Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên bộ môn ngữ văn thực hiện dạy học kiến thức liên môn cho bài “ mùa xuân của tôi” – vũ bằng , trong chương trình ngữ văn 7 nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh ở trường THCS trường lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.93 KB, 20 trang )

I – MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân đang dần được cải thiện.
Điều đó tác động không nhỏ đến công tác giáo dục, tạo động lực cho việc
chúng ta tìm ra nhân tài cho đất nước thông qua việc các em hứng thú học và
cảm thụ các giờ văn. Nhưng trước sự mở cửa của đất nước trong xu thế hội
nhập về kinh tế thì vị trí môn Ngữ văn trong nhà trường ngày càng bị xem
nhẹ, đặc biệt là đối với học sinh, học văn các em xem như là một sự ép buộc
(nhất là trong việc lựa chọn học sinh giỏi đi dự thi HSG môn Ngữ văn cấp
Huyện, trước định hướng của phụ huynh học sinh các em càng ngại và không
muốn đi thi HSG môn này). Cũng vì thế mà hiện nay chúng ta có thể thấy có
một số em rất giỏi về làm kinh tế hay giỏi về nhiều ngoại ngữ nhưng không
thể hiểu nổi ý nghĩa của một câu ca dao, tục ngữ đơn giản; không biết cách
viết một câu đơn theo đúng nghĩa của nó. Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn,
hẳn mỗi lần chấm bài làm của học sinh chúng ta phải bật cười vì những câu
không có nghĩa, hay trên lớp khi dạy học xong một bài văn bản, bài thơ…
chúng ta cho học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình với bài vừa học thì khi
phát biểu của các em vừa dứt cũng là tràng cười của cả lớp ngả nghiêng, thế
nhưng cũng đằng sau tiếng cười ấy lại là một nỗi chua xót đắng cay và những
giọt nước mắt cảm thấy hổ thẹn thay vì sản phẩm ấy là của mình. Vì vậy, công
việc dạy học đối với giáo viên Ngữ văn đòi hỏi làm sao phải lôi cuốn được
học sinh ham thích tiết học văn bản để từ đó viết bài văn, tự nguyện đăng kí
được dự thi học sinh giỏi môn Ngữ văn từ cấp trường trở lên, đó là một việc
làm thường xuyên của giáo viên nói chung đặc biệt đối với giáo viên dạy môn
Ngữ văn. Đây là một công việc mà người dạy học có thể đánh giá mức độ
thành thạo về kĩ năng, mức độ tiếp thu kiến thức và tâm thế sau tiết học của
học sinh, qua đó mà chúng ta có thể phần nào tự đánh giá công việc dạy học
của mình và có biện pháp điều chỉnh sao cho hợp lí, phù hợp với tình hình học
tập của học sinh.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bộ môn Ngữ văn cũng lôi cuốn hứng thú
đối với học sinh và tất cả học sinh cũng được giáo viên quan tâm đúng mức.


Trong thời gian tham gia chỉ đạo chuyên môn ở Tổ xã hội cũng như thực tế đã
đứng lớp giảng dạy môn Ngữ văn nhiều năm, tôi thấy nhiều thầy cô giáo
chưa quan tâm đến vấn đề này vì khi đến những tiết văn bản giáo viên thường
cung cấp kiến thức phần lớn đủ theo hệ thống câu hỏi ở sách giáo khoa, ít tìm
tòi bổ sung, mở rộng kiến thức ở các bộ môn khác và không kích thích khả
năng khám phá, sáng tạo của học sinh; “phớt lờ” cần biết thái độ học sinh đối
1


với bài dạy, tiết dạy của mình vì “ lương” của mình cứ đến kì thì tăng, cứ
đến ngày là được lấy.
Có thể thấy, đây không phải là vấn đề mới, tuy nhiên xuất phát từ tình
hình thực tế mỗi giáo viên có quan điểm khác nhau , cách tổ chức khác nhau,
giáo án khác nhau trong tiết dạy học văn bản nhằm gây hứng thú cho học sinh
đối với môn Ngữ văn, bằng đúc rút kinh nghiệm thực tiễn tôi chọn viết về:
Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên bộ môn Ngữ văn thực hiện dạy học kiến
thức liên môn cho bài “ Mùa xuân của tôi” – Vũ Bằng , trong chương
trình Ngữ văn 7 nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh ở Trường
THCS Trường Lâm.
2. Mục đích nghiên cứu
Chỉ đạo giáo viên thực hiện dạy học tiết văn bản có sử dụng kiến thức liên
môn để :
- Giáo viên: Tăng khả năng tự học, tự bồi dưỡng kiến thức cho bộ môn
của mình đồng thời mở rộng kiến thức thêm ở các bộ môn khác
- Học sinh: Tăng khả năng sáng tạo, yêu thích học bộ môn Ngữ văn
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối với GV: nắm được phương pháp, cách thức cách truyền giảng tới HS
- Đối với HS: nắm bắt tâm tư, nguyện vọng đối với bộ môn và giáo viên
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: chỉ đạo tổ bộ môn cứ

các công văn hướng dẫn của Ngành, căn cứ tình hình thực tiễn của giáo viên
bộ môn họp bàn để xây dựng tiết dạy cho đồng nghiệp của mình
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin : bằng phiếu
nhằm thu thập thông tin về thực trạng học sinh thụ động và ít hứng thú với
việc học môn Ngữ văn qua đó xác định nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở
cho việc xác lập các biện pháp nhằm gây hứng thú cho HS
- Phương pháp thống kê, so sánh và đối chiếu: nhằm nổi bật kết quả đạt được
trước và sau khi áp dụng bài dạy.
- Phương pháp quan sát : nhằm thu thập các biểu hiện sinh động, khách quan
về thái độ, hứng thú cũng như mức độ tham gia hoạt động trong giờ học của
học sinh
- Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm nhằm mục đích
kiểm tra kết quả của việc sử dụng các kiến thức liên môn theo qui trình thiết
kế trong bài giảng để điều chỉnh sao cho phù hợp.

