Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học TÍNH tất yếu và THỰC CHẤT bước NGOẶT CÁCH MẠNG TRONG TRIẾT học DO c mác, PH ĂNGGHEN THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.27 KB, 21 trang )

TÍNH TẤT YẾU VÀ THỰC CHẤT BƯỚC NGOẶT CÁCH MẠNG TRONG
TRIẾT HỌC DO C. MÁC, PH. ĂNGGHEN THỰC HIỆN
Ý NGHĨA TRONG CUỘC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG HIỆN NAY
Triết học Mác, Ăngghen là sự kế thừa những thành tựu vĩ đại của tư
tưởng triết học nhân loại mà trực tiếp là triết học cổ điển Đức. Triết học
Mác, Ăngghen là thế giới quan, phương pháp luận cách mạng và khoa học
trong nhận thức và cải tạo thế giới, là vũ khí lý luận của giai cấp công
nhân trong quá trình giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Triết học
Mác,Ăngghen khác hẳn về chất so với tất cả những tư tưởng triết học
trước đó. Triết học Mác, Ăngghen ra đời không phải là một sự ngẫu nhiên,
hay ý muốn chủ quan của Mác, Ăngghen mà nó nảy sinh phù hợp với quy
luật phát triển khách quan của lịch sử tư tưởng nhân loại. Sự ra đời của
triết học Mác là kết quả của sự thống nhất giữa sự chín muồi của điều
kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
Điều kiện khách quan
Vào giữa những năm 40 của thế kỷ XX lực lượng sản xuất phát
triển mạnh mẽ do sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, làm cho
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc, nổi bật là
ở Anh và Pháp. Vào thời kỳ này nước Anh đã trở thành một cường quốc tư
bản chủ nghĩa lớn nhất, nước Đức tuy công nghiệp còn phụ thuộc vào Anh
và Pháp song cũng phát triển khá nhanh. SöÏ phát triển mạnh mẽ của chủ
nghĩa tư bản lúc này đã được Mác Ăng Ghen nhận xét : “Giai cấp tư sản
trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực
lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các

1


thế hệ trước kia gộp lại”1. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thể hiện
rõ tính hơn hẳn của nó so với phương thức sản xuất phong kiến.
Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn giữa


lực lượng sản xuất phát triển với trình độ và tính chất xã hội hố ngày càng
cao với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân
về tư liệu sản xuất. Giai cấp tư sản lúc đầu nó còn là lực lượng cách mạng,
nhưng khi đã xác lập được vị trí thống trị của mình dần dần trở thành lực
lượng bảo thủ. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất biểu
hiện về mặt xã hội đó là mâu thuẫn giai cấp
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì giai cấp cơng nhân
ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đóng một vai trò to lớn
trong đời sống chính trị xã hội. Trước sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản thì
phong trào đấu tranh của giai cấp cơng nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ở
Anh phong trào hiến chương của cơng nhân Anh trở thành một phong trào
chính trị có tính chất quần chúng rộng lớn. Ở Pháp có cuộc đấu tranh của
cơng nhân chống bọn tư bản đã phát triển thành một loạt cuộc khởi nghĩa vũ
trang. Cuộc khởi nghĩa của cơng nhân Liơng nổ ra năm 1831 đã báo hiệu một
giai đoạn mới của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản. Thực tiễn sản
xuất vật chất và đấu tranh cách mạng cho thấy, giai cấp vơ sản đã lớn mạnh cả
về số lượng và chất lượng, thật sự trưởng thành, bước lên vũ đài chính trị
Giữa những năm 40 của thế kỷ XX, trung tâm của phong trào cách
mạng chuyển sang nước Đức. Phong trào đấu tranh của giai cấp cơng
nhân phát triển mạnh mẽ, nhưng đó chỉ là các cuộc đấu tranh tự phát. Giai
cấp cơng nhân lúc này họ chưa ý thức được địa vị của mình trong tiến
trình lịch sử, họ chưa thấy được con đường và biện pháp để giải phóng
bản thân mình và giải phóng tồn xã hội, họ thiếu tổ chức và thiếu lý luận
1

C. Mác và Ph. ngghen toàn tập, tập 4, Nxb, Chính trò quốc gia, Hà Nội
1995 trang 603

2



dẫn đường. Thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng của giai cấp
vô sản đã nảy sinh một yêu cầu khách quan là phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân phải được soi sáng bằng lý luận cách mạng và khoa
học. Như vậy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân là cơ sở khách
quan quyết định tính tất yếu của sự ra đời một hệ tư tưởng mới.
Trong lúc này các học thuyết xã hội không tưởng của Xanhximông,
Phuriê, Ôoen ra đời nhưng không đáp ứng được yêu cầu của phong trào cộng
sản trong sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp. Chính thực tiễn
các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lúc đó nó đòi hỏi phải được
soi sáng bởi lý luận cách mạng đó là lý luận Mác nói chung và triết học Mác
nói riêng. Chính Mác, Ăng Ghen đã đáp ứng được những đòi hỏi đó: sáng tạo
ra lý luận cách mạng của phong trào công nhân, đáp ứng những đòi hỏi cấp
thiết của giai cấp công nhân để tự giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội.
Như vậy: Giai cấp công nhân đã tìm thấy ở triết học Mác vũ khí tinh
thần của mình cũng giống như triết học Mác đã tìm thấy giai cấp công nhân
như là vũ khí vật chất của mình.
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng
chính là sự giải đáp về mặt lý luận khoa học những vấn đề thực tiễn của
thời đại đặt ra trên lập trường của giai cấp vô sản cách mạng.
Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng không
những là sản phẩm tất yếu của những điều kiện kinh tế xã hội của xã hội tư
bản chủ nghĩa giữa thế kỷ XIX mà còn bởi toàn bộ đời sống xã hội, đời sống
khoa học và văn hoá. Lý luận mác xít không xuất hiện tách rời con đường văn
minh chung cuả nhân loại, đó là những tiền đề lý luận và khoa học tự nhiên.
Trong quá trính xây dựng học thuyết của mình, Mác, Ăngghen đã kế
thừa những thành tựu trong tư tưởng của triết học nhân loại từ thời cổ đại, mà
trực tiếp là triết học cổ điển Đức; chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và kinh

