Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích các tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo trong thời kỳ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.42 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH CÁC TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
TRONG THỜI KỲ HIỆN NAY

1. Định nghĩa về lãnh đạo
Khái niệm về lãnh đạo dường như luôn luôn làm chúng ta bối rối hoặc nó
xuất hiện dưới hình thức khác và làm chúng ta khốn khổ bởi tính chất khó định
hình và quá linh hoạt. Vì vậy chúng ta đã phải sáng tạo ra nhiều thuật ngữ tương
ứng để đối phó, nhưng thuật ngữ này vẫn chưa được định nghĩa một cách thỏa
đáng. Các nhà nghiên cứu thường định nghĩa theo quan điểm các nhân của mình
và các mặt của hiện tượng mà họ quan tâm nhất, cúng có rất nhiều quan điểm
định nghĩa về lãnh đạo “có bao nhiêu người cố gắng định nghĩa thế nào là lãnh
đạo thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa về nó”. Các định nghĩa khác nhau liên tiếp
ra đời khi Stogdill đưa ra kết quả nghiên cứu của mình. Lãnh đạo được định nghĩa
dưới góc độ tố chất, hành vi ảnh hưởng, cách giao tác, lãnh đạo vai trò, sự đảm
nhiệm vị trí. Sau đây là một số định nghĩa về lãnh đạo:
+ Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay
nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức (Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia)
+ Lãnh đạo là một động từ, không phải là một danh từ. Lãnh đạo là một
hành động, không phải là vị trí. Lãnh đạo được xác định là những việc chúng ta


làm, chứ không phải đơn thuần là vai trò của một ai đó (Jim Clemmmer –
Leadship Deverlopment).
+ Lãnh đạo là "hành vi của một cá nhân, định hướng các hoạt động của một
nhóm người vào một mục tiêu chung." (Hemphill & Coons)
+ Lãnh đạo là "sự gia tăng ảnh hưởng lên khắp và bên trên sự tuân thủ máy
móc các chỉ thị hằng ngày của tổ chức" (Katz & Kahn)
+ Lãnh đạo là tuyên bố rõ ràng tầm nhìn, nêu rõ các giá trị, và tạo nên môi
trường trong đó mọi việc được hoàn thành." (Richards & Engle)
+ Lãnh đạo là một qúa trình đưa ra mục đích (đường hướng đầy ý nghĩa) để


tập hợp nỗ lực và tạo nên những nỗ lực tự nguyên dùng để đạt mục đích." (Jacobs
& Jaques)
+ Lãnh đạo là "quá trình ảnh hưởng lên các hoạt động của một nhóm người
có tổ chức nhằm đạt mục tiêu" (Rauch & Behling)
+ Lãnh đạo "là khả năng vượt ra khỏi văn hoá để bắt đầu những quá trình
thay đổi phát triển cso khả năng thích ứng hơn."(Schein)
+ Lãnh đạo là quá trình làm cho điều mọi người cùng nhau thực hiện trở
nên đầy ý nghĩa để mọi người hiểu và tận tâm thực hiện." (Drath & Palus)


+ Lãnh đạo là "khả năng của một cá nhân ảnh hưởng, động viên và làm cho
người khác có thể góp phần vào hiệu quả và thành công của tổ chức." (House và
et al)
2. Phân tích các tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo
Tố chất lãnh đạo là khả năng và phẩm chất giúp con người trong nỗ lực tạo
nên giá trị mới cho xã hội, thông qua khai thác và phát triển tiềm năng của chính
bản thân mình và của tổ chức mà họ lãnh đạo. Tố chất lãnh đạo cũng giúp mỗi cá
nhân có tác động tích cực đến các cá nhân khác thông qua các quan hệ tương tác.
Thiếu tố chất lãnh đạo sẽ làm cho cá nhân không chỉ không phát huy hết
tiềm năng của bản thân và của tổ chức mà mình lãnh đạo mà còn làm nó thui chột
theo thời gian. Một con người, một gia đình, một tổ chức, hay một quốc gia, qua
thời gian sẽ chỉ có tiến lên hoặc đi xuống. Các đối tượng này sẽ đi lên hay đi
xuống?; nếu đi lên thì đi lên được bao xa? Nếu đi xuống, thì đi xuống đến mức
nào? Tất cả những điều này tùy thuộc một phần quyết định vào tố chất lãnh đạo
trong từng cá nhân, từng gia đình, từng tổ chức, và cả xã hội.
Kỹ năng lãnh đạo là sự kết hợp của ít nhất 3 yếu tố:
- Khả năng nhận thức động lực thúc đẩy con người ở những hoàn cảnh,
điều kiện, không gian và thời gian khác nhau.
- Khả năng khích lệ: tạo sức hấp dẫn và sức cuốn hút để tạo lòng trung
thành, sự tận tâm và ước muốn mạnh mẽ làm theo nhà lãnh đạo.



