Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHUYEN DE TIEU LUAN HOA DUOC (GEMIFLOXACIN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.12 KB, 23 trang )

CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG
KHOA DƯỢC
---- ----

TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ
MÔN HÓA DƯỢC

Sinh viên thực hiện:
MSSV:

ĐỒNG NAI, Ngày 25 Tháng 08 Năm 2018

GEMIFLOXACIN


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại Học Công Nghệ Miền Đông đã
cho em một môi trường học tập, trau dồi những kiến thức bổ ích trong khoảng thời gian
học tập và rèn luyện ở trường. Đồng thời em cũng chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa
Dược của Trường đã cho em những kiến thức vô cùng quý giá trong ngành.
Sau thời gian học tập môn Hóa Dược vừa qua em được tiếp cận với lĩnh vực về
nghiên cứu khoa học đó là một việc rất mới mẻ so với những kiến thức ở giảng đường, để
hoàn thành được bài tiểu luận này em xin cảm ơn sâu sắc đến thầy ThS.DS Phạm Hoàng
Duy Nguyên, giảng viên môn Hóa dược đã hướng dẫn tận tình và chia sẻ kinh nghiệm để
em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.


Bài tiểu luận này là bước đầu để em tiếp xúc với lĩnh vực nghiên cứu, với vốn kiến
thức còn hạn hẹp của mình nên bài tiểu luận sẽ có những thiếu sót , em mong nhận được
những ý kiến quý báu của thầy.


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1
2. TỔNG QUAN................................................................................................................2
2.1 Đôi nét về lịch sử khám quá ra các kháng khuẩn nhóm quinolon.................................2
2.2 Phân loại....................................................................................................................... 2
2.3 Đặc điểm cấu trúc (liên quan cấu trúc – tác dụng)........................................................5
2.4 Các phương pháp tổng hợp...........................................................................................7
2.5 Một số tính chất chung..................................................................................................8
2.6 Kiểm nghiệm................................................................................................................9
2.7 Cơ chế tác động, tác dụng phụ và độc tính...................................................................9
3. KẾT QUẢ.................................................................................................................... 10
3.1 Khái quát.................................................................................................................... 11
3.2 Tên.............................................................................................................................. 11
3.3 Điều chế.....................................................................................................................11
3.4 Tính chất..................................................................................................................... 13
3.5 Dược lực học..............................................................................................................13
3.6 Cơ chế tác động..........................................................................................................13
3.7 Chỉ định...................................................................................................................... 13
3.8 Tác dụng phụ.............................................................................................................. 14
3.9 Chống chỉ định...........................................................................................................14
3.10 Tương tác thuốc........................................................................................................14

3.11 Liều lượng, cách dùng..............................................................................................17
3.12 Bảo quản..................................................................................................................18
3.13 Các dạng bào chế......................................................................................................18
4. KẾT LUẬN.................................................................................................................. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................20


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

BÀI TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ MÔN HOÁ DƯỢC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng
hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp, có khả năng đặc hiệu kiềm hãm sự phát triển hoặc
diệt được vi khuẩn. Việc phát minh ra thuốc kháng sinh để chữa bệnh là một bước đột
phá trong lịch sử phát triển của y học, vì nhờ sử dụng kháng sinh đã cứu sống được rất
nhiều người khỏi các dịch bệnh nguy hiểm như: dịch tả, thương hàn, dịch hạch…..
Trong khoảng 20 năm (1985-2005) đã công bố hơn 2000 công trình khoa học và
600 bài báo tổng quan về Quinolone. Hiện nay, ước tính có tới trên 800 triệu người đang
sử dụng các kháng sinh Quinolon.
Ban đầu các Quinolon được coi là các thuốc kháng khuẩn vạn năng tuy nhiên việc
sử dụng sai hoặc đã dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng khuẩn nghiêm trọng.
Việc hiểu rõ đặc điểm Dược động học, tác dụng dược lý của các thuốc nhóm
Quinolon có ý nghĩa quan trọng trong sử dụng đúng và hiệu quả kháng sinh này.

SVTH:

4



CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

2. TỔNG QUAN
2.1 Đôi nét về lịch sử khám quá ra các kháng khuẩn nhóm quinolon:

Các kháng khuẩn nhóm quinolon có tác dụng ưu việt hẳn so với nhóm kháng
khuẩn dẫn xuất của nitro-furan hoặc nhóm kháng khuẩn sunfamid bởi vì nó có
cách tác dụng khắc hẳn, có phổ tác dụng rộng hơn nhiều ( có tác dụng trên cả các
thể loại Proteus và Pseudomonas) mà vẫn duy trì được những đặc tính ưu việt (rẻ
tiền, dùng được bằng đường uống, có phổ tác dụng mạnh, đọc tính thấp…).
− Các hợp chất nhóm quinolon được tìm ra là kết quả của sự sàng lọc sinh học trong
quá trình nghiên cứu tìm kiếm thuốc sốt rét nhóm chloquinine. Sản phẩm trung
gian của việc tổng hợp thuốc điều trị sốt rét chloroquinine (Klorokin, resochin) là
etyl 7 – cloro-4-hidroxi-quinilin-3-cacboxilat và hợp chất etyl 6,7- diisobutylhidroxi-quinolin-3-cacboxitlat cũng được đưa vào thử nghiệm. Trong khi sàng lọc
thử hoạt tính người ta thấy hợp chất buquinolate có tác dụng khá mạnh trên ký
cầu trùng và sau đó được đưa vào sử dụng trong lâm sàng với biệt dược Bunaid.
− Với phát hiện này cùng với những nghiên cứu mở rộng của phân tử buquinolate đã
dẫn tới việc tìm ra hợp chất nalidixic acid vào năm 1962. Nalidixic acid được đưa
vào sử dụng trong lâm sàng với biệt dược Nevigramon. Và do hợp chất mới này
bên cạnh những ưu điểm thì còn có những nhược điểm là hiệu lực tác dụng chưa
cao nên các nhà nghiên cứu lại mở rộng công việc tìm cứu lại mở rộng công việc
tìm kiếm của mình, điều đó dẫn đêna việc tìm ra hàng loạt các hợp chất mới thuộc
dẫn xuất piridon-4- cacboxylic- 3; quinolion-4-cacboxylic-3; naphthiridinon-4cacboxylic-3; pirimido-piridon-4-cacboxylic-3. Trong hợp chất có chứa flo là
những thuốc có tác dụng rất tốt.
2.2 Phân loại:
Phân loại trên cơ sở phổ tác dụng:

− Trên cơ sở phổ tác dụng và thời gian khám quá ra chúng người ta phân loại thành
các thế hệ ( đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến trong điều trị). Theo cách
phân loại này các kháng khuẩn quinilon được phân thành hai thế hệ I và II. Một số
các tài liệu gần đây thì chia các kháng khuẩn quinolon thành 4 thế hệ trong đó chất
thế hệ II được chia thành thế hệ III và IV. Cách thêm thế hệ III và IV chủ yếu dựa
vào một số tính chất đặc biệt về cấu trúc và tác dụng đặc hiệu trên một số loại vi
khuẩn của chúng.
− Theo cách lý giải này các chất thuộc thế hệ III và IV là những chất mới được điều
chế ra về sau này, bởi sự tăng thêm về cấu trúc lạ và phức tạp, tạo ra các đặc tính
mới và hữu dụng của thế hệ II cũ đó là tăng hoạt tính chống lại cầu khuẩn gram
(+) (đặc biệt S.pneumoniae) tốt hơn tác dụng này của ciprofloxacin. Chính đây là
tiêu chuẩn để phân loại các hợp chất thế hệ III, trong khả năng làm tăng hoạt tính
chống lại vi khuẩn kỵ khí lại được sử dụng như tiêu chí để phân loại thế hệ IV.
− Theo cách phân loại này thì các nhóm quinolon thế hệ I là các chất có tác dụng đối
với nhóm vi khuẩn gram (-) là những tác nhân trị các bệnh sinh dục – niệu, các
quinolin thế hệ II có hoạt tính như quinolin thế hệ I cộng thêm các vi khuẩn gram
(+), dùng trong các bệnh nhiễm khuẩn hệ thống (systemic infections), còn quinolin


SVTH:

5


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

thế hệ III và IV bên cạnh những tác dụng như thế hệ II còn có hiệu lực mạnh hơn
ciprofloxacin trên vi khuẩn gram (+) trên S.pneumoniae trên vi khuẩn kỵ khí

(anaerobe).
2.2.1 Các quinolon thế hệ I:
O
COOH

O
H2 C

O

Y

N

X

R










SVTH:

Gồm các dẫn chất không gắn F (chỉ trừ flumequine) , có hoạt tính trên các vi

khuẩn gram (-) gồm hoặc không gồm trực khuẩn mủ xanh có thể chia thành 2
nhóm:
Nhóm chất được tìm ra từ 1965-1975 : gồm nalidixic acis và các chất tương
tự. có tác dụng trên các vi khuẩn gram (-) (trừ trực khuẩn mủ xanh)
Nhóm các chất tìm ra từ 1975-1985: gồm pipemidic acid và các dẫn chất
tương tự. tác dụng trên các vi khuẩn Gram (-)(kể cả trực khuẩn mủ xanh)
nhưng hoạt tính này yếu (MIC là 4-16g/ml) có thể sử dụng một cách hiệu quả
trong điều trị.
Do có hoạt phổ kháng khuẩn hẹp nên các quinolon thế hệ I chỉ được sử dụng
trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục – niệu. trong đócần nhấn
mạnh đến dẫn chất rosoxacine (Eracine) đặc biệt có tác dụng trên Neiserria
Gonorrhoeae (lậu cầu) có MIC là 0,5µg/ml, do đó được sử dụng trong viêm
niệu đạo do lậu cầu khi mới mắc.
Một số quinolon thế hệ I:
• Nhóm dẫn xuất của của axit quinoln – cacboxylic gồm có: miloxacine,
oxolinic, rosoxacine, flumequine.
• Nhóm dẫn xuất của axit naphtiridin cacboxylic có : nalidixic acid
• Nhóm dẫn xuất của axit pirido – pirimidin cacboxylic có: pipemidic acid,
piromidic acid.
• Nhóm dẫn xuất của axit piridon cacboxylic có cinoxacine
• Sự khám phá ra nalidixic acid và tác dụng kháng khuẩn đặc biệt của nó là
việc mở màn cho sự hình thành và phát triển của nhóm kháng khuẩn
Quinolon. Với việc tìm ra nhòm kháng khuẩn này thì đồng thời khoa học
cũng góp phần đáng kể vào một số lĩnh vực như:
• Việc xác định được enzym AND gynase ( toprisomerase II), giúp cho ta
hiểu được cơ chế kháng khuẩn của quinolon cũng như cơ chế kháng lại
quinolon của các vi khuẩn
• Khả năng biến đổi của nhân 4-quinolon với các nhóm thế khác nhau ở vị trí
nhất địnhtrong nhân: ví dụ thế ở N1, C6, C7, C8 –những sự thay dổi về cấu
trúc sẽ dẫn đến những thay đổi về hoạt tính kháng khuẩn, về dược động

học về tính chất chuyển hóa của các thuốc kháng khuẩn loại quinolon.
6


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

Người ta thấy rằng nalidixic acid và các dẫn chất của nó có tác dụng tốt trên
Gram (-) như:
 Vi khuẩn ruột (Enterobacteries) đặc biệt là
 Escherichia coli (chiếm khoảng 60-70% hệ vi khuẩn gây bệnh)
 Proteusmirabilis (10-15%)
 Klebsiella pneumoniae (6-10%)
 Serratia
 Salmonella
 Shigella
 Tuy nhiên chúng có nhược điểm là:
 Có hoạt phổ kháng khuẩn hẹp.
 Dễ bị các vi khuẩn kháng lại.
 Để khắc phục những yếu điểm này người ta nghiên cứu đưa vào công
thức nhóm 6-fluoro và 7-piperazinyl tạo ra các dẫn chất fluoro-quinolon
(các quinilon thế hệ II) là các chất có hoạt phổ rông, hiệu lực tác dụng
tốt.
2.2.2 Các quinolon thế hệ II:


O
COOH


F
N
N

N
R3

R1

R4

R2








SVTH:

Các quinolon thế hệ II là các chất chứa F, được đưa vào sử dụng từ năm 1985
Ưu điểm so với các dẫn chất thế hệ I là:
Hoạt tính kháng khuẩn vừa nhanh vừa mạnh hơn
Hoạt tính kháng khuẩn được mở rộng một cách đáng kể, có tác dụng tới:
Các vi khuẩn Gram (-) (MIC là 1µg/ml)
Các trực khuẩn như:
• Các vi khuẩn ruột (ngay cả khi kháng nadilixic acid);
• Haemophilus

