Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong một số tác phẩm văn học ở chương trình ngữ văn 12 SKKN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.87 KB, 20 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếp nhận và cảm thụ văn học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết của
người học văn, dạy văn.
Mỗi một tác phẩm văn học giống như một tòa tháp nhiều tầng, bậc còn ẩn
chứa nhiều bí mật. Đến với các tác phẩm văn học, người đọc, người học và
người dạy văn như một nhà thám hiểm khát khao chinh phục, kiếm tìm những
báu vật còn khuất chìm bên trong thế giới ngôn từ.
Tiếp nhận văn học nhìn chung không hề đơn giản, đặc biệt đối với những
tác phẩm cần liên hệ thực tiễn cuộc sống, có ý nghĩa thời sự lại càng khó hơn.
Trong xu thế xã hội phát triển , đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của phương
tiện mạng internet, giới trẻ rất ít thích đọc sách nói chung, sách văn học nói
riêng. Khi cần tìm hiểu một vấn đề gì đã có công cụ google để tìm kiếm, hoặc
các sách tham khảo bán phổ biến khắp nơi. Các em học sinh ít tự mình đọc và
tìm hiểu về các tác phẩm văn học theo sự nhận thức và rung động của bản thân.
Vì vậy, học sinh hiện nay ít có những chiêm nghiệm sâu sắc về những vấn
đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học. Hơn thế, vốn hiểu biết về xã hội của
các em cũng rất non kém. Bên cạnh đó, các em thường ít quan tâm đến những
vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề văn hóa, giáo dục, đạo đức, chính trị.…Vì
thế học sinh thường không có hứng thú học văn.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, và căn cứ vào sự đổi mới sách giáo khoa
của bộ giáo dục hiện nay có chú trọng đến tính thời sự trong văn bản văn học,
trong quá trình giảng dạy, tôi đã có một vài kinh nghiệm được rút ra cho bản
thân.
Với những văn bản có tính thời sự, giáo viên có thể bằng sự tìm tòi, hiểu
biết của mình hãy hướng học sinh đến những vấn đề nhạy cảm hiện nay. Từ đó
giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học, nhất là văn bản nhật dụng.
Giáo viên hướng học sinh đến việc tìm hiểu xã hội nước ta hiện nay về mọi
mặt và qua sự hiểu biết ấy, học sinh dần hoàn thiện nhân cách và sống có trách
nhiệm hơn với bản thân, xã hội.
Sáng kiến này được viết nhằm tạo thêm kinh nghiệm cho đồng nghiệp


trong giờ dạy ngữ văn, đặc biệt là Văn bản nhật dụng và các tác phẩm văn
học ở thể loại khác có tính thời sự.
Qua đó, giúp giờ văn bớt nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh; giúp các
em có thêm vốn sống.
Đồng thời góp phần vào tiến trình đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đó là lí do tôi chọn đề tài: Phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục
trong một số tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp giáo viên nhận thấy việc dạy học theo hướng phát huy tính thời sự
và ý nghĩa giáo dục trong một số tác phẩm văn học có trong chương trình

1


Ngữ văn 12 nói riêng và chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói
chung là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
- Đồng thời giúp học sinh qua việc học văn có cái nhìn hiện thực khách
quan đối với những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó các
em biết điều chỉnh hành vi, định hướng lối sống, giúp cho việc hình thành nhân
cách, đạo đức.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: dạy học theo hướng phát huy tính thời sự và ý
nghĩa giáo dục trong một số tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12; học
sinh lớp 12.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu về việc dạy học theo hướng
phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong một số tác phẩm văn học ở
chương trình Ngữ văn 12, đối với học sinh khối 12, cụ thể là các tác phẩm sau:
+ Văn bản nhật dụng : Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống
AIDS, ngày 1-12-2003 của Cô-Phi An-nan.
+ Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

+ Vở kịch : Hồn Trương Ba da hàng thịt của nhà viết kịch Lưu Quang

- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Khối lớp 12 tại Trung tâm GDTX-DN Lang
Chánh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2014-2015 trở lại đây.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thu thập thông tin, thống kê và xử lí số liệu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Sử dụng phương pháp liên hệ: Tùy theo nội dung từng bài học, tôi có cách
liên hệ thực tiễn khác nhau: Có thể trình bày song song một số chi tiết trong bài,
có khi để ở phần củng cố bài...; hay từ nội dung bài học tôi cho các em thảo luận
nhóm, sau đó giáo viên nhận xét, điều chỉnh; Giáo viên sử dụng một số hình
ảnh, tư liệu minh họa.
PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy: Thông thường khi tìm hiểu một tác
phẩm văn học, giáo viên thường tập trung hai phương diện: giá trị nội dung và
nghệ thuật. Điều này là rất đúng. Bởi lẻ, một tác phẩm văn học bao giờ cũng bao
gồm hai mặt: nội dung và hình thức.
- Tuy nhiên, văn học không chỉ là chuyện sách vở, lý thuyết. Hiện thực
cuộc sống khơi nguồn cảm hứng cho các nhà văn sáng tác, và các tác phẩm viết
ra quay trở lại phục vụ cuộc sống con người. Vì vậy, văn học và cuộc sống luôn
gắn bó mật thiết với nhau.
“ Tác phẩm văn học chính là tấm gương phản chiếu cuộc sống”
- Có những tác phẩm không chỉ có giá trị trong thời điểm nó ra đời, mà còn
giữ nguyên giá trị ở các thời đại sau.
2



Do đó đối với nhiều tác phẩm văn học, sau khi tìm hiểu giá trị nội dung và
nghệ thuật, giáo viên cần liên hệ thực tiễn cuộc sống để giúp học sinh rút ra
nhưng bài học có ý nghĩa giáo dục nhất định.
Đặc biệt là những văn bản nhật dụng và những tác phẩm ở các thể loại khác
có tính thời sự .
Từ thực tiễn giảng dạy có một số bất cập phiến diện khi khai thác văn bản,
và sự đổi mới trong cách nhìn toàn diện, mở rộng tính thời sự của một số tác
phẩm văn học, tôi lựa chọn đề tài này.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
- Thực trạng học tập của học sinh: Là giáo viên, chắc hẳn các thầy cô
giáo đều có chung niềm mong ước đó là học sinh có niềm đam mê, hứng thú với
môn học, ngoan ngoãn, lễ phép, trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên,
mỗi khi đứng trên bục giảng tôi nhận thấy nhiều em đã không còn hứng thú với
môn văn, giờ học văn trở nên khiên cưỡng, gượng ép và rời rạc. Văn chương
trong nhà trường chưa phát huy hết được chức năng giáo dục. Điều này đã khiến
tôi rất buồn và trăn trở. Chúng ta vẫn thấy trong học sinh sự thờ ơ vô cảm trước
nỗi đau của người khác; lạnh nhạt trước những xúc cảm nhân văn trong một áng
văn hay; dửng dưng trước những bất công ngang trái của cuộc đời... Học văn,
nhưng nhiều em ngại đọc văn bản, nhất là những văn bản dài nên không có khả
năng cảm thụ riêng vì vậy chỉ ghi chép máy móc rồi học thuộc, khi làm bài phụ
thuộc hoàn toàn vào sách tham khảo. Ngoài ra tiếng việt thực hành và kĩ năng
giao tiếp của các em cũng rất yếu dẫn đến bí từ, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa.
Các em thiếu kĩ năng làm văn cơ bản nhất như tìm hiểu đề, lập dàn ý, dựng
đoạn, chuyển ý, ngắt câu....
- Thực trạng công tác giảng dạy của giáo viên: Về phía giáo viên trong
quá trình giảng dạy tôi nhận thấy chúng ta vẫn còn nặng về việc cung cấp kiến
thức, tách biệt văn chương với đời sống xã hội, chưa chú trọng đến tính thời sự
nhất là những vấn đề thời sự nhạy cảm. Nên chưa kích thích được hứng thu của
các em. Thực tế đó đã thôi thúc tôi rất nhiều trong suy nghĩ và hành động để tìm

hướng dạy học mới nhằm kích thức hứng thu học văn của học sinh, bồi đắp
thêm cho các em những cám súc nhân văn trong sáng, qua đó giáo dục lòng yêu
nước lòng tự hào dân tộc cho học sinh.
2.3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.3.1. Khái quát về tính thời sự
Tính thời sự là tính cập nhật kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc
sống hằng ngày, cuộc sống hiện đại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng
xã hội.
Tính thời sự trong văn bản văn học là một khái niệm mới, thường gắn liền
với các văn bản nhật dụng, nhưng cũng có ở một số tác phẩm ở các thể loại như
truyện ngắn, kịch….

