Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

CƠ sở lý LUẬN của QUẢN lý CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA CHO học SINH TIỂU học đáp ỨNG NHU cầu xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.15 KB, 53 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ
CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ĐÁP
ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI


- Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Hoạt động ngoại khoá là một cấu phần quan trọng của
chương trình giáo dục, hướng tới mục đích giáo dục toàn diện
cho học sinh. Rabơle (1494 – 1553) một văn sĩ thời kỳ phục
hưng đã từng nói “Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí
dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ… ngoài việc học ở nhà, còn có
các buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với
các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và
trò về sống ở nông thôn một ngày”. Ngày nay, chương trình
ngoại khoá được coi là một thành phần thiết yếu trong chương
trình giáo dục ở hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt
Nam.Theo đó, từ khi giáo dục học chính thức trở thành môn
khoa học độc lập, các nhà sư phạm đã tiến hành nghiên cứu về
chương trình ngoại khoá.Tư tưởng về chương trình ngoại khoá
được hình thành, phát triển gắn liền với quá trình phát triển của
lý luận và thực tiễn giáo dục trong các giai đoạn lịch sử.
- Nghiên cứu ngoài nước
J. A. Kômenxki (1592 – 1670), nhà Khoa học người Nga,
cũng là người đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời của nhà
trường hiện nay đã đề cao vai trò của các chương trình ngoại
khóa hay hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ông coi đó như như một


cách giải phóng việc học tập học tập trên lớp ra khỏi sự “giam
hãm trong bốn bức tường” và cho rằng “Học tập không phải là


lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà lĩnh hội kiến thức từ bầu
trời, mặt đất, cây sồi,…”[40] Ông cho rằng khi người học tham
dự vào các hoạt động văn – thể - mĩ có thể giúp để giúp các em
ghi nhớ sâu sắc những nội dung đã được học qua các giờ lên
lớp. Kết quả cho thấy, có sự thay đổi lớn đối với các em học
sinh tích cực tham giachương trình ngoại khóa, các em trở nên
tự tin hơn và điểm tĩnh trong cư xử.
Nhà triết học Anh thế kỉ XVII John Locke (1632-1704)lại
cho rằng một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ chính là môi trường
xung quanh..Theo ông quản lý các chương trình ngoại khóa là
“hết sức cần thiết để định hướng trẻ trong quá trình trải
nghiệm thực tế của chúng với môi trường xung quanh”
Vào cuối thế kỷ XIX, hai nhà triết học vĩ đại C. Mác và
Ph. Ăng-ghen đã xác định vấn đề then chốt của giáo dục – đào
tạo là tạo ra “con người phát triển toàn diện”. Muốn vậy, phải
có phương pháp giáo dục tiên tiến đó là “quản lý các HĐGD
kết hợp với lao động sản xuất” hay nói cách khách đó chính là
học đi đôi với hành, là không chỉ học trong lớp học mà học
ngoài xã hội[40].


Cùng hướng với nhiều nhà giáo dục khác, nhà giáo dục
người Ukraina A. X. Macarenco (1888 – 1939) đã chứng minh:
“một trong những logic của quá trình sư phạm là quá trình
quản lý, tổ chức hợp lý các hoạt động tham gia vào cách mạng
xã hội, lao động sản xuất, các hoạt động tập thể như vui chơi,
thể dục thể thao (TDTT), tham quan du lịch, văn hoá nghệ
thuật cho học sinh”[40].
Cũng là một nhà giáo dục Xô Viết của thế kỷ XX,T. A.

Ilina đã cho rằng “quản lý các HĐGD ngoài giờ học với mục
đích bổ sung và làm sâu hơn công tác giáo dục nội khóa; trước
tiên, nó là phương tiện để phát hiện đầy đủ năng lực học sinh,
làm thức tỉnh hứng thú và thiên hướng của các em đối với hoạt
động nào đó và cũng là hình thức tổ chức giải trí cho các em,
là cơ sở để quản lý việc thực tập về hành vi đạo đức để xây
dựng kinh nghiệm của hành vi này” [44;56].
Hoạt động ngoại khoá được chú trọng nghiên cứu như
một công cụ hữu ích để giúp học sinh học tập có kết quả tốt hơn
và phát triển toàn diện hơn nhân cách của các em. Các công
trình nghiên cứu nêu trên đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng
của các chương trình ngoại khoá.
* Hoạt động ngoại khoá ở các nước trên thế giới:
Tại Anh, gần 7 triệu học sinh hàng năm được tham gia
vào các chương trình ngoại khoá, nghĩa là hàng tuần có hàng
nghìn em được đi tham quan hoặc sinh hoạt trong các câu lạc


