiều người cùng nhận BL liên
đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ BL của mình thì những người khác
vẫn phải thực hiện nghĩa vụ BL của họ”.

Như vậy, nếu người BL được người nhận BL miễn việc thực hiện nghĩa vụ thì
người được BL vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đó dối với người có quyền. Trong
trường hợp người nhận BL chỉ miễn cho một người trong số những người BL liên
đới việc thực hiện phần nghĩa vụ BL của người đó thì những ngừi BL khác vẫn
phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi mà họ đã BL.
Vd; A vay tiền của B và B yêu cầu anh trai và chị gái của A phải làm cam kết
trả nợ thay cho A nếu đến hạn mà A không trả. Khi hết thời hạn vay, không thấy A
đến trả, B có thể miễn việc trả nợ thay cho anh trai của A, nhưng A vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ trả nợ đối với B. Nếu B chỉ miễn việc trả nợ thay cho anh trai của A
thì chị gái của A vẫn phải trả nợ cho A tương ứng với nghĩa vụ BL của mình là BL
một phần hoặc toàn bộ
2.8. Xử lý tài sản của BBL.
“Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho BĐBL, mà BBL
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì BBL phải đưa tài sản
thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho BNBL”(Điều 369 BLDS 2005).
BBL phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tự mình thực hiện một
công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được BL nếu người này không thực
nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho BNBL. Khi BBL thực hiện xong những cam kết
Luật Dân Sự Module 2

14

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

trước BNBL thì quan hệ nghĩa vụ chính cũng như việc BL được coi là chấm dứt.
Khi đó, BBL có quyền yêu cầu người được BL thực hiện nghĩa vụ đối với mình
trong phạm vi BL; BBL được hưởng thù lao nếu có thỏa thuận giữa họ với người

được BL hoặc pháp luật có quy định
Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho BĐBL, mà BBL
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì BBL phải đưa tài sản
thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho BNBL.
Việc xử lý tài sản BL phải được thực hiện một cách khách quan, công khai,
minh bạch, bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch BL,
cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định của pháp luật. Người xủ
lý tài sản BL là BNBL hoặc người được BNBL ủy quyền, trừ trường hợp các bên
tham gia giao dịch BL có thỏa thuận khác.
Các phương thức xử lý tài sản BL theo thỏa thuận có thể là bán tài sản BL.
BNBL nhận chính tài sản BL để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của BBL.
Nghĩa vụ của người xử lý tài sản trong trường hợp một tài sản dùng để BL
thực hiện nhiều nghĩa vụ là phải thông báo cho các bên cùng nhận bảo đảm khác
về việc xử lý tài sản BL.
Tài sản BL được xử lý trong thời hạn do các bên thỏa thuận; nếu không có
thỏa thuận thì người xử lý tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhưng
phải phù hợp với quy định của pháp luật về thời hạn xử lý tài sản bảo đảm, nếu có.
2.9. Hủy bỏ việc BL.
Điều 370 BLDS 2005 quy định: “ Việc BL có thể được hủy bỏ nếu được
BNBL đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
BLDS năm 2005 đã quy định thòi hạn BL tài sản là do các bên thỏa thuận.
Tùy từng trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn BL được tính cho đến khi
chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng BL.

