Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

BỒI DƯỠNG THẾ GIỚI QUAN DUY vật BIỆN CHỨNG CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG HIỆN NAY – THỰC TRẠNG và NHỮNG vấn đề đặt RA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.5 KB, 39 trang )

BỒI DƯỠNG THẾ GIỚI QUAN
DUY VẬT BIỆN CHỨNG CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG Ở THÀNH PHỐ LONG
XUYÊN, TỈNH AN GIANG HIỆN
NAY – THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA


- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng thế giới
quan duy vật biện chứng cho học sinh trung học phổ thông
ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay
- Yếu tố khách quan
- Điều kiện kinh tế xã hội
Thành phố Long Xuyên là đô thị loại II, là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang,
có diện tích tự nhiên 115,34km2, có 13 đơn vị hành chính (11
phường, 2 xã). Có đường biên giới giáp Campuchia.
Tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua với vị trí là
cửa ngỏ giao thương buôn bán trong tỉnh và quốc tế nên thành
phố Long Xuyên luôn thuận lợi về sự tăng trưởng kinh tế nhưng
bên cạnh cũng tồn tại những tệ nạn xã hội như ma tuý, buôn
lậu, rượu chè, cờ bạc,...gây nhiều khổ luỵ trong đời sống người
dân và tác động lớn đến nhận thức của HS. Nhưng nhìn chung,
thành phố Long Xuyên luôn phát triển ổn định, quốc phòng an
ninh được giữ vững, hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn
đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương…
Phát huy mọi nguồn lực của xã hội chăm lo cho sự nghiệp
giáo dục và đào tạo địa phương, tỉnh tiếp tục đầu tư nguồn lực
cho giáo dục nhằm thực hiện chủ trương giáo dục là quốc sách
hàng đầu, trong đó tập trung kiên cố hóa trường lớp và xây dựng




trường chuẩn quốc gia gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới. Hệ thống trường, lớp các cấp, ngành
học từ mầm non đến phổ thông đã phủ khắp 156 xã, phường, thị
trấn bước đầu đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Đến nay, toàn
tỉnh có 744 cơ sở giáo dục và đào tạo: 202 trường mầm non, 334
trường tiểu học, 157 trường trung học cơ sở, 51 trường THPT, 1
trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trường đại học. Trong số đó,
có 110 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 14,78% (22 trường mầm
mon, 51 trường tiểu học, 23 trường trung học cơ sở và 12 trường
THPT). Riêng thành phố Long Xuyên năm học 2017-2018 có số
lượng HS THPT là 5440 em ở 3 khối 10, 11, 12 của các
trường.Trong đó HS của trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
là có trình độ nhận thức cao nhất, khả năng học tập tốt hơn so với
các trường khác. Thế nhưng các em lại thiếu về kĩ năng, ứng xử
trong cuộc sống so với HS các trường trong thành phố.Do đó về
khả năng hình thành TGQ của HS các trường cũng khác nhau phụ
thuộc vào nhiều yếu tố.
Các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh không ngừng đổi mới
mạnh mẽ các phương pháp dạy và học; phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của HS và vận dụng những kiến thức, kỹ
năng của người học; khắc phục lối dạy truyền thống áp đặt một
chiều; đẩy mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, phát triển toàn diện năng


lực người học. Phương châm giáo dục toàn diện cho HS là “Dạy
chữ, dạy người, dạy nghề”; điều quan trọng là đội ngũ thầy, cô
giáo quan tâm dạy HS sống thật thà, tử tế và vị tha; đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
học… Nhờ vậy, đã tạo được bước chuyển mạnh mẽ về chất
lượng giáo dục của các ngành học, cấp học. Kết quả kỳ thi
THPT quốc gia năm 2017, có 13.253 thí sinh đỗ tốt nghiệp, đạt
98,66%; trong đó, hệ phổ thông đạt 99,53%, hệ giáo dục thường
xuyên và thí sinh tự do đạt 77,12%.
-Truyền thống văn hoá, tôn giáo
An Giang là tỉnh có đa bản sắc văn hoá dân tộc Kinh,
Hoa, Chăm, Khmer nên có nhiều truyền thống văn hoá như
người Khmer có nghệ thuật Dù Kê, múa Lâm Thol, Lâm
Lêu,...Các lễ hội truyền thống như đua bò Bảy Núi được tổ
chức trong Tết Sen-Dolta (Đây là lễ hội tưởng nhớ về ông bà,
tổ tiên), Tết Chol Chnam Thmay (Tết cổ truyền của dân tộc
Khmer), lễ hội Dâng Y, lễ hội Ok om bok (cúng trăng),...;
Người Hoa tại thành phố Long Xuyên có di tích Bắc Đế miếu
còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị, thể hiện sự tôn sùng tín
ngưỡng của dân tộc Hoa; Người Chăm tại An Giang còn lưu
giữ truyền thống văn hoá dân tộc mình qua 16 tiểu thánh đường
và 12 thánh đường, sinh sống chủ yếu bằng nghề thủ công như
dệt may, cũng là nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Chăm; Người