• Pseudomonas (trong đó có trực khuẩn mủ xanh)
• Các cầu khuẩn như Neiserria gonorrhoeae.
• Các vi khuẩn Gram (+) nhất là Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và
Epidermidis (kể cả những chủng đã kháng Penicillin và Gentamycin).
• Còn các liên cầu khuẩn (Streptococcus) A và B, một cách không đồng đều
của các quinolon
• Các nhiễm khuẩn phát triển trong tế bào mới xuất hiện gần đây (như
Legionella, Chlamydia, Ureaplasma, Mycoplasma), các trực khuẩn kháng
acid - rượu [như trực khuẩn lao (Mycobacteriumtuberculisis), trực khuẩn
7


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

hủi (Mycobacterium-leprae)].
Thuốc hấp thụ tốt qua đường tiêu hóa nên có thể dùng theo đường uống. Đó là
đặc biệt và đáng quan tâm trong quá trình sử dụng kháng khuẩn loại này.
− Có sự phân bố tập trung ở các tố chức đặc biệt do đó có thể dùng để điều trị
các nhiễm khuẩn phổi, tai, mũi, họng, xương,…
− Một số quinolon thế hệ II:
• Các dẫn xuất của axit quinolon-cacboxylic gồm có:Clinafloxacine,
Ciprofloxacine,
Difloxacine,
Lomefloxacine,
Norfloxacine,
Nadifloxacine,Ofloxacine, Pezufloxacine, Pefloxacine.
• Nhóm dẫn xuất của axit naphtiridin cacboxylic có : enoxacine
2.2.3 Các quinolon thế hệ III:

− Là các hợp chất có cấu trúc phức tạp hơn thế hệ II, có tác dụng trên cầu khuẩn
Gram (+) (cocci) đặc biệt là trên S.pneumaniae tốt hơn ciprofloxacin.
− Các quinolon thế hệ III gồm có: Balofloxacin, Gatifloxaci, Grenifloxacin,
Levofloxaci, Pazufloxacin, Sparfloxacin, Temafloxacin, Tosufloxacin.
2.2.4 Các quinolon thế hệ IV:
− Là các hợp chất có cấu trúc phức tạp như các hợp chất thế hệ III có hiệu lực
chống lại vi khuẩn kỵ khí (anaerobes)
− Các quinolon thế hệ IV gồm có: BAY y 3118,Cinafloxacin, Moxifloxacin,
Siatfloxacin, Trovafloxacin.
2.3 Đặc điểm cấu trúc (liên quan cấu trúc – tác dụng):
Tên khoa học: khung chung acid 1,4-dihidro-4-oxo-3-quinolein cacboxylic.


Khung này gồm 1 nhân chung A (acid 1-ankyl-1,4-dehidro-4-oxo-piridin-3cacboxylic) ngưng tụ ở orto với vòng B có tính thơm.
− Tên gọi chung:
• Các dẫn chất quinolon thế hệ I: nói chung được gọi là các “acid” để nhấn
mạnh tính acid của các quinolon đầ tiên, pKa: 5,6 – 6,4 [COOH]. Ví dụ:
Nalidixic acid, Pipemidic acid.
• Các dẫn chất quinolon thế hệ II (đó là các 6-fluoro-7-piperazinyl quinolon).
Do sự có mặt của vòng piperazin (có 2N, có tính kiềm khá mạnh) – chúng có
tính chất lưỡng tính. Và các thuốc thuộc nhóm này người ta không gọi là các
acid mà lại dùng đuôi “oxacine”. Ví dụ: Norfloxacine, Ofloxacine, và do có


SVTH:

8


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC


GEMIFLOXACIN

tính base nên một số các chế phẩm thường được sử dụng dưới dạng muối như
muối của hydroclorid.
− Ảnh hưởng của các nhóm chức trên khung quinolon đến tác dụng của các dẫn
chất:
 Vòng A:
− Thay thế ở N: có thể bằng gốc ankyl, cycloankyl, aryl… Đó là vị trí duy nhất
có thể biến đổi về dược lý mà không làm biến chất một cách cơ bản các
thuco65 tính của mô hình chất điều chế ra. Qua khảo sát sự biến đổi hoạt tính
kháng khuẩn in vivo đối với Klebsiella pneumoniae của nalidixic acid khi thay
thế N1 bằng các gốc khác nhau, nhận thấy được hoạt tính tối đa đạt được là
nhóm C2H5 và C3H7.
− Trong các dẫn chất quinolon người ta thường chọn nhóm etyl.
− Thay thế ở C2: chỉ có sự thay thế đẳng tích của –CH= bởi –N= là tăng cường
hoạt tính diệt khuẩn, còn mọi thay thế khác ở vị trí này đều cho các dẫn chất
không có tác dụng.
− Thay thế ở trên nhóm cacboxyl ở vị trí C3: nếu thay thế bằng các chức ete,
nitril, alcol, andehyd thì đều làm giảm hoặc mất khả năng kháng khuẩn. Tuy
nhiên, việc este hoá để ra dạng “chậm” đã được sử dụng một cách có lợi.
− Biến đổi nhóm 4-oxo: mọi biến đổi ở đây đều đưa đến những chế phẩm không
có hoạt tính.
 Vòng B:
− Bản thân vòng B là vòng có tính thơm:
• Nhân benzen: rosoxacine, amifloxacine.
• Nhân pyridin: nalidixic acid.
• Nhân pyrimidin: pipemidic acid, piromidic acid.
Các nhân này liên quan với nhau bởi quan hệ đẳng cấu điện tử.
− Đối với các quinolon thế hệ II, việc thay thế hai lần ở vòng B sẽ làm tăng khả

năng diệt khuẩn một các đàng kể của các hợp chất này, cụ thể:
• Ở vị trí 6: một nguyên tử F.
• Vị trí 7: nhân piperazin làm cho chế phẩm có tác dụng với cả trực khuẩn
mủ xanh.

SVTH:

9


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

2.4 Các phương pháp tổng hợp:

Quy trình tổng hợp nhân kháng sinh Quinilon theo phương pháp Grohe – Heitzer.

