Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

PHÂN TÍCH SWOT về XUẤT KHẨU gạo vào THỊ TRƯỜNG SINGAPORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.49 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH SWOT VỀ XUẤT KHẨU GẠO VÀO THỊ TRƯỜNG
SINGAPORE
I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP HƯNG LÂM VÀ CÁC SẢN PHẨM
1. Về Công ty cổ phần Hưng Lâm
Tên giao dịch đầy đủ: Công ty cổ phần Hưng Lâm
Tên tiếng Anh: Hung Lam Joint Stock Company
Tên giao dịch: Hung Lam Rice
Tên viết tắt: Hung Lam JSC
Logo

Slogan: Chất lượng - An toàn - Lợi ích - Thân thiện
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc: Ông Phạm Hoàng Lâm
Công ty Cổ phần Hưng Lâm tiền thân là Công ty TNHH SX TM DV Hưng Lâm. Với hơn
23 năm kinh nghiệm về Gạo, các thành viên đã thành lập nên Công ty TNHH SX TM DV
Hưng Lâm theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1600891913 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Tỉnh An Giang cấp ngày 08/05/2007 với số vốn điều lệ là 10 tỷ.
Đi vào hoạt động chuyên về lĩnh vực chính của mình, Hưng Lâm không chỉ là một thương
hiệu gạo mà còn là nhà máy sản xuất gạo chất lượng cao của Việt Nam, dây chuyền lau
bóng và đóng gói hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế với diện tích nhà máy trải rộng trên
10.000 m2, sức chứa tạm trữ trên 12.000 tấn với đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề
và năng động đã góp phần đưa Công ty phát triển ngày càng vững mạnh điển hình là sản
phẩm gạo Hưng Lâm đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Thụy Điển, Philipine,
Malaysia...
Để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng, đến ngày 19/11/2009 Công ty TNHH SX TM
DV Hưng Lâm chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh dưới hình thức Công ty Cổ Phần theo

1


giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 1600891913 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh An
Giang cấp ngày 28/11/2009, với nguồn vốn điều lệ của Công ty là: 56.007.950.000 đồng


(Năm

mươi

sáu

tỷ

bảy

triệu

chín

trăm

năm

mươi

nghìn

đồng./.).

Cho đến nay, sau cuộc họp HĐQT ngày 07/04/2010 HĐQT đã ra quyết định số 25/QĐ về
việc: Huy động thêm nguồn vốn 14.543.110.000 đồng, tăng vốn điều lệ từ 56.007.950.000
đồng lên 70,551.060.000 đồng để đáp ứng kịp thời sự phát triển của Công ty.
Từ việc đảm bảo sản lượng và tăng trưởng doanh thu theo từng năm, Công ty đã chủ động
được nguồn vốn, triển khai các dự án nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu
như: đầu tư thêm một nhà máy lau bóng với công suất thiết kế 170 tấn nguyên liệu/ ngày

đưa tổng công suất hoạt động nhà máy lên 306 tấn nguyên liệu/ ngày, với những trang thiết
bị hiện đại đáp ứng được tất cả những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ở các thị trường
khó tính: Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi...
2. Sản phẩm xuất khẩu của Hung Lam Rice và các thành tựu mà doanh nghiệp đã đạt
được
2.1 Các sản phẩm của Hung Lam Rice
Dòng sản phẩm

Gạo Jasmine

Gạo hương lài

Một vài thông về tin sản phẩm
-

Chiều dài TB hạt: 6,8mm
Độ tấm: 5,0%
Độ ẩm: 14%
Hạt nguyên: 65% - 70%
Tạp chất: 1,5%
Hạt vàng: 0,3%
Hạt hư hỏng: 0,2%
Chiều dài TB hạt: 6,8mm
Độ tấm: 5,0%
Độ ẩm: 14%
Hạt nguyên: 65% - 70%
Tạp chất: 0,1%
Hạt vàng: 0,1%
Hạt hư hỏng: 0,1%


