Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích tố chất và kỹ năng lãnh đạo của nhà lãnh đạo tài ba CEO apple

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.69 KB, 11 trang )

Phân tích tố chất và kỹ năng lãnh đạo của nhà lãnh đạo tài ba CEO Apple

1.

Qua tìm hiển thông tin trên báo, mạng tôi được biết đến Steve Jobs –
Nhà lãnh đạo thành công của Công ty máy tính Apple tại Mỹ. Từ một chàng
trai trẻ 20 tuổi, chưa học qua một lớp kinh doanh nào, nhưng ở vào thời điểm
năm 1976 Ông đã hy vọng và quyết định khởi nghiệp với một ngành được coi
là khó có thể tồn tại trong thời gian đó. Đó là mở ra Công ty Apple, chuyên
cung cấp máy tính và khả năng thành công trông có vẻ rất xa vời. Nhưng điều
đó đã thể hiện Ông là con người đã có một tầm nhìn xa, một ý tưởng rõ ràng và
tin rằng họ có thể đạt được. Sau sáu năm thành lập Công ty Apple đã bán được
650.000 chiếc máy tính cá nhân mỗi năm, Ông thực sự là nhà lãnh đạo thành
công trong nhiều năm, luôn đi trước thời đại với một tầm nhìn xa trông rộng.

2. Phân tích lý thuyết tố chất và kỹ năng lãnh đạo

2.1. Lý thuyết về tố chất lãnh đạo
1


Thuật ngữ tố chất nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau như: Cá tính,
tính cách, sở thích động lực làm việc và các giá trị sống khác nhau. Qua nghiên
cứu cho ta thấy, các tố chất cần thiết của nhà lãnh đạo hiệu quả có thể được xác
định thông qua thực nghiệm như: nghiên cứu về thể chất, tính cách và các năng
khiếu có được. Thực tế nghiên cứu cho thấy Stogdill(1948) qua 124 nghiên cứu
thực hiện từ năm 1904 đến năm 1948 kết quả cho thấy rằng, người lãnh đạo là
người khẳng định được tư cách thông qua khả năng hỗ trợ nhóm hoặc tổ chức
thực hiện mục tiêu chung. Tố chất này được thể hiện rõ là sự thông minh, sự tỉnh
táo và sự nhạy cảm đối với nhu cầu của người khác, hiểu rõ bản chất công việc
và chủ động và kiên trì giả quyết vấn đề, luôn tự tin, mong muốn được nhận


trách nhiệm và nắm vị trí kiểm soát, thống trị. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại
không xác định bất kỳ tố chất nào cần và đủ để đảm bảo cho sự lãnh đạo thành
công, vì vậy Stogdill kết luận rằng: “Một người không trở thành lãnh đạo nếu
chỉ có sự kết hợp của một số tố chất...mô hình cá tính của người lãnh đạo có mối
liên hệ nào đó với các đặc điểm, hoạt động và mục tiêu của cấp dưới.
Đến năm 1974 , qua nghiên cứu thêm Stogdill cho rằng một số tố chất và
kỹ năng khác cũng được coi là phù hợp với người lãnh đạo thành công: “ Người
lãnh đạo đặc trưng là người có mong muốn mạnh mẽ được gánh vác trách
nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, mạnh mạnh mẽ và kiên trì trong việc thực hiện
mục tiêu, quyết đoán và sáng tạo trong giải quyết vấn đề, chủ động trong các
tình huống, tự tin mong muốn tự khẳng định mình, sẵn sàng chấp nhận hậu quả

2


của quyết định và hành động của mình, sẵn sàng chấp nhập áp lực trong các mói
quan hệ, sẵn sàng chịu đựng sự thất bại và chậm chế, khả năng gây ảnh hưởng
đối với hành vi của người khác, năng lực xây dựng hệ thống giao tiếp xã hội
phục vụ mục đích cấp bách”.
Qua hai lần nghiên cứu Stogdill vẫn khẳng định là chưa tìm ra bằng
chứng về các tố chất lãnh đạo phổ quát. Việc sở hữu một số tố chất, kỹ năng chỉ
làm tăng khả năng thành công của một nhà lãnh đạo chứ không đảm bảo chắc
chắn cho sự thành công đó. Hơn nữa, hai nhà lãnh đạo có các tố chất khác nhau
nhưng có thể thành công trong cùng một hoàn cảnh.
Qua một số công trình nghiên cứu chính về tố chất lãnh đạo như: Công
trình nghiên cứu của McCellan và Miner về động cơ quản lý, Công trình nghiên
cứu về các biến cố quan trọng về các tố chất của Boyatzis, các nghiên cứu theo
chiều dọc đối với các trung tâm đấu giá, và các công trình nghiên cứu về những
người quản lý thất bại. Kết quả cho thấy các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nhiều
tố chất khác nhau liên quan đến hiệu quả và và sự thăng tiến của người quản lý,

