CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN
LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC
- Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Hiện nay các vấn đề về KNS, giáo dục KNS được nhiều
nước trên thế giới quan tâm, nghiên cứu, cụ thể:
- Công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Đầu thế kỷ thứ XX, với quan điểm “Việc tạo ra một môi
trường thích hợp, một giai đoạn quan trọng cho sự phát triển
bước đầu giúp trẻ tự học”, bắt đầu từ Mỹ, nhưng nó nhanh
chóng lan rộng tới các nước khác và trở thành khuynh hướng
với truyền thống của Anh và Tây Âu, một số người gọi đó là
chương trình thực dụng hay còn gọi là giáo dục lấy học sinh
làm trung tâm. Herbert Spencer là người đầu tiên đặt ra câu
hỏi: “Kiến thức nào là quý giá nhất? ” và câu trả lời là: “Đó
là kiến thức giúp cho người trẻ tuổi có thể giải quyết các vấn
đề và chuẩn bị cho họ biết cách giải quyết các vấn đề mà họ
sẽ gặp phải” [17]. Giáo sư người Mỹ John Dewey đã tiếp
nhận ý tưởng này và biến nó thành trào lưu chung: Phong trào
lấy học sinh làm trung tâm (học thuyết thứ tư). Triết lý tiến bộ
này ngày càng được quan tâm và phát triển ở nhiều nước, tuy
nhiên vẫn chứa đựng hai xu hướng khác nhau. Xu hướng thứ
nhất cho rằng giáo dục cần phải lấy học sinh làm trung tâm và
giáo dục cần dựa trên nhu cầu của từng học sinh. Xu hướng
thứ hai là lấy xã hội làm trung tâm, coi mục đích căn bản của
trường học là xây dựng lại xã hội.
Với sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin, từ
thập niên 70 của thế kỷ XX, một cuộc cách mạng về giáo dục
được tiến hành ở các nước phát triển và các nước đang phát
triển. Từ các nghiên cứu về Phong trào lấy học sinh làm trung
tâm và các kết quả thu được từ nhiều trường ở Mỹ, một phong
trào mới có tên “Kiến thức văn hoá” mà đại diện là giáo sư
Hirsch cho rằng “cốt lõi của thông tin là việc mọi người có
thể thảo luận và hiểu được thế giới này là rất cần thiết”. Học
thuyết (thứ năm) về giáo dục cách tiếp cận theo cảm giác
chung được đề xướng, theo đó: Nhận thức mới xuất phát từ
nghiên cứu và thực hành. Khi có công nghệ giúp sức chúng ta
dễ dàng nắm bắt thông tin, quên đi những giáo điều và chọn
lựa cái tốt nhất với đầu óc luôn mở rộng ra thế giới bên
ngoài” [17]. Khuynh hướng này là khuynh hướng kết hợp tốt
nhất trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển
cao hơn.
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, UNESCO khuyến cáo về
quan điểm học tập suốt đời và đặc trưng của việc học trong
thế kỷ XXI dựa vào bốn trụ cột của giáo dục: “học để biết,
học để làm, học để chung sống, học để làm người”. Bốn trụ
cột đó đặt trên cùng một cơ sở là sự phát triển của cá nhân và
vị trí của cá nhân trong xã hội. Chúng nhấn mạnh tầm quan
trọng ngang nhau của trí tuệ và thực tiễn, nhằm phá bỏ những
gì có thể là sự ngăn cách quá đáng giữa vai trò của tay chân
và trí óc. Và chúng có thể làm sáng tỏ quan điểm chung là:
Cuộc hành trình nội tại mà cá nhân tiến hành trong quá trình
giáo dục, tập trung vào sự hiểu biết về mối quan hệ giữa bản
thân mình và những người khác, tức là học để chung sống với
nhau, và để phát triển đầy đủ nhất tiềm năng của mỗi người
trong xã hội dẫn đến sự xây dựng nhân cách của mỗi người.
[22]
Thuật ngữ “Kỹ năng sống” được người Việt Nam biết đến
bắt đầu từ chương trình của UNICEF (1996) về “Giáo dục kỹ
năng sống để bảo vệ sức khỏe và chống HIV/AIDS cho thanh
niên trong và ngoài nhà trường”. Chương trình do chuyên gia
Australia tập huấn
Năm 2003: UNICEF tài trợ cho giáo dục nhằm mục đích
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và từ đây giáo dục bắt
đầu quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trên
mọi lứa tuổi.