Xuất phát từ nguyên liệu ban đầu là acid 3- hydroxy-2,4,5-trifluorobenzoic (1),
nhóm hydroxyl phenol và acid của chất 1 được metyl hóa bằng phản ứng với metyl iod
sử dụng base NaH trong môi trường DMF. Lượng MeI được sử dụng khoảng 4 lần
đương lượng mol so với acid (1). Hiệu suất phản ứng là 95%. Dữ liệu phổ NMR khẳng
định cấu trúc của sản phẩm khi xuất hiện hai pic của nhóm metyl este và metoxy vòng
benzen ở vị trí 3,93 và 4,05.
Tiếp đó nhóm este được thủy phân bằng kiềm trong môi trường metanol, sau đó
acid hóa để giải phóng trở lại nhóm cacboxylic. Trên phổ NMR tín hiệu nhóm metyl
este ở vị trí 3,93 không còn xuất hiện.
Nhóm cacboxylic của hợp chất (3) được hoạt hóa bằng phản ứng với thionyl clorid
tạo thành axyl clorid (4), chất này được sử dụng ở phản ứng tiếp theo mà không cần tinh
chế.

Axyl clorid phản ứng với muối kali malonat este trong điều kiện có mặt của MgCl 2
và trietylamin để tạo thành hợp chất (5) dưới dạng hỗn hợp xeto/enol tỉ lệ 3:1 với hiệu
suất cao. Trên dữ liệu phổ proton NMR, tín hiệu của 2 hidro của dạng xeto xuất hiện ở
vị trí 3,93 ppm, trong khi đó ở dạng enol, tín hiệu proton xuất hiện ở vị trí 5,80 và 12,68
ppm.
Việc sử dụng muối kali malonate este ở nhiệt độ thường rất thuận lợi cho việc tổng
hợp ở khối lượng lớn. Sanchez và đồng nghiệp có sử dụng muối liti của acid malonat
nhưng phản ứng cần diễn ra ở nhiệt độ thấp (-78oC đến -30oC), không phù hợp với việc
SVTH:

10


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

sản xuất, điều chế ở lượng lớn [5].
Đun nóng (5) với trietyl ortoformat trong điều kiện hồi lưu với dung môi acetic
anhydrid cho hợp chất (6).Sau khi cất loại bỏ dung môi acetic anhydrid, cặn còn lại
được sử dụng ở phản ứng tiếp theo mà không cần tinh chế.
Cặn (6) được phản ứng với cyclopropyl amin trong môi trường etanol để tạo thành
hợp chất (7) với hiệu suất cao 75% qua 2 bước. Ở giai đoạn này sản phẩm (7) thu được
là hỗn hợp đồng phân E/Z với tỉ lệ 3/1.
Nhân quinolone 8 của moxifloxacin được điều chế bằng phản ứng của hỗn hợp
E/Z (7) với K2CO3 trong dung môi DMF, đun nóng trong vòng 3 giờ ở nhiệt độ 100 oC.
Hiệu suất của phản ứng là 77%. Ở phản ứng này, đã sử dụng base K 2CO3 là hóa chất rẻ
tiền để thay thế cho NaH như trong quy trình mà Sanchez và cộng sự đã báo cáo. Như
vậy đã thu được sản phẩm (8) từ nguyên liệu ban đầu với hiệu suất khoảng 38%.
2.5 Một số tính chất (vật lý – hoá học) chung:

Các hợp chất kháng khuẩn nhóm quinolon được đưa vào sử dụng có cả dạng không
muối và dạng muối, dang khan nước và dạng ngậm nước.












SVTH:

Độ hoà tan:
• Dạng không phải muối: không tan trong nước; ít tan trong cloroform, metanol,
etanol; dễ tan trong môi trường kiềm (độ tan này phụ thuộc vào tính chất của
cá nhóm thế).
• Dạng muối (thường là muối của HCl, CH 3COOH, CH3SO3H): dễ tan trong
nước (đặc biệt là muối của metansunfonat); ít tan trong alcol, rất ít tan trong
cloroform.
Hằng số phân ly:
• pKa1: 5,7 – 6,4 (chứa acid –COOH).
• pKa2: 7,6 – 8,8 (ít ra là đối với các dẫn chất có nhóm chứa 7-piperazinyl).
• Vì phần lớn các quinolon có chung điểm cấu trúc này; Tất các quinolon đều có
chứa acid không no β-cetonic.
• Nên các giá trị ít thay đổi trong cả dãy, nhất là pKa1.
• Các quinolon sử dụng như các amino acid và có điểm đẳng điện, ở trạng thái

này độ tan trong nước là tối thiểu.
Độ quay cực:
• Các quinolon được sử dụng cho tới nay đều ở dạng raxemic.
• Tuy nhiên dạng S-ofloxacine có hoạt tính kháng khuẩn cao, đang được triền
khai để đưa vào sử dụng điều trị.
Tính chất hóa học:
Các quinolon có tính base có kết tủa với các thuốc thử chung của alcaloid và với
acid tungstic.
Các quinolon bị giữ lại trên các nhựa cationit.
Tạo phức với các kim loại ở dạng phức chealat, phức này hấp thụ ở 410nm.
Các N bậc 3 của cá nhóm thế bị oxy hoá bởi H2O2 (trên dung dịch muối solic).
11


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

Phản ứng este hoá: chức cacboxyl có thể thực hiện phản ứng este hoá bằng các
đun sôi với một rượu trong sự có mặt của acid methansunfonic.
− Các phản ứng giáng vị: được sử dụng cho việc xem xét sự bền vững của các
quinolon va khi nghiên cứu sự giáng vị bắt buộc của các hợp chất này. Ví dụ: với
nalidixic acid.
− Lý giải do ánh sáng: với sự có mặt của oxy tạo ra 2 dẫn chất: một bị mất cacboxyl
ở C3, nhưng nối đôi ở 2,3 vẫn còn, một bị mất CO 2 nhưng không còn nối đôi ở C3
và C2.
− Lý giải do nhiệt: với sự có mặt của O 2 cho 2chất: một bị mất CO2 ở C3 và một
dimmer hoá.



