Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình phát triển theo hướng nông thôn mới dựa vào cộng đồng ở xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.75 KB, 173 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ..................................................................................................v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HỘP THOẠI...............................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KH &CN.............................................................................vii
1. TÍNH CẤP THIẾT, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.........................................................................2
1.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài.............................................................................2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................................3

2.1. Lý luận chung về phát triển nông thôn..............................................................3
2.2. Quan điểm về nông thôn mới và tính mới trong PTNT.....................................3
2.2.1. Quan điểm về NTM...................................................................................3
2.2.2. Tính mới trong NTM.................................................................................5
2.3. Nội lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới.....................................5
2.3.1. Khái niệm về nội lực cộng đồng................................................................5
2.3.2. Xây dựng NTM phải dựa vào nội lực của cộng đồng................................6
2.4. Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong PTNT............................7
2.5. PTNT của một số nước trên thế giới.................................................................8
2.5.1. Châu Âu....................................................................................................8
2.5.2. Châu Á......................................................................................................9
2.6. PTNT và xây dựng NTM tại Việt Nam...........................................................11
2.6.1. Một số chương trình, dự án PTNT tại Việt Nam......................................11
2.6.2. Mô hình NTM cấp xã...............................................................................12
2.6.3. Mô hình NTM cấp thôn bản.....................................................................13
2.6.4. Bộ tiêu chí quốc gia về NTM và chương trình PTNT đến năm 2020.......13
2.6.5. Một số chương trình, dự án PTNT tại tỉnh Đắk Lắk................................13


2.6.6. Một số nghiên cứu về PTNT....................................................................14
3. NỘI DUNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................17

3.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................17
3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài...................................................................17
3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................17
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................................22

4.1. Đánh giá hiện trạng tự nhiên, KT - XH và nông thôn xã Ea Phê....................22


4.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................22
4.1.2. Các nguồn tài nguyên..............................................................................23
4.1.3. Điều kiện KT - XH...................................................................................24
4.1.4. Phân tích hệ thống canh tác (HTCT) tại xã Ea Phê................................25
4.1.5. Kết quả điều tra nông hộ.........................................................................34
4.1.6. Đánh giá hiện trạng xã Ea Phê theo bộ tiêu chí quốc gia NTM..............45
4.2. Hướng dẫn người dân lập kế hoạch phát triển KT - XH từ địa phương.........49
4.3. Công tác tập huấn...........................................................................................56
4.3.1. Tập huấn kỹ thuật canh tác cây trồng, vật nuôi.......................................56
4.3.2. Tập huấn kiến thức y tế, xã hội và môi trường........................................57
4.4. Kết quả xây dựng mô hình ứng dụng KHKT vào sản xuất.............................60
4.4.1. Mô hình nuôi bò lai.................................................................................60
4.4.2 Mô hình chăn nuôi lợn lai........................................................................61
4.4.3. Mô hình ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp..................................63
4.4.4. Mô hình ngô lai.......................................................................................64
4.4.6. Mô hình canh tác tổng hợp......................................................................67
4.5. Đánh giá hiệu quả của mô hình phát triển theo hướng NTM tại xã Ea Phê....68
4.5.1. Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường...................................................68
Hộp 1: Thay đổi suy nghĩ và cách làm của cán bộ và nhân dân xã Ea Phê............69

4.5.2. Mức độ lan tỏa của mô hình....................................................................69
4.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng NTM tại xã Ea Phê.................70
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................................72

5.1. Kết luận..........................................................................................................72
5.2. Đề nghị...........................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................74
PHỤ LỤC ĐỀ TÀI.................................................................................................................79

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

iii


TT
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12

4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23
4.24
4.25
4.26
4.27
4.28
4.29
4.30
4.31
4.32
4.33
4.34
4.35

Tên bảng
Hiện trạng sử dụng đất xã Ea Phê
Dân số xã Ea Phê
Tổng hợp so sánh các yếu tố trong HTCT tại xã Ea Phê
Kết quả cho điểm, xếp loại một số cây dài ngày của các HTCT
tại xã Ea Phê

Kết quả cho điểm, xếp loại một số cây ngắn ngày của các
HTCT tại xã Ea Phê
Kết quả cho điểm, xếp loại một số vật nuôi của các HTCT tại
xã Ea Phê
Thành phần dinh dưỡng đất tại xã Ea Phê
Phân tích SWOT một số hoạt động sản xuất (HĐSX) chính ở xã
Ea Phê
Số lượng và thành phần các hộ điều tra
Sự phân bố nhân khẩu và lao động chính theo nhóm hộ
Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra theo nhóm hộ
Vật dụng trong gia đình của các nhóm hộ
Phân bố cây trồng theo nhóm hộ
Phân bố cây trồng theo thành phần dân tộc
Phân bố vật nuôi theo nhóm hộ
Phân bố vật nuôi theo thành phần dân tộc
Sử dụng tín dụng của các nhóm hộ
Sử dụng tín dụng của các dân tộc
Chẩn đoán khó khăn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của
các hộ điều tra
Đánh giá hiện trạng xã Ea Phê theo bộ tiêu chí quốc gia NTM
Thành phần và số lượng người tham gia tập huấn
Kết quả lựa chọn công cụ để sử dụng trong công tác lập kế
hoạch phát triển KT – XH tại địa phương
Đánh giá chất lượng công tác lập kế hoạch phát triển KT – XH
tại địa phương
Kết quả xếp loại về nhu cầu thay đổi của các thôn
Kết quả tập huấn kỹ thuật canh tác cây trồng, vật nuôi
Kết quả đánh giá chất lượng tập huấn kỹ thuật canh tác cây
trồng, vật nuôi
Kết quả tập huấn kiến thức y tế, xã hội và môi trường

