Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

BIỆN PHÁP tổ CHỨC PHỐI hợp các lực LƯỢNG GIÁO dục TRONG THỰC HIỆN đổi mới GIÁO dục TRUNG học cơ sở QUẬN DƯƠNG KINH, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.85 KB, 43 trang )

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC PHỐI HỢP
CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC
TRONG THỰC HIỆN ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN DƯƠNG KINH, THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG


- Nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Các biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong
thực hiện đổi mới giáo dục trung học cơ sở quận Dương Kinh, thành
phố Hải Phòng phải đạt được mục đích là nâng cao chất lượng, hiệu
quả của công tác tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong thực
hiện đổi mới giáo dục trung học cơ sở trong quận; là cơ sở nâng cao
chất lượng công tác tổ chức phối hợp các lực lương giáo dục trong
thực hiện đổi mới giáo dục ở các trường THCS tại quận Dương
Kinh. Để thực hiện được điều đó cần phải xác định được các mục
đích của công tác phối hợp, bồi dưỡng - kết quả tương lai của công
tác tổ chức phối hợp một cách cụ thể hay mục đích chung để từ đó
xây dựng chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp tác
động phù hợp để đạt được mục đích đề ra là nâng cao chất lượng,
hiệu quả của công tác tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong
thực hiện đổi mới giáo dục các trường trung học cơ sở trong Quận.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này chỉ rõ, khi xây dựng các biện pháp tổ chức
phối hợp các lực lượng giáo dục trong thực hiện đổi mới giáo dục
trung học cơ sở phải đi từ thực tiễn, xuất phát từ các nhu cầu từ thực


tiễn và cuối cùng là giải quyết được các vấn đề thực tiễn đặt ra; từ


các điều kiện và các nhu cầu của xã hội, của các trường THCS mà
Ban Giám hiệu các trường xây dựng được các nội dung, hình thức
và cách thức để có thể không chỉ phát hiện các mâu thuẫn, khả năng
hiện có của các lực lượng mà quan trọng là tìm ra cách thức để giải
quyết triệt để các mâu thuẫn để từ đó tổ chức phối hợp các lực
lượng giáo dục trong cộng đồng khi thực hiện đổi mới giáo dục
THCS ở Quận đạt được kết quả cao.
- Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa và phát triển
Các biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong
thực hiện đổi mới giáo dục trung học cơ sở phải bảo đảm tính kế
thừa, tôn trọng những kết quả mà các trường THCS đã đạt được
trong công tác này. Sơ và tổng kết công tác tổ chức phối hợp các lực
lượng giáo dục trong thực hiện đổi mới giáo dục trung học cơ sở ở
quận Dương Kinh, Hải Phòng trong những năm qua, từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cần thiết để áp dụng vào thực hiện tốt
công tác tổ chức phối hợp. Bên cạnh kế thừa những mặt đã đạt được
thì Ban Giám hiệu các trường cần có các biện pháp khuyến khích
tính tự giác, tích cực, linh hoạt trong việc đổi mới nội dung phương
pháp của giáo viên, kinh nghiệm phối hợp với các lực lượng giáo
dục trong xã hội để đưa hoạt động này lên các đỉnh cao mới.


- Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp
Các biện pháp đưa ra phải bám sát vào các văn bản hướng dẫn
của Bộ, Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác tổ chức phối
hợp các lực lượng giáo dục trong thực hiện đổi mới giáo dục trung
học cơ sở. Các nội dung, hình thức và phương pháp được xây dựng
phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi trường như: các điều
kiện về tình độ năng lực của CBQL và giáo viên, phù hợp với điều
kiện vật chất kĩ thuật, điều kiện, hoàn cảnh và học sinh. Hay nói

cách khác các biện pháp phải mang tính thực tế và khả thi, áp dụng
được vào thực tiễn của các trường để nâng cao chất lượng công tác
tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong thực hiện đổi mới
giáo dục trung học cơ sở ở quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Những biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục
trong thực hiện đổi mới giáo dục trung học cơ sở ở quận Dương
Kinh, thành phố Hải Phòng đều nằm trong kế hoạch hoạt động
chung và quản lí của Ban Giám hiệu các trường THCS và của ngành
giáo dục Quận. Các biện pháp phải đảm bảo có có sự đan xen gắn
kết, tương hỗ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất toàn vẹn.
Mục đích biện pháp, nội dung biên pháp, cách tiến hành cũng như
điều kiện để thực hiện của từng biện pháp phải được xem xét trong