Kinh An Giang cũng nổi tiếng với Lễ hội quốc gia Vía Bà Chúa
Xứ Núi Sam vừa thể hiện nét văn hoá đặc sắc vừa thể hiện văn
hoá tâm linh của dân tộc. Điều đáng quý tác động không nhỏ
đến TGQ của người dân nơi đây là các lễ hội truyền thống từ bé
đến lớn khi tổ chức đều được đông đảo người dân tham gia các
hoạt động và cũng ảnh hưởng ít nhiều đến TGQ của HS.
Dân số toàn thành phố có trên 285.900 người, có nhiều
tôn giáo như Phật giáo Việt Nam, Cao Đài, Công giáo, Tin lành,

Hồi giáo...các nhà chức sắc tôn giáo, tu hành luôn theo tôn chỉ
“Tốt đời, đẹp đạo”, bên cạnh sự tín ngưỡng tôn giáo vẫn luôn
tuyên truyền để người theo đạo trong đó có HS chấp hành tốt
các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội, dẫn dắt những tín đồ
sống có ích cho đời.
- Yếu tố chủ quan
Về đặc điểm tâm lý và nhận thức của HS THPT ở An Giang
hầu như không khác mấy so với HS ở những nơi khác. Đây là
những thanh thiếu niên ở tuổi mới lớn luôn muốn thể hiện bản
thân trong những hoạt động trong trường và ngoài xã hội và
thường có những hành động thiếu kiểm soát do TGQ của các em
chưa thật vững chắc. Một số HS thể hiện bằng cách phát biểu ý
kiến của mình trong tiết học và vui vẻ khi được khen ngợi, tự ái


khi bạn bè châm chọc ý kiến. Đa số học sinh chưa có thói quen tự
học, chưa tự chủ trong học tập, chưa có phương pháp học tập
thích hợp; thường lấy học thêm bên ngoài để nâng cao kết quả
học tập. Một số HS gia đình có điều kiện kinh tế được đáp ứng
đầy đủ, thậm chí là dư dả về vật chất dẫn đến chi tiêu không hợp
lý, bị lôi kéo làm việc xấu hoặc sinh thói ỷ lại, dựa dẫm hoàn toàn
vào gia đình. Bên cạnh đó vẫn có HS có ý thức học tập tốt, có
khát vọng để thi vào các trường đại học trong và ngoài nước. HS
ở Long Xuyên, tỉnh An Giang có thể không giỏi về lý luận trong
học tập so với HS các nơi khác nhưng giỏi trong các hoạt động
thực tiễn, kĩ năng sống. Các em thích tham gia vào các hoạt động
học tập mới mẻ, sẵn sàng thi đua với nhau để đạt được mục đích
học tập.
Cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan đều có ảnh

hưởng lớn đến việc BDTGQDVBC cho HS ở trường THPT. Do
đó người làm giáo dục phải xác định rõ và đầy đủ các yếu tố
này để đảm bảo hiệu quả trong việc BDTGQDVBC cho HS.
Trường THPT Thoại Ngọc Hầu, THPT Long Xuyên,
THPT Nguyễn Hiền và THPT Nguyễn Công Trứ... tọa lạc ngay
trung tâm thành phố Long Xuyên, đây là điều kiện thuận lợi để
chúng tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu thực trạng.


