PHÂN TÍCH CÁC CÔNG NGHỆ MARKETING MỚI VÀ SỨC TÁC
ĐỘNG CỦA CHÚNG
CONTENT
Anh chị nghiên cứu những phát triển mới về truyền thông và công nghệ thông tin và
cho biết anh chị suy nghĩ thế nào về những thay đổi mà chúng mang lại cho lĩnh vực
marketing trong tương lai gần và trung hạn?
Với một xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại thì
việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội có tác động to lớn đến chiến lược hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có chiến lược Marketing.
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về các phương tiện truyền thông xã hội và
vai trò của nó trong marketing.
Tìm hiểu về các phương tiện truyền thông xã hội
Truyền thông Xã hội (Social Media) là những sản phẩm truyền thông (tin, bài, hình
ảnh, video clips…) do người dùng tạo ra và xuất bản trên Internet thông qua các mạng xã
hội hay các diễn đàn, các blog…,là một trong những công cụ xây dựng cộng đồng lớn
nhất trong lịch sử. Các tin, bài này được cộng đồng mạng chia sẻ và phản hồi (bình luận)
nên luôn có tính đối thoại. Đây là một xu hướng truyền thông mới khác hẳn với truyền
thông đại chúng trước đây.
Nội dung được chia sẻ qua truyền thông xã hội giúp khuyếch tán sự hiện diện
online của doanh nghiệp, trong khi những tương tác được hình thành từ nội dung sẽ nuôi
dưỡng sự kết nối lâu dài của doanh nghiệp với khách hàng hiện có và cả khách hàng tiềm
năng.
Phương pháp marketing thông qua truyền thông xã hội nhìn nhận mỗi người theo
dõi (follower) là một cá nhân quan tâm đến thương hiệu. Doanh nghiệp nên sử dụng mạng
xã hội để mở rộng độ phủ sóng của thương hiệu.
1
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu rút ra được từ các tương tác nhằm
hiểu rõ hơn thị hiếu, nhu cầu và mong muốn của đối tượng mục tiêu. Những thông tin như
vậy sẽ cho phép doanh nghiệp có những nội dung thương hiệu có cá tính và liên quan đến
lợi ích của người tiêu dùng, từ đó có nhiều cơ hội biến khách hàng tiềm năng trở thành
khách hàng thực sự.
Sức mạnh lan tỏa của truyền thông xã hội đã giúp thông điệp tiếp thị của doanh
nghiệp đến với cộng đồng một cách nhanh chóng, để từ đó gia tăng mức độ nhận biết
thương hiệu, kết nối với khách hàng và tạo sự trung thành. Vấn đề quan trọng lúc này
chính là bản thân doanh nghiệp phải đề ra chiến lược marketing truyền thông xã hội đúng
đắn.
Các phương tiện truyền thông xã hội là những công cụ có chi phí thấp được sử dụng để
kết hợp giữa công nghệ với sự tương tác xã hội thông qua việc sử dụng ngôn từ. Những
công cụ truyền thông xã hội phổ biến nhất hiện nay như: Phát thanh, truyền hình, các
trang mạng xã hội như: LinkedIn, Twitter, Facebook, Myspace, Youtube... Mô hình truyền
thông đã thay đổi, và một hình thức tiếp thị mới ra đời, Tiếp thị bằng truyền thông xã hội
(Social Media Marketing).
2
LinkedIn: Là tuyệt vời cho các cuộc hội thoại kinh doanh, thiết lập mối quan hệ và
thể hiện chuyên môn, tuyển dụng nhân sự, tìm kiếm khách hàng và các đối tác chiến lược
thích hợp.
Twitter: Là hoàn hảo cho việc đưa giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh của bạn, cung
cấp thông tin hữu ích cho khách hàng mục tiêu của bạn, và lắng nghe khách hàng đáp ứng
nhu cầu của họ trong thời gian nhanh nhất.