toàn bộ hệ thống, đảm bảo tính đồng bộ trong thực hiện, phát huy
hiệu quả của hệ thống nhằm nâng cao chất lượng tổ chức phối hợp
các lực lượng giáo dục trong thực hiện đổi mới giáo dục trung học
cơ sở ở quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.
- Các biện pháp phối hợp các lực lượng giáo
dục trong thực hiện đổi mới giáo dục trung học cơ
sở quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh
và phụ huynh học sinh về việc phối hợp các lực lượng giáo dục
trong thực hiện đổi mới giáo dục trung học cơ sở quận Dương Kinh,
thành phố Hải Phòng
*Mục đích của biện pháp:
Biện pháp này quan trọng để nâng cao nhận thức, ý thức về ý
nghĩa và tầm quan trọng của công cuộc đổi mới giáo dục nhằm nâng
cao chất lượng công tác giáo dục THCS đáp ứng được yêu cầu đổi

mới của xã hội và đất nước. Đổi mới giáo dục THCS là một trong
những nhiệm vụ rất nặng nề, phức tạp và khó khăn, để thực hiện
được đồ hỏi có sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường. Do đó, CBQL, giáo viên, học sinh và phụ huynh cần có cái
nhìn đúng đắn, thấy được vai trò của sự phối hợp trong thực hiện tốt


công cuộc đổi mới, tạo được niềm tin về sự thành công của công tác
tổ chức phối hợp trong thực hiện tốt các nhiệm vụ.
*Nội dung và cách thức tiến hành
Ban Giám hiệu mà trực tiếp là hiệu trưởng các trường THCS
trong Quận phải nhận thức vị trí, vai trò- trách nhiệm của mình
trong tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong đổi mới giáo
dục THCS.
Xác định rõ mục tiêu của đổi mới giáo dục THCS “Xây dựng
nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ
thông mới trong đó có THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn lực phục vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và
truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các
nước phát triển trong khu vực và trên thế giới"
CBQL cần tìm hiểu, nắm vững các chính sách mới, các hướng
dẫn về công tác tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục để tạo ra
sức mạnh tổng hợp trong công tác đổi mới toàn diện giáo dục phổ
thông trong đó có THCS
Để thực hiện tốt biện pháp này đòi hiệu trưởng các trường
THCS phải thực hiện tốt các vấn đề:


Tham gia đày đủ các lớp học tập/ tập huấn các văn bản, chỉ thị

hướng dẫn về công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong đổi
mới giáo dục THCS. Không ngừng nâng cao trình độ quản lí, đặc
biệt là khả năng mở rộng các mối quan hệ với các lực lượng trong
xã hội để giúp các trường thực hiện thành công mục tiêu đổi mới
của mình.
Tăng cường tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các
trường THCS trong địa bàn quận Dương Kinh và thành phố Hải
Phòng về công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong thực hiện
đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo chuẩn.
Tăng cường công tác tuyên truyền cho giáo viên, phụ huynh
và học sinh về công tác đổi mới bậc học THCS. Giới thiệu các văn
bản, tài liệu hướng dẫn về đổi mới giáo dục THCS.
Đa dạng các hình thức tổ chức và phương pháp thực hiện như
tuyên truyền thông qua bảng tin, hệ thống truyền thanh của nhà
trường để các CBQL, giáo viên, phụ huynh và học sinh nắm được
các nội dung tư tưởng chủ đạo. Thường xuyên tổ chức các hoạt
động sinh hoạt chuyên môn giữa các giáo viên, có sự tham gia của
các lực lương theo chuyên đề để trao đổi, rút kinh nghiệm, tìm ra
những vướng mắc để thực hiện thống nhất nội dung và cách thức
thực hiện phối hợp sao cho hiệu quả nhất.


