Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SIÊU ÂM 2D TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU BỤNG KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA MÈO VẠC. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN ĐAU BỤNG DO GIUN ĐŨA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.45 KB, 43 trang )

SỞ Y TẾ HÀ GIANG
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MÈO VẠC
******

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG - SIÊU ÂM 2D TRÊN BỆNH
NHÂN ĐAU BỤNG KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA MÈO VẠC.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN ĐAU BỤNG DO GIUN ĐŨA.

Tác giả:
1. BS CKI. Nguyễn Thị Thu Hồng
2. BS CKI. Nông Thị Nga
3. BS Dương Trọng Bình

Đơn vị công tác: Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc

Mèo Vạc, năm 2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................2
TÓM TẮT ĐỀ TÀI....................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................3
1.1.Đau bụng..........................................................................................................3
1.1.1. Đại cương................................................................................................3
1.1.2. Khám lâm sàng bệnh nhân đau bụng......................................................3
1.1.3. Nguyên nhân đau bụng...........................................................................4


1.2. Giun đũa ( Ascaris lumbricoides)..................................................................7
1.2.1 Đặc điểm sinh học...................................................................................7
1.2.2. Đặc điểm siêu âm...................................................................................9
1.2.3. Đặc điểm dịch tễ...................................................................................11
1.2.4. Tác hại và biểu hiện bệnh lý.................................................................11
1.2.5. Phòng chống giun đũa..........................................................................12
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................13
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu..............................................13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................13
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................13
2.1.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................13
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................13
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................13
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu........................................................................13


2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................13
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................13
2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................14
2.3.1. Mục tiêu 1: Đặc điểm lâm sàng và kết quả siêu âm 2D của các bệnh
nhân đau bụng..................................................................................................14
2.3.2. Mục tiêu 2: Thực trạng bệnh nhân đau bụng do giun đũa....................15
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................15
2.4. Xử lý số liệu................................................................................................15
2.5. Sai số và cách khống chế sai số...................................................................15
2.6. Đạo đức nghiên cứu.....................................................................................16
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................17
3.1. Đặc điểm lâm sàng và siêu âm 2D của các bệnh nhân đau bụng................17
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng...............................................................................17
3.1.2. Kết quả siêu âm....................................................................................20

3.2. Tình trạng bệnh nhân đau bụng do giun đũa...............................................21
3.2.1. Đặc điểm dịch tễ...................................................................................21
3.3.2. Đặc điểm nhân trắc của nhóm bệnh nhân nhiễm giun đũa...................25
3.3.3. Đặc điểm xét nghiệm............................................................................28
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN...................................................................................28
4.1. Đặc điểm lâm sàng và siêu âm 2D trên bệnh nhân đau bụng......................28
4.1.1. Đặc điểm cơn đau.................................................................................28
4.1.2. Triệu chứng kèm theo...........................................................................29
4.1.3. Triệu chứng thực thể.............................................................................29


4.1.4. Kết quả siêu âm ổ bụng........................................................................29
4.2. Thực trạng đau bụng do giun đũa................................................................30
4.2.1. Đặc điểm dịch tễ...................................................................................30
4.2.2. Đặc điểm về các chỉ số nhân trắc.........................................................33
KẾT LUẬN.............................................................................................................35
1. Đặc điểm lâm sàng, siêu âm 2D của các bệnh nhân đau bụng........................35
2. Thực trạng bệnh nhân đau bụng do giun đũa..................................................36
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................38


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Đau bụng là một trong những lý do
hàng đầu khiến bệnh nhân đi khám bệnh, trong đó, đau bụng do giun đũa là một
nguyên nhân thường gặp, đặc biệt ở những huyện nghèo vùng cao nhu Mèo Vạc, tỷ
lệ nhiễm giun đũa rất cao. Không chỉ gây đau bụng, giun còn chiếm chất dinh
dưỡng, gây độc, dị ứng, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng cuộc sống và thể trạng của người bệnh. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và siêu âm 2D trên bệnh nhân

đau bụng khám tại Bệnh viện đa khoa Mèo Vạc. Đánh giá thực trạng bệnh nhân
đau bụng do giun đũa. ” với hai mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả siêu âm 2D của các bệnh nhân đau bụng
đến khám tại Bệnh viện đa khoa Mèo Vạc.
-

