Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tài liệu Đề án: “tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.02 KB, 21 trang )

TRƯỜNG …………….
Khoa…………..
----------
ĐỀ ÁN
Tài sản theo quy định
của pháp luật hiện hành

MỤC LỤC

.................................................................................................................................................1
MỤC LỤC................................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................2
B. Những vấn đề lý luận và nội dung cơ bản về tài sản theo luật dân sự 2005......................3
1. Khái niệm tài sản..................................................................................................................3
2. Một số cách phân chia tài sản theo pháp luật hiện hành ưu điểm và hạn chế của các cách
phân loại...................................................................................................................................6
2.1 Tài sản gồm động sản và bất động sản..............................................................................6
2.3 Tài sản xác định được chủ sở hữu, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản
vô chủ.....................................................................................................................................10
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi xuất hiện con người với tư cách là một thực thể người chỉ có thể tồn
tại và phát triển khi có những cơ sở vật chất nhất định. Con người không thể
tồn tại nếu không được đáp ứng những xã hội con nhu cầu vật chất cơ bản
đó. Khi xã hôi cộng sản nghuyên thủy tan rã một phần nguyên nhân là do dư
thừa sản phẩm lao động dẫn đến tư hữu tài sản, sự phân hóa giàu ngèo phân
hóa giai cấp đến phân hóa xã hội. Như vậy có thể khẳng định vấn đề về tư
hữu tài sản đã xuất hiện từ rất sớm mà là một trong những nguyên nhân sâu
xa hàng đầu cho việc hình thành nhà nước. Các nhà nước được sinh ra đều
sinh ra để bảo vệ tuyệt đối quyền này. Mọi người bất kỳ ai cũng có quyền có
tài sản riêng. Nhà nước CHXHCN Việt Nam không là ngoại lệ trong số đó.
Mặc dù vậy vấn đề tư hữu tài sản ở nước ta cũng có một số điểm đặc biệt


nhất định qua các bản hiến pháp, bắt nguồn từ bản chất giai cấp của nhà
nước ta là nhà nước của dân do dân vì dân nhân dân là chủ nhân dân làm
chủ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân cho nên những tài sản đăc biệt
như đất đai sông hồ rừng núi thuộc sở hữu của nhà nước “ điều 17 và điều
18 hiến phápm1992”. Để có một cách nhìn khách quan và toàn diện hơn về
vấn đề tài sản hiện nay em xin phân tích đề tài “tài sản theo quy định của
pháp luật hiện hành” Do đây là một đề tài rất rộng cũng như do trình độ hiểu
biết vấn đề này còn hạn chế nên bài làm chắc chắn xẽ có những thiếu sót
nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đánh giái của thầy cô và các
bạn để bài viết này hoàn thiện hơn và đem lại cho em những hiểu biết sâu sắc
hon về vấn đề này. Em xin chân thanhg cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
đã giảng trong các giờ lên lớp và trong các giờ tư vấn để giúp em hoàn thành
tốt bài tập này.
B. Những vấn đề lý luận và nội dung cơ bản về tài sản theo
luật dân sự 2005.
1. Khái niệm tài sản.
Theo bộ luật dân sự 2005 khái niệm tài sản được mở rộng hơn theo đó
không chỉ những vật có thực mới được gọi là tài sản mà cả những vật được
trong tương lai cũng được gọi là tài sản. Tài sản như thế nào là tài sản ở
nước ta lần hình thành đầu tiên được quy định tại điều 172 trong bộ luật dân
sự 1995 theo đó “tài sản bao gồm vật có thực, tiền giấy tờ trị giái được bằng
tiền và các quyền tài sản” tiếp đó điều 163 bộ luật dân sự 2005 quy định “tài
sản bao gồm tiền giấy tờ có giái và các quyền tài sản” Theo em đây được
hiểu là luật quy định tài sản là gì chứ không phải là một khái niệm theo đúng
nghĩa về tài sản. Mà theo cách hiểu thì tài sản là dạng thức có thể đem lại
một lợi ích vật chất cho chủ thể bao gồm tiền giấy tờ có giá và các quyền tài
sản, vật muốn trở thành tài sản cần phải có một số đặc trưng nhất định như
phải tồn tại trong tự nhiên xã hội là kết quả quá trình lao động của con người
đem lại lợi ích nào đó cho chủ thể. Những quy định trong bộ luật dân sự
luôn được coi là chính thống, nhưng cũng có một bất cập và không phù hợp