Đánh giá kết quả tập huấn kiến thức y tế, xã hội và môi trường
Những thay đổi của người dân Buôn Phê về nhận thức y tế, xã
hội và môi trường
Một số chỉ tiêu so sánh của MH chăn nuôi bò và trong sản xuất
Một số chỉ tiêu so sánh của MH nuôi lợn lai và trong sản xuất
Ước tính hiệu quả kinh tế của MH chăn nuôi lợn lai
Kết quả ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp
Năng suất của MH ngô lai
Ước tính hiệu quả kinh tế của MH ngô lai

iv

Trang
23
24
27
28
29
30
31
32
34
35
36
38
40
41
42
42
44

44
45
49
50
51
52
52
56
57
58
59
59
61
62
62
63
65
65


4.36
4.37
4.38
4.39
4.40
4.41

Năng suất của MH lúa lai
Ước tính hiệu quả kinh tế của MH lúa lai
Tổng hợp một số chỉ tiêu so sánh trước và sau khi thực hiện mô

hình
Kết quả sinh trưởng của một số giống cỏ trồng tại xã Ea Phê
Số hộ học tập mô hình phát triển sản xuất
Kết quả phân tích SWOT hoạt động xây dựng NTM tại xã Ea
Phê

v

66
66
67
68
70
70


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

4.1

Thành phần dân tộc xã Ea Phê

24

4.2


Cơ cấu kinh tế xã Ea Phê

25

4.3

Tôn giáo của các hộ điều tra

34

4.4

Sự phân bố nhân khẩu và lao động chính theo các dân tộc

36

4.5

Trình độ học vấn của các nhóm hộ

37

4.6

Trình độ học vấn của các dân tộc

37

4.7


Tình trạng nhà vệ sinh của các nhóm hộ

39

4.8

Tình trạng nhà vệ sinh của các dân tộc

39

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HỘP THOẠI
Sơ đồ 3.1

Khung nghiên cứu của đề tài

21

Sơ đồ 4.1

26

Sơ đồ 4.1

Lịch mùa vụ của một số cây trồng vật nuôi chính trong
HTCT
Sơ đồ tổ chức công tác tập huấn công tác lập kế hoạch

Sơ đồ 4.2


Kế hoạch triển khai của thôn Phước Lộc 5

53

Sơ đồ 4.3

Kế hoạch triển khai của thôn Phước Thọ 5

54

Sơ đồ 4.4

Kế hoạch triển khai của Buôn Phê

55

Hộp 1

Thay đổi suy nghĩ và cách làm của cán bộ và nhân dân xã
Ea Phê

69

vi

50


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABCD


Assests - Based Community Development

BCR

Benefit Cost Ratio

BTQ

Ban tự quản

BNN

Bộ Nông nghiệp

CS

Cộng sự

ĐVT

Đơn vị tính

GTVT

Giao thông vận tải

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình


KHKT

Khoa học kỹ thuật

MH

Mô hình

NLN

Nông lâm nghiệp

NQ

Nghị quyết

NTM

Nông thôn mới

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NXB

Nhà xuất bản

PTNT


Phát triển nông thôn

PTTH

Phổ thông trung học

PRA

Participatory Rural Apraisal



Quyết định

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

TT

Thứ tự

TTg

Thủ tướng


TW

Trung ương

RRA

Rapid Rural Apraisal

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

SWOT

Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats

UBND

Uỷ ban Nhân dân

VHTT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch
WAI

Weighted Average Index

vii


TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KH &CN

Tên Đề tài: Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình phát triển theo hướng nông
thôn mới dựa vào cộng đồng ở xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
1. Đặt vấn đề
Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới (NTM) đã được Bộ
Chính trị, Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện
từ năm 2001 nhằm phát triển toàn diện kinh tế, xã hội và môi trường khu vực nông
thôn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều địa phương còn lúng túng do những
đặc thù riêng của mình.
Xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk có nhiều dân tộc anh em đang
sinh sống, điều kiện tự nhiên, KT - XH mang tính đại diện, có thể là điểm xây dựng
NTM của tỉnh. Với chủ trương phát triển toàn diện kinh tế - xã hội (KT - XH) và môi
trường khu vực nông thôn và góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu đề xuất xây dựng mô hình phát triển theo hướng nông thôn mới dựa vào cộng
đồng ở xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk”.
2. Mục tiêu
- Đề xuất xây dựng mô hình phát triển theo hướng NTM, trên cơ sở tiếp cận
dựa vào cộng đồng trong điều kiện của tỉnh Đắk Lắk.
- Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trên
một đơn vị diện tích.
3. Nội dung chính và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung
- Đánh giá thực trạng địa phương, tình hình KT - XH, phân tích hệ thống canh
tác, các chính sách làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình phát triển theo hướng nông
thôn mới.
- Hướng dẫn người dân lập kế hoạch phát triển KT - XH cho địa phương.
- Xây dựng mô hình mẫu theo hướng nông thôn mới đạt hiệu quả phù hợp với
điều kiện tự nhiên, KT - XH của địa phương:
+ Xây dựng mô hình mẫu về phát triển nông - lâm nghiệp
+ Xây dựng mô hình mẫu về văn hoá, y tế, giáo dục (vận động con em đến

trường, tiêm phòng, ăn ở hợp vệ sinh, xoá bỏ một số hủ tục lạc hậu).
3.2. Phương pháp nghiên cứu

viii


Phương pháp điều tra được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài bao
gồm điều tra số liệu thứ cấp và sơ cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình KT - XH của
địa phương. Số liệu thứ cấp đựợc thu thập từ các sở và ban ngành có liên quan. Số
liệu sơ cấp được thu thập bằng sử dụng bộ phiếu điều tra nông hộ kết hợp với
phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA), đánh giá nông thôn có sự tham gia
(PRA). Các công cụ PRA đuợc sử dụng để thu thập số liệu bao gồm: phỏng vấn bán
cấu trúc, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu một số cán bộ và nông dân tiêu biểu, quan
sát cộng đồng, lập bản đồ tài nguyên, sơ đồ lát cắt, lịch mùa vụ. Phương pháp phân
tích SWOT được sử dụng để hỗ trợ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức của một số vấn đề nghiên cứu. Độ phì thực tế của đất được xác định thông qua
lấy mẫu phân tích tại phòng Phân tích Nông hoá Thổ nhưỡng của Viện KHKT NLN
Tây Nguyên. Số lượng mẫu để phân tích là 50 mẫu, bao gồm các chỉ tiêu pH KCl, hữu
cơ, N tổng số, P, K dễ tiêu, Ca, Mg trao đổi. Phương pháp phát triển cộng đồng dựa
vào nội lực (ABCD) là một cách tiếp cận mới cũng đã được đề tài sử dụng để chẩn
đoán hiện trạng và lập kế hoạch phát triển địa phương. Trong các nội dung tập huấn
của đề tài, phương pháp giảng dạy/học tập lấy người học làm trung tâm (LCTM),
giảng dạy có sự tham gia được sử dụng trong suốt quá trình tập huấn. Các phương
pháp nghiên cứu thường quy trong nông nghiệp cũng đã được sử dụng để đánh giá và
ước tính hiệu quả kinh tế của mô hình. Ngoài ra, phương pháp chuyên gia cũng đã
được sử dụng để nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển NTM phù hợp tại địa
bàn nghiên cứu. Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS và Microsoft
Excel.
4. Kết quả thực hiện
4.1. Đánh giá hiện trạng tự nhiên, KT - XH và nông thôn xã Ea Phê