Tính bền vững:
• Tất cả các quinolon đều nhạy cảm với ánh sáng.
• Một số dẫn chất nhạy cảm với độ ẩm (Norfloaxacin). Nói chung chúng đều
bền với nhiệt độ.
2.6 Kiểm nghiệm:
 Định tính:
− Phản ứng chung: tạo màu với Fe3+, hấp thu ở khoảng 410nm;
− Các phương pháp sắc ký: sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp;
− Phản ứng đặc hiệu:
• Của dẫn chất gắn F: vô cơ hoá bằng acid sunfocromic, sau đó định tính F
bằng cách biến đổi khả năng gây ẩm của thuốc thử này;
• Của các methan sunfonat khử thành sunfua kiềm (làm cho thấm rồi đốt
thành than cacbonat hoá) với dung dịch Na nitroprussiat 10% được dung
dịch có màu tím.
 Định lượng:
− Định lượng hoạt chất: chủ yếu dùng các phương pháp định lượng trong môi
trường khan, dựa trên một chức acid hoặc base.
− Định lượng thành phẩm: dùng các phương pháp quang phổ (có hoặc không
làm sắc ký trước).
− Bằng các phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), là phương pháp
khá phổ biến hiện nay. Hoặc sắc ký khí lỏng (C.G.L).
2.7 Cơ chế tác động, tác dụng phụ và độc tính:
− Cơ chế tác động: ADN gyrase chịu trách nhiệm duỗi xoắn ADN trước khi
ADN bước vào quá trình sao chép. Tế bào người không chứa ADN gyrase
nhưng chứa enzym topoisomerase có chức năng tương tự. Floroquinolon chỉ
ức chế ADN gyrase ở liều điều trị; nồng độ cao hơn gấp 100 – 1000 lần sẽ ức
chế topoisomerase.
− Phổ tác dụng: Quinolon có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt có hiệu quả cao
chống vi khuẩn Gram âm hiếu khí.
− Trừ norfloxacin, do khả năng sinh học kém khi uống, nên chỉ hạn chế trong

điều trị nhiễm trùng đường tiểu như các quinolon thế hệ 1. Các quinolon còn


SVTH:

12


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC








SVTH:

GEMIFLOXACIN

lại sử dụng trong nhiễm trùng đường tiểu, sinh dục, thương hàn, hô hấp,
xương, tuyến tiền liệt, lao…
Fluoroquinolon tương đối ít phản ứng phụ và ít độc tính.
Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, đau bụng, khó chịu.
Dị ứng, nổi mề đay.
Rối loạn thị giác.
Tăng sự mẫn cảm của da với ánh sáng mặt trời.
Những biến chứng ở sụn đã thấy ở động vật chưa trưởng thành khi dùng liều
lớn hơn liều cho người, do đó có khuyến cáo những thuốc này không nên dùng

cho trẻ em dưới 16 tuổi.

13


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

3 KẾT QUẢ

GEMIFLOXACIN MESYLATE

3.1 Khái Quát:
− Gemifloxacin mesylate là một kháng sinh diệt khuẩn thuốc nhóm Fluoroqinolon,

tác động bằng cách ngăn chặn sự sao chép DNA của vi khuẩn bằng cách gắn với
enzyme DNA gynase.
− Gemifloxacin mesylate đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
(FDA) phê duyệt vào ngày 04 tháng 4 năm 2003. Nó được phát triển và tiếp thị
với biệt dược Factive® của LG Life Sciences ở Hoa Kỳ.
− Gemifloxacin mesylate là một kháng sinh quinolone. Nó được chỉ định để giảm sự
phát triển của vi khuẩn kháng thuốc, và duy trì hiệu quả của các loại thuốc kháng
khuẩn khác. Và nó chỉ nên được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đã được
chứng minh hoặc nghi ngờ mạnh mẽ là do vi khuẩn gây ra.
− Factive® có sẵn dưới dạng viên nén để uống, chứa gemifloxacin mesylate
4266,39mg tương đương 320 mg Gemifloxacin. Liều khuyến cáo là 320 mg mỗi
ngày một lần trong 5 ngày, không được vượt quá liều quy định.
3.2 Tên:
− Tên khoa học: (R,S)-7[(4Z)-3-(aminomethyl)-4-(methoxyimino)-1-pyrrolidinyl]1-cyclopropyl-6-fluoro-1,4-dihydro-4-oxo1,8-naphthyridine-3-carboxylic

acid
mesylate.
− Tên hoạt chất: Gemifloxacin mesylate.
− Tên biệt dược: Gemi tab, GemiXa, Factive®.
3.3 Điều Chế:

SVTH:

14


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

Một con đường tổng hợp mới được tạo ra cho 4-aminomethyl-3-Zmethoxyiminopyrrolidine methanesulfonate (AMPM), trung gian quan trọng của
gemifloxacin, dựa trên quá trình hydro hóa hóa học của nhóm cyano trong 4-cyano-3methoxyimino-1- (N-tert -butoxycarbonyl) pyrolidin (CMBP) với mức giảm tối thiểu
nhóm methyloxime sử dụng (t-Boc) 2O (BOC) như tác nhân bảo vệ tại chỗ.
Trên các chất xúc tác Raney niken hoặc coban, không có bảo vệ BOC tại chỗ, phản
ứng phụ với 4-aminomethyl-3-amino-1- (N-tert-butoxycarbonyl) pyrrolidine (AABP)
được mở rộng bằng cách đồng thời hydro hóa methyloxime và cyano nhóm trong CMBP,
dẫn đến giảm quá mức mong muốn trung gian, 4-aminomethyl-3-Z-methoxyimino 1- (Ntert-butoxycarbonyl) pyrrolidine (Z-AMBP) tất cả các cách để AABP. Khi thực hiện bảo
vệ BOC tại chỗ, độ chọn lọc đối với mong muốn 4- (N-tert-butoxycarbonyl)
aminomethyl-3-Z-methoxyimino-1- (N-tert-butoxycarbonyl) pyrrolidine (Z-BAMBP)
tăng lên đến mức cao 91% so với Raney cobalt bằng cách ức chế quá mức Z-AMBP
thành AABP.
Trên cơ sở những quan sát này, một quá trình hydro hóa CMBP trên Raney coban đã
được đề xuất. Trong số các chất xúc tác kim loại quý, chỉ có Pd được phát hiện có hoạt
tính cao. Trong chất xúc tác Pd, 4-cyano-3-amino-1- (N-tert-butoxycarbonyl) -3,4pyrroline (CABP) được tìm thấy là sản phẩm phụ chính, trong khi sự hình thành AABP
hoặc 4 - (N-tert) -butoxycarbonyl) aminomethyl-3- (N-tert-butoxycarbonyl) amino-1- (Ntert-butoxycarbonyl) pyrrolidine (BABABP) đã bị ức chế rất nhiều.