- Phong cách và bầu không khí mà nhà lãnh đạo tạo ra.
Kỹ năng lãnh đạo là một yếu tố trọng yếu trong công tác quản lý. Một nhà
quản lý giỏi phải có các kỹ năng lãnh đạo. Tương tự, một nhà lãnh đạo hiệu quả
cũng phải thực hiện tốt vai trò của một nhà quản lý.
Qua nghiên cứu môn học “Phát triển khả năng lãnh đạo” và nhìn nhân từ
thực tế kết quả lãnh đạo của một số nhà lãnh đạo cùng với sự thành công của tổ
chức mà họ đã và đang là nhà lãnh đạo, cụ thể tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
với 7 lĩnh vực đều là lĩnh vực “nóng” của đời sống xã hội, vì nó liên quan trực
tiếp đến mọi mặt của đời sống, ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức, cá nhân và doanh
nghiệp, bao gồm các lĩnh vực tài nguyên đất, lĩnh vực tài nguyên nước, môi
trường, khí tượng - thủy văn, đo đạc và bản đồ, địa chất – khoáng sản, biển đảo...
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường đã không
ngừng lớn mạnh, phát triển không ngừng về nguồn nhân lực và năng lực công
nghệ. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường dần đi vào nề nếp,
từng bước đạt hiệu quả, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Qua nghiên cứu phong cách lãnh đạo của Lãnh đạo Bộ qua từng thời kỳ
phát triển, để Bộ Tài nguyên và Môi trường có được “thương hiệu” như ngày
hôm nay, tôi nhận thấy rằng để trở thành một lãnh đạo giỏi cần phải có các tố chất
và kỹ năng sau đây:
2.1. Về tố chất


Một là chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm
cho công chúng cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để mọi người quyết
định có đi theo lãnh đạo hay không. Nếu như không chính trực hoặc không làm
cho mọi người thấy là mình có chính trực thì sẽ không tạo được sự tin tưởng với
công chúng mà một khi đã không có sự tin tưởng thì người lãnh đạo đó rất khó để
làm tốt vai trò lãnh đạo của mình. Chính trực là một trong những tố chất quan

trọng để nhà lãnh đạo tạo niềm tin với công chúng.
Hai là có Tầm nhìn và sự quyết đoán: Sự thành bại của một tổ chức phụ
thuộc vào tài năng của nhà lãnh đạo bởi sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng
của người lãnh đạo. Như chúng ta đã biết, xã hội luôn luôn có nhiều biến chuyển,
xu thế phát triển thường xuyên có nhiểu mới mẻ đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm
nhìn chiến lược thực tế, hoạch định rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận
lợi trước mắt để đưa ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong tương lai. Nếu không
có khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược
phát triển lâu dài của tổ chức. Với tầm nhìn chiến lược tốt, tính quyết đoán trong
mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt. Nếu một
nhà lãnh đạo có tầm nhìn mà không có sự quyết đoán thì tầm nhìn đó mãi mãi chỉ
là tầm nhìn mà thôi, nó sẽ không có sự quyết đoán để tầm nhìn đó có thể được
thực hiện trên thực tế. Ngược lại, nếu như nhà lãnh đạo mà chỉ có quyết đoán mà
không có tầm nhìn thì sự phát triển của tổ chức chỉ mang tính giới hạn “tương lai
gần”. Nhà lãnh đạo cần phải có tầm “nhìn xa trông rộng” thì tổ chức đó phát triển


