Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích sự thành công trong lãnh đạo của CEO apple – steve jobs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.32 KB, 15 trang )

PHÂN TÍCH SỰ THÀNH CÔNG TRONG LÃNH ĐẠO CỦA
CEO APPLE – STEVE JOBS

Khi nói đến hình ảnh của những nhà lãnh đạo tài ba chúng ta hay nghĩ
ngay đến các vị tướng nổi danh 1 thời như Alexander đại đế ( Người chinh
phục vĩ đại nhất suốt lịch sử của Hi Lạp cổ), Julius Cesar (Thời đế chế La
Mã, người chinh phục gần như toàn bộ Châu Âu thời bấy giờ), Napoleon
Bonaparte( Hoàng đế Pháp vĩ đại chinh phục gấn hết Châu Âu, danh tướng vĩ
đại nhất thế giới thế kỷ 19), hay những nhân vật nổi tiếng đang đứng mũi chịu
sào tại các nước lớn trên thế giới như Vladimir Putin, Barack Obama, Hồ Cẩm
Đào… và trong lĩnh vực kinh doanh phải kể đến Steve Jobs, Rupert Murdoch,
Warren Buffett, Bill Gates…. Việc đánh giá sự thành công của một nhà lãnh
đạo không đơn thuần chỉ nhìn vào những kết quả đã đạt được mà còn phải
nhìn vào sự phát triển bên trong. Đó chính là mô hình làm việc hiệu quả: có sự
tổ chức, lập kế hoạch, phân công công việc, chỉ đạo, điều phối và giám sát các
hoạt động. Sự gắn kết, hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức: giữa cấp
trên và cấp dưới và giữa các nhân viên với nhau trong cùng đơn vị, phòng
ban. Ngoài năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhà lãnh đạo cần phải có những
tố chất đặc biệt, đây là hai yếu tố quan trọng không thể tách rời, giúp hình
thành nên một nhà lãnh đạo thành công.
Trong môn Phát triển khả năng lãnh đạo đã được học tôi xin lấy hình
ảnh của nhà lãnh đạo tài ba trong lĩnh vực công nghệ, người đã sáng lập ra tập
đoàn nổi tiếng Apple, Steve Jobs, làm một ví dụ điển hình của hình mẫu các
nhà lãnh đạo thành công nhờ vào những tố chất bẩm sinh và kỹ năng chuyên
môn vượt trội.
Nói đến Apple là phải nói đến Steven Jobs, người sáng lập ra Apple và
những thăng trầm của cuộc đời ông để đi đến được những thành công rực rỡ.


Ngày nay, Apple đang là công ty sở hữu những dòng sản phẩm đắt giá và
thành công nhất thế giới. iPhone là chiếc smartphone bán chạy nhất mọi thời