* Điều kiện thực hiện
Có sự tham gia đầy đủ của đội ngũ CBQL, giáo viên và phụ
huynh, học sinh
Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu các
trường và cấp ủy đảng và chính quyền các cấp ở địa phương, tạo
điều kiên về cơ sở vật chất cho thực hiện nhiệm vụ đổi mới và nâng
cao tình độ của giáo viên.
Tính chủ động, tích cực của đôi ngũ CBQL và giáo viên trong

học tập, nghiên cứu để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới.
- Tăng cường khả năng sẵn sàng tham gia của các lực
lượng giáo dục cộng đồng trong thực hiện yêu cầu đổi mới giáo
dục trung học cơ sở của nhà trường
* Mục tiêu biện pháp
Tạo động lực để các lực lượng giáo dục cộng đồng sẵn sàng
tham gia thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục trung học cơ sở của
nhà trường
* Nội dung và cách thức tiến hành:


Hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận Dương Kinh có kế
hoạch cụ thể về việc huy động sự sẵn sàng tham gia của các lực
lượng giáo dục cộng đồng trong đổi mới giáo dục của nhà trường.
Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở tiến hành mời chuyên
gia về kỹ năng mềm về trường trò chuyện với tất cả các phụ huynh
để họ nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng việc sẵn sàng tham
gia hỗ trợ nhà trường trong công cuộc đổi mới giáo dục.
Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở tiến hành đánh giá
mức độ sẵn sàng tham gia, nguyên nhân cản trợ sự sẵn sàng tham
gia, từ đó có chiến lược cụ thể nhằm thu hút sự sẵn sàng tham gia
của các lực lượng giáo dục từ Ủy ban nhân dân phường, các hội
đoàn thể của phường trên địa bàn.
Tạo mọi điều kiện thời gian và tranh thủ ý kiến của các lực
lượng giáo dục cộng đồng, giúp họ hiểu được ý nghĩa tầm quan
trọng của việc sẵn sàng tham gia hỗ trợ nhà trường trong đổi mới
giáo dục.
* Điều kiện thực hiện:
Có sự quan tâm tạo điều kiện của các tổ chức Đảng, chính
quyền địa phương và các lực lương giáo dục trong xã hội về thời



gian, kinh phí để các lực lượng giáo dục cộng đồng sẵn sàng tham
gia hỗ trợ các trường trung học cơ sở trong đổi mới giáo dục.
Vai trò của hiệu trưởng trong quá trình thực hiên nhiệm vụ, có
kế hoạch cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để các lực lượng giáo dục
cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến và được ghi nhận những đóng
góp của mình cho công cuộc đổi mới giáo dục của nhà trường.
- Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong định
hướng nghề nghiệp theo định hướng nguồn nhân lực cho học
sinh ở các trường THCS quận Dương Kinh
* Mục đích của biện pháp
Xuất phát từ thực tiễn thực hiện công tác tổ chức phối hợp các
lực lượng giáo dục trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở
các trường THCS chưa tốt. Đồng thời cần phải cho các lực lượng
xã hội quan tâm đến công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh
THCS để các lực lương jtham gia tích cực cùng với các trường
THCS trong hoạt động này.
Trong thực tế hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng vấn đề
định hướng nghề nghiệp phải ở bậc học trung học phổ thông, tốt
nghiệp THCS phải thi vào trung học phổ thông… đó là một số quan
điểm chưa toàn diện bởi vấn đề định hướng cần phải tiến hành để có


sự định hướng cho học sinh ngay việc chọn thi vào trường trung học
phổ thông nào để có thể đạt được mục đích sau này thi vào các
trường Đại học mà mình lựa chọn; học trung học phổ thông và đại
học cũng chỉ là một hướng nhưng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS
có thể học lên trung học phổ thông và có thể thi ngay vào các
trường nghề đê vừa bổ sung kiến thức trung học phổ thông vừa