Xã Ea Phê nằm ở phía Đông - Đông Bắc huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
cách trung tâm huyện 8km theo hướng Tây quốc lộ 26. Xã Ea Phê có địa hình tương
đối bằng phẳng, khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao
nguyên. Nhiệt độ trung bình năm là 29 0C. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 82%.
Mạng lưới thuỷ văn trải dài trên toàn xã nên thuận lợi cho các hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Tổng diện tích của xã là 4.319ha. Dân số toàn xã năm 2008 là 4.618 hộ
gồm 24.490 khẩu gồm các dân tộc Kinh, Ê Đê, Tày, Nùng, Hoa,...trong đó đông nhất
là người Kinh chiếm 58,17%, tiếp đến là dân tộc Tày, Nùng di cư từ phía Bắc vào
chiếm 27,07%, dân tộc Ê Đê chiếm 14,59% và các dân tộc khác. Cơ cấu kinh tế của
xã chủ yếu là nông nghiệp (59,3%), tiểu thủ công nghiệp (11,9%), thương mại và
dịch vụ (28,8%). Xã có Trung tâm thông tin nông thôn nối mạng cung cấp thông tin
cho người dân. Tỷ lệ hộ nghèo của xã là 13,7% (chuẩn cũ). Bộ máy chính quyền xã
được quan tâm, xây dựng và củng cố. Đội ngũ cán bộ xã năng động, nhiệt tình.

ix


Kết quả điều tra nông hộ năm 2008 cho thấy số nhân khẩu bình quân ở các hộ
điều tra là 5,73 và số lao động chính bình quân của các hộ là 2,32. Các hộ nghèo và
các hộ gia đình người Ê Đê có nhiều nhân khẩu nhưng có ít lao động chính. Điều này
đã làm cho kinh tế gia đình của các nhóm hộ này càng gặp nhiều khó khăn.
Các dân tộc khác nhau có trình độ học vấn khác nhau. Trình độ học vấn cũng
khác nhau giữa các nhóm hộ khá, trung bình và nghèo.Tỷ lệ mù chữ ở nhóm hộ
nghèo là 14,7%.
Phần lớn các hộ gia đình có nhà vệ sinh thô sơ (64,2%). Trong cộng đồng vẫn
còn một số hộ không có nhà vệ sinh mà đi tự do và tập trung chủ yếu vào nhóm hộ
nghèo (26,5%), trong đó dân tộc tại chỗ Ê Đê chiếm 18,8%.
Diện tích và năng suất các loại cây trồng như cà phê, lúa, ngô khác nhau giữa
các nhóm hộ. Năng suất cây trồng đạt cao nhất ở nhóm hộ khá. Năng suất cây trồng
cũng rất khác biệt nhau giữa các thành phần dân tộc. Nguyên nhân của các sự khác

biệt này là do khả năng đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
của các nhóm hộ khác nhau.
Bên cạnh trồng trọt, cơ cấu chăn nuôi cũng khác nhau ở các nhóm hộ. Chăn
nuôi bò tập trung ở nhóm hộ khá. Các hộ người dân tộc tại chỗ Ê Đê chăn nuôi bò
nhiều hơn các dân tộc còn lại.
Kết quả điều tra cho thấy người dân gặp khó khăn nhất là không đủ vốn sản
xuất, tiếp đến là hạn chế kiến thức về kỹ thuật canh tác các loại cây trồng vật nuôi.
Giá cả biến động và giống cũ đã thoái hóa (đặc biệt ở vườn cà phê già cỗi) cũng là
khó khăn đáng kể của người dân ở đây.
Đánh giá hiện trạng của xã Ea Phê theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới (có 19 tiêu chí), xã đạt được 7 tiêu chí. Các tiêu chí còn lại đạt từ 7 - 70%.
4.2. Hướng dẫn người dân lập kế hoạch phát triển KT - XH từ địa phương
Đề tài đã tiến hành tập huấn hướng dẫn người dân lập kế hoạch phát triển KT
- XH ở 3 thôn Phước Lộc 5, Phước Thọ 5 và buôn Phê. Đây là 3 thôn, buôn có thành
phần dân tộc đại diện cho xã là dân tộc Kinh, dân tộc di cư từ phía Bắc (Tày, Nùng)
và dân tộc tại chỗ (Ê Đê).
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ PRA và phương pháp chẩn đoán
ABCD để đánh giá hiện trạng, khó khăn và tiềm năng phát triển cây ăn quả và cây
công nghiệp; cây lúa; cây màu; chăn nuôi; giáo dục; y tế; nước uống và nước sinh
hoạt; hoạt động phụ nữ; tổ chức cộng đồng; tiềm năng cộng đồng; tài nguyên và kinh
tế cộng đồng. Đề tài đã hướng dẫn người dân phân tích những thuận lợi, khó khăn
của từng vấn đề và đề xuất kế hoạch cho địa phương mình trên những gì sẵn có.

x


Từ kinh nghiệm thực tế về lập kế hoạch phát triển KT - XH tại xã Ea Phê, đề
tài đã xây dựng quy trình lập kế hoạch có sự tham gia của người dân áp dụng trong
xây dựng NTM.
4.3. Công tác tập huấn

