Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề cương môn quản lý điều dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.57 KB, 4 trang )





-







Quản Lý Điều Dưỡng
Câu 1: Trình bày hiều biết của mình về vị trí , tổ chức và nhiệm vụ của phòng điều
dưỡng bệnh viện ?
Vị trí :
Là phòng chỉ đạo nghiệp vụ chăm sóc
Là phòng chức năng trong bệnh viện
Quản lý hệ thống Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên và hộ lý toàn bệnh viện.
Tổ chức:
Bệnh viện hạng I, II, và III có phòng Điều dưỡng bệnh viện
Phòng điều dưỡng có 1 trưởng phòng và 1-2 phó phòng
Phòng Điều dưỡng có các bộ phận: chăm sóc, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Nhiệm vụ phòng điều dưỡng bệnh viện:
+ Tổ chức chỉ đạo chăm sóc toàn diện
+ Kiểm tra thực hiện và quy chế bệnh viện
+ Đào tạo hướng dẫn học sinh kiểm tra tay nghề
+ Dự trù kiểm tra bảo quản vật tư
+ Chỉ đạo công tác vệ sinh chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và các khoa
+ Phối hợp với phòng tổ chức cán bộ để bố trí điều hành điều dưỡng viên, hộ sinh, kỹ
thuật viên và hộ lý trong toàn bệnh viện


+ Tham gia nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến
+ Định kỳ sơ kết , tổng kết, báo cáo
Câu 2: Trình bày nội dung khi lập kế hoạch trong chức năng quản lý cơ bản của điều
dưỡng ?
Nội dung của lập kế hoạch liên quan tới việc trả lời các câu hỏi sau:
+ Phải làm gì? Vì sao?
+ Thực hiện ở đâu? Vì sao?
+ Thực hiện khi nào ? Vì sao?
+ Ai thực hiện? Vì sao?
+ Thực hiện như thế nào? Vì sao?
Các bước lập kế hoạch:
_ Xác định vấn đề quan trọng
_ Thiết lập mục tiêu và kết quả mong muốn
_ Xác định hoạt động và thời gian thực hiện từng hoạt động
_ Xác định kinh phí và phương tiện cần thiết để đạt kế hoạch đề ra.
Phạm vi lập kế hoạch điều dưỡng:
_ Cấp quản lý càng cao thì chức năng lập kế hoạch càng quan trọng
_ Trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ của phòng và của
bệnh viện để xây dựng kế hoạch chung cho điều dưỡng toàn bệnh viện. Bao gồm kế hoạch về
tổ chức, nhân lực, trang thiết bị, đào tạo, nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật, kế hoạch về
kinh phí... kế hoạch của phòng điều dưỡng phải được giám đốc phê duyệt và đưa vào hoạt
động chung của bệnh viện.
_ Phó phòng Điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khối được phân công để thực hiện từng phần
của kế hoạch chung.
_ Điều dưỡng trưởng khoa chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch về phân công công việc,
kế hoạch lĩnh và sử dụng các dụng cụ, kế hoạch nghỉ phép , kế hoạch hội họp, kế hoạch đào
tạo lại... các kế hoạch này phải được trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng trưởng bệnh
viện thông qua.
Lập kế hoạch dự án:



_ Lập kế hoạch dự án là quá trình lập kế hoạch được áp dụng đối với từng chương trình
hoạt động cụ thể. Nó được chia thành ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch bao gồm các bước:
Đánh giá tình hình
Xác định vấn đề
Hình thành mục tiêu
Đề xuất các giải pháp thực hiện
+ Giai đoạn 2: Trình bày kế hoạch:
Xin phép được cấp trên đồng ý cho trình bày kế hoạch
Khi trình bày cần chú ý tính chính xác, thuyết phục và sáng tạo
+ Giai đoạn 3: Thực hiện và giám sát kế hoạch:
Xác định rõ các hoạt động phải làm, thứ tự các hoạt động, kinh phí cho mỗi hoạt động địa
điểm, thời gian và cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện
Chỉ đạo thực hiện
Đánh giá kết quả
Điều chính kế hoạch nếu cần
Câu 3: Trình bày những yếu tố cơ bản của quản lý và con đường dẫn đến thành công
của người lành đạo ?
Biết dẫn dắt nhân viên để hoàn thành trách nhiệm và nhiệm vụ
Hăng hái và bền bỉ trong công việc
Sáng tạo trong giải quyết vấn đề
Hòa hợp với mọi người
Tự tin
Chấp nhận hậu quả của việc làm
Thích hợp với stress
Có khả năng thấu cảm với người khác
Có khả năng vận dụng tình huống cụ thể với hoàn cảnh xã hội
Câu 4: Trình bày những nguyên tắc chung để quản lý thời gian ?
Xây dựng ý thức cá nhân về thời gian.