với thực tiễn về vấn đề tài sản ảo trong game online khoảng không hệ thống
khách hàng có được coi là tài sản trong pháp luật dân sự hay không? Điều
này dòi hỏi các cơ quan lập pháp phải có những quy định về tài sản trong bộ
luật dân sự theo hướng khái quát hơn và đưa ra các tiêu chí nhất định để
phân biệt đâu là tài sản và đâu không là tài sản. Đã có rất nhiều quan điểm
trái chiều nhau về vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng : tài sản là đối tượng của quyền sở hữu như
vậy theo quan điểm này muốn hiểu tài sản là gì thì trước hết chúng ta phải
hiểu quyền sở hữu là gì? Tuy nhiên tại điều 164 bộ luật dân sự 2005 khái
niệm về quyền sở hữu cũng chỉ đưa ra theo hướng liệt kê theo đó “quyền sở
hữu bao gồm quyền chiếm hữu quyền sủ dụng và quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật” Do đó nếu áp dụng khái niệm
này thì chúng ta lại rơi vào vòng luẩn quẩn định nghĩa tài sản thông qua một
khái niệm quyền sở hữu trong khi đó bản thân khái niệm quyền sở hữu cũng
chưa giải quyết được một cách triệt để. Mặc dù vậy quan điểm này vẫn có
nhiều người ủng hộ vì khái niệm quyền sở hữu là một trong những khái
niệm cơ bản của luật dân sự.
Quan điểm thứ hai cho rằng: tài sản là của cải vật chất tồn tại dưới dạng cụ
thể được con người sử dụng và được nhận biết bằng giác quan trực tiếp như
sách vở tiền bạc xe cộ …Như vậy theo quan điểm này chỉ những gì thuộc về
thế giới vât chất hiện đang tồn tại và chúng ta có thể cầm nắm được thì mới
được coi là tài sản do đó quyền tài sản không được coi là tài sản.
Quan điểm thứ ba cho rằng: tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Đây
thực chất là một cách phân loại tài sản dựa trên tính chất vật lý không di rời
được về mặt cơ học và nó cũng rơi vào vòng luẩn quẩn khi định nghĩa tài
sản thông qua khái niêm động sản và bất động sản trong khi khái niệm động
sản và bất động sản cũng chưa được làm rõ thậm chí muốn hiểu thế nào là
động sản phải hiểu thế nào là bất động sản trước. Hơn thế nữa theo quan
điểm này quyền tài sản không là động sản cũng không là bất động sản.
Quan điểm thứ tư cho rằng: tài sản là những gì định giá được, quan điểm

này cũng có nhiều diểm chưa hợp lý.
Thứ nhất tài sản là những gì định giá được có thể hiểu tài sản là những gì trị
giá được bằng tiền và tiền ở đây chỉ được hiểu là nội tệ. Như vậy tiền xẽ
được định giá bằng gì? Và nó có được coi là tài sản không?
Thứ hai nếu cứ cái gì định giá được thì coi là tài sản vậy tài sản nợ - nghĩa
vụ trả nợ cũng xẽ được xem là tài sản vì nó có thể định giá được .Trong khi
đó tài sản thì có thể để lại thừa kế còn nghĩa vụ trả nợ thì không để lại thừa
kế được “trừ nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản do người chết để lại”
Quan điểm thứ năm cho rằng : tài sản là sản nghiệp của một người bởi
những gì người đó bỏ sức lao động ra đều coi là tài sản. Vậy những vật vô
chủ có được coi là tài sản không và tài sản trong trường hợp này không thể
đem chia thừa kế cũng như không thể giao dịch dân sự được.
Quan điểm thứ sáu cho rằng: tài sản là những gì đem lại lợi ích cho con
người gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Vậy chiếc quạt có phải là
tài sản không hay là gió nó mang lại mới là tài sản cây bút đối với người học
sinh thì được coi là tài sản còn đối với người nông dân lại không, quan điểm
này cố nhiều điểm vô lý.
Trên đây là sáu trong số rất nhiều quan điểm định nghĩa về tài sản dưới góc
độ pháp lý tuy nhiên các quan điểm trên như đã phân tích đều bộc lộ những
bất cập và chưa đưa ra được tiêu chí chính xác để xác định những gì được
gọi là tài sản.
2. Một số cách phân chia tài sản theo pháp luật hiện hành
ưu điểm và hạn chế của các cách phân loại.
2.1 Tài sản gồm động sản và bất động sản.
Theo bộ luật dân sự năm 2005 thì bất động sản gồm đất và các tài sản khác
gắn liền với đất. Cắn cứ theo tính chất vật lý của tài sản có dịch chuyển được
tài sản đó hay không để mà phân chia. Cũng có nhiều người hiểu bất động
sản là những gì không thể dịch chuyển tương đối được nghĩa là nó đúng yên.
Tuy nhiên do trình độ khoa học ngày càng phát triển nên việc phân chia tài
sản thành động sản và bất động sản càng trở nên có quá nhiều kễ hở. Ví dụ