bộ học tập. Theo các nhà giáo dục Anh, các hoạt động này giúp
học sinh áp dụng kiến thức lý thuyết vào cuộc sống.Chính phủ
Anh cho rằng chương trình ngoại khoá là một phần quan trọng
của công tác giáo dục trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng
và tăng cường số lượng các hoạt động này, chính phủ Anh đã
đưa ra các quy định về trách nhiệm của giáo viên và nhà
trường, tăng cường các nguồn lực và các điều kiện cho việc tổ
chức các chương trình ngoại khoá.
Một trong những đất nước có nền giáo dục phát triển nhất
trên thế giới là Nhật Bản đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của
các hoạt động ngoại khoá. Đối với các em học sinh tiểu học Nhật
Bản, các chương trình dạy, phương pháp dạy hay sách giao khoa

đều nhấn mạnh vào triết lý: Dạy trẻ em trở thành những con người
có óc sáng tạo và có ước mơ. Dạy trẻ đạo đức và nhân cách sống,
về truyền thống của dân tộc và cách vượt qua khó khăn trog cuộc
sống. Giáo viên không không quá tập trung luyện cho học sinh
thật nhiều chữ, hay làm những bài toán khó và trẻ trải qua quá
nhiều kỳ thi. Để làm được điều đó, không có cách nào khác là cho
học sinh thêm cơ hội tham gia nhiều hoạt động sáng tạo, trải
nghiệm thực tế.
Tại Mĩ, ngay từ đầu thế kỷ XIX các hoạt động ngoại khoá
được phát triển khá mạnh mẽ. Laura Bestler, trợ lí Giám đốc tại
Đại học bang Iowa cho rằng: lợi ích đạt được bằng cách tham


gia vào các chương trình ngoại khoá là rất cao trong học tập.
Ông cho rằng, tham gia chương trình ngoại khoá là một phương
pháp tốt giúp người học có thể học trong thực tiễn và thông qua
gặp gỡ những người khác [47; 32]. Nghiên cứu so sánh của các
nhà giáo dục nước này năm 2002 giữa chất lượng giáo dục của
Mĩ và 8 nước trong khối G8 cho rằng, ngoại khoá là một điều
kiện đem lại chất lượng giáo dục cao ở các nước. Những công
trình nghiên cứu này đã rõvai trò của các chương trình ngoại
khoá, giúp cho các lực lượng giáo dục có phương hướng tổ
chức và quản lí hiệu quả các hoạt động này từ đó nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo.
- Nghiên cứu trong nước
Ngay từ khi xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong
cuốn “Giải thích chương trình quốc văn - 1961 – 1962”[11;27]
Bộ giáo dục đã xác địnhrằng “muốn thực hiện giáo dục và giáo
dưỡng đạt kết quả đầy đủ thì ở nhà trường cần tổ chức ngoại
khoá”. Hoàn cảnh kháng chiến trước đây chưa cho phép chúng

ta thực hiện đầy đủ công tác này cho nên trong chương trình
cũng chưa ghi phần ngoại khoá. Tuy nhiên từ lúc hoà bình được
lập lại, vấn đề này được nêu ra và được các địa phương thực
hiện không đồng đều.Trong chương trình giáo dục mới chương


trình ngoại khoá trở thành một cấu phần quan trọng, song song
với chương trình chính khoá. Chương trình ngoại khoá không
nên vì cái tên ngoại khoá của nó mà bị đặt vào một vị trí thấp
kém như một số trường vẫn làm. Chương trình ngoại khoá
không hề đối lập hay trái ngược gì với nội dung giáo dục nhà
trường mà bổ trợ và nâng cao hơn nữa chất lượng của chương
trình giáo dục chính khoá.
Chương trình ngoại khoá trường tiểu học đã được nhiều
tác giả nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu chia theo hai
hướng chính: (i) một là, các nghiên cứu cơ bản, mang tính lý
luận nhằm xác định bản chất của khái niệm hoạt động ngoại
khoá, đồng thời xác định mục tiêu, vị trí, vai trò hình thức của
hoạt động ngoại khoá; (ii) hai là, nghiên cứu thực trạng quản lý
chương trình khoá tại các cơ sở giáo dục. Chúng ta có thể kể tới
các công trình:
Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo
dục học”[20] cũng nhấn mạnh vai trò của chương trình ngoại
khoá, “coi đây là một trong các hình thức dạy học có khả năng
tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em mở rộng, nâng cao,
khắc sâu kiến thức được tốt hơn”.
Đề tài nghiên cứu “Các biện pháp quản lí hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp của người hiệu trưởng trong trường phổ
thông dân tộc nội trú - Tỉnh Lai Châu” của Tác giả Đinh Xuân