Ko được dựa vào trí nhớ . Hãy ghi lại cụ thể thời gian nào chúng ta đi đâu, làm gì?
Tránh sự bừa bãi nơi làm việc.
Sắp xếp lại bàn và khu vực làm việc gọn gàng ngăn nắp công văn, giấy tờ. Phải có nhãn,
ghi số và để theo quy định để khi cần sử dụng là lấy được ngay.
Hạn chế sự gián đoạn.
Hãy tôn trọng thời gian của mình và người khác. Nên lập thời gian cụ thể để tiếp nhân
viên, ví dụ ấn định vào những thời gian nhất định trong ngày/ tuần. Chỉ tiếp khách để giải
quyết những công việc cần thiết.
Giảm tối thiểu hội họp và công việc hành chính sự vụ, giấy tờ ko cần thiết.
Chỉ tham dự những cuộc họp cần thiết. Chỉ tổ chức họp khi cần thiết. Chỉ triệu tập những
đối tượng cần thiết tham dự cuộc họp.
Cần chuẩn bị tốt cho buổi họp
Cần xem có thể cải tiến một số công việc hành chính sự vụ được ko
Phải cân nhắc xem các văn bản tài liêụ mà bạn viết có dài quá ko?
Có nhiều nội dung không cần thiết và có thể rút ngắn được ko?
Có phải học cách đọc tài liệu, chọn lọc những tài liệu cần đọc kỹ ( các văn bản có tính
pháp quy), còn những tài liệu khác đọc có chọn lọc, đọc ý.
Phải biết ủy quyền.


Biết ủy quyền là một dặc tính của người quản lý giỏi vì vậy cần phải mạnh dạn ủy quyền
cho cấp dưới. Có thể thời gian đầu khi ủy quyền công việc cho cấp dưới,chúng ta sẽ mất thời
gian hơn để giải quyết một số công việc ko được như ý mình, nhưng nếu chúng ta quan tâm
đến việc huấn luyện năng cao năng lực cho cấp dưới và có sự giám sát chặt chẽ khu ủy quyền
thì chúng ta sẽ có nhiều thời gian để làm những công việc cần thiết hơn.
Phải mạnh dạn nói lời từ chối với một số công việc.
Phải lựa chọn những công việc, hoạt động cần thiết để mình tham gia. Hãy học nói ko, tôi
ko có thời gian đối với một số yêu cầu, đề nghị cho dù đó là thủ trưởng của bạn.
Phải biết lựa chọn ưu tiên và lập kế hoạch
Phải biết xác định ưu tiên và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động