Đánh giá thực trạng bệnh nhân đau bụng do nhiễm giun đũa.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu 1062 bệnh nhân đau bụng đến khám
tại Bệnh viện đa khoa Mèo Vạc từ ngày 01/4/2018 đến ngày 31/7/2018, khai thác
các triệu chứng lâm sàng liên quan, siêu âm ổ bụng, cân đo. Mô tả đặc điểm lâm
sàng, siêu âm; đánh giá tình trạng đau bụng do giun đũa và các chỉ số nhân trắc của
nhóm đối tượng này.
Kết quả: nghiên cứu của nhóm tác giả mô tả các đặc điểm lâm sàng và siêu
âm 2D của bệnh nhân đau bụng; đánh giá đặc điểm dịch tễ của nhóm đau bụng do
giun đũa, ảnh hưởng của giun đũa lên sự phát triển chiều cao, cân nặng và quá
trình tạo máu.
Kết luận: đa số bệnh nhân đau bụng đến khám tại Bệnh viện đa khoa Mèo
Vạc bị đau bụng âm ỉ, liên tục, kéo dài, với tỷ lệ siêu âm tìm thấy giun đũa trong
lòng ruột rất cao. Nhiễm giun đũa gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất của
bệnh nhân.

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau bụng là một trong những lý do hàng đầu khiến bệnh nhân đi khám bệnh.
Nguyên nhân gây đau bụng rất nhiều, gây nên các triệu chứng cũng rất đa dạng, có
những triệu chứng rất đặc trưng như đau bụng thượng vị kèm ợ hơi, ợ chua trong
viêm - loét dạ dày, cơn đau quặn thận,… cũng có những triệu chứng rất mơ hồ, rất

khó xác định nguyên nhân [3].
Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun rất cao, ở
các huyện nghèo vùng cao như Mèo Vạc lại càng cao và đau bụng do giun là một
nguyên nhân rất hay gặp. Không chỉ gây đau bụng, giun còn chiếm chất dinh
dưỡng, gây độc, dị ứng, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập , ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng cuộc sống và thể trạng của người bệnh [1].
Giun có nhiều loại với hình dạng và kích thước khác nhau, trong đó giun đũa
là loại giun thường gặp nhất, kích thước lớn, có thể quan sát thấy trên siêu âm 2D.
Các loại giun khác kích thước rất nhỏ, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng xét
nghiệm soi phân tìm trứng giun hoặc xét nghiệm máu tìm kháng thể [1], hiện tại
Bệnh viện đa khoa Mèo Vạc chưa làm được các xét nghiệm này.
Mặc dù công tác tuyên truyền, phát thuốc tẩy giun miễn phí cho trẻ em và học
sinh định kỳ đã và đang phát huy hiệu quả nhưng theo quan sát, trong các bệnh
nhân đau bụng đến khám tại Bệnh viện đa khoa Mèo Vạc, số ca bệnh cấp tính cần
can thiệp ngoại khoa hoặc vào viện điều trị không nhiều, đa số vẫn là đau bụng do
giun đũa. Hiện nay chưa có số liệu thống kê nào đánh giá tình hình thực trạng
người dân đau bụng do giun đũa cũng như các nguyên nhân khác và những ảnh
hưởng của giun đũa lên chất lượng cuộc sống cũng như thể trạng của người dân
trên địa bàn huyện Mèo Vạc và các địa phương lân cận.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và siêu âm 2D trên bệnh nhân đau bụng khám tại Bệnh viện đa khoa Mèo
Vạc. Đánh giá thực trạng bệnh nhân đau bụng do giun đũa. ” với hai mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả siêu âm 2D của các bệnh nhân đau bụng
đến khám tại Bệnh viện đa khoa Mèo Vạc.
- Đánh giá thực trạng bệnh nhân đau bụng do nhiễm giun đũa.
2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.