Huy [22] đã khẳng định tầm quan trọng của chương trình ngoại
khoá nói chung đặc việt là vai trò của hoạt động ngoại khóa gắn
với từng bộ môn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của
trường phổ thông dân tộc nội trú, đồng thời đề xuất một số biện
pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động này của người hiệu
trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Công trình nghiên cứu trình độ tiến sĩ chuyên ngành quản
lý giáo dục “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo
hướng xã hội hoá ở trường trung học phổ thông thành phố Hồ
Chí Minh” năm 2015 của tác giả Phạm Thị Lệ Nhân [29]. Luận
án đã tìm hiểu sâu về quản lý hoạt động ngoại khoá và chỉ ra
phương cách tổ chức hoạt động ngoại khoá theo hướng xã hội
hoá; đưa ra những số liệu thực tế trên khía cạnh quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng xã hội hoá ở các
trường trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh; Cuối cùng
luận án đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả của
hoạt động giáo dục.
Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục “Quản lý hoạt động
ngoại khoá trong bối cảnh đổi mới giáo dục tại trường tiểu học
Việt - Úc Hà Nội” năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Tú An.
Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động ngoại khoá ở
trường tiểu học trong xu hướng đổi mới giáo dục; thực trạng
quản lý hoạt động ngoại khoá ở trường tiểu học Việt - Úc Hà


Nội và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá
ở trường tiểu học Việt - Úc Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo
dục [5].
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục “Quản lý hoạt động

ngoại khóa ở các trường tiểu học thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh” năm 2014 của tác giả Trần Thu Hà – đã làm rõ cơ sở lý luận
và thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường Tiểu học
thành phố Uông Bí, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
ngoại khóa mang đặc điểm vùng miền và đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở các
trường tiểu học của thành phố [17]
Ngoài ra, có nhiều bài viết tạp chí liên quan tới quản lý
hoạt động ngoại khoá: Đặng Huỳnh Mai, “Giáo dục ngoài giờ
lên lớp góp phần giáo dục toàn diện thế hệ trẻ”; Nguyễn Dục
Quang, “Đổi mới phương pháp tổ chức ĐHNK ở trường
THPT”, …
Như vậy, hoạt động ngoại khoá đã được nghiên cứu khá
nhiều trong thời gian gần đây ở nước ta, ở nhiều cấp độ khác
nhau đã khẳng định vị trí tất yếu của hoạt động này trong quá
trình quản lý giáo dục ở nhà trường.Tuy nhiên dưới góc độ của
quản lí giáo dục, và đi sâu vào quản lý chương trình ngoại
khoá, theo tiếp cận có sự tham giacho đến nay còn ít nghiên
cứu một cách hệ thống cơ bản ở trường tiểu học (cả công lập và


dân lập) đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều
này dẫn đến chưa khắc phục được triệt để tình trạng hoạt động
ngoại khoá ở các nhà trường nặng tính hình thức, gò ép, đối phó
lấy thành tích nên hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được tinh
thần sáng tạo, khả năng học tập, tiếp thu kiến thức bộ môn một
cách trực quan sinh động của học sinh, việc lĩnh hội tri thức xã
hội, kỹ năng mềm còn kém. Trước sự phát triển cả về chiều
rộng và chiều sâu của lý luận và thực tiễn hoạt động ngoại
khoá, đòi hỏi về phương diện quản lý giáo dục phải nghiên cứu

tìm ra quy luật và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của lĩnh vực này.
- Hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học
- Khái niệm hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học
* Hoạt động ngoại khoá
Như chúng ta đã biết, nhằm đạt được mục đích giáo dục
tiểu học, quá trình giáo dục trẻ em được thực hiện thông qua hai
con đường cơ bản – dạy học các môn học trên lớp và tổ chức
các hoạt động ngoại khóa nhằm bổtrợ, hỗ trợ và nâng cao kiến
thức, kỹ năng đã được học trong các chương trình chính khóa.