- Công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Đầu thập niên 90: “Thủ tướng chính phủ Ban hành Quyết
định số 1362/QĐ.TTg về việc đưa nội dung giáo dục môi
trường vào hệ thống giáo dục quốc dân, nội dung Quyết định
đã đề cập đến việc trang bị cho người học những vấn đề về
văn hóa ứng xử, thái độ”.
Năm 2001: Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh phổ thông qua dự án “Giáo dục sống
khỏe mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” do
UNICEF tài trợ.
Năm 2005: Luật giáo dục của Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã đề cập đến kỹ năng sống, giáo dục Việt
Nam quan tâm đến vấn đề phát triển toàn diện cho người học
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và phát triển
của nền kinh tế tri thức và sự bùng nổ công nghệ thông tin như
hiện nay.
Năm 1995-1996: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành các Chỉ
thị số 10/CT-BGDĐT, số 24/CT-BGDĐT chỉ đạo “về công tác
phòng chống HIV/AIDS hay tăng cường công tác phòng chống
ma túy tại trường học”; Nội dung này đã đề cập đến thuật ngữ
kỹ năng sống.
Từ năm học 2008-2009: Bộ GD&ĐT Ban hành Chỉ thị số
40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động
phong trào thi đua [“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 với
mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục
an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa
phương và đáp ứng yêu cầu xã hội. Phát huy tính chủ động,
tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động
xã hội một cách phù hợp và hiệu quả, một trong năm nội dung
cần thực hiện là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, cụ thể:
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong
cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo
nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng
phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn
thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung
sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.]
Năm 2007: tác giả Nguyễn Thanh Bình cho ra đời giáo
trình “Giáo dục kỹ năng sống, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Hà Nội. Giáo trình đề cập đến những vấn đề đại cương về kỹ
năng sống, một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh”.
Năm 2009: Trung tâm hỗ trợ sinh viên thành phố Hồ Chí
Minh đã viết cuốn tài liệu “Những kỹ năng thực hành xã hội
dành cho sinh viên”.“Tài liệu là cẩm nang gồm các kỹ năng
sống và việc làm dành cho những người trẻ trong thời kỳ hội
nhập và phát triển đất nước.”
Năm 2012: Bộ GD&ĐT mở khóa tập huấn tăng cường
giáo dục KNS trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở
trường phổ thông cho hơn 700 giáo viên đại diện cho giáo
viên ở 23 tỉnh phía Nam; một số chương trình dự án như:
chương trình thực nghiệm “giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ
năng sống” do UNICEF hỗ trợ đã được triển khai thí điểm ở
20 trường học thuộc các quận, huyện của các tỉnh: Lạng Sơn,
An Giang, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2013: Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch số 1088/KHBGDĐT ngày 29/8/2013 về việc hoàn thiện bộ tài liệu giáo
dục KNS trong một số môn học và hoạt động giáo dục cấp tiểu
học, THCS và THPT trên toàn quốc. Kế hoạch đã điều chỉnh
việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh phổ thông ở các môn
học Ngữ văn, Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân và Hoạt
động giáo dục NGLL.
Từ năm học 2013-2014 Bộ GD&ĐT Ban hành Thông tư
số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012; Thông tư số
31/2011/TT-BGDĐT ngày 8/8/2011 ban hành quy định, quy
chế, nội dung, chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên Mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong
đó có nội dung về giáo dục KNS cho học sinh. Thông qua
việc thực hiện bồi dưỡng thường xuyên đã trang bị cho giáo
viên những kiến thức, phương pháp tổ chức các hoạt động
giáo dục KNS tích hợp trong các môn học và các hoạt động
giáo dục khác.
Năm 2014: Bộ GD&ĐT Ban hành Thông tư số
04/2014/TT/BGDĐT ngày 28/02/2014 kèm theo quy định
quản lý hoạt động giáo dục KNS và hoạt động giáo dục
NGLL chính khóa, gồm 5 chương và 18 Điều quy định về đối
tượng, phạm vi, nội dung, phương pháp, trách nhiệm của các
cấp có thẩm quyền về thủ tục cấp phép cho các cơ sở, trung
tâm giáo dục KNS.
Năm 2015: Bộ GD&ĐT Ban hành công văn số 463/BGD
ĐT-GDTX ngày 28/01/2015 “về việc hướng dẫn triển khai thực
hiện giáo dục KNS tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông và giáo dục thường xuyên”.