2

Hình ảnh biểu trưng


Gạo Hàm Châu

Gạo Japonica

Gạo 4900

Gạo huyết rồng

Gạo nếp

-

Chiều dài TB hạt: 5,8mm
Độ tấm: 10%
Độ ẩm: 14%
Hạt nguyên: >= 55%
Tạp chất: 1,0%
Hạt vàng: 1,0%
Hạt hư hỏng: 1,5%
Chiều dài TB hạt: 5,0mm
Độ tấm: 5,0%
Độ ẩm: 14%
Hạt nguyên: 60%
Tạp chất: 0,5%
Hạt vàng: 1,0%

Hạt hư hỏng: 1,5%
Chiều dài TB hạt: 6,8mm
Độ tấm: 5,0%
Độ ẩm: 14%
Hạt nguyên: 65% - 70%
Tạp chất: 0,1%
Hạt vàng: 0,5%
Hạt hư hỏng: 0,5%
Chiều dài TB hạt: 6,8mm
Độ tấm: 5,0%
Độ ẩm: 14%
Hạt nguyên: 60%
Tạp chất: 0,1%
Hạt vàng: 0,1%
Hạt hư hỏng: 0,5%

-

Chiều dài TB hạt: 5,5mm
Độ tấm: 0,0%
Độ ẩm: 14%
Hạt nguyên: 70%
Tạp chất: 0,1%
Hạt vàng: 0,1%
Hạt hư hỏng: 1,0%

3


- Chiều dài TB hạt: 6,2mm

- Độ tấm: 5,0%
- Độ ẩm: 14%
Gạo 5%
- Hạt nguyên: >=60%
tấm
- Tạp chất: 0,1%
- Hạt vàng: 0,5%
- Hạt hư hỏng: 1,0%
- Chiều dài TB hạt: 6,2mm
- Độ tấm: 10%
- Độ ẩm: 14%
Gạo 10%
- Hạt nguyên: >=55%
tấm
- Tạp chất: 0,1%
- Hạt vàng: 1,0%
- Hạt hư hỏng: 1,5%
- Chiều dài TB hạt: 6,2mm
- Độ tấm: 15%
Gạo
- Độ ẩm: 14%
Gạo 15%
trắng
- Hạt nguyên: >=50%
tấm
hạt dài
- Tạp chất: 0,2%
- Hạt vàng: 1,25%
- Hạt hư hỏng: 1,5%
- Chiều dài TB hạt: 6,2mm

- Độ tấm: 25%
- Độ ẩm: 14,5%
Gạo 25%
- Hạt nguyên: >=40%
tấm
- Tạp chất: 0,5%
- Hạt vàng: 1,5%
- Hạt hư hỏng: 2,0%
- Chiều dài TB hạt: 3,2mm
- Độ tấm: 100%
- Độ ẩm: 14%
Gạo 100%
- Hạt nguyên: 0,0%
tấm
- Tạp chất: 0,0%
- Hạt vàng: 1,0%
- Hạt hư hỏng: 1,0%
2.2 Các thành tựu mà Hung Lam Rice đã đạt được:
- Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang trao tặng doanh nghiệp đã có thành tích
xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh năm 2010 và 2011.

4


-

Bằng khen của Tổng cục Thuế về thành tích đóng góp cho ngân sách nhà nước năm

2010, 2011.