- Thực trạng bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện
chứng cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay
Để phân tích, đánh giá thực trạng TGQ của HS THPT ở
thành phố Long Xuyên, tác giả chọn 4 trường với số lượng
khách thể khảo sát có 480 người, cụ thể như sau:
- Các trường khảo sát trên địa bàn Tp Long Xuyên,
tỉnh An Giang
Số lượng
ST
T

Tên trường khảo
sát

1

HS

CBQ
L


Lớp
10

Lớp
11

Lớp
12

GV

THPT Thoại Ngọc
Hầu

35

35

35

8

8

2

THPT Long Xuyên

35


35

35

7

8

3

THPT Nguyễn
Hiền

35

35

35

7

7

4

THPT Nguyễn
Công Trứ

35


35

35

8

7

140

140

140

30

30

Tổng cộng

Tôi đã thực hiện khảo sát dựa trên những nội dung cơ bản
như:


- Khảo sát phân tích đánh giá tổng quan thực trạng các
yếu tố ảnh hưởng đến việc BDTGQDVBC cho HS THPT trên
địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo
viên, HS, về TGQDVBC.

- Khảo sát nội dung BDTGQDVBC trong các trường
THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Khi xác định xong nội dung khảo sát, tôi tiến hành các
phương pháp khảo sát:
Sau khi thiết kế các phiếu trưng cầu ý kiến dành cho các
nhóm đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên và HS các khối
THPT. Tôi đến liên hệ các trường THPT, thông tin với Ban
Giám hiệu về ý nghĩa của công tác khảo sát ý kiến, cách thức
thực hiện phiếu nhằm đạt kết quả khảo sát khách quan, chính
xác phục vụ cho việc nghiên cứu thực tế.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn, trao đổi
trực tiếp với các khách thể khảo sát để có thông tin đầy đủ hơn
về các nội dung có liên quan đến việc BDTGQDVBC trong các
trường THPT ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Cụ thể, có thể khái quát như sau:


- Phương pháp điều tra: Bằng phiếu trưng cầu ý kiến gửi
đến các đồng nghiệp phụ trách giảng dạy môn GDCD, học sinh
các khối lớp 10-11-12 và các cán bộ quản lý trường được lựa
chọn nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập đủ thông tin số liệu cần thiết của đề tài
nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn lọc thông tin, phân loại
theo đối tượng được khảo sát, phân tích thông tin bằng các phần
mềm hợp lý theo mục tiêu: định tính, định lượng, chọn lựa kết
quả khảo sát, theo đó, phân ra ba loại kết quả khảo sát theo
bảng thống kê và biểu đồ như sau:
- Kết quả của việc khảo sát theo số lượng: lập bảng biểu
tính theo phần trăm (%) nhu cầu.

- Kết quả của việc khảo sát theo chất lượng và nhu cầu:
lập biểu đồ thực trạng.
- Kết quả của việc khảo sát theo nhu cầu: tổng hợp cả 3
hình thức thống kê theo số lượng, chất lượng và ý kiến cụ thể.
- Thực trạng nhận thức của học sinh về việc bồi dưỡng
thế giới quan qua môn giáo dục công dân ở trường trung học
phổ thông


Vấn đề BDTGQDVBC cho HS THPT được thực hiện chủ
yếu qua môn GDCD. Qua đó cho thấy, môn GDCD có tầm
quan trọng với việc giáo dục BDTGQDVBC cho HS THPT.
Khi chúng tôi khảo sát trên 3 nhóm đối tượng là HS, giáo viên
và cán bộ quản lý về vấn đề này, kết quả như các bảng1.2; 1.3;
1.4 – Phụ lục 4.
Trong quá trình tiếp cận với những khái niệm mới mang
tính khái quát, trừu tượng cao, đòi hỏi giáo viên phải am hiểu,
nắm chắc vấn đề và có một phương pháp truyền đạt đơn giản,
dễ hiểu để HS tiếp cận dễ dàng, nhất là những vấn đề về triết
học vốn trừu tượng, khó tiếp cận. Tuy nhiên, qua khảo sát, kết
quả đánh giá là rất khả quan. Thể hiện qua bảng sau:
Bảng: đánh giá nhận thức TGQDVBC của HS khi học
lớp 10 (Bảng 1.5 – Phụ lục 4)
Trong quá trình giảng dạy, BDTGQDVBC cho HS THPT,
giáo viên giảng dạy môn GDCD thường dùng phong phú các
cách thức, phương pháp nhằm phát huy năng lực của HS như:
giao bài tập trên lớp, đưa tình huống để tìm cách giải quyết,
dùng tranh ảnh minh họa, giao bài tập về nhà,…
Minh hoạ một bài giảng trong sách giáo khoa GDCD 11,
bài 14-“Chính sách quốc phòng-an ninh”. Giáo viên hướng dẫn