Facebook: Khán giả đa dạng hơn. Hơn một nửa số người dùng Facebook trên 26
tuổi và sự tăng trưởng nhanh nhất là hơn 25 quốc gia. Ví dụ: Trang Facebook của CocaCola có 41 triệu người hâm mộ đã chọn tham gia vào giao tiếp với thương hiệu. Tính đến
quý cuối năm 2012, Facebook đã có hơn 1 tỷ thành viên trên toàn cầu. Việt Nam là quốc
gia nằm ở vị trí thứ 10 trong những quốc gia châu Á có nhiều thành viên tham gia
Facebook nhất với hơn10 triệu thành viên. Ngoài ra, một số mạng xã hội trong nước như
Yume, ZingMe cũng công bố đã có hàng triệu thành viên...
YouTube: Youtube đã trở thành công cụ tìm kiếm số 2. Nếu bạn có thể tạo ra các
thông tin, video giải trí, và thậm chí hài hước về công ty và các sản phẩm của bạn, sau đó
bạn có thể sử dụng YouTube như một công cụ có hiệu quả cao trong việc thu hút và giữ
chân khách hàng.
Pinterest: Dịch vụ chia sẻ hình ảnh, là một trang mạng xã hội mới nhưng nó đã
phát triển một lượng khán giả rất lớn. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang hướng tới
phụ nữ như mỹ phẩm, thời trang… thì đây là lựa chọn cho bạn vì phụ nữ chiếm trên 80%
trong số những người sử dụng Pinterest.
Foursquare: cho phép người dùng “check-in” - đây là cách nói chỉ việc thông báo
cho Foursquare bạn đang ở đâu. Khi bạn “check-in” tại một nơi nào đó, Foursquare sẽ cho
bạn bè Foursquare của bạn biết nơi bạn đang ở và khuyên bạn nên đi đến đâu, nên làm
những gì ở khu vực đó. Mọi người có thể check-in nhiều loại địa điểm khác nhau như
quán cafe, quán bar, nhà hàng, nhà ở, văn phòng.
3
Chính các phương tiện truyền thông xã hội đã tạo ra một cách giúp cho các nhà làm
marketing, tiếp thị giao tiếp với khách hàng và những người tiêu dùng tiềm năng của
mình. Ngoài ra, nó còn giúp cá nhân hóa thương hiệu cũng như truyền tải những thông
điệp theo kiểu đối thoại và thật sự thoải mái.
Hiện nay, nhờ sự phát triển của các thiết bị công nghệ thông tin, với sự ra đời của
các máy vi tính, máy điện thoại smart phone của các hãng như: Apple, Vios, IBM,
Samsung… đã giúp cho sự chuyển tải thông tin thông qua mạng internet, mạng điện thoại
đến tận tay người sử dụng một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Ví dụ như một doanh
nghiệp muốn quảng cáo, tiếp thị một sản phẩm mới nào đó, doanh nghiệp đó kết hợp với
các nhà mạng gửi tin nhắn đến các thuê bao điện thoại để quảng cáo, chào hàng. Việc
quảng cáo này diễn ra liên tục, thường xuyên sẽ lôi kéo được sự chú ý của người sử dụng
sản phẩm công nghệ, dần dần sẽ có sự quan tâm đến nội dung và mặt hàng được quảng
cáo. Hoặc như thông qua các trang mạng xã hội, với sự kết nối rộng khắp các doanh
nghiệp hoàn toàn có thể quảng bá sản phẩm của mình và kết hợp bán hàng online vô cùng
hiệu quả.
Nhưng các phương tiện truyền thông xã hội này cũng có những nhược điểm, đó là
bản thân nó phải thật sự trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày, để có thể duy trì
nhịp độ và sự chú ý cần thiết để thành công.
Nếu bạn nghĩ rằng các phương tiện truyền thông chỉ được sử dụng bởi những doanh
nghiệp nhỏ muốn thử qua, Đó thực sự là một sai lầm. Dưới đây là một vài công ty đã làm
quen với việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội:
Absolut Vodka – phát đi những đoạn video trực tuyến trên trang Youtube và đồng
thời lấy Facebook làm trang chủ để tiếp đón những trang của bartender hâm mộ - các nghệ
nhân pha chế rượu hàng đầu thế giới .