Theo Từ điển Tiếng Việt:“Ngoại khoá là hoạt động ngoài
giờ (ngoài chương trình lên lớp”)[36]. Như vậy, có thể hiểu
ngoài giờ học trên lớp, các hoạt động tập thể, vui chơi của học
sinh nằm trong khuôn khổ quản lý của nhà trường đều có thể
coi là hoạt động ngoại khoá. Tuy nhiên, hoạt động ngoại khoá
trong giáo dục là yêu cầu tất yếu và có mối quan hệ mật thiết
với hoạt động chính khoá, tác động hỗ trợ hoạt động chính
khoá, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo Nguyễn Hữu Hợp “Ngoại khóa là hình thức dạy
học được nhà trường tổ chức cho học sinh vào thời gian ngoài
giờ lên lớp. Thông qua việc tổ chức cho các em được tiếp xúc
với thực tiễn cuộc sống xã hội phong phú, tham gia các hoạt
động đa dạng, giúp học sinh củng cố, khắc sâu, mở rộng những
tri thức được hình thành qua hình thức nội khóa và qua đó,
hình thành ở các em thái độ đúng đắn và kỹ năng cần thiết theo
mục tiêu môn học đề ra”[19;tr8].
Tuy nhiên, để tránh việc đánh giá sai về vai trò của
chương trình ngoại khoá, theo tác giả Phan Trọng Luận, Trương

Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Duật lại cho rằng:
“Ngoại khoá không nên hiểu là công việc ngoài giờ học, ngoài
chương trình, thực hiện tuỳ tiện được sao hay vậy. Ngoại khoá
chỉ có nghĩa là không đặt sự giảng dạy của giáo viên bộ môn
lên hàng đầu mà xem trọng hoạt động tự giác vận dụng sáng


tạo của học sinh. Đó cũng là việc học đích thực, do học sinh tự
nguyện, tự chọn, tự làm ra mà học’’ [38, tr 378-389].
Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu: ngoại khoá là một hình
thức tổ chức học tập được tiến hành dưới sự điều phối của giáo
viên giúp học sinh củng cố và nâng cao nội dung học trong
chương trình chính khóa. Hoạt động ngoại khóa là hình thức tổ
chức học tập tiếp nối với chính khóa nhằm bổ sung, củng cố,
mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng đã được học trong hoạt
động chính khoá. Đồng thời, hoạt động ngoại khóa góp phần
nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện cho học sinh, đáp ứng
mục tiêu, yêu cầu giáo dục. Hoạt động ngoại khóa là hoạt động
có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch, được thực hiện ngoài giờ
chính khoá, là sự tiếp nối, bổ sung các hoạt động trên lớp, là
con đường gắn lí thuyết với thực tiễn nhằm hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách người học.
* Trường tiểu học
Luật phổ cập giáo dục tiểu học quy định "Giáo dục tiểu
học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân" [33],
là cơ sở để "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài" [33].Phổ cập giáo dục tiểu học là sự bắt buộc về kiến
thức tối thiều cần phải đạt được khi học xong bậc tiểu học. Và
đây cùng là tiền để để trẻ tiếp tục phát triển, tiếp nhận những
kiến thức cao và sâu hơn về khoa học và thể giới quan. Bậc



giáo dục tiểu học giống như móng nhà, tòa nhà có chắc, có
vững, có cao thì nền móng phải chắc và tốt.
Theo điều lệ trường tiểu học: "Trường tiểu học là cơ sở
giáo dục của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo
dục quốc dân. Trường tiểu học có tư cách pháp nhân và con
dấu riêng" [9].
Như vậy, rõ ràng tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ
thống giáo dục quốc dân.Là cấp học dành chủ yếu cho trẻ em
trong độ tuổi từ 6 -11 tuổi. Nếu ở tiểu học đặt nền móng vững
chắc và đúng hướng, thì các lớp sau chỉ là củng cố và phát triển
các tố chất ở trẻ. Chính vì lẽ đó mà ở bất cứ nước nào cũng coi
trọng giáo dục tiểu học và đòi hỏi ở mỗi chuẩn mực chứa đựng
những yếu tố khoa học, tính phổ cập, tính nhân văn, tính thời
đại và tính dân tộc.
* Hoạt động ngoại khoá ở trường tiểu học
Hoạt động ngoại khóa của trường tiểu học có những đặc
điểm như sau:
- Hoạt động ngoại khóa được thực hiện ngoài giờ học
chính khóa, nó không hoàn toàn mang tính chất bắt buộc, mà
mềm dẻo tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, vào chương tình, mục
tiêu, đặc điểm tính cách của học sinh trong phạm vi cho phép
của nhà trường