được học nghề, đó cũng là một lựa chọn tốt, nhất là những em mà
khả năng học lên hạn chế và hoàn cảnh gia đình khó khăn. Xét về
tầm vĩ mô đó là một hướng đi đúng vừa phù hợp với các đối tượng
học sinh, vừa giảm tải cho xã hội. Để thực hiện được điều đó cần có
sự tham gia phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội.
* Nội dung và cách thức thực hiện:
Để thực hiện được biện pháp này cần thực hiện một số nội
dung và yêu cầu:
Trước hết, phải nâng cao nhận thức về công tác định hướng
nghề nghiệp cho học sinh THCS: Làm cho các lực lượng giáo dục
tham gia có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, nhiệm vụ của công
tác như nội dung, hình thức để làm cơ sở cho những thay đổi trong
định quản lí công tác theo định hướng nguồn nhân lực. Các thành
phần cần tác động: CBQL giáo dục , giáo viên và bộ phận phụ trách:
cần làm cho họ hiểu bản chất, nội dung và yêu cầu của công tác


hướng nghiệp; với phụ huynh học sinh và bản thân học sinh: Khi họ
có nhận thức đúng có vai trò quyết định đến việc lựa chọn hướng đi
nghề nghiệp của mình; với các lực lượng trong xã hội: Nhận thức
đúng giúp các lực lượng tích cực tham gia cùng nhà trường làm tốt
công tác này, cử các chuyên gia đến nói chuyên, cho học sinh tham
quan cơ sở sản xuất từ đó hình thành xu hướng nghề nghiệp cho học
sinh…
Thứ hai, vấn đề quản lí “ tác nghiệp về giáo dục hướng
nghiệp”: Để thực hiện tốt nội dung này đòi hỏi các trường:
Tăng cường trách nhiệm của hiệu trưởng các trường THCS
trogn việc quản lí mục tiêu, nội dung , các hình thức hướng nghiệp
Quan tâm xây dựng ĐNgiáo viên và chuyên viên chuyên
trách về công tác hướng nghiệp cho học sinh: cử cán bộ đi học, tập

huấn về công tác hướng nghiệp; mời các chuyên gia ở các trường
dạy nghề; đi tham quan học tập; mời các phụ huynh đang tham gia
dạy và làm nghề đến nói chuyện, định hướng…
Luôn đổi mới nội dung và các hình thức định hướng theo của
Bộ GD&ĐT
Phối hợp công tác phân luồng học sinh theo “Chỉ thị số 10CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị nhằm nâng cao nhận


thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận,
đoàn thể chính trị - xã hội, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về
công tác phân luồng học sinh”
Tổ chức dạy nghề cho học sinh và vận hành mô hình tư vấn
nghề cho học sinh : “ các phòng hướng nghiệp và tư vấn nghề; xây
dựng đội ngũ tham gia công tác tư vấn”
Phối hợp chặt chẽ giữa các trường THCS với trung tâm hướng
nghiệp và dạy nghề, cha mẹ học sinh và các lực lương xã hội khác
trong “ tuyên truyền, tìm hiểu nguyện vọng tâm lí của học sinh, tư
vấn bước đầu cho từng học sinh vào các lớp nghề theo nguyện vọng
và phù hợp với tâm lí của họ… thực hiện theo đúng quy định của
Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT”
Với cha mẹ học sinh cần tuyên truyền cho họ hiểu và mong
muốn sự tham gia giúp đỡ của họ trong tất cả các phươngg diện công
tác hướng nghiệp
Cần chú trong tới các điều kiện, cơ sở vật chất kĩ thuật phục
vụ công tác hướng nghiệp
Thứ 3, Cần “tạo động lực thúc đẩy công tác định hướng
nghiệp cho học sinh THCS” giúp cho những người làm công tác này
luôn tích cực và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.



Một trong những yêu cầu quan trọng trogn quá trình thực hiện
là “Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác định hướng nghề nghiệp”, quan tâm đến các nguồn
kinh phí để mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hướng
nghiệp, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong xã hội. Tạo mọi
nguồn lực để thực hiện tốt công tác giáo dục và đào tạo ở các trường
THCS, đặc biệt là công tác định hướng nghề nghiệp mới ở bậc học
này.
Phát huy vai trò của công tác thi đua khen thưởng cho các tổ
chức, cá nhâ thực hiện tốt công tác này
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp, chính
quyền địa phương nơi nhà trường xây dựng.
Có sự phối hợp và đồng thuận giữa nhà trường- gia đình và xã
hội (các tổ chức chính trị xã hội; các đơn vị sản xuất và doanh
nghiệp) trong công tác hướng nghiệp.
Sự chủ động của Ban Giám hiệu các trường THCS, đặc biệt là
hiệu trưởng các nhà trường.