2


II – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1/ Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm
Nghị quyết TW 4 khoá VII, Nghị quyết TW 2 khoá VIII và được pháp
chế hóa trong Luật Giáo dục ( sửa đổi) như sau:
Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp
giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học.”
Điều 24.2. Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc
diểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ

năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (Ban hành kèm theo Quyết
định số 201/2001/QĐ- TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính
phủ), ở mục 5.2. ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục.
Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng
dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho
người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và
có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng
cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học
tập,...”
Thực hiện công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và công văn số 1976/SGDĐT- GDTrH của Giám đốc Sở
GD& ĐT Thanh Hóa ngày 20 tháng 10 năm 2014 V/v: Hướng dẫn sinh hoạt
chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; tổ chức và
quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục
thường xuyên qua mạng chỉ rõ về:
* Mục đích: Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động
lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi năm học và
các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động dạy học
tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát
triển năng lực và phẩm chất của học sinh;
*Yêu cầu: Việc xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học, các
chuyên đề tích hợp, liên môn và kế hoạch dạy học bộ môn phải nhằm góp
phần thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều
kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh;
* Nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới PPDH và KTĐG
- Xây dựng chuyên đề dạy học: Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng,
thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động dự kiến sẽ tổ chức cho

học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm
chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
3


- Biên soạn câu hỏi/bài tập: Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và
mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp, vận
dụng cấp độ cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra,
đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
- Thiết kế tiến trình dạy học: Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức
thành các hoạt động dạy học của học sinh để có thể thực hiện trên lớp và ở
nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến
trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
- Tổ chức dạy học và dự giờ: Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã xây dựng,
tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ,
phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát
hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
học tập với yêu cầu như sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp
với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải
hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp
dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học
sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau
khi thực hiện nhiệm vụ học tập, phát hiện kịp thời những khó khăn của học
sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ
quên".
- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung
học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh
trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập, xử lí những tình huống sư

phạm nảy sinh một cách hợp lí.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các
kiến thúc mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
- Phân tích, rút kinh nghiệm bài học: Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó
là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ
chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.
Có thể nói : Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học
tập chủ động, chống lại thói quen hoạt động học tập thụ động của học sinh
Căn cứ vào mục tiêu cùng với dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học
sinh THCS : ham tìm hiểu, tiếp cận, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán.
Do đó việc Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học bằng việc sử dụng kiến
thức liên môn trong giờ học Ngữ văn là hết sức cần thiết và có ích, có tác
dụng giúp học sinh:
- Tăng cường khả năng chú ý, nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năng
động của các em
- Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng
trong học tập của học sinh. Phát triển tính độc lập ham hiểu biết và khả năng
suy luận.
4


- Tăng cường khả năng thực hành, khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học
sinh, giữa học sinh với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử,
giao tiếp.
- Thu hút cả lớp tham gia xây dựng bài.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong năm học 2016 – 2017, qua mỗi tiết dự giờ của giáo viên bằng phiếu
khảo sát học sinh 3 lớp 7 của trường tôi ở đầu học kì I ( Tháng 9/2016) cảm

nhận về học môn Ngữ văn, tôi thu được kết quả :
Lớp
Sĩ số
Thái độ , tình cảm đối với môn Ngữ văn
Yêu thích
Bình thường
Không thích
7A
36
16 (44,4%)
14(38,9%)
6(16,7%)
7B
37
10(27,02%)
10(27,02%)
17(45,96%)
7C
36
11(30,55%)
14(38,9%)
11(30,55%)
Tổng
109
37(33,94%)
38(34,86%)
34(31,2%)
* Chất lượng HSG môn Ngữ văn K6,7,8 cấp Huyện năm học 20152016 đạt được như sau :
Số HS
dự thi


Số HS
đạt giải

Giải
nhất

Giải Nhì

Giải ba

Giải KK

Không đạt

SL % SL %
SL %
SL %
SL %
0
9
9
0 0
1 11.12 3 33.33 5 55.55 0
Kết quả cho thấy sự yêu thích học môn Ngữ văn và HS đạt giải có số
chiếm tỉ lệ thấp, nguyên nhân do đâu ? Đó là câu hỏi đặt ra dành cho giáo viên
phải suy nghĩ, trăn trở với bộ môn của mình, từ đó người quản lí có định
hướng chỉ đạo cùng giáo viên tìm ra phương pháp đổi mới để gây hứng thú và
yêu thích học môn Ngữ văn đối với học sinh
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

3.1. Giải pháp thực hiện
Tôi chỉ đạo tổ Chuyên môn thực hiện những giải pháp sau :
(1) Dự giờ đúc rút kinh nghiệm
(2) Lựa chọn - xây dựng nội dung kiến thức đưa vào bài phù hợp với bài dạy.
(3) Thử nghiệm sư phạm
(4)Chỉ đạo, tổ chức thực hiện
3.2. Các biện pháp đã tổ chức thực hiện
3.2.1. Về dự giờ đúc rút kinh nghiệm
Vấn đề này đã được tất cả giáo viên trong nhà trường thực hiện theo
nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm học trong Hội nghị công chức: mỗi giáo
viên dự giờ ít nhất 01 tiết/ tuần ( 15 tiết/ học kì). Lâu nay việc dự giờ chúng ta
thường xem nhẹ, sổ dự giờ chúng ta chỉ ghi cho đủ số tiết theo quy định để
kiểm tra về mặt hồ sơ cho nên phần Rút kinh nghiệm trong sổ dự giờ về Ưu
điểm và Nhược điểm giáo viên ghi chép rất sơ sài chiếu lệ; mặt khác khi dự
giờ đồng nghiệp giáo viên chỉ chú ý nhiều đến trọng tâm kiến thức, thời gian
giáo viên phân chia cho từng phần…ít chú ý đến thái độ học sinh học như thế
5