3. Tình hình kinh doanh hiện nay của Hung Lam Rice
Với chức năng hoạt động trên lĩnh vực xay xát, đánh bóng và xuất khẩu gạo, năm 2010
Công ty cổ phần Hưng Lâm đẩy mạnh thị trường xuất khẩu đạt doanh thu gần 200 tỷ đồng,
vượt 67 %. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.2 tỷ đồng, đặc biệt doanh nghiệp không có nợ quá hạn
và là một trong những doanh nghiệp chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng, nhà nước. Hiện nay công ty có kho chứa thành phẩm đạt gần 8000 tấn và đầu tư
hệ thống lau bóng gạo hiện đại nhất có công xuất 24 tấn/ giờ cùng với hệ thống tách màu
nhằm đưa hạt gạo Hưng Lâm vươn xa trên toàn thế giới. Điều đáng quan tâm là trong năm
2011 Công ty cổ phần Hưng Lâm phối hợp với Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn An
Giang bao tiêu 26 ha lúa Jasmine theo tiêu chuẩn Globe Gap ở xã Tân Lập, huyện Tịnh
Biên. Thành công lớn nhất của doanh nghiệp là tự khai thác thị trường xuất khẩu gạo sang
các nước Châu Âu, Châu Á như NaUy, ĐanMạch, Singapore, Hồng Kông nhằm tiến tới xây
dựng thương hiệu Hưng Lâm rice và chuỗi gạo đặc sản cao cấp theo hướng phát triển bền
vững.
4. Giới thiệu về sản phẩm dự kiến thâm nhập thị trường
Ba dòng sản phẩm mà Hung Lam Rice dự kiến thâm nhập vào thị trường Singapore bao
gồm: Gạo Jasmine, Gạo hương lài và Gạo nếp. Các sản phẩm gạo này hiện đang rất được ưu
chuộng tại thị trường nội địa và hiện đang giành thế mạnh tại các thị trường mà công ty đã
xuất khẩu thành công như: Thụy Điển, Malaysia, Phillipin… Bên cạnh đó, qua các nghiên
cứu thì các sản phẩm gạo này hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu cũng như sở thích của
người dân Singapore.
5. Lý do lựa chọn thị trường Singapore
Cộng hòa Singapore (tiếng Anh: Republic of Singapore) là quốc gia nhỏ nhất của Đông
Nam Á, nằm ở phía nam của bán đảo Malaysia, phía nam bang Johor của Malaysia và phía
bắc đảo Riau của Indonesia. Singapore nằm cách xích đạo chỉ 137 km về hướng bắc.
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore
chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét, không có nước ngọt, đất canh tác hẹp, chủ yếu để
trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải
nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
5



Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hóa khác nhau như Trung
Quốc, Ấn độ, Mã Lai… là một quốc gia nhập cư, trong đó cộng đồng người gốc Châu Á
chiếm tỷ lệ rất lớn. Thói quen và tập quán ăn uống theo cổ truyền của người Châu Á, cơm là
món ăn chính trong bữa ăn. (Điều này cũng tương tự như ở Việt Nam)
Bên cạnh đó, thông thương giữa Việt Nam và Singapore hiện nay rất phát triển, linh hoạt và
vô cùng dễ dàng. Hàng rào thuế quan không có vì Singapore là một trong sáu quốc gia trong
khu vực Đông Nam Á áp dụng mức thuế suất = 0% kể từ ngày 01/01/2010.
Vể sở thích, có thể thấy người Singapore rất thích gạo của Việt Nam. Theo như các báo cáo
gần đây cho thấy, việc chọn lựa gạo Việt Nam cho các bữa ăn của người Singapore thay vì
gạo Thái Lan đã trở nên phổ biến hơn. Sản lượng gạo Jasmine nhập khẩu từ Việt Nam đã
tăng hấp đôi so với tháng 10/2011.
Bằng tất cả những lý do trên, có thể thấy việc xuất khẩu gạo sang Singapore là một sự lựa
chọn vô cùng tiềm năng cho Công ty CP Hưng Lâm. Đây cũng là cơ hội cho Hung Lam
Rice mở rộng thị trường của mình.
II/ GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG SINGAPORE
1. Điều kiện kinh tế
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc
dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất
thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng
hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998
giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng
trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của
kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề:
Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, năm 2002 đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Từ
2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7% và năm
2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2 % do tác động của khủng hoảng kinh tế.
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố

hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và
một nền kinh tế đa dạng, nhạy cảm kinh doanh.