đại, iPad thống trị thị trường tablet kể từ giây phút nó ra mắt, iPod và iTunes
không hề chừa 1 khoảng trống nào cho các đối thủ MP3 Player nào ngoi lên,
các dòng PC chạy MacOS là mơ ước của tất cả dân công nghệ...
Mặc dù tôi chưa hề sở hữu bất kỳ 1 sản phẩm nào của Apple nhưng qua
môn học Phát triển khả năng lãnh đạo và những nghiên cứu về Steve Jobs
cùng sự thành công rực rỡ của Apple cũng mang lại cho tôi nhiều kiến thức bổ
ích.
Yếu tố đầu tiên làm nên thành công rực rỡ của Steven Job (Jobs) mà tôi
muốn đề cập chính chính là “Niềm tin trong công việc và trong cuộc sống”:
Steven Job là kết quả của một mối tình sinh viên của một cô gái Mỹ và
một người đàn ông Liban. Do hoàn cảnh nên Jobs được mẹ đẻ mang cho một
vợ chồng khác làm con nuôi với điều kiện gia đình này phải cho Jobs vào học
đại học. Sau khi vào đại học được vài tháng thì Jobs bỏ học vì ông hiểu rằng
tiền tiết kiệm của bố mẹ nuôi quá bé nhỏ so với phí tổn học đại học. Đó là
năm 1975, Steve Jobs, chàng sinh viên 20 tuổi đã bỏ học quay về quê nhà ở
Bắc California nhằm tìm kiếm một công việc thú vị hơn. Sau này Jobs nói. "Ở
đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ đã dành dụm cả đời. Vì thế tôi quyết định
nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi". Sau khi bỏ học Jobs
đi học thư pháp và sinh họat trong câu lạc bộ máy tính và ở đây anh gặp Steve
Wozniak. Với niềm đam mê công nghệ nên năm 1976, Steve Jobs, Steve
Wozniak và Ronald Wayne cùng thành lập công ty Apple.
“Niềm tin trong công việc và trong cuộc sống” luôn thể hiện xuyên suốt
trong cuộc đời của Jobs. Với niềm tin mãnh liệt như vậy ông gặt hái được rất
nhiều thành công và dường như những thất bại chỉ là “tiền đề” cho những
thành công mới của Jobs.


Năm 1977, Apple nghiên cứu và đã mở ra một kỷ nguyên máy tính với
sản phẩm Apple II; ra mắt lần đầu tiên vào năm 1978 tại lễ khai mạc hội chợ
máy tính West Coast. Các nhà quan sát ngay lập tức bị mê hoặc bởi cỗ máy

tích hợp màn hình, bàn phím, nguồn điện và khả năng đồ họa mạnh mẽ này.

Doanh thu hàng năm của công ty sau đó đạt đến con số 300 triệu đôla,
giúp Apple lọt vào danh sách Fortune 500 và thu hút sự chú ý của giới truyền
thông
Đến năm 1984, máy tính Macintosh giao diện đồ họa tuyệt đẹp đã đưa
ra một khái niệm mới về sản xuất máy tính.


Năm 1985 do bất đồng nội bộ, Jobs bán hết cổ phần của mình ở Apple
và dùng tiền này để mua lại công ty đồ họa của Lucas và đổi tên nó thành
Pixar. Đồng thời ông thành lập một công ty công nghệ cao tên là NeXT.
Việc dùng tiền bán cổ phần từ Apple để mở 2 công ty mới này, sau này
đã dẫn Jobs đến vinh quang chói lọi mà chính ông cũng không thể nhìn thấy
trước. Cho đến thời điểm này, Jobs hoàn toàn tự quyết định cho tất cả các mục
tiêu đầu tư của mình. Từ Apple là máy tính, đến Pixar làm đồ họa (sản xuất cả
phim hoạt hình), và NeXT làm đồ công nghệ cao, toàn là những thứ Jobs thực
sự ham mê và có hiểu biết sâu sắc. Từ đây trở đi, năng khiếu thuyết phục và
quyến rũ người khác của Jobs đã thỏa sức gây hiệu quả cả ở trong việc thành
lập, mua bán công ty lẫn thuyết phục khách hàng.
Công ty NeXT ban đầu phát triển các dòng máy trạm công nghệ cao và
đắt tiền, sau đó không thành công nên Jobs chuyển qua phát triển phần mềm.
Các công nghệ do NeXT phát triển sau này chính là nền tảng của hệ điều hành
Mac OS X, World Wide Web, email …


Thành công vang dội nhất của Jobs trong những năm 90 lại do phim
ảnh mang lại chứ không phải máy tính. Năm 1995, bộ phim hoạt hình "Toy
Story" trở thành phim bom tấn, mang lại doanh thu 191 triệu USD tại Mỹ và
Canada