- Có nhiều cách tổ chức HĐNK: sinh hoạt tập thể lớp, tập thể
nhóm theo năng khiếu, ngoại khóa theo chủ đề, kỷ niệm các ngày
lễ hội, ngoại khóa môn học…
- Các hình thức tổ chức HĐNK: tổ ngoại khóa, câu lạc bộ,

tham quan, hội thảo, văn nghệ, ngày lễ … Nội dung, hình thức
HĐNK rất phong phú, đa dạng bao gồm các hoạt động văn hóa,
khoa học công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật…bằng các
hình thức tổ chức linh hoạt với nhiều phương pháp phù hợp của
các giáo viên bộ môn, nhằm giúp học sinh củng cố các kiến
thức trong lớp, tăng cường hiểu biết về các kiến thức xã hội và
hình thành nhân cách.
- Để tiến hành các HĐNK đạt kết quả tốt đẹp đòi hỏi phải
có sự tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ của giáo viên, sự giúp đỡ của nhà
trường, của hội cha mẹ học sinh và các tổ chức ngoài xã hội.
Bên cạnh đó, giáo viên cần động viên được sự tham gia nhiệt
tình của tập thể học sinh, của mỗi cá nhân học sinh.Cần tạo
dựng được những hạt nhân nòng cốt trong mỗi dạng HĐNK.
- Vai trò của hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học
Vai trò của các hoạt động ngoại khóa cũng dã từng được
Đồng chí Lê Duẩn khẳng định trong Báo cáo chính trị của
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam: “Công tác giáo dục và
đấu tranh tư tưởng phải gắn liền với cuộc sống, nó phải cụ thể,


tinh tế, linh hoạt, có lí có tình, không được trừu tượng, giản
đơn, rập khuôn cứng nhắc” [16, tr 223]. Như vậy, hoạt động
ngoại khóa có vai trò quan trọng trong chương trình học tập,
đặc biệt là ở bậc tiểu học. Cụ thể như sau:
- Thông qua HĐNK, giáo viên có cơ hội tiếp xúc, gần gũi
hơn với các em học sinh, hiểu được tâm tư, tình cảm cũng như
tính cách của từng học sinh để có phương pháp giảng dạy tốt và
phù hợp hơn.
- HĐNK giúp học sinh mở rộng kiến thức về các vấn đề
xã hội, về lịch sử và truyền thống…Thông qua HĐNK giúp học

sinh học hỏi, khám phá tìm hỏi mở rộng kiến thức. Những hoạt
ngoại khóa thể thao, ngoài trời giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng
sống như sự tự tin, hòa đồng, dám khẳng định bản thân. Ngoài
ra các hoạt động ngoại khóa về âm nhạc, hội họa…có thể giúp
các em phát hiện khả năng của bản thân và phát huy những khả
năng đó mà nếu chỉ học các kiến thức trên lớp sẽ không thể
nhận ra.
- Hoạt động ngoại khóa giúp tăng cường đoàn kết cho học
sinh. Thông qua hoạt động tập thể, học sinh có thể giao lưu,
giắn kết, chia sẻ với những bạn khác cùng trang lữa, các em sẽ
hiểu về cách làm việc nhóm, về tình đồng đội. có sự gắn bó và
chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.
- Hoạt động ngoại khóa làm giảm áp lực học tập, thi cử,
tạo hứng thú học tập cho học sinh. Chương trình học ngày càng


nặng, với lịch học dày đặc những bài tập trên lớp và bài tập về
nhà trong một thời gian dài sẽ khiến học sinh cảm thấy bị căng
thẳng và mệt mỏi, làm giảm hứng thú trong học tập. Chính vì
vậy, những giờ ngoại khóa là cơ hội để các em có thể giải tỏa
căng thẳng, lấy lại tinh thần cho những bài học tiếp theo được
hiệu quả hơn.
- HĐNK với một loạt chương trình thể thao như bóng đá,
cắm trại, bóng rổ…giúp các em vận động cơ thể toàn diện, từ
đó nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng cho các en.
Sự vận động đó rất có lợi cho tim và giúp cơ thể linh hoạt hợn.
Ngoài ra đối với những học sinh thường xuyên tham gia HĐNK
sẽ hình thành thói quen giải trí, không phụ thuộc vào các đồ
chơi công nghê như điện tử, máy tính…
Chính vì những tác dụng tích cực của HĐNK mà trong

