Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SKKN kinh nghiệm sử dụng atlat địa lí việt nam để dạy và học tốt địa lí lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.79 MB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và
công nghệ là đặc điểm nổi bật và là sự thiết yếu của phát triển bền vững. Xu hướng
đó đã đặt ra những yêu cầu cho giáo dục đào tạo là xây dựng con người mới năng
động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trước tình hình đó
nhiệm vụ của giáo viên nói chung, giáo viên Địa lí nói riêng ở trường THPT là phải
cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học địa lý bằng cách sử dụng nhiều
phương pháp dạy học mới, khai thác triệt để các phương tiện trực quan để nhằm
phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
Trong việc dạy và học môn Địa lí ở trường phổ thông, Atlat Địa lí Việt Nam
có ý nghĩa hết sức quan trọng. Atlat được xem như cuốn sách giáo khoa thứ hai
giúp cho người học đào sâu những tri thức Địa lí và đồng thời giúp cho giáo viên
thuận lợi trong việc giảng dạy môn địa lý.
Một trong những vai trò quan trọng của giáo viên Địa lí phổ thông hiện nay
là hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để khai thác thông tin, tìm tòi khám phá kiến
thức mới, rèn luyện cho học sinh kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, các kĩ năng tư duy,
phân tích, tổng hợp để lĩnh hội một cách chuẩn xác và phát huy được tính tích cực
trong học Địa lí.
Trong thực tế hiện nay ở trường THPT, việc sử dụng Atlat trong dạy học Địa
lí còn nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên chưa nhận thức một cách đầy đủ, chưa
khai thác, sử dụng nguồn tri thức trong Atlat. Về phía học sinh chưa quan tâm đến
Atlat, rất ít khi sử dụng Atlat nên trang bị Atlat chưa đầy đủ. Mặt khác HS vẫn còn
yếu về kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, do vậy tồn tại cách học thuộc lòng, thụ
động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng lực độc lập tư duy sáng tạo. Từ đó, việc học
tập Địa lí đạt hiệu quả chưa cao. Điều này được thể hiện rõ qua quá trình kiểm tra,
đánh giá, thi cử và phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
Từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Kinh nghiệm sử dụng Atlat
Địa lí Việt Nam để dạy và học tốt Địa lí lớp 12”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Việc khai thác Atlat Địa lí Việt Nam để dạy và học tốt Địa lí lớp 12 nhằm


đạt được những mục đích sau:
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn
luyện, bổ sung thêm kiến thức, kĩ năng cho giáo viên.
- Làm đa dạng, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh chủ
động học tập, khai thác kiến thức.
- Góp phần tạo hứng thú môn học cho học sinh, đồng thời khắc sâu thêm kiến thức,
phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh.
1


- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, hành vi và những thói quen
lành mạnh, loại bỏ những thói quen tiêu cực, nhằm giải quyết những vấn đề mà xã
hội đang quan tâm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài trên, tôi chọn 4 lớp khối 12 trường THPT Hà Trung để
tiến hành thực nghiệm là 12A, 12C, 12D, 12E.
- Số lượng học sinh: 179
- Đặc điểm của học sinh: Các em học sinh ở những lớp trên bao gồm cả những em
nhận thức khá (12A), nhưng phần lớn là học sinh ở những lớp đại trà, tiếp thu kiến
thức còn chậm, rụt rè, ngại phát biểu. Vì vậy, khi chọn những đối tượng học sinh
trên, tôi mong muốn với những đổi mới của mình về việc sử dụng Atlat Địa lí sẽ
làm tăng hứng thú của các em trong việc học tập Địa lí, giúp các em chủ động tìm
tòi, khám phá, không còn e ngại đối với các môn xã hội như môn Địa lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Tôi sử dụng phương pháp này theo hướng sưu
tầm, tìm đọc các tài liệu liên quan để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lí luận của
đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tôi đã phát phiếu điều tra tình hình sử dụng Atlat
Địa lí Việt Nam cho các em học sinh khối 12 của trường THPT Hà Trung và