BMW – Sử dụng trang Facebook để quảng bá thương hiệu của sê ri xe Round Trip
và nó đã tạo ra một trang web có tên Rampenfest Page cho fan hâm mộ các dòng xe của
BMW.
4
Dunkin Donuts – Công ty này đã tìm thấy giá trị trong các phương tiện truyền thông
xã hội và họ đã tạo ra một tài khoản trên trang Twitter dành cho microblogging.
Barack Obama – Ông được coi là người đi đầu trong việc sử dụng trang Twitter
trong suốt cuộc tranh cừ tổng thống của mình. Ông ta đã thu hút được một số lượng người
ủng hộ hùng hậu chưa từng thấy.
Như các bạn đã biết, các Công ty sản xuất thức uống dành cho người lớn, những
hãng xe hơi nổi tiếng từ nước ngoài, những shop bán bánh ngọt và cả cuộc tranh cử tổng
thống nữa, đều sử dụng các công cụ truyền thông xã hội. Như vậy thì nó cũng không quá
phức tạp và khó hiểu để bạn có thể nhận ra nó còn đem đến một số các tác dụng khác nữa.
Trong lĩnh vực marketing- truyền thông xã hội đóng vai trò gì?
Theo quan điểm của công ty SEO Ancoti, thì marketing được sử dụng như một
công cụ để thông báo đến khách hàng về các sản phẩm của công ty, giới thiệu đến công
chúng bản thân công ty và mục đích tồn tại cũng như các sản phẩm chính mà công ty cung
cấp đến người tiêu dùng.
Trong trường hợp này thì các phương tiện truyền thông lại đảm trách nhiệm vụ đó.
Và dưới đây là các thức nó được thực hiện:
Chúng ta có thể sử dụng truyền thông xã hội để đưa ra một đặc tính đặc trưng để
công chúng nhận ra chúng ta và các sản phẩm và dịch vụ của chúng ta
Chúng ta có thể tạo ra các mối quan hệ qua việc sử dụng truyền thông xã hội với
những người mà nếu không có các công cụ trên trợ giúp thì không thể biết về các sản
phẩm và dịch vụ của công ty hay chính bản thân công ty.
Các phương tiện truyền thông xã hội giúp chúng ta trở nên “thật và sống động” hơn
trong mắt người tiêu dùng và khách hàng. Nếu bạn muốn khách hàng thật sự theo mình thì
bạn không chỉ đơn thuần nói về sản phẩm của mình mà nên chia sẻ với họ về tính cách
công ty của bạn.
5
Chúng ta còn có thể dùng truyền thông xã hội để kết nối chính mình với các doanh
nghiệp cùng ngành đang phục vụ chung một mảng thị trường với mình. Ngoài các cách
trên thì chúng ta còn có thể sử dụng truyền thông xã hội để giao tiếp và đưa ra sự tương
tác mà khách hàng mong đợi nhận được từ doanh nghiệp.
Khi marketing đã trở thành một công cụ trợ giúp đắc lực cho việc bán hàng thì rất
nhiều phương tiện truyền thông quảng cáo và các ứng dụng cũng như các sản phẩm công
nghệ cao đã liên tục ra đời để phục vụ cho mục tiêu của marketing.
Nhưng hình như việc sử dụng quá nhiều công cụ marketing đã làm người tiêu dùng
luôn nghi ngờ mọi thứ đến với họ đều mang tính chất quảng cáo, do đó sẽ bị từ chối khỏi
tâm trí khách hàng ngay tức khắc làm giảm hiệu quả của marketing rất nhiều. Trong khi
đó những vấn đề lớn của xã hội như: bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, sức khỏe và
bệnh tật….không cần ai giới thiệu mời chào mọi người cũng tự giác tìm hiểu. Chính yếu
tố này đã làm cho marketing xã hội trở thành một tuyệt chiêu của nhiều công ty, họ đã tìm
cách lồng thông điệp của mình thông qua các công việc có ích cho xã hội.