6


2. Trình độ cơ sở hạ tầng:
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và
thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và
lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và
hàng bán dẫn.
3. Hệ thống phân phối hàng hóa tại Singapore
Các kênh phân phối và bán hàng của Singapore đơn giản và trực tiếp. Hầu hết hàng tiêu
dùng đều do các nhà phân phối nhập khẩu, sau đó họ bán lại cho người bán lẻ. Một số hàng
hóa được nhập trực tiếp để bán tại các cửa hàng bán lẻ của người nhập khẩu.
4. Quan hệ Việt Nam – Singapore
Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh chóng. Singapore là đối
tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng
trưởng, vượt 6 tỷ đô la Mỹ năm 2010. Singapore đã đầu tư vào Việt Nam hơn 930 dự án với
tổng số vốn đăng ký lên tới 23 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ ba trong số hơn 90 quốc gia đầu tư
vào Việt Nam. Quan hệ hai nước phát triển toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa,
giáo dục, quốc phòng, an ninh, du lịch. Mỗi tuần có khoảng 100 chuyến bay qua lại giữa hai
nước, đó là bằng chứng sinh động cho quan hệ đang phát triển rất sôi động giữa hai nước.
III/ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA HUNG LAM RICE
KHI THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG SINGAPORE
1. Điểm mạnh
1.1 Nguồn cung hàng hóa
-

Hung Lam Rice có nguồn cung cấp gạo vô cùng dồi dào do ảnh hưởng của điều kiện tự

nhiên thích hợp. Trụ sở chính và nhà máy chế biến đặt ở tỉnh An Giang - là tỉnh duy
nhất ở Việt Nam đạt sản lượng lúa 3,9 triệu tấn trong năm 2011.

-

Hung Lam Rice có chủng loại gạo vô cùng phong phú. Bên cạnh những loại đang rất
được ưa chuộng trên thị trường như gạo Jasmine, gạo Hương lài, gạo nếp…, Hung Lam
Rice còn có thêm những dòng đặc biệt khác như gạo Huyết Rồng, gạo 4900, gạo trắng
hạt dài… Chủng loại gạo đa dạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết của người dân vùng

7


đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Hơn nữa, giá thành rẻ, cạnh
tranh dó chi phí sản xuất thấp, nguồn nhân công dồi dào cũng là một điểm mạnh của
Hung Lam Rice.
1.2 Thuận lợi trong vận chuyển
-

Hung Lam Rice đặt tại An Giang là một trong 4 tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm của
đồng bằng sông Cửu Long, là cửa ngõ giao thương của ĐBSCL với các nước ASEAN
như Campuchia, Lào, Thái Lan , Myanmar, Malaysia… Vì vậy thông thương rất thuận
lợi.

-

Hàng hóa có thể chuyển sang Singapore bằng nhiều con đường khác nhau như đường
thủy, đường hàng không…

1.3 Chính sách của nhà nước

-

Nhà nước rất hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ra nước ngoài.

-

Qua biểu đồ bên dưới, chúng ta phần nào thấy được nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, sản
lượng gạo xuất khẩu đã tăng lên hàng năm.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2011 (đơn vị: nghìn tấn)

1.4 Sự hiểu biết về thị trường Việt Nam
-

Có trụ sở tại An Giang, vựa lúa lớn nhất cả nước, có thể nói đây là điểm mạnh của
Hung Lam Rice mà không phải Doanh nghiệp nào trong nước cũng có được, sự hiểu

8


biết về thị trường An Giang, các mối quan hệ lâu đời sẽ giúp Hung Lam Rice có được
lợi thế đàm phán nguồn đầu vào so với các đơn vị khác trong nước.
1.5 Uy tín của Hung Lam Rice trên thị trường
-

Là doanh nghiệp hàng đầu tại An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung trong việc
cung cấp các sản phẩm gạo trên thị trường

-


Từ việc đảm bảo sản lượng và tăng trưởng doanh thu theo từng năm, Công ty đã chủ
động được nguồn vốn, triển khai các dự án nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường
xuất khẩu như: đầu tư thêm một nhà máy lau bóng với công suất thiết kế 170 tấn
nguyên liệu/ngày đưa tổng công suất hoạt động nhà máy lên 306 tấn nguyên liệu/ngày,
với những trang thiết bị hiện đại đáp ứng được tất cả những yêu cầu về vệ sinh an toàn
thực phẩm ở các thị trường khó tính: Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi...