mới bền vững, trên cơ sở tính quyết đoán của nhà lãnh đạo, thì tầm nhìn được
thực thi có hiệu lực, hiệu quả.
Ba là Sự hiểu biết và ham học hỏi: Người lãnh đạo không thể điều hành
tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động mà mình đang điều hành. Tất
nhiên, hiểu biết ở đây được hiểu là hiểu một cách bao quát, hiểu thực chất của vấn
đề, chứ không phải hiểu biết mang tính kỹ thuật. Nhà lãnh đạo không nhất thiết
phải hiểu quá sâu về chuyên môn như các nhà chuyên môn kỹ thuật, nhưng họ
phải hiểu được công việc, hoạt động mà họ đang lãnh đạo. Có như vậy mới lãnh
đạo được hoạt động của tổ chức. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực
hoạt động của mình, người lãnh đạo còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học
hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và
tri thức mới. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có một vốn kiến thức sâu rộng vừa
hoàn thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để phát triển đơn vị. Đặc biệt là

với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực khoa học và công nghệ trên thế giới
trong những năm gần đây, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ
định vị vệ tinh, công nghệ bản đồ số, công nghệ Viễn Thám… đã làm thay đổi
căn bản về công nghệ, chất lượng sản phẩm … nêu lãnh đạo không thường xuyên
cập nhật, bổ sung kiến thức cho bản thân thì không thể điều hành tốt đơn vị theo
chức năng nhiệm vụ Nhà nước giao.


Bốn là Dũng cảm và kiên trì: Một nhà lãnh đạo tốt không bao giờ đầu
hàng khó khăn, thất bại mà quan trọng là họ biết đối mặt và dũng cảm vượt qua
sự khó khăn, thất bại đó đồng thời để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy
thiết thực về quản lý hay chiến lược hoạt động và phát triển của tổ chức. Sự dũng
cảm và tính kiên trì sẽ giúp nhà lãnh đạo vượt khó, kiên trì với mục tiêu mà tổ
chức đã đề ra. Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhất là người đứng
đầu nên biết chấp nhận thử thách và kiên trì, giữ vững ý chí cho đến khi nào
thành công thì thôi. Sự dũng cảm và lòng kiên trì, không ngại khó khăn là động
lực lớn để phát triển tổ chức.
2.2. Về kỹ năng
Kỹ năng lãnh đạo là một yếu tố trọng yếu trong công tác quản lý. Một nhà
quản lý giỏi phải có các kỹ năng lãnh đạo. Tương tự, một nhà lãnh đạo hiệu quả
cũng phải thực hiện tốt vai trò của một nhà quản lý. Quá trình toàn cầu hóa đang
diễn ra mạnh mẽ, xóa đi các rào cản giữa các quốc gia và biến thế giới thành một
thị trường duy nhất. Các doanh nghiệp, lớn cũng như nhỏ, đều có cơ hội để trở
thành một đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khi đó, các nhà lãnh đạo
doanh nghiệpphải có những kỹ năng nhất định để điều hành một công ty có phạm
vi hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia mình, đủ sức cạnh tranh với các công
ty khác trên toàn cầu. Có rất nhiều kỹ năng mà một nhà lãnh đạo doanh nghiệp