Năm 1996, khi Apple suy thoái gần chết thì chính Ellen Hancock (giám
đốc công nghệ) đề nghị Apple mua lại toàn bộ công ty NeXT của Jobs. Đến
năm 1997, Jobs chính thức quay trở lại với Apple và đã tạo nên cơn sốt lớn
trên thị trường, nhanh chóng đưa Apple sánh vai với các đối thủ, như Dell,
Hewlett-Packard. Nhờ tài “cầm quân” của Steve Jobs, Apple phát triển mạnh
mẽ, liên tục vươn tới những “lãnh địa” vốn không phải là thế mạnh của họ với
những phát minh độc đáo. Apple đã tạo ra nhiều bước ngoặt lớn cho ngành
công nghiệp máy tính và cả những lĩnh vực khác
Sau 4 năm tính từ ngày trở về của Jobs, năm 2001, Apple thực sự gây
chấn động thị trường công nghệ với chiếc máy nghe nhạc di động iPod, lấn
lướt thế hệ Walkman từng làm mưa làm gió trên thị trường giải trí của Sony.
Sự thành công của iPod đã mở đường cho sự thành công nối tiếp thành công
sau này của Apple.

iPoD


Và từ đó đến nay với niềm tin mãnh liệt trong mình, Steven Jobs luôn
miệt mài làm việc và đưa ra những sản phẩm mang tính đột phá được cả thế
giới mong chờ.
Nhiều người từng ví rằng, Steve Jobs là con người để tạo ra những
“bom tấn” và quả thật không sai khi nhận xét điều này. Không ít người yêu
thích các sản phẩm của Apple đơn giản chỉ vì họ yêu thích Steve Jobs.
Tại lễ tốt nghiệp của trường đại học Stanford năm 6/2005 Steve Jobs đã
từng nói:
“Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy
đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục
bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải
tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả
những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và

cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn
tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt
vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp
tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm
thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt
dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào
bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ”
Yếu tố thứ hai làm nên sự thành công của nhà lãnh đạo, nhà phát minh
tài ba Seven Job đó chính là “khát vọng vươn lên, niềm say mê sáng tạo
không ngừng”
Những điều nổi trội dễ dàng nhận thấy ở Steve Jobs là: sự trung thành
một cách mãnh liệt với nguyên tắc, mãnh liệt trong sự cạnh tranh, mãnh liệt
trong những hoài bão. Và cũng mãnh liệt trong việc xem thường những gì mà


ông không coi trọng hoặc những gì mà ông tin rằng đang ngáng đường mình,
và ông cũng được coi là người điển hình vô cùng ngoan cố trong việc kiên
nhẫn theo đuổi thay vì từ bỏ những thứ mà mình tin.
Ông đã từng nói: “Tôi chưa bao giờ có bằng tốt nghiệp đại học. Nói
một cách trung thực nhất thì thực ra, tôi chưa bao giờ học đại học”. Nhưng với
niềm đam mê mà ở tuổi 21 Jobs đã cùng bạn bè thành lập công ty Apple.
Sau đó năm 1979, Apple theo đuổi 2 dự án lớn: Một là Dự án Lisa (có
thể hiểu là dự án cao cấp) do Jobs phụ trách và Hai là Dự án MAC được tập
trung xây dựng bởi Jef Raskin và Jobs rất tích cực phản đối dự án Mac để đầu
tư sức lực tối đa vào Lisa. Ông bắt đầu phát triển các máy tính cá nhân thương
mại đầu tiên với giao diện người dùng đồ họa, các biểu tượng, cửa sổ và con
trỏ điều khiển bởi chuột máy tính. Đây chính là nền tảng cho giao diện máy
tính ngày nay. Tuy nhiên năm 1983 máy tính Apple Lisa ra đời và thua lỗ nặng
vì giá thành quá cao. Sau đó Jobs dồn nguồn lực và giành lấy Dự án Mac.
Chiếc máy tính Macintosh đầu tiên được ra mắt vào năm 1984 với giao diện