3


Hai chữ nhật dụng dùng để chỉ loại văn bản đề cập tới những hiện tượng,
vấn đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đang đặt ra trước mắt con người
trong cuộc sống thường ngày.
Việc giảng dạy văn bản nhật dụng được đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu làm
cho môn ngữ văn ở nhà trường xích lại gần hơn với đời sống xã hội và tham gia
tích cực hơn vào cuộc đấu tranh nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong
thực tế.
2.3.2. Tính thời sự trong văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng mới được đưa vào chương trình học phổ thông. Hai
chữ nhật dụng ở đây dùng để chỉ loại văn bản đề cập đến những hiện tượng, vấn
đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đang đặt ra trước mắt con người trong
cuộc sống thường ngày của họ. Việc đưa các văn bản nhật dụng vào giảng dạy
nhằm đáp ứng yêu cầu làm cho môn ngữ văn ở nhà trường xích lại gần hơn vối
đời sống xã hội và tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh nhằm giải quyết những
vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống. Đề tài của văn bản nhật dụng thường đề cập

đến những lĩnh vực: thiên nhiên, môi trường, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội,
đạo đức, nếp sống…
Văn bản nhật dụng vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài – tính thời
sự.
2.3.3. Tính thời sự trong văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới
phòng chống AIDS, ngày 1-12-2003” của Cô-Phi An-nan
2.3.3.1. Sơ lược về HIV/AIDS
* Giáo viên có thể trình chiếu một số đoạn phim, hình ảnh tư liệu minh
họa để cho học sinh hiểu sơ lược về căn bệnh HIV/AIDS.
HIV/AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Acquired Immune
Deficiency nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (còn gọi là bệnh liệt
kháng hoặc SIDA). Còn HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh
Humunodeficiency Virus, chỉ loại virus gây bệnh AIDS ở người.
AIDS là kẻ giết người thầm lặng, nguy hiểm và tinh vi nhất trong những kẻ
giết người như: Lao, sốt rét, ho gà, bạch cầu, uốn ván..., thậm chí cả ung thư.
Bởi HIV âm thầm tấn công hệ bạch cầu gây tàn phá hệ miễn dịch. Tại đó, chúng
lặng lẽ xây căn cứ cho mình, ẩn mình một cách tinh vi như là vô hình trước hệ
miễn dịch. Người bị nhiễm hầu như hoàn toàn khỏe mạnh, người khác và ngay
cả bản thân họ không hề biết mình đã bị nhiễm (trừ trường hợp đi xét nghiệm
máu) nên họ đã vô tình lây bệnh cho cộng đồng. Khi đã xây dựng căn cứ vững
chắc, HIV bắt đầu tấn công tế bào bạch cầu, phá vỡ từ từ đến hàng loạt tế bào
bạch cầu, vô hiệu hóa hệ miễn dịch của cơ thể con người và khiến người bệnh
chết vì bất cứ căn bệnh cơ hội nào. HIV lây truyền qua ba con đường: đường
máu, quan hệ tình dục không an toàn và từ mẹ sang con.
Tất cả mọi người không phân biệt màu da, nam nữ, tuổi tác đều có thể mắc
bệnh. Hiện nay AIDS chưa có thuốc chữa, thuốc chủng ngừa, tử vong 100% và
cách đối phó duy nhất là đừng để bản thân nhiễm HIV.

4



Do vậy không phải đơn thuần mà Bản thông điệp được đưa vào chương
trình học. Tính thời sự cấp thiết của bản thông điệp không chỉ có ở thời điểm nó
ra đời mà còn có sức vọng đến tận hôm nay và mai sau, cho đến khi nào nhân
loại tìm ra phương thuốc cứu chữa.
Vì vậy trách nhiệm của giáo viên là phải làm cho các em thông qua văn bản
hiểu được sự nguy hiểm, mức độ lây lan chóng mặt và sức tàn phá khủng khiếp
của AIDS. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chỉ cần dạy bài này như một tài
liệu tuyên truyền, cổ động thông thường. Bởi lẽ bài văn còn có một giá trị nghị
luận không hề nhỏ, thể hiện tầm tư tưởng lớn lao của một con người, cho thấy ý
trức trách nhiệm cao cả của một người công dân.
Đây là những điều các em nên và cần phải học tập, vì chính cuộc sống của
các em, con cái các em sau này và thế hệ tương lai của đất nước chứ không đơn
thuần chỉ là để viết các bài làm văn trong nhà trường.
2.3.3.2. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác
* Hoàn cảnh ra đời: Bản thông điệp Nhân ngày thế giới phòng chống
AIDS được Cô-Phi-an-nan gửi nhân dân toàn thế giới nhân ngày thế giới phòng
chống AIDS, 1-12-2003, sau hai năm khi ông ra lời kêu gọi hành động trước
hiểm họa HIV/AIDS và tiến hành vận động thành lập Quỹ sức khỏe và AIDS
toàn cầu.
* Mục đích sáng tác: kêu gọi cá nhân và mọi người trên khắp thế giới
cùng chung tay, góp sức ngăn chặn hiểm họa HIV/AIDS.
Rõ ràng vị Tổng thư kí da đen đầu tiên đó, người vinh dự nhận giải thưởng
Noben hòa bình trong suốt những năm tháng đương nhiệm của mình đã coi cuộc
đấu tranh chống lại HIV/AIDS là mục tiêu bền bỉ của bản thân. Đúng như câu
trả lời giản dị và thành thật khi ông được tạp chí Saga Magazine hỏi:" có lẽ tôi
được truyền lại từ cha mẹ tôi ý thức trách nhiệm giúp đỡ những người kém may
mắn hơn tôi..."
- Từ đó để thấy được tầm quan trọng của bức thông điệp và ý thức của mỗi
cá nhân trước vấn đề đó. Chính vì vậy, học văn bản nhật dụng ngoài việc mở

rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để hòa nhập cuộc sống
cộng đồng xã hội.
2.3.3.3. Nội dung thông điệp
- Về bố cục: bản thông điệp của Cô-phi-an-nan được chia thành ba phần :
+ Phần một: Từ đầu đến"...cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này" => Nỗ
lực của nhân loại trong việc phòng chống HIV/AIDS.
+ Phần hai: từ " Nhưng cũng chính trong lúc này" đến " ...im lặng đồng
nghĩa với cái chết" => Điểm lại tình hình lây lan và sức tàn phá của HIV/AIDS,
nêu lên nhiệm vụ của mọi người, mọi quốc gia.
+ Phần ba : Đoạn còn lại => Lời kêu gọi chung tay ứng phó HIV/AIDS.
Ta có thể xem bố cục ba phần đó là ba luận điểm của bản thông điệp, trong
đó trọng tâm bài học nằm ở phần thứ hai.
* Giáo viên lưu ý cho học sinh thấy cách đặt vấn đề và lập luận thông
minh, sâu sắc của người viết. Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật đòn bẫy
5


ở phần mở đầu bản thông điệp bằng việc nhắc lại những nỗ lực của thế giới
trong cuộc chiến chống lại đại dịch AIDS:
+ Trong vai trò Tổng thư kí Liên hợp quốc, Cô-phi-an-nan đã ra Lời kêu
gọi hành động gồm 5 điều về đấu tranh chống đại dịch AIDS và kêu gọi thành
lập Quỹ sức khỏe và AIDS toàn cầu vào tháng 4-2001.
+ " Các quốc gia đã nhất trí thông qua Tuyên bố về Cam kết phòng chống
HIV/AIDS, trong đó đưa ra hàng loạt mục tiêu cụ thể kèm theo thời hạn để
chiến đấu chống lại dịch bệnh này"
+ "Nguồn lực tài chính cho cuộc chiến chống HIV/ AIDS cũng đã tăng lên
một cách đáng kể".
+ Đa số các quốc gia đều đã xây dựng chiến lược phòng chống AIDS cho
riêng nước mình.
+ " Nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm

việc"
+ " Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu" trong cuộc chiến
chống HIV/AIDS...
- Nhưng đến phần hai, theo lí lẽ thông thường thì những nỗ lực đó đáng lẽ
phải mạng lại những kết quả khả quan thì tác giả lại nhấn mạnh đến điều hoàn
toàn ngược lại, đó là: " ...dịch AIDS vẫn hoành hành , gây tỉ lệ tử vong cao nhất
trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm...". Rằng " những hành động của
chúng ta còn quá ít so với yêu cầu thực tế" . Đây chính là cơ sở để Cô-Phi -an nan đưa ra lời kêu gọi bức thiết ở phần thứ ba của bản thông điệp.
+ Thay vì đưa ra những con số cụ thể, tác giả lại chọn cách nói "Trong năm
qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm". Qua
cách nói này, ta hãy thử hình dung bằng một phép tính: cứ 1 phút có khoảng 10
người bị nhiễm; 10 phút tương đương 100 người; 1 giờ đồng hồ trôi qua có 600
người trên khắp hành tinh bị HIV xâm nhập vào cơ thể bằng cách này hay cách
khác. Vậy trong vòng 24 giờ của một ngày trôi qua con số này thật khó hình
dung và khủng khiếp quá. Đây là cách nói ấn tượng, tác động mạnh mẽ đến nhận
thức của tất cả chúng ta, ngay cả những người vẫn còn mơ hồ về AIDS.
+ " Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị
giảm sút nghiêm trọng, HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ,
phụ nữ chiếm tới một nửa số ngườu bị nhiễm..."
+ " Bệnh dịch đang lây lan đến cả những khu vực trước đây hầu như vẫn
còn an toàn - đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-Ran đến
Thái Bình Dương".
+ Trong khi đó nhân loại đã không hoàn thành mục tiêu đề ra theo Tuyên
bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS, nhân loại đã bị chậm trong cuộc chiến
chống AIDS:
-> Đáng lẽ phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm nhưng không làm
được
-> Đáng lẽ phải giảm được một nửa số trẻ sơ sinh bị nhiễm nhưng không
làm được
6



-> Tác giả cho thấy thế giới vẫn còn xem " những thách thưc, cạnh tranh
có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn" cuộc chiến chống AIDS.
2.3.3.4.Tính thời sự.
* Giáo viên liên hệ với thực trạng lây lan và sự tàn phá của AIDS ở nước
ta để giúp các em thấy được tính bức thiết của lời kêu gọi.
Lời kêu gọi tha thiết ấy của Cô-phi An-nan không chỉ có tác dụng bức thiết
ở thời điểm ấy (2003), mà nó còn có sức vang vọng với mọi thời đại.
Bởi người ta ví HIV/AIDS là ''quả bom hẹn giờ '' đang đe dọa tính mạng
của hàng triệu thanh niên trên thế giới.
Chính vì vậy, những con số và lời kêu gọi là một sự cảnh tỉnh ý thức trách
nhiệm của mỗi con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Năm 1981, bệnh AIDS trên lâm sàng được phát hiện đầu tiên tại Mỹ, sau
đó HIV/AIDS đã nhanh chóng lan ra toàn cầu.
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện vào tháng 12
năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó HIV/AIDS bắt đầu lan ra các tỉnh.
Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh, thành trong cả nước đều đã phát hiện
có người bị nhiễm HIV. Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện ở Việt
Nam vào cuối tháng 12/1990 cho đến thời điểm hiện nay, theo số liệu mới nhất
của VOV.VN tính đến ngày 31/5/2015, số người nhiễm HIV phát hiện mới là
3.204, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 1.326, số người
nhiễm HIV đã tử vong là 438. Lũy tích đến tháng 5/2015, số người nhiễm HIV
hiện đang còn sống là 227.114 người, số bệnh nhân AIDS là 71.115 và đã có
74.442 trường hợp tử vong do AIDS.
Trong 5 tháng đầu năm 2015 đã phát hiện thêm 35 xã có người nhiễm HIV
được phát hiện, như vậy toàn quốc có 90,8% xã và 98,9% huyện có người nhiễm
HIV.
Người nhiễm HIV còn sống đang tập trung tại 10 tỉnh, thành phố sắp xếp
theo thứ tự như sau: thành phố Hồ Chí Minh là 54.705 người, thành phố Hà Nội

là 21.316 người, tỉnh Thái Nguyên là 7.502 người, tỉnh Sơn La là 7.326 người,
thành phố Hải Phòng là 7.282 người, tỉnh Nghệ An là 6.521 người, tỉnh Đồng
Nai là 6.156 người, tỉnh Thanh Hóa là 5.493 người, tỉnh An Giang là 5.240
người và tỉnh Quảng Ninh là 5.230 người.
Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 253 người trên 100.000 dân,
tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất
cả nước (883 người), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (712 người), thứ 3 là
tỉnh Thái Nguyên (652 người), tiếp đến là tỉnh Sơn La (646 người), tỉnh Lai
Châu (535 người), tỉnh Yên Bái (470 người), tỉnh Bắc Kạn (641 người), tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu (459 người), tỉnh Quảng Ninh (444 người), thành phố Cần Thơ
(419 người)...
Hình thái dịch HIV/AIDS có thay đổi, mặc dù dịch HIV đã giảm tốc tộ gia
tăng, nhưng vẫn còn ở mức cao, (12.000 người nhiễm HIV mới, 2.000 - 3.000
người nhiễm HIV tử vong mỗi năm), có trên 226.000 người nhiễm HIV cần
được chăm sóc thường xuyên, liên tục và suốt đời. Yếu tố nguy cơ diễn biến
7


phức tạp, khó can thiệp (tỷ lệ nữ tăng cao hơn các năm trước. Tỷ lệ nhiễm HIV
phát hiện mới đa số thuộc độ tuổi từ 20-40). Những năm gần đây lây nhiễm HIV
chủ yếu qua đường quan hệ tình dục.
"Theo con số thống kê, hiện nay trên địa bàn 27/27 huyện, thị, thành
phố của tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện người nhiễm HIV, đưa con số người
mắc căn bệnh thế kỉ lên gần 7000 người"
Theo đó, căn bệnh thế kỷ đã xuất hiện ở 27/27 huyện, thị xã, thành phố,
562/637 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Con số thống kê cho
thấy, đến nay đã có 6.855 người nhiễm HIV, trong đó có 4.165 người đã chuyển
sang giai đoạn AIDS. Trong số đó, đã có 1.103 người tử vong do căn bệnh AIDS
và hiện đang có 2.589 bệnh nhân AIDS được điều trị bằng thuốc kháng vi rút.
Huyện Quan Hóa là một trong những địa phương có tỷ lệ người nhiễm

HIV/AIDS cao. Trên địa bàn 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận
được 1.974 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 1.768 người chuyển sang giai
đoạn AIDS. Trong đó, huyện Mường Lát và Quan Hoá là hai địa phương có tỷ lệ
người nhiễm HIV cao nhất với hơn 1.200 trường hợp. Ngày 4/6, tại buổi làm
việc với tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ nhiệm Văn phòng
Chính Phủ, Uỷ viên thường trực Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng
chống tệ nạn ma tuý, mại dâm cho biết, Thanh Hoá là một trong 10 tỉnh trọng
điểm về HIV/AIDS và đứng thứ 6 của cả nước về tỷ lệ HIV/AIDS cao.
Trong đó, riêng địa bàn huyện Quan Hoá gấp 7,4 lần so với cả tỉnh Thanh
Hóa.
Lang Chánh tuy không phải là huyện trọng điểm có số người nhiễm HIV
cao so với các huyện miền núi khác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong những
năm trở lại đây, tình hình buôn bán và sử dụng ma túy lại có chiều hướng gia
tăng đã tạo cơ hội cho HIV lây nhiễm và lan rộng trong cộng đồng. Theo số liệu
cung cấp từ Trung tâm y tế cộng đồng huyện Lang Chánh, tính đến thời điểm
tháng 3-2016, số người nhiễm HIV trên địa bàn huyện là 106 người, trong đó có
3 trường hợp nhiễm mới, 57 người đã tử vong vì AIDS và thị trấn là địa bàn có
số người nhiễm cao nhất (6 người).
- Tác giả cũng cho thấy, chính sự kì thị, phân biệt đối xử với những người
có HIV đã tiếp tay để HIV/AIDS hoành hành "... dè dặt từ chối đối mặt với sự
thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại, thậm chí chúng
ta còn bị chậm hơn nữa nếu sự kì thị, phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối
với những người bị AIDS. Hãy đừng để ai đó có ảo tưởng rằng chúng ta có thể
bảo vệ chính mình bằng cách dựng lên bức rào ngăn cách giữa "chúng ta" và
"họ"..."
Sau đó ông đã đưa ra lời kêu gọi có sức thuyết phục mạnh mẽ: “Hãy lên
tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS. Hãy cùng tôi đánh đổ thành lũy của sự
im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này”. “Hãy sát
cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.
Lời kêu gọi ở phần cuối của bản thông điệp có tính thời sự sâu sắc:


8


Vì thiếu hiểu biết, do cái nhìn phiến diện một chiều khi phán xét người
khác, vì sự thờ ơ vô cảm trước nỗi đau của đồng loại .... mà chúng ta đã có cái
nhìn kì thị nhiều khi rất nhẫn tâm với những người có H. Nhiều người trong số
chúng ta vẫn vội vàng quy kết rằng do " họ" sống buông thả nên mới mắc căn
bệnh này và đó là những người không thể tha thứ… Nhưng chúng ta đâu biết có
biết bao mảnh đời bất hạnh, chỉ vì một chút sa chân lầm lỡ mà đã hủy hoại cả
cuộc đời. Những người đó cần lắm đến sự cảm thông, yêu thương, chia sẻ của
đồng loại để vượt qua mặc cảm tội lỗi, làm lại cuộc đời.
Có nhiều trường hợp cũng vì cái nhìn kì thị mà khiến những đứa trẻ vô tội
bị bỏ rơi khi cha mẹ chúng chết vì căn bệnh AIDS…
Cũng có nhiều người bệnh do bị kì thị mà dẫn đến hành động tội ác đó là đi
lây bệnh cho cộng đồng, điều này rất nguy hiểm. Bởi chúng ta sống trong một
thê giới có HIV/AIDS, chúng ta không thể loại trừ AIDS ra khỏi đời sống cộng
đồng, chúng ta chỉ có thể sống chúng và học cách đối phó với nó.
Vì vậy như Cô -Phi - an - nan đã nói: "Chúng ta phải thẳng thắn nói về nó
và hãy phá bỏ hàng rào ngăn cách giữa “ta” và “họ”, để ngăn chặn nguy cơ lây
lan. Vừa bảo vệ người bị bệnh, vừa bảo vệ chính mình và bảo vệ cộng đồng.
* Sau đó để tổng kết nội dung bản thông điệp, giáo viên liên hệ một số
câu chuyện tiêu biểu về sự kì thị của cộng đồng đối với người có HIV/AIDS
để giáo dục học sinh.
Nước mắt ngày tựu trường: Náo nức đón chờ năm học mới nhưng
trong ngày tựu trường, 15 học sinh - những trẻ bị nhiễm và ảnh hưởng
HIV/AIDS của Trung tâm Mai Hòa (huyện Củ Chi -TPHCM) đã phải trở
về trong nước mắt.
“UBND huyện Củ Chi đã có văn bản chấp thuận cho 15 trẻ nhiễm và ảnh
hưởng HIV/AIDS (trẻ OVC) ở Trung tâm Mai Hòa được học tại Trường Tiểu

học An Nhơn Đông (xã An Nhơn Tây) từ năm học 2009. Được đến trường học
như bao bạn bình thường khác là niềm mơ ước đối với các em, ngày tựu trường
được chuẩn bị và mong ngóng hơn cả ngày tết. Thế nhưng.....
“Sao không cho tụi con đi học?”
Ngày 17/8, khi đến tựu trường, các trẻ OVC đã nhận được sự phản đối của
đa số phụ huynh Trường Tiểu học An Nhơn Đông. Nhiều phụ huynh tuyên bố:
“Thà dốt còn hơn chết trẻ”, trong khi một số phụ huynh khác cho biết sẽ chuyển
con sang trường khác học. 229 phụ huynh (trong tổng số 269 học sinh toàn
trường) “dọa” sẽ rút hồ sơ nếu trường tiếp tục nhận trẻ OVC và ùn ùn dẫn con ra
về.
Chính những kì thị sai trái này đã gây ra bao tổn thương cho con người,
nhất là những đứa trẻ vô tội, trong khi tâm hồn thơ ngây của chúng còn chưa kịp
hiểu HIV/AIDS là gì.
Giới trẻ hiện nay là đối tượng dễ có lối sống sai lầm dẫn đến mắc bệnh,
nhưng họ cũng chính là những người dám nói, dám hành động nhất.
Vì vậy, khi tìm hiểu văn bản này, người giáo viên cần cung cấp thêm về
kiến thức HIV/AIDS cho các em.
9


Bên cạnh đó, phải hướng các em đến ý thức trách nhiệm với bản thân và xã
hội, để có lối sống lành mạnh cho bản thân và an toàn cho xã hội. Các em phải
là những người tiên phong trong phong trào phòng chống AIDS, và là những
người phá bỏ bức tường rào ngăn cách giữa “ta” và “họ”.
Kofi Annan: “Tôi xin bày tỏ sự khâm phục đối với chị Regan Hofmann và
bà Bùi Thị Hạnh vì họ đã rất dũng cảm, đương đầu với bệnh tật, cũng như tích
cực tham gia tuyên truyền, giúp đỡ cộng đồng.”
Phạm Thị Huệ, đồng sáng lập ra nhóm Hoa Phượng Đỏ chăm sóc
những nạn nhân của căn bệnh chết người AIDS và những đứa con của họ.
Phần lớn trong số họ đều bị gia đình chối bỏ.

2.3.4.Tính thời sự trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu.
* Để học sinh có thể nắm bắt được các tầng ý nghĩa sâu sắc của truyện
ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và cũng là cơ sở để giáo viên có thể liên hệ với
tính thời sự qua đó phát huy ý nghĩa giáo dục của tác phẩm, giáo viên cần
dẫn dắt để học sinh hiểu được tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu thời
kì đổi mới.
2.3.4.1. Ở phần tìm hiểu chung giáo viên cho học sinh đọc mục tiểu dẫn
(SGK) sau đó hình thành cho các em các ý sau:
- Nguyễn Minh Châu" thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và
tài năng nhất của văn chương nước ta hiện nay". Sau năm 1975, văn chương
chuyển hướng khám phá trở về với cuộc sống đời thường và Nguyễn Minh Châu
là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá
sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự
thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội
phức tạp, chằng chịt. Đấy là khám phá về cuộc sống con người trong hành trình
mưu sinh đầy nhọc nhằn vất vả để kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
- Truyện cho ta thấy bao nghịch lí của cuộc sống đời thường được mở ra:
Vị trưởng phòng muốn có tờ lịch "tĩnh vật hoàn toàn" nhưng thực tế không thể
tước bỏ hình ảnh con người, người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng sau một tuân " phục
kich" đã có thể "săn" được cảnh thuyền và biển đẹp như mơ. Nhưng bên trong
con thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy lại chứa đựng một cảnh đời éo le, ngang trái.
Một gia đình thuyền chài với một đàn con thơ trên dưới chục đứa nnheo nhóc
bữa đói, bữa no, một lão chồng vũ phu độc ác thường xuyên đánh đập vợ một
cách dã man và vô lí, một người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng nhất quyết không
chịu bỏ kẻ đã hành hạ mình. Phùng- người chiến sĩ đã từng vào sinh ra tử để giải
phóng quê hương khỏi nanh vuốt của kẻ thù nhưng lại bất lực không thể nào cứu
giúp được người đàn bà bất hạnh....Đây chính là minh chứng cho cách nhìn đa
diện của nguyễn Minh Châu về cuộc đời và cũng là thông điệp vô cùng sâu sắc
mà nhà văn muốn gửi đến người đọc: không nên nhìn cuộc đời một cách đơn

giản, cần " phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử"
2.3.4.2. Sang phần đọc hiểu, giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu hai ý
trọng tâm của nội dung bài học: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
10


Phùng và Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, qua đó giáo
viên liên hệ với tính thời sự để phát huy ý nghĩa giáo dục của tác phẩm.
- Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
+ Có thể nói Phùng chính là sự hóa thân của tác giả trong cuộc kiếm tìm
những chân lí cuộc đời. Để có được một tấm hình nghệ thuật về thuyền và biển,
Phùng đã phải lang thang đến một vùng biển vắng, nơi từng là chiến trường năm
xưa của anh trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Chuyến đi hoàn toàn vì mục
đích nghệ thuật này đã giúp cho Phùng hiểu ra bao nghịch lí của cuộc sống đời
thường mà bấu lâu anh không ngờ tới:: " Trước mắt tôi là bức tranh mực tàu
của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lèo nhòe vào bầu sương
mờ trắng như sữa có pha chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào....toàn
bộ khung cảnh ấy hiện ra từ đường nét đến ánh sáng đều đẹp và hài hòa..."
-> Cái đẹp hiện ra khiến người nghệ sĩ cảm thấý tâm hồn mình trở nên thật
trong trẻo, tinh khôi và thánh thiện. Cuộc đời hiện lên thật đẹp biết bao...
+ Nhưng cũng chính trong cái khoảnh khắc hết sức trong trẻo và tinh khôi
ấy, Phùng lại được chứng kiến một sự thật hiện ra quá ư trần trụi và tàn nhẫn: Từ
con thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy bước ra một người đàn bà với dáng điệu xấu
xí, mỏi mệt vì một đêm thức trắng mưu sinh trên biển. Liền sau đó là tiếng quát
như rít trong cổ họng của gã chồng, rồi trận mưa những cú đánh như trời giáng
quất xuống tấm thân người đàn bà tội nghiệp...
-> Sự thật diễn ra ngay trước mắt khiến Phùng kinh ngạc hết sức. Anh cay
đắng nhận ra những điều xấu xa, ngang trái, những bi kịch trong gia đình thuyền
chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu mà anh
dày công chụp được bỗng hiện hình thật khủng khiếp, ghê sợ.

* Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở: hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp
ảnh Phùng có ý nghĩa như thế nào? Sau đó chốt lại thành ý sau:
+ Cái đẹp lung linh, kì ảo của nghệ thuật thì ở ngoài xa và vì nhìn từ phía
xa nên nó càng trở nên huyền diệu. Nhưng sự thật cuộc đời, những nghịch cảnh
trớ trêu đằng sau bức tranh đẹp ấy lại ở rất gần, trực diện ngay trước mắt người
nghệ sĩ. Phùng đã không thể vì vẻ đẹp ngoài xa kia mà ngoảnh mặt làm ngơ
trước sự thật trớ trêu ngay trước mặt. Lương tâm của một con người không cho
phép anh làm điều đó. Phùng đã định lao vào cứu giúp người đàn bà đáng
thương nếu như thằng bé Phác không kịp lao ra, để rồi sau này khi phải tiếp tục
chứng kiến cảnh bạo hành của gã chồng thú tính Phùng đã lao vào cứu giúp
người đàn bà để rồi phải nhận lấy những cú đấm thô bạo của hắn đến nỗi anh
phải nằm viện điều trị.
* Hành động đó của Phùng nói lên điều gì?
+ Vì tình thương, lòng trắc ẩn, tấm lòng hào hiệp trượng nghĩa của một
người lính nên Phùng đã không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác nên
anh lao vào cứu giúp một người đàn bà xa lạ.
-> Hành động đó mang đậm tính nhân văn, nhân đạo, thể hiện cho lối sống
đẹp mà mỗi chúng ta cần học tập và noi theo.

11


* Để phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục của ý này, giáo viên đặt
câu hỏi: Liên hệ với cuộc sống ngày hôm nay, các em có bắt gặp những tấm
gương về tinh thần cứu giúp người bị nạn như hành động của nhân vật
Phùng hay không?
"Những hiểm nguy đời hiệp sĩ săn bắt cướp sài Gòn " (báo VNexpress)
đưa tin:
Có lẽ lâu nay chúng ta vẫn thường được nghe nói đến các nhóm hiệp sĩ
đường phố Sài Gòn với những hành động dũng cảm vì nghĩa quên thân lao vào

truy đuổi bọn cướp cứu người bị hại. Nhưng có lẽ đằng sau những câu chuyện
anh hùng ấy có những điều chúng ta vẫn chưa hiểu hết được về một thứ "nghề
nghiệp không được trả lương" vô cùng nguy hiểm mà hàng ngày các anh phải
đối diện.
Đội thành lập được 2 năm nay hiện có 5 thành viên chủ chốt và vài cộng
tác viên hỗ trợ. Các hiệp sĩ làm đủ các nghề từ lái xe, tiếp thị, xe ôm đến nhân
viên kinh doanh…"Chúng tôi có điểm chung là đam mê bắt cướp, giống như có
sẵn trong máu vậy. Nhiều khi không biết mình làm vì điều gì, có lợi lộc gì nhưng
cứ thấy người bị giật đồ té ngã lại không cầm được lòng. Lúc đó chẳng suy nghĩ
gì nữa, lao xe ra đường thôi", anh Sin (một trong những thành viên của nhóm)
chia sẻ. Một trong những chiến công mà các anh lập được đó là vào một buổi
sáng cuối tuần tại giao lộ quận 3 (TP HCM), hai tên cướp đã giật một chiếc điện
thoại của một cô gái trẻ rồi nhanh chóng lên chiếc xe Exciter tẩu thoát. Ngay lập
tức nhóm hiệp sĩ gồm 4 người đã nhanh chóng đuổi theo, bọn cướp đã chống trả
quyết liệt, một tên dùng mũ bảo hiểm đánh trả khi nhóm đuổi đến gần, tên còn
lại vung dao hăm dọa. Nhưng rất nhanh chóng các anh đã lao vào quật ngã bọn
cướp, tước vũ khí, còng tay chúng và giao cho công an phường xử lí. Hành động
của các anh nhận được sự ủng hộ, đồng tình và cảm phục rất lớn từ phía người
dân. Nhưng các anh cũng thường xuyên phải đối diện với những hiểm nguy mà
không phải ai cũng biết. Sin - thành viên chủ chốt của nhóm trong một lần bắt
cướp đã bị đối tượng dùng bơm kim tiêm dính máu nhiễm HIV đâm trúng người
khiến anh phải nhập viện điều trị phơi nhiễm nhiều tháng trời. Rất may Bộ
trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu miễn tiền điều trị cho anh. Còn với
Đinh Quang Vũ (một thành viên khác), việc truy bắp cướp và bị tấn công diễn ra
như cơm bữa. Dịp Tết vừa rồi Vũ truy đuổi hai tên, bị chúng đâm 2 nhát dao
phải nhập viện ngay trong đêm. Ngoài ra các anh thường xuyên bị đe dọa hành
hung, giang hồ theo đuổi về tận nhà ...
-> Câu chuyện cứu giúp người đàn bà hàng chài của Phùng cùng với câu
chuyện của những hiệp sĩ bắt cướp Sài Gòn khiến chúng ta thêm tin yêu cuộc
sống, thấy cần phải hành động để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Câu chuyện của hai học sinh " Lỡ thi vì cứu người bị nạn"
Chiều (2/6/2010 baomoi.com), trên đường đến điểm thi tốt nghiệp , hai thí
sinh tại điểm thi Trường THPT Đô Lương1 (Huyện Đô Lương, Nghệ An) bất
ngờ gặp một vụ tai nạn thương tâm. Lúc đó xung quanh không một bóng người.

12


Thấy nạn nhân nằm bất động, Dũng và Quân không đành bước đi nên cả hai
quyết định đưa nạn nhân đến bệnh viện Đa khoa Đô Lương cấp cứu.
Sau khi hoàn tất thủ tục cho nạn nhân nhập viện, Dũng và Quân sực nhớ
mình đang đi thi nên vội tức tốc đến điểm thi. Đến nơi thì Hội đồng thi đã khép
cổng và các thí sinh đã làm bài hơn 4 phút. Hội đồng đã quyết định cho Dũng và
Quân nghỉ môn thi Sinh học vì vi phạm quy chế.
"Không thể để hai học trò xứ Nghệ vì việc nghĩa mà trượt tốt nghiệp"
Thứ trưởng Hiển cho hay, việc xác minh xem em Tăng Ngọc Dũng và Lữ
Đức Quân học sinh lớp 12A4 THPT Đô Lương Nghệ An cứu người có thật hay
không là do Sở GD & ĐT Nghệ An và trường học của hai em thực hiện. Nếu
đúng là vì cứu người thì không thể để hai em trượt tốt nghiệp. Và hai em sẽ
được tuyên dương khen thưởng trước kì thi đại học diễn ra để làm gương cho
tuổi trẻ.
* Giáo viên tiếp tục mở rộng vấn đề bằng câu hỏi: Trái với hành động
trượng nghĩa trên chúng ta thấy có những hành động xấu nào cần phải phê
phán?
Tuy nhiên trái với những câu chuyện cảm động, đáng khâm phục về lòng
tốt của con người thì vẫn còn đó bao điều nhức nhối, đáng báo động về căn
bệnh vô cảm đang tồn tại trong xã hội hôm nay. Đời sống vật chất với những
cám dỗ về danh vọng, tiền tài cùng với lòng ích kỉ, suy nghĩ hạn hẹp, lệch lạc...
đã khiến nhiều người trở thành vô cảm, thờ ơ, lạnh lùng đến tàn nhẫn trước
những nỗi đau, mất mát của đồng loại.