các nghiên cứu đã cho thấy sự khá thống nhất đưa ra được các tố chất dự báo
hiệu quả quản lý như sau:
- Mức độ sinh lực và sức chịu đựng hiệu quả cao
- Tự tin
- Luôn chú trọng vào vấn đề
- Ổn định và vững vàng về mặt tâm lý

3


- Tính liêm chính
- Có động cơ quyền lực hòa nhập xã hội
- Định hướng thành tích ở mức độ hợp lý
- Nhu cầu phụ thuộc thấp

2.2. Lý thuyết về kỹ năng lãnh đạo:

Thuật ngữ kỹ năng là nói đến khả năng làm một việc gì đó có hiệu quả,
cũng giống như tố chất, kỹ năng có được là do học hỏi và và mang yếu tố di
truyền. Kỹ năng được định nghĩa dưới nhiều cấp độ khác nhau, từ rất tổng quát
đến các thuật ngữ thu hẹp hơn về mặt ý nghĩa, nhưng tóm lại kỹ năng lãnh đạo
được phân loại thành 3 nhóm:
- Kỹ năng nghiệp vụ: Là những kiến thức về phương pháp, các quá trình,
quy trình và kỹ thuật để thực hiện một hoạt động mang tính chuyên môn và khả
năng sử dụng công cụ, thiết bị để thực hiện hoạt động đó.
- Kỹ năng giao tiếp: Là những kiến thức về hành vi của con người, các
quá trình giao tiếp giữa con người với nhau, khả hiểu cảm xúc, thái độ và động
cơ của người khác dựa trên những gì họ nói và làm( Sự thấu hiểu cảm xúc,, sự
nhạy cảm trong giao tiếp); khả năng truyền đạt rão ràng và hiệu quả( Sự lưu loát,
tính thuyết phục của lời nói); khả năng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả và sự


4


hợp tác( Sự tế nhị, khả năng lắng nghe, kiến thức về hành vi xã hội chấp nhận
được).
- Kỹ năng nhận thức: Là khả năng phân tích chung, tư duy logic, sự thông
hiểu về các hình thành khái niệm, khái niệm hóa các mối quan hệ phức tạp, mập
mờ, tính sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và giải quyết các vấn đề, khả năng
phân tích các sự kiện và xu hướng, lường trước sự thay đổi và nhận ra cơ hội và
các thách thức tiềm tàng có thể xảy ra( cách tư duy quy nạp và suy diễn)

3. Đánh giá về sự thành công của nhà lãnh đạo Steve Jobs

Steve Jobs là một nhà lãnh đạo thành công, là Tổng giám đốc điều hành
của Apple Computers. Steve Jobs đã bắt đầu sự nghiệp một cách gian khó. Ông
được nhận làm con nuôi từ lúc còn nhỏ, bỏ học cao đẳng chỉ sau 6 tháng theo
học và đã từng phải đem đổi vỏ chai nước ngọt để lấy tiền mua thực phẩm. Vậy
mà ông đã nỗ lực để thành lập Apple Computers, và hiện nay là Ông là một
trong những doanh nhân thành đạt, nhà lãnh đạo thành công nhất thời đại. Ông
mất ngày 06 tháng 10 năm 2011. Vậy những tố chất nào? Những kỹ năng gì? đã
giúp ông thành công đến như vậy! Qua tìm hiểu tôi được biết để có được thành
công như vậy là do Ông đã xác định cho mình rằng:
- Làm những gì mà mình yêu thích: Ông nói: “Hãy tìm kiếm nỗi đam
mê đích thực của mình. Hãy làm điều mình yêu thích và tạo sự khác biệt! Cách
duy nhất để đạt đến thành công tột bậc là yêu thích những gì mình làm” Thật
5