đồ họa cho người dùng. Với giá thành rẻ hơn và tốc độ nhanh hơn cùng một
chiếc dịch quảng cáo rầm rộ, người dùng đã nhanh chóng nhận ra được những
ưu điểm của giao diện đồ họa trên máy tính cá nhân. Chính việc tranh giành
này đã dẫn tới việc Jobs buộc phải rời Apple vào một năm sau đó (1985). Tuy
nhiên qua việc này cũng thể hiện được phần nào “khát vọng vươn lên, niềm
say mê sáng tạo không ngừng” của Jobs.
Câu chuyện của Jobs cũng cho thấy ngay cả một người như Jobs, sáng
lập viên và đầy sáng tạo của Apple, mà cũng có lúc bị ban giám đốc công ty
mất lòng tin. Và khi bị mất lòng tin, thì dù vẫn được yêu mến, cũng nên rút
lui.
Câu chuyện của Jobs cũng cho thấy, nếu mắc sai lầm, thì cứ cố gắng,
nếu cố gắng vẫn thất bại thì hãy chấm dứt dự án (Apple Lisa) để quay qua dự
án khác mà mình không thích (Jobs đã 3 lần cố gắng ngăn chặn dự án


Machintosh của Raskin) để dùng năng lực của mình làm cho dự án đấy thành
công. Và ngay cả khi những gì mình theo đuổi mà thất bại, cũng đừng bỏ nó,
nếu mình vẫn còn tin nó có ích. Apple Lisa thất bại, mang qua NeXT vẫn thất
bại, nhưng kết cục nó lại là cái để Apple phải mua NeXt (1996) và sau đó trở
thành nền tảng cho Mac OS X lừng danh sau này.
Một ví dụ nữa thể hiện khát vọng vươn lên, niềm say mê sáng tạo
không ngừng của Jobs thông qua việc kiên nhẫn theo đuổi thay vì từ bỏ những
thứ mà mình tin: Đó chính là dự án Ipad: dự án kéo dài cả thập kỷ và ngay sau
khi ra đời đầu năm 2010 nó đã tạo thành cơn sốt trên toàn cầu.

Jobs đã tạo bước ngoặt lớn cho 5 ngành công nghiệp: máy tính, giải trí
trực tuyến, nhạc số, bán lẻ và điện thoại không dây. Vị doanh nhân quyền lực
nhất thế giới này cũng có ảnh hưởng đáng kể trên con đường tìm đến sự sáng



tạo cho mọi ngành công nghiệp nhờ các phần mềm, như sản xuất phim, ghi
âm và chỉnh sửa ảnh.
Yếu tố thứ ba tạo nên sự thành công của Jobs đó là: “Khả năng gây
ảnh hưởng đến người khác”: thuyết phục người khác nghe theo sự chỉ dẫn
của mình. Điều này đòi hỏi sự khéo léo, tài ngoại giao và một số kỹ năng làm
việc với con người. Các nhà lãnh đạo giỏi là người có trong tim ngọn lửa nhiệt
huyết có khả năng lan tỏa và “sưởi ấm” những người xung quanh. Họ đều có
thể đưa ra định hướng chiến lược, nhưng quan trọng hơn, họ có tài thuyết
phục khiến mọi người làm việc hết mình vì mục tiêu chung của toàn công ty.
Steve Job luôn luôn thể hiện sự nhiệt tình vì công việc, vì công ty và sự
nghiệp bản thân, đôi khi còn thái quá. Ông có niềm tin và cảm nhận mạnh mẽ
về những ý tưởng, sản phẩm hay một quy trình mới và có khả năng sử dụng
hiệu quả cương vị của mình để truyền bá niềm tin này với nhân viên họ một
cách hiệu quả nhất.
Nếu không có khả năng thuyết phục thì không bao giờ Steve Wozniak
bỏ HP về mở công ty với Jobs.
Nếu không có khả năng thuyết phục thì không bao giờ huyền thọai đầu
tư rủi ro Mike Markkula bỏ 250 nghìn USD vào và chiếm 1/3 sở hữu của
Apple sơ khai. (Wayne, một trong ba sáng lập viên đầu tiên đã bán hết cổ
phần của mình ở Apple với giá 800 USD. Sau đó Jobs đã thuyết phục Mike
Markkula, lúc này đã về hưu ở tuổi 32, quay lại thương trường và đầu tư vào
Apple 250 nghìn USD). Và với khoản đầu tư của Mike, Apple đã cho ra đời
máy tính cá nhân đầu tiên Apple I, doanh thu năm đầu tiên được có 174K
doanh thu, nhưng năm thứ 2 (1977) doanh thu đã là 2.7 triệu USD, năm thứ 3
(1978) là 7.8 triệu USD và năm 1980 là 171 triệu USD. Sau đó Apple lên sàn
và doanh thu đạt con số hàng tỷ USD.
Nếu không có khả năng thuyết phục thì Steve Jobs làm sao mời được
John Sculley (khi còn là chủ tịch của Pepsi) rời bỏ hãng Pepsi để đầu quân



