Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

CƠ sở lí LUẬN của GIÁO dục kỹ NĂNG ỨNG PHÓ THIÊN TAI CHO học SINH TRUNG học cơ sở dựa vào CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.9 KB, 44 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO
DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHĨ
THIÊN TAI CHO HỌC

SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử, phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam luôn được coi là cuộc đấu
tranh sinh tồn, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ
nước của dân tộc. Cơng tác phịng, chống và giảm nhẹ
thiên tai ở Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc theo
tiến trình lịch sử.
Trong những năm gần đây, cơng tác phòng tránh và giảm
nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng đã được Chính phủ quan
tâm và triển khai hiệu quả với phương châm “Dân biết, dân
bàn, dân thực hiện và dân kiểm tra”, Chương trình quản lý
rủi ro dựa vào cộng đồng được đánh giá cao nên Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt đề án nâng cao nhận thức cộng
đồng và quản lý tủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho
6.000 làng xã thường bị thiên tai trên toàn quốc (Quyết
định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009).
Đứng trước hoàn cảnh chịu nhiều tác động của thiên tai,
diễn biến phức tạp và khó lường của biến đổi khí hậu,
ngành giáo dục đã có những điều chỉnh trong hoạt động
giáo dục nhằm đào tạo ra những con người vừa có tri thức


khoa học, nhưng cũng phải vừa có kỹ năng thích ứng với


những sự thay đổi của môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội. Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ
thị 40 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, HS tích cực” và Kế hoạch số
307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 về triển khai “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013, trong đó có nội
dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, cụ thể là: “Rèn
luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc
sống, sinh hoạt, rèn luyện kỹ năng phịng, chống tai nạn
giao thơng, đuối nước và các tai nạn thương tích khác” và
“hình thành thói quen làm việc theo nhóm”. Tuy nhiên, cho
đến nay giáo dục kỹ năng ứng phó thiên tai cho học sinh ở
Việt Nam vẫn chưa được đưa vào khung chương trình giáo
dục chính quy mà vẫn chỉ lồng ghép, tích hợp vào các mơn
học, các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Dưới đây là một số nghiên cứu cụ thể ở Việt Nam:
Ngày 21/8/2014, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng UNICEF tổ
chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác truyền thông,
giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống


thiên tai trong trường học năm 2014. Hội nghị được tổ
chức tại 2 điểm cầu Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường
Đại học Vinh, Nghệ An. Hội nghị xác định “Việt Nam nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm gần 1 trong
5 ổ bão lớn của thế giới. Bão tố, lũ lụt hàng năm xảy ra
thường xuyên ở hầu hết các vùng trong cả nước, gây
những thiệt hại nặng nề cả về người và của cải vật chất.
Hàng năm ngành giáo dục phải gánh chịu những tác hại

không nhỏ do thiên tai gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến các
hoạt động dạy và học của học sinh và giáo viên. Chính vì
thế, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động
phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu của
ngành Giáo dục; chủ động tăng cường quan hệ hợp tác với
các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ
hoạt động trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai và ứng
phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên thế giới là
bước đi chiến lược của Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao nhận
thức, trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng, chống thiên tai
và ứng phó với biến đổi khí hậu đến cán bộ, giáo viên, học
sinh và sinh viên (chiếm trên 25% dân số Việt Nam), từng
bước xây dựng hệ thống trường học an toàn. Đặc biệt, làm


tốt cơng tác phịng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi
khí hậu trong ngành Giáo dục cịn có ý nghĩa quan trọng
trong việc tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng dân cư
trong cả nước, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính
phủ trong cơng tác phịng, chống thiên tai và ứng phó với
biến đổi khí hậu”.
Tác giả Đinh Hữu Khánh của Viện Điều tra quy hoạch rừng
đã nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động từ thiên nhiên đối
với vấn đề đói, nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số vùng
miền núi”[10] Đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất
chính sách đảm bảo y tế trong giảm nhẹ và khắc phục hậu
quả thiên tai, thảm họa”[9] do Dương Quốc Trọng Chủ
nhiệm đề tài đã tổng quan tình hình thiên tai, thảm họa
1996-2006, giới thiệu công tác quản lý thiên tai của ngành
y tế, công tác tổ chức cấp cứu nạn nhân của các bệnh viện,