nào kể cả giáo viên dạy khi có người dự thường ít chú ý đến học sinh yếu
trong lớp, chỉ chăm chăm mời học sinh từ khá trở lên để xây dựng bài cho tốt,
không bị cháy hay lụt giờ dạy. Vì vậy, tham khảo hướng dẫn dự giờ theo tinh
thần công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và công văn số 1976/SGDĐT- GDTrH của Giám đốc Sở GD& ĐT
Thanh Hóa ngày 20 tháng 10 năm 2014 tôi chỉ đạo giáo viên đi dự giờ, ngoài
việc bám nhận xét theo yêu cầu chung của mọi tiết dự đánh giá về : Nội dung;
Phương pháp; Phương tiện, Tổ chức; Kết quả phải chú ý nhiều đến thái độ
và tâm thế học sinh trong giờ học theo hướng dẫn số 572/HD- SGDĐT của
Giám đốc Sở GD & ĐT Thanh Hóa kí ngày 29 tháng 3 năm 2017 sẽ thực
hiện kể từ năm học 2017-2018 (Giờ dạy trong hội thi giáo viên dạy giỏi các

cấp (cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh), về việc đề cao vai trò tích cực của HS
với 8/12 tiêu chí theo phiếu đánh giá sau:
Nội
dung

Tiêu chí

1. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu,
nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
Kế
2. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức
hoạch và và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
tài liệu
3. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử
dạy học dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.
4. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong
quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
5. Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và
hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Tổ chức
6. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những
hoạt
khó khăn của học sinh.
động
học cho
học sinh

7. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và
khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện
nhiệm vụ học tập.

8. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng
hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo
luận của học sinh.
9. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học
tập của tất cả học sinh trong lớp.
Hoạt
10. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học
động học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
của học
11. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày,
trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
sinh
12. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Cộng

Điểm
đánh giá

Điểm
tối đa

1
1
1
1
2
2
2
2

2
2
2
2
20

Tuy nhiên , trong thực tế đi dự giờ mọi người thường thấy không bổ ích,
kiến thức chẳng có gì, thường hay tự đề cao mình…đã có tâm lí ngại rồi mà
6


bây giờ lại nhận xét đánh giá lại càng ngại. Cuối cùng, chỉ có người chỉ đạo
chuyên môn là người đứng mũi chịu sào vì đây là sáng kiến của họ. Sau khi
mọi người nhận xét, tôi là người chỉ đạo chuyên môn phải thâu tóm lại những
mặt mạnh – yếu trong giờ dạy, chỉ ra được vấn đề, đối tượng mà tất cả mọi
người đang quan tâm, còn thấy chưa đạt có như vậy thì mới có thể cùng thảo
luận cho một tiết chung để khắc phục sự không yêu thích môn học đối với học
sinh thì mới nâng cao hứng thú và tình cảm yêu mến phần văn bản nói riêng
và môn Ngữ văn nói chung.
Vì vậy, bằng kinh nghiệm từ những năm tôi còn đứng lớp, với việc cùng
các giáo viên đi dự giờ đồng nghiệp của mình về thảo luận để có tiết dạy văn
bản có sử dụng kiến thức của các môn học cùng cấp học như : Địa lí, Lịch sử,
Âm nhạc, Mĩ thuật… đúng nghĩa : tạo sự tích cực cho người học và tự bồi
dưỡng kiến thức thường xuyên cho mỗi giáo viên nhằm tìm ra điểm yếu cho
nhau phải thực hiện ngay từ khâu đầu tiên dự giờ góp ý phải chân thành.
3.2.2. Lựa chọn và xây dựng môn học phù hợp với bài dạy.
Với văn bản ở SGK Ngữ văn 7, Tiết 63 : Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng, là
bài học được học trong chương trình cuối học kì I.
Bước 1 : Tôi chỉ đạo giao cho một giáo viên phụ trách chính, cùng tôi phác
thảo ý chính cho bài.

Bước 2 : Đưa ra tổ cùng thảo luận và bổ sung.
Bước 3 : Chọn phương án dạy là bài giảng điện tử trình chiếu trên Poweppoint
Những kiến thức liên môn được lựa chọn sử dụng cho Văn bản :
Tiết 63 : MÙA XUÂN CỦA TÔI – Vũ Bằng
được thể hiện như sau :
* Âm nhạc
Giúp học sinh cảm nhận sức sống cảnh vật, con người xuân sang tràn trề sự sống,
tạo tiết học Văn bản bút kí có chất nhạc rộn ràng
Cụ thể : Lựa chọn bài hát có nội dung phù hợp với văn bản : Mùa xuân của tôi.

7


Mục đích : tôi chỉ đạo đưa Âm nhạc vào mở đầu trong bài dạy vì đây là văn
bản bút kí nên nó rất khô khan khi học sẽ gây sự ngại học với thể loại này, sẽ
giúp cho học sinh hứng thú ngay từ đầu giờ, các em sẽ có tâm thế hứng khởi,
hăng say xây dựng bài qua các ca từ ngay từ đầu bài hát : « Rồi dặt dìu mùa
xuân theo én về, mùa bình thường mùa vui nay đã về, mùa xuân mơ ước ấy
đang đến đầu tiên, với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông một
trưa nắng cho bao tâm hồn. Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về, người mẹ nhìn
đàn con nay đã về, mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên….. »

Ở phân môn Lịch sử và địa lí tôi chỉ đạo lựa chọn hình ảnh bản đồ đất nước ta
phù hợp trong giai đoạn lịch sử ( 1954- 1975)
Mục đích :
- Cảm thương sự đau thương chia cắtcủa dân tộc lúc bấy giờ.
- Nắm được địa danh vĩ tuyến17 sông Bến Hải và cầu Hiền Lương thuộc tỉnh
nào? Vị trí địa lí ?
- Các em có thể so sánh với những lược đồ được học trong thời điểm hiện nay có
những chú thích khác nhau như thế nào.