Sau đây là một vài yếu tố nên biết khi sử dụng công cụ này:
1. Nắm bắt xu hướng
Để thực hiện một chiến dịch marketing xã hội cần phải có một vấn đề xã hội được
đề cập tới và đương nhiên những vấn đề xã hội nóng hổi được nhiều người quan tâm luôn
là đề tài được lựa chọn, mỗi một thời điểm khác nhau thì vấn đề xã hội gây được chú ý lại
khác nhau. Vì vậy nếu sử dụng những hình thức lỗi thời như cấm đoán (cấm đổ rác), ép
buộc (đội mũ bảo hiểm), dọa nạt (hình ảnh nguy hiểm từ những tệ nạn xã hội) đã ít có tác
dụng. Xu hướng nổi lên bây giờ là truyền thông thân thiện, hướng tới những điều tốt đẹp
như bảo vệ quyền lợi trẻ em, chống bạo lực học đường, bảo vệ thành phố xanh sạch…Một
ví dụ điển hình về việc nắm bắt xu hướng phải nói đến chương trình marketing xã hội của
DKT International với sản phẩm bao cao su OK cùng khẩu hiệu “nhà vô địch”. Họ đã
thành công vì khi đó vấn đề phòng chống HIV và kế hoạch hóa gia đình đang nổi trội
khắp nơi đều thấy biển hiệu bảng treo về đề tài này.
6
2. Thông điệp
Marketing xã hội tác động đến hành vi ứng xử của xã hội nó không mang lại lợi
nhuận cho marketer nhưng mang lại lợi ích cho xã hội và khách hàng mục tiêu vì vậy khi
làm marketing xã hội thì chúng ta chỉ đứng ra là người đồng hành cùng chiến dịch đó và
khách hàng sẽ tự động nhận biết, nếu mang thông điệp quảng cáo đi kèm sẽ làm giảm giá
trị của chiến dịch đi rất nhiều. Các chuyên gia nhận định rằng chỉ nên dùng những thông
điệp thực sự có ý nghĩa sâu sắc hoặc hài hước. Chương trình khuyến học Đèn đom đóm
của Dutch Lady hướng tới việc tất cả trẻ em đều được đến trường, trong chương trình họ
không hề có một thông điệp quảng cáo nào về mình thế nhưng chương trình đã làm
thương hiệu Dutch Lady luôn ở trong tâm trí người tiêu dùng.
3. Đối tác
Với chương trình marketing xã hội đối tác là vô cùng quan trọng tác động lớn đến
tầm ảnh hưởng của chiến dịch vì một vấn đề xã hội luôn có 1 tổ chức hoặc nhiều tổ chức
xã hội đứng ra phụ trách. Chắc chắn tên của bạn sẽ ảnh hưởng lớn hơn tới người tiêu dùng
nếu bạn đồng hành cùng hội bảo vệ thiên nhiên, môi trường hay hội y tế công đồng…Lời
khuyên cho bạn đó là cố gắng mời nhiều đối tác xã hội cùng tham gia chương trình điều
này sẽ làm tăng hiệu quả quảng bá lên rất nhiều lần.
Marketing xã hội ra đời vào những năm 1970. Khi đó, Philip Kotler và
Gerald Zaltman định nghĩa “marketing xã hội” là “Khác với các khu vực marketing khác
chỉ ở chỗ đối tượng của các nhà marketing và tổ chức của họ. Marketing xã hội tác động
đến hành vi của xã hội mà không mang lại lợi nhuận cho các marketer, nhưng mang lại lợi
nhuận cho khách hàng mục tiêu và cho xã hội nói chung”.
Marketing xã hội được sử dụng rộng rãi trong các chương trình chăm sóc sức khỏe
cộng đồng, các biện pháp tránh thai, lạm dụng ma túy... Hàng trăm chương trình
marketing xã hội đã và đang được áp dụng tại rất nhiều nước nhằm thay đổi hành vi của
công dân: không hút thuốc lá nơi công cộng, chống vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ,
ngừng tiêu diệt tê giác sừng đen...