4.3.1. Tập huấn kỹ thuật canh tác cây trồng, vật nuôi
Đề tài đã tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê, lúa lai, ngô lai bò và lợn cho 605
lượt người; trong đó nam chiếm 66,45% và nữ chiếm 33,55%. Kết quả đánh giá của
học viên cho thấy có 14,34% học viên đánh giá chất lượng công tác tập huấn là bình
thường; 46,62% học viên đánh giá hoạt động này ở mức độ tốt và 39,03% học viên
đánh giá là rất tốt.
4.3.2. Tập huấn kiến thức y tế, xã hội và môi trường
Đề tài đã tập huấn các kiến thức về vệ sinh môi trường và một số bệnh truyền
nhiễm thường gặp, vệ sinh chăn nuôi và ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng cho mẹ và
bé, trình diễn bếp ăn dinh dưỡng, phòng chống lao trong cộng đồng, mô hình VAC và
dinh dưỡng trong gia đình cho 655 lượt người; trong đó nam chiếm 20,92 % và nữ
chiếm 79,08%. Kết quả đánh giá lớp học cho thấy có 14,63% học viên đánh giá chất
lượng công tác tập huấn là bình thường; 37,77% học viên đánh giá hoạt động này ở
mức độ tốt và 47,60% học viên đánh giá là rất tốt. Người dân đã có những thay đổi
về nhận thức. Một số hộ đã làm chuồng chăn nuôi có hố phân để tận dụng thu gom
phân chuồng bón cho cây và giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vào mùa mưa. Tỷ
lệ hộ có công trình vệ sinh tăng từ 75% lên đến 88% trong 2 năm, tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng đã giảm 8% trong 2 năm. Tỷ lệ tiêm chủng VAT cho phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai cũng tăng 10%.
4.4. Kết quả xây dựng mô hình ứng dụng KHKT vào sản xuất
4.4.1. Mô hình nuôi bò lai
Đề tài đã xây dựng MH nuôi bò lai. Kết quả cho thấy trọng lượng bê sơ sinh,
6 tháng và 10 tháng tuổi của MH đạt trung bình 18,8kg, 112,0 kg và 147,0 kg, cao
hơn trong sản xuất từ 24 - 38%. Kết quả thăm dò mức độ hài lòng của người dân
tham gia thực hiện mô hình cho thấy các chủ hộ rất hài lòng với kết quả đạt được.
4.4.2 Mô hình chăn nuôi lợn lai
Đề tài đã xây dựng MH nuôi lợn lai. Kết quả cho thấy trọng lượng lợn con sơ
sinh, lợn 1 tháng tuổi, 5 tháng tuổi (xuất chuồng) đạt lần lượt là 1,4 kg/con, 6,9
kg/con và 83,8 kg/con, tăng 39 - 49% so với chăn nuôi trước khi thực hiện mô hình.
4.4.3. Mô hình ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp


xi


Đề tài đã xây dựng MH ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp. Kết quả cho
thấy các chồi ghép sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện cây đang cho quả bói, năng
suất ước đạt 0,63 tấn nhân/ha.
4.4.4. Mô hình ngô lai
Đề tài đã tiến hành mô hình canh tác cây ngô lai. Kết quả cho thấy năng suất
ngô lai ở 2 vụ đạt 9,00 - 9,25 tấn/ha, cao hơn trong sản xuất đại trà là 34,7%. Lợi
nhuận thu được cao hơn 32 - 43% so với trước khi thực hiện mô hình.
4.4.5. Mô hình lúa lai
Đề tài đã xây dựng MH canh tác lúa lai Nhị ưu 838. Kết quả cho thấy năng
suất lúa đạt 8,25 - 8,74 tấn/ha. Lợi nhuận thu được cao hơn 43% so với giống lúa
thuần.
4.4.6. Mô hình canh tác tổng hợp
Đề tài đã xây dựng MH canh tác tổng hợp với các hợp phần cây trồng bao
gồm: cà phê và lúa; chăn nuôi bò và trồng cỏ cao sản chăn nuôi; nuôi cá nước ngọt
có sử dụng cỏ trồng. Uớc tính tổng thu nhập khi thực hiện mô hình canh tác tổng hợp
là 146.878.000đồng, cao hơn trước khi thực hiện mô hình 91.667.000 đồng (53%).
4.4.7. Đánh giá mức độ lan tỏa của mô hình
Các mô hình phát triển sản xuất đã được chính quyền và người dân địa phương đánh
giá cao. Sau hơn hai năm triển khai đề tài, hiện nay, trên địa bàn xã đã có 48 hộ học
tập và làm theo
5. Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
Đề tài đã phân tích đánh giá một cách toàn diện hiện trạng nông thôn xã Ea
Phê, địa bàn nghiên cứu của đề tài. Kết quả cho thấy so với bộ tiêu chí quốc gia về
NTM thì hiện trạng KT - XH của xã Ea Phê có 7 tiêu chí đạt 100%, 12 tiêu chí có
mức độ đạt từ 7 - 98%.

Công tác tập huấn lập kế hoạch phát triển KT - XH từ địa phương, tập huấn
kỹ thuật nông lâm nghiệp, tập huấn văn hoá, y tế, giáo dục được người dân nhiệt tình
tham gia, giúp tăng tính chủ động của ngưòi dân trong xây dựng NTM hiện nay và
tương lai. Quy trình lập kế hoạch phát triển KT - XH với sự sử dung bộ công cụ PRA
và ABCD giúp người dân tự chủ tham gia và phát huy nội lực, tạo niềm tin cho cộng
đồng, dễ thực hiện và có hiệu quả, đã được xây dựng để hướng dẫn địa phương trong
xây dựng NTM.

xii


Việc triển khai một số mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như
nuôi bò lai, lợn lai, ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp, trồng lúa lai, ngô lai và
canh tác tổng hợp đã được sự hưởng ứng tích cực của chính quyền và người dân địa
phương. Ước tính thu nhập đạt trên 80 triệu đồng/ha/năm, cao hơn phương thức canh
tác truyền thống từ 32 - 43%; có sức lan tỏa cao trong cộng đồng với 48 hộ dân trên
địa bàn học tập và làm theo.
5.2. Đề nghị
Quy trình lập kế hoạch phát triển KT - XH tại địa phương cần được phổ biến
áp dụng tại các địa phương xây dựng NTM.
Cần tập huấn các kiến thức toàn diện về các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, xã
hội, môi trường và kiến thức về NTM để nâng cao chất lượng lao động và nhận thức
của người dân.
Cần áp dụng mạnh mẽ KHKT, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi, cụ thể là phát triển chăn nuôi bò lai, heo lai, trồng các giống ngô lai, lúa lai,
canh tác tổng hợp và ghép cải tạo vườn cà phê năng suất thấp để tăng thu nhập. Đổi
mới phương thức giúp đỡ người đói nghèo từ bao cấp, trợ giúp, làm thay sang giáo
dục, thuyết phục, kèm cặp để người nghèo vươn lên theo phương châm: “giúp cần
câu hơn cho xâu cá”. Việc xây dựng mô hình phát triển sản xuất phải có sự tham gia
thảo luận và lựa chọn và của chính quyền và người dân địa phương.