Có nguồn kinh phí ồn định từ ngân sách nhà nước và các
nguồn xã hội hóa trong xây dựng các phòng hướng nghiệp, đào tọa
và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ chuyên trách.
Đội ngũ CBQL và giáo viên có nhận thức đúng về tầm quan
trọng của công tác định hướng nghề nghiệp, có năng lực chuyên
môn trong việc thực hiện hoạt động này.
- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong đổi mới công tác
kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và kết quả học tập của học sinh
trường trung học cơ sở quận Dương Kinh, Hải Phòng
* Mục đích biện pháp:

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong đổi mới công tác kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một bộ phận cốt yếu
quan trọng nhất trong quản lý trường THCS. Qua kiểm tra mới”
nắm bắt được thông tin liên hệ ngược một cách đầy đủ, khách quan
một cách có hệ thống, hiểu được thực trạng dạy học ở các trường
trong từng giai đoạn”. Đánh giá được kết quả hoạt động học của
người học thông qua sự phối hợp các lực lượng giáo dục rên cơ sở
“tiếp thu sự đánh, nhà trường kịp thời điều chỉnh các hoạt động đó,
nhằm đảm bảo việc dạy và học luôn đi đúng mục tiêu và đạt hiệu
quả như mong muốn” đề ra.


* Nội dung và cách thức thực hiện
Hiệu trưởng là người chủ trì và vai trò quan trọng , đây là hoạt
động rất quan tọng công hoạt động quản lí giáo dục ở trường THCS,
nó được xây dựng một cách định kỳ hàng năm cho học kỳ hay cả
năm học. Phối hợp các lực lượng trong kiểm tra, đánh giá một cách
khách quan với tất cả các nội dung cần thiết trong hoạt động dạy
học để hoạt động đi đúng quỹ đạo, đạt được kết quả như kì vọng,
phù hợp với mục tiêu đặt ra.
Một trong những nội dung công việc quan trọng là hiệu trưởng
cần xây dựng được một Bộ phận thực hiện công tác kiểm tra, đánh
giá cùng vơi việc xây dựng một chuẩn các tiêu chí đánh giá theo
quy định chung của ngành và thực tế của mỗi trường THCS và địa
phương nơi trường xây dựng. Bộ phận thực hiện công tác kiểm tra,
đánh giá phai rmang tính đại diện, là các nòng cốt với cán bộ cốt
cán, đại diện cho các ban ngành, tổ chuyên môn, Ban phụ huynh và
một số lực lượng giáo dục có liên quan của nhà trường; có sự tham
khảo của các chuyên gia và những nhà khoa học, giáo viên có kinh
nghiệm để xây dựng được các tiêu chí và phương pháp , cách thức

tiến hành kiểm tra, đánh giá phù hợp.
Để thực hiện tốt biện pháp này các trường THCS cần:


Căn cứ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào
tạo, nhà trường và các lực lượng tiến hành kế hoạch kiểm tra, đánh
giá có thể theo định kỳ, hoặc theo kế hoạch đột xuất, theo chủ đề
phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường hoặc theo yêu cầu của
trên. Công tác kiểm tra đánh giá phải được tiến hành đúng tiến trình,
nghiêm túc, khách quan theo đúng mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch
đặt ra. Kiểm tra, đánh giá phải kết hợp chặt chẽ với nhau: kiểm tra
cẩn trọng và thu được những kết quả mà mục tiêu đã đặt ra, trên cơ
sở các kết quả đạt được cần có sự đánh giá hợp lí theo các tiêu chí
thang điểm chung, thông thường thang điểm 100. Tiêu chí xây dựng
ở các mức: Xuất sắc, giỏi, khá, trugn bình và yếu kém.
Việc kiểm tra đánh giá của người dạy và học là 2 nội dung
nhưng có môi squan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau; chất lượng
dạy học tốt phải được thể hiện qua sự tiến bộ của học sinh trên kết
quả học tập môn học và kết quả phấn đấu rèn luyện. Trong kiểm tra
đánh giá cần có sự khách quan, trung thực tránh hiên tượng “ bệnh
thành tích” mà bỏ qua hay coi nhẹ những hạn chế dẫn đến không có
kết quả trugn thực. Cần có sơ, tổng kết, để rút luận chính xác nhất,
tìm ra được những hạn chế, thiếu sót để khắc phục kịp thời, đồng
thời phát huy những mặt tích cực để ứng vào quá trình thực hiện
tiếp theo. Công tác này là kết thúc một quá trình dạy học nhưng lại
là khởi đầu của một quá trình dạy học tiếp theo cao hơn.


Hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học được tiến
hành bằng nhiều hình thức như: kiểm tra từng phần hay toàn diện,

theo chuyên đề hay chủ đề, đột xuất hay định kỳ. Hoạt động kiểm
tra đánh giá được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo cho
kiểm tra chéo giữa các trường, được các chuyên viên sở, phòng
GD&ĐT thực hiện kiểm tra toàn diện hoạt động dạy và học; tổ chức
các buổi giảng phương pháp để cho các giáo viên tham dự, tổ chức
cho giáo viên dự giờ nhau để đánh giá. Ban Giám hiệu và tổ trưởng
chuyên môn thường xuyên đi dự các lớp để đánh giá về hoạt động
dạy và học. Một số nội dung có thể có sự tham dự của Ban phụ
huynh và các lực lượng torgn xã hội, đặc biệt là cần lắng nghe và
tham khảo các kết quả đánh giá của cộng đồng để đánh giá kết quả
hoạt động dạy và học của nhà trường.
Thực hiện kiểm tra đánh giá giáo viên thông qua nghiệp vụ
chuyên môn, việc thực hiện quy chế dạy học và giáo dục, thực hiện nề
nếp nội quy; lấy ý kiến đánh giá giáo viên của đồng nghiệp, của học
sinh và của cộng đồng.
Một trong những nguyên tắc bất di bất dịch để thwujc hiện tốt
biện pháp này là cần công khai và minh trong tiến hành, công bố kết
quả. Đảm bảo sự khách quan tuyệt đối khi tiến hành hoạt động.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:


Có sự tạo điều kiện và giúp đỡ của Sở và Phòng Giáo dục và
Đào tạo trong việc đưa ra các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc kiểm
tra, đánh giá.
Các thành viên của đoàn kiểm tra tra cần được tập huấn về
chuyên môn, có nghiệp vụ trong kiểm tra, đánh giá.
Đoàn kiểm tra cần có đủ các thành phần và lực lượng theo quy
định.
Có sự phối hợp công tác chặt chẽ giữa các trường THCS trong
Quận tạo điều kiện cho hoạt động kiểm tra chéo được tiến hành

thường xuyên, có hiệu quả. Phát huy sự tham gia của cộng đồng vào
kiểm tra đánh giá, chú trọng các thông tin của gia đình và cộng
đồng với sự phát triển về đạo đức, nhân cách của người học.
Ban Giám hiệu cần phải xây dựng các kế hoạch thường xuyên,
chi tiết và có sự khách quan, nghiêm túc trong thực hiện công tác
kiểm tra, đánh giá. Xây dnwjg được tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá và
thi đua rõ ràng. Có điều kiện vật chất đảm bảo. Gắn chặt với công
tác thi đua khen thưởng và kỉ luật.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở quận Dương
Kinh, thành phố Hải Phòng
*Mục đích của biện pháp:


Đây là một biện pháp quan trọng nhằm “tiến tới xây dựng một
xã hội giáo dục, có nền tảng là tri thức để đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách bền vững” trong nền
giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng. Phát huy sức mạnh
tổng hợp của nhà trường - gia đình- xã hội ( các đoàn thể và tổ chức
xã hội) “trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ,
từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng của gia đình - nhà trường - xã hội
nhằm đạt tới mục tiêu chung của sự nghiệp giáo dục trong đó có
giáo dục THCS”.
Một trong những nhiệm vụ quan trong của biện pháp là có thể
phát huy “sức mạnh, tiềm năng trí tuệ, sức lực vật chất trong nhân
dân, huy động các lực lượng xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục
nói chung, công tác dạy học trong nhà trường nói riêng”. Đồng thời
“ Phát huy nội lực của lực lượng giáo viên, học sinh, các tổ chức
chính trị- xã hội, đoàn thể trong nhà trường để tạo ra tài lực, vật lực
giáo dục nói chung và đồ dùng dạy học nói riêng”.
Hiện nay khi loài người đang bước vào thời đại công nghiệp

4.0, trogn một thế giới mà toàn cầu hóa và hội nhập là nhu cầu tất
yếu mang đến “sự vững mạnh của một quốc gia là đội ngũ nhân lực
có tay nghề cao, vừa vững chuyên môn, vừa linh hoạt trong các kỹ
năng để ứng phó với mọi sự thay đổi của hoàn cảnh. Do vậy, một xã


hội tri thức sẽ đáp ứng được mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ kiến
thức và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ nhân lực xây dựng đất nước”
thì vai trò xây dựng chuẩn giáo dục THCS là rất quan trọng, góp
phần vào thực hiện các yêu cầu mới của xã hội và đất nước.
* Nội dung và biện pháp thực hiện:
Để thực hiện tốt nội dung biện pháp này cần thực hiện theo các
bước sau:
Bước 1, Lập kế hoạch:
Khảo sát để xác định rõ tiềm lực và khả năng nội lực và ngoại
lực của các trường THCS trên địa bàn Quận. Xem xét “mối quan hệ
gia đình- nhà trường- xã hội”, từ đó xây dựng các “mục tiêu, nội
dung, phương pháp vận động các bên cùng tham gia đóng góp sức
người, của cải vật chất” để thực hiện tốt hoạt động dạy và học theo
yêu cầu đổi mới THCS.
Cân đối và dự kiến các nguồn lực kinh tế tài chính của trên
cấp ( Nhà nước), kinh phí hiện có của các trường THCS và các
nguồn kinh phí có thể huy động của các tổ chức, lực lượng trong xã
hội, địa phương để có thể lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị, học
liệu, công nghệ , cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho hoạt động dạy


và học cua rhà trường sao cho đung smwcj đích, hiệu quả và tiết
kiệm nhất.
Bước 2, Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã xác định:

Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và
các tổ chức xã hội ở địa phương về tầm quan trọng và nhiệm vụ của
xã hội của việc chung tay xây dựng với các nhà trường về nhiệm vụ
giáo dục thế hệ trẻ trong đó có học sinh THCS hiện nay.
Thông qua các hội nghị (có sự tham dự của các doanh nghiệp,
hội phụ huynh, đại diện cho các cấp chính quyền địa phương), các
mối liên hệ kết nghĩa để các trường đề xuất các dự án xây dựng và
phát triển của nhà trường, vấn đề cần bổ sung và thay mới các trang
thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học, những khó khăn mà nhà
trường đang gặp phải, những hạn chế trong đầu tư của ngân sách
nhà nước để kêu gọi sự ủng hộ của các lực lượng trogn việc xây
dựng, hiên đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất của các trường.
Đồng thời có thể huy động tài trợ cho các học sinh gặp khó khăn
trogn các trường, để các em có điều kiện học tập.
Ban Giám hiệu cần phối hợp vơi trên, xin cơ chế và giải quyết
các thủ tục hành chính cần thiết để huy động nguồn lực và vật lực từ
xã hội. Đồng thời các trường phát huy tối đã nội lực trong việc làm
các đồ dung học tập qua sự sáng tạo của giáo viên và học sinh trong