3



tế chính trị học cổ điển Anh. Triết học cổ điển Đức với hai nhà triết học tiêu
biểu đó là Hê Ghen và Phoiơbắc. Mác, Ăngghen đã kế thừa một cách có chọn
lọc những tư tưởng của triết học Hêghen và Phoiơbắc, đó là những tư tưởng
biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc. Từ phép biện
chứng duy tâm của Hêghen cải tạo thành phép biện chứng duy vật, từ chủ
nghĩa duy vật siêu hình của Phoiơbắc cải tạo thành chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
Ý nghĩa lịch sử nổi bật của triết học cổ điển Đức là ở chỗ, nó là một
trong những tiền đề lý luận cho việc hình thành thế giới quan duy vật biện
chứng. Hai ơng đã nhiều lần nói rằng: Trong sự phát triển trí tuệ của mình, hai
ơng đã chịu ơn nhiều của các nhà triết học Đức trong đó có Hêghen, như
Ăngghen đã nói: khơng có triết học Đức thì khơng thể có chủ nghĩa xã hội
khoa học. Cơng lao lịch sử của Hêghen là đã phê phán mạnh mẽ tư duy siêu
hình, xây dựng một cách có hệ thống phương pháp biện chứng, mặc dù nó
núp dưới cái vỏ thần bí và dựa trên cơ sở duy tâm sai lầm.
Mác, Ăngghen đánh giá cao phương pháp biện chứng của Hêghen,
đồng thời chỉ rõ những hạn chế của Hêghen. Mác chỉ rõ: “tính chất thần bí mà
phép biện chứng đã mắc phải trong tay Hêghen tuyệt nhiên khơng ngăn cản
Hêghen trở thành người đầu tiên trình bầy một cách bao qt và có ý thức
những hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy. Ở Hêghen, phép
biện chứng bị lộn đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái
hạt nhân hợp lý của nó đằng sau lớp vỏ thần bí” 2
Mác, Ănghen đã kế thừa có phê phán những giá trị tư tưởng trong
kinh tế chính trị học ở Anh mà đại biểu là(Ađamxmít, Đavít Ricácđơ) có
một vai trò to lớn trong việc sáng tạo ra kinh tế mác xít và triết học Mác.
Khơng có sự cải tạo ấy thì khơng thể phát hiện ra cơ sở vật chất của q
2


C. Mác – Ph. ngghen Tuyển tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội 1982, trang
209

4


trình lịch sử xã hội, không thể sáng lập ra quan điểm duy vật về lịch sử và
không thể khắc phục được tính chất không triệt để của chủ nghĩa duy vật
trước Mác.
Việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán ở Pháp với
các đại biểu là(Xanhximông, Phuriê, Ooen) cũng đã đem lại cho Mác,
Ăngghen những tài liệu hết sức phong phú để hiểu một cách duy vật biện
chứng về đời sống xã hội. Những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã bóc
trần những mâu thuẫn của xã hội tư bản, họ nhìn xã hội tư bản như một xã
hội sớm muộn sẽ biến đổi và được thay thế bằng một xã hội tốt đẹp hơn. Đây
là những tiền đề lý luận có đóng góp quan trọng trong việc hình thành triết
học Mác, đó là những quan điểm duy vật về lịch sử và những dự báo về tương
lai của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Cùng với những tiền đề lý luận nói trên, những thành tựu khoa học tự
nhiên lúc này cũng phát triển mạnh mẽ tạo ra những tiền đề quan trọng cho việc
hình thành các quan điểm duy vật biện chứng của Mác, Ăngghen, bởi sự phát
triển của tư duy triết học phải dựa trên cơ sở những tri thức khoa học do các
khoa học cụ thể đem lại, với các phát minh quan trọng đó là
Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của nhà vật lý học người
Đức (Rôbec May e). Học thuyết về cấu tạo tế bào thực vật và động vật do các
nhà bác học người Đức, Anh: Sơlayđen và Savanxơ đưa ra vào những năm 30
của thế kỷ XIX; thuyết tiến hoá của nhà bác học Anh: (Đác Uyn).
Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng đã chứng minh rằng: Các
sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất không tồn tại tách rời nhau mà chúng
luôn liên hệ với nhau và các sự vật hiện tượng không tự nhiên sinh ra, không

tự nhiên mất đi mà trong những điều kiện nhất định sẽ chuyển hoá từ dạng
này sang dạng khác. Đây là cơ sở khoa học cho việc hình thành những quan