Phải lập thời gian biểu bao goomg cả thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của mỗi hoạt
động/ công việc.
Phải luôn giám sát tiến độ của công việc để điều chỉnh kịp thời
Tăng cường tính kỷ luật, thái độ nghiêm túc đối với công việc, tránh trì hoãn công việc
Thay đổi / cải tiến một số thường quy, lề lối làm việc khi cần thiết
Rèn luyện kỹ năng và tác phong làm việc.
Câu 5: Là người điều dưỡng trưởng khoa, anh chị hãy xác định tầm quan trọng và
nhiệm vụ khi đi buồng?
Tầm quan trọng của thường quy đi buồng:
Hàng ngày điều dưỡng trưởng khoa cần đi buồng thường quy với bs để :
_ Nắm bắt kịp thời các diến biến của NB để giúp bs có chẩn đoán điều trị đúng, đồng thời
đáp ứng kịp thời các nhu cầu cơ bản của NB, y lệnh điều trị.
_ Kế hoạch chăm sóc sẽ được bổ sung kịp thời.
_ Điều dưỡng trưởng, bs và các nhân viên y tế khác trong khoa tăng cường trao đổi, học
hỏi lẫn nhau những kinh nghiệm chuyên môn, rút kinh nghiệm cho công tác chăm sóc ngày
càng tốt hơn.
Điều dưỡng trưởng cần có kế hoạch đi buồng thường quy.
Lập kế hoạch đi buồng:
+ BS trưởng khoa
+ Bs điều trị trực tiếp cho Nb đó
+ Điều dưỡng trưởng khoa
+ Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc tại buồng bệnh đó.
Giờ đi buồng: thường đi vào buổi sáng, sau khi giao ban ( tùy theo quy định của từng bệnh
viện để áp dụng )
Nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa khi đi buồng:
+ Theo dõi , phát hiện các diến biến của NB
+ Tiếp xúc và tìm hiểu các nhu cầu của NB
+ Kiểm tra việc thực hiện y lệnh điều trị và kế hoạch chăm sóc
+ Kiểm tra việc thực hiện nội quy khoa, phòng của NB và người nhà
+ Hướng dẫn , giải thích , giáo dục y tế cho NB và người nhà về chế độ sinh hoạt và chế

độ chính sách.
+ Kiểm tra trật tự an toàn vệ sinh buồng bệnh.
Câu 6: Trình bày các quy trình nghiên cứu đang được áp dụng trong điều dưỡng và
các giai đoạn của quy trình nghiên cứu ?
Các quy trình nghiên cứu đang được áp dụng:
Trong thực hành điều dưỡng , người điều dưỡng đã được làm quen với hai quy trình cơ
bản là quy trình giải quyết vấn đề và quy trình điều dưỡng. Quy trình giải quyết vấn đề


thường được áp dụng trong quản lý và quy trình điều dưỡng được áp dụng trong lĩnh vực
thực hành chăm sóc NB.
Quy trình giải quyết vấn đề là công cụ hữu ích nhằm đưa ra được các quyết định giải quyết
vấn đề. Quy trình giải quyết vấn đề bao hàm các bước chính: phân tích thông tin để xác định
vấn đề, đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề, thực hiệ giải pháp và đánh giá kết quả thực
hiện.
Quy trình điều dưỡng là công cụ để lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh. Quy
trình điều dưỡng được áp dụng trong lĩnh vực đào tạo và thực hành điều dưỡng. Quy trình
gồm các bước : nhận định người bệnh, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, thực
hiện kế hoạch chăm sóc và đánh giá kết quả chăm sóc.
Các quy trình giải quyết vấn đề, quy trình điều dưỡng và quy tình nghiên cứu về cơ bản có
nhiều điểm giống nhau và cũng có một số diểm khác nhau do đối tượng yêu cầu kiểm soát và
phạm vị khác nhau.
Các giai đoạn của quy trình nghiên cứu :
Giai đoạn 1:
+ Xác định vấn đề nghiên cứu
+ Trình bày mục tiêu nghiên cứu
+ Định nghĩa các khái niệm về biến số
+ Đọc và trích dấn tài liệu tham khảo
+ Mô tả thiết kế nghiên cứu
+ Mô tả cách thức thu thập số liệu

+ Nghiên cứu thí điểm
+ Xem xét các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Giai đoạn 2: Thu thập số liệu
+ Tiếp xúc với cơ quan và đối tượng nghiên cứu để dược sự đồng ý
+ Tập huấn cho người thu thập số liệu
+ Tiến hành thu thập số liệu
+ Kiểm tra giám sát quá trình thu thập số liệu
Giai đoạn 3: Phân tích làm sáng tỏ số liệu
+ Tổng hợp các số liệu thô vào các phiếu hoặc nhập số liệu trên máy tính
+ Phân tích làm sáng tỏ số liệu: mô tả số lượng và tỷ lệ
+ Trình bày số liệu: dùng bảng, biểu đồ
Giai đoạn 4: Báo cáo trao đổi kết quả
+ Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
+ Trình bày kết quả nghiên cứu



×