HS tìm hiểu phương hướng cơ bản để tăng cường quốc phòngan ninh và trách nhiệm của công dân đối với quốc phòng-an
ninh qua các hoạt động cụ thể sau:
Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận lớp để tìm hiểu khái niệm:
Em hiểu chính sách quốc phòng-an ninh như thế nào? Giáo viên
dùng tranh sơ đồ các phương hướng cho HS xem, sau đó đặt
câu hỏi gợi mở tìm hiểu các khái niệm trong phương hướng:
sức mạnh toàn dân, sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, kinh
tế với quốc phòng, sự lãnh đạo của Đảng. Đến phần trách
nhiệm công dân, giáo viên phát mỗi tổ một phiếu học tập, mỗi
HS sẽ viết lên phiếu học tập đó và cuối cùng một HS đại diện
đọc các nhiệm vụ của tổ mình. Tổ nào ghi nhiều và đúng nhất
sẽ được tuyên dương. Sau đó các em tự tổng hợp các ý ghi vào.
Qua khảo sát, việc làm đó của giáo viên mang lại hiệu quả
thiết thực. Tuy nhiên, trong các cách trên, học sinh có sự hứng
thú khác nhau với các hoạt động. Cụ thể qua bảng khảo sát sau:
Bảng đánh giá hiệu quả tác động đến HS qua các cách tổ
chức hoạt động của giáo viên (Bảng 1.6 – Phụ lục 4) cho thấy:
HS THPT hứng thú nhiều nhất với tranh ảnh minh họa cho các
nội dung mà giáo viên thực hiện. Điều này hoàn toàn phù hợp
với lý thuyết giảng dạy bằng hình thức trực quan hiện nay. Tuy


vậy, hoạt động ít gây hứng thú cho HS trong tiếp cận vấn đề mà
giáo viên thực hiện là giao bài tập về nhà. Do vậy, để
BDTGQDVBC cho HS THPT, giáo viên cần sử dụng nhiều
tranh ảnh minh họa cho nội dung giáo dục.
Kế đó cần nghiên cứu, đánh giá thái độ của HS khi tiếp
cận vấn đề cũng là một nội dung không kém phần quan trọng.

Đặc biệt, đối với HS lớp 10, tiếp cận những vấn đề thuộc về
khoa học chính trị như triết học là một điều có ý nghĩa lớn đối
với sự nhận thức của HS. Khảo sát thái độ của HS lớp 10 khi
học phần TGQDVBC, tôi có được kết quả như sau:
Bảng thái độ HS khi học TGQDVBC (Bảng 1.7 – Phụ lục
4) chúng ta thấy, thông qua các phương pháp mà giáo viên thực
hiện, một bộ phận lớn HS có thái độ nghiêm túc khi học tập,
được BDTGQDVBC. Cụ thể là 237/420 (chiếm 56,4%) học
nghiêm túc, 163/420 (chiếm 38,8%) học bình thường, chỉ có
4,8% HS không tập trung khi học tập
Mặt khác, khảo sát về nhận thức chủ quan của HS sau khi
được BDTGQDVBC cho thấy có 74% học sinh tự nhận thấy
mình có hiểu biết sâu rộng hơn; có 21,2% cho rằng bản thân
không hiểu biết gì thêm và vẫn còn 4,8% cho rằng mình không
hiểu khi tiếp cận TGQDVBC.


Vận dụng vào cuộc sống kiến thức đã học là một yêu cầu
cao đối với HS THPT. Tuy vậy, khảo sát vấn đề này chúng tôi
có được kết quả rất khả quan về việc HS vận dụng những kiến
thức đã học về TGQDVBC trong môn GDCD lớp 10 ở các mức
độ khác nhau. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng mức độ vận dụng của HS về kiến thức đã học về
TGQDVBC trong môn GDCD lớp 10 (Bàng 1.8 – Phụ lục
4)cho thấy: mức độ vận dụng của HS khá cao, chiếm 67,6%,
mức độ vận dụng bình thường và không tốt chiếm 32,4%. Điều
này cho thấy: vẫn còn một số HS vận dụng không tốt kiến thức
vào cuộc sống. Do đó, cán bộ quản lý, giáo viên cần có biện
pháp, cách thức hiệu quả hơn giúp HS có thể hiểu và vận dụng
tốt các nội dung giáo dục. Từ đó tạo sự say mê, hứng thú cho