Luật Dân Sự Module 2

15

Bài Tập Lớn Học Kì



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Tuy nhiên, các bên chủ thể có thể thỏa thuận chấm dứt việc BL tài sản hay
hủy bỏ việc BL tài sản ngay cả khi chưa hết thời hạn BL và bên có nghĩa vụ chưa
hoàn thành xong nghĩa vụ.
Việc BL tài sản là một trong những biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự; bảo vệ lợi ích cho bên có quyền hay BNBL, do đó, trong trường hợp
hủy bỏ việc BL tài sản điều quan trọng nhất là được BNBL đồng ý. Việc hủy bỏ
BL cũng phải có hình thức phù hợp với việc BL, tức là nếu BL đã được lập thành
văn bản thì hủy bỏ cũng phải được lập thành văn bản.
2.10. Chấm dứt việc BL.
Điều 371 BLDS quy định: “ Việc BL chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng BL chấm dứt;
2. Việc BL được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
3. BBL đã thực hiện nghĩa vụ BL;
4. Theo thỏa thuận của các bên.”
Căn cứ theo quy định trên của điều luật ta thấy BL tài sản sẽ chấm dứt trong
các trường hợp sau:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng BL chấm dứt: Điều này có nghĩa người BL
đã hoàn thành nghĩa vụ hoặc vì một lý do nào đó mà người BL không phải thực
hiện nghĩa vụ nữa, và vì vậy, việc BL tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là
không cần thiết.
2. Việc BL được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác:
Điều này có nghĩa, các bên thỏa thuận lại và đồng ý việc huy bỏ việc BL hoặc
được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác như: cầm cố, thế chấp, kí cược…
3. BBL đã thực hiện nghĩa vụ BL: Việc BL tài sản được coi là chấm dứt khi
tài sản đã được xử lý. Nếu đến thời hạn thục hiện nghĩa vụ mà BBL không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản BL được xử lý để thực hiện
nghĩa vụ.


Luật Dân Sự Module 2

16

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

4. Theo thỏa thuận của các bên: Có nhiều trường hợp BBL và BNBL thỏa
thuận chấm dứt việc BL mà không nhất thiết phải thuộc các trường hợp như luật
định. Đây chính là nguyên tắc của các bên trong giao dịch dân sự.

3. Ý nghĩa của biện pháp BL tài sản.
Qua việc phân tích nghĩa vụ của người BL tài sản theo quy định của pháp luật
hiện hành thông qua những nội dung ở trên, em có thể rút ra một số ý nghĩa của
biện pháp BL tài sản như sau:
Biện pháp BL thực hiện NVDS giúp cho nghĩa vụ trong các hợp đồng được
thực hiện theo đúng cam kết. Sự hiện diện của biện pháp BL vô hình chung đã tác
động mạnh mẽ vào ý thức của các chủ thể. Bởi lẽ, nếu không thực hiện theo đúng
cam kết chủ thể đó có thể phải chịu những bất lợi nhất định. Nghĩa vụ trong giao
dịch bảo đảm phát huy hiệu lực ngay khi nghĩa vụ trong hợp đồng chính bị vi
phạm.
Sự xuất hiện của biện pháp BL tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể được
tham gia giao kết hợp đồng. Bên cạnh việc các chủ thể giao kết hợp đồng xong
mới thỏa thuận áp dụng biện pháp BL, thì có một bộ phận chủ thể lại nhờ vào khả
năng có thể áp dụng được biện pháp BL để có cơ hội ký kết hợp đồng. Vd; Việc
một người muốn vay tiền của Ngân hàng thì điều kiện quan trọng để họ có thể
được ký kết hợp đồng vay là họ phải có người đứng ra BL cho họ(nếu họ không

thuộc đối tượng được ưu tiên cho vay).
Biện pháp BL giúp vận hành các giao dịch dân sự. Sự phát triển nhanh
chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và những rủi ro luôn đi kèm đã
khiến không ít người tìm cách lưu giữ tiền một cách cố định (như: mua vàng, kim
khí quý để cất giữ) không giám đầu tư, nếu có thì chỉ bằng hình thức gửi tiết kiệm
nhằm lấy một chút lãi hưng tương đối an toàn. Vì thế, có một lượng tiền không
nhỏ gần như bị đóng băng, không được lưu thông đã ảnh hưởng ít nhiều đến tiền tệ
trong nước; đồng thời làm hạn chế hình thành các giao dichj dân sự. Sự xuất hiện
của các biện pháp bảo đảm nói chung và của biện pháp BL nói riêng như là “ Tấm
Luật Dân Sự Module 2