Sản phẩm phụ CABP được hình thành bởi quá trình thủy phân của nhóm metyl
trong nhóm methyloxime trong CMBP có thể được tái chế thành chất nền ban đầu, 1- (Ntert-butoxycarbonyl) -4-cyano-pyrrolidin-3-một (BCPO) bằng axit- xúc tác thủy phân.
SVTH:

15


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

3.4 Tính chất:
− Bột kết tinh màu trắng hoặc trắng ngà.
− Không tan trong cloroform-etanol.
− Độ nóng chảy: 235 – 2370C.
3.5 Dược lực học:
− Gemifloxacin đã được chứng minh là kháng lại hầu hết các chủng vi khuẩn sau

đây:
• Vi sinh vật gram dương hiếu khí - Streptococcus pneumoniae bao gồm
Streptococcus pneumoniae kháng đa thuốc (MDRSP). MDRSP bao gồm các
chủng phân lập trước đây được gọi là PRSP (Streptococcus pneumoniae kháng
penicillin) và các chủng kháng với hai hoặc nhiều kháng sinh sau đây:
penicillin, cephalosporin thế hệ 2 (cefuroxim), macrolides, tetracycline và
trimethoprim / sulfamethoxazol. Staphylococcus aureus và Streptococcus
pyogenes
• Vi sinh vật Gram âm hiếu khí - Haemophilus influenzae, Haemophilus
parainfluenzae, Klebsiella pneumoniae (nhiều chủng nhạy cảm vừa phải),
Moraxella catarrhalis, Acinetobacter lwoffii, Klebsiella oxytoca, Legionella
pneumophila, Proteus vulgaris.

• Vi sinh vật khác - Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae.
3.6 Cơ chế tác động:

3.7 Chỉ định:
− Gemifloxacin được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng do các chủng vi

khuẩn nhạy cảm được chỉ định trong các điều kiện được liệt kê dưới đây:
• Đợt cấp do vi khuẩn cấp tính của viêm phế quản mãn tính do S. pneumoniae,
Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, hoặc Moraxella
catarrhalis.
• Viêm phổi do cộng đồng mắc phải (mức độ nhẹ đến trung bình) do S.
pneumoniae (bao gồm các chủng kháng đa thuốc, Haemophilus influenzae,
Moraxella catarrhalis, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae,
hoặc Klebsiella pneumoniae).
SVTH:

16


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

Tác dụng phụ:
Một số tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc như:
− Da nhạy cảm ánh sáng.
− Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, ói mửa.
− Chóng mặt.
− Nhức đầu.
− Phát ban.

− Tăng transaminase.
− Tăng/giảm tiểu cầu.
− Tăng GGT.
3.9 Chống chỉ định:
− Quá mẫn cảm với gemifloxacin, fluoroquinolones khác, hoặc bất kỳ thành phần
của công thức.
3.10 Tương tác thuốc:
− Aminolevulinic Acid: Photosensitizing Đại lý có thể tăng cường hiệu lực của
photosensitizing Aminolevulinic Acid.
− Thuốc kháng acid: Có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc kháng sinh Quinolone.
Mối quan tâm duy nhất với uống của quinolone. Trường hợp ngoại lệ: . Sodium
Bicarbonate.
− BCG (Intravesical): Thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả điều trị của BCG
(Intravesical).
− BCG Vaccine (chích ngừa): Thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả điều trị
của BCG Vaccine (chích ngừa).
− Blood Glucose Hạ Đại lý: Thuốc kháng sinh Quinolone có thể làm tăng tác dụng
hạ đường huyết của Đại lý hạ đường huyết. Thuốc kháng sinh quinolon có thể làm
giảm hiệu quả điều trị của Đại lý hạ đường huyết. Cụ thể, nếu một đại lý đang
được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, mất kiểm soát đường huyết có thể xảy
ra với việc sử dụng quinolone.
− Muối Canxi: Có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc kháng sinh Quinolone. Mối
quan tâm duy nhất với uống của cả hai đại lý. Trường hợp ngoại lệ: . Calcium
Chloride.
− Bệnh tả Vaccine: Thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả điều trị của bệnh tả
Vaccine.
− Corticosteroid (toàn thân): Có thể tăng cường tác dụng bất lợi / độc hại của thuốc
kháng sinh Quinolone. Cụ thể, nguy cơ viêm gân và đứt gân có thể được tăng lên.
− Delamanid: Quinolone Thuốc kháng sinh có thể làm tăng tác dụng QTc-kéo dài
của Delamanid. Quản lý: Tránh dùng đồng thời với delamanid và quinolon kháng

3.8

SVTH:

17


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC















SVTH:

GEMIFLOXACIN

sinh nếu có thể. Nếu dùng chung được coi là không thể tránh khỏi, giám sát
thường xuyên của điện tâm đồ (ECG) trong suốt thời gian điều trị delamanid đầy
đủ nên xảy ra.