Nội dung công văn đã chỉ ra mục đích, yêu cầu và nội dung
giáo dục KNS cho học sinh một cách cụ thể theo từng cấp học.
Trước sự phát triển bùng nổ về công nghệ thông tin, nhiều
công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng được đưa vào sử
dụng làm cho cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ hơn,
hiện đại hơn. Tuy nhiên mặt trái của khoa học công nghệ,
công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ làm cho một bộ
phận thanh thiếu niên có lối sống hưởng thụ, thực dụng, vô
cảm, các tệ nạn trong lứa tuổi học sinh ngày càng gia tăng
như giáo viên đánh học sinh, học sinh hành hung giáo viên
như những vụ việc xảy ra gần đây. Trước tình hình đó các nhà
nghiên cứu khoa học đã có nhiều công trình về thực trạng, các
biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần giảm
thiểu các tệ nạn trong xã hội. Các công trình nghiên cứu về
giáo dục KNS cho học sinh THCS thông qua các hoạt động
giáo dục NGLL, thông qua việc dạy lồng ghép các môn học
cơ bản như:
Tác giả Nguyễn Thanh Bình, nghiên cứu giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh THCS, đề tài được triển khai dưới góc độ
tiếp cận xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của
các tỉnh, vùng khó khăn của Việt Nam. Tác giả Lê Hồng Sơn
nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống dưới góc độ tiếp
cận giáo dục kĩ năng hoạt động xã hội cho sinh viên. Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Hạnh nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống
thông qua dạy học môn đạo đức lớp 3 ở trường tiểu học. Tác
giả Nguyễn Thị Tính nghiên cứu giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh tiểu học khu vực miền núi phía Bắc. Tác giả Phan
Thanh Vân nghiên cứu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
THPT theo tiếp cận mục tiêu giáo dục toàn diện với 4 trụ cột:
“Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để
làm người”.
- Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh ĐHSP Hà Nội (2008).
Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học “Biện pháp giáo dục giá trị
sống cho học sinh trường THCS thị trấn Nam Sách, huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương”.
- Tác giả Trần Phúc Nam ĐHSP Hà Nội (2012). Luận
văn Thạc sỹ Giáo dục học “Quản lý giáo dục KNS cho học
sinh các trường PT DTNT tỉnh Đắk Lắk”.
- Tác giả Lâm Thị Thanh Hương ĐHSP Hà Nội (2013).
Luận văn Thạc sỹ Quản lý Giáo dục học “Quản lý giáo dục
KNS cho học sinh các trường Tiểu học quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phòng”.
- Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn ĐHSP Hà Nội (2014).
Luận văn Thạc sỹ Quản lý Giáo dục học “Quản lý giáo dục
giá trị sống - Kỹ năng sống cho học sinh tại trường THPT
Nguyễn Siêu, thành phố Hà Nội”.
Ở huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng việc nghiên cứu
thực trạng để đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục nói chung, giáo dục KNS cho học sinh đã được một số
tác giả quan tâm nghiên cứu đưa vào vận dụng trong nhà
trường tuy nhiên hiệu quả chưa cao vì còn phụ thuộc vào các
yếu tố như: quy mô trường, lớp, điều kiện cơ sở vật chất và
biện pháp đề cập của mỗi tác giả tại đơn vị mình. Còn vấn đề
nghiên cứu về thực trạng quản lý giáo dục KNS cho học sinh
dân tộc thiểu số bậc THCS trên địa bàn huyện Đam Rông,
tỉnh Lâm Đồng từ trước đến nay chưa được tác giả hay lực
lượng giáo dục nào nghiên cứu nên thật sự còn là vấn đề
mới.
- Khái niệm và nội dung cơ bản
- Khái niệm kỹ năng sống
Hiện nay có nhiều quan niệm về KNS, mỗi quan niệm
được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau:
Theo WHO (Tổ chức y tế thế giới): “KNS là khả năng để
có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng
xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống
hàng ngày. Tổ chức Y tế thế giới coi KNS là những kỹ năng
mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp được vận dụng
trong cuộc sống hàng ngày để tương tác với người khác và
giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống,
những thách thức diễn ra trong cuộc sống”.
Theo UNICEF: “KNS là khả năng chuyển đổi kiến thức
(phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào
hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm
như thế nào)” [10].