17

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

lá chắn” để phòng ngừa những rủi ro mà các chủ thể dang tìm kiếm. Khi áp dụng
biện pháp BL chủ thể có đủ lòng tin quyền lợi của họ sẽ được bảo đảm, do vậy họ
cod thể mạnh dạn tham gia các quan hệ dân sự, chủ động tìm kiếm đối tác; nhờ đó
các giao dịch dân sự có điều kiện nảy sinh và phát triển.
BL là “công cụ pháp lý” có hiệu quả cao để bảo vệ quyền lợi của chủ thể
khi nghĩa vụ trong hợp đồng chính bị vi phạm. Bởi vì, sự hiện diện của biện
pháp BL là nhằm mục đích khấu trừ cho phần nghĩa vụ bị vi phạm, đồng thời còn
có tính chất dự phạt đối với chủ thể vi phạm. Do vậy, BL còn mang ý nghĩa là một
công cụ pháp lý dự phòng.
Tóm lại, biện pháp BL có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp hợp đồng dân sự
được thực hiện đúng, mà còn có ý nghĩa trong việc bù đáp tổn thất, khắc phục thiệt
hại, cảnh cáo các chủ thể phải có trách nhiệm đối với xử sự của họ nếu không

muốn phải gánh chịu những bất lợi nhất định về vật chất.

KẾT LUÂN.
Tóm lại, thông qua những nội dung tim hiểu, phân tích làm sáng tỏ vấn đề:
“Nghĩa vụ của người bảo lãnh tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành” đã
trình bày ở trên, ta có thể khẳng định lại một lần nữa vai trò cũng như tầm quan
trọng của việc bảo lãnh đối với việc thiết lập quan hệ giao dịch dân sự: BL đã
củng cố lòng tin cho BNBL (bên cho vay); tạo đà cho sự đi lên của quan hệ giữa
các bên trong giao dịch dân sự…
Cuối cùng, để góp phần hoàn thiện biện pháp bảo lãnh, em xin được đề xuất
một số ý kiến liên quan đến thủ tục xử lý tài sản bảo lãnh như sau:
1. Nên quy định cụ thể những phương thức xử lý tài sản bảo lãnh cụ thể
mà các bên được thỏa thuận với nhau trong hợp đồng.
2. Nên soạn thỏa các hợp đồng mẫu về bảo lãnh trong đó nêu rõ phương
thức hai bên thỏa thuận khi xảy ra vi phạm.
Luật Dân Sự Module 2

18

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

3. Hình thức bảo lãnh nếu đã do hai bên thỏa thuận với nhau trong hợp
đồng thì khi xảy ra vi phạm, thì hai bên tổ chức thực hiện mà không cần đến sự
can thiệp của các cơ quan tổ chức khác.
4. Nên có văn bản hướng dẫn về thành phần của Hội đồng bán đấu giá
để các bên dễ dàng tổ chức lấy việc bán đấu giá.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội; “Giáo trình luật dân sự Việt Nam”,(tập 2);
Nxb.CAND, Hà Nội,2007.
2. Nguyễn Ngọc Điện (2001), “Bình luận khoa học về bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật dân sự Việt Nam”, Nxb.Trẻ. Thành Phố Hồ
Chí Minh.
3. Nguyễn Ngọc Điện (1999), “Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự Việt Nam”, Nxb.Trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh.
4.

“Bộ luật dân sự năm 2005”.

5. Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006 về giao
dịch bảo đảm.
6. Dương Quốc Thành, “ Một số vấn đề về bảo lãnh trong hợp đồng vay tài
sản”, Tạp chí án nhân dân, số 12/2004.

Luật Dân Sự Module 2

19

Bài Tập Lớn Học Kì


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. LDS


:

Luật dân sự.

2. BLDS

:

Bộ luật dân sự.

3. PLDS

:

Pháp luật dân sự.

4. BPBĐ

:

Biện pháp bảo đảm.

5. NVDS

:

Nghĩa vụ dân sự.

6. GDDS


:

Giao dịch dân sự.

7. BL

:

Bảo lãnh.

8. BBL

:

Bên bảo lãnh.

9. BNBL

:

Bên nhận bảo lãnh.

10. BĐBL

:

Bên được bảo lãnh.

11. NVBL
Luật Dân Sự Module 2


:

Nghĩa vụ bảo lãnh
20

Bài Tập Lớn Học Kì



×