Đau bụng

1.1.1. Đại cương
Đau bụng là triệu chứng rất thường gặp của nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất phức tạp,
khó khăn. Một số trường hợp chỉ cần hỏi tính chất đau bụng kết hợp với thăm
khám kỹ lưỡng người bệnh đã có thể chẩn đoán được nguyên nhân. Một số trường
hợp khác lại cần phải làm đủ các xét nghiệm cận lâm sàng mới có thể tìm được
nguyên nhân [4].
Cần phân biệt hai loại đau bụng [2]:
- Đau bụng cấp tính là một chẩn đoán cấp cứu, sảy ra đột ngột, tức thời, ảnh
hưởng cấp tính đến hoạt động của bệnh nhân, thường phối hợp với các triệu chứng
biểu hiện một nguyên nhân nội khoa hay ngoại khoa xác định.
- Đau bụng mạn tính, kéo dài hoặc tái diễn là đau bụng trên 3 đợt trong một
tháng và kéo dài trên 3 tháng, chẩn đoán thường dựa vào các triệu chứng đầu tiên,
nguyên nhân khó xác định.
1.1.2. Khám lâm sàng bệnh nhân đau bụng
1.1.2.1. Hỏi bệnh
Tính chất của cơn đau bụng: Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau, vị trí cơn đau, tính
chất lan tỏa, cường độ đau, thời gian kéo dài, đau ban ngày hay đau ban đêm, liên
quan đến bữa ăn, tính chất chu kỳ .
Triệu chứng toàn thân và các dấu hiệu kèm theo: sốt, nôn, tiêu chảy, táo bón,
từ chối ăn, đái đau,…
Tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình.
1.1.2.2. Khám bệnh
Khám kỹ bụng và bộ phận tiêu hóa để tìm dấu hiệu đau thực thể khi khám ấn
bụng, xác định vị trí điểm đau, tìm các khối u, gan lách to, các khối, nhu động ruột.
3



Cần tiếp xúc và khám bệnh nhiều lần.
Khám các bệnh ngoài đường tiêu hóa và toàn thân: bệnh thần kinh, rối loạn
tâm thần hành vi, động kinh; hệ thống các cơ quan khác như hô hấp, ngoài da, tiết
niệu.
1.1.3. Nguyên nhân đau bụng
1.1.3.1. Nguyên nhân gây đau bụng cấp tính
Nguyên nhân gây đau bụng ngoại khoa cấp tính [2], [3] :
- Viêm ruột thừa : thường đau vùng hố chậu phải (có thể đau cạnh rốn), đau âm
ỉ liên tục kèm sốt nhẹ, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Khám bụng ấn đau hố chậu
phải, ấn điểm Macburney (+).
- Lồng ruột cấp tính: thường gặp ở trẻ em, trẻ bỏ bú, nôn, các cơn đau cấp tính
làm trẻ khóc thét, khám bụng sờ thấy khối lồng. Trẻ tới muộn với các triệu chứng
bụng chướng, tắc ruột, nhiễm trùng, nhiễm độc, thăm trực tràng phân có máu.
- Các nguyên nhân gây tắc ruột, bán tắc ruột cấp tính: Bệnh nhân đau bụng cấp,
bí trung đại tiện, bụng chướng dần, quai ruột nổi có dấu hiệu rắn bò.
- Thoát vị bẹn nghẹt: đau bụng, nôn, khám vùng bẹn bìu có khối thoát vị.
- Thủng tạng rỗng: đau bắt đầu từ vị trí thủng lan ra khắp ổ bụng, đau đột ngột,
dữ dội, bụng cứng, khám có cảm ứng phúc mạc hoặc co cứng thành bụng.
- Viêm tụy cấp: đau vùng thượng vị, lan ra sau lưng, đau dữ dội, liên tục, kèm
theo buồn nôn, nôn.
- Chửa ngoài tử cung: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ kèm theo chậm kinh, ra máu
âm đạo, thử quick dương tính. Khi khối chửa ngoài vỡ, bệnh nhân đau đột ngột
vùng hạ vị kèm theo các dấu hiệu mất máu, có thể sốc, trụy mạch. Thăm âm đạo
thấy túi cùng Douglas căng và đau.
- Xoắn buồng trứng, u buồng trứng xoắn: đau đột ngột vùng tiểu khung bên
buồng trứng tổn thương, đau dữ dội, liên tục.
4



