Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SỨC MẠNH của CÔNG NGHỆ MARKETING mới và sự tác ĐỘNG của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.75 KB, 11 trang )

SỨC MẠNH CỦA CÔNG NGHỆ MARKETING MỚI VÀ SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ
Công nghệ đang phát triển rất nhanh và ngày càng mang đến cho con người
những tiện ích. Cách đây khoảng mười lăm năm khi còn là một sinh viên,
internet, điện thoại di động là một cái dì đó cực kỳ lạ lẫm và mới mẻ đối với mọi
người. Bây giờ, một cậu bé học lớp 2 cũng được mẹ cấp cho một chiếc điện
thoại di động để liên lạc khi cần thiết. Có những lần đến thăm bạn cách nhà 15
cây số trên chiếc xe đạp mà bạn không có nhà đành đi về bởi không có phương
tiện gì để liên lạc. Bây giờ thì mọi tình hình của một người: đang ở đâu, đang
làm gì, đang vui, buồn đều được bạn bè biết tới nếu người đó đưa thông tin đó
lên Facebook. Iphone – chiếc điện thoại mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam
từ năm 2008, chỉ 05 chiếc nhưng giờ nó đã thành một cái gì đó vô cùng thân
thuộc hơn hẳn bất cứ một loại điện thoại nào khác. Tất cả những thứ đó có được
đều đến từ sự phát triển cực nhanh của công nghệ. Cho đến bay giờ bản thân con
người đang dần lệ thuộc vào công nghệ. Chắc chắn từ rất lâu có nhiều người
không còn khái niệm về việc viết một bản báo cáo bằng tay. Việc trả tiền điện,
tiền nước, điện thoại thông qua internet. Muốn mua một chiếc áo, một đôi giày ,
chỉ cần lên internet đặt mua và được nhà cung cấp mang đến tận nơi. Sự tiện
dụng của công nghệ là cái mà tất cả đều không thể phủ nhận.
Công nghệ thực sự đã làm thay đổi rất nhiều các thói quen của con người trong
cuộc sống. Chính từ sự thay đổi thói quen của con người mà công nghệ hiện nay
được ứng dụng rất nhiều vào Marketing và dần thay đổi cơ cấu trong các
phương thức truyền thông. Trường đại học hiện nay cũng đã phát triển thêm một
bộ môn là Thương mại điện tử để giảng dạy và giới thiệu cho sinh viên ngay từ


khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những bước phát triển mới trong thương mại
điện tử luôn được cập nhật hàng ngày và cứ một thời gian ngắn lại cho ra một ý
tưởng mới. Hiện tại con người đã rất quen thuộc với các cụm từ như: Thương
mại điện tử, Email, SMS, hay phức tạp hơn như Điện toán đám mây, drive… Có
nhiều phương thức marketing hiện đại đang được sử dụng hàng ngày như: Gửi


email, gửi tin nhắn, website bán hàng giá rẻ, quảng cáo trên trang Google, quảng
cáo qua Facebook… Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin được đề cập đến
Công nghệ truyền thông di động – Mobile Marketing, đây là đề tài đang được
nhắc tới và được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay.
Trước hết, xin được đề cập đến một vài thuật ngữ để tiện theo dõi.
PSMS: Đây là một dạng phát triển hơn của SMS, có mức phí cao hơn tin nhắn
văn bản thông thường và thường được sử dụng để kêu gọi khách hàng tham gia
vào một trò chơi dự đoán nào đó, hoặc để bán các dịch vụ như nhạc chuông,
hình nền cho điện thoại di động.
MMS: Tin nhắn đa phương tiện, bao gồm cả văn bản, hình ảnh và âm thanh đi
cùng tin nhắn. Hình thức này mới chỉ được sử dụng một vài năm trở lại đây cho
các chương trình marketing của một số hãng lớn trên thế giới. Lý do dễ hiểu là
vì chi phí cho tin nhắn MMS lớn hơn và không phải khách hàng nào cũng có
chức năng gửi/nhận tin nhắn MMS trên điện thoại. Tuy nhiên, hiệu quả nó đem
lại có thể khá bất ngờ.
WAP: Có thể hiểu đơn giản đó là những trang web trên điện thoại di động.
Tương tự như những trang web được xem trên internet, chúng ta có thể đưa
thông tin về công ty hay các sản phẩm dịch vụ của công ty mình lên những trang
wap này, hoặc phổ biến hơn là các thông tin hỗ trợ khách hàng.
Video xem trên điện thoại di động: Tương tự như tin nhắn MMS, tác động của
video đối với khách hàng có thể khá bất ngờ nhưng hình thức này khó áp dụng vì