phỏng vấn một số giáo viên của trường về tình hình sử dụng Atlat.
- Phương pháp thực nghiệm: Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở 4 lớp 12 của
trường THPT Hà Trung, 2 lớp có sử dụng Atlat và 2 lớp không sử dụng Atlat, sau
đó tiến hành kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách.
- Phương pháp toán học thống kê: Sử dụng công thức toán học thông kê để tính
điểm kiểm tra đã chấm trong thực nghiệm sư phạm.
- Đúc rút kinh nghiệm trong việc dạy học của bản thân thông qua phương pháp
thực nghiệm sư phạm tiến hành dạy ở 4 lớp nói trên.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Atlat Địa lí Việt Nam là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học
sinh mà còn cả với giáo viên, nhất là ở bậc THPT.
a. Đối với giáo viên
- Atlat Địa lí Việt Nam phục vụ trực tiếp cho công tác nghiên cứu và giảng
dạy địa lí. Cụ thể là Atlat giúp giáo viên trong các khâu của quá trình dạy học như
khâu chuẩn bị bài, giảng bài, kiểm tra, củng cố, hướng dẫn học sinh làm bài tập,
học bài và chuẩn bị bài mới được thuận lợi hơn.
- Atlat Địa lí Việt Nam có chức năng minh họa và chức năng nguồn tri thức
sẽ giúp giáo viên trong việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
+ Đối với chức năng minh họa, Atlat có đầy đủ các kênh hình như bản đồ,
biểu đồ, lát cắt, tháp tuổi… sẽ minh họa cho bài giảng của giáo viên hoặc giảng giải
cho nội dung bài học.
+ Đối với chức năng nguồn tri thức, Atlat chứa đựng tri thức địa lí nên để có thể
sử dụng hiệu quả thì bắt buộc giáo viên phải sử dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học. Cụ thể, giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học lấy học sinh làm
trung tâm để có thể kích thích được hứng thú học tập cũng như giúp các em tự lĩnh

hội tri thức địa lí thông qua việc sử dụng Atlat. Phương pháp thông dụng là giáo
viên soạn thảo những câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ gắn với Atlat để hướng dẫn học
sinh khai thác có thể theo cá nhân, nhóm hoặc lớp. Như vậy giáo viên sử dụng Atlat
như một cơ sở để học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn
của giáo viên.
Khi sử dụng Atlat giáo viên nên sử dụng cả hai chức năng trên nhằm nâng
cao chất lượng dạy học.
b. Đối với học sinh
- Atlat Địa lí Việt Nam là một phương tiện rất bổ ích, hấp dẫn đối với các em
trong việc học tập môn Địa lí.
- Atlat Địa lí Việt Nam giúp học sinh tiếp thu, nắm kiến thức một cách cụ thể
giúp cho việc thực hành, làm bài tập dễ dàng và thuận lợi.
- Atlat Địa lí Việt Nam tạo cho học sinh tính tháo vát, tinh thần trách nhiệm
cao, thói quen tự học, tự nghiên cứu. Ngoài ra, còn giáo dục cho học sinh ý thức
bảo vệ, cải tạo môi trường .
- Atlat Địa lí Việt Nam giúp học sinh tự học ở nhà và làm bài tập. Việc hoàn
thành bài tập ở nhà đòi hỏi sự nỗ lực lớn của học sinh trong học tập, đồng thời
những kĩ năng, kĩ xảo làm việc độc lập được rèn luyện và phát huy cao sẽ có tác
dụng phát triển mạnh mẽ khả năng nhận thức của học sinh.
- Atlat giúp học sinh ôn tập thường xuyên, liên hệ kiến thức và từ mối liên hệ
này khái quát một cách có hệ thống các tài liệu học tập, hoàn thiện được kiến thức
của mình.
3


- Đối với học sinh lớp 12, Atlat là tài liệu duy nhất được sử dụng trong kì thi
THPT Quốc gia nên nếu biết cách sử dụng thì bài thi sẽ đạt điểm cao.
Tóm lại, nếu được sử dụng, khai thác triệt để, đúng đắn thì Atlat địa lý Việt
Nam là phương tiện hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học Địa lí.
2.2. Thực trạng sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí

a. Thực trạng.
Qua kết quả thăm dò ý kiến của các giáo viên và học sinh trên địa bàn huyện
Hà Trung cho thấy:
- Đa số giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng Atlat
Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT. Tuy nhiên nhiều giáo viên chưa
sử dụng một cách thường xuyên và hiệu quả Atlat Địa lí Việt Nam trong các tiết
dạy cũng như trong việc kiểm tra đánh giá đối với học sinh.
- Về phía học sinh cảm thấy hứng thú hơn, dễ hiểu bài hơn khi học tập và
kiểm tra với Atlat. Tuy nhiên, đa số các em chỉ mới sử dụng Atlat ở mức độ đơn giản
như: đọc hiểu bản đồ, biểu đồ và xác định được các đối tượng địa lí. Như vậy có thể
thấy kĩ năng sử dụng Atlat của các em vẫn còn yếu.
Điều này gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh trong việc dạy và học tốt
chương trình Địa lí lớp 12 THPT.
b. Nguyên nhân của thực trạng
- Kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của HS còn yếu do một số GV chưa
sử dụng Atlat thường xuyên trong dạy học, chưa hướng dẫn kĩ phương pháp sử
dụng Atlat cho HS. Bên cạnh đó, ý thức học tập môn Địa lí của học HS chưa cao,
nhiều em có tính ỉ lại, không chịu tìm tòi, không chủ động nắm bắt kiến thức, khả
năng tổng hợp kiến thức kém, tiếp thu bài chậm.
- Về phía giáo viên mới chỉ quan tâm đến kiến thức nội dung chính của bài
và những kiến thức nào cần học thuộc. Do đó, bài giảng còn chưa thật hấp dẫn,
chưa thu hút học sinh. Các phương pháp giảng dạy còn hạn chế, chưa thật sự phát
huy được vai trò của đồ dùng dạy học (mà ở đây là bản đồ; tranh ảnh). Bài giảng
cứng nhắc, nặng về nội dung văn bản, thiếu tính sáng tạo.
c. Kết quả của thực trạng
Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát
chất lượng đối với học sinh các lớp 12A, 12C, 12D, 12E của trường THPT Hà
Trung năm học 2015 - 2016, trước khi tiến hành việc tăng cường sử dụng Atlat
trong dạy học Địa lí. Kết quả như sau:
Giỏi

Khá
Trung bình Yếu
Kém
Lớp Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A 50
1
2
17
34
27
54
5
10
0
0
12C 48
2
4
14
29

28
58.5 4
8.5
0
0
4


12D
12E

45
45

1
0

2.2
0

15
13

33.4
28.8

24
23

53.4

51

5
8

11
18

1
1

2.2
2.2

Những số liệu trên cho thấy chất lượng môn học chưa thật sự đáp ứng được
mục tiêu giáo dục đề ra. Do vậy, bản thân tôi nhận thấy, việc đổi mới các phương
pháp dạy học trên lớp phải gắn liền với việc tăng cường niềm say mê, hứng thú học
tập của học sinh, giúp các em cố gắng đạt kết quả cao trong học tập. Trong đó, tích
cực sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để dạy và học môn Địa lí là phương pháp dạy
học đem lại nhiều hiệu quả. Vì vậy, với đề tài này, không có tham vọng gì nhiều, tôi
chỉ muốn đưa ra một số giải pháp cơ bản trong việc khai thác kiến thức từ Atlat để
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học Địa lí.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
Thực tế giảng dạy cho thấy, trong hầu hết các bài học của chương trình Địa lí
lớp 12, giáo viên và học sinh đều có thể khai thác Atlat vào việc dạy và học một
cách hiệu quả. Ở đây tôi xin trình bày kinh nghiệm trong việc khai thác Atlat để
dạy và học đối với từng nội dung cụ thể của chương trình.
a. Sử dụng Atlat để xác định vị trí phân bố và đặc điểm của các đối tượng Địa
lí tự nhiên.
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 2. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, GV yêu cầu HS sử

dụng Atlat để:
- Xác định các điểm cực trên phần đất liền của nước ta:
Học sinh căn cứ vào Atlat trang 4 -5 có thể xác định được các điểm cực trên
đất liền của nước ta như sau:
+ Điểm cực Bắc: tại xã Lũng Cú (tỉnh Hà Giang).
+ Điểm cực Nam: tại Xóm Mũi (tỉnh Cà Mau).
+ Điểm cực Đông: tại bán đảo Hòn Gốm (tỉnh Khánh Hòa).
+ Điểm cực Tây: tại xã Apachải (tỉnh Điện Biên).
- Xác định trên bản đồ các nước có chung đường biên giới trên đất liền và
trên biển với nước ta:
Căn cứ vào trang 4 – 5 của Atlat, học sinh dễ dàng kể được các nước có
chung đường biên giới trên đất liền với nước ta là Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Các nước có chung biển Đông với nước ta là: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan,
Malaixia, Inđônêxia, Singgapo, Bruney và Philippin.
Ví dụ 2: Ở Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, khi dạy mục 1.c . Gió
mùa, GV có thể hướng dẫn HS quan sát bản đồ Khí hậu ở trang 9 Atlat Địa lí Việt
Nam, hoàn thành nội dung phiếu học tập sau:
Loại gió Nguồn gốc
Thời gian Phạm
vi Hướng gió Kiểu thời tiết
hoạt động hoạt động
đặc trưng
5