5


điểm duy vật biện chứng về thế giới, đồng thời khẳng định tính thống nhất vật
chất của thế giới.
Thuyết tế bào và thuyết tiến hố cũng khẳng định: Thế giới sinh vật
được cấu tạo từ tế bào, là sự phát triển lâu dài chứ khơng phải do thần linh,
thượng đế sinh ra. Như vậy thuyết tế bào và thuyết tiến hố nó phá tan các
quan điểm của các nhà triết học duy tâm cho rằng thế giới này do thần linh
thượg đế sinh ra, phá tan quan niệm về cái hch ban đầu, đồng thời là cơ sở
để hình thành các quan điểm duy vật về thế giới.
Với những phát minh trên đã làm bộc lộ rõ tính chất hạn chế và sự bất
lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới, đã giáng
một đòn rất mạnh vào chủ nghĩa duy tâm tơn giáo và phép siêu hình trong
quan niệm về thế giới, như Mác, Ăgghen đã khẳng định: “quan niệm mới về
thế giới đã được hồn thành trên những nét cơ bản: Tất cả cái gì cứng nhắc
đều bị tan ra, tất cả cái gì là cố định đều biến thành mây khói và tất cả những
gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và
người ta đã chứng minh rằng, tồn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một
dòng và tuần hồn vĩnh viễn”3. Đồng thời với sự phát triển của khoa học tự
nhiên nó lại là cơ sở để phát triển tư duy biện chứng và sự phát triển của tư
duy biện chứng đã được kiểm nghiệm bởi khoa học tự nhiên. Chính Mác và
Ăngghen đã nhấn mạnh rằng, phép biện chứng đã trở thành một tất yếu tuyệt
đối với khoa học tự nhiên và các ơng đã khái qt về mặt triết học tồn bộ
những thành tựu khoa học tự nhiên thế kỷ XIX để xây dựng nên chủ nghĩa
duy vật biện chứng của mình.
Những điều kiện lịch sử, những tiền đề kinh tế xã hội, lý luận và khoa học

có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự ra đời của triết học Mác. Và cũng
3

C. Mác, Ph. ngghen Toàn tập, tập 20, Nxb, Chính trò quốc gia, Hà Nội
1994, trang 471

6


chính thời đại đó đã sinh ra những thiên tài có khả năng khái qt tồn bộ lịch sử
phát triển của nhân loại, khái qt được những kinh nghiệm lịch sử và trả lời
đúng đắn những câu hỏi mà thời đại đã đặt ra.
Nhân tố chủ quan
Triết học Mác xuất hiện khơng chỉ là kết quả của sự vận động và phát
triển có tính quy luật của các nhân tố khách quan mà còn được hình thành
thơng qua vai trò của nhân tố chủ quan, đó là thiên tài và hoạt động thực tiễn
khơng mệt mỏi của Mác và Ăngghen, lập trường giai cấp cơng nhân và tình
cảm đặc biệt của hai ơng đối với nhân dân lao động là một trong những yếu tố
cơ bản làm nên bước ngoặt cách mạng trong triết học Mác, Ăngghen.
Mác, Ăngghen là những người có trí thơng minh vượt tầm thời đại.
C.Mác (5/5/1818 – 14/3/1883) sinh ra trong một gia đình tư sản cấp tiến có
ảnh hưởng rất lớn về trí tuệ của người bố. Mác là người có trí tuệ thơng
minh kiệt xuất, khi mới 18 tuổi đã làm dự thảo luận án tiến sỹ luật. Mác là
người thuộc tầng lớp tư sản nhưng đó là tư sản cấp tiến, sớm có khát vọng
giải phóng con người, giải phóng xã hội. Với một trí tuệ un bác, bao
trùm nhiều lĩnh vực rộng lớn và một nhãn quan chính trị đặc biệt nhạy cảm,
Mác đã vượt qua được những hạn chế lịch sử của các nhà triết học đương
thời để giải đáp thành cơng những vấn đề bức thiết về mặt lý luận của nhân
loại. Đánh giá về Mác, Lênin đã nhận xét: “thiên tài của Mác chính là ở
chỗ Ơng đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại

đã đặt ra” 4.
Cũng như Mác, Ph. Ăngghen (28/11/1820 – 5/5/1895) ngay từ thời
trai trẻ đã tỏ ra là người có năng khiếu đặc biệt và nghị lực học tập,
nghiên cứu phi thường. Sinh ra trong một gia đình chủ xưởng dệt ở thành
phố Bácmen của Đức. Xuất thân trong một gia đình tư sản, Ơng có trí
4

V.I.Lênin, Toàn tập, bản tiếng việt, Nxb Tiến bộ, Mátxcơ va 1980, Tập 23,
trang 49