- Viêm phúc mạc tiên phát hoặc thứ phát: đau bụng dữ dội, liên tục, tình trạng
nhiễm trùng, nhiễm độc, bệnh nhân có thể vật vã hay li bì, muộn hơn có thể suy đa
tạng.
- Sỏi niệu quản: đau vùng thắt lưng, lan xuống dưới, đau nhói, quặn từng cơn,
kèm theo đái máu.
- Nguyên nhân mạch máu (phình, tách động mạch, huyết khối,…:vị trí đau
tương ứng vị trí mạch tổn thương, đau dữ dội, thường trên các bệnh nhân lớn tuổi
có bệnh tim mạch mạn tính, tiểu đường,…
Nguyên nhân nội khoa gây đau bụng cấp tính [2], [4] :
- Viêm dạ dày ruột cấp tính: đau bụng thường kèm theo tiêu chảy cấp, nôn, phân
lỏng có thể có máu.
- Viêm đại tràng cấp do amip: đau hố chậu phải hoặc hố chậu trái, đau quặn,
mót rặn, phân có máu và mủ.
- Viêm phổi thùy dưới: Bệnh nhân sốt cao, ho, đau ngực.
- Viêm hạch mạc treo: Bệnh nhân sốt, đau bụng kèm theo nhiễm khuẩn hô hấp
cấp.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: đau âm ỉ, kèm theo rối loạn tiểu tiện, tiểu đau,
nước tiểu đỏ, đục.
- Rối loạn vận động đường mật, túi mật: do túi mật co bóp không đồng đều gây
cơn quặn gan điển hình, không sốt, không vàng da, không vàng mắt, thường xảy ra
ở người trẻ tuổi.
- Đau bụng kinh: đau vùng hạ vị, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Đau bụng do dị ứng: thường gặp ở người trẻ, đau đột ngột, dữ dội.
- Đau bụng do nhiễm độc chì: gặp ở người tiếp xúc với chì lâu ngày, đau dữ dội
lan tỏa khắp bụng nhưng bụng mềm không có điểm đau cố định; táo bón kéo dài có
viền lợi đen; kèm thiếu máu.
5


- Ngộ độc thức ăn: sau ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu; đau quăn từng

cơn, kèm nôn, tiêu chảy.
- Táo bón.
Đau bụng cấp cứu nội khoa có thể chuyển thành cấp cứu ngoại khoa [3], [4] :
- Áp xe gan: đau hạ sườn phải lan lên ngực, đau tăng khi hít thở mạnh, biểu
hiện nhiễm trùng, khám gan to, đau, rung gan (+), ấn kẽ sườn (+).
- Sỏi mật: cơn đau quặn gan, tam chứng Charcot.
- Viêm túi mật: đau hạ sườn lan lên vai phải, dấu hiệu nhiễm trùng, nghiệm
pháp Murphy (+).
- Giun chui ống mật: Đau đột ngột, dữ dội vùng thượng vị và hạ sườn phải,
bệnh nhân lăn lộn, chổng mông, ấn điểm cạnh ức rất đau.
1.1.3.2. Nguyên nhân gây đau bụng mạn tính
Nguyên nhân đau bụng thuộc hệ tiêu hóa [2], [4]:
- Ruột kích thích tăng nhu động: đau từng cơn phù hợp với những dấu hiệu rối
loạn, tăng nhu động nhu ruột do những yếu tố khởi phát như ăn uống, nhiễm khuẩn
hoặc tâm lý xen kẽ với tiêu chảy và táo bón.
- Bệnh dạ dày – tá tràng ( viêm dạ dày – tá tràng mạn tính, loét dạ dày – tá
tràng): đau bụng kéo dài liên quan đến bữa ăn, đau về đêm, kèm theo khó tiêu, ợ
hơi, ợ chua.
- Bệnh ký sinh trùng đường ruột: thường hay gặp đau bụng giun, giun chui ống
mật, nhiễm trùng đường mật sau giun chui ống mật, bán tắc ruột.
- Hội chứng bán tắc ruột: đau bụng từng cơn kèm theo sự xuất hiện của nôn \,
nhu động rắn bò hoặc khám thấy các khối u của ruột. Thường gặp trong bán tắc
ruột do giun, bã thức ăn, lồng ruột bán cấp.
- Các khối u lành hoặc ác tính trong ổ bụng: thường đau bụng do chèn ép, xoắn.
- Các bệnh mật, tụy: sỏi đường mật, viêm tụy mạn tính, giãn đường mật bẩm
sinh, nang giải tụy,…
6