7
Những chương trình marketing xã hội lớn ở Việt Nam có thể kể đến chiến dịch
tuyên truyền toàn dân đi bầu cử, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Hay còn nhiều
chương trình marketing xã hội khác cũng để lại dấu ấn, như tuyên truyền phân loại rác, ăn
thực phẩm chín để chống cúm gia cầm... Đặc biệt, tổ chức DKT International đã có một
chương trình marketing xã hội hiệu quả với sản phẩm bao cao su OK.
Một hệ thống biển tấm lớn (quảng cáo ngoài trời), những slogan trên xe buýt
(quảng cáo di động) thu hút sự chú ý của người dân... Gần như từ phổ thông tiếng Anh
“OK” được hiểu là “bao cao su” tại Việt Nam. Chiến dịch marketing xã hội của DKT
thành công lớn: Gần 100 triệu bao cao su đã được tiêu thụ hết thay vì phân phát miễn phí
khó khăn như trước đó. Từ đó, “OK” cũng tác động đáng kể đến nhận thức của người dân
trong việc sử dụng “bao cao su” để kế hoạch hóa gia đình cũng như phòng chống bệnh...
Hiệu quả của marketing xã hội cho thấy kỹ thuật này có thể ứng dụng để thực hiện
nhiều chương trình xã hội khác. Nó có thể ứng dụng để hỗ trợ các hoạt động trong Năm
Văn minh đô thị, kêu gọi người dân không xả rác, chửi thề, nói tục; hay kêu gọi người dân
ủng hộ hàng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất... Thời gian gần đây trên đường phố xuất
hiện nhiều khẩu hiệu kêu gọi người dân sống văn minh, phòng cháy, hay nhắc nhớ về lịch
sử... có đi kèm logo của nhiều doanh nghiệp. Đó có thể là sự lồng ghép khéo léo giữa
marketing thương mại và marketing xã hội.
Cũng giống như marketing thương mại, mục tiêu đầu tiên của marketing xã hội là
khách hàng. Marketing hướng tới cộng đồng nhưng không vì mục tiêu bán sản phẩm là
đầu tiên. Mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm được thể hiện qua các yếu tố P quen
thuộc của marketing hỗn hợp: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (nơi bán hàng),
Promotion (quảng bá)... Tuy nhiên, để có chương trình marketing xã hội hiệu quả, theo xu
hướng mới, cần có những chữ “P” mới:
Public (công chúng)
8
Công chúng ở đây đề cập đến cả nhóm trong và ngoài chương trình. Những thành
viên tham gia bên ngoài như khách hàng mục tiêu, các cơ quan tổ chức trong khi những
thành viên bên trong là những người tham gia ủng hộ hoặc tiến hành chương trình.
Parnership (đối tác)
Các vấn đề về xã hội thường rất phức tạp và cần rất nhiều nhóm hay tổ chức cần
tham gia. Vì vậy, cần kết hợp với nhiều tổ chức khác nhau để tạo nên hiệu quả cao cho
công việc.
Policy (chính sách)
Các chương trình marketing xã hội có thể thúc đẩy các cá nhân trong cộng đồng
thay đổi thái độ nhưng rất khó để duy trì thái độ ấy nếu như môi trường sống của họ lại
thay đổi. Vì vậy, sự thay đổi chính sách là cần thiết để phù hợp hơn với những thay đổi
của ngoại cảnh.
Purse (tiền vốn)
Hầu hết các chương trình marketing xã hội thường được bảo trợ từ các tập đoàn, trợ
cấp của chính phủ hay các quỹ từ thiện. Đây cũng là một vấn đề cần chú ý để các đơn vị
thực hiện có đủ tiền cho chương trình.
Các phương tiện truyền thông và công nghệ thông tin bản thân nó sở hữu rất nhiều
các giá trị nhưng vấn đề ở đây là làm cách nào các nhà tiếp thị có thể phát huy được hết
các ưu điểm của nó để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp?
Bạn không chỉ đơn thuần phụ thuộc và trông chờ hết vào các phương tiện truyền
thông và các ứng dụng của công nghệ thông tin nhưng bạn phải biết cách kết hợp với các
phương tiện marketing khác.