7


thơng minh tương đương với Mác. Mác tìm thấy ở Ăngghen một người
cùng tư tưởng, một người đồng chí nhất mực trung thành, gắn bó với nhau
trong sự nghiệp chung. Giữa Mác và Ăngghen có một tình bạn vĩ đại. Như
Lênin đã từng nói: “giai cấp vơ sản châu âu có thể nói rằng khoa học của
mình là tác phẩm sáng tạo của hai bác học kiêm chiến sỹ mà tình bạn đã
vượt xa tất cả những gì là cảm động nhất trong những truyền thuyết của
đời xưa kể về tình bạn của con người” 5. Ăngghen đã kiên trì tự họ để quyết
tâm theo con dường làm khoa học và hoạt động cách mạng cải biến xã hội.
Cũng như Mác, Ăngghen coi nhiệm vụ của triết học phải gắn với cuộc đấu
tranh chính trị thực tiễn.
Mác, Ăngghen mặc dù xuất thân từ tầng lớp tư sản nhưng thơng qua
hoạt động thực tiễn từ phong trào cơng nhân, sống trong phong trào cơng
nhân, được tận mắt chứng kiến những bất cơng trong xã hội tư bản, hiểu và
thơng cảm sâu sắc nỗi thống khổ của người lao động làm th. Mác và
Ăngghen đã đứng về những người cùng khổ, đấu tranh khơng mệt mỏi vì lợi
ích của họ, trang bị cho họ một cơng cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo thế
giới, gắn chặt hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn tạo nên động lực sáng

tạo của Mác và Ăngghen.
Như vậy: Triết học Mác, Ăngghen ra đời khơng phải là sự xuất hiện
một cách ngẫu nhiên mà nó ra đời là một tất yếu khách quan trên cơ sở những
điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan và sự ra đời của triết học Mác là
một bước ngoặt cách mạng quan trọng trong lịch sử tư tưởng triết học nhân
loại.
Trong lịch sử xã hội đã có khơng ít những bước nhảy vọt, những bước
ngoặt cách mạng, tạo ra những thành tựu vĩ đại, trong văn học nghệ thuật,
trong khoa học, trong triết học. Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác là bước ngoặt
5

V.I.Lênin, Toàn tập, bản tiếng việt, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1978, tập 2
trang 12

8


cách mạng quan trọng trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Chính vì vậy mà
Lênin đã khẳng định: Chủ nghĩa Mác là sự phát triển cao nhất của toàn bộ
khoa học lịch sử, khoa học kinh tế và triết học ở Châu Âu.
Bước ngoặt cách mạng là gì?: Bước ngoặt cách mạng là một mốc quan
trọng trong lịch sử, chỉ ra sự chuyển biến về chất của một quá trình phát triển
xã hội nói chung, của nhận thức con người về tự nhiên, xã hội và chính bản
thân con người. Đó là sự thay đổi căn bản cái cũ, xây dựng cái mới khác hẳn
về chất so với cái cũ và nó phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của lịch sử.
Bước ngoặt cách mạng trong triết học do Mác, Ăngghen thực hiện:
Đó là Mác và Ăngghen đã xây dựng nên một hệ thống triết học khoa
học và cách mạng, hệ thống triết học đó hoàn toàn khác về chất so với các hệ
thống triết học trước đó. Hệ thống triết học đó là sự kế thừa một cách có phê
phán những thành tựu của tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật

triết học, mới về chất, hoàn bị nhất, triệt để nhất, trong đó có sự thống nhất
giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng, giữa quan niệm duy vật về tự
nhiên với quan niệm duy vật về đời sống xã hội, là sự thống nhất giữa nhận
thức thế giới và cải tạo thế giới, là thế giới quan, phương pháp luận cách
mạng và khoa học của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động trong
sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội.
Nội dung biểu hiện của bước ngoặt cách mạng
Mác, Ăngghen đã kế thừa một cách có chọn lọc những thành tựu của triết
học nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trong lịch sử tư tưởng triết học trước Mác, từng thời đoạn đã có
những bước ngoặt. Nhưng bước ngoặt cách mạng trong triết học thì chỉ có
Mác, Ăng ghen. Triết học Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng đã mở ra các bình
diện của thế giới quan và được phát triển đến triết học cổ điển Đức. Đến
thời kỳ Mác, Ăng ghen nó đã phát triển sâu sắc hơn trên tất cả các bình

9


diện đó là chủ nghĩa duy vật hoàn bị và phép biện chứng thực sự cách
mạng. Gắn kết hai khoa học đó thành khoa học duy nhất để đem đến một
bước ngoặt trong quan niệm của con người đó là chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
Các tư tưởng triết học trước Mác đã tách rời chủ nghĩa duy vật và phép
biện chứng.
Thời kỳ cổ đại: Chủ nghĩa duy vật là thô sơ chất phác, phép biện chứng
là phép biện chứng tự phát, vì thời kỳ đó do điều kiện lịch sử xã hội và trình
độ khoa học chưa phát triển.
Trong triết học cổ điển Đức: Tiêu biểu là phép biện chứng của Hêghen và
chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc. Tư tưởng triết học của Hêghen và Phoiơbắc cũng
là sự tách rời giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. Phép biện chứng của