HS khi học tập.
Thiết nghĩ, vấn đề trên có nhiều nguyên nhân, từ nhiều
phía. Nhưng qua khảo sát, tôi thấy được các nguyên nhân cơ
bản như sau:
Nội dung giáo dục TGQDVBC trong chương trình GDCD
lớp 10 có nhiều nội dung khó hiểu. Qua khảo sát, có 18,8% HS
cho rằng nội dung BDTGQDVBC cho HS lớp 10 là khó hiểu.


Số lượng HS trong một lớp học cũng ảnh hưởng nhiều
đến mức độ tiếp thu của HS khi tiếp cận nội dung. Phần lớn HS
cho rằng: lớp học thích hợp nhất nên có khoảng 35 HS, khảo sát
cho thấy có 83,8% đồng tình với số lượng này đối với một lớp.
Tuy nhiên, hiện nay lớp học thường có số lượng HS cao hơn 35
HS trong một lớp. Điều này cũng ảnh hưởng nhất định đến hiệu
quả giáo dục nói chung và BDTGQDVBC cho HS nói riêng.
Dù vậy, khi khảo sát về vấn đề giáo dục, BDTGQDVBC
cho HS, tôi thấy được phần lớn các em biết giá trị của việc học
tập TGQDVBC và giải quyết vấn đề rất biện chứng khi được
hỏi: “Theo bạn, nội dung TGQDVBC phần triết học nên dạy ở
khối lớp nào?”. Kết quả khảo sát, có 43,1% HS cho rằng nên
học ở lớp 10 và 51,2% cho rằng nên học ở cả 3 khối lớp. Chính
việc cho rằng cần học ở cả 3 khối cho thấy các em nhìn nhận và
giải quyết vấn đề rất biện chứng.
Một kết quả khác đáng lưu ý hơn là sau khi học xong
TGQDVBC các em đều theo lập trường duy vật. Kết quả được
thể hiện qua (Bảng 1.9 – Phụ lục 4)cho thấy, một phần lớn HS
nhìn nhận phân biệt được các vấn đề theo lập trường duy vật,
tỷ lệ này chiếm 90,4%. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận HS



không phân biệt được duy tâm, duy vật và phân vân. Bộ phận
này chiếm 4,8%
- Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc bồi dưỡng
thế giới quan qua môn giáo dục công dân ở trường trung học
phổ thông
Trong giáo dục TGQDVBC cho HS, giáo viên đóng vai
trò quan trọng, đặc biệt là giáo viên giảng dạy môn GDCD. Do
vậy, tôi tiến hành khảo sát, trưng cầu ý kiến của 30 giáo viên
của 4 trường trong khu vực thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang theo Bảng 2.2:
- Số lượng giáo viên và các trường khảo sát
ST
T

TRƯỜNG THPT

SỐ LƯỢNG GIÁO
VIÊN KHẢO SÁT

1

THOẠI NGỌC HẦU

8

2

LONG XUYÊN


7

17 (Nữ)

3

NGUYỄN HIỀN

7

4

NGUYỄN CÔNG
TRỨ

13
(Nam)

8

TỔNG CỘNG

30

GIỚI
TÍNH


Phần lớn các giáo viên khi được khảo sát đều nhận thức
chính xác vai trò của việc BDTGQDVBC cho HS là: Cung cấp

những kiến thức của TGQDVBC cho chủ thể làm biến đổi nhận
thức của chủ thể, hình thành chân lý; Bồi dưỡng tri thức MácLênin giúp củng cố niềm tin, hình thành nên những hành vi,
thái độ tích cực cho chủ thể; Là hoạt động của giáo viên giảng
dạy phần triết học lớp 10 THPT nhằm giúp các em có hướng
suy nghĩ tích cực áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Trong đó,
giáo viên đặc biệt đề cao giáo viên giảng dạy phần triết học lớp
10 THPT, tỷ lệ này chiếm đến 50%, bằng hai nội dung kia gộp
lại.
Đặc biệt hơn là có 83,3% giáo viên hiểu việc
BDTGQDVBC có vai trò như thế nào đối với HS THPT là :
quan trọng và rất quan trọng. Điều này thể hiện qua Biểu đồ vai
trò BDTGQDVBC cho HS.(Biểu đồ 1.1 – Phụ lục 4)
Trong hoạt động giảng dạy, BDTGQDVBC cho HS, giáo
viên sử dụng đủ các phương pháp như: thuyết trình, nêu vấn đề,
thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp, dự án và các phương pháp
khác. Tuy nhiên, mức độ áp dụng các phương pháp là khác
nhau đối với từng giáo viên. Cụ thể qua bảng khảo sát theo