Trái ngược với hành động vì nghĩa quên thân của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
phùng, của nhóm hiệp sĩ hay của hai em học sinh là những câu chuyện đau lòng
và nhức nhối về thói vô cảm mà chúng ta cần phải lên án.
Ngày 28/3/2016, trên mạng xã hội facebook xuất hiện đoạn clip dài khoảng
4 phút ghi lại cảnh một người đàn ông đánh vợ hết sức dã man. Đoạn clip này đã
tạo nên một làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng. Ngay sau đó đoạn clip đã
nhận được hơn 30.000 lượt chia sẻ cùng hàng nghìn lượt bình luận của dân
mạng mà đa số đều lên án gay gắt hành vi đánh vợ tàn nhẫn của người đàn ông.
Tuy nhiên có một sự thực còn đau lòng hơn mà không phải ai cũng quan
tâm đó là có một người đàn ông khác đứng ngoài quay phim, thi thoảng nói vài
câu nhưng tuyệt nhiên không hề vào cứu giúp người đàn bà đáng thương đang
khóc lóc, sợ hãi tột độ trước những cú thúc gối, đấm đá túi bụi của người chồng.
Sự vô cảm đã biến gã đàn ông quay phim kia thành một con người tàn nhẫn.
Và hành động đó cũng đáng bị lên án như hành động bạo hành của gã chồng
vũ phu kia.
Câu chuyện "Ba nữ sinh bị đánh, cả lớp đứng nhìn" (zingnew)
"Tên cướp giật túi tiền không thành, dân lao ra hôi của" vv...Và còn
biết bao câu chuyện buồn lòng đến rơi nước mắt xung quanh căn bện vô cảm
của con người thời hiện đại. Chưa bao giờ câu chuyện về những người nông dân
vốn hiền lành, chất phác, lam lũ là thế mà nay biết dùng dầu nhớt tưới rau
muống, bơm thuốc kích thích tăng trưởng cho rau, sử dụng chất tạo nạc trong
13


chăn nuôi, dùng thuốc ngủ để tiêm cho lơn nhanh lớn... để rồi chính họ, con
cháu của họ và giống nòi Việt Nam đang dần bị hủy hoại. Phải chăng tất cả sự
độc ác được trá hình ấy đều xuất phát từ chính căn bệnh vô cảm, vì "mình có ăn
đâu mà sợ, mặc kệ".
- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài tại tòa án huyện.
* Giáo viên chuyển ý và đặt câu hỏi: Câu chuyện của người đàn bà hàng

chài tại tòa án huyện nói lên điều gì? Học sinh thảo luận trả lời, giáo viên
chốt thành ý sau:
+ Nguyên do Phùng và Đẩu mời người đàn bà lên tòa án huyện là để giúp
chi ta giải quyết chuyện li hôn. Cả Phùng và Đẩu đều khuyên chi ta bỏ chồng.
Nhưng câu chuyện của người đàn bà đã khiến cho Phùng và Đẩu hiểu ra sự thật
cuộc đời, hiểu ra nguyên nhân của những điều tưởng như vô lí: Bề ngoài đó là
một người đàn bà nhẫn nhục cam chịu, bị chồng thường xuyên đánh đập hành hạ
vậy mà nhất quyết gắn bó với gã chồng vũ phu ấy. Nhưng khi nghe lời giãi bày
của chị ta Phùng và Đẩu mới thấy nguồn gốc của mọi sự chịu đựng, hi sinh. Tất
cả đều xuất phát từ tình thương vô bề bến đối với những đứa con, chị ta "phải
sống cho con chứ không thể sống cho mình". Nếu hiểu sự việc một cách đơn
giản, chỉ cần yêu cầu chị ta bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách
thấu suốt sẽ thấy suy nghĩ của người đàn bà là không thể khác được.
-> Qua câu chuyện của người đàn bà ta càng thấy rõ: không thể dễ dãi, đơn
giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng cuộc sống.
-> Đó là thông điệp về cách nhìn đời, nhìn người đa diện, nhiều chiều để
phát hiện bản chất thực sự bên trong của vấn đề.
-> Thông điệp có tính thòi sự và ý nghĩa giáo dục sâu sắc đến hôm nay
và cả sau nay khi mà chúng ta vẫn còn có thói quen lấy suy nghĩ của mình để
áp đặt cho người khác, quen nhìn đời và nhìn người từ một phía"...đánh giá một
cái cây khi chỉ nhìn thấy nó trong một mùa. Cũng như việc ta vội vàng phán xét
hay ngợi ca một người khi mới chỉ nhìn thấy vẻ ngoài và những biểu hiện ban
đầu của họ".
"Nữ sinh tự tử vì bị tung clip nóng và lời cảnh tỉnh" (Người lao đông)
Ngày 20/6/2015, xảy ra một sự việc thương tâm khi nữ sinh N.T.A.T 15
tuổi ở huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai đã dại dột tự tử bằng thuốc diệt cỏ. Mặc dù đã
được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng cô bé đã không qua khỏi.
Nguyên nhân của hành động dại dột này là bởi cô bé đã bị chính người bạn
trai tên Lộc tung clip quan hệ tình dục của hai người lên mạng khi cô nói lời
chia tay anh này.

Đáng lẽ sự việc đau lòng này đã không xảy ra nếu như một đám đông "ảo"
trên mạng xã hội facebook không đồng loạt thi nhau đăng tải đoạn clip rồi dùng
những lời bình phẩm thô tục chê trách, xỉ vả vô cùng nhẫn tâm đối với cô gái trẻ
mặc cho cô bé van xin " Mọi người có thôi ngay không, em sai, em nhận hết.
Đừng bàn tán nữa...Tôi van xin mấy người hãy tha cho tôi".
Chính thói vô cảm, sự nhìn nhận, phán xét sự việc từ một phía của nhiều kẻ
được coi là "anh hùng bàn phím" đã đẩy cô gái nhỏ vào bế tắc không lối thoát.
14


Trong khi cô bé cũng chỉ là nạn nhân rất cần sự cảm thông chia sẻ từ phía mọi
người.
* Giáo viên tiếp tục dẫn dắt mở rộng ý: Câu chuyện bạo hành trong gia
đình thuyền chài nói lên thực trạng gì trong xã hội ngày hôm nay?
+ Ta cảm phục tấm lòng vị tha, đức hi sinh của người đà bà hàng chài, ta
thấy trong tâm hồn chị là bóng dáng bao người phụ nữ Việt Nam tảo tần chịu
thương, chịu khó hết lòng hi sinh vì chồng vì con. Nhưng ta không đồng tình với
sự nhẫn nhục chịu đựng quá mức của chị trước sự bạo hành của chồng. Biết bao
người phụ nữ cũng vì nhẫn nhục quá mức mà suốt một đời sống trong nỗi bất
hạnh bị chồng đánh đập, hành hạ. Biết bao câu chuyện đau lòng xảy ra cũng vì
nạn bạo hành gia đình mà nạn nhân không phải chỉ có riêng người phụ nữ, đó là
những đứa trẻ sớm đã bị tổn thương cả tâm hồn và thể xác khi chúng được sinh
ra và lớn lên trong một gia đình chỉ có bạo lực mà không có tình yêu thương như
chị em thằng Phác.
Kẻ cắt gân tay chân vợ khi ra trước vành móng ngựa vẫn hung hãn đòi
giết vợ.
Câu chuyện của người phụ nữ tên Vàng Thị Nhập đã bị chồng hành hạ
suốt 20 năm trời dẫn đến bi kịch sát hại chồng để giải thoát.
Hay Câu chuyện của chị Bùi Thị Khuê (TP. Phan Thiết, Bình Thuận) bị
chính chồng mình tẩm dầu đốt vì "cả gan " bớt xén tiền rượu của chồng để

mua thức ăn cho các con. Kẻ được gọi là chồng đó đã dùng nguyên một can
dầu hỏa tưới lên người chị khuê khi chị đang ngủ rồi nhẫn tâm châm lửa đốt
khiến chị bị bỏng độ 2, độ 3, diện tích bỏng lên đến 90% cơ thể...
-> "Gia đình là tế bào của xã hội. Nhưng không phải mọi gia đình đều là tổ
ấm khi bạo lực vẫn luôn tồn tại". bạo lực gia đình cần phải bị xã hội lên án mạnh
mẽ, bị pháp luật trừng trị thích đáng và người phụ nữ cần phải đấu tranh, dũng
cảm tố giác kẻ bạo hành để giải thoát chính mình.
2.3.5. Tính thời sự trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của
Lưu Quang Vũ.
* Đối với vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, tôi để phần liên hệ với
tính thời sự ở phần củng cố nội dung bài học qua đó nhấn mạnh ý nghĩa giáo
dục của vở kịch. Để làm được điều này, trước hết giáo viên cần cho các em
nắm được những ý cơ bản sau:
2.3.5.1. Về tác giả, tác phẩm
- Tác giả:
+ Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, sáng tác văn xuôi, vẽ tranh
và soạn kịch.
+ Trong đó kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Với
những vở kịch gây chấn động dư luận như: Lời nói dối cuối cùng; Nàng Xi Ta,
Chết cho điều chưa có, Hẹn ngày trở lại; Hồn Trương Ba, da hàng thịt...Lưu
Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường
những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch
tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
15