Hêghen là phép biện chứng duy tâm đó là biện chứng của “ ý niệm tuyệt đối” và
chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là chủ nghĩa duy vật siêu hình, duy vật về tự
nhiên nhưng lại duy tâm về xã hội.
Hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác là siêu hình máy móc, duy tâm
về lịch sử xã hội mà căn nguyên cơ bản là không thấy được vai trò của thực tiễn,
không xem thực tiễn dưới quan điểm duy vật. Sự phát triển của các tư tưởng triết
học trước Mác không phải là sự phủ định biện chứng mà là phủ định sạch trơn nên
không tạo ra bước ngoặt cách mạng.
Phoiơbắc là người học trò đầu tiên của Hêghen đã thất vọng với phương
pháp của Hêghen, phủ định sạch trơn toàn bộ những tư tưởng triết học của
Hêghen, vứt bỏ nó mà không nghiên cứu cải tạo nó. Cái thiên tài sáng tạo của
Mác, Ăngghen ở chỗ, khi nghiên cứu triết học của Hêghen và Phoiơbắc, Mác,
Ăngghen đã kế thừa có phê phán những tư tưởng triết học của Hêghen và
Phoiơbắc, đó là kế thừa những tư tưởng biện chứng của Hêghen, từ phép biện
chứng duy tâm của Hêghen, đã cải tạo thành biện chứng duy vật và từ chủ

10


nghĩa duy vật siêu hình của Phoiơbắc cải tạo thành chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
Kế thừa tư tưởng biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của
Phoiơbắc, Mác, Ăngghen đã xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng,
hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học và
phép biện chứng với tính cách là khoa học về sự phát triển của giới tự nhiên,
của lịch sử xã hội lồi người và tư duy. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
trong triết học Mác, Ăngghen là cơ sở để hình thành nên hệ thống triết học vĩ
đại nhất trong lịch sử. Đánh giá về tính chất triệt để trong triết học Mác,
V.I.Lênin viết: “Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hồn bị,
nó cung cấp cho lồi người và nhất là giai cấp cơng nhân những cơng cụ nhận

thức vĩ đại”6
Như vậy phép biện chứng của Mác là phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa
duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng, nó khác hẳn về chất so với phép biện
chứng duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoibắc. Mác
cho rằng: “Ở Hêghen phép biện chứng bị lộn đầu xuống đất, chỉ cần dựng nó lại
là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí” 7.
Ăgghen cũng trình bày lịch sử phép biện chứng từ cổ đại cho đến Hêghen và chỉ
rõ: “Có thể nói rằng, hầu như chỉ có Mác và tơi là những người đã cứu phép biện
chứng tự giác thốt khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm
duy vật về tự nhiên và về lịch sử”8
Mác đã tự đánh giá: “Phương pháp biện chứng của tơi khơng những
khác phương pháp của Hêghen về căn bản mà còn đối lập hẳn với phương
pháp ấy nữa”9.
6

V.I.Lênin : Toàn tập, Nxb, Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, Tập 23, trang 53
C. Mác, ngghen, Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội,1981, Tập 3 trang 209
8
C. Mác, ngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trò quốc gia, Hà Nội,1994, Tập 20
trang 22
9
C. Mác, ngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trò quốc gia, Hà Nội,2004, Tập 23
trang 35
7

11


Một trong những nội dung quan trọng của bước ngoặt cách mạng trong
triết học của Mác, Ăngghen là:

Lần đầu tiên trong lịch sử triết học Mác Ăng Ghen đã xây dựng nên chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Đây là thành tựu vĩ đại của tư tưởng nhân loại khi nghiên cứu về lịch sử
phát triển xã hội loài người. Mác, Ăngghen đã vận dụng quan điểm duy vật
biện chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội, mở rộng vào nghiên cứu một lĩnh
vực đặc thù của thế giới vật chất là tồn tại có hoạt động của con người. Phát
hiện ra tiền đề đầu tiên của lịch sử nhân loại đó là con người hiện thực với đặc
trưng cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất.
Các nhà triết học trước Mác khi nghiên cứu về lịch sử xã hội, họ đều có
khát vọng muốn cải biến xã hội đương thời thành một xã hội tốt đẹp hơn. Tuy
nhiên họ đã không thấy được cội nguồn của sự biến đổi xã hội, họ giải thích
đời sống xã hội xuất phát từ ý thức tư tưởng, từ niềm tin tôn giáo, từ một lực
lượng tinh thần. Nho gia cho rằng muốn cải biến xã hội phải bằng tư tưởng
đức trị; Phật giáo đi tìm cuộc sống thực ở thế giới bên kia bằng con đường tu
luyện khổ hạnh; Hêghen, Phoiơbắc cũng muốn cải biến xã hội bằng một lực
lượng tinh thần nên đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
Trái với các nhà triết học trước đo,ù Mác, Ăng ghen đã tìm ra điểm
xuất phát trong việc nghiên cứu xã hội là xuất phát từ con người hiện thực, từ
đời sống hiện thực của họ là cơ sở kinh tế, tìm ra động lực của sự vận động và
phát triển xã hội đó là quá trình sản xuất vật chất và lợi ích kinh tế là cơ sở cội
nguồn của sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội, dẫn đến sự phân chia giai
cấp trong xã hội. Do vậy muốn cải biến xã hội phải bằng con đường đấu tranh
giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội. Mác đã viết: “hoàn toàn trái với
triết học Đức là triết học từ trên trời đi xuống đất, ở đây chúng ta đi từ dưới

12


lên trời, tức là chúng ta khơng xuất phát từ những điều mà con người nói,
tưởng tượng, hình dung… chúng ta xuất phát từ những con người đang hành