cơng tác vệ sinh mơi trường và phịng chống dịch bệnh,
cơng tác đảm bảo hậu cần và vai trị của cộng đồng. Xây
dựng dự thảo định hướng chiến lược cho công tác bảo đảm
y tế trong giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm
họa giai đoạn 2006-2015. Tiêu biểu cho cơng tác phịng
chống thiên tai, một số cá nhân điển hình trong “Quản lý


rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Một số điển hình tốt ở
Việt Nam” cung cấp thơng tin tổng hợp và phân tích kinh
nghiệm của 16 điển hình tốt ở Việt Nam về quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng, để giảm thiểu những tác động
tiêu cực từ thiên tai cho người dân sống tại các vùng có
nguy cơ cao.
Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước Tây Nguyên 3 của Chủ
nhiệm đề tài Ngô Quang Sơn: “Nghiên cứu khả năng ứng
phó với thiên tai và đề xuất giải pháp tổng thể nâng cao
năng lực phòng tránh của cộng đồng các dân tộc thiểu số
tại chỗ ở Tây Nguyên” [19] đã nghiên cứu khả năng ứng
phó với các loại hình thiên tai chính và đề xuất giải pháp
tổng thể nhằm nâng cao năng lực phòng tránh thiên tai của
cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên trong
giai đoạn hiện nay. Các nội dung nghiên cứu chính đã được
giải quyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan, bài học
kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nâng cao năng lực
phòng tránh thiên tai; Nhận diện các loại thiên tai, diễn
biến thiên tai và tác động của thiên tai đối với con người,
kinh tế, xã hội và môi trường ở vùng dân tộc thiểu số tại
chỗ ở Tây Nguyên trong những năm qua; Phân tích các khả



năng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó,
phịng tránh rủi ro thiên tai của cộng đồng dân tộc thiểu số
tại chỗ ở Tây Nguyên; Đề xuất quan điểm, định hướng, giải
pháp tổng thể nâng cao năng lực phòng tránh thiên tai của
cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên. Đề xuất
một số mô hình điểm về ứng phó, phịng tránh rủi ro thiên
tai cho một số cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây
Nguyên. Tổ chức triển khai thực hiện mô hình Thơng tin,
Giáo dục và Truyền thơng (IEC) dựa vào sự tham gia tích
cực của cộng đồng nhằm dự báo, cảnh báo, phịng tránh,
ứng phó, giảm thiểu tác hại của thiên tai và phục hồi sau
thiên tai cho cộng đồng các dân tộc Giẻ - Triêng tại Kon
Tum và Cơ Ho tại Lâm Đồng. Đề tài cấp nhà nước cũng
bước đầu tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục
ngồi giờ chính khóa, hái hoa dân chủ,... đa dạng, hấp dẫn
tại các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường
phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, trường phổ thông,
trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên nhằm lan tỏa đến các dân tộc thiểu số tại chỗ, đáp
ứng nhu cầu nâng cao năng lực 6 + của cộng đồng các dân


tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên trong công tác dự báo,
cảnh báo, phịng tránh, ứng phó, giảm thiểu tác hại của
thiên tai và phục hồi sau thiên tai.
Bên cạnh những nghiên cứu kể trên, cịn có một số cơng
trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến vấn đề này. Tiêu
biểu như:

Tổ chức phát triển Hà Lan SNV, Tài liệu hướng dẫn xây
dựng mơ hình sinh kế ứng phó biến đổi khí hậu có sự tham
gia của cộng đồng.
Dự án vận động chính sách phịng chống thiên tai dựa vào
cộng đồng (2010), Phương châm bốn tại chỗ trong phòng,
chống thiên tai.
Lê Văn Khoa (2012), Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu,
Nxb Giáo dục.
Đặng Thanh Bình, Phan Thị Hoàn, Thiên tai bất thường và
tác động của chúng tới cơng trình thủy lợi ở miền Trung.
Một số luận văn, luận án của các học viên cao học, nghiên
cứu sinh lấy chủ đề phòng chống thiên tai và
BĐKH. S o n g c ho đến nay, chưa có cơng trình nào
nghiên cứu về giáo dục kỹ năng ứng phó thiên tai dựa vào
cộng đồng cho học sinh các trường THCS tại huyện Tây
Hòa, tỉnh Phú Yên.


- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
- Giáo dục
Để tồn tại và phát triển, con người phải trải qua quá trình
lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày, con người nhận
thức thế giới xung quanh, dần dần tích luỹ được kinh
nghiệm, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu biết
ấy cho nhau. Đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện
tượng giáo dục.
Giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng: là một q trình tồn
vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục
đích, có kế hoạch thơng qua các hoạt động và các quan hệ
giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền

đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Giáo dục được hiểu theo nghĩa hẹp: Đó là một bộ phận của
q trình sư phạm, là quá trình hình thành những cơ sở
khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ,
tình cảm, thái độ, những hành vi thói quen đúng đắn trong
xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, đạo đức thuộc
các lĩnh vực học tập, thẩm mỹ...


Giáo dục mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng của mỗi
quốc gia trong sự phát triển bền vững của nó. Ở mỗi một
quốc gia giáo dục được coi là chiếc chìa khố vàng để bước
vào tương lai. Ý nghĩa thuyết phục đó thể hiện sâu sắc vai
trị của giáo dục: Là bước mở đầu của chiến lược con
người, là điều kiện cơ bản để hình thành, hồn thiện phát
triển lực lượng sản xuất xã hội.
Như vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội lồi người, bản
chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch
sử- xã hội của các thế hệ lồi người. Nhờ có giáo dục mà
các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân
tộc, nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên có sở đó, xã
hội lồi người không ngừng tiến lên. Giáo dục như là một
phương thức của xã hội đảm bảo việc kế thừa văn hoá, phát
triển nhân cách.
Ngồi ra, giáo dục cịn mang tính phổ biến, vĩnh hằng.
Giáo dục chỉ có ở xã hội lồi người, nó là một phần khơng
thể tách rời của đời sống xã hội, giáo dục có ở mọi thời đại,
mọi thiết chế xã hội khác nhau. Nền giáo dục xã hội chủ
nghĩa ở nước ta phải thể hiện được bản chất của chế độ xã
hội chủ nghĩa, đó là tính công bằng xã hội, dân chủ, tiến bộ



và khoa học trong giáo dục và đồng thời hội nhập nền giáo
dục tiên tiến trên thế giới.
Thông qua mục đích, tính chất của mình, giáo dục thể hiện
vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội lồi
người nói chung và đối với quốc gia dân tộc nói riêng. Các
nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đều thừa nhận rằng giáo dục
có vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển
nhân cách cá nhân, thơng qua đó giáo dục góp phần quyết
định sự vận động và phát triển xã hội.
- Kỹ năng ứng phó
Dựa trên những khái niệm về kĩ năng và ứng phó, từ đó xác
định khái niệm kĩ năng ứng phó.
- Kỹ năng
Thuật ngữ “ kĩ năng” được nhìn nhận dưới nhiều góc độ
khác nhau của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như
trên thế giới. Dưới đây là sự hệ thống hóa hai hướng
nghiên cứu chính về kĩ năng. Hướng thứ nhất, coi kĩ năng
là mặt kĩ thuật của hành động; hướng thứ hai, coi kỹ năng
là khả năng của cá nhân trong hoạt động


Quan niệm kĩ năng là mặt kỹ thuật của hành động:
Theo xu hướng này, khi nắm được tri thức về hành động thì
thực hiện hành động đó theo các u cầu khác nhau của
thực tiễn. Nghĩa là mức độ thành thạo của kĩ năng phụ
thuộc vào mức độ nắm vững tri thức.
A.G.Côvaliov (1994) cho rằng: Kỹ năng là phương thức
thực hiện hành động thích hợp với mục đích và những điều

kiện hành động. với định nghĩa này, tác gỉa cho rằng, kết
quả của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó
quan trong nhất là năng lực thực hiện hành động. Khi con
người có cách thức hành động đúng, phù hợp với mục đích
trong những điều kiện xác định của hoạt động thì đó được
gọi là kỹ năng [3].
A.V. Kruchetxki (1981) lại nêu: “kỹ năng là phương thức
thực hiện hành động đã được con người nắm vững từ
trước”. Ở định nghĩa này, tác giả đã nhấn mạnh đến cách
thức thực hiện hành động mà khơng đề cập đến tính hiệu
quả của phương pháp. Bởi vì thực tế cho thấy, có những cá
nhân có cách thực hiện hành động tốt những chưa chắc
đem lại hiệu quả cho hoạt động đó, bởi lẽ kết quả tốt còn


phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Hơn nữa, nếu cá nhân chỉ có
phương thúc hành động đúng cũng khơng thể kết luận rằng
họ có kỹ năng hành động [13].
A.A.Xmiecnop, A.N. Leonchiep, X.I. Rubinstein, B.M.
Chieplop (1975), Trần Trọng Thủy (1978), B.Ph. Lomov
(2000) cũng định nghĩa KỸ NĂNG là phương thức hành
động. Theo các tác giả này, KỸ NĂNG được hiểu là sự vận
dụng kĩ thuật hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và
yêu cầu của hoạt động [40], [53].
Các tác giả như N.D.Levitov (1971), P.A.Rudic (1980) xem
KỸ NĂNG là kĩ thuật của từng thao tác. Còn A.V.
kruchetxki (1981), Hargie. O.D.W, (1986), X.I. Kixegof
(1996), Trần Hữu Luyến (2008) lại quan niệm, KỸ NĂNG
là sự kết hợp nhiều thao thác theo một trật tự phù hợp với
mục đích và điều kiện của hoạt động [15], [23],[22].

Trần Trọng Thủy (1992) trong tác phẩm “Tâm lý học lao
động” cũng cho rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành
động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ
thuật hành động, có kỹ năng [24].
Như vậy, các tác giả khi nhìn nhận kĩ năng là mặt kĩ thuật


của hành động đã nhấn mạnh đến sự vận dụng kĩ thuật
hành động trong khi đó kết quả của hành động thì chưa
thấy được các tác giả quan tâm đề cập đến.
Quan niệm coi kĩ năng là khả năng của cá nhân trong hoạt
động:
Kỹ năng không chỉ là sự vận dụng phù hợp các thao tác,
mà còn đem lại kết quả cho hoạt động. Kỹ năng được đồng
nhất và hiểu tương đối khái quát: Vừa là mặt kĩ thuật, vừa
là khả năng của cá nhân.
N.D. Lêvitov (1963) quan niệm: Kỹ năng là sự thực hiện có
kết quả một hành động nào đó, bằng cách áp dụng hay lựa
chọn những cách thức đúng đắn, trong những điều kiện
nhất định [41].
Từ điển tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên (2000): “
Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về
phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực
hiện những nhiệm vụ tương ứng” [29].
Tóm lại, nói đến kỹ năng phải là sự thành thạo, thuần thục thể hiện kỹ thuật của hành động. Hơn nữa, kỹ năng được


hình thành trên cơ sở vận dụng năng lực, tri thức, kinh
nghiệm của cá nhân vào công việc cụ thể để đạt được hiệu
quả cơng việc đó. Nó là cách thức hành động phù hợp với

điều kiện và yêu cầu của hoạt động nhằm mang lại hiệu quả
của hoạt động.
Từ đó chúng tơi cho rằng: Kĩ năng là sự vận dụng tri thức,
kinh nghiệm vào hoạt động cụ thể một cách linh hoạt để
đạt được hiệu quả hoạt động đó.
Với khái niệm này, những đặc điểm cần chú ý ở kĩ năng là:
Kĩ năng được biểu hiện trong hoạt động thao tác của cá nhân
một cách cụ thể. Để đạt được hiệu quả hoạt động cần phải
nắm vững những tri thức nhất định về hoạt động cũng như
kết hợp hài hịa các thao tác để hoạt động, đồng thời phải
ln linh hoạt và thao tác một cách nhuần nhuyễn trong hoạt
động.
Sự vận dụng, tri thức, kinh nghiệm về hoạt động phải được
tiến hành phù hợp và có hiệu quả.
- Ứng phó
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về ứng phó,


việc nghiên cứu, tìm hiểu và cung cấp đầy đủ thơng tin sẽ
làm hồn thiện hơn về khái niệm này.
Theo nghĩa rộng, ứng phó bao gồm tất cả các dạng tương
tác của chủ thể với những yêu cầu của thế giới bên ngoài
và nội tâm - nắm bắt làm chủ hay làm suy giảm, làm quen
hay lảng tránh khỏi những u cầu của hồn cảnh có vấn
đề. Những điều kiện bên ngoài - yêu cầu của hoàn cảnh,
hay bên trong - đặc điểm tâm lý của chủ thể, tạo nên nội
dung của cách ứng phó, làm chúng hồn tồn khác biệt với
với sự thích ứng đơn giản.
Webb, L.A (1999), đã tổng hợp các hướng tiếp cận ứng phó
trên bốn phương diện:

Các nhà tâm lý học thuộc trường phái Phân tâm học nhận
định: Ứng phó được nhìn nhận như là một cơ chế tự vệ vô
thức của cái tôi (Ego) với mục đích chống lại các sợ hãi, lo
âu do các xung đột tâm lý gây nên như phóng chiếu, dồn
nén để giảm căng thẳng. (Haan, 1997) Phản ứng của cái tơi
này có tính di truyền, bẩm sinh, được sử dụng để làm giảm
căng thẳng hay các sang chấn tinh thần khác. Cách tiếp cận
này gặp phải sự chống trả một cách quyết liệt vì cho rằng


ứng phó là một hành vi mang tính bẩm sinh [30].
Quan điểm của Lazarus và Folkman (1984). Lazarus và
Folkman định nghĩa “ứng phó là những nỗ lực khơng
ngừng thay đổi về nhận thức và hành vi của cá nhân để
giải quyết các yêu cầu cụ thể, tồn tại bên trong cá nhân và
trong môi trường mà cá nhân nhận định chúng có tính đe
dọa, thách thức hoặc vượt q nguồn lực của họ”. (Lazarus
& Folkman, 1984) [14]. Định nghĩa này bao hàm cả các
khía cạnh nhận thức, cảm xúc và hành vi của q trình ứng
phó
Trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng định nghĩa của
Lazarus, chính vì vậy, thơng qua định nghĩa này cần làm rõ
các vấn đề khi tiếp cận.
Thứ nhất, ứng phó là những gì cá nhân thực sự làm khi đối
mặt với tình huống khó khăn cụ thể.
Thứ hai, ứng phó là chuỗi tương tác giữa con người và mơi
trường
Thứ ba, ứng phó có phạm vi rộng, bao hàm cả nhận thức,
cảm xúc và hành vi



Thứ tư, ứng phó có thể mang lại cảm giác vừa lịng, thoải
mái hoặc gây nên căng thẳng chứ khơng phải là sự thích
nghi.
Với cách tiếp cận này, vai trị của hồn cảnh, tình huống
cũng như vai trị của chính chủ thể hành vi ứng phó đều
được chú trọng. Khuynh hướng này đã khái quát một cách
tổng hợp và khá tồn diện về hành vi ứng phó của con
người.
- Kĩ năng ứng phó
Từ khái niệm kĩ năng và ứng phó đã đề cập trên, có thể
hiểu:
Kĩ năng ứng phó là khả năng con người lựa chọn và áp
dụng những cách thức phù hợp. Nhằm nhận diện những
tác nhân gây mệt mỏi, căng thẳng; xác định các phương án
ứng phó và thực hiện các phương án ứng phó nhằm giải
quyết những căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của
cá nhân và giúp cá nhân thích ứng với hồn cảnh.
Nói cách khác, kĩ năng ứng phó có các đặc điểm sau đây:
Để có kỹ năng ứng phó chủ thể phải có tri thức nhất định


về hoạt động cũng như tổ hợp các thao tác, thực hiện các
thao tác đảm bảo tính đầy đủ, thành thạo và linh hoạt.
Sự vận dụng các tri thức, kinh nghiệm của kỹ năng ứng phó
để giúp chủ thể vượt qua những trở ngại khó khăn trong
hoạt động, dần dần thích ứng với hoạt động nhằm đem lại
hiệu quả cho hoạt động cụ thể.
- Giáo dục kỹ năng ứng phó thiên tai
- Thiên tai

Luật phòng chống thiên tai năm 2013 giải thích: “Thiên tai
là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về
người, tài sản, mơi trường, điều kiện sống và các hoạt
động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,
sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ
hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dịng chảy,
nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại,
mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên
tai khác”.
Theo nguồn gốc, thiên tai được phân chia làm 4 loại sau:


Thiên tai có nguồn gốc khí hậu, thủy văn: bão, áp thấp
nhiệt đới, mưa lớn, mưa đá, hạn hán, hoang mạc hóa, lốc,
nóng, lạnh dị thường, lũ lụt, lũ quét, nước dâng, triều
cường…
Thiên tai có nguồn gốc địa chất, địa mạo: động đất, sóng
thần, trượt lở đất, nứt đất, sạt lở bờ sơng, sạt lở bờ biển…
Thiên tai có nguồn gốc sinh vật: dịch bệnh, thủy triều đỏ,
sinh vật gây hại…
Thiên tai có nguồn gốc vũ trụ: thiên thạch, bão Mặt Trời…
- Kĩ năng ứng phó với thiên tai
Kĩ năng ứng phó với thiên tai là sự vận dụng tri thức, kinh
nghiệm và ứng phó linh hoạt với các hiện tượng tự nhiên
bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi
trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội
nhằm giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do các hiện tượng tự
nhiên bất thường gây ra.
- Rủi ro thiên tai
“Rủi ro thiên tai là nguy cơ thiệt hại do thiên tai gây ra về

người, tài sản, cơng trình, mơi trường sống, các hoạt động
kinh tế, xã hội. Cụm từ này cũng được sử dụng theo nghĩa
khả năng thảm họa xảy ra và hậu quả dưới từng mức độ


thiệt hại cụ thể. Một yếu tố xã hội được coi là “chịu rủi ro”
hay “dễ bị ảnh hưởng” khi nó bị đặt trước những hiểm họa
đã được biết trước và có thể sẽ phải gánh chịu những ảnh
hưởng tiêu cực do tác động của những hiểm họa này nếu
chúng xảy ra. Cộng đồng, các cơng trình, dịch vụ hoặc các
hoạt động khác liên quan được gọi là những yếu tố chịu rủi
ro”.
Luật phòng, chống thiên tai (số 33/2013/QH13) quy định:
“Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về
người, tài sản, mơi trường, điều kiện sống và hoạt động
kinh tế - xã hội” (Quốc hội Việt Nam, 2013).
- Giáo dục kỹ năng ứng phó thiên thai
Giáo dục kỹ năng ƯPTT là hoạt động của những người làm
công tác giáo dục vận dụng tri thức, kinh nghiệm tác động
một cách có hệ thống, mục đích và có kế hoạch lên người
được giáo dục để giúp người được giáo dục ứng phó linh
hoạt, hiệu quả với các hiện tượng tự nhiên bất thường có
thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện
sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.


- Giáo dục kỹ năng ứng phó thiên tai cho học sinh
THCS dựa vào cộng đồng
Giáo dục kỹ năng ƯPTT choc học sinh THCS dựa vào
cộng đồng là hoạt động của các lực lượng cộng đồng vận

dụng tri thức, kinh nghiệm tác động có hệ thống, có mục
đích và có kế hoạch cho học sinh THCS để giúp các em
vận ứng phó linh hoạt và hiệu quả với các hiện tượng tự
nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi
trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội
nhằm giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do các hiện tượng này
gây ra.
- GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHÓ THIÊN TAI CHO
HỌC SINH THCS
- Mục tiêu giáo dục kỹ năng ƯPTT cho học sinh THCS
Phú Yên là một tỉnh Duyên hải Nam trung bộ; hằng năm
tỉnh ta thường xuyên hứng chịu từ 3-5 cơn bão và áp thấp
nhiệt đới gây tổn thất không nhỏ đến tính mạng, sức khỏe
và tài sản của người dân. Thảm họa có thể xảy ra và gây
tổn thương cho học sinh bất kỳ lúc nào; đó là vấn đề khó
khăn và thử thách trong giảm thiểu tác động của tai nạn
thương tích, thiên tai, thảm họa đến tính mạng và sức khỏe