Gió mùa
đông

- Tháng XI, XII,
I:

- Tháng II, III:

Gió mùa Áp cao Bắc
hạ
Ấn Độ Dương
Áp cao cận
chí tuyến nửa
cầu Nam

Sau khi hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích bản đồ Khí hậu để hoàn
thành phiếu học tập, giáo viên nhận xét, đánh giá và đưa thông tin phản hồi phiếu
học tập để chuẩn kiến thức đồng thời qua thông tin phản hồi phiếu học tập, học sinh
có thể tự đánh giá được kết quả hoạt động học tập của chính mình.

THÔNG TIN PHẢN HỒI

Loại
gió
Gió
mùa
đông

Nguồn gốc

Gió
mùa hạ

Áp cao Bắc Tháng V – Cả nước
Ấn
Độ tháng VII

Dương

Áp
Xibia

Thời gian Phạm vi Hướng gió
hoạt động hoạt động
cao Tháng XI Miền Bắc Đông Bắc
– IV

Áp cao cận Tháng VI Cả nước
chí tuyến – tháng X
nửa
cầu
Nam

Kiểu thời tiết đặc
trưng
- Tháng XI, XII, I:
Lạnh khô
- Tháng II, III:
Lạnh ẩm
Tây Nam
- Nóng ẩm ở Nam
Bộ và Tây Nguyên
- Nóng khô ở Bắc
Trung Bộ
Tây Nam, Nóng và mưa nhiều
riêng Bắc ở cả miền Bắc và
Bộ

có miền Nam
hướng
Đông Nam

6


7


b. Sử dụng các bản đồ, biểu đồ trong Atlat để hiểu rõ hơn kiến thức về Địa lí
dân cư.
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta, để
thấy rõ được sự đa dạng của các thành phần dân tộc ở nước ta, giáo viên hướng dẫn
cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 16 để rút ra nhận xét:
- Nước ta có nhiều thành phần dân tộc, trong đó dân tộc Kinh (dân tộc Việt) chiếm
đa số, còn lại là các dân tộc thiểu số.
- Phân bố các dân tộc nước ta không đều: Các nhóm dân tộc ít người chỉ có trên
13% dân số nhưng phân bố rất rộng trên khắp các vùng trong cả nước. Dân cư tập
trung đông ở đồng bằng, nhất là ở đô thị.
Ví dụ 2: Cũng ở nội dung Bài 16 và 17, giáo viên hướng dẫn học sinh phân
tích các bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat rút ra kết luận về đặc điểm dân cư và
nguồn nhân lực nước ta. Cụ thể:
+ Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: Nước ta có mật độ
dân số cao nhưng phân bố không đều (tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất cao, thưa thớt
ở miền núi, nhất là vùng Tây Nguyên).
+ Phân tích biểu đồ phát triển dân số nước ta qua các năm, từ đó học sinh
nhận thức được: Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ nửa sau thế kỷ XX đến
nay (Năm 1960 có khoảng 30,17 triệu người, năm 1999 có 76,6 triệu người, đến

năm 2007 có khoảng 85,17 triệu người).
+ Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận: Nước ta có cơ cấu dân
số trẻ, nhưng đang có xu hướng thay đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo độ
tuổi. So sánh được giới tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng.
+ Qua biểu đồ sử dụng lao động theo ngành, học sinh có thể nhận thức được:
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, lao động trong nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỉ
lệ cao, tỉ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ còn thấp.