Điều lệ trường tiểu học quy định: “Nhà trường phối hợp với
các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực
hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về
khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao
thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, pháp luật
nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt
động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục


môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc
điểm sinh lí tuổi học sinh” [9].
- Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học
Học sinh lứa tuổi tiểu học là giai đoạn trẻ từ 6 – 11 tuổi. Ở
lứa tuổi này, học sinh đã bắt quan tâm tới những hoạt động xã
hội, hòa nhập với môi trường xung quanh và tiếp thu hệ thống
kiến thức mới. Cùng với hoạt động học tập, tâm sinh lý của học
sinh lứa tuổi tiểu học có nhiều biến chuyển sâu sắc. Cụ thể như:
- Về nhận thức: Giai đoạn này ở trẻ diễn ra sự thay đổi lớn
về nhận thức như sau: Lúc này, thế giới quan của em đã hoàn
thiện hơn, các em nhận thức và bắt đầu phản ánh về những gì
diễn ra xung quanh mình. Tri giác và trí nhớ đều phát triển
mạnh. Đặc biệt trí tưởng tượng phong phú hơn, bởi lẽ hiểu biết
về xung quanh của các em chỉ mới bắt đầu, và các em sẽ vận
dụng trí tưởng tượng của mình để hình dung về thế giới. Cùng
với đó, tư duy cũng có sự thay đổi mạnh theo hướng tích cực,
hình thành năng lực trừu tượng khóa và khái quát hóa. Trong
lứa tuổi này cũng ghi nhận sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ.
- Về xúc cảm – ý trí: Ở giai đoạn này, đời sống tình cảm
của các em khá phong phú, đa dạng và chủ yếu theo hướng tích

cực. Ví dụ như vui mừng khi có thêm một người bạn mới, hãnh
diện vì được khen ngợi, được giao cho những công việc cụ thể


hay vui mừng nếu có cơ hội thể hiện bản thâ. Ở lứa tuổi này,
các em cũng đã bắt đầu biết điều khiển tâm trạng của mình,
thậm chí là dấu đi cảm xúc khi cần thiết. Đó là sự phát triển
vượt bậc về cảm xúc so với lứa tuổi mẫu giáo và so với tuổi
thiếu niên thì có phần cân bằng hơn.
- Về phát triển nhân cách:
Nhờ hoạt động học tập nên học sinh tiểu học đã bắt đầu
có năng lực nhận thức phát triển mạnh, tuy nhiên dễ bị cảm
xúc, tình cảm chi phối. Trẻ em lứa tuổi này thường có các cảm
xúc vui vẻ, tích cực. Các em cũng thích bắt chướng người lớn
như ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo... nên có thể chịu ảnh hưởng
thì những người xung quanh. Trẻ cũng thường hiếu động, chưa
thực sự làm chủ được cảm xúc nên dễ phạm lỗi, hành vi có ý
chí chưa cao. Đối với những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao
thì sẽ gây khó khăn cho trẻ, vì giai đoạn này trẻ chưa có khả
năng tập trung tốt.
- Một số nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học
sinh tiểu học
 Nguyên tắc thứ nhất là đảm bảo tính định hướng mục
đích của hoạt động ngoại khóa ở trường tiểu học.
Toàn bộ các hoạt động và các mối quan hệ được tổ chức
cho học sinh đều nhằm mục đích chung của cấp tiểu học – hình


thành những cơ sở ban đầu của nhân cách phát triển toàn diện
và hài hòa để các em có thể học tiếp lên trung học cơ sở. Do đó,

cùng với con được dạy chính khóa thực hiện quá trình giáo dục
học sinh tiểu học, hoạt động ngoại khóa phải được định hướng
bởi mục đích chung đó. Nguyên tắc này đòi hỏi:
+ Hoạt động ngoại khóa cần được tổ chức sao cho bao
quát các mặt giáo dục toàn diện về đạo đức, lao động, thể chất,
thẩm mĩ… cho HSTH.
+ Cần coi trọng các khía cạnh ý thức, thái độ, tình cảm và
kỹ năng, hành vi, thói quen, cùng với các năng lực, phẩm chất
cần thiết, bảo đảm chúng phải thống nhất với nhau.
+ Cần bảo đảm sự thống nhất biện chứng giữa tổ chức
các hoạt động ngoại khóa với dạy học nội khóa.
 Nguyên tắc thứ hai là bảo đảm vai trò tổ chức, định
hướng, hướng dẫn của giáo viên tiểu học và vai trò chủ thể tích
cực, sáng tạo của học sinh tiểu học trong quá trình tổ chức hoạt
động ngoại khóa.
Giáo viên là người được xã hội giao trọng trách giáo dục
thế hệ trẻ trở thành những người công dân tốt, có ích cho gia
đình, xã hội. Trong quá trình tổ chức HĐNK, giáo viên phải giữ