của học sinh. Tuy nhiên, nếu có được nhận thức và kỹ năng
thực hành đầy đủ về hiểm họa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào
là một điều quan trọng và hữu ích giúp cho việc dạy và học
đối với học sinh các cấp học nhằm giúp cho trò và thầy có
thể giảm nhẹ mức độ thiệt hại nhờ nhận thức đầy đủ hơn và
thực hiện tốt các hoạt động trong cảnh báo sớm, sẵn sàng
phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với rủi ro thiên tai, thảm
họa, đồng thời với nâng cao khả năng chống chịu cho các
em và Trường học.
Những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tai nạn thương tích
và thương tổn khác trong vui chơi, học tập, phát triển ở lứa

tuổi thiếu niên trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Phú
Yên thực sự đã gây nên sự lo ngại. Ví dụ như trong năm
2012 có đến 51 trẻ em bị chết đuối là một điển hình (theo
Báo Người Lao động, ngày 15/5/2013) và năm nào cũng có
trường hợp học sinh bị đuối nước/tai nạn thương
tích,...Trong khi đó, ngành Giáo dục và một số tổ chức có
liên quan tuy đã có những can thiệp nhất định, nhưng rõ
ràng là hiệu quả chưa cao hoặc chỉ là giải pháp tình thế.
Qua tiếp cận với BGH, các GVCN,... tại các Trường THCS
trên địa bàn các xã có nguy cơ cao về thiên tai thảm họa: xã


Hòa Thịnh, xã Hòa Mỹ Tây, thị trấn Phú Thứ,... bản thân
nhận thấy mặc dù các trường học đã có kế hoạch ứng phó
cho các tình huống khẩn cấp, xây dựng kế hoạch phòng
chống thiên tai cơ bản, nhưng kế hoạch này vẫn cịn khá
chung, chưa có những hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện
ứng phó dành riêng cho học sinh và giáo viên cũng như
chung cho một trường học; trong chương trình giáo dục
phổ thơng bậc THCS khơng có học phần chính khóa về
phịng ngừa và ứng phó thiên tai; khơng có giáo án một
cách hệ thống của ngành dành cho học sinh về phịng ngừa
ứng phó thiên tai; mặt khác, môn địa giảng dạy cho học
sinh rất nhiều quy luật hình thành tự nhiên, nhưng lại quên
rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe qua khá xa rời thực tế
nhưng đến khi xảy ra chuyện mới thấy là rất cần thiết: kỹ
năng ứng phó với thiên tai; trong nội dung sinh hoạt của
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đồn TNCS Hồ
Chí Minh và Tổng phụ trách Đội cũng hạn chế hoặc chưa
có chủ đề, hình thức, nội dung chủ yếu nào để giáo dục cho

học sinh phát triển tư duy và nhận thức về phòng ngừa, ứng
phó thiên tai thảm họa và giảm nhẹ rủi ro thảm họa. Kinh
nghiệm của các giáo viên trên lĩnh vực này hầu hết tự hình


thành qua tập quán và cũng rất đơn giản, chưa khái niệm
đúng và đầy đủ các thuật ngữ có liên quan đến thiên tai
thảm họa, biến dổi khí hậu. Các kỹ năng về sơ cấp cứu ban
đầu, học bơi, ... trong học đường, kỹ năng sinh tồn trong
môi trường và khơng gian có nhiều rủi ro cũng chưa được
giáo viên tiếp cận. Những phát hiện nêu trên là một trong
những yếu tố cấu thành rủi ro thảm họa cho học sinh trong
điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, diễn biến bất
thường, cường độ và tần suất ngày có xu hướng cao, đang
tác động trực tiếp và gián tiếp trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói
chung, huyện Tây Hịa nói riêng, đặc biệt là những địa bàn
có nguy cơ cao về thiên tai.
Theo thống kê của các chuyên gia trên thế giới, khi thiên
tai xảy ra: Có tới 70% là tự cứu mình, 20% tự cứu nhau và
chỉ có 10% là do các lực lượng chuyên nghiệp cứu (thường
là sau 24 giờ sau thiên tai). Như vậy, chúng ta thấy vai trị
quan trọng của cơng tác giáo dục, trang bị kiến thức và
những kỹ năng để ứng phó với thiên tai là hết sức quan
trọng, đồng thời đóng một vai trò quyết định trong việc
phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, nhất là trong độ tuổi
thiếu niên. (Nguồn thông tin của tổ chức JICA – Nhật Bản).


×