8


9


c. Phân tích bản đồ trong Atlat để rút ra nhận định về tình hình phát triển
của các ngành kinh tế nước ta.
Ví dụ 1: Ở Bài 22. Vấn đề phát triển nông nghiệp, khi dạy về nội dung phân
bố lúa (mục a. Sản xuất lương thực), GV yêu cầu HS dựa vào trang 19 Atlat Địa lí
Việt Nam:
+ Xác định những vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích cây lương thực
vào loại cao nhất – trên 90% (Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tỉnh ở Đồng bằng
sông Hồng)
+ Xác định vùng có diện tích trồng lúa và sản lượng cao nhất cả nước (Đồng bằng
sông Cửu Long)

Dạy về nội dung phân bố các cây công nghiệp, trước tiên, GV yêu cầu HS
dựa vào trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, kết hợp SGK tìm hiểu sự phân bố các cây
công nghiệp ở nước ta, rồi hoàn thành bảng sau:
10



Cây công nghiệp
Nơi phân bố chủ yếu
1. Cây công nghiệp lâu năm
- Cà phê
- Cao su
- Hồ tiêu
- Điều
- Dừa
- Chè
2. Cây công nghiệp hàng năm
- Mía
- Lạc
- Đậu tương
- Bông
- Đay
- Dâu tằm
- Thuốc lá
Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV yêu cầu HS lên bảng trình bày và chỉ
bản đồ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sự phân bố các cây công nghiệp. Mỗi HS
trình bày về một nhóm cây.
Như vậy từ nội dung sách giáo khoa kết hợp đọc bản đồ trong Atlat, học sinh
nhận thức sâu hơn, rộng hơn những nội dung các em học sinh cần lĩnh hội, không
phải ghi nhớ máy móc, không cần học thuộc lòng những kiến thức mà có thể tìm
ngay trong bản đồ, giúp cho học sinh hoạt động trí tuệ hợp lý hơn.
Ví dụ 2: Sử dụng Atlat để tìm hiểu về cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta
(Bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệp).
- Để tìm hiểu về ngành công nghiệp, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng
bản đồ công nghiệp chung trang 21 Atlat. Yêu cầu học sinh đọc kỹ, hiểu về ngành
công nghiệp, các trung tâm công nghiệp trong phần chú thích. Khai thác kiến thức

trên lược đồ, biểu đồ thấy rõ đặc điểm phân hoá công nghiệp nước ta như thế nào?
Qua phần hướng dẫn kỹ năng sử dụng Atlat, học sinh nhanh chóng nhận thức
được:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta tăng liên tục từ 336,1 nghìn tỉ đồng
(2000) lên 1469,3 nghìn tỉ đồng (2007)
+ Công nghiệp nước ta phân bố không đều trên khắp lãnh thổ mà tập trung theo
từng khu vực, từng vùng như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
+ Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh
tế.
+ Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, giá trị sản xuất của các ngành
công nghiệp, những trung tâm công nghiệp lớn là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
11


- Phân tích bản đồ trang 22 học sinh có thể nhận biết được một số ngành
công nghiệp trọng điểm như : Công nghiệp năng lượng, công nghiệp cơ khí luyện
kim, điện tử - tin học, hoá chất, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp thực
phẩm…
Ví dụ 3: Sử dụng Atlat để tìm hiểu tình hình hoạt động các ngành dịch vụ
nước ta
- Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 23, 24, 25 học sinh nhận thức được sự phân
bố và phát triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân:
+ Mạng lưới giao thông và đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta, mối
quan hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế khác: Giao thông
đường bộ ngày càng phát triển, giao thông đường thuỷ, đường sắt vận chuyển khối
lượng hàng hoá cao, tuyến đường bay trong nước, quốc tế ngày càng phát triển.
+ Các hoạt động thương mại như : Nội thương (Biết được số người kinh
doanh, hàng hoá bán lẻ qua các năm …), ngoại thương (Cơ cấu giá trị các mặt hàng
xuất khẩu giữa công nghiệp – nông nghiệp – thuỷ sản và tỷ trọng các mặt hàng
nhập khẩu so với xuất khẩu).