* Môn Mĩ thuật
- Nhận biết chân dung Vũ Bằng
con người sáng tác không mệt mỏi
cho nghệ thuật
- Cảm nhận một số bức tranh về
mùa xuân nói chung và đặc trưng
mỗi miền có một loài hoa nói
riêng.
- Biết được một số lễ hội có trên
đất nước ta.
Mục đích :
- Nhớ và biết được chân dung
các tác giả trong chương trình
mình được học
- Biết được sự phong phú các
loài hoa trên đất nước ta
- Yêu quý, trân trọng các giá trị
nghệ thuật của dân tộc
8


Với kiến thức môn Mĩ thuật tôi chỉ đạo lựa chọn :
- Những hình ảnh, lễ hội phù hợp với khung cảnh mùa xuân, phù hợp với nội
dung từng đoạn từng bài, gần gũi với đời sống mà học sinh dễ nhận biết.
- Lựa chọn các loài hoa đặc trưng của mùa xuân ( hoa mai, hoa đào..)
* Môn GDCD
Giáo dục học sinh yêu nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, biết giữ gìn và phát huy
những nét đẹp văn hóa đó.
* Liên hệ địa phương : khi đón xuân có điểm tương đồng nào, miền nào ?
Mục đích : Giúp các em biết so sánh cảnh sắc quê hương nơi đang sinh sống với

nội dung bài học, từ đó thêm yêu quê hương, đất nước mình, ý thức được trách
nhiệm của mình với quê hương.
* Tích hợp giáo dục môi trường
- Giáo dục các em biết bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sống cho thiên
nhiên – mùa xuân luôn được trường tồn.
GIÁO ÁN CỤ THỂ:

Tiết 63: Văn bản MÙA XUÂN CỦA TÔI – Vũ Bằng
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
* Môn Ngữ văn
- Cảm nhận ®ược nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân của Hà
Nội và Miền Bắc qua lòng “ sầu xứ”, tâm trạng day dứt của tác giả .
- Thấy được sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm trong văn bản
tùy bút ; lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dạt dào chất thơ.
- Cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước tha thiết, sâu đậm của tác
giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc, hình ảnh.
* Môn Lịch sử:
Khơi gợi, liên hệ tới những đặc điểm tình hình cơ bản nhất của lịch sử nước
ta giai đoạn 1954- 1975.
* Môn Giáo dục công dân
Góp phần giáo dục củng cố kiến thức về truyền thống, yêu nước, giáo dục
lí tưởng sống.
2. Kĩ năng
* Môn Ngữ văn
- Đọc – hiểu văn bản tùy bút- bút kí được sáng tác trong hoàn cảnh đất
nước bị chia cắt.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt
trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tùy bút-bút kí.
- Kỹ năng: giao tiếp, ra quyết định trước một vấn đề, một tình huống cần

lựa chọn, quyết đoán...
* Môn Lịch sử
Tìm hiểu những đặc điểm, hoàn cảnh cơ bản nhất của lịch sử nước ta giai
đoạn 1954- 1975.
* Môn Mĩ thuật
9


Nhận biết về những hình ảnh, đặc trưng tiêu biểu của mùa xuân theo cảm
nghĩ, ấn tượng của mình.
3. Thái độ
* Môn Ngữ văn
- GD c¸c em yªu mÕn vµ b¶o vÖ c¶nh quan thiªn nhiªn.
- Hình thành ý thức tự giác trau dồi các kỹ năng sử dụng từ ngữ, sự kết hợp
hài hòa giữa tự sự - trữ tình, giữa thơ - văn xuôi..., một mẩu chuyện mà bàn bạc,
nghị luận, triết lý, ném ra những suy tưởng một cách thoải mái, phóng túng...
- Bản thận tự mở rộng kiến thức về chủ đề quê hương đất nước qua chùm
văn bản thơ ca giai đoạn này, kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học.
- Yêu mến, rung động trước mùa xuân.
- Bồi dưỡng tình yêu, tình cảm cao đẹp với quê hương đất nước, yêu dân
tộc, thái độ cảm phục, trân trọng và tự hào về những con người giàu lòng yêu
nước, trân trọng sự cảm nhận tinh tế của nhà văn về đất nước và con người .
* Môn Mĩ thuật
- Qua cảm nhận vẻ đẹp, trân trọng những bức tranh mùa xuân.
- Ý thức trân trọng những nét đẹp bình dị của nàng tiên mùa xuân, bản thân
luôn làm chủ trước tình huống, học tập những phẩm chất tốt đẹp của những người
xung quanh qua những nét vẽ.
* Môn Lịch sử
- Tìm hiểu những trang sử đất nước giai đoạn 1954- 1975
- Niềm tự hào về những trang sử đau thương mà oai hùng của dân tộc Việt

Nam, những nỗi nhớ da diết về quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước
hòa bình, thống nhất.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án điện tử, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học...
- HS: soạn bài theo câu hỏi SGK, sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : Gv kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu vài cảm nhận của em về “ Một thứ quà của
lúa non- Cốm” của nhà văn Thạch Lam
3. Bài mới
- GV tích hợp KT Âm nhạc: cho HS nghe một đoạn bài hát: “ Mùa xuân đầu
tiên” của Văn Cao.
- GV dẫn dắt: Có lẽ mùa xuân là đề tài gợi nhắc nhiều xúc cảm đối với văn
nghệ sĩ. Vũ Bằng là một trong cây bút viết hay, viết sâu sắc về mùa xuân bằng
giọng văn tinh tế và đầy chất thơ. Với sở trường tùy bút và bút kí ông đã vẽ lên
bức tranh mùa xuân đất Bắc tuyệt vời qua “Mùa xuân của tôi” chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu ở bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ
Hoạt động 1
- GV cho HS quan sát chân dung Vũ Bằng.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả
10