vậy, đối với những công việc không thích thì mỗi ngày mình đều cố gắng hết

sức mình để làm việc, nhưng không bao giờ thật sự đạt được thành công. Mỗi
ngày làm việc là một trận chiến – hoặc ít nhất cũng là một chướng ngại cần vượt
qua bởi vì mình chỉ cố gắng làm việc cho hết ngày để tối được về nhà, chứ
không vui thú gì với công việc. Khi mình chỉ chú tâm làm việc cho hết ngày,
hoặc tốn thời gian vào những dự án hoặc tác vụ không thú vị, mình làm công
việc khó khăn hơn cho chính mình. Khi mình có sự đam mê, và mình yêu thích
những gì mình làm, mình sẽ làm việc với hiệu suất cao hơn, năng nổ và vui vẻ
hơn với mọi người. Bối cảnh nào mình nghĩ sẽ mang đến thành công một cách
nhanh chóng và dễ dàng nhất? Câu trả lời thật quá rõ ràng! Vì thế, nếu mình
muốn thật sự thành công trong cuộc sống, đầu tiên, mình phải dành thời gian và
công sức để nhận ra mình yêu thích việc gì, và sau đó tìm một chiến lược để đạt
được nó. Việc này nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải lúc nào cũng dễ làm.
Mình cần chuẩn bị sẵn sàng để tự tiến hành tìm kiếm và khám phá đam mê thật
sự của mình là gì (không phải cái mình nghĩ đồng nghiệp, gia đình, mình bè và
xã hội trông đợi ở mình). Việc ba mẹ của mình muốn mình trở thành một luật sư
hay kế toán viên hàng đầu không đồng nghĩa với việc mình sẽ tìm thấy thành
công và niềm đam mê trong công việc đó.
- Có tầm nhìn xa: Ông đã có quan điểm: “ không nên lo lắng về quá
nhiều việc cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ một vài việc đơn giản, sau đó mới
chuyển qua những việc phức tạp hơn. Hãy suy tính không chỉ cho ngày mai, mà
còn cho tương lai.” Sự quá tải vì công việc có thể cản bước tiến trên con đường

6


công danh sự nghiệp. Đây là một xấu hiểm, có thể là bước cản lớn đối với nhiều
người trên con đường đi đến thành công. Vì thế, đòi hỏi mỗi người phải luôn giữ
được sự tập trung. Sự quá tải vì công việc làm cho húng ta quên mất mục tiêu
chính của mình và để nhiều việc khác tràn ngập trí não của chúng ta. Cũng do
tập trung quá mức vào một việc tối quan trọng, có thể giúp mình nhanh chóng

đạt đến thành công. Tuy nhiên, ở ngay sau đó, mình lại mãi nghĩ về rất nhiều
công việc khác mình cần làm, và thế là xuất hiện sự quá tải!
- Luôn nêu cao tinh thần doanh nhân: Steve đã từng nói “Hãy tìm
kiếm ý tưởng lớn kế tiếp. Tìm ra những ý tưởng cần được hiện thực hóa một
cách nhanh chóng và quyết đoán rồi “nhảy” vào thực hiện nó. Đôi khi bước đầu
tiên chính là bước khó khăn nhất. Hãy đi bước đầu tiên này! Hãy mạnh dạn theo
đuổi tình cảm và trực giác của mình.” Khi có những ý tưởng rất hay hoặc khả
năng kinh doanh, phải sẵn sàng để thực hiện ngay những ý tưởng kinh doanh đó.
Vấn đề là khi mình biết muốn cái gì thì phải tìm ra cách để có được chúng. Và
lập tức thực hiện ý tưởng ngay. Điều rất quan trọng là có một kế hoạch hay
chiến lược để hiện thực hóa ý tưởng thì không nên để việc quá chú trọng vào
làm cách nào để đạt được mục tiêu khiến cho công việc của mình bị đình trệ. Có
khi cũng không thể nào biết được tất cả các câu trả lời. Quan trọng hơn là phải
cứ tiếp tục công việc, từng bước từng bước một. Cuối cùng, tất cả những chi tiết
mình cần biết sẽ lộ ra. Còn nếu không làm gì cả, mình sẽ chẳng tiến được đến
đâu.