+ Vai trò của ngành du lịch rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước ta, tiềm
năng to lớn của ngành du lịch được thể hiện qua các trung tâm du lịch quốc gia,
vùng, các điểm du lịch trong cả nước, số lượng khách du lịch và doanh thu từ du
lịch từ năm 1995 đến năm 2007. Cơ cấu khách du lịch quốc tế với Việt Nam năm
1995, năm 2007.
+ Tài nguyên du lịch phong phú của nước ta như: Di sản văn hoá thế giới, di
sản lịch sử cách mạng, di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề truyền thống…
- Phân tích bản đồ trang 26 học sinh nắm được:
+ Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ. Từ đó có thể so sánh được đặc điểm tài nguyên của hai tiểu
vùng Đông Bắc & Tây Bắc.
+ Thấy được mối liên hệ: sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và hình thành
khu công nghiệp, GDP của vùng Trung du miền núi phía Bắc so với cả nước, sự
phân bố các trung tâm công nghiệp lớn của vùng. Các ngành công nghiệp trọng
điểm có mối liên hệ như thế nào đến giao thông, sông ngòi, nguồn tài nguyên.
+ Đọc được các loại khoáng sản, nắm được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên,
sông ngòi, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng Sông Hồng và giải
thích được tại sao ở đây đông dân cư, GDP của Đồng bằng sông Hồng so với cả
nước, đây là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
d. Phân tích bản đồ, biểu đồ để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinh
tế của các Vùng kinh tế nước ta.
Nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Địa lí 12 là nghiên cứu các
vùng Kinh tế. Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm chung
của cả nước, vừa thể hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì vậy khi trình
12


bày nội dung kiến thức của vùng đòi hỏi phảỉ có kỹ năng sử dụng nhiều trang Atlat
để tìm hiểu kiến thức. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm như sau:
- Trước hết học sinh phải xác định vị trí, ranh giới của vùng.

- Xác định đặc điểm tự nhiên : Địa hình, khí hậu, sông ngòi…
- Từ những đặc điểm trên, tìm thuận lợi khó khăn cho việc phát triển kinh tế của
vùng.
- Sau đó dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng, các thế mạnh kinh tế của
vùng đó.
Ví dụ1 : Dựa vào Atlát trang 26 xác định vị trí địa lí của vùng Đồng bằng
sông Hồng. Từ đó rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của
vùng.
- Phía Bắc và phía Tây giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía Nam giáp
vùng Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp biển Đông.
- Đây là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước,
công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thuỷ - hải
sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó ngành giao thông đường
bộ, đường thuỷ, đường biển, đường hàng không đều phát triển thuận lợi. Ngành du
lịch cũng có rất nhiều tiềm năng.
- Về khí hậu trong vùng là nhiệt đới gió mùa, có đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu , đông.
Mùa nóng có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào đem theo nhiều hơi nước gây
mưa nhiều thuận lợi sản xuất nông nghiệp. Nhưng kèm theo bão lũ ảnh hưởng đến
sản xuất. Mùa lạnh có gió mùa Đông Bắc lạnh và khô giúp ta trồng được các cây ôn
đới, nhưng cũng gây những khó khăn lớn như sương muối.. .
- Tình hình phân bố dân cư của vùng (Sử dụng bản đồ dân số trang 15 Atlat) để
nhận thức được : Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nhưng phân bố không đều,
nơi đông dân nhất là Thủ đô Hà Nội .
Tóm lại đây là vùng kinh tế phát triển toàn diện có nền nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ đều phát triển mạnh.
Ví dụ 2: Khi dạy Bài 37. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên, ở mục
1. Khái quát chung, GV có thể hướng dẫn HS sử dụng Atlat để tìm hiểu kiến thức
theo trình tự sau:
- Dựa vào trang 23 Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí địa lí của Tây Nguyên,
nêu tên các tỉnh thuộc Tây Nguyên.

- Dựa vào trang 23, 6, 7, 8, 11 Atlat Địa lí Việt Nam, kết hợp SGK:
+ Nêu đặc điểm dân cư, lao động của Tây Nguyên
+ Đánh giá thuận lợi, khó khăn của các đặc điểm về vị trí địa lí, lãnh thổ và dân cư
tới phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.
Dạy mục 2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm, sau khi đã cho HS tìm hiểu
về các điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, GV yêu cầu HS
13


dựa vào hình 37.1 trong SGK, trang 28 Atlat Địa lí Việt Nam, kết hợp kênh chữ
SGK:
+ Nêu tên các cây công nghiệp ở Tây Nguyên
+ Nêu tình hình sản xuất các cây công nghiệp và xác định vùng phân bố các cây
công nghiệp ở Tây Nguyên bằng cách hoàn thành bảng sau:
Cây công nghiệp
Tình hình sản xuất
Phân bố
- Cà phê
- Chè
- Cao su
- Điều
- Hồ tiêu
- Bông
Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV yêu cầu HS trình bày và chỉ trên bản đồ
Kinh tế Tây Nguyên treo tường về sự phân bố các cây công nghiệp.
Dạy học mục 4. Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi, GV yêu cầu HS
dựa vào hình 37.2 và kênh chữ SGK để xác định các nhà máy thuỷ điện và công
suất của chúng, rồi hoàn thành bảng sau:
Sông
Nhà máy thuỷ điện