Tuy truyền thông xã hội góp phần tạo ra sự nhận biết, nhưng tại thời điểm ban đầu
với chỉ riêng nó không thể giúp công ty bán được vài triệu đô la hàng hóa. Sự thành công
từ công cuộc đầu tư vào các truyền thông xã hội sẽ không dễ thành công trong ngày một
ngày hai mà đòi hỏi cả một quá trình.
9
Hãy tự tin là chính mình và hãy thể hiện cá tính của thương hiệu cũng như công ty.
Không có một nguyên tắc thành văn chính thức nào cho thấy đâu là các phương tiện
truyền thông xã hội sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp, mà chính doanh nghiệp
phải tự xác định yếu tố nào sẽ phục vụ cho công ty của họ.
Hãy cố gắng thống nhất từ đầu đến cuối, nếu bạn không có một kế hoạch nhất thống
thì đừng nên thực hiện nó – sẽ chỉ làm tốn thời gian của mọi người mà thôi.
Đã có vô số những tấm gương thành công trong việc sử dụng các công cụ truyền
thông xã hội cũng như sức mạnh của công nghệ thông tin từ khâu săn tuyển nhân sự đến
khâu các doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm mới, cũng như những công ty danh tiếng
trong top Fortune 500 muốn sử dụng các công cụ trên nhằm làm mạnh thêm thương hiệu
của mình.
Vai trò của truyền thông xã hội trong quá trình marketing chính là sử dụng nó như
một kênh giao tiếp để truyền đạt thông tin, giúp cho bạn có thể dễ dàng tiếp cận được các
đối tượng quan tâm đến các sản phẩm của bạn, và góp phần làm cho các sản phẩm và
công ty của bạn được biết đến bởi các khách hàng tiềm năng.
Hãy sử dụng các công cụ truyền thông xã hội trên để có thể tạo ra một tính cách đặc
trưng cho thương hiệu, và qua đó thiết lập nên các mối quan hệ mà có thể bạn sẽ không
bao giờ đạt được nếu không có chúng. Điều này sẽ mang về cho công ty những khách
hàng quen thuộc cũng như lòng trung thành với thương hiệu.
Bởi vì các phương tiện truyền thông xã hội rất đa dạng nên chúng ta có thể sử dụng
nó theo bất cứ cách nào mà phù hợp nhất với những điều doanh nghiệp quan tâm cũng
như nhu cầu của họ, để đạt được hiệu quả cao nhất có thể.
Để kết nối hiệu quả với người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần sáng tạo ra các nội
dung gốc, có bản sắc riêng và liên quan đến người dùng. Ngoài ra, các nội dung này cần
tuơng thích với bất kỳ trình duyệt hay thiết bị để ngưòi dùng có thể dễ dàng xem và chia
sẻ.
10
Bằng cách cho phép người dùng tuơng tác một cách dễ dàng qua các mạng xã hội
và email, doanh nghiệp sẽ truyền thông hiệu quả hơn. Hơn nữa, thuơng hiệu có thể tận
dụng các phân tích có được từ mạng xã hội và email nhằm điều chỉnh các thông điệp, hay
tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu không ngừng thay đổi của người dùng.
Những xu hướng truyền thông xã hội năm 2013
Năm 2012 vừa qua là năm truyền thông mạng xã hội bùng nổ, khi mà các thành
viên tham gia mạng xã hội ngày càng gia tăng. Các hình thức marketing online đang dần
tập trung vào mạng xã hội như 1 kênh truyền và chia sẻ thông tin mạnh mẽ nhất.
1. Truyền thông mạng xã hội phổ biến mạnh mẽ trên di động
Với tính linh hoạt của mình, smartphone bây giờ có thể làm mọi thứ, khi mà doanh
số bán ra của điện thoại di động ngày 1 tăng, viễn cảnh dễ nhận thấy là mạng xã hội sẽ trở
thành địa chỉ truy cập thường xuyên trên điện thoại di động. Kết quả là, chúng ta sẽ ngày
càng có thêm các phiên bản mạng xã hội hoàn hảo hơn dành cho thiết bị cầm tay.