bảng thống kê về mức độ áp dụng các phương pháp của giáo
viên(Bảng 1.11– Phụ lục 4)
Mặt khác, yêu cầu đổi mới các hoạt động dạy – học cũng
tác động lớn đến việc bồi dưỡng, phát triển TGQDVBC ở HS
THPT. Giáo viên đã đổi mới thông qua sinh hoạt tập thể kết hợp
trò chơi; tích hợp vào các môn học; lồng ghép và hoạt động các
câu lạc bộ; tổ chức các hội thi, diễn đàn, giao lưu; …Đánh giá về
tần suất thực hiện như: rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh
thoảng và chưa bao giờ, chúng tôi có được kết quả qua bảng
(Bảng 1.12– Phụ lục 4)
Thông qua các hoạt động đổi mới trong dạy học, giáo viên

đã hướng đến các mục tiêu như:
- Giáo dục nhân cách sống cho HS;
- Phát triển tư duy và thái độ học tập tích cực của HS;
- Nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề, có khả năng
nhận định thực tế ở HS;
- Phát huy năng lực tự rèn luyện, kiểm tra, đánh giá.;
- Giúp HS xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với những
người xung quanh;


- Tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực, lành mạnh;
- Tạo dựng mối quan hệ gắn kết giữa Nhà trường, gia đình
và xã hội, giáo viên có thêm kinh nghiệm đổi mới trong giảng
dạy.
Với 3 thang đo: Cao, trung bình và thấp. Qua trưng cầu ý
kiến, tôi có được kết quả (theo Bảng 1.13– Phụ lục 4)
Trong khảo sát tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng
đến chất lượng học tập của HS đối với việc giáo dục
TGQDVBC ở lớp 10 với các nguyên nhân gợi ý.Từ kết
quả(Bảng 1.14– Phụ lục 4)tìm hiểu nguyên nhân từ các giáo
viên, tôi có thể thể hiện thành (Biểu đồ 1.2– Phụ lục 4)
Với các nguyên nhân cơ bản sau:
Nguyên nhân 1: Nội dung của TGQDVBC khó hiểu, trừu
tượng
Nguyên nhân 2: Chỉ có sách giáo khoa, không có tài liệu
tham khảo
Nguyên nhân 3: Phương pháp giảng dạy chưa được đổi
mới



Nguyên nhân 4: Chưa thay đổi hình thức kiểm tra, đánh
giá
Nguyên nhân 5: Lớp quá đông
Nguyên nhân khác
Từ biểu đồ cho thấy:
Để BDTGQDVBC cho HS, các giáo viên thường xuyên
tự học tập, nâng cao trình độ bằng nhiều cách. Trong đó, có
nhiều hình thức được thực hiện.. (Bảng 1.15– Phụ lục 4)
Qua trưng cầu ý kiến của 30 giáo viên của 4 trường, tôi
nhận thấy: Có 100% giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập
huấn chuyên môn do Sở tổ chức; 100% giáo viên có tham gia
tập huấn đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học;
100% giáo viên tham gia bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ
nhóm chuyên môn ở trường, hoạt động Đoàn thể của trường;
qua sinh hoạt hội đồng bộ môn. Tuy nhiên, đối với những hình
thức bồi dưỡng khác, vẫn còn một số giáo viên chưa bao giờ
tham gia hoặc chỉ thỉnh thoảng mới thực hiện, cụ thể như: có
30% giáo viên chưa bao giờ tham gia tập huấn về kỹ năng sống
để giáo dục cho học sinh; còn 20% giáo viên chưa bao giờ tự
nghiên cứu, tự bồi dưỡng qua tài liệu, sách vở, Internet và có