-

Được UBND tình An Giang trao tặng nhiều bằng khen cho doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh hiệu quả, năng động…

2. Điểm yếu
-

Hung Lam Rice là một thương hiệu mạnh trên thị trường Việt Nam nhưng khi gia nhập
thị trường Singapore, đó là một thương hiệu quá mới mẻ.

-

Việc sản xuất gạo cũng phần nhiều phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên (hạn hán, bão
lũ…)

-

Các kênh marketing hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Tất cả mới chỉ dừng lại ở việc
giới thiệu sản phẩm, chưa nêu được những điểm khác biệt của sản phẩm với các đối thủ
cạnh tranh khác trên thị trường

3. Cơ hội

-

Singpore đã áp dụng mức thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam,
với mức thuế này, Việt Nam đang có cơ hội cạnh tranh lớn so với Trung Quốc và Ấn Độ
do chi phí vận chuyển giảm xuống sẽ đẩy sức mạnh cạnh tranh về giá cả của Việt Nam
tăng lên.

-

Khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường Singapore trong khi các đối thủ
cạnh tranh đang đứng trước những khó khăn như: Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ hạn

9


hán ngày càng lan rộng, giá gạo tại Thái Lan quá cao (Từ 545-550 USD/tấn FOB thành
840-850 USD/tấn FOB)…
-

Người dân Singapore thay vì chọn gạo Thái Lan đã chọn gạo Hương lài của Việt Nam
cho bữa ăn của họ. Đây cũng là cơ hội để Hung Lam Rice mở rộng thị trường của mình.

4. Thách thức
4.1 Từ nội tại:
-

Hung Lam Rice không “một mình một ngựa” trên thị trường Singapore, vì là thị trường
tiềm năng nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn khác của Việt Nam cũng đã và đang
tập trung khai thác thị trường này.


-

Khủng hoảng kinh tế đang là vấn đề ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư. Việc tiếp cận
ngày càng khó với nguồn vốn vay từ ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất
của Hung Lam Rice.

-

Hung Lam Rice là công ty lâu đời với cách làm việc ở nhiều công đoạn đã có dấu hiệu
của lối mòn, việc phát triển sang thị trường mới cần có chiến lược mới sáng tạo và đột
phá hơn.

4.2 Từ bên ngoài
-

Dù có nhiều khó khăn nhưng các đối thủ quốc tế khác như các Doanh nghiệp đến từ Ấn
độ hay Thái Lan vẫn sẽ là những thách thức lớn cần phải vượt qua. Chưa kể đến Trung
Quốc với giá sản phẩm rất rẻ và khả năng cung ứng với khối lượng lớn trong thời gian
ngắn cũng là một trong những khó khăn công ty cần tính đến.

-

Thường hàng hóa từ Việt Nam xuất sang Singpore đi theo đường biển nên việc tranh
chấp chủ quyền ở Biển Đông ngày càng nóng bỏng sẽ gây khó khăn cho Doanh nghiệp
xuất khẩu.

-

Sự biến động của thiên nhiên: Trong những năm qua, thời tiết biến đổi không ngừng


IV/ CHIẾN LƯỢC ĐỀ XUẤT CHO HUNG LAM RICE KHI THAM GIA VÀO THỊ
TRƯỜNG SINGAPORE
1. Đề xuất chiến lược:
1.1 Trong ngắn hạn:

10


Hung Lam xây dựng mối quan hệ với các đại lý bán lẻ tại Singapore, đẩy mạnh cạnh tranh
về giá (có thể chịu lỗ để khuyến mãi trong thời gian đầu)
1.2 Trong dài hạn:
Song song với việc bán buôn, Hung Lam sẽ tập trung xây dựng mạng lưới cửa hàng bán
trực tiếp tại Singapore. Hệ thống bán hàng này sẽ cung cấp gạo đến tận tay người tiêu dùng
tại Singapore.
1.3 Lý do lựa chọn chiến lược:
-

Dựa vào phân tích SWOT và các số liệu ở trên cho thấy: Singapore là thị trường tiềm
năng nhưng cũng là thị trường lâu đời mà ở đó đã có sẵn những nhà cung cấp có thời
gian hoạt động lâu năm trên thị trường này. Hung Lam có điểm mạnh về nguồn hàng,
chi phí vận chuyển và giá cả, cần đẩy mạnh cạnh tranh về giá trong thời gian đầu để
thiết lập mối quan hệ và nâng tầm thương hiệu trong mắt bạn hàng.