Didanosine: Quinolone Thuốc kháng sinh có thể làm giảm nồng độ trong huyết
thanh của didanosine.Didanosine có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh
kháng sinh Quinolone. Quản lý: Quản lý các quinolon uống ít nhất 2 giờ trước
hoặc 6 giờ sau khi didanosine. Màn hình cho tác dụng điều trị giảm các quinolon,
đặc biệt nếu liều không thể tách rời được khuyên dùng. Điều này không áp dụng
cho các bộ đệm ruột didanosine tráng.
Nguy cơ cao nhất QTC-kéo dài Đại lý: rủi ro vừa phải QTC-kéo dài Đại lý có thể
tăng cường hiệu lực QTC-kéo dài của rủi ro cao nhất QTC-kéo dài Đại lý.
Cầu Muối: Có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh kháng sinh Quinolone.
Quản lý: Quản lý các quinolon uống ít nhất vài giờ trước (4 h cho moxi- và
sparfloxacin, 2 h cho người khác) hoặc sau (8 h cho moxi-, 6 h cho cipro-, 4 h cho
lome-, 3 h cho gemi- , và 2 h cho levo-, chuẩn tắc của, hoặc ofloxacin hoặc acid
nalidixic) muối sắt đường uống. Trường hợp ngoại lệ: Ferric Carboxymaltose;
Gluconate sắt; Complex sắt hydroxit Polymaltose; Ferric Pyrophosphate Citrate;
Ferumoxytol; Sắt Dextran Complex; Sắt Sucrose.
Ivabradine: Có thể tăng cường hiệu lực QTC-kéo dài của rủi ro vừa phải QTC-kéo
dài Đại lý.
Lactobacillus và estriol: Thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả điều trị của
Lactobacillus và estriol.
Magnesium Muối: Có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh kháng sinh
Quinolone. Quản lý: Quản lý các quinolon uống ít nhất vài giờ trước (4 h cho
moxi- và sparfloxacin, 2 h cho người khác) hoặc sau (8 h cho moxi-, 6 h cho
cipro-, 4 h cho lome-, 3 h cho gemi- , và 2 h cho levo-, chuẩn tắc của, hoặc
ofloxacin hoặc acid nalidixic) muối magiê miệng.
Mifepristone: Có thể tăng cường hiệu lực QTC-kéo dài của rủi ro vừa phải QTCkéo dài Đại lý.
Vừa phải rủi ro QTC-kéo dài Đại lý: Có thể tăng cường hiệu lực QTC-kéo dài của
rủi ro vừa phải QTC-kéo dài đại lý khác. Quản lý: Tránh kết hợp như vậy khi có
thể. Sử dụng phải được kèm theo giám sát chặt chẽ đối với bằng chứng QT kéo dài
hoặc thay đổi khác của nhịp tim.
Multivitamins / Khoáng sản (với ADEK, Folate, sắt): Có thể làm giảm nồng độ

trong huyết thanh kháng sinh Quinolone. Cụ thể, các cation đa trị trong các sản
phẩm vitamin tổng hợp có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc kháng sinh quinolon
đường uống. Quản lý: Tương tác có thể được giảm thiểu bằng cách dùng quinolon
18


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC




















SVTH:

GEMIFLOXACIN


uống ít nhất 2 giờ trước khi, hoặc 6 giờ sau, liều vitamin tổng hợp có chứa các
cation đa trị (tức là, canxi, sắt, magiê, selen, kẽm).
Multivitamins / Khoáng sản (với AE, Không Iron): Có thể làm giảm nồng độ trong
huyết thanh kháng sinh Quinolone. Cụ thể, các khoáng chất trong sản phẩm
vitamin tổng hợp / khoáng sản có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc kháng sinh
quinolon. Quản lý: Tương tác có thể được giảm thiểu bằng cách dùng quinolon
uống ít nhất 2 giờ trước khi, hoặc 6 giờ sau, liều vitamin tổng hợp có chứa các
cation đa trị (tức là, canxi, sắt, magiê, selen, kẽm).
Mycophenolate: Quinolone Thuốc kháng sinh có thể làm giảm nồng độ trong
huyết thanh của Mycophenolate.Cụ thể, các quinolon có thể làm giảm nồng độ của
các chất hoạt hóa của mycophenolate.
Nadifloxacin: Có thể tăng cường / ảnh hưởng xấu độc hại của thuốc kháng sinh
Quinolone.
Đại lý chống viêm không steroid: Có thể tăng cường neuroexcitatory và / hoặc tác
dụng giữ-việc gây kháng sinh Quinolone. Đại lý chống viêm không steroid có thể
làm tăng nồng độ trong huyết thanh kháng sinh Quinolone.
Porfimer: Đại lý Photosensitizing có thể tăng cường hiệu lực của photosensitizing
Porfimer.
Probenecid: Có thể làm giảm sự bài tiết của Gemifloxacin.
QTC-kéo dài Đại lý (Không xác định rủi ro và rủi ro Sửa chữa): Có thể tăng cường
hiệu lực QTC-kéo dài của rủi ro vừa phải QTC-kéo dài Đại lý.
Quinapril: Có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh kháng sinh Quinolone.
Quản lý: liều riêng của quinapril và quinolon uống ít nhất 2 giờ để giảm nguy cơ
tương tác. Màn hình cho giảm hiệu quả của các quinolone nếu các sản phẩm này
được sử dụng đồng thời.
Sevelamer: Có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc kháng sinh Quinolone. Quản lý:
Quản lý các quinolon uống ít nhất 2 giờ trước hoặc 6 giờ sau khi sevelamer.
Sodium Picosulfate: Thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả điều trị của
Sodium Picosulfate. Quản lý: Xem xét sử dụng một sản phẩm thay thế để làm sạch

ruột trước khi nội soi đại tràng ở những bệnh nhân gần đây đã được sử dụng hoặc
được đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh.
Strontium Ranelate: Có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh kháng sinh
Quinolone. Quản lý: Để giảm thiểu bất kỳ tác động tiềm năng của strontium
ranelate trên nồng độ kháng sinh quinolon, đó là khuyến cáo rằng việc điều trị
strontium ranelate bị gián đoạn trong quá trình điều trị với quinolone.
Sucralfate: Có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh kháng sinh Quinolone.
Quản lý: Quản lý các quinolon uống ít nhất 2 giờ trước hoặc 6 giờ sau liều
19


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

sucralfat. Tách Greater liều hơn nữa có thể làm giảm nguy cơ cho một tương tác
đáng kể.
− Thương hàn Vaccine: Thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả điều trị của bệnh
thương hàn vắc xin. Chỉ Ty21a căng thẳng giảm độc trực tiếp bị ảnh hưởng. Quản
lý: Tiêm chủng với live vaccine thương hàn giảm độc lực (Ty21a) nên tránh ở
những bệnh nhân đang được điều trị với các tác nhân kháng khuẩn toàn thân.Sử
dụng vắc-xin này nên được hoãn lại cho đến ít nhất là 3 ngày sau khi ngừng thuốc
kháng khuẩn.
− Varenicline: Quinolone Thuốc kháng sinh có thể làm tăng nồng độ trong huyết
thanh của thuốc varenicline.Quản lý: Giám sát để tăng tác dụng phụ varenicline
khi dùng chung levofloxacin hoặc kháng sinh quinolon khác, đặc biệt ở những
bệnh nhân bị suy thận nặng. Khuyến nghị ghi nhãn sản phẩm quốc tế khác
nhau.Tham khảo ý kiến dán nhãn thích hợp.
− Verteporfin: Photosensitizing Đại lý có thể tăng cường hiệu lực của
photosensitizing Verteporfin.