- Bệnh viêm mạn tính xuất hiện ở đại tràng (bệnh Crohn, viêm trực tràng – đại

tràng chảy máu): thường phối hợp tiêu chảy, phân có máu kéo dài, ảnh hưởng rõ
ràng đến tình trạng toàn thân.
Đau bụng mạn tính liên quan đến bệnh thận, tiết niệu [2], [4]:
- Dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh: thận ứ nước, hội chứng khúc nối bể thận,
niệu quản.
- Nhiễm trùng đường niệu tái phát nhiều lần: thường ở bệnh nhân nữ.
- Sỏi đường tiết niệu: khởi phát là cơn đau quặn thận, đái máu.
Đau bụng mạn tính liên quan đến bệnh phụ khoa [2], [4]:
- Viêm nhiễm đường sinh dục: đau vùng hố chậu hay hạ vị, rối loạn kinh nguyệt,
ra khí hư.
- Các khối u lành tính và ác tính hệ sinh dục: U nang buồng trứng, u xơ tử
cung,...
Đau bụng do nguyên nhân tâm thần, rối loạn hành vi, đau tâm thể: đau bụng
đơn độc, không xác định được rõ rệt vị trí đau, kéo dài từ vài phút đến vài giờ, vài
ngày hoặc vài tuần. Giảm hoặc hết đau khi không có một can thiệp thích đáng nào
[2].
1.2. Giun đũa ( Ascaris lumbricoides)
1.2.1 Đặc điểm sinh học
Giun đũa có màu trắng hồng, thân dài, hai đầu nhọn. Kích thước giun đực: 15
- 31 cm x 2 - 4 mm; giun cái: 20 - 35 cm x 3 - 6 mm. Mỗi giun cái chứa ở vòi trứng
24 triệu chứng và đẻ 23-24 vạn trứng mỗi ngày [1].
Chu kỳ phát triển của giun đũa [1]:

7


Hình 1: Chu kỳ phát triển của giun đũa
1) Giun đũa trưởng thành ký sinh ở ruột non của người.Một con giun đũa cái
có thể đẻ 240.000 trứng một ngày.
2) Trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh theo phân bài xuất ra

ngoài.
3) Trứng được thụ tinh có phôi và phát triển thành trứng có ấu trùng ( trứng
giai đoạn nhiễm) sau 18 ngày đến vài tuần tùy theo điều kiện của môi
trường (điều kiện thuận lợi: ẩm ướt, ấm áp, bóng râm).
4) Người nuốt phải trứng giai đoạn nhiễm.
5) Ấu trùng ra khỏi trứng.
6) Ấu trùng chui qua thành ruột theo tĩnh mạch cửa và hệ thống tuần hoàn đến
phổi. Ấu trùng phát triển ở phổi (10 – 14 ngày), chui qua thành phế nang,
lên phế quản, đến hầu.
7) Ấu trùng theo thực quản xuống ruột non.
8) Ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành.
Từ khi nuốt phải trứng giai đoạn nhiễm đến khi thành giun cái trưởng thành và
đẻ trứng khoảng 2- 3 tháng. Giun trưởng thành có thể sống 1-2 năm [1].
8


1.2.2. Đặc điểm siêu âm
Sử dụng đầu dò cong (3,7 MHz - convex) và đầu dò thẳng (7,5 MHz - linear).
Hình cắt dọc thân giun: Nếu dùng đầu dò convex thì hình ảnh giun gồm hai
đường tăng âm song song ( lớp vỏ cuticun), ở giữa phản âm kém (ống dưỡng chấp
của giun). Khi dùng đầu dò linear thì hình ảnh giun gồm bốn đường tăng âm song
song, ngăn cách bởi 3 dải phản âm kém . Mỗi đường tăng âm thấy khi dùng đầu dò
convex chia thành hai đường mảnh khi dùng đầu dò linear [5].
Hình cắt ngang thân giun: Giun có hình tròn, viền tăng âm (lớp vỏ cuticun),
trung tâm phản âm kém [5].