Xây dựng NTM đòi hỏi thời gian dài, tuy nhiên, đề tài mới chỉ tiến hành
trong 28 tháng, không thể giải quyết hết các vấn đề rộng lớn của nông thôn . Vì vậy,
những khía cạnh khác của xây dựng NTM dựa vào cộng đồng như đánh giá sự tham
gia của người dân, sự huy động nội lựa của cộng đồng, sự vận động của mô hình,…
cần được tiếp tục nghiên cứu.

xiii


SUMMARY
Project title: Proposed study on building a model towards community - based new
rural areas in Ea Phe commune, Krong Pak district, Daklak province.
1. Background
The pilot program of building new rural areas has been carried by the
Politburo, the Central Economic Committee and the Ministry of Agriculture and
Rural Development since 2001. The purpose of this program is to develop
comprehensively socio - economy and environment in rural areas. However, in this
process, many localities still confuse because of their special characteristics.
There are many ethnic groups living together at Eaphe commune, Krongpak
district, Daklak province. With the representative of socio - economic and natural
condition, the commune can be considered as a pilot to build a new rural model in
the province. To develop comprehensively socio - economy and environment in rural
areas and to contribute to carrying out the national target program in building new
rural area, a study entitled: “Proposed study on building a model towards
community - based new rural areas in Eaphe commune, Krongpak district, Daklak
province” was implemented.
2. Objectives
- To propose building a model towards new rural areas applying a community
- based approach in the context of Daklak province
- To establish models of effective agricultural production in order to enhance

economic effectiveness per hectare.
3. Main contents and methods
3.1. Main contents
- Evaluating natural condition, socio - economic and environmental status of
the location; analyzing farming systems and policies implemented in the research
site.
- Guiding socio - economic development planning at the grassroots level
- Building a model towards new rural areas suitable for local conditions:
+ Establishing models of effective agricultural production
+Establishing models of good health, education and environment
(mobilization of children attending class, propaganda on inoculation against
epidemic, housing hygiene and environmental protection awareness).
3.2. Methods

xiv


There are many data collection methods applied along with the research
contents. The survey method was used during research implementation to collect
both secondary and primary data. Secondary data of maps, documents, reports, books
were taken from Department of Agriculture and Rural Development, District
Agriculture Office, Eaphe Commune People’s Committee and Daklak Statistical
Yearbook. Primary data of socio- economic characteristics of households and of the
location were collected directly from household survey by using questionnaires,
Rapid Rural Appraisal (RRA) method and Participatory Rural Appraisal (PRA) tools,
namely semi - structure interview, group discussion, interviewing key informants,
community observation, resource mapping, transect walks and seasonal calendar.
SWOT analysis method was also used to analyze strengths, weakness, opportunities
and threats of some research problems. 50 soil samples at the location were analyzed
at the Division of Soil and Fertilizer Analysis of the WASI to examine soil properties

including pH KCL, organic matter, total and available phosphorus, total and available
potassium, Ca++ and Mg++. Assets Based Community Development (ABCD), a new
method was also used for decentralized socio - economic development planning.
Learner Centered Teaching Methods (LCTM) were used during training. Common
agricultural research methods were also used to establish and evaluate the
effectiveness of agricultural models. Besides, in - depth interviews with expects were
used to propose some recommendations to develop new rural model in the location
and elsewhere. The data collected were analyzed by using SPSS and Microsoft Excel
software.
4. Results
4.1. Evaluating of natural condition, socio - economic and environmental status of

the location
Eaphe commune is about 8 km East-northeast from the center of Krongpak
district and about 38 km West from the center of Daklak province and lies along
Highway 26. Its topography is relative plain. The commune is characterized by
tropical monsoon climate with an annual average temperature of 29 0C, an annual
average air humidity of 82%. These are the advantages to agricultural activities. The
total area of the commune is 4,319ha. The population of the commune is 4.618
households including many ethnic groups such as Kinh (58,17%); Ede (14,59% );
Tay and Nung (27,07%). The commune’s economic structure is agiculture(59,3%),
small scale industry (11,9%), trade and service(28,8%). There is an Rural
Information Centre in the location. The poverty rate of the commune is 13,7%. The
local government structure is concerned and strengthened. The staffs are active and
enthusiastic.

xv


The results of household surveys in 2008 showed that there are many

differences among household groups. The average household member is 5,73 and the
average household labour is 2,32. The poor and Ede group have more members and
lower labours than the others. Therefore, their economic status has many troubles.
The results also showed that different ethnic groups have different education levels.
The education level also is not equal among the good, fair and poor households. The
illiterate rate of the poor is high: 14,7%. Most of people in the commune have
primitive toilets (64,2%). Some of them have no toilet and they often go to
somewhere to solve their need. This rate concentrated in the poor (26,5%) and the
Ede (18,8%).
The main crops and animals cultivated in the location are coffee, rice, maize,
cattle and pig. The crop areas and their yields are different among groups. The good
and Kinh group have highest yields whereas the poor and the Ede have lowest yields.
The reasons for that are the differences of investment and application of advanced
technology in agricultural production among people. Besides, the livestock structure
is also various among them. Cattle raising is popular among the good and the Kinh
households.
The results also revealed that the most difficult issue of local residents is not
enough capital for their production; the next is the limited knowledge of advanced
technology in agricultural production. The third and the forth are price fluctuation
and old crop varieties (especially the old - age coffee garden), respectively.
In comparison with the set of 19 national criteria for standard rural areas, Ea
Phe commune fulfils 7 criteria and the rest is reaching from 7 - 98%.
4.2. Guiding socio - economic development planning at the grassroots level
The residents of Phuoc Loc 5, Phuoc Tho 5 and Phe village, Eaphe commune
have been trained on socio - economic development planning. By using PRA and
ABCD tools, they have formed the socio - economic development planning for their
own village. From class activities, the simple and effective procedure of socio economic development planning was established to guide local government in
building new rural areas.