Công suất
Hiện trạng (đang
hoạt động hay
đang xây dựng)
Xê xan
Xrê Pôk
Đồng Nai
- Học sinh trình bày kết quả và chỉ trên bản đồ các nhà máy thuỷ điện ở Tây
Nguyên
- GV có thể yêu cầu HS lên vẽ hoặc gắn các ngôi sao vào vị trí các nhà máy thuỷ
điện của Tây Nguyên.

14


Tương tự ta có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vùng kinh tế khác dựa
vào các trang bản đồ trong Atlat.
Qua các phân tích trên ta thấy rằng : Khi tìm hiểu các kiến thức về địa lí,
việc sử dụng Atlat đã giúp cho học sinh có phương pháp tiếp thu kiến thức chủ
động so với cách học thụ động trước đây. Học sinh tự tìm hiểu các kiến thức cần
15


thiết, bổ ích, ít phải thuộc lòng các kiến thức một cách máy móc, tầm nhìn khoa học
của học sinh được mở rộng hơn.
Như vậy việc khai thác kiến thức qua bản đồ, biểu đồ trong Atlat giúp học
sinh nhận thức kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, đơn giản, tăng thêm hứng thú,
trên cơ sở đã mã hoá các thông tin bằng ký hiệu, mầu sắc, kích thước... làm cho học
sinh say mê học môn Địa lí hơn.
e. Sử dụng hình ảnh trong Atlat để khắc sâu kiến thức của bài học.

Trong một số bài có những hình ảnh minh hoạ có thể sử dụng hình ảnh trong
Atlat để hỗ trợ cho nội dung của bài.
Ví dụ 1: Dạy về nông nghiệp, hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh thu
hoạch lúa, thu hoạch chè, chăm sóc cây hồ tiêu. Giáo viên có thể khắc sâu cho học
sinh : Trong sản xuất nông nghiệp cây lúa là cây chủ đạo cả về diện tích, sản lượng,
năng suất, sản lượng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Bên
cạnh đó cây chè, cây hồ tiêu là những cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao.
Qua đó học sinh có thể tự rút ra thế mạnh trong nông nghiệp của nước ta là gì?…
Ví dụ 2: Dạy về công nghiệp Việt Nam có 2 hình ảnh về : Khai thác than ở
Quảng Ninh và dây chuyền sản xuất trong nhà máy dệt .Qua đó giáo viên có thể
nhấn mạnh cho học sinh thấy thế mạnh công nghiệp nặng là khai thác than. Công
nghiệp nhẹ là công nghiệp dệt. Các ngành công nghiệp này đã mang lại hiệu quả
kinh tế lớn cho đất nước.
Ví dụ 3: Về thương mại cho học sinh quan sát hình ảnh chợ Bến Thành ở TP
Hồ Chí Minh và phiên chợ vùng cao, để nhận biết được các hoạt động dịch vụ ở
nơi đô thị sầm uất và một nơi vùng cao ít người, nhưng đều phục vụ cho đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Để phát huy được vai trò quan trọng của tập Atlat cho học sinh học tập môn
Địa lí, thì việc phân tích khai thác phải có trình tự, phải biết khai thác những chi tiết
nào, những yếu tố nào và trên bản đồ nào là phù hợp nhất. Tuỳ theo từng bài cụ thể
ta có thể sử dụng một hay nhiều trang bản đồ để phục vụ cho việc tìm kiếm thông
tin thật khoa học, chính xác.
Việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh lớp 12 là rất quan trọng
và hết sức cần thiết. Đây không những là phương tiện tìm hiểu kiến thức và còn
phát huy được trí lực học sinh đồng thời kích thích học sinh say mê học tập môn
Địa lí vì nó rất hấp dẫn tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh .
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua thực tế áp dụng việc sử dụng Atlat trong dạy và học chương trình Địa lí
lớp 12, tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Cụ thể, tôi
đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của học sinh bốn lớp 12A, 12C, 12D, 12E tại

trường THPT Hà Trung sau thời gian áp dụng việc sử dụng Atlat trong dạy và học,
kết quả thu được như sau:
16