- Vũ Bằng: (1913-1984)
- Quê: Hà Nội
- Là nhà văn, nhà báo

2. Tác phẩm:
a. Thể loại: Tùy bút
b. Xuất xứ:
H. Căn cứ vào chú thích trong SGK em hãy +Trích “Tháng giêng mơ về trăng
non rét ngọt” trong tập tuỳ bút
trình bày đôi nét về tác giả ?
? Em cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào ? “Thương nhớ mười hai”.
H. Em hãy nhắc lại những hiểu biết của em về
thể loại tuỳ bút ? ( Đã học ở bài “ Một thứ quà
của lúa non- Cốm” của Thạch Lam)
H. Trình bày những hiểu biết của em về hoàn
cảnh sáng tác tác phẩm ?
GV tích hợp KT lịch sử, địa lí: GV chiếu
+ Viết trong hoàn cảnh đất nước bị
chia cắt ( 1972)

GV giới thiệu thêm về hoàn cảnh đất nước bị
chia cắt khi t¸c gi¶ viÕt : giới thiệu ngắn
gọn tâm trạng của tác giả khi viết tác phẩm.
H. Phương thức biểu đạt chính của v. bản là gì?
GV: Đây là phương thức biểu đạt cơ bản được
các tác giả sử dụng trong thể loại tuỳ bút.
GV nêu cách đọc: Chậm rãi, sâu lắng, mềm
mại, hơi buồn, chú ý các câu văn biểu cảm.
GV đọc mẫu, 2 HS đọc tiếp
GV cho HS t×m hiÓu mét sè chó
thÝch( 5-riªu riªu, 6- ®ªm xanh, 7huª t×nh , 14- nhuþ vÉn cßn
phong.)
H. Bài văn chỉ là một đoạn trích không có bố
cục hoàn chỉnh của một tác phẩm nhưng có thể

chia đoạn, vậy đoạn trích chia thành mấy
đoạn?Nội dung của từng đoạn?.
Gợi ý trả lời:
Bố cục: 3 đoạn:

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
– trong một tác phẩm văn xuôi trữ
tình.
3. Đọc – tìm hiểu chú thích:

4. Bố cục: 3 đoạn.

11


+ Đ1: Từ đầu đến “mê luyến mùa xuân” : Tình
cảm của con người với mùa xuân là một qui
luật tự nhiên tất yếu.
+ Đ2: Từ : “Tôi yêu” đến “ mở hội liên hoan”:
Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và
trong lònh người.
+ Đ3: Còn lại: Cảnh sắc riêng của trời đất mùa
xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng riêng.
- GV chiếu đáp án trên màn hình
Hoạt động 2
- GV chiếu đoạn 1( theo bố cục ) lên màn hình.
Học sinh đọc đoạn 1
H. Tình cảm của con người với mùa xuân
được tác giả biểu hiện như thế nào? Tìm chi
tiết hình ảnh cụ thể?

H. Nhận xét về cách dùng từ ? BP NT được
sử dụng ở đoạn văn ?
HS tìm và nêu tác dụng ?
Gợi ý trả lời:
- Dùng từ điêu luyện : mê luyến.
- Nghệ thuật so sánh, nhân hoá gợi cảm.
- Sử dụng điệp từ, điệp ngữ: ai bảo đươc, ai
cấm được, chữ : thương được sử dụng bốn lần.
GV nhận xét chung
GVBình:
Tình yêu mùa xuân đến với con người thật tự
nhiên như tình mẹ thương con như trai thương
gái, cô gái còn son nhớ chồng.
H. Nếu đoạn 1là cảm xúc của mọi người nói
chung đối với mùa xuân thì nội dung đoạn 2 là
cảm xúc của riêng ai với mùa xuân?

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT.
1. Cảm xúc của con người với mùa
xuân.
- Mê luyến với mùa xuân -> quy
luật tự nhiên, sẵn có ở mỗi con
người
- BP NT :- so sánh, nhân hóa, điệp
từ, điệp ngữ: ai bảo được,…
-> Con người say mê mùa xuân rất
tự nhiên .

2. Cảm xúc của tác giả với cảnh
sắc và không khí của mùa xuân.


GV tích hợp kiến thức Mĩ thuật
12


H. Bức tranh mô tả cảnh gì ? Qua bức tranh
em cho biết cảm xúc của tác giả hướng về đâu
và là cảm xúc gì ?
Gợi ý trả lời:
- Bức tranh mô tả cảnh bàn thờ trong gia đình
của người dân Hà Nội vào ngày tết.
- Cảm xúc hướng về cội nguồn và không khí
gia đình đoàn tụ đầm ấm.
GV tích hợp kiến thức GDCD
Giáo dục lòng biết ơn tổ tiên hướng về cội
nguồn trong mỗi học sinh
GV cho HS quan sát một số hình ảnh đặc trưng
về mùa xuân vừa trình chiếu giới thiệu: Đây là
những không gian giao thoa trời đất chuyển
mùa và rực rỡ sắc xuân của mọi miền Tổ quốc.
(GV chiếu tranh tích hợp KT Mĩ thuật)

+ Cảnh sắc:
- Hình ảnh: mưa riêu riêu,ấm áp
nồng nàn khí xuân, đêm xanh
- Âm thanh: tiếng nhạn, tiếng trống
chèo, tiếng hát huê tình.
GV chiếu đoạn văn: Mùa xuân của tôi…thơ -> Sức sống mùa xuân trong lòng
mộng.
người