cho Apple. Và John Sculley đã làm CEO cho Apple trong khoảng thời gian 10
năm, từ 1983 đến 1993.
Nếu không có khả năng thuyết phục thì Steve Jobs làm sao mời được
Tim Cook, Người từng có 29 năm làm việc trong ngành quản trị có liên quan
tới công nghệ thông tin với 12 năm làm việc ở IBM sau đó là Compaq trước
khi về Apple năm 1998. Và có thể nói, thành tích lớn nhất của Tim Cook được
ghi nhận trong suốt 13 năm làm việc ở Apple vẫn là chuyện ông này đã tái cơ
cấu lại toàn bộ hệ thống sản xuất, vận hành lưu thông sản phẩm của Apple,
giúp hãng có thể vượt qua cơn sóng gió. Có thể nói, bên cạnh Steve Jobs, Tim
Cook chính là người có công lớn thứ 2 trong việc tái thiết Apple từ đống đổ
nát…
Ngoài ra Jobs đã thuyết phục được các ông lớn trong ngành công
nghiệp giải trí, truyền hình và cả Hollywood đồng ý đóng góp vào sự phát
triển của làn sóng kỷ nguyên số. Từ đó, các các tác phẩm lớn của nhiều hãng
giải trí liên tục xuất hiện trên gian nhạc trực tuyến iTunes Music Store của
Apple. Và cuối cùng Jobs đã làm được cái điều mà nhiều nhà lãnh đạo thèm
muốn, Jobs đã tạo ra cả một thế giới, đó là MacWorld mà trong đó các fan của
Jobs cực kỳ hâm mộ và trung thành với ông.
Bên cạnh những tố chất đặc biệt, Steven Job còn tỏ ra là một nhà lãnh
đạo hơn người khi sở hữu những kỹ năng vượt trội.
Mặc dù không tốt nghiệp một trường đại học nào và bỏ học từ rất sớm
để thực hiện ước mơ nhưng Jobs vẫn thể hiện là một nhà lãnh đạo với kỹ năng
chuyên môn nghiệp vụ nổi trội, kinh nghiệm của ông chủ yếu được đúc kết từ
quá trình vận động của cuộc sống. Những thành tựu công nghệ đạt được trong
suốt 2 thập kỷ qua là một minh chứng cho tài năng của Apple nói chung và
nhà lãnh đạo tài ba Steven Jobs nói riêng.