xvi



4.3. Trainings
4.3.1. Trainings on advanced technology in agricultural production
There were some trainings on advanced technology in agricultural production
such as coffee, hybrid maize and hybrid rice cultivation; pig and cattle raising. As a
results, there were 605 participants; of which 66,45% are male and 33,55% are
female. The participants’ evaluation of the trainings is very high: good ( 46,62% );
very good (39,03%).
4.3.2. Trainings on culture, community health and environmental protection
knowledge
There were some trainings on culture, community health and environmental
protection knowledge. As a results, there were 655participants; of which 20,92 % are
male and 79,08% are female. The participants’ evaluation of the trainings is very
high: good (37,77% ); very good (47,60% ). After trainings, people’s awareness has
enhanced. At the end of the project, the rate of households having toilet increases
from 75% to 88%, the rate of malnutrition children decreases 8%, ect.
4.4. Establishing models of effective agricultural production
4.4.1. The models of Lai Sind cattle raising
The models of Lai Sind cattle raising were established. The results showed
that the average weights of cattle at birth, 6 month and 10 month - age are 18,8kg;
112,0 kg and 147,0 kg; respectively; higher than those in the large scale from 24 38%. Farmers are very satisfied.
4.4.2. The models of pig raising
The models of pig raising were established. The results showed that the
average weights of pigs at birth, 1 month and 5 month - age are 1,4 kg; 6,9 kg and
83,8 kg; respectively; higher than those of the large scale from 39 - 49%. Farmers are
very satisfied.
4.4.3. The models of grafting of low yield coffee garden
The models of grafting of low yield coffee garden were established. The
results showed that the tree gardens grow very well. Their estimated average yield

for the first time is 0,63 tons/ha.
4.4.4. The models of hybrid maize cultivation
The models of hybrid maize cultivation were established. The results showed
that their average yield is 9,00 - 9,25 tons/ha, higher than that of the large scale
34,7%.
4.4.5. The models of hybrid rice cultivation
The models of hybrid rice cultivation were established. The results showed
that their average yield is 8,25 - 8,74 tons/ha, higher than that of the large scale
34,7%.

xvii


4.4.6. The models of integrated farming system
The models of integrated farming system consisting of coffee, rice, grass, fishpond and cattle were established. The results showed that the average total return is
146.878.000VND, higher than that of the large scale 53%.
4.4.7. The extension of agricultural models
The models have received high responds of the local government and farmers.
At present, the models of agricultural production have expanded in the community
and there are 48 farmer households learning and practicing.
5. Conclusions and recommendations
5.1. Conclusions
Rural status of Ea Phe commune was comprehensively evaluated. In
comparison with the set of 19 national criteria for standard rural areas, Ea Phe
commune fulfils 7 criteria and the rest is reaching from 7 - 98%.
Trainings on socio - economic development planning, latest advanced science
and technology in agriculture, culture, community health and environmental
protection knowledge gave good results. Those were enthusiastically participated by
residents. This helps to raise a sense of initiative in building new rural areas at
present and in future. In addition to that, the simple and effective procedure of socio economic development planning was established to guide local government in

building new rural areas.
Establishing models of agriculture with the effective application of scientific
and technological advances including lai Sind cattle raising, cross - breed pig raising,
grafting of low yield coffee garden, hybrid maize cultivation, hybrid rice cultivation
and integrated farming system received high responds of the local government and
farmers. Estimated total income of the models was more than 80 million
VND/ha/year, higher than that of traditional methods from 32 to 43%. At present, the
models of agricultural production have expanded in the community and there are 48
farmer households learning and practicing.
5.2. Recommendations
The procedure of socio - economic development planning should be applied in
building new rural areas.
Trainings on agriculture, community health, environmental protection and
social knowledge should be taken to enhance the quality of labors and raise the
awareness of people.

xviii


The application of advanced science and technology on agriculture, for
example: lai Sind cattle raising, cross - breed pig raising, grafting of low yield coffee
garden, hybrid maize cultivation, hybrid rice cultivation and integrated farming
system, to increase income for local farmers should be promoted. Helping the poor
should change from subsides to education as: “give someone a fish, you can feed him
for one day but teach someone how to fish, you can feed him for the whole life”.
The establishment of a new rural commune needs long time to address all
aspects of rural areas. However, the research only takes 28 months, therefore, many
characteristics of building a community - based new rural commune such as
participation of people, mobilization of community assets and the dynamic of the
model need to be continuously studied.


xix


1. TÍNH CẤP THIẾT, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta hiện vẫn là nước nông nghiệp, có số lượng nông dân đông đảo
(chiếm khoảng 73% dân số) và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Theo thống
kê, hiện nay thu nhập của người nông dân chỉ bằng 1/3 so với khu vực dân cư ở
thành thị. Đến cuối năm 2010 cả nước có 12 % hộ nghèo (theo chuẩn cũ) và tập trung
chủ yếu ở khu vực nông thôn (Đặng Kim Sơn, 2011).
Phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) miền núi là một trong những nội dung
quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng
cao đời sống, giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập, đời sống vật chất, văn
hóa của các vùng trên cả nước.
Hiện nay, với chủ trương đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi về chính sách nông nghiệp và
PTNT như chú trọng các chương trình lương thực, thực phẩm, kinh tế trang trại, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện
môi trường, môi sinh,... Các chương trình này đã góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt
nông thôn.
Tuy nhiên, ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vấn
đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ, số hộ
nghèo đói còn chiếm tỷ lệ cao, KT - XH còn kém phát triển.
Trước yêu cầu phát triển và hội nhập của nước ta, vấn đề phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nông dân đòi hỏi phải có nghiên cứu toàn diện nhằm giải quyết
đồng bộ các vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa của nông thôn. Đây là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược đối với việc ổn định và phát triển đất nước.
Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới (NTM) đã được Bộ
Chính trị, Ban Kinh tế Trung ương cùng với Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ,