Hình 2: Hình siêu âm giun bằng đầu dò convex - 3,7 MHz
với hai đầu giun “hôn nhau” ( mũi tên).

9



Hình 3: Hình siêu âm giun bằng đầu dò linear - 7,5 MHz
cắt dọc và cắt ngang thân giun (mũi tên).

10


1.2.3. Đặc điểm dịch tễ
Trên thế giới: Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1998) ước tính trên thế giới có 1,4
tỷ người bị nhiễm giun đũa và 60 nghìn người chết do giun đũa hàng năm [1].
Tại Việt Nam: Tỷ lệ nhiễm giun đũa khá cao (80- 95%) [1]:
- Miền Bắc: Vùng đồng bằng: 80 - 95%; Vùng trung du: 80 - 90%; Vùng núi:
50 - 70%; Vùng ven biển 70%.
- Miền Trung: Vùng đồng bằng: 70,5%; Vùng núi: 38,4%; Vùng ven biển
12,5%; Tây Nguyên: 10 - 25%.
- Miền Nam: Vùng đồng bằng: 40 - 65%; Đồng bằng sông Cửu Long dưới
10%.
- Tỷ lệ nhiễm phân bố không đều: vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm cao hơn miền
núi. Tỷ lệ nhiễm ở miền Bắc cao hơn miền Nam do miền Nam không dùng phân
tươi để bón và có thể do trứng giun ở đất chịu tác dụng của tia nắng mặt trời nhiều
hơn nên dễ bị hủy hoại hơn.
- Trẻ em nhiễm cao hơn người lớn, lứa tuổi nhiễm cao nhất là 5 - 9 tuổi.
- Tình trạng tái nhiễm rất nghiêm trọng: sau điều trị 6 tháng bằng albendazol, tỷ
lệ tái nhiễm là 68%. Tỷ lệ và cường độ tái nhiễm cũng cao nhất ở trẻ em từ 5 - 9
tuổi.
Tại huyện Mèo Vạc:
- Hiện tại chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng nhiễm giun trên địa bàn
huyện Mèo Vạc.
- Công tác phòng chống giun: Theo báo cáo của Trung tâm y tế huyện Mèo Vạc,

năm 2017, có 10.603 học sinh tiểu học (6 - 11 tuổi) được uống thuốc tẩy giun trên
tổng số 81.289 dân, chiếm 13%; 6 tháng đầu năm 2018, có 5855 trẻ từ 2 - 5 tuổi
được uống thuốc tẩy giun trên tổng số 82.611 dân, chiếm 7% [7], [8].
1.2.4. Tác hại và biểu hiện bệnh lý
Giai đoạn ấu trùng: gây viêm phổi dị ứng (ho khan, sốt nhẹ) [1].
11


Giai đoạn giun trưởng thành [1]:
- Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, đau vùng bụng trên – quanh rốn, chán
ăn, táo bón, tiêu chảy xen kẽ, kéo dài.
- Dị ứng: đôi khi nổi nốt ban ngứa ngoài da.
- Giun chui ống mật, túi mật, gây tắc nghẽn đường mật, tạo ra sỏi mật, áp xe
gan, với các triệu chứng: đau quặn vùng bụng trên bên phải, sốt cao, vàng da, vàng
mắt.
- Gây lồng ruột, thủng ruột, viêm ruột thừa, khi nhiễm nhiều giun đũa có thể
gây tắc ruột.
- Chiếm chất dinh dưỡng: cơ thể suy yếu dần, đề kháng kém, tình trạng suy dinh
dưỡng tiến triển âm thầm làm giảm khả năng phát triển thể lực và trí lực của trẻ
em. Bình quân 10 con giun đũa mỗi ngày ăn mất 3 gam protein nguyên chất
( tương đương 20 gam thịt bò).
1.2.5. Phòng chống giun đũa
Điều trị [1]:
- Điều trị cá thể: cá nhân hoặc gia đình tự mua thuốc .
- Điều trị chọn lọc: điều trị cho nhóm có nguy cơ nhiễm nặng.
- Điều trị toàn dân: định kỳ 4 - 6 tháng/lần trong nhiều năm liên tục.
- Các nhóm thuốc: nhóm Benzimidazol (mebendazol, albedazol); nhóm
Pyrimidin (pyrantel pamoat, oxantel).
Phòng bệnh [1]:
- Vệ sinh môi trường: đại tiện vào hố xí, không phóng uế bừa bãi ra môi trường,

không dùng phân tươi hoặc phân ủ chưa kỹ để bón cây.
- Vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với đất cát, sau khi đại
tiện, …
- Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, giáo dục sức khỏe.
12