sự hạn chế của cơ sở hạ tầng công nghệ ở nhiều nước chưa cho phép, cũng như
số thiết bị có thể xem được video di động cũng chưa nhiều.
Bluetooth: cho phép thực hiện các khuyến mãi, tung ra sản phẩm mới… thông
qua sóng Bluetooth trong khoảng cách 100m. Với mục đích tiếp cận người tiêu
dùng thông qua ĐTDĐ sẽ tạo riêng 1 kênh thông tin để thương hiệu đến trực tiếp
người tiêu dùng.
Mobile Advertising: Đây là một khái niệm rất rộng lớn, bao gồm

Mobile Web (Wapsite), Mobile Application, Mobile Game là những thứ có thể
đưa quảng cáo lên được. Ngày nay, Mobile là màn hình thứ 3 mà marketer muốn
hướng đến sau TV và máy tính (PC & laptop), nếu nhắc đến quảng cáo chắc
chúng ta lại nghĩ là đặt cái banner nhảy nhảy múa múa lên mobile, đúng vậy
nhưng sự khác biệt ở đây là mobile là vật dụng cá nhân, Mobile luôn ở bên cạnh
mỗi chúng ta và nếu biết khai tốt thì đây sẽ là vũ khí vô cùng lợi hại.
Mobile Application: Mobile Game cũng được xếp trong Mobile Application vì
bản chất của một cái game cũng là ứng dụng, khác nhau ở chỗ được viết ra để
làm trò chơi (game) thay vì làm một tiện ích gì đó (application). Mobile
Application vốn dĩ được sinh ra để đem lại tiện ích, còn trên đó khai thác quảng
cáo hay kinh doanh Content (nhạc – hình – game) là phạm trù khác. Rất nhiều
người

đã

từng

chat Yahoo! Messenger hay

skype

trên

Mobile,

từng

coi facebook trên Mobile? Đó là Mobile Application. Kiếm tiền bằng Mobile
App đang thuộc hàng Top tại Việt Nam.
IVR (Interactive Voice Response) IVR không được phát triển đa dạng tại Việt

Nam, đang dừng ở mức độ kinh doanh content (nhạc – hình – game) mà thôi,
thường thì các công ty sẽ xin đầu số 1900, thu âm sẵn các nội dung content và
quảng cáo để người dùng gọi vào, mỗi phút gọi như vậy sẽ thu phí từ người
dùng.


Mobile Payment: Trong bài viết này xin tạm gộp Mobile Banking vào Mobile
Payment vì Banking rồi cũng đi về con đường thanh toán. Ecommerce nói chung
tại Việt Nam chưa phát triển được nên Mobile Payment cũng đang dừng ở mức
độ tiềm năng, dẫu sao thì đây cũng là một xu hướng đáng nghiên cứu vì chỉ có
30% dân số sử dụng Internet nhưng có hơn 100% dân số sử dụng Mobile,
Mobile luôn bên cạnh chúng ta, có những khi đang lang thang ngoài đường,
muốn đặt chỗ nào đó để giải trí, xong thì thanh toán luôn không dùng tiền mặt,
mà bạn lai không đem laptop theo, hoặc không có wifi tại đó, Mobile là lựa chọn
tốt! Hiện tại ở Việt Nam có hàng chục ví điện tử, cũng có khá nhiều người dùng
sở hữu ví điện tử tuy nhiên cái khó là hệ thống cửa hàng (merchant) quá ít, người
dùng không có cơ hội thanh toán, chưa kể thói quen của người Việt là thích lang
thang vỉa hè, khi nào merchant vỉa hè cho thanh toán trực tuyến đây?
Location-based Service: Trào lưu mới nhất của ngành online nói chung :
Location-based Service (LBS), LBS sẽ trở nên lợi hại hơn nhiều khi đưa lên
mobile, vì chỉ có mobile mới thể hiện được dầy đủ tính cơ động cần thiết.
Dù đang ở đâu, đi đâu, không có sóng wifi thì có GPRS, 3G… nhờ đó mà hệ
thống sẽ giúp chúng nhận biết là xung quanh ta đang có những dịch vụ gì : ăn
chơi, giải trí, phim ảnh… và thông qua LBS ta sẽ còn biết bao nhiêu bạn bè đang
ở quanh..
Và cuối cùng không thể không nhắc đến SMS.
SMS – Tin nhắn văn bản: Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất. Công ty
có thể sử dụng SMS để gửi cho khách hàng thông tin về các sản phẩm mới,
chương trình khuyến mại mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật,… những nội
dung này có thể phát triển ra rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự

sáng

tạo

của

công

ty.

Công ty cung cấp dịch vụ SMS marketing. Tuy nhiên, có một điểm hạn chế là số
ký tự cho phép của một tin nhắn SMS hiện nay chỉ là 160 ký tự. Vì thế chúng ta


sẽ phải cân nhắc thật kỹ về nội dung thông tin gửi đi. Mặt khác, việc gửi tin nhắn
cũng nên được sự đồng ý trước của khách hàng, nếu không, tin nhắn của công ty
sẽ bị xếp vào dạng “tin rác” và làm phản tác dụng của chương trình marketing.
Có hàng triệu tin nhắn mỗi ngày được sử dụng. Hầu hết người dân nghĩ
rằng SMS là spam, thay vì ngồi nhớ lại xem SMS đem lại tiện ích gì cho đời
sống hàng ngày. Ta nhận được thông báo số dư qua SMS, chuyển khoản bằng
SMS, dùng SMS để xác nhận một đơn hàng, đặt chỗ một quán café hay đơn giản
là đợi chờ tin nhắn khuyến mại của nhà mạng là nhắn tin nạp tiền điện thoại để
được tặng thêm số dư tài khoản. Tại sao SMS hiện là phương tiện được ưa
chuộng nhất trong truyền thông di động? Thứ nhất, nhìn vào số lượng người
dùng sẽ thấy ngay lý do. Hiện Việt Nam có gần 90 triệu dân trong đố số thuê bao
điện thoại lên đến 136 triệu thuê bao năm 2012. Số người hiện nay do nhiều nhu
cầu họ có tới 2 hoặc 3 chiếc điện thoại cùng hoạt động đã là chuyện bình thường.
Nếu chúng ta là một nhà cung cấp, ta sẽ không đắn đo khi lựa chọn việc gửi tin
nhắn để quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình. Thứ hai là vấn đề chi phí. Ở Việt
Nam hiện nay, chỉ với 300đ/01 tin nhắn là một chi phí rất rẻ để truyền thông điệp

của công ty đến với khách hàng một cách trực tiếp.
Đã gần 20 năm công nghệ di động ra đời, bắt đầu từ Motorola, hiện nay đã có
hàng trăm hãng di động với công nghệ ngày càng phát triển. Từ những tin nhắn
hay cuộc gọi đơn giản. Công nghệ di động hiện nay đã có những bước tiến rất
dài so với thủa ban đầu với dung lượng đường truyền ngày càng lớn cho phép
con người có thể gửi ngay một hình ảnh hay một đoạn video cho nhau và thậm
chí người ta có thể vừa gọi điện, vừa nhìn thấy nhau trên màn hình điện thoại.
Kết nối, đó là mong ước tự nhiên của mỗi người và công nghệ di động mang lại
cho người ta tiện ích kết nối mà hâu như tất cả mọi người đều mong muốn.
Chính vì thế nó làm thay đổi hoàn toàn thói quen của con người. Để hiểu được