ngành và địa phương triển khai thực hiện từ năm 2001 nhằm phát triển toàn diện kinh
tế, xã hội và môi trường khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai,
nhiều địa phương còn lúng túng do những đặc thù riêng của mình. Vì vậy, vấn đề này
cần phải được nghiên cứu một cách cụ thể và đầy đủ.
Xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk có nhiều dân tộc anh em đang sinh
sống có tính cộng đồng cao, thu nhập người dân đạt mức trung bình trong tỉnh; điều
kiện tự nhiên, KT - XH mang tính đại diện, có thể là điểm xây dựng NTM của tỉnh.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng mô hình theo hướng nông thôn mới dựa vào
nội lực của cộng đồng tại xã Ea Phê là hết sức cần thiết. Sự thành công của mô hình
sẽ được nhân rộng trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, góp
phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.


Xuất phát từ tình hình đó, được sự đồng ý của Sở KHCN tỉnh Đắk Lắk, chúng
tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình phát triển theo
hướng nông thôn mới dựa vào cộng đồng ở xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh
Đắk Lắk”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đề xuất xây dựng mô hình phát triển theo hướng NTM, trên cơ sở tiếp cận
dựa vào cộng đồng trong điều kiện của tỉnh Đắk Lắk.
- Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trên
một đơn vị diện tích.
1.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn không gian: Đề tài được tiến hành tại xã Ea Phê, huyện Krông Pắc,
tỉnh Đắk Lắk
- Giới hạn nội dung: Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài và có tính
chiến lược, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như quy hoạch, hạ tầng KT - XH, kinh
tế và tổ chức sản xuất, văn hóa, xã hội, môi trường và hệ thống chính trị. Trong phạm
vi đề tài chúng tôi chỉ tập trung vào phân tích, đánh giá hiện trạng nông thôn, làm cơ
sở đề xuất xây dựng NTM; tập huấn nâng cao năng lực của người dân tham gia lập

kế hoạch phát triển KT - XH tại địa phương; xây dựng một số mô hình phát triển sản
xuất; tuyên truyền kiến thức về văn hóa, xã hội và môi trường cho người dân nhằm
tiến tới xây dựng cuộc sống văn minh, giàu đẹp.

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Lý luận chung về phát triển nông thôn
Khái niệm phát triển nông thôn (PTNT) đã được nhiều nước và nhiều tổ chức
quốc tế tiến hành nghiên cứu. Ban đầu khái niệm PTNT gắn liền với khái niệm phát
triển nông nghiệp để từ đó tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân nông
thôn. Về sau, khái niệm PTNT thường gắn với khái niệm phát triển bền vững. Hội
đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED - World Commison on
Environment and Development) (1987) đã định nghĩa: phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai.
Ngân hàng thế giới (World Bank) (1992) cho rằng phát triển bền vững là một
quá trình phát triển đảm bảo tính bền vững đồng thời cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi
trường.
Khi nhận thấy việc phát triển nông nghiệp chưa đủ để nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân, PTNT tiến sang nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, văn
hóa, xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển toàn diện nông thôn. Lúc này
xuất hiện khái niệm PTNT tổng hợp. Dower (2004) đã định nghĩa PTNT tổng hợp là
quá trình thay đổi một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường nhằm
cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn.
Ngày nay, tại các nước phát triển, người ta đang đề cao quan niệm PTNT đa
chức năng. Ở đó PTNT không chỉ là phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp
mà còn là bảo vệ và phát triển tài nguyên nhất là tài nguyên rừng, tài nguyên đất và
nước, tài nguyên khoáng sản và đa dạng sinh học; bảo tồn và khai thác cảnh quan

thiên nhiên và duy trì các cân bằng sinh thái. Ngoài ra, PTNT còn gắn với bảo tồn và
phát triển các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc, các địa phương, gìn giữ và
khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; gắn kết toàn cầu hóa với PTNT.
Đối với các nước đang phát triển thì PTNT đa chức năng nhấn mạnh vào khía
cạnh phát triển bền vững, phát triển tổng hợp cả kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và
môi trường khu vực nông thôn. Đó là sự phát triển KT - XH với tốc độ cao và liên
tục trong thời gian dài. Sự phát triển đó dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái.
Như vậy, PTNT là một quá trình phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, chính
trị, văn hóa và môi trường khu vực nông thôn.
2.2. Quan điểm về nông thôn mới và tính mới trong PTNT
2.2.1. Quan điểm về NTM

3


Theo Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh (2008) thì mô hình NTM là những
kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại
nhưng vẫn giữ được những phong cách riêng trong đời sống văn hóa tinh thần của
người Việt. Nó là “một mô hình tiên tiến về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu phát triển; có
sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường, đạt hiệu quả cao nhất về
mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng các
đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.
Theo Vũ Trọng Bình (2007), NTM hiện nay là phải khiến cho người dân trở
thành chủ thể, phục vụ được những nhu cầu, mong muốn của người dân, người dân
phải được tham gia một cách dân chủ thực sự vào những quyết định chung của cộng
đồng. NTM phải văn minh và giữ được cảnh quan truyền thống, phải có nét đặc
trưng theo từng vùng, miền và phải giữ được cái hồn riêng của nó, thậm chí có thể
trở thành địa điểm tham quan và học tập cho các thế hệ trẻ tương lai của đất nước.
Ở Trung Quốc, 5 nhóm tiêu chí để phát triển mô hình nông thôn xã hội chủ

nghĩa mới là: đẩy mạnh năng suất sản xuất của từng địa phương; cải thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng cơ sở; đẩy mạnh phát triển xã hội; nâng cao tính dân chủ ở nông thôn
và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tầng lớp nông dân. Các lĩnh vực cần xây dựng
của mô hình NTM là: (1) Xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường sá, hệ thống tưới tiêu
và điện nước; (2) Những xây dựng thuộc về xã hội gồm sự phát triển của hệ thống
giáo dục tiểu học ở nông thôn, sức khỏe y tế, văn hóa và những tập huấn kỹ thuật;
(3) Nâng cao thu nhập của người dân gồm những chuyển đổi trong hệ thống sản xuất
nông nghiệp, phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, cây ăn quả và
công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; (4) Xây dựng một nền văn minh
văn hóa gồm vệ sinh môi trường, các chuẩn mực về gia đình và xã hội và chuyển đổi
những tập tục lạc hậu; (5) Chuẩn hóa hệ thống luật pháp gồm xây dựng và quản lý
xã hội và sự minh bạch trong công việc (Hua, 2007).