− Vinflunine: Có thể tăng cường hiệu lực QTC-kéo dài của rủi ro vừa phải QTC-kéo
dài Đại lý.
− Vitamin K đối kháng (như warfarin):. Thuốc kháng sinh Quinolone có thể làm
tăng tác dụng chống đông của vitamin K đối kháng.
− Kẽm Muối: Có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh kháng sinh Quinolone.
Quản lý: Quản lý các quinolon uống ít nhất vài giờ trước (4 h cho moxi- và
sparfloxacin, 2 h cho người khác) hoặc sau (8 h cho moxi-, 6 h cho cipro-, 4 h cho
lome-, 3 h cho gemi- , và 2 h cho levo-, chuẩn tắc của, hoặc ofloxacin hoặc acid
nalidixic) muối kẽm uống. Trường hợp ngoại lệ: zinc Chloride.
3.11 Liều lượng – cách dùng:
− Nhiễm khuẩn nhạy cảm: Uống: 320 mg mỗi ngày một lần
− Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: Uống: 320 mg một lần mỗi ngày trong 5
ngày.
− Cộng đồng-viêm phổi (nhẹ đến trung bình): uống: 320 mg mỗi ngày một lần
cho 5 hoặc 7 ngày (quyết định sử dụng 5 hoặc 7 ngày chế độ phải được hướng
dẫn bởi xét nghiệm đờm ban đầu, 7 ngày được khuyến cáo cho
MDRSP, Klebsiella , hoặc M. catarrhalis nhiễm trùng).
− Do lậu cầu, nhiễm trùng niệu sinh dục không biến chứng (liệu pháp thay thế ở
những bệnh nhân với cephalosporin dị ứng, off-label sử dụng): Uống: 320 mg
liều duy nhất kết hợp với azithromycin uống.
3.12 Bảo quản:
− Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
SVTH:

20


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN


− Nhiệt độ dưới 300C.
− Tránh ánh sáng.
− Để xa tầm tay của trẻ em.
3.13 Các dạng bào chế:

SVTH:

21


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

4 KẾT LUẬN

Các vi khuẩn đa kháng (MDR) đang ngày càng là một mối quan tâm lớn trên toàn
thế giới. Những khó khăn trong việc phòng chống nhiễm khuẩn, cùng với việc lạm
dụng các thuốc kháng sinh, đã đẩy nhanh sự gia tăng của các chủng kháng thuốc.
Nhiễm khuẩn do các tác nhân này đã góp phần làm tăng thêm thời gian lưu trú
bệnh viện, tỉ lệ tử vong và các chi phí chăm sóc sức khoẻ tổng quát. Tổ chức Y tế
Thế giới (The World Health Organization) và Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ
(Infectious Diseases Society of America) đã xác định các vi khuẩn đa kháng là một
trong những trở ngại hàng đầu của nền y học hiện đại.
− Sự đề kháng kháng sinh luôn bám sát sự phát triển của một loại kháng sinh mới.
Thời gian cần thiết để tìm ra, nghiên cứu và phê duyệt một loại kháng sinh mới
thường dài hơn rất nhiều thời gian phát hiện sự đề kháng khi bắt đầu đưa thuốc
này vào sử dụng rộng rãi. Dù cho hiện trạng đề kháng với kháng sinh đang phát
triển ngày càng mạnh mẽ, nhưng trong những năm gần đây, có rất ít các loại kháng

sinh mới được phát hiện, đòi hỏi chúng ta cần phải tối ưu hoá các liệu pháp hiện
có.
− Với sự ra đời của một số fluoroquinolone mới đây, phổ tác dụng truyền thống trên
vi khuẩn Gram (-) của nhóm Fluoroquinolone đã được mở rộng bao gồm cả tác
dụng trên các vi khuẩn Gram (+) đặc hiệu. Ứng dụng của fluoroquinolone trên
lâm sàng không chỉ trong nhiễm trùng đường niệu – sinh dục mà còn được sử
dụng trong nhiễm trùng đường hô hấp trên, hô hấp dưới, nhiễm trùng đường tiêu
hóa, nhiễm trùng phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và một số
nhiễm trùng da và mô mềm. Hầu hết các thuốc nhóm Quinolone có sinh khả dụng
đường uống rất tốt, với nồng độ thuốc trong huyết thanh tương đương với đường
tiêm tĩnh mạch (IV).


SVTH:

22


CHUYÊN ĐỀ TIỂU LUẬN HOÁ DƯỢC

GEMIFLOXACIN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y Tế (2014), Hoá Dược 1 (Dùng Đào Tạo Dược Sĩ Đại Học). Nhà Xuất Bản
Giáo Dục Việt Nam.
2. Bộ Y Tế (2014), Hoá Dược 2 (Dùng Đào Tạo Dược Sĩ Đại Học). Nhà Xuất Bản Y
Học.
3. Bộ Y Tế (2015), Kỹ Thuật Sản Xuất Dược Phẩm (Sách Đào Tạo Dược Sĩ Đại
Học). Trường Đại Học Dược Hà Nội.

4. Dược Điển Việt Nam IV (2009), Nhà xuất bản Y Học hà Nội.
5. GS. TSKH. Phan Đình Châu (2011), Hoá Dược và kỹ thuật tổng hợp tập 3, NXB
Bách Khoa Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Calvo A, Gimenez MJ (2002). "Ex Vivo Serum Activity (Killing Rates) After
Gemifloxacin 320 mg Versus Trovafloxacin 200 mg Single Doses Against
Ciprofloxacin-Susceptible and -Resistant Streptococcus pneumoniae". Int. J.
Antimicrob. Agents.144–6.
2. Owens RC, Ambrose PG (July 2005). "Antimicrobial safety: focus on
fluoroquinolones". Clin. Infect. Dis. 41 Suppl 2: S144–57.
3. Ball P, Mandell L, Niki Y, Tillotson G (November 1999). "Comparative
tolerability of the newer fluoroquinolone antibacterials". Drug Saf. 407–21.
4. V. T. Adrione. The Quinolones, Academic Press, (2000).
5. J. P. Sanchez, R. D. Gogliotti, J. M. Domagala, S. J. Gracheck, M. D. Huband, J.
A. Sesnie, M. A. Cohen, M. A. Shapiro. J. Med. Chem., 38, 4478-4487 (1995).
TÀI LIỆU TRANG WEB
1. />2. />3. />
SVTH:

23



×