động, đời sống hiện thựccủa họ”10.
Xuất phát từ đời sống hiện thực của con người, Mác đã đi đến xác định
tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại và phát triển xã hội lồi người là sản xuất
vật chất. Con người khơng chỉ tồn tại bằng săn bắn hái lượm mà phải sản
xuất vật chất, sản xuất vật chất là cơ sở nền tảng của đời sống xã hội. Mác
khẳng định: “người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử.
Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở và
một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra
những tư liệu để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời
sống vật chất”11
Vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc phân tích hoạt động thực
tiễn của con người là hoạt động sản xuất vật chất. Từ sản xuất Mác lại phát
hiện ra hai mặt khơng tách rời nhau của q trình sản xuất: một mặt là quan
hệ giữa con người với tự nhiên, mặt khác là quan hệ giữa con người với con
người trong q trình sản xuất. Mác viết: “Trong sản xuất người ta khơng chỉ
quan hệ với giới tự nhiên. Người ta khơng thể sản xuất được nếu khơng kết
hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và trao đổi với
nhau”12 Quan hệ giữa con người với tự nhiên trong sản xuất chính là lực
lượng sản xuất, còn quan hệ giữa người với người trong sản xuất chính là
quan hệ sản xuất. Sự tác động qua lại một cách biện chứng giữa lực lượng sản
10

C. Mác, ngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trò quốc gia, Hà Nội,2004, Tập 3
trang 27
11

C. Mác, ngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trò quốc gia, Hà Nội,2004, Tập 3
trang 40
12


C. Mác, ngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trò quốc gia, Hà Nội,2004, Tập 6
trang 552

13


xuất và quan hệ sản xuất là quy luật nội tại và là động lực của sự vận động và
phát triển của xã hội lồi người.
Từ việc nghiên cứu các quan hệ hình thành trong q trình sản xuất vật
chất, Mác đi nghiên cứu các mặt khác của đời sống xã hội như: chính trị, pháp
quyền, các hình thái ý thức xã hội, trong các quan hệ xã hội phức tạp và tác
động qua lại một cách biện chứng, Mác đã phát hiện ra: cơ sở hạ tầng quyết
định kiến trúc thượng tầng; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; phương
thức sản xuất quyết định các mặt khác của đời sống xã hội. Từ đó cho thấy xã
hội là một hệ thống, trong đó các yếu tố ln tác động biện chứng với nhau
tạo nên sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội và sự phát
triển của các hình thái kinh tế xã hội là một q trình lịch sử tự nhiên, tn
theo những quy luật khách quan vốn có của nó. Đồng thời, Mác, Ăng ghen đã
tìm ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân và con đường thực hiện sứ
mệnh lịch sử đó.
Với việc kết hợp một cách thiên tài giữa q trình cải tạo triệt để chủ
nghĩa duy vật và cải tạo những quan điểm duy tâm về lịch sử xã hội, Mác,
Ăngghen đã “làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hồn bị và mở rộng học
thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội lồi người,
chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tự vĩ đại nhất của tư tưởng khoa
học”13. Với bản chất duy vật triệt để trong lĩnh vực xã hội, triết học Mác trở
thành cơng cụ vĩ đại để nhận thức và cải tạo thế giới, tạo ra bước phát triển
mới, một sự nhảy vọt về chất so với các hệ thống triết học trước đó.
Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
là hai phát kiến vĩ đại nhất trong triết học Mác. Ngồi hai thành tựu vĩ đại trên

triết học Mác còn có thêm những thuộc tính mới đó là:
13

V.I.Lênin, Toàn tập, bản tiếng việt, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1980, tập 23
trang 53

14


Sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn; giữa tính khoa học và
tính cách mạng; xác lập mối quan hệ giữa triết học với khoa học cụ
thể; đặt nền móng cho lý luận khoa học về chiến tranh và qn đội.
Triết học Mác khơng chỉ là lý luận khoa học phản ánh bản chất, quy
luật của sự vận động và phát triển của thế giới, mà quan trọng hơn, đó là mục
đích cải tạo thế giới. Vì vậy sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực
tiễn là một ngun tắc căn bản của triết học Mác, Ăng ghen
Trong lịch sử các hệ thống triết học trước Mác, đều chưa thấy được vai
trò của thực tiễn đối với nhận thức chân lý, chưa nhận thức hết ý nghĩa thực
tiễn cao nhất của triết học là hướng đến phát triển xã hội và giải phóng con
người. Vì vậy, tách rời giữa lý luận và thực tiễn là đặc điểm vốn có trong lịch
sử triết học trước Mác. Chỉ khi triết học Mác ra đời, vai trò thực tiễn và sự
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn mới được xem là một ngun tắc căn bản
chi phối mọi hoạt động. Mác viết: “Khuyết điểm chủ yếu của tồn bộ chủ
nghĩa duy vật từ trước đến nay, kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc- là sự
vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách
thể, hay hình thức trực quan, chứ khơng được nhận thức là hoạt động cảm
giác của con người, là thực tiễn”14
Triết học Mác có sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách
mạng. Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm tính cách mạng.
Tính khoa học càng sâu sắc, càng phản ánh đúng quy luật của sự phát

triển thế giới thì tính cách mạng càng cao, càng triệt để. Triết học Mác
biểu hiện tính cách mạng ở trong bản chất khoa học của học thuyết,
trong mục đích cải tạo thế giới, trong vai trò sứ mệnh lịch sử của giai
cấp vơ sản. Sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa lý luận Mác với
14