83.3% giáo viên chưa tự tìm ra hình thức khác nhằm bồi dưỡng
kiến thức về TGQDVBC cho HS.
Hình thức bồi dưỡng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của
việc bồi dưỡng đối với giáo viên. Mặc dù tổ chức nhiều hình
thức bồi dưỡng, tập huấn năng lực giảng dạy thế giới quan duy
vật nhưng hiệu quả các hình thức là khác nhau.
Qua khảo sát đánh giá hiệu quả bồi dưỡng, với các nội
dung đánh giá, chúng tôi thu được kết quả Bảng 1.16– Phụ lục

4.
Biểu diễn thành Biểu đồ 1.3– Phụ lục 4
Đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên có thể thông
qua nhiều hình thức. Trong đó công tác kiểm tra, đánh giá
chuyên môn là hoạt động thường xuyên và hiệu quả nhất. Qua
khảo sát, tôi thấy đây là hoạt động thường xuyên của các trường
THPT. Quá trình đánh giá qua trưng cầu ý kiến các giáo viên,
tôi thu được kết quả qua Bảng– Phụ lục 4.
Phần lớn nội dung đánh giá như mục đích, yêu cầu, xây
dựng kế hoạch, tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá, thực hiện
chuẩn nội dung, chỉ đạo thực hiện và kết luận công khai được
giáo viên đánh giá tốt về mức độ thực hiện. Tuy nhiên, về hình


thức kiểm tra, đánh giá thì phần lớn giáo viên còn chưa đánh
giá tốt về mức độ thực hiện.
Tóm lại: thực trạng giáo viên trong công tác
BDTGQDVBC cho HS hiện nay là giáo viên hiểu việc
BDTGQDVBC có vai trò rất quan trọng đối với HS THPT; Để
BDTGQDVBC cho HS, giáo viên đã sử dụng nhiều phương
pháp; Giáo viên đã đổi mới hình thức dạy học thông qua sinh
hoạt tập thể kết hợp trò chơi; tích hợp vào các môn học; lồng
ghép và hoạt động các câu lạc bộ; tổ chức các hội thi, diễn đàn,
giao lưu; Để BDTGQDVBC cho HS, các giáo viên thường
xuyên tự học tập, nâng cao trình độ.
- Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý về về việc
bồi dưỡng thế giới quan qua môn giáo dục công dân ở trường
trung học phổ thông
Để đánh giá có hiệu quả quá trình BDTGQDVBC cho HS
cần nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện từ nhiều ảnh hưởng

của quá trình giáo dục. Trong đó có cả phía HS, giáo viên và
cán bộ có liên quan đến hoạt động BDTGQDVBC cho HS.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành khảo sát bằng
phiếu trưng cầu ý kiến của 30 cán bộ quản lý của 4 trường theo
số liệu cụ thể bảng 2.3:


- Số lượng CBQL được khảo sát ở các trường
ST
T

TRƯỜNG THPT

SỐ LƯỢNG CBQL
KHẢO SÁT

1

THOẠI NGỌC
HẦU

8

2

LONG XUYÊN

8

12 (Nữ)


3

NGUYỄN HIỀN

7

18 (Nam)

4

NGUYỄN CÔNG
TRỨ

7

TỔNG CỘNG

GIỚI
TÍNH

30

Theo đó, khi đánh giá mức độ phù hợp của việc thực hiện
BDTGQDVBC cho HS với 4 mức độ như: Rất cần thiết, Cần
thiết, Ít cần thiết và Không cần thiết từ 30 cán bộ quản lý,
chúng tôi có kết quả như biểu đồ
Qua biểu đồ cho thấy: có 80% cán bộ giáo viên khẳng
định rằng việc BDTGQDVBC cho HS là cần thiết và rất cần
thiết. Từ đó cho thấy vấn đề BDTGQDVBC cho HS được các

giáo viên nói riêng và cán bộ quản lý đánh giá đúng vị trí trong
giáo dục THPT. Đây là một thuận lợi lớn trong việc hoạch định,
tổ chức các hoạt động có liên quan đến việc BDTGQDVBC cho


HS trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang hiện nay.
Đánh giá về mục tiêu BDTGQDVBC cho HS các trường
THPT với các mục tiêu cơ bản như:
-