- Tác phẩm:
+ Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được Lưu Quang Vũ viết vào năm
1981, công diễn vào năm 1984.
+ Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói

hiện đại đặt ra nhiều vấn đề xã hội mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng triết lí và nhân
văn sâu sắc, truyền đạt được những thông điệp tinh thần của thời đại. Do vậy vở
kịch đã có sức hút rất lớn không chỉ đối với khán giả trong nước mà còn với cả
khán giả nước ngoài (Mĩ, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Ca-na-đa và một số nước
bắc Âu....)
+ Vở kịch gồm 7 cảnh kể truyện Trương Ba là một người làm vườn lương
thiện, hết lòng thương yêu vợ con và giỏi đánh cờ. Nhưng vì sự tắc trách của
Nam Tào (Nam Tào gạch nhầm tên Trương Ba trong sổ tử) khiến cho ông phải
chết một cách oan uổng. Vì muốn sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn
Trương Ba sống lại, nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Nhưng cũng bắt đầu
từ đây mọi sự rắc rối và bi kịch đổ ập xuống đầu Trương Ba. Trú nhờ linh hồn
trong thể xác hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: Chị hàng thịt khăng
khăng đòi chồng, Lí trưởng nhân đó sách nhiễu, gia đình Trương Ba cũng cảm
thấy xa lạ ... mà bản thân ông thì cũng đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả
tạo. Nhưng nỗi đau khổ lớn nhất mà Trương Ba phải chịu đó là linh hồn Trương
Ba vốn trong sáng nhân hậu, thanh cao lại được đặt trong thân xác một anh hàng
thịt thô lỗ, phàm tục, đầy sức mạnh bản năng. Hồn lâm vào tình trạng bi kịch:
không được sống như bản thân mình mong muốn, không làm chủ được mình. Sự
đau khổ được đẩy đến tột đỉnh khi bị những người thân yêu xa lánh, thậm chí
căm ghét, khinh bỉ, khiến ông phải lấy cái chết để tự giải thoát.
+ Đoạn trích là phần lớn cảnh VII, là đoạn kết của vở kịch, vào lúc xung
đột kịch được đẩy lên đỉnh điểm sau thời gian Trương Ba phải sống trong tình
trạng "bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo". Trương Ba ngày càng trở nên xa
lạ với mọi người và tự chán ghét bản thân, mong muốn thoát khỏi nghịch cảnh
trớ trêu.
2.3.5.2. Phần đọc hiểu
* Toàn bộ đoạn trích là cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với thân xác
hàng thịt, Đế Thích và người thân. Qua màn đối thoại có thể thấy tác giả đã
gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết
liệt, kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống. Do vậy giáo viên cần làm

rõ đó là thông điệp gì, có ý nghĩa ra sao đối với mỗi người.
- Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt.
+ Tuy Trương Ba được trả lại cuộc sống, nhưng đó là cuộc sống đáng hổ
thẹn vì phải sống chung với cái dung tục và bị sự dung tục đồng hóa.
+ Qua đó tác giả cảnh báo: khi mỗi chúng ta còn phải sống trong sự dung
tục thì tất yếu, thắng sẽ bị cái dung tục ngự trị, thắng thế, sẽ lấn át và tàn phá
những gì trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ trong con người.
- Màn đối thoại giữa Trương Ba với người thân.

16


+ Sự xa lánh, căm ghét, khinh bỉ của người thân càng đẩy Trương Ba vào bi
kịch. Ông hiểu những gì mình gây ra cho người thân là rất tệ hại mặc dù ông
không hề muốn điều đó. Nhưng chính sự ý thức đó đã thúc đẩy Trương Ba đi
đến một quyết định quan trọng đó là phản kháng quyết liệt trước thể xác hàng
thịt.
- Màn đối thoại với Đế thích cho thấy nhân cách cao đẹp của Trương Ba.
Ông thà chấp nhận cái chết chứ không chịu sống trái tự nhiên, sống nhờ, sống
gửi, sống một cách giả dối, không được sống là chính mình. Điều này chứng tỏ
Trương Ba là một con người giàu lòng nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng,
đặc biệt là con người ý thức rất rõ đâu mới là ý nghĩa đích thực của sự sống. Đó
là con người có nhân cách cao đẹp, và để bảo toàn nhân cách của mình con
người đó đã không ngừng nghỉ đấu tranh với chính bản thân dù trong nghịch
cảnh trớ trêu nhất.
2.3.5.3. Liên hệ thực tiễn
* Bức thông điệp mà tác giả gửi gắm đến người đọc là gì? Có ý nghĩa ra
sao?
Vở kịch có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa hiện thực rõ nét. Trong thực tế, tình
trạng con người không làm chủ được bản thân mình, không được sống như mình

mong muốn không phải hiếm hoi gì. Nhưng cũng có tình trạng tình nguyện sống
khác với bản chất của mình, tự nguyện sắm vai người khác. Như Đế Thích nói
thì hiện tượng này khá phổ biến “Dưới đất, trên trời đều thế cả”.
Có thể thấy rất rõ ràng trong mỗi người chúng ta hiện nay. Có khi nào mỗi
người phải đấu tranh giữa thể xác và lí trí tâm hồn hay không? Tất nhiên là có
rất nhiều!
Những cám dỗ của cuộc sống vật chất, danh vọng và tiền tài nhiều khi
khiến mỗi chúng ta lầm đường, lạc lối.
Đôi khi ta lại sống theo cái vẻ bề ngoài và tính cách của một thần tượng
nào đó mà lại đánh mất đi bản thân mình…
Sống không được là mình diễn ra hàng ngày trong cuộc sống: ở nhiều lĩnh
vực, ngành nghề khác nhau. Có khi theo chiều hướng tích cực, có khi tiêu cực.
Chẳng hạn trong thế giới nghệ sĩ. Những năm gần đây làn sóng Hallyu (văn
hóa Hàn Quốc) ảnh hưởng nhiều nước trên thế giới, nhiều nhất là Châu Á, trong
đó không thể thiếuViệt Nam)
Một bộ phận thanh thiếu niên ảnh hưởng nặng nề các thần tượng Kpop: từ
cách ăn mặc, màu tóc, thời trang…thậm chí quên việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
Thế là đánh mất chính mình- mình chỉ là bản sao chép, hay cái bóng của thần
tượng.
Hay có những nghệ sĩ vì muốn nổi tiếng thật nhanh, thay vì nỗ lực phấn
đấu họ đã dùng cách tạo scandan để đánh bóng tên tuổỉ. Một số cô gái trẻ có
nhan sắc nhưng thực tài chưa hẳn đã có quyết tâm dấn thân vào showbiz bằng
con đường khoe "ngực khủng" cùng với những phát ngôn gây sốc hay những
hành động hết sức phản cảm. Lại cũng có không ít người mẫu, diễn viên, hoa

17


hậu vì chạy theo lối sống đua đòi, ăn chơi, hưởng thụ đã sẵn sàng đánh đổi cả
nhân phẩm và danh dự của mình.