Ngay từ khi còn trẻ Steve Jobs đã thể hiện là con người có tố chất đặc
biệt. Anh nhìn thấy Steve Woziak là một thiên tài về phần cứng và phần mềm

và đã thuyết phục được Woziak thành lập Apple.
Mặc dù luôn chịu nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ, đặc biệt từ
Microsoft, Steve Jobs vẫn “chèo lái con tàu” Apple vượt qua “sóng gió” vào
thời điểm năm 1996 để đưa Apple trở thành công ty hàng đầu thế giới.
Steve Jobs còn tiếp tục chứng minh cái tài của “nhạc trưởng” với sự ra
đời của Apple TV. Hơn thế nữa, sau thương vụ nhượng lại Pixar, công ty sản
xuất phim hoạt hình dựa trên công nghệ máy tính của Apple, cho hãng phim
Disney, là cổ đông lớn nhất của liên doanh này, Jobs giữ một chân trong hội
đồng quản trị của Disney.
Steve Jobs là 1 trong những CEO có tầm nhìn tuyệt vời nhất trong làng
công nghệ. Khi tất cả thế giới còn đang mải mê với những smartphone màn
hình cảm ứng điện trở và sử dụng bút để thao tác thì Steve Jobs đã nhìn thấy
tương lai của smartphone là màn hình điện dung và thao tác bằng ngón tay.

Iphone


Trong lúc tất cả các hãng sản xuất còn đang chật vật tìm cách "vắt" lợi
nhuận từ việc sản xuất phần cứng, thì Apple đã biết kết hợp cả việc phân phối
nội dung số (iTunes, AppStore) để tận dụng tối đa mọi khía cạnh của 1 sản
phẩm. Những quyết sách mang tính chiến lược như thế, không phải ai cũng có
thể đưa ra được và đây chính là vấn đề có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng
tới các dòng sản phẩm trong tương lai của Apple. Liệu trong tương lai, Apple
có còn là công ty đầu tiên đưa ra ý tưởng về thế hệ máy ảnh mới, màn hình
mới hay thậm chí là máy chơi game mới hay không? Điều khiến Apple luôn
thành công là vì Steve Jobs biết nắm bắt nhu cầu thực sự của người sử dụng,
hiểu người dùng cần gì, muốn gì. Hơn thế Steve Jobs còn đoán định được thị
trường "sẽ" cần gì và "sẽ" muốn gì để đi tắt đón đầu. Tầm nhìn ấy, không thể
có được thông qua học hỏi hay kinh nghiệm mà nó là bẩm sinh.
Như chúng ta được biết nhà đồng sáng lập và cũng là CEO của Apple,

Steve Jobs đã trải qua cả một sự nghiệp phi thường. Jobs là một người hiếm
có, đã thực sự làm thay đổi cả một ngành công nghiệp – thực tế là đã vài lần
làm thay đổi – không những thế thay đổi hoạt động thường nhật của mọi
người trên toàn thế giới. Ông cũng là người ưa thích tranh luận, chịu không ít
chỉ trích nhưng đồng thời cũng được yêu mến, ngưỡng mộ
Jobs thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc với iPod, ngành công nghiệp
di động với iPhone, ngành công nghiệp điện ảnh với hãng phim hoạt hình
Pixar, và ngành công nghiệp máy tính với Mac và sau đó là với hệ điều hành
Mac X và ngay năm sau đó với iPad. Ông đang trong quá trình tạo ra sự lột
xác tương tự với ngành công nghiệp xuất bản với iBooks và dịch vụ đăng ký
truyền thông, và ngành công nghiệp phần mềm với App Store. Rất nhiều hình
mẫu sản phẩm được tạo ra dưới sự lãnh đạo của ông đã trở thành kiểu mẫu
cho những người khác, tạo ra một yêu cầu về chất lượng cao, thiết kế tốt, và