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Người lớn, trẻ lớn bị đau bụng đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa
Mèo Vạc.
Trẻ nhỏ quấy khóc từng cơn được đưa đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa
khoa Mèo Vạc.
Số lượng mẫu nghiên cứu: 1062 bệnh nhân.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Mèo Vạc.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ 01/4/2018 đến 31/7/2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Bệnh nhân thường trú tại huyện Mèo Vạc và hai xã lân cận thuộc huyện
Đồng Văn (Lũng Phìn và Hố Quáng Phìn), bị đau bụng (đối với trẻ lớn, người lớn)
hoặc quấy khóc ( đối với trẻ nhỏ) đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Mèo
Vạc.
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân bị đau bụng nhưng không thường trú trên địa bàn huyện Mèo Vạc
và hai xã Lũng Phìn – Hố Quáng Phìn ( khách du lịch, đi công tác ngắn ngày,…)

2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu: số liệu sơ cấp.
13


Kỹ thuật thu thập số liệu:
- Phỏng vấn bệnh nhân.
- Lập hồ sơ theo dõi cho từng đối tượng qua bệnh án mẫu.
- Thăm khám và hỏi các triệu chứng đau bụng và triệu chứng liên quan.
- Cân đo: chiều cao, vòng ngực, cân nặng.
- Siêu âm ổ bụng bằng 2 đầu dò: đầu dò cong (3,7 MHz – convex) và đầu dò
thẳng (7,5 MHz – linear).
- Bệnh nhân được tư vấn, kê đơn hoặc chuyển đến chuyên khoa điều trị phù hợp
với triệu chứng lâm sàng và kết quả siêu âm.
Công cụ và phương tiện thu thập số liệu:
- Bệnh án mẫu: quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành theo bệnh án nghiên
cứu: thu thập các thông tin cá nhân của bệnh nhân ( thông tin hành chính, một số
thông tin liên quan), triệu chứng lâm sàng, các chỉ số nhân trắc, kết quả siêu âm ổ
bụng.
- Phương tiện nghiên cứu: máy siêu âm với 2 đầu dò: đầu dò cong (3,7 MHz –
convex) và đầu dò thẳng (7,5 MHz – linear).
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Mục tiêu 1: Đặc điểm lâm sàng và kết quả siêu âm 2D của các bệnh
nhân đau bụng
Triệu chứng cơ năng: tính chất đau và các triệu chứng liên quan.
Triệu chứng thực thể: phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc, sờ thấy khối
vùng bụng.
Kết quả siêu âm ổ bụng.

14



2.3.2. Mục tiêu 2: Thực trạng bệnh nhân đau bụng do giun đũa
2.3.2.1. Đặc điểm dịch tễ học
Tuổi.
Giới.
Dân tộc.
Địa chỉ.
Nghề nghiệp.
Thói quen tẩy giun.
2.3.2.2. Các chỉ số nhân trắc
Chiều cao.
Cân nặng.
BMI.
2.3.2.3. Xét nghiệm máu
Hồng cầu.
Huyết sắc tố.
Hematocrit.
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
Thống kê và phân tích.
2.4. Xử lý số liệu
Các số liệu được làm sạch, mã hóa (coding) và nhập vào phần mềm phân tích số
liệu SPSS (Statistics Packages for Social Science) phiên bản 20.0.
2.5. Sai số và cách khống chế sai số
Sai số: Kết quả siêu âm là chủ quan, phụ thuộc vào người làm.