Lớp Sĩ số
12A
12C
12D
12E

47
45
42
45

Giỏi
SL
9
4
5
4

%
18
8,9
12
8,8

Khá

SL
33
24
19
23

%
70
53,3
45,2
51,1

Trung bình
SL
%
6
12
17
41,6
18
42,8
17
37,7

Yếu
SL
0
0
0
1


%
0
0
0
2,2

Kém
SL
0
0
0
0

%
0
0
0
0

Kết quả trên cùng với sự chuyển biến trong nhận thức, học và làm bài đối với
môn Địa lí của học sinh đã giúp tôi nhận thấy rõ tác dụng và sự cần thiết của việc
sử dụng Atlat trong dạy và học môn Địa lí lớp 12. Những năm học trước học sinh
phải ghi nhớ nhiều, học thuộc lòng nhiều nhưng khi làm bài kết quả thấp. Phương
pháp sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí chắc chắn là phương pháp tiếp cận kiến
thức hợp lý nhất, rèn luyện tư duy nhận thức cho học sinh tốt hơn. Qua thực
nghiệm các tiết học có sử dụng Atlat diễn ra hào hứng và hấp dẫn hơn, lôi cuốn học
sinh nhiều hơn, phù hợp với tâm lý tuổi trẻ ưa tìm tòi khám phá những điều mới lạ .

17



3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là rất cần thiết và quan
trọng trong việc dạy và học môn Địa lí. Đối với học sinh lớp 12 THPT, kỹ năng này
có tác dụng thúc đẩy tính tích cực, tự giác, tư duy độc lập logic trong học tập của
học sinh, giúp các em chủ động, sáng tạo, độc lập tự mình phân tích, khai thác kiến
thức qua các trang bản đồ (hay lược đồ), biểu đồ trong Atlat. Học sinh nhận thức
được các nội dung trong bản đồ không những chỉ là phương tiện trực quan sinh
động mà còn là bản mật mã ẩn chứa trong đó nhiều điều mới lạ, mang tính hấp dẫn
tuổi trẻ mà ngôn ngữ của nó là: các quy ước, ký hiệu, mầu sắc, và cả hình dáng
kích thước của cả nước, một khu vực, một vùng lãnh thổ. Giúp các em nắm bài
nhanh, hiểu bài sâu sắc hơn.
- Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, đòi hỏi giáo viên phải luôn
luôn cải tiến các phương pháp giảng dạy so với các phương pháp trước đây, để tăng
tính hấp dẫn với học sinh. Ngược lại, nếu giáo viên chỉ trình bày theo kiểu thuyết
trình, vừa mệt thầy, học sinh không thích nghe, hay mất trật tự, không thúc đẩy tính
độc lập sáng tạo của trò, hiệu quả bài dạy thấp.
3.2. Kiến nghị.
Để sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam vào việc dạy và học có hiệu quả môn Địa
lí, tôi có một số kiến nghị như sau:
- GV nên sử dụng Atlat thường xuyên trong các giờ dạy học Địa lí lớp 12, chú
trọng trong việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat của HS.
- Trong khi soạn giáo án, giáo viên nên chủ động lồng ghép các nội dung trong
Atlat để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực chủ động của HS trong việc lĩnh hội
kiến thức mới.
- Do giá thành Atlat còn cao so với học sinh ở vùng nông thôn, các em chưa mua
đủ Atlat để học tập nên thư viện trường cần trang bị nhiều hơn nữa, cho học sinh sử
dụng trong việc hoạt động nhóm, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.

- Sở Giáo dục nên tổ chức các chuyên đề về sử dụng Atlat cho giáo viên dạy môn
Địa lý ở các trường, trao đổi, đúc rút kinh nghiệm để việc sử dụng Atlat có hiệu quả
Trên đây là một số kinh nghiệm của riêng cá nhân tôi về cách sử dụng Atlat
hiệu quả để dạy và học tốt hơn môn Địa lí lớp 12 . Trong quá trình nghiên cứu và
vận dụng chắc chắn còn nhiều hạn chế. Rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng
góp ý kiến của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 02 tháng 05 năm 2017
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
18


của người khác.
Đoàn Thị Mai Lan

19



×