2. Các mạng xã hội sẽ tăng cường chia sẻ, phối hợp với nhau
Khái niệm về mạng lưới bạn bè sẽ là một mạng lưới có thể di chuyển. Tức là khi đó,
với tài khoản của Facebook chẳng hạn, người sử dụng sẽ có thể truy cập vào một mạng
lưới xã hội khác trong khi mạng lưới bạn bè của họ vẫn được liên thông và thông tin họ
cập nhật được đăng tải đồng thời trên cả hai mạng lưới. Ta có thể thấy điều này bắt đầu
diễn ra giữa Facebook Connect và Google’s FriendConnect. Như vậy, từ nay người sử
dụng có thể tranh thủ được thế mạnh của các mạng xã hội khác nhau trong khi vẫn tận
dụng được những thông tin cá nhân sẵn có trên mạng lưới cũ cho mối quan hệ vừa được
thiết lập trên mạng lưới mới.
3. Ảnh hưởng mạnh mẽ của mạng xã hội lên công cụ tìm kiếm
Thông tin trong thời gian thực trên Google search (ví dụ như từ Twitter, kết quả
blog và review của người sử dụng) sẽ hiển thị ở vị trí dễ thấy hơn. Công cụ tìm kiếm
thông tin mạng xã hội của Google sẽ thay đổi cách chúng ta tương tác với các cỗ máy tìm
11
kiếm bằng cách đẩy những nội dung liên quan từ các mạng lưới cá nhân của chúng ta lên
hàng đầu trong số những kết quả tìm kiếm được. Đây sẽ trở thành một chức năng có tầm
quan trọng ngày càng lớn đối với các nhà marketing online.
4. Mạng xã hội vẫn là kênh tiếp thị hấp dẫn thu hút doanh nghiệp
Mạng xã hội đã trở thành một kênh tiếp thị, quảng bá sản phẩm hiệu quả. Gần đây,
nhờ vào Twitter, hãng máy tính Dell đã kiếm được một khoản doanh thu khổng lồ, khi giới
thiệu các chương trình khuyến mãi và kích cầu sản phẩm thông qua tin nhắn gửi tới nhóm
khách hàng thân thiết. Những dấu hiệu này cho thấy, năm tới truyền thông xã hội sẽ trở
thành một phương án quan trọng, hiệu quả và tiết kiệm mà các doanh nghiệp cân nhắc lựa
chọn khi tiếp thị, hỗ trợ khách hàng.
5. Các công ty sẽ có chính sách truyền thông xã hội
Nếu ở thời điểm này, công ty bạn đang làm việc chưa có chính sách mạng xã hội
cùng với những điều khoản cụ thể thì năm tới, chắc chắn sẽ là lúc mà bạn phải bắt đầu làm
quen. Các chính sách này có thể là khung quy chế bắt buộc khi mạng xã hội ngày càng có
ảnh hưởng sâu sắc hơn tới môi trường doanh nghiệp.
6. Email mất vai trò kênh thông tin chia sẻ quan trọng nhất
Gần đây, ứng dụng New York Times iPhone đã bổ sung chế độ chia sẻ tính năng,
cho phép người dùng dễ dàng chuyển phát một bài viết nào đó qua các mạng xã hội như
Facebook và Twitter.
Nhiều trang web khác cũng đã sẵn sàng hỗ trợ tính năng này và đến 2010, xu hướng
chia sẻ qua mạng xã hội (theo danh sách email) thay vì viết từng email sẽ lên ngôi. Hẳn
các nhà cung cấp nội dung cũng sẽ sẵn lòng giúp người dùng phân phối theo bất kì cách
nào họ chọn.
Với thị trường công nghệ phát triển như hiện nay việc xu hướng truyền thông mạng
xã hội thay đổi là điều được dự báo trước, cùng hi vọng vào những xu hướng, tính năng
mới trong tương lai mang lại lợi ích cho người dùng nhất.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. www.pace.edu.vn
2. www.eqvn.net/social-media-marketing
3. nnhomy.com
4. branddance.vn
5. netlink.vn
6. Marketing Management Books
7. Dr. Sorenkirchner’s Marketing Mangement video on Youtube
13