H..Em hãy cho biết đoạn văn trên ghi lại cảnh
sắc mùa xuân ở đâu ? Cảnh sắc và không khí
mùa xuân đất Bắc được tác giả gợi tả như
thÕ nµo?Nh÷ng h×nh ¶nh chi tiÕt
nµo lµ ®Æc trng tiªu biÓu nhÊt?
H. Qua việc quan sát hình ảnh và đoạn văn, em
hãy nêu cảm nhận về mùa xuân.
GV vừa bình vừa chiếu tranh: Ở Sài Gòn
nhìn mai vàng rực nở tác giả lại nhớ về mùa
xuân Hà Hội -mùa xuân Bắc Việt. Cảnh sắc
thiên nhiên , không khí mùa xuân được gợi lại
13


nhớ lại từng chi tiết từng hình ảnh lắng đọng
nhất, ám ảnh nhất. Dường như tác giả không
chỉ cảm nhận được những cái hiện hình những
cái hữu hình mà còn cảm nhận được cả những
cái vô hình. Đó là hồi ức mùa xuân riêng của
tác giả- mùa xuân trong lòng tôi với hạt mưa
xuân lất phất với gió xuân hây hẩy, với hội làng
đông vui nhộn nhịp trong dịp đầu năm như: hát
Lim: Bắc Ninh, hát Xoan : Phú Thọ…Đây
chính là nét đẹp văn hóa của Miền Bắc rất đặc
trưng trong ngày lễ hội mùa xuân
- GV tích hợp kiến thức Mĩ thuật
- GV cho HS quan sát một vài hình ảnh làn
điệu hát Lim: Bắc Ninh, hát Xoan : Phú Thọ….

H. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên

nhiên và con người như thế nào?. Những tình
cảm gì nổi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi
mùa xuân đến?
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật
nào trong các đoạn văn.
- GV chiếu đoạn văn:
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật , giọng
điệu, ngôn ngữ và dấu hiệu câu trong đoạn
văn?. Việc sử dụng biện pháp nghệ thuật như
vậy có tác dụng gì?.
GV nhận xét và chốt kiến thức.
Gợi ý trả lời:
- Biện pháp nghệ thuật so sánh.
- Từ ngữ khẳng định, động từ mạnh.
- Câu dài ngắt nhịp bằng dấu phẩy
GVBình và chiếu tranh minh họa:
Đoạn văn trên cho thấy sự chuyển biến diệu kì
14


sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con
người khi mùa xuân về. Xuân đến như mang
một luồng không khí mới, một hơi thở mới thổi
vào muôn, vật muôn loài làm cho nhựa sống
tràn trề, bừng bừng trỗi dậy, vụt lên một cách
mãnh liệt. Qua lời văn chúng ta cảm nhận được
niềm xúc động đang trào dâng trong lòng tác
giả. Sự ngưỡng mộ,trân trọng và tình yêu sâu
sắc củaVũ Bằng đối với mùa xuân đất Bắc. Đó
cũng chính là cội nguồn của tình yêu quê

hương, tình yêu đất nước.

+ Mùa xuân có sức mạnh thiêng
liêng, kì diệu:
-Khơi dậy sinh lực cho muôn loài
- Khơi dậy các truyền thống đạo lí.
+ NT: so sánh, nhân hóa, từ ngữ
khẳng định, động từ mạnh...
- Giọng điệu sôi nổi, tha thiết, tạo
sức truyền cảm -> tâm trạng bồi
hồi nhớ thương mùa xuân, quê
hương của tác giả.

3. Cảnh sắc riêng và hương vị
mùa xuân Bắc Việt ngày rằm
tháng giêng .
- Sau rằm tháng giêng : đào hơi
phai, nhụy còn phong, cỏ nức
hương, giàn thiên lí, ong đi kiếm
mật, nền trời xanh…
- Thịt thăn điểm lá tía tô, canh
H.Có gì khác giữa cảnh sắc và hương vị của trứng, cua vắt chanh…
mùa xuân Hà Nội trước và sau rằm tháng -> Cuộc sống êm đềm thường
giêng .
nhật đã lại tiếp tục.
H. Tác giả yêu mùa xuân Hà Nội nhưng lại yêu
-NT: + Hình ảnh so sánh ( nền
nhất mùa xuân vào sau rằm tháng riêng, theo
trời : màu pha lê, sáng hồng…)
em vì sao lại thế?

+ Miªu t¶ tinh tÕ
H. Emcó nhận xét gì về BPNT?.
H. Em cảm nhận được gì về cảnh sắc mùa xuân -> Sự biến chuyển của thiên nhiên
Miền Bắc sau ngày rằm tháng riêng qua ngòi sau rằm tháng giêng trong một
bút tài hoa , tinh tế của tác giả?.
khoảng thời gian không đổi.
-GV nhận xét chung.
GV tích hợp kiến thức GDCD
H. Trước cảnh sắc thiên nhiên và không khí
mùa xuân như vậy, chúng ta nên làm gì để giữ
mãi sự trẻ trung, tươi đẹp của mùa xuân.
GV lồng GD: Gợi lên cho người đọc tình
yêu thiên nhiên, tình yêu mùa xuân, yêu cuộc
15


sống, bảo vệ bầu không khí trong lành của
thiên nhiên.
III . TỔNG KẾT
Hoạt động 3
H. Em hãy tóm lược những nét chính về nghệ 1. Nghệ thuật
- Trình bày nội dung văn bản theo
thuật của văn bản?
mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê.
- Lựa chọn từ, ngữ, câu văn linh
hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
- Có nhiều so sánh, liên tưởng phong
phú, độc đáo, giàu chất thơ.
H. Em cảm nhận những gì sâu sắc nhất từ 2. Nội dung
- Tình cảm tự nhiên đối với mùa

mùa xuân đất Bắc?
xuân Hà Nội
- Nỗi nhớ cảnh sắc, không khí đất
trời ,lòng người lúc mùa xuân sang.
- Nỗi nhớ cảnh sắc và không khí đất
trời và lòng người sau rằm thán
giêng.
H. Từ văn bản trên em rút ra được ý nghĩa gì? 3. Ý nghĩa văn bản
Qua đó em hiểu thêm tình cảm quý báu nào - Văn bản đem đến cho người đọc
cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân
của nhà văn dành cho mùa xuân đất Bắc?
trên quê hương miền Bắc hiện lên
trong nỗi nhớ của người con xa quê.
- Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt
GV khái quát toàn bài cho HS đọc ghi nhớ giữa con người với quê hương xứ sở một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất
SGK –Tr 178
nước.
Hoạt động 4
GV cho quan sát tranh , mời 1-2 học sinh bày IV. LUYỆN TẬP
tỏ cảm xúc của mình về mùa xuân trong 2 phút Quan sát tranh em hãy bày tỏ cảm
xúc của mình về bức tranh mùa xuân
mỗi độ tết đến xuân về nơi mình
đang sống.