vai trò chủ đạo (thể hiện qua việc tổ chức, định hướng, hướng
dẫn HSTH tham gia, thực hiện, tự tổ chức hoạt động của mình)
nhằm đảm bảo chương trình ngoại khóa được thành công.
Vai trò tổ chức, định hướng, hướng dẫn của giáo viên và
vai trò chủ thể tích cực, sáng tạo của học sinh không mâu thuẫn
nhau mà trái lại thống nhất với nhau. Bởi lẽ, dưới sự tổ chức,
định hướng của giáo viên, học sinh thể hiện được vai trò chủ
thể tích cực tự giáo dục của mình một cách hợp lý. Và ngược
lại, mỗi khi vai trò chủ thể tích cực của học sinh được phát huy
thì lại tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt hơn

vai trò tổ chức, định hướng, hướng dẫn của mình.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi giáo viên tránh các hiện
tượng như khoán trắng mọi việc cho học sinh, thiếu sự định
hướng, tổ chức, kiểm tra, đánh giá từ phía giáo viên…Hay
ngược lại, thiếu tin tưởng học sinh, coi thường khả năng, vai trò
chủ thể tích cực của học sinh tiểu học, áp đặt theo mệnh lệnh,
làm thay các công việc của các em…
 Nguyên tắc thứ ba là tôn trọng đặc điểm lứa tuổi và tính
cách của người học.
Các chương trình hoạt động ngoại khóa rất da dạng, nhiều
nội dung nhưng cần được lựa chọn đúng đắn và phù hợp với


đặc điểm của người học. Bởi lẽ, lứa tuổi học sinh tiểu học có
những đặc điểm phân biệt với các lứa tuổi khác như mẫu giáo,
học sinh trung học về tư duy, khả năng nhận thức, tình cảm, trí
nhớ, các mối quan hệ xã hội..Và ngay trong lứa tuổi này, giữa
các nhóm, các lớp cũng có đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt giữa
những học sinh.
Chính vì vậy, khi xây dựng các chương trình ngoại khóa,
cần phải chú ý đến đặc điểm lứa tuổi học sinh. Muốn làm được
điều đó, đòi hòi các giáo viên cần nắm vững đặc điểm của học
sinh tiểu học (về tư duy, khả năng nhận thức, tình cảm, lỗi
sống…), đặc điểm học sinh của lớp mình, và đặc điểm của từng
học sinh. Trên cơ sở đó, xây dựng các chương trình ngoại khóa
phù hợp về nội dung, hình thức và phương pháp.
Nguyên tắc này phê phán lối giáo dục tự phát, tổ chức
hoạt động giáo dục mà không tính đến đặc điểm học sinh và
quyền lợi phát triển của các em, đưa ra nội dung hoạt động quá
đơn giản hay quá phức tạp, quá cao, phương pháp tổ chức áp

đặt, hình thức hoạt động đơn điệu.
 Nguyên tắc thứ tư là đảm báo tính tự nguyện tham gia
chương trình ngoại khóa của học sinh tiểu học


Nguyên tắc này thể hiện đặc điểm riêng của công tác giáo
dục ngoại khóa ở tiểu học. Tính tự nguyện này thể hiện ở hai
khía cạnh – tập thể lớp và các nhân học sinh: Các em tự nguyện
lựa chọn và tham gia các hình thức hoạt động phù hợp với hứng
thú và năng khiếu, khả năng của mình.
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường cần phải tìm hiểu nhu
cầu, năng khiếu, trí thông minh, hứng thú của các em. Những
thông tin này giáo viên có thể tìm hiểu thông qua quá trình
giảng dạy trên lớp, qua trao đổi trực tiếp với học sinh, phụ
huynh học sinh…Nhờ đó, giáo viên có thể biết được trong lớp
mình, những hình thức, nội dung ngoại khóa nào phù hợp với
từng nhóm học sinh (như âm nhạc, hội họa, cờ vua…) Ngoài ra,
nhà trường cần tổ chức nhiều nhóm, nhiều hình thức hoạt động
khác nhau để các em có thể lựa chọn cho mình phương án thích
hợp một cách thự nguyện. Cuối cùng, nhà trường cần động viên
các em tích cực tham gia những hình thức hoạt động phù hợp
nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, khám phá, phát triển năng
lực bản thân, trí thông minh của mình.
- Các lực lượng tham gia tổ chức và thực hiện hoạt
động ngoại khóa ở trường Tiểu học