7


- Tạo sự khác biệt: Ông cho rằng “Hãy tạo sự khác biệt. Hãy suy nghĩ
khác mọi người. Chẳng thà làm một tên cướp biển còn hơn là gia nhập đội ngũ
hải quân” Với một thế giới tồn tại những sự vật hiện tượng luôn luôn có sự thay
đổi, chúng ta sẽ cảm thấy mọi thứ đều hỗn loạn. Tuy nhiên, để trở thành một
doanh nhân thành công như Steve Jobs, thì điều quan trọng nhất là mình phải
liên tục tìm cách thay đổi hiện trạng bản thân phù hợp với sự thay đổi đó, tìm
kiếm những ý tưởng mới, có đầu óc cải tiến và sáng tạo. Việc làm theo những gì
có sẵn nhiều khả năng sẽ tạo ra những kết quả cũ hơn là những cái hiện đại và
mới mẻ. Phải xác định rõ chi mình là muốn có sự thách thức và thay đổi? hay
thích sự ổn định? Hãy thành thật với chính bản thân bởi vì không phải ai cũng có

thể làm lính hải quân, và không phải ai cũng có thể làm hải tặc giỏi!
- Tự nỗ lực hết mình: Steve có quan điểm: “ Hãy nỗ lực hết mình khi
làm bất cứ việc gì. Thành công sẽ tạo ra thành công. Vì thế hãy khát khao thành
công” Điều này cho ta thấy nếu bị năm trong vòng luẩn quẩn về việc suy nghĩ
xem làm cách nào để thành công, hoặc chờ đợi thành công đến với mình, mình
sẽ dậm chân tại chỗ. Thành thật mà nói, đứng yên tại chỗ cho thấy mình không
thật sự khát khao thành công. Phải tiếp tục công việc, và phải năng động vì mỗi
một thành công mình có được, dù nhỏ đến đâu nó cũng sẽ giúp tạo ra nhiều và
nhiều thành công về sau. Khi bản thân có sự năng động thì mức độ thành công
của mình cũng tăng theo. Đến lượt mình, nó lại tạo ra thêm nhiều động lượng và
động lực làm việc. Tuy nhiên, cần phải có lòng khao khát để đạt được mục tiêu
và sẵn lòng hành động để trải nghiệm nó.

8


- Không ngừng học hỏi: Theo Steve “Lúc nào cũng có một cái gì đó mới
mẻ để mình học! Trao đổi ý kiến, học hỏi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và
đối tác. Nếu mình làm việc với một người mình không thích, hãy học cách thích
họ. Hãy khen ngợi họ và thu được lợi ích gì đó từ họ.” Mỗi người phải không
ngừng gia tăng năng lực của mình. Điều này là sự thật nhưng sự thật đó không
phát triển, bản thân không tự học hỏi và trưởng thành, thì kết quả là sự ốm yếu
và chết dần.chẳng ai muốn như vậy. Steve Jobs rõ ràng có được sự cân bằng.
Ông đã làm việc không biết mệt mỏi và có được thành công như ngày hôm nay
là cả sự sáng tạo và đổi mới liên tục trong Ông. Với các mỗi quan hệ xã hội
rộng khắp, Ông đã học được nhiều điều từ những người bạn, đồng nghiệp .... Họ
buộc Ông phải tư duy, giúp Ông có những ý tưởng và chiến lược mới để đạt
được thành công. Ông xác định, việc học tập cũng giống như tiêu tiền. Ông đã
mở mang kiến thức mỗi ngày bằng cách nhìn nhận những ưu điểm của những
người xung quanh mình, hoặc đọc sách thay vì ngồi trước màn hình.

4. Kết luận:
Qua việc phân tích những nội dung và lý thuyết về tố chất và ký năng
lãnh đạo, bản thân tôi nhận thấy rằng: Những nhà lãnh đạo thành công không
nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ các yên cầu về tố chất cũng như các kỹ năng cần
có như trong lý thuyết về tố chất và kỹ năng lãnh đạo trong môn học, mà mỗi
người lãnh đạo phải tự mình linh hoạt vận dụng những yếu tố kinh nghiệm từ
việc trải nghiệm thực tế có được, phát huy những năng khiếu, kỹ năng bẩm sinh
bản thân có được, tù đó áp dụng vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Như đối với

9


Steve Jobs, Ông đã có một tầm nhìn chiến lược cụ thể, một ý tưởng rất rõ ràng là
“ Máy tính...chúng sẽ là phương tiện của trí tuệ..” nhờ có như vậy mà Apple đã
đứng vững và đạt được những thành tựu lớn lao như ngày hôm nay.

10


Tài liệu tham khảo
- Giáo trình môn học : “Phát triển khả năng lãnh đạo” thuộc Chương trình
đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế của Đại học Griggs
- />
11



×