-

Việc đi lại, vận chuyển giữa Singapore và Việt Nam là rất thuận tiện, hàng rào thuế
quan và chính sách của 02 chính phủ rất ủng hộ loại sản phẩm mà Hung Lam cung cấp,
do đó trong dài hạn, để tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, Hung Lam phải tự
xây dựng mạng lưới bán lẻ của mình tại Singapore đê tiết kiệm thêm chi phí trung gian.


-

Nguồn thu trong chiến lược ngắn hạn sẽ được quay vòng phục vụ chiến lược dài hạn
của công ty.

2 Triển khai chiến lược:
2.1 Trong ngắn hạn:
-

Nghiên cứu thị trường và đưa ra sản phẩm mới có chất lượng cao.

-

Lập kế hoạch chào hàng đến các đại lý nhập khẩu gạo lớn của Singapore. Tập trung
vào:

+ Chất lượng sản phẩm: trú trọng vào các sản phẩm mới khác hẳn các sản phẩm hiện đang
thông dụng tại thị trường Singapore.
+ Nghiên cứu về giá cả, tìm cách giảm chi phí tối đa để hạ thấp giá thành, Trong thời gian
đầu có thể đặt mục tiêu lợi nhuận thấp hơn để giảm giá sản phẩm.

11


-

Hợp tác và tài trợ cho đại lý cùng xây dựng chương trình khuyến mãi để xây dựng kênh
quảng cáo trực tiếp hình ảnh công ty và sản phẩm mới đến người dân Singapore. Các
chương trình khuyến mãi có thể là:


+ Tài trợ cho chương trình dạy nấu ăn trên ti vi
+ Ưu đãi đặc biệt cho cộng đồng người Việt Nam và các cộng đồng người Châu Á khác
đang sống tại Singapore,
2.2 Trong dài hạn:
-

Tìm kiếm các địa điểm bán hàng và tạo ra một đại lý thứ 2 tại đây cạnh tranh trực tiếp
với đại lý đang nhập khẩu gạo từ Hung Lam

-

Lên kế hoạch xây dựng thương hiệu sản phẩm:

+ Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
+ Tài trợ chương trình nấu ăn trên Tivi
+ Tài trợ cho các hoạt động cộng đồng như tổ chức cuộc thi nấu ăn, các chương trình sinh
viên ViệtNam
-

Kênh phân phối:

+ Vẫn kết hợp song song 02 hình thức bán hàng qua đại lý của Singapore và bán hàng trực
tiếp
+ Chuyển dần sản lượng sang kênh bán lẻ. Xây dựng các chương trình thúc đẩy bán lẻ:
o Dịch vụ đưa hàng tận nhà.
o Chương trình dùng thử miễn phí gạo.
o Chương trình cộng tác viên thông qua cộng đồng người Việt và sinh viên Việt Nam tại
Singapore.
o Hoa hồng cho các đầu mối tại các trường đại học, đầu bếp chính tại các quán ăn.
V/ KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ của bài viết, tôi chưa thế đưa ra hết cả kế hoạch chi tiết , tuy nhiên dựa
theo các phân tích ở trên tôi nhận thấy việc xuất khẩu gạo sang Singapore là hoàn toàn khả
thi. Đây là một sự đầu tư khôn ngoan và lâu dài cho sự mở rộng doanh nghiệp Việt Nam.

12


Bài viết nếu có cơ hội sẽ được phát triển thành đề tài có quy mô lớn hơn với các chiến lược,
cách thức triển khai cụ thể…
NGUỒN THAM KHẢO
1. Các website:
- www.baodientu.chinhphu.vn
- www.gentraco.com.vn
- www.dailodoanhnhan.com.vn
- www.hunglamrice.com.vn
- www.mof.gov.vn
- www.saigondautu.com.vn
- www.baomoi.com

13



×