những sản phẩm lấy người dùng làm trung tâm. Đó là lý do vì sao khi bạn
nghĩ tới điện thoại thông minh, bạn nghĩ tới iPhone; khi bạn nghĩ tới máy tính
bảng, bạn nghĩ tới iPad; khi bạn nghĩ tới việc sử dụng dễ dàng, bạn nghĩ tới hệ
điều hành Mac X; khi bạn nghĩ tới nhạc số bạn nghĩ tới iPod và iTunes; và khi
bạn nghĩ tới những bộ phim gia đình bạn nghĩ tới “Toy Story” ,The
Incredibles, Finding Nemo,...
Jobs luôn nhúng tay vào chi tiết và tất nhiên là người quyết định cuối
cùng của chiến lược. Nhưng đứng trên cương vị CEO, ông không giành lấy
công lao cho riêng mình. Jobs được gắn liền với những sản phẩm và thành
công của Apple với tư cách cá nhân, nhưng ông không hề chuyên quyền và áp
bức tới nhân viên của mình. Thay vào đó, ông tạo dựng nên nền văn hóa của
Apple như là một đội ngũ tinh anh.
Mọi người thường nghĩ rằng Jobs làm mọi thứ ở Apple, nhưng điều đó
không hoàn toàn đúng. Ông có một kỹ năng điều hành đáng kinh ngạc tới
những người mà ông cử làm đại diện về quyền lực và trách nhiệm. Hai trong

số đó là Jonathan Ive, thiết kế trưởng của công ty và Tim Cook, người đã làm
cho công việc của Apple giống như một cỗ máy chính xác trong sản xuất, bán
lẻ và trực tuyến trên toàn cầu. Hiện tại Cook đang kế nhiệm vị trí CEO của
Jobs tại Apple.
Sau khi tuyên bố từ bỏ khỏi vị trí CEO tại Apple chưa được 2 tháng vì
lý do sức khỏe, Steve Job đã qua đời sau một thời gian đấu tranh với bệnh ung
thư tuyến tụy. Cổ phiếu của Apple giảm. Cả thế giới MacWorld đều chia sẻ
niềm tiếc thương. Tống thống Mỹ Barack Obama ca ngợi cựu giám đốc điều
hành Apple là một trong những nhà sáng chế vĩ đại nhất của Mỹ và chia sẻ
“Thế giới đã mất đi một con người có tầm nhìn vĩ đại. Không có cách nào
tưởng nhớ ông tuyệt vời hơn là khi thế giới biết đến tin ông qua đời thông qua
chính sản phẩm ông đã tạo ra"


Steve Jobs đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp của mình. Trên thực
tế, ông đang là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu của hơn 230 bằng sáng chế được
trao giải và nhiều ứng dụng trong công nghệ từ máy tính cho tới thiết bị di
động, giao diện người dùng, loa, bàn phím, bộ chuyển năng lượng hay thậm
chí là...cầu thang.
Cuộc đời kỳ diệu của Steve Jobs là một minh chứng sống cho rất nhiều
chân lý của cuộc sống. Để đi đến được thành công ta phải biết nếm mùi thất
bại. Từ đó rút ra được những bài học quí giá cho tương lai. Đánh giá sự thành
công của một nhà lãnh đạo không đơn thuần chỉ nhìn vào những kết quả đã
đạt được mà còn phải nhìn vào sự phát triển bên trong của sự việc. Ngoài
năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhà lãnh đạo cần phải có những tố chất đặc
biệt, đây là hai yếu tố quan trọng không thể tách rời, giúp hình thành nên một
nhà lãnh đạo thành công. Ngoài ra tôi cũng tìm hiểu thêm được một chân lý
cho bản thân mình là để thành công lớn chúng ta cần có vận may lớn và
Người có vận may lớn phải có nhiều thứ thuộc về cá tính mạnh.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn học Phát triển khả năng lãnh đạo (Chương trình
Đào tạo Thạc sỹ- Quản trị Kinh doanh Quốc tế Griggs – Hoa kỳ).
2. Slide bài giảng.
3. Leadership in Organizations- Gary Yukl- University at Albany
State University of New York
4.

Tham khảo một số trang Web như: Web site:
www.vnexpress.net; www.dantri.com.vn;
www://caohockinhte.vn/;...



×