Lực lượng tham gia tổ chức và thực hiện chương trình
ngoại khóa bao gồm:
- Ban Giám hiệu: Là người chịu trách nhiệm chính trong

việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục trong đó có chương
trình hoạt động ngoại khoá của nhà trường, đưa ra đường lối
hoạt động cho hoạt động ngoại khóa. Đồng thời tiến hành kiểm
tra đánh giá các hoạt động ngoại khóa được thực hiện, phân
công công tác cho các khối trưởng chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên
môn.
- Các khối trưởng chủ nhiệm, các tổ trưởng chuyên môn:
Thực hiện những chỉ đạo của ban giám hiệu, phân công và trực
tiếp giám sát thực hiện của các giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ
trách đội.
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách
đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Trực tiếp tiến hành
điều phối, triển khai các chương trình ngoại khóa một cách cụ
thể, hướng dẫn cho học sinh và tiến hành các hoạt động ngoại
khóa tại lớp, nhà trường.
- Các nhóm trưởng phụ trách phong trào Văn - Thể - Mỹ:
phối hợp cùng Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ
trách đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong quá trình lên
chương trình và thực hiện chương trình ngoại khóa.
- Học sinh: là đối tượng thực hiện và là lực lượng tham
gia ngoại khóa


Ngoài các lực lượng bên trong nhà trường thì còn có sự
phối hợp của các lực lượng bên ngoài nhà trường. Có thể kể
đến các lực lượng như: phụ huynh học sinh, , các tổ chức xã
hội, các tổ chức chính trị và các tổ chức kinh tế.
Mối quan hệ giữa các bên tham gia là cần thiết và chặt
chẽ mới tạo được thành công cho việc thực hiện HĐNK.
- Điều kiệncần thiết cho hoạt động ngoại khóa

Ngoài kế hoạch, nội dung, lực lượng tham gia chương
trình ngoại khóa thì cơ sở vật chất là điều kiện không kém phần
quan trọng tạo ra sự thành công cho các chương trình ngoại
khóa.
Sau đây là cơ sở vật chất cơ bản cần thiết cho hoạt động
ngoại khóa tại các trường tiểu học:
Trước tiên phải kể đến là lớp học phải có diện tích và điều
kiện học tập tốt, đồng thời có kèm máy chiếu, tủ đựng đồ cần
thiết cho các buổi hoạt động ngoại khóa ngay trong lớp học.
Tiếp đến là khu Hội trường, phòng đội, nhà tập đa năng,
nhà thể chất, trung tâm thể thao, văn hóa, văn nghệ rộng rãi, có
hệ thống loa đài, âm thanh, ánh sáng đầy đủ, kỹ thuật cao để có
thể tổ chức các cuộc thi, các buổi biểu diễn văn nghệ, thi đấu
thể thao...
Sân trường thoáng, rộng để có thể thực hiện các buổi cắm
trại ngoài trời, sinh hoạt chào cờ, các buổi giao lưu...


Thư viện: Thư viện trường với những cuốn sách không
chỉ bổ trợ cho các giáo trình trên lớp mà còn có truyện, sách
tiếng anh, sách hạt giống tâm hồn... sẽ mang lại những trang bị
kiến thức nền vững chắc cho học sinh.
Ngoài ra, nhà trường cần tận dụng các mối quan hệ để
khai thác cơ sở vật chất bên ngoài nhà trường, phục vụ cho hoạt
động ngoại khoá. Ví dụ như viện bảo tàng, nhà thi đấu, rạp
chiếu phim, rừng quốc gia, vườn thực vật...
- Quản lý chương trình giáo dục ở trường tiểu học
- Quản lý trường tiểu học
* Quản lý
Theo giáo trình Khoa học quản lý - NXB Khoa học kỹ

thuật “Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản
lý đến một hệ thóng nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này
sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo
lập thệ thống mới và điều khiển hệ thống”.
Như vậy quản lý có bốn chức năng chính như sau:
- Chức năng lập kế hoạch
- Chức năng tổ chức.
- Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo).
- Chức năng kiểm tra, giám sát
Các chức năng của hoạt động quản lý được thực hiện liên
tục, đan xen vào nhau tạo thành một chu trình nhất quán trong
suốt quá trình quản lý.


×