C. Mác, ngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trò quốc gia, Hà Nội,1995, Tập 3
trang 9

15


phong trào cơng nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong
trào cơng nhân từ trình độ tự phát lên tự giác. Lênin đã khẳng định: “chỉ
có chủ nghĩa duy vật triết học của Mác mới chỉ cho giai cấp vơ sản con
đường phải theo để thốt khỏi chế độ nơ lệ về tinh thần, trong đó tất cả
các giai cấp bị áp bức đã sống lay lắt từ trước đến nay” 15. Triết học Mác
là vũ khí tinh thần của giai cấp vơ sản , còn giai cấp vơ sản là vũ khí vật
chất của triết học Mác trong cuộc đấu tranh vì xã hội tương lai.
Với sự ra đời của triết học Mác, vai trò xã hội của triết học cũng
như vị trí của nó trong hệ thống tri thức khoa học nhân loại cũng có sự
biến đổi căn bản. Giờ đây triết học khơng chỉ có chức năng giải thích thế
giới mà còn trở thành cơng cu ïnhận thức khoa học để cải tạo thế giới
trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng. Mác
khẳng định: “các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách
khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” 16. Luận điểm đó của Mác
khơng những chỉ ra sự khác nhau về ngun tắc giữa triết học của các
ơng với tất cả các học thuyết triết học trước đó, mà còn là một sự khái
qt một cách cơ đọng, sâu sắc thực chất cuộc cách mạng trong triết học
do các ơng thực hiện.

Một trong những đặc trưng nổi bật của triết học Mác là tính sáng
tạo. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác là kết quả hoạt động nghiên
cứu khoa học cơng phu và sáng tạo của Mác và Ăngghen. Lịch sử hình
thành và phát triển triết học Mác cho thấy đây chính là một học thuyết
triết học chân chính, khoa học, gắn với thực tiễn sinh động của phong
trào cơng nhân. Sáng tạo chính là đặc trưng chủ yếu ngay trong bản chất
15

V.I.Lênin : Toàn tập, Nxb, Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, Tập 23, trang 57, 58

16

C. Mác, ngghen, Toàn tập, Nxb, Chính trò quốc gia, Hà Nội,1995, Tập 3
trang 12

16


của triết học Mác, một học thuyết phản ánh thế giới vật chất luôn vận
động và phát triển không ngừng. Vì vậy triết học Mác luôn là một hệ
thống mở, nó phải luôn được bổ xung và phát triển cho phù hợp với thực
tiễn sinh động. Chúng ta không được coi những nguyên lý của chủ nghĩa
Mác là giáo điều, mà là kim chỉ nam cho nhận thức và hành động. Triết
học Mác không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề, không có tham vọng
đóng vai trò của một hệ thống triết học đã xong xuôi, vai trò của kinh thánh,
mà nó thay thế các hệ thống triết học chết cứng bằng sự nhận thức sinh động
giới tự nhiên và xã hội, là thứ triết học mở. Vì vậy trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn chúng ta cần phải vận dụng một cách sáng tạo trong những
điều kiện , hoàn cảnh cụ thể.
Mác, Ăngghen đã xây dựng lý luận triết học của mình trên cơ sở khái

quát những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và dựa chắc
vào những thành tựu của khoa học, giữa triết học Mác với khoa học tự nhiên
có mối quan hệ khăng khít với nhau. Sự phát triển của khoa học tự nhiên là cơ
sở để khái quát nên những tư duy triết học và ngược lại triết học Mác lại trở
thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung, cần thiết cho sự
phát triển của khoa học và cũng từ đây đã chấm dứt quan niệm của nhiều nhà
triết học duy tâm trước kia cho rằng: triết học là khoa học của mọi khoa học.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện nay càng chứng tỏ sự cần thiết phải có tư duy biện chứng duy vật và
ngược lại, chỉ có dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại để phát triển
thì triết học Mác mới không ngừng nâng cao được sức mạnh “cải tạo thế giới”
của mình.
Sự ra đời của triết học Mác cũng đã tạo nên bước ngoặt cách mạng
trong sự phát triển lý luận khoa học về chiến tranh và quân đội, đặt nền móng
cho sự ra đời của học thuyết quân sự của giai cấp vô sản, với lập trường duy