15


Cách khắc phục: Làm siêu âm cẩn thận, hội chẩn những trường hợp nghi ngờ,

kết hợp với lâm sàng, các xét nghiệm khác (nếu có), theo dõi diễn biến của bệnh
nhân.
2.6. Đạo đức nghiên cứu
Bệnh nhân được giải thích trước khi thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu được
sự đồng ý của bệnh nhân. Đảm bảo giữ bí mật về các thông tin liên quan đến sức
khỏe cũng như các thông tin khác của đối tượng nghiên cứu.
Các thông tin thu được chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và phục vụ cho khám
chữa bệnh giúp điều trị bệnh nhân tốt hơn.

16


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng và siêu âm 2D của các bệnh nhân đau bụng
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng
3.1.1.1. Thời gian đau
Bảng 1: Tỷ lệ bệnh nhân đau bụng cấp và mạn tính
Thời gian đau

n

%

Đau cấp tính

487

45,9

Đau mạn tính


575

54,1

N

1062

100

Nhận xét: Trong 1062 bệnh nhân, có non nửa là đau bụng cấp tính chiếm
45,9%, già nửa là đau bụng mạn tính kéo dài chiếm 54,1%.
3.1.1.2. Vị trí đau

Biểu đồ 1: Phân bố vị trí đau.
17


Nhận xét: Vị trí đau gặp nhiều nhất là vùng quanh rốn (chiếm 41,7%), tiếp
đến là vùng thượng vị ( chiếm 32%), và vùng hạ vị ( chiếm 12,8%), bệnh nhân có
thời gian đau mạn tính kéo dài chủ yếu đau ba vùng này. Các vị trí còn lại có tỉ lệ
gặp từ 0,5% đến 3,7%.
3.1.1.3. Tính chất đau

Biểu đồ 2: Phân bố tính chất đau.
Nhận xét: Chỉ có 2,5% bệnh nhân đau dữ dội, liên tục và 6,4% bệnh nhân đau
quặn từng cơn, còn chủ yếu là đau âm ỉ, liên tục ( chiếm 91,1%) – các bệnh nhân
đau mạn tính đều có tính chất đau âm ỉ, liên tục.


18


3.1.1.4. Các triệu chứng kèm theo

Biểu đồ 3: Tỷ lệ gặp các triệu chứng kèm theo
Nhận xét: Tỷ lệ gặp các triệu chứng đi kèm theo thứ tự giảm dần, lần lượt là:
tiêu chảy (22,6%); ợ hơi, ợ chua (16%); sốt (7,8%); rối loạn tiểu tiện, đái máu
(5,1%); táo bón (4,5%); nôn (2,7%); ra máu âm đạo (0,3%).
3.1.1.5. Triệu chứng thực thể

Biểu đồ 4: Tỷ lệ gặp các triệu chứng thực thể.
19


Nhận xét: Tỷ lệ khám thấy bệnh nhân có dấu hiệu phản ứng thành bụng là
3,2%, dấu hiệu cảm ứng phúc mạc là 0,7% và sờ thấy khối trong ổ bụng là 1,8%.
3.1.2. Kết quả siêu âm

Biểu đồ 5: Tỷ lệ kết quả siêu âm ổ bụng.
Nhận xét: Kết quả siêu âm tìm thấy 20 nhóm nguyên nhân gây đau bụng,
21,9% không tìm thấy nguyên nhân trên siêu âm 2D.
20


3.2. Tình trạng bệnh nhân đau bụng do giun đũa.
3.2.1. Đặc điểm dịch tễ
3.2.1.1. Tuổi
Bảng 2: Phân bố bệnh theo tuổi
Nhóm tuổi


n

%

0 – 10

184

32,2

11 – 20

76

13,3

21 – 40

208

36,4

41 – 60

80

14

>60


23

4

N

571

100

Nhận xét:
- Tuổi nhiễm giun thấp nhất là 0 tuổi (8 tháng tuổi), cao nhất là 81 tuổi. Độ tuổi
trung bình là 24,2 ± 18,4.
- Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là từ 21 - 40 tuổi, chiếm tỷ lệ 36,4%, đây là độ tuổi
lao động chính. Đứng thứ hai là nhóm 0 - 10 tuổi, chiếm 32,2%, là độ tuổi đang
phát triển, quyết định tầm vóc sau này của trẻ. Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi có
ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
3.2.1.2. Giới

Bảng 3: Phân bố bệnh theo giới
21


×