4


Như vậy, mô hình NTM là một mô hình phát triển toàn diện cả về nông
nghiệp và nông thôn. Nó bao quát nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo
dục, y tế, cơ sở hạ tầng và cảnh quan môi trường. Trong mô hình NTM con người
(nông dân) luôn năng động, sáng tạo trong các hoạt động sản xuất để phát triển kinh
tế gia đình một cách tự chủ, phát huy thế mạnh của làng, xã để sản xuất ra những sản
phẩm đặc trưng của vùng, miền và tạo nên một nền sản xuất hàng hóa; xã hội nông
thôn văn minh, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội, có điểm văn hóa của thôn buôn để
người dân vui chơi, giao lưu và học hỏi; giáo dục phát triển, khuyến khích học sinh
đến trường và học tập tốt; y tế phát triển, ăn ở hợp vệ sinh và dinh dưỡng, thực hiện
tiêm phòng đầy đủ, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; hệ thống điện, đường, trường, trạm
phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại của người dân; quang cảnh nông thôn
xanh, sạch, đẹp. Cốt lõi của xây dựng NTM là chất lượng cuộc sống nâng cao, lối
sống người dân tiến bộ và văn minh. Điều này thể hiện ở việc đổi mới cơ cấu kinh tế,
cơ cấu sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng

hóa và đáp ứng nhu cầu thị trường; phát huy nguồn lực địa phương, giải quyết tốt
công ăn, việc làm, nâng cao mức giá trị ngày công tối thiểu; số người khá giàu không
ngừng tăng lên và giảm dần số hộ nghèo đói; và tổ chức tốt công tác bảo vệ sức khỏe
và bảo vệ môi trường.
2.2.2. Tính mới trong NTM
Xây dựng NTM là một hoạt động PTNT có tính chiến lược. Bản chất của
NTM là không nhằm mục đích thay thế cái cũ, cái hiện tại.
Chữ mới trong NTM ở đây chúng ta nên hiểu hoàn toàn không phải là sự phủ
nhận, thay thế những cái cũ, cái hiện đang tồn tại ở khu vực nông thôn. Cái mới được
mong đợi ở NTM cần được hiểu là đưa nông thôn phát triển, đồng hành với sự phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời gìn giữ và phát huy những giá trị truyền
thống đặc trưng vốn có của nông thôn Việt Nam trong bối cảnh mới.
2.3. Nội lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
2.3.1. Khái niệm về nội lực cộng đồng
Nói "cộng đồng" là chúng ta nói đến tất cả người dân sống trong một khu vực
nông thôn bao gồm người già và trẻ, đàn ông và đàn bà, người giàu và người
nghèo…
Phát triển cộng đồng là quá trình tạo ra sự thay đổi nhận thức của người dân,
giúp họ sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt được những mục tiêu cải thiện tình
trạng KT - XH của cộng đồng trên cơ sở phát huy sự tham gia của người dân và các
tổ chức cộng đồng để tự giải quyết các vấn đề của họ.
Các nguyên tắc của phát triển cộng đồng là:
- Có sự tham gia của mọi thành viên trong cộng đồng.

5


- Tin tưởng vào người nghèo, tạo điều kiện và cơ hội cho người nghèo tham
gia.
- Đáp ứng đúng nhu cầu cộng đồng.

- Phát huy nội lực là chính.
- Thực hiện công bằng, công khai, dân chủ.
- Hợp tác liên kết trong và ngoài cộng đồng.
- Hoạt động bắt đầu từ nhỏ đến lớn.
(Dower, 2004)
Một trong các nguyên tắc của phát triển cộng đồng là có sự tham gia của mọi
thành viên trong cộng đồng. Sự tham gia là có vai trò nhất định trong hoạt động nào
đó. Sự tham gia có nhiều cấp bậc khác nhau. Có khi chỉ là sự thụ động chấp chận một
công việc hay một quy định nào đó. Ở mức độ cao hơn đó là sự tham gia cung cấp
thông tin. Cao hơn nữa đó là sự tham gia thực hiện một hoạt động nào đó. Sự tham
gia mang tính tích cực nhất, có tác động hai chiều đó là sự tham gia ra quyết định,
huy động nguồn lực.
Ra quyết định, huy
động nguồn lực
Thực hiện
Cung cấp thông tin
Thụ động
Nội lực cộng đồng bao gồm tài sản vật chất như đất đai, của cải và các nguồn
tài nguyên; tài sản văn hóa, tinh thần như các phong tục và truyền thống quý báu của
dân tộc; tài sản xã hội như sức lao động và trí tuệ của cư dân sống trong cộng đồng
(Châu Thị Minh Long, 2010).
2.3.2. Xây dựng NTM phải dựa vào nội lực của cộng đồng
Để nông thôn phát triển bền vững thì cần thiết phải dựa vào cộng đồng bỡi lẽ
cộng đồng hiểu rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình. Cộng đồng trực tiếp sở
hữu đất đai, nhà xưởng, tài nguyên địa phương và cả những kỹ năng, kinh nghiệm.
Đây là nguồn nội lực, tiềm năng cần khơi dậy để phát triển KT - XH . Ngoài ra, cộng
đồng là người gìn giữ, bảo vệ và phát huy truyền thống và tài sản địa phương. Hơn
nữa, một cộng đồng càng hăng hái và tích cực thì cộng đồng đó càng có thể thu hút
người dân di chuyển đến vùng đó và giữ dân không di rời đi nơi khác.


6


×