17


vật và phương pháp biện chứng cách mạng, lần đầu tiên khoa học quân sự đã
giải quyết một cách đúng đắn, khoa học các vấn đề về tính chất xã hội của
chiến tranh; nguồn gốc, bản chất của chiến tranh, của quân đội; chỉ ra mối liên
hệ nội tại và sự phụ thuộc tất yếu của chiến tranh, của quân đội vào chính trị,
vào cơ sở kinh tế, do đó cũng tạo ra nhận thức có tính bước ngoặt trong quá
trình xây dựng quân đội kiểu mới, chuẩn bị tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ
quốc xã hội chủ nghĩa và con đường loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống xã
hội.
Tóm lại Mác và Ăngghen đã sáng tạo ra một học thuyết triết học cao
hơn, phong phú hơn, hoàn bị hơn, khoa học và cách mạng hơn tất cả các hệ
thống triết học trước đó, nó là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới, là vũ

khí lý luận sắc bén cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động trong cuộc đấu
tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội.
Giá trị lịch sử của bước ngoặt cách mạng trong triết học do Mác,
Ăngghen thực hiện:
Nghiên cứu bước ngoặt cách mạng trong triết học Mác đã chứng minh
rằng, sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu khách quan, là sản phẩm hợp
quy luật nhận thức của tư tưởng nhân loại, nó không phải là sự ra đời một
cách ngẫu nhiên hay sự áp đặt chủ quan nào.
Đối với lịch sử tư tưởng triết học nhân loại thì triết học Mác là đỉnh cao
của tư duy triết học nhân loại. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học chủ nghĩa
duy vật đã được giải phóng khỏi sự ràng buộc của tư duy siêu hình, đồng thời
giải phóng phép biện chứng khỏi quan điểm duy tâm thần bí, xây dựng nên
chủ nghĩa duy vật biện chứng, là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và
cách mạng nhất trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Lý luận Mác nói chung và triết học Mác nói riêng là lý luận cách mạng
và khoa học cho giai cấp vô sản thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình là

18


giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, là kim chỉ nam cho các Đảng Cộng sản
và phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì sự công
bằng và tiến bộ xã hội.
Nghiên cứu bước ngoặt cách mạng trong triết học Mác đã trang bị cho
chúng ta cách xem xét, đánh giá thời đại. Đồng thời là cơ sở để đấu tranh
chống các quan điểm cơ hội, xét lại trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận
hiện nay.
Bước sang thế kỷ XXI trước những biến động của tình hình trong nước
và quốc tế, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để
chống phá chủ nghĩa xã hội và cách mạng nước ta. Hơn lúc nào hết chúng ta

phải kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho thế
giới quan Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thấm nhuần trong Đảng và giữ
vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, xây dựng niềm tin vào con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội, vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đấu
tranh không khoan nhượng với các luận điểm phủ nhận hay xuyên tạc chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng phương pháp tư duy
khoa học, chống chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa cơ
hội dưới mọi hình thức.
Nghiên cứu triết học Mác chúng ta phải chống các khuynh hướng: tách
rời Mác với Ăngghen; tách rời Mác, Ăngghen với Lênin, khẳng định triết học
Mác, Ăngghen, Lênin là một thể thống nhất; không được tuyệt đối hoá chủ
nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa giáo điều. Phải trung thành và vận dụng sáng
tạo lý luận Mác vào điều kiện cụ thể của đất nước.
Trước thực tiễn xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng và đặc
biệt là sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay đang đặt ra những vấn đề mới,
phức tạp cần phải được nghiên cứu, lý giải trên cơ sở khoa học. Chủ nghĩa
Mác - Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng là khoa học của việc

19


nhận thức và cải tạo thế giới, nó là hệ thống mở, với đặc tính sáng tạo, nó
khơng bao giờ là một thứ lý luận chết cứng, nó phải ln được bổ xung và
phát triển cùng với sự vận động và phát triển của xã hội. Vì trong kho tàng đồ
sộ của các nhà kinh điển, có thể có những luận điểm khái qt từ thực tiễn của
thế kỷ trước, đến nay có thể lịch sử đã vượt qua đó là điều dễ hiểu. Do vậy
điều quan trọng là phải xuất phát từ thực tiễn biến đổi của xã hội mà tìm cách
làm sáng tỏ những gì trong chủ nghĩa Mác là vĩnh hằng, những gì đã bị hạn
chế bởi thời đại sinh ra nó. Vấn đề này V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “chúng ta
khơng hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xi hẳn và bất khả

xâm phạm, trái lại chúng ta tin tưởng rằng, lý luận đó chỉ đặt nền móng cho
mơn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa
về mọi mặt, nếu họ khơng muốn lạc hậu với cuộc sống” 17. Chủ tịch Hồ Chí
Minh là một mẫu mực trong việc nghiên cứu vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin
vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, Người ln căn dặn: “tồn bộ
tinh thần chủ nghĩa Mác, tồn bộ hệ thống chủ nghĩa Mác đòi hỏi mỗi ngun
lý phải được xem xét theo quan điểm lịch sử; gắn liền với những ngun lý
khác; gắn liền với những kinh nghiệm cụ thể của lịch sử” 18. Thực hiện đúng
tinh thần ấy, trong q trình tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh vào hồn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay, chắc chắn sẽ
đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta đến thành cơng. Với ý
nghĩa đó, đã và đang đặt ra cho cơng tác lý luận của Đảng nói chung, đội ngũ
các nhà khoa học xã hội, đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn những
u cầu mới trong việc nghiên cứu bổ xung và phát triển lý luận Mác - Lênin
cho phù hợp với thực tiễn của cơng cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
17

V.I.Lênin : Toàn tập, bản tiếng Việt, Nxb, Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, Tập 4,
trang 232
18

Hồ Chí Minh : Biên niên sử, Nxb Chính trò quốc gia, Hà Nội, 1995, Tập 5
trang 573

20


21




×