toàn cầu có hiệu quả cần phải có, nhưng có thể tóm tắt thành những kỹ năng sau

đây
Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ năng chuyên môn bao gồm kiến
thức về phương pháp, các quá trình và thiết bị để thực hiện các hoạt động chuyên
môn của đơn vị. Kỹ năng chuyên môn cung bao gồm sự hiểu biêt thực tế về tổ
chức, về các sản phẩm, những kiến thức này có thể thu được thông qua sự kết hợp
giữa đào tạo chính quy và từ kinh nghiệm trong suốt quá trình làm việc. Người
lãnh đạo quản lý cần phải có kiến thức về công nghệ, thiết bị, kiến thức chuyên
môn về sản phẩm và các quy trình công việc là cần thiết đặc biệt một kỹ năng
không thể thiếu của nhà lãnh đạo là lập kế hoạch cho các mục tiêu mà tổ chức cần
đạt tới. Ngoài ra người quản lý cũng cần có kiến thức rộng về sản phẩm và các
dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh để duy trì, phát triển và thay đổi tầm nhìn
chiến lược khi tháy cần thiết.
Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng nhận thức bao gồm khả năng đánh giá sáng
suốt, có tầm nhìn xa, có khả năng trực giác, có tính sáng tạo và khả năng hiểu
được ý nghĩa và trật tự trong các dữ liệu mập mờ không chắc chắn. Các kỹ năng
nhận thức là cần thiết trong việc lập kế hoạch, tổ chức và giải quyết vấn đề trong
đó trách nhiệm quản lý chính là phối hợp với các bộ phận chuyên môn tách biệt
trong tổ chức. Để phối hợp được hiểu quả người lãnh đạo cần hiểu được rõ mối
liên hệ giữa các bộ phận trong tổ chức và sự thay đổi trong các bộ phận sẽ tác


động như thế nào đến các bộ phận khác, ngoài ra người lãnh đạo cũng phải có khả
năng hiểu được những thay đổi môi trường bên ngoài sẽ tác động như thế nào đối
với tổ chức đơn vị mình.
Kỹ năng giao tiếp: Người lãnh đạo phải có khả năng truyền đạt rõ ràng,
thuyết phục cảm hứng, sự khéo léo trong ngoại giao, tính thuyết phục và khả năng
giao tiếp bằng lời nói là những yếu tố cần thiết để phát triển và duy trì các mối
quan hệ với cấp dưới và cả cấp trên. Một nhà lãnh đạo giỏi là phải hiểu nhân viên
của mình đồng thời biết lắng nghe và chia sẻ không dùng quyền lực để ra lệnh
hay quát tháo. Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả hình thức

diễn thuyết và viết, vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt và có ảnh
hưởng không nhỏ tới sự thành công của tổ chức. Đồng thời muốn người lãnh đạo
muốn được nhân viên tin mình, theo mình thì nhà lãnh đạo phải biết cách truyền
đạt thông tin tiếng nói phải có trọng lượng để cấp dưới tin tưởng tuyệt đối.


3. Kết luận
Thực tiễn ngày nay, cho thấy người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng
trong một tổ chức, có thể nói họ là người quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ
chức. Người lãnh đạo thực hiện tốt vai trò, vị trí của mình thì tổ chức sẽ luôn luôn
thành công, phát triển bền vững và tất cả mọi người trong tổ chức sẽ được hưởng
lợi cả về vật chất cũng như tinh thần. Vì vậy để duy trì sự phát triển của tổ chức
thì việc quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo, phát triển đội ngũ lãnh đạo,
quản lý ở các cấp là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Cần phát hiện, lựa chọn
các cá nhân có tố chất và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt ở cấp dưới để đào tạo, bồi
dưỡng làm nguồn cán bộ kế cận cho ở các cấp trong tổ chức.
Một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo vốn có
mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Thế nhưng,
nhiều người trong chúng ta xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan
khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Hãy tự hỏi mình vì sao những
người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng
dẫn của bạn.
Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng cần có cho
mình để xây dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả. Những phẩm chất và kỹ


năng này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng thành công
của doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo

1- Bài giảng môn Phát triển khả năng lãnh đạo của Đại học Griggs
2- Giáo trình môn Phát triển khả năng lãnh đạo của Đại học Griggs
3- Giáo trình môn Quản trị Hành vi tổ chức của Đại học Griggs
4- Giáo trình môn Quản trị đàm phán và giao tiếp của đại học Griggs Hoa
Kỳ



×