Qua
bài nói của HS,GV giáo dục học sinh về giữ gìn
cảnh sắc thiên nhiên, nét đẹp văn hóa- truyền
thống của dân tộc mình.

16



Mùa xuân đang đến GV gửi lời chúc tới gia đình
HS nói riêng và tất cả mọi người nói chung an
lành, hạnh phúc.

4.Hướng dẫn về nhà:
- Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân ?
- Học thuộc nghi nhớ và một đoạn em yêu thích trong văn bản.
- Tìm đọc tập tuỳ bút : Thương nhớ mười hai.
- Soạn : Bài “Sài Gòn tôi yêu”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY:..........................................................
3.2.3. Thử nghiệm sư phạm
Sau khi hoàn thành giáo án có sử dụng kiến thức liên môn ( Địa lí. Lịch sử,
âm nhạc...), tôi chỉ đạo giáo viên Phạm Thị Anh Kim – người xây dựng bài chính
đứng lớp cho giáo viên đi dự và góp ý.
Yêu cầu: Tiết dạy không “ mớm” bài trước cho HS, để giờ học diễn ra một cách tự
nhiên, dạy theo thời khóa biểu và Lịch báo giảng, không gây xáo trộn công tác
chuyên môn trong nhà trường.. có như vậy mới đánh giá đúng mức sự tiếp thu và
có hứng thú hay không đối với bài dạy có sử dụng kiến thức nhiều bộ môn.

Kết quả thu được:
- Học sinh yếu quan sát tranh nhận biết được các loài hoa đặc trưng: mai, đào,
các lễ hội của dân tộc, không khí đặc trưng của mùa….
- Học sinh giơ tay xây dựng bài sôi nổi.
- Học sinh đứng tại chỗ trình bày bài nói ở phần Luyện tập tự nhiên, không rụt
rè, bộc lộ cảm xúc, tình cảm xúc động, chân thành như em Thảo Vân(7B),
Ngọc Huyền ( 7 A ), Xuân Quyết ( 7C)…
- Tiết học kết thúc trong tâm trạng luyến tiếc không dài và mong mauhết giờ.


3.2.4. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
- Sau khi dự giờ tiết 1 ở lớp 7C, tôi yêu cầu giáo viên đánh giá giờ dạy theo
tinh thần lấy học sinh làm trung tâm và điều chỉnh kiến thức các bộ môn đã sử
dụng sao cho phù hợp với tiến trình lên lớp.
17


- Đánh giá, nhận xét, điều chỉnh xong cô Phạm Thị Anh Kim tiếp tục dạy ở
lớp 7A với giáo án đã được tổ góp ý phần nào học sinh còn khó hiểu, phần
nào câu hỏi còn rườm đối với học sinh.
- Chỉ đạo giáo viên khác dạy ở lớp 7B với giáo án đã được góp ý lần 3
- Cuối cùng chỉ đạo GV toàn trường dựa vào phân phối chương trình bộ môn
mình dạy, có kế hoạch xây dựng cho bài dạy có thể sử dụng kiến thức các bộ
môn khác để áp dụng đại trà.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
4.1. Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục (học sinh)
Kết quả bằng phiếu khảo sát , tôi thu được sau mỗi giờ giáo viên lên lớp
cuối học kì I cho bài dạy sử dụng kiến thức liên môn như sau :
Lớp
Sĩ số
Thái độ , tình cảm đối với môn Ngữ văn
Yêu thích
Bình thường
Không thích
7A
36
35 (97.22%)
1(2.78%)
0

7B
37
34(91.89%)
4(8.11%)
0
7C
36
33(91.66%)
3(8.34%)
0
Tổng
109
101(92.66%)
8(7.34%)
0
Bảng số liệu trên đã cho thấy : Sự yêu thích môn học đã thay đổi đột ngột,
từ đó giúp giáo viên môn Ngữ văn nói riêng và giáo viên ở các bộ môn nói
chung phải tự bồi dưỡng phương pháp và kiến thức cho mình nếu như không
muốn bị học sinh đào thải trong xu thế thời đại của công nghệ thông tin và
"Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0).
Qua chỉ đạo tích hợp kiến thức liên môn đã được kiểm nghiệm sư phạm,
giáo viên lên lớp có ý thức sử dụng kiến thức liên môn ở nhiều tiết dạy thái độ
học sinh đã có chuyển biến rõ rệt đối với việc đón nhận môn Ngữ văn, các em
cảm nhận cái hay cái đẹp trong bài học, biết được kiến thức là vô vàn ngoài
việc thầy cô cung cấp thì tự bản thân mình phải biết tự học, tự tìm tòi. Cho
nên, môn Ngữ văn từ " mảnh đất kén hạt giống " , giờ đây học kì 2 có nhiều
em đăng kí dự thi HSG cấp trường và tiếp tục thi HSG cấp Huyện đạt kết quả
như sau trong năm học 2016- 2017 :
Khối SL dự thi SL đạtgiải Giải Nhất Giải Nhì Giải ba Giải KK Không đậu
6