sự ảnh hưởng của công nghệ di động đối với loài người rất đơn giản. Hãy ra
ngoài đường, đi tàu điện ngầm, vào một quán nước, chỗ nghỉ chân của các nhân
viên công sở giữa giờ làm việc… hầu hết mọi người sẽ có một điểm chung là:
chúi đầu xuống khi đi từ điểm A đến điểm B mà không cần nhìn, đợi tàu hay xe
điện, tất cả đều im lặng, đầu cúi thấp. Mọi người ngồi đối diện nhau trong quán
café và nhà hàng, ai nấy đều sử dụng điện thoại, và không nói một câu nào.
Giống như ở cơ quan tôi, sau khi ăn trưa xong ngồi nhâm nhi một tách trà hoặc
một tách cà phê, mọi người ngồi và chăm chú vào chiếc điện thoại của mình để
cập nhật tin tức, rất ít những cuộc trò chuyện được diễn ra.
Vậy phải chăng chúng ta đã quá lệ thuộc và điện thoại di động và công nghệ? Và
nếu đúng là như thế thì hậu quả của nó là gì?
Có rất nhiều tác động xấu của sự lệ thuộc vào công nghệ. Thụ động, lười suy
nghĩ đang là một căn bệnh do sự phụ thuộc công nghệ mang lại. Ngày trước
chúng ta có thể nhớ một dãy số điện thoại của một người bạn mới quen ngay sau
khi người ta giới thiệu và còn nhớ nó đến ngày hôm sau. Giờ đây ta sẽ chẳng
nhớ và chẳng cần phải nhớ vì có thể ghi ngay số vào chiếc điện thoại cầm trên
tay. Có nhiều người tôi biết còn không nhớ nổi số điện thoại cố định của nhà
mình và khi cần phải lấy điện thoại di động ra xem. Khi tìm hiểu một vấn đề gì

đó, đơn giản chi cần kết nối internet và vào trang google là ta có thể có vô vàn
kết quả trong chưa đến 01 giây đồng hồ. Bao lâu rồi bạn cầm bút viết một bản
báo cáo bằng tay?
Nói như thế nhưng bạn có vứt được chiếc điện thoại của mình đi không? Hay là
khi phát hiện ra mình quên nó ở nhà thì dù có đang đi làm cũng phải quay trở về
để lấy? Công nghệ là một bước tiến tất yếu của sự phát triển, do đó chúng ta
chắc chắn phải phụ thuộc vào nó vì nó mang lại hàng ngàn tiện ích khác cho con


người mà tất cả chúng ta đều đã thấy. Chính bởi sự phụ thuộc của con người vào
công nghệ mà ngay tại thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, phương thức
truyền thông di động luôn là phương thức được nhiều công ty nhắm đến bởi nó
đánh vào thứ mà con người luôn mang theo.
Theo báo cáo Netcitizens của Cimigo, năm 2012 tỷ lệ người sử dụng điên thoại
di động để kết nối internet lên tới 56% số người dùng internet, trong khi con số
này vào năm 2011 chỉ ở mức 27%. Giá các loại điện thoại di động thông minh
liên tục giảm, cước internet ngày càng rẻ với nhiều khuyến mại hấp dẫn sẽ là
những xúc tác mạnh tăng tỷ lệ truy cập internet qua điện thoại di động.

Với việc thâm nhập các khái niệm quảng cáo CPC (tính giá quảng cáo trên mỗi
click chuột), CPM (tính giá quảng cáo trên mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo) từ
Google, Facebook và sự ra đời các mạng quảng cáo tự động của các nhà cung
cấp lớn là Admicro (thuộc Vccorp), FPTonline và gần đây nhất là mạng quảng


cáo xuất hiện theo ngữ cảnh Novanet (thuộc NovaAds), năm 2013 thị trường sẽ
chứng kiến việc thay thế dần khái niệm quảng cáo hiển thị trả tiền theo ngày,
theo

tuần


hay

theo

tháng.