như ông Nguyễn Cẩm Lũy có thể chuyển nhà nặng hàng ngìn tấn đi xa hằng
trăm mét nhờ công nghệ mai rùa nên nói bất động sản là những gì không
dịch chuyển được là không có cơ sở nữa. Tiếp theo người ta lại định nghĩa
động sản là tài sản không phải là bất động sản.lại trở lại một vòng luẩn quẩn
định nghĩa cái này thông qua tính chất của cái kia và ngược lại. Tuy nhiên
theo pháp luật Việt Nam đặc biệt là pháp luật dân sự Việt Nam việc phân
loại tài sản thành động sản và bất động sản có rất nhiều ý nghĩa có thể liệt kê
một vài ý nghĩa như sau.
- Xẽ xác lập thủ tục đăng ký đối với tài sản: Theo quy định hiện tại điều 167
BLDS thì quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định
của luật dân sự và pháp luật về đăng ký bất động sản còn quyền sở hữu đối
với động sản không phải đăng ký trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
- Xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản. Khoản 1
điều 168 BLDS quy định về việc chuyển giao quyền sơ hữu đối với
bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký sở hữu, trừ trường hợp
pháp luật quy định khác. Còn khoản 2 quy định việc chuyển quyền sở hữu
đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao trừ
trường hợp pháp luật quy định khác.
- Xác định cả quyền năng của chủ thể quyền đối với từng tài sản nhất định:
Đối với bất động sản do đặc tính chất vật lý của nó là khó di rời nên việc
thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với loại tài sản này là gặp
những hạn chế nhất định. Chính bởi vậy pháp luật đã ghi nhân cho chủ thể
những quyền năng nhất định đối với tài snar của người khai để bất động sản
có thể khai thác được công dụng một cách tốt nhất quyền sử dụng bất động
sản liền kê từ ( Điều 273 – 278 BLDS ).
- Xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu. VD nếu vật vô chủ vật không
xác định được ai là chủ sở hữu là động sản sẽ thuộc sở hữu của người phát
hiện còn nếu là bất động sản thì sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước ( Điều
239 BLDS ) hoặc theo điều 247 BLDS thì một người chiếm hữu được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong

thời gian 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản thì trở
thành chủ sở hữu tài san đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.
- Xác định phương pháp kiện dân sự. Điều 257,258 BLDS thì điều kiện chủ
sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu kiện đòi tài sản
đối với động sản và bất động sản là khác nhau. Do đó, nếu không áp dụng
phương thức kiện đòi tài sản thì chủ thể phải áp dụng phương thức yêu cầu
khác như yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự. Theo điều 35
bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp là tòa án nới có bất động sản đó.
2.2 Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Có thể có khái niệm tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
chỉ được pháp luật đề cập trong phần liên quan đến giao dịch bảo đảm mặc
dù cả lý luận và thực tiễn đều thừa nhận rằng loại tài sản này có thể trở
thành đối tượng của nhiều loại giao dịch như hợp đồng mua bán, trao đổi,
tặng cho, cho thuê….. Căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản và thời điểm
xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu, tài sản được phân loại thành tài sản
hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hiện có là tài sản đã tồn
tai vào thời điểm hiện tại và được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu của
tài sản đó. Ví dụ nhà đang được xây, dây chuyền sản xuât đã được lắp đặt
hoàn thiện. Tài sản được hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa
tồn tại hoặc chưa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét( thường là thời
điểm xác lập nghĩa vụ hoặc giao dịch được giao kết) nhưng chắc chắn
sẽ có hoặc được hình thành trong tương lai. Ví dụ tiền lương sẽ được hưởng,
vụ mùa sẽ được thu hoạch , nhà công trình xây dựng đang được hình thành
theo hồ sơ, dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tiến đọ cụ thể … ngoài ra tài
sản hình thành trong tương lai còn bao gồm cả tài sản đang được hình thành
tại thời điểm giao kết giao dịch nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch tài
sản đó mới thuộc sở hữu các bên, ví dụ như sau thời điểm giao kết giao dịch

×