Mục tiêu 1: Giúp HS hiểu rõ nội dung giảng dạy về TGQDVBC

-

và cách vận dụng vào thực tiễn;
Mục tiêu 2: Hình thành ở HS tính kỉ luật, tính tự giác, ý thức
thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, tôn trọng pháp luật,

-

sống có kỉ cương, nề nếp, không vi phạm pháp luật;
Mục tiêu 3: Giúp HS hiểu rõ về thực trạng xã hội và các biện

-

pháp phòng ngừa tệ nạn xã hội;
Mục tiêu 4: Giúp HS thấy rõ trách nhiệm cá nhân, chủ động
tích cực phòng ngừa, không bị lôi kéo dụ dỗ bởi các thế lực


-

phản động;
Mục tiêu 5: Giúp HS có biện pháp, có kĩ năng, có kiến thức về
phòng, chống tệ nạn và sự lôi kéo của các thế lực thù địch để
tuyên truyền lại cho gia đình và địa phương.
Qua khảo sát với 3 mức độ đánh giá: Rất quan trọng, Quan
trọng và Không quan trọng; chúng tôi đánh giá được kết quả.
Phần lớn cán bộ quản lý cho rằng việc BDTGQDVBC cho
HS THPT giúp “Hình thành ở HS tính kỉ luật, tính tự giác, ý thức
thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, tôn trọng pháp luật,


sống có kỉ cương, nề nếp, không vi phạm pháp luật”; “Giúp HS
hiểu rõ về thực trạng xã hội và các biện pháp phòng ngừa tệ nạn
xã hội”; “Giúp HS thấy rõ trách nhiệm cá nhân, chủ động tích cực
phòng ngừa, không bị lôi kéo dụ dỗ bởi các thế lực phản động” và
“Giúp HS có biện pháp, có kĩ năng, có kiến thức về phòng, chống
tệ nạn và sự lôi kéo của các thế lực xấu để tuyên truyền lại cho
gia đình và địa phương”, tỷ lệ qua khảo sát là 100% cán bộ quản
lý đánh giá là quan trọng và rất quan trọng.
Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý cho rằng
việc BDTGQDVBC cho HS THPT “Giúp HS hiểu rõ nội dung
giảng dạy về TGQDVBC và cách vận dụng vào thực tiễn” là
không quan trọng, cụ thể là 10% cán bộ quản lý được trưng cầu
ý kiến.
Tóm lại thực trạng cán bộ quản lý nhìn nhận việc
BDTGQDVBC cho HS là quan trọng chiếm phần lớn. Điều này
rất thuận lợi trong công tác BDTGQDVBC ở các trường THPT
trên địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thực trạng các vấn đề xã hội hiện nay nổi lên ngày càng
nhiều những vấn đề đáng báo động, tiêu biểu có thể kể đến đó
là hiện tượng HS nói riêng và thanh thiếu niên nói chung vi
phạm pháp luật ngày càng tăng, các vấn đề về đạo đức trong


HS gây cho xã hội nhiều bức xúc; HS vô lễ với người lớn thậm
chí sa vào tệ nạn ngày càng nhiều. Đặc biệt là có trường hợp bị
các thế lực xấu lôi kéo bằng nhiều hình thức. Suy cho cùng, có
nguyên nhân chủ quan từ phía các HS với lứa tuổi này và đặc
điểm tâm lý của các em dễ bị ảnh hưởng bởi văn hoá, tôn giáo,
kinh tế xã hội địa phương; HS nhận thức chương trình học môn
GDCD quá trừu tượng, khô khan;Khả năng tiếp thu kiến thức
của bản thân. Nhưng trong đó cũng có nguyên nhân khách
quan, đó là quá trình giáo dục nhận thức cho các em vẫn chưa
đạt được hiệu quả cao nhất, chương trình phổ thông nặng nề
quá tải, kiến thức hàn lâm;Giáo viên chưa đổi mới phương pháp
dạy học;Phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em
mình;Chưa có sự phối hợp tốt giữa nhà trường-gia đình-xã hội.
Do vậy, BDTGQDVBC cho HS để các em có đủ khả năng nhận
biết các vấn đề sai trái là một công việc hết sức cần thiết.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy có những
nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến HS THPT dễ sa
vào các tệ nạn, xuống dốc về đạo đức và bị các thế lực xấu lôi
kéo như:
Nguyên nhân chủ quan:


×