Bởi vì khi ta sống chung với cái dung tục thì trong một hoàn cảnh nào đó ta
sẽ dễ dàng bị cái dung tục đồng hóa. Chúng ta phải biết tự đấu tranh với bản
thân mình để trở nên “là mình toàn vẹn”, không thể“bên trong một đằng bên
ngoài một nẻo”, thì ta mới có được cuộc sống hạnh phúc.
Vở kịch tạo nên bởi yếu tố huyền thoại, nhưng vấn đề được đề cập tới lại
có ý nghĩa thời sự to lớn trong thập niên 80 của thế lỉ XX, ngày nay và mai sau.
Không ít người bị tha hóa khi đứng trước những dung tục do lập trường
không vững vàng. Nhưng cũng có người rơi vào bi kịch đó do sự làm việc tắc
trách của những người có chức có quyền.
Trong vở kịch là do sự quan liêu, vô trách nhiệm của những người trên
thiên đình gây ra khiến Trương Ba lâm vào cuộc sống dở khóc dở cười.
Còn dưới hạ giới thì do ai? Phải chăng đó là từ những việc làm quan liêu,
tắc trách của những người cầm quyền, nắm luật. Chúng ta có thể thấy rất nhiều
trong xã hội ngày nay.
Chỉ vì sự tắc trách của những người cầm quyền nắm luật mà ông Nguyễn
Thanh Chấn (Tỉnh Bắc Giang) đã bị kết án oan tù trung thân, sau 10 năm ngòi tù
với bao nỗi đau khổ, nhục nhã vì mang tiếng là một kẻ giết người, ông Chấn đã
được thả tự do khi hung thủ thực sự ra đầu thú.
Hay trong ngành y tế những năm gần đây cũng vậy, thực trạng một bộ phận
bác sĩ vì thói quan liêu, tắc tránh, hám lợi mà đánh mất đi tấm lòng y đức xảy ra
rất nhiều. Nhiều câu chuyện đau lòng, đáng tiếc đã không thể xảy ra nếu như
nhiều người trong số họ nâng cao hơn nữa lương tâm và trách nhiệm nghề
nghiệp của mình. Mới đây nhất là vụ việc một nữ sinh tên Lê Hạ Vi (Đắc Lắc)
đã mất đi một chân do bác sĩ yếu kém trong chuyên môn, tắc trách trong công
việc. Và còn nhiều vụ việc thương tâm khác nữa làm dóng lên hồi chuông cảnh
tỉnh về vấn đề y đức trong ngành y tế.
“Cô giáo tử vong vì bệnh viện tắc trách”- tạp chí báo sức khỏe gia đình
“Mất con vì sự tắc trách của bái sĩ?- Báo công an TPHCM…
Mỗi con người chúng ta phải biết đấu tranh, phải biết phê bình để được
sống là chính mình dù có phải chết như Trương Ba. Có được sống chính là

mình thì ta mới tìm thấy hạnh phúc cho bản thân mình và mọi người, mới
làm chủ được mình và tương lai của mình.
* Ngoài 3 tác phẩm trên đây, có thể liên hệ những kiến thức cơ bản trong
một số tác phẩm :
"Đất nước" - Nguyễn khoa Điềm: Đặt trong tình hình biển Đông căng
thẳng, có thể giáo dục ý thức trách nhiệm thanh niên, học sinh, công dân đối với
đất nước.
“Thuốc”- Lỗ Tấn: sự vô cảm của người dân Trung Quốc khiến nhà văn Lỗ
Tấn phải đổi nghề” Người dân Trung Quốc hăm hở xem người Trung Quốc bị
Nhật chém..” Sự vô cảm của người dân Trung Quốc TK XIX.

18


Tình trạng ấy ngày nay vẫn còn tồn tại ở một số thành phần trong xã hội
Trung Quốc. Chuyện “ em bé 2 tuổi bị cán 2 lần bởi 2 chiếc xe tải”, nhưng 18
người qua đường thờ ơ, chỉ đến người thứ 19 là một bác trung niên nhặc rác cứu
giúp? Một sự vô cảm đáng sợ! Và nước Việt Nam ta cũng có trường hợp tương
tự…
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Việc kết hợp tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong việc giảng dạy một số
tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 12, tôi nhận thấy được một số
hiệu quả nhất định như sau:
- Đối với hoạt động giáo dục:
+Tôi nhận thấy kết quả lớn nhất mà phương pháp dạy học này mang lại đó
là gắn liền kiến thức nhà trường với vấn đề xã hội, kích thích được hứng thú của
học sinh và qua đó phát huy hiệu quả giáo dục của tác phẩm văn chương. Mỗi
một câu chuyện liên hệ như một tấm gương phản ánh tính đa dạng, nhiều chiều
của cuộc sống xã hội, trong đó có cả vấn đề tích cực cũng như tiêu cực. Qua
những câu chuyện đó, học sinh có thể tự soi chiếu lại mình, nhìn nhận và đánh

giá chính bản thân để điều chỉnh hành vi, lối sống sao cho phù hợp với những
chuẩn mực đạo đức xã hội, điều này rất tốt cho việc hình thành đạo đức của các
em.
+ Hơn nữa với cách dạy học này, giáo viên cung cấp thêm cho các em vốn
sống, vốn hiểu biết về đời sống xã hội, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo độc
lập từ vốn sống, vốn hiểu biết của các em.
- Đối với bản thân người dạy:
+ Phát huy được tính năng động, sự tìm tòi, sáng tạo trong việc soạn giảng.
+ Để có tư liệu, dẫn chứng cho học sinh, giáo viên nên thường xuyên cập
nhật thông tin thời sự trên báo, ti vi, các phương tiện truyền thông...Từ đó bản
thân cũng có thêm vốn sống, vốn hiểu biết.
+ Những dẫn chứng còn là kênh thông tin rất bổ ích cho việc ra đề và
hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận xã hội. Ví dụ khi nói đến căn bệnh vô
cảm trong đời sống hiện đại ngày hôm nay, giáo viên có thể lấy chính những câu
chuyện mà mình đã tìm hiểu được trên các phương tiện thông tin đại chúng
trong tiết dạy của bài học này làm dẫn chứng sinh động cho tiết dạy của bài học
văn nghị luận xã hội.
+ Giờ dạy văn cũng vì thế mà mềm mại, không khô cứng, đỡ nhàm chán
và thuyết phục hơn, giáo viên vì thế cũng cảm thấy hăng say, hứng thú giảng dạy
hơn.
So sánh, đối chiếu bằng số liệu điều tra mức độ hứng thú đối với giờ
học của học sinh có cùng trình độ khi thực hiện hai hướng dạy học (hướng
dạy học cũ và hướng dạy học mới ở bài "Thông điệp nhân ngày thế giới
phòng chống AIDS" của Cô-Phi-An-nan).
Kết quả dạy học theo hướng cũ như sau:
19


Lớp 12A, sĩ số 32 học sinh


Mức độ hứng thú đối với giờ học
Hứng thú
Không hứng thú
9
23
Kết quả dạy học theo hướng mới như sau:
Lớp 12B, sĩ số 32 học sinh

Mức độ hứng thú đối với giờ học
Hứng thú
Không hứng thú
27
5
Từ kết quả như trên tôi đã mạnh dạn áp dụng hướng dạy học mới này đối
với cả hai lớp học trong các tiết học sau và tôi nhận thấy các em đều tỏ ra rất
hứng thú và hiểu bài.
PHẦN 3: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
3.1. KẾT LUẬN
Dạy học theo hướng phát huy tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong tác
phẩm văn học là hướng dạy học mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Hướng dạy
học này giúp giáo viên phát huy được tính năng động, sự tìm tòi trong việc soạn
giảng. Giúp người học liên hệ văn chương trong nhà trường với vốn sống, vốn
hiểu biết của bản thân, từ sự liên hệ để rút ra cho mình nhiều bài học đạo đức,
bài học làm người quý giá giúp cho việc hình thành đạo đức, nhân cách bản
thân. Tuy vậy khi liên hệ, giáo viên cần có sự lựa chọn tác phẩm, chắt lọc kiến
thức từng phần, tránh sự liên hệ tùy tiện, mang tính áp đặt. Nếu giáo viên làm
được điều này sẽ góp phần đem văn chương trong nhà trường đến gần hơn với
cuộc sống, dùng văn chương giáo dục đạo đức cho các em và qua đó kích thích
hứng thú học văn cho học sinh.
Trong khả năng hạn hẹp, tôi chỉ trình bày một số tác phẩm và những kiến

thức nhất định. Có thể qua sáng kiến kinh nghiệm này, các thầy cô sẽ có những
khám phá mới mẻ và áp dụng vào những tiết học của mình.
Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của thầy cô.
3.2. ĐỀ XUẤT
- Đối với cấp Sở Giáo dục: cần tổ chức các lớp tập huấn để giáo viên được
học tập, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng thêm về kiến thức, kĩ năng, phương
pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
- Đối với nhà trường: Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt tổ chuyên môn dưới
hình thức thảo luận để giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi lẫn nhau qua đó
phổ biến những kinh nghiệm hay trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.
Thanh Hóa, ngày 23 tháng 4 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

CAM KẾT KHÔNG COPY

Người viết sáng kiến
Đào Thị Dung
20



×