Theo UNESCO (tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục
của Liên hiệp quốc): KNS là những kỹ năng thiết thực để xây
dựng năng lực nhằm giúp một cá nhân thực hiện đầy đủ các
chức năng khi tham gia các hoạt động hàng ngày. KNS gắn
với bốn trụ cột của giáo dục đó là:
- Học để biết (Learning to know)“gồm các kỹ năng tư duy
như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định giải
quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả”...
- Học để làm (Learning to do)“gồm các kỹ năng thực hiện
công việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm
nhận trách nhiệm”…
- Học để cùng chung sống
(Learning to live
together)“gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương
lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện
sự cảm thông”…
- Học để tồn tại (Learning to be)“gồm các kỹ năng cá
nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự
nhận thức, tự tin”…
Khái niệm KNS ở mỗi quốc gia khác nhau còn được hiểu
theo nhiều nghĩa khác nhau; tuy nhiên ở Việt Nam khái niệm
KNS được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng hơn, đó là:
+ Khả năng cá nhân thực hiện đầy đủ các chức năng và
tham gia vào cuộc sống hàng ngày có hiệu quả.
+ Khả năng được biểu hiện thông qua hành vi, thói quen
làm cho cá nhân thích ứng và giải quyết có hiệu quả các tình
huống phong phú, đa dạng trong cuộc sống hàng ngày.
+ Khả năng đáp ứng, thích nghi với cuộc sống hàng ngày
giúp họ tham gia các hoạt động và giải quyết có hiệu quả
những yêu cầu và thách thức của cuộc sống đặt ra.
“Từ những quan niệm trên cho thấy các quốc gia trên thế
giới đều dựa trên quan niệm về KNS của các tổ chức quốc tế
nhưng có tính khác biệt ở mỗi quốc gia là do phụ thuộc vào
điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của từng quốc gia.”
Cũng như ở Việt Nam thi các khu vực cũng có thể lựa chọn
các kỹ năng cơ bản khác nhau để giáo dục cho người học.
“Kế thừa và phát triển các quan điểm trên; Ta có thể hiểu
KNS bao gồm các khả năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống
hàng ngày của mỗi con người, đó là kỹ năng tự quản lý bản
thân và các kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân cùng chung
sống tốt trong xã hội. Kỹ năng sống là khả năng khả năng ứng
phó tích cực trước các tình huống diễn ra trong cuộc sống;
KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội vì KNS
phụ thuộc vào công tác giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế
xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống, văn hóa gia đình,
cộng đồng và dân tộc mà con người đang sinh sống.”
- Khái niệm giáo dục kỹ năng sống
Theo UNICEF hay UNESCO cho rằng giáo dục KNS
không phải là một lĩnh vực hay môn học nhưng nó cần và được
giáo dục cho học sinh thông qua giảng dạy các môn học, tổ
chức các hoạt động giáo dục và là kỹ năng quan trọng trong quá
trình phát triển của cá nhân và học tập suốt đời.
Ở một số quốc gia, giáo dục KNS cho học sinh được lồng
ghép vào các môn học, chủ đề, ngoại khoá.
Ở nước ta giáo dục KNS được xem xét dưới hai khía cạnh
khác nhau:
- Giáo dục KNS là một lĩnh vực học tập như: giáo dục sức
khỏe, giáo dục về truyền thống, giáo dục giới tính ...
- Giáo dục KNS như là một cách tiếp cận giúp giáo viên
tiến hành giáo dục có chất lượng xuyên suốt các lĩnh vực học
tập.
Như vậy giáo dục KNS được xem như là một cách tiếp
cận giáo dục nhằm mục đích giúp người học có khả năng tự
giải quyết những những tình huống, những vấn đề nảy sinh
trong cuộc sống hàng ngày một cách có hiệu quả phù hợp với
mục tiêu giáo dục, người học có cách sống phù hợp với xã hội
hiện đại.
Giáo dục KNS có mục tiêu chính là làm thay đổi cho
người học về hành vi, làm cho con người tích cực, chủ động
hơn trong mọi tình huống của cuộc sống, con người có kỹ
năng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc
sống và trong học tập; thông qua đó mà người học được rèn
luyện năng lực tư duy và là đòn bẩy làm tiền đề cho chất
lượng các môn học cũng như chất lượng giáo dục toàn diện
của nhà trường được nâng lên góp phần làm cho xã hội phát
triển nhanh và bền vững.
- Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sống
Quản lý giáo dục KNS là sự tác động có ý thức của chủ
thể quản lý tới các đối tượng quản lý nhằm đưa việc giáo dục
KNS đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.
Quản lý giáo dục KNS cho học sinh THCS không thể tách rời
khỏi các chức năng của quản lý, quản lý giáo dục và quản lý
nhà trường nó bao gồm hàng loạt những hoạt động tiến hành
lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động
của nhà quản lý, của tập thể sư phạm, của các lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch chủ động và
chương trình giáo dục nhằm thay đổi nhận thức hay tạo ra
hiệu quả giáo dục cần thiết.
- Phân loại kỹ năng sống
- Theo UNESCO, WHO KNS gồm 9 nhóm kỹ năng cốt
lõi như: “Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng suy nghĩ, tư duy
phê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng
tư duy sáng tạo, kỹ năng tự nhận thức, tự trọng và tự tin của
bản thân, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng ứng phó với
căng thẳng và cảm xúc”.
- Trong giáo dục ở Anh, KNS được chia thành 6 nhóm
chính là: “Hợp tác nhóm; Tự quản; Tham gia hiệu quả; suy
nghĩ, tư duy bình luận, phê phán; Suy nghĩ sáng tạo; nêu và
giải quyết vấn đề”.
- Ở Việt Nam KNS được phân loại theo mối quan hệ gồm:
+“Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình:
Là các kỹ năng cụ thể như là kỹ năng tự nhận thức bản thân,
kỹ năng tự xác định giá trị cho bản thân, ứng phó với những
khó khăn trong cuộc sống về tâm sinh lý, điều kiện, môi
trường sống”…
+“Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác
gồm các kỹ năng như giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu
thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác”…
+“Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả
gồm các kỹ năng cụ thể như: tìm kiếm và xử lý thông tin, tư
duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn
đề”…
Với đề tài này tác giả nghiên cứu 10 kỹ năng sống cơ bản
trong giáo dục cho học sinh THCS là: Kỹ năng hợp tác và chia
sẻ, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng tự nhận thức và đánh
giá bản thân, kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông, kỹ
năng đánh giá , kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng đối diện và ứng
phó với khó khăn trong cuộc sống, kỹ năng định hướng mục
tiêu, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, kỹ năng điều chỉnh và
quản lý cảm xúc.
- Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
- Đặc điểm học sinh THCS
Các nhà nghiên cứu cho rằng giữa giáo dục và phát triển
nhân cách tác động qua lại với nhau mật thiết, vì thế để tác
động có hiệu quả đến sự phát triển nhân cách của con người
thì giáo dục phải dựa vào những đặc điểm nhân cách của từng
lứa tuổi nhất định.
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Các nhà tâm lý học
trên thế giới đều chung một quan niệm cho rằng tuổi thanh
niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn và bao
gồm một khoảng đời từ 11,12 tuổi đến 23,24 hoặc 25 tuổi.
Giai đoạn này có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ chuyển tiếp
từ 11,12 tuổi và kết thúc vào 15,16 tuổi và thời kỳ chuyển tiếp
sau từ 17,18 tuổi và kết thúc khi thành người lớn thật sự 24,25
tuổi”
Như vậy học sinh THCS nằm trong giai đoạn bắt đầu cuối
thời kỳ chuyển tiếp trước ( 11,12 tuổi) và kết thúc khi bắt đầu
thời kỳ chuyển tiếp sau (15,16 tuổi). [17]
Đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu bậc THCS ở vùng đặc
biệt khó khăn như ở huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng thì có
thể có độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi.
Căn cứ những nghiên cứu trên có thể khái quát đặc điểm
tâm lý lứa tuổi học sinh THCS như sau:
Điều lệ trường phổ thông quy định lứa tuổi THCS gồm
những em có độ tuổi từ 11tuổi đến 15 tuổi.
Luật Giáo dục năm 2005 xác định: “Học sinh THCS là
HS từ lớp 6 đến lớp 9. HS vào học lớp 6 phải hoàn thành
chương trình tiểu học, có tuổi là 11 tuổi”. Lứa tuổi HS THCS
còn gọi là tuổi thiếu niên.