trường. Huy động sự tham gia của các bậc phụ huynh trogn việc
giúp đỡ chính con em mình trong quá trình học tập.
Ban Giám hiệu nhà trường và đoàn thanh niên cần mở roognj
các mối quan hệ giao lưu kết nghĩa với các đoàn thể, cơ quan, lực
lượng trên địa bàn như các đơn vị Quân đội, Công an, các trường
Đại học, trung tâm hướng nghiệp để không chỉ huy động sự tài trợ
về kinh tế mà còn giúp trường thực hiện một số nội dung học tập
thực tiễn; tham quan các đơn vị, cho học sinh tham gia các học kì
quân đội, công an; mời các chú công an/ quân đội sang nói chuyện
trong các chuyên đề giao sducj kĩ năng sống, đạo đức pháp luật,

giáo dục truyền thống… đồng thời định hướng về nghề nghiệp trong
tương lai cho học sinh.
Phát huy vai trò “tác dụng của ban thanh tra nhân dân và đội
ngũ cán bộ quản lý trong việc giám sát các khoản thu, chi trong nhà
trường cũng như việc tận dụng công suất cơ sở vật chất và thiết bị
dạy học”
Để thực hiện tốt biện pháp, hiệu trưởng các trường THCS cần
làm tốt các yêu cầu:
Thứ nhất, Cần “cân đối chi tiêu nguồn kinh phí nhà nước
cấp và các nguồn đóng góp từ cộng đồng, để tạo ra một khoản tài


chính cho việc mua sắm trang thiết bị giáo dục” thường xuyên hay
bổ sung theo các tình hình cụ thể.
Thứ hai, Ban Giám hiệu mà trực tiếp là hiệu trưởng các trường
cần “Thường xuyên kiểm tra tài chính, thực hiện công khai tài
chính, kiểm kê và công khai thanh lý tài sản” tạo ra sự minh bạch,
tránh các hiểu lầm không đáng có, sẽ ảnh tạo dư luận không tốt
trong cộng đồng và ngay chính nội bộ nhà trường
*Điều kiện thực hiện:
Có sự quan tâm ủng hộ của Đảng ủy chính quyền địa phương
các cấp trong Quận về định hướng xã hội hóa giáo dục THCS.
Sự quan tâm, tạo điều kiện chỉ đạo và hướng dẫn của Phòng
Giáo dục và Đào tạo quận Dương Kinh.
Năng lực của Ban Giám hiệu, đặc biệt của hiệu trưởng các
trường THCS trong xây dựng và thiết lập các mỗi quan hệ trong xã
hôi, khả năng quản lý, xây dựng, triển khai kế hoạch, xây dựng các
mô hình, dự án mang tính khả thi để thu hút các nguồn tìa trợ của
các tổ chức trong xã hội và đầu tư của nhà nước trong công tác xây
dựng và phát triển của các trường THCS.

Sự đồng thuận và tham gia tích cực của toàn thể đội ngũ
CBQL, giáo viên và nahan viên trong nhà trường. Xây dựng môi


trường văn hóa sư phạm tích cực, thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp
và bền vững với gia đình và nhân dân xung quanh.
Có sự đồng thuận của các tổ chức, lực lượng trong nhân dân,
địa bàn, hội phụ huynh nhà trường trong tham gia giúp đỡ về nhân
lực, vật lực kinh tế tài chính cho nhà trường hoạt động.
- Mối quan hệ giữa các biện pháp
Qua kết qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất 05 biện pháp phối
hợp các lực lượng giáo dục trong thực hiện đổi mới giáo dục trung
học cơ sở quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng. Các biện pháp
có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và tương hỗ với nhau, mỗi
biện pháp có mục đích, nội dung và nhiệm vụ khác nhau nhưng tạo
thành một tổng thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung thực
hiện tốt việc đổi mới giáo dục THCS ở Quận.
Khi tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong thực hiện
đổi mới giáo dục trung học cơ sở, hiệu trưởng các nhà trường cần
tiến hành một cách đồng bộ hệ thống các biện pháp, biện pháp này
có thể là cơ sở, là tiền đề cho biện pháp kia, chúng hỗ trợ cho nhau
để cùng hướng tới sự hoàn thiện để nâng cao chất lượng thực hiện
nhiệm vụ phối hợp lực lượng trong đổi mới giáo dục THCS ở Quận.


×