4
4
0
0
1
3
0
7
3
3
0
1
1
1
0
8
4
4
0
0
2
2
0
Tổng
11
11
0
1
4
6

0
Kết quả cho thấy : Lòng yêu mến, hứng thú học môn Ngữ văn là động lực để
các em dành tình cảm cho bài thi để có được kết quả như trên, số lượng học
sinh tham gia thi đã tăng, số lượng giải có số cũng đã tăng, điều ấy cũng là
động lực giúp giáo viên thêm yêu nghề để tìm ra" cái mới " lôi cuốn học sinh.
4.2. Hiệu quả đối với bản thân và đồng nghiệp
- Đối với bản thân(quản lí): Cần đi sâu chỉ đạo chuyên môn trên phương diện
18


toàn diện ; nắm bắt tâm tư HS để điều chỉnh cho giáo viên về phương pháp.
Bản thân mình cũng không quên về kiến thức khi làm công tác cũng là việc tự
học tự bồi dưỡng thường xuyên với người làm công tác quản lí.
- Đối với giáo viên : Sau mỗi giờ dạy cần đánh giá rút kinh nghiệm và điều
chỉnh, bổ sung vào phần IV.RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY ( giáo án)
4.3. Hiệu quả đối với nhà trường.
Bám sát các công văn hướng dẫn của cấp trên đã quyết liệt chỉ đạo giáo
viên có cái nhìn toàn cục về đổi mới Phương pháp dạy học, không nên trung
thành với cách dạy " đọc chép" trước đây. Từ đó trong nhà trường đã dấy lên
phong trào thi đua dạy học có sử dụng kiến thức liên môn không chỉ ở môn
Ngữ văn mà còn ở các môn : Công nghệ, Địa lí, Hóa học, Sinh học…
Trên cơ sở thực hiện công văn hướng dẫn số: 248/PGDĐT-THCS của
PGD & ĐT Tĩnh Gia ngày 31 tháng 8 năm 2016 V/v tổ chức cuộc thi Vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi
Dạy học theo chủ đề tích hợp , qua thực nghiệm và kết quả thu được, tôi tiếp
tục chỉ đạo cô giáo Phạm Thị Anh Kim nghiên cứu Phiếu mô tả cho bài dạy :
Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng và hoàn thiện bài dự thi theo kế hoạch của ngành
đề ra.
Kết quả thu được : Cô giáo Phạm Thị Anh Kim có bài dự thi được HĐKH
Ngành công nhận đạt giải khuyến khích cấp Tỉnh năm học 2016 - 2017.

III- KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Thực hiện giờ dạy có sử dụng kiến thức liên môn cho bài học, mỗi giáo
viên có một phương pháp khác nhau nhưng nhìn chung đều phải lấy học sinh
làm trung tâm, chú ý học sinh về mọi mặt như: tinh thần thái độ hợp tác xây
dựng bài …từ quan sát, đúc rút ra phương pháp mình sử dụng trong bài dạy
đã hợp lí chưa, học sinh còn vướng mắc và yếu chỗ nào? Nguyên nhân? Để
tìm ra cách khắc phục cho bài dạy.
Muốn làm được điều đó, cần phải:
* Giáo viên: Không ngừng tự học, tự nâng cao kiến thức cho bản thân, khiêm
tốn học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, luôn luôn sáng tạo trong dạy học
* Đối với học sinh:
- Hợp tác với giáo viên trong các giờ học.
- Tăng cường nhiều hơn nữa việc tự học, tự khám phá trước mỗi giờ đến lớp.
* Chuyên môn nhà trường: Nên sát sao trong chỉ đạo chuyên môn để hỗ trợ
điều chỉnh và chỉ đạo cho các bài dạy của giáo viên tốt hơn, không buông
lỏng và “thả mặc”; Hỗ trợ giáo viên tối đa khi họ cần giúp đỡ.
Làm tốt được những vấn đề trên chắc chắn các bài dạy của giáo viên sẽ
được nâng lên và học sinh sẽ hứng thú với bộ môn Ngữ văn nói riêng và tất cả
các môn dạy nói chung, góp phần thúc đẩy công tác giáo dục ở các nhà
19


trường. Vì vậy, cần có sự đồng thuận cao của tất cả giáo viên có chung về
phương pháp và xây dựng thiết kế bài học .
2. Kiến nghị:
2.1 Đối với giáo viên:
- Cần có tâm huyết với nghề, quan tâm tới tâm tư nguyện vọng học sinh, dù
các em chưa ham học bộ môn của mình cũng không nên xa lánh, có ác cảm
với các em, cần nắm bắt tâm tư và nâng đỡ để học sinh không nản lòng.

- Tăng cường ý thức tự học tự bồi dưỡng thường xuyên như V.I Lê nin đã nói:
“ Học, học nữa, học mãi”.
2.2. Đối với cấp quản lí giáo dục ( cấp trường):
- Người quản lí quan tâm đến giáo viên, không nặng nề gây áp lực cho họ,
động viên , tuyên dương kịp thời khi có những kết quả tốt đóng góp cho công
tác chuyên môn nhà trường ( Tế nhị việc trì chiết những điểm yếu của giáo
viên trước đám đông, không nên trù dập nếu không giáo viên sẽ ì, có tư tưởng
chống đối…)
- Chỉ đạo tổ chức hội thảo theo cụm về tiết dạy sử dụng kiến thức liên môn để
giáo viên học hỏi liên trường và phát huy tay nghề của mình hơn nữa.
2.3. Đối với cấp phòng – Sở:
- Tổ chức Hội giảng thi Dạy học theo chuyên đề tích hợp, liên môn liên
Huyện để nhân rộng những bài dạy và cá nhân xuất sắc, mang tính khách
quan.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi qua quá trình giảng dạy
và chỉ đạo giáo viên thực hiện ở trường THCS Trường Lâm- Tĩnh Gia, mong
rằng sẽ giúp phần nhỏ cho công tác chỉ đạo chuyên môn trong việc sử dụng
kiến thức liên môn ở các trường THCS. Rất mong sự đóng góp ý kiến các cấp
lãnh đạo và các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Trường Lâm, ngày 12 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mìnhviết,
không sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Người viết

Lữ Thị Huệ

20




×