Mạng quảng cáo tự động cho phép doanh nghiệp đặt mua được đồng thời một
lúc nhiều vị trí quảng cáo trên nhiều trang website khác nhau, đo lường hiệu quả
quảng cáo chính xác hơn so với phương thức đặt quảng cáo hiển thị thủ công.
Tại Việt Nam, xu hướng quảng cáo trên điện thoại di động ngày càng tăng cao.
Ông Rohit Dadwai, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Mobile Marketing châu Á
Thái Bình Dương, nói rằng các doanh nghiệp đang chú trọng đến kênh tiếp thị
trên điện thoại di động nhìều hơn khi mà con số thuê bao di động không ngừng
tăng lên ở khu vực này, đặc biệt là Việt Nam.
Theo ông Dadwai, Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng cao về số lượng người sử dụng
internet bằng điện thoại di động đã khiến tiếp thị qua di động (mobile marketing)
trở thành một trong những phương tiện định hướng đáng chú ý trong các doanh
nghiệp.
Báo cáo thống kê của GroupM, một công ty chyên về quảng cáo tại Việt Nam,
chỉ ra rằng năm 2011 kênh truyền thông số (bao gồm mobile marketing) tuy
chiếm 4% ngân sách trong tổng chi phí marketing của doanh nghiệp nhưng lại có
xu hướng phát triển mạnh mẽ. Các kênh quảng cáo truyền thống bao gồm tivi,
báo chí… vẫn chiếm ưu thế nhưng doanh nghiệp có xu hướng sử dụng kênh di
động phối hợp với các phương tiện quảng cáo truyền thống khác để gia tăng tính
hiệu quả. Cũng theo báo cáo này, Việt Nam có môi trường thuận lợi cho
marketing qua điện thoại với 36% người dùng điện thoại di động để truy cập
Internet. Theo các chuyên gia, nếu như trước đây mobile marketing thường được



gửi dưới dạng chữ viết (text) thì bây giờ nó đã chuyển đổi thành các ứng dụng,
được cài sẵn trên máy điện thoại như một tiện ích. Khi khách hàng nhìn thấy một
quảng cáo trong tiện ích mà họ đang trải nghiệm trên điện thoại di động bởi cách
hiển thị lôi cuốn trên màn hình nhỏ gọn thì khả năng nhấn vào quảng cáo rất
cao. Khi đó, khách hàng có thể được kết nối cuộc gọi ngay tới nhà cung cấp sản
phẩm, dịch vụ hoặc được kết nối tới một website trên điện thoại giới thiệu chi
tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Tại đây, khách hàng có thể được tham gia các chương trình của các nhãn hàng
như trò chơi có thưởng, đăng ký thử sản phẩm, sáng tạo sản phẩm, chia sẻ cho
bàn bè, tham gia diễn đàn….Chỉ cần có kết nối Internet, người dùng điện thoại
có thể tiếp cận với nhà cung cấp sản phẩm mọi nơi, mọi lúc thông qua chiếc điện
thoại di động của mình một cách kịp thời với thời điểm nhu cầu phát sinh. Chính
vì vậy, mobile marketing sẽ là một kênh truyền thông có nhiều lợi thế mà doanh
nghiệp không thể bỏ qua. Đó là nhận định của Bà Nguyễn Thị Thúy Bình, Phó
tổng

giám

đốc

chiến

lược

Goldsun

Focus

Media


(Theo

).
Như vậy, Truyền thông marketing di động đã, đang và sẽ là một trong những
phương thức truyền thông chiếm tỷ trọng lớn trong tương lai gần. Một ngày nào
đó ngồi ở nhà và nhận được các tin nhắn khuyến mãi về một sản phẩm hay một
dịch vụ nào đó thì chúng ta đừng có tức giận. Có thể những tin nhắn đó mang lại
cho chúng ta những thông tin hữu ích. Một lúc nào đó doanh nghiệp của chúng
ta cũng đang cần phải thực hiện một dự án truyền thông thì quảng cáo qua di
động là một phương thức mà chúng ta có thể nhắm đến. Cả thể giới đang chuyển
mình và công nghệ di động trong những năm qua luôn là đề tài nóng hổi nhất.
Loài người đã phụ thuộc vào nó và không có cách gì có thể thay đổi được. Vì thế


chắc chắn trong tương lai, truyền thông di động sẽ là phương thức chủ đạo mà
mọi đơn vị sẽ nghĩ đến khi phát sinh một dự án truyền thông.


THE END



×