Tuy nhiên đối với các trường hợp đặc biệt như vùng có
điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, học sinh dân tộc thiểu số thì cho phép vào lớp 6
muộn hơn 2 – 3 tuổi.
Xét về thời kì phát triển của trẻ em thì lứa tuổi này có vai
trò quan trọng: đó là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi
trưởng thành.
Đây là lứa tuổi có sự thay đổi đặc biệt về thể chất cũng
như tinh thần của các em. Có sự thay đổi về cả thể chất, trí
tuệ, tình cảm, đạo đức … và ngược lại ở lứa tuổi này cũng lại
có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”.
Tuy nhiên ở cùng độ tuổi nhưng các em lại có sự khác biệt về
sự thay đổi đó, nguyên nhân chính là do phụ thuộc vào điều
kiện sống, môi trường, hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau
của các em đã tạo nên.
“Còn xét về những giai đoạn phát triển của một đời
người, lứa tuổi học sinh THCS hay còn gọi là lứa tuổi thiếu
niên có một vị trí và ý nghĩa rất quan trọng, đó là thời kì
chuẩn bị cần thiết nhất cho những bước trưởng thành sau này.
Làm nền tảng cho sự hình thành và sẽ được tiếp tục phát triển
trong tuổi thanh niên nhân cách của một con người.”
Nếu chúng ta hiểu rõ về vị trí và ý nghĩa của các giai
đoạn phát triển tâm lý của lứa tuổi thiếu niên, thì chúng ta có
cách nuôi dưỡng, đối xử và GD đối tượng này một cách đúng
đắn giúp các em hình thành một nhân cách toàn diện.
- Tâm sinh lý HS THCS
Ở lứa tuổi học sinh THCS hay còn gọi là lứa tuổi thiếu
niên có sự phát triển mạnh về cơ thể nhưng lại không cân đối
dẫn đến làm cho các em lúng túng, vụng về và lóng ngóng
trong mọi hoạt động của các em, làm tinh thần bất an dẫn đến
ảnh hưởng về việc học tập của các em.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các tuyến nội tiết trong cơ
thể của các em ở giai đoạn này đã tạo ra nhiều thay đổi trong
cơ thể của các em, trong đó có sự phát triển nhảy vọt về chiều
cao và sự phát dục ở trên cơ thể của các em là mạnh nhất.
Với sự trưởng thành nhanh về mặt sinh dục và từ đó đã
làm cho các em có những thay đổi về mặt tâm lý, sinh lý…
dẫn đến có những thay đổi lớn trong cách sống của các em
như: về nhà các em ít nói chuyện với bố mẹ, thích làm đẹp,
biết thẹn thùng trước mọi người,…
- Điều kiện sống của HS THCS DTNT
(a) Trong gia đình
Trong cuộc sống gia đình thì ở lứa tuổi này các em đã
cùng với bố mẹ đi làm để tạo ra của cải vật chất cho gia đình
và cho xã hội. Các em đã ý thức được các nhiệm vụ đó và có
thể thực hiện một cách tích cực.
Học sinh của trường PT DTNT THCS huyện Đam Rông,
tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số
nên đời sống gia đình phần lớn vẫn đang còn khó khăn, kinh
tế chậm phát triển, chủ yếu là làm nông nghiệp như trồng trọt
và chăn nuôi nên các em cũng được bố mẹ hướng dẫn đi làm
và cũng góp phần tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã
hội.
Do điều kiện sống của gia đình, địa phương còn khó khăn
nên dẫn đến các em cũng bị hạn chế về nhận thức, điều kiện
học tập, cũng như tham gia các hoạt động xã hội khác.
Trong gia đình các em thường đông anh em nên (thông
thường một gia đình người đồng bào dân tộc có từ 4-6 người
con, thậm chí có gia đình lên đến 8-9 người con) vì vậy các
em lên đến lứa tuổi học sinh THCS ít được bố, mẹ chăm sóc
chu đáo.
Với những khó khăn như trên mà đã làm cho học sinh dân
tộc lứa tuổi này tạo ra những giá trị khác nhau trong từng gia
đình, và các em thường hoạt động tích cực, độc lập, tự chủ
trong cuộc sống của các em.
(b) Trong nhà trường
Với trường PT DTNT THCS thì học sinh được học tập và
sinh hoạt tại trường hàng ngày, học sinh ở lại trường.
Vì vậy hoạt động học tập và các hoạt động khác của học
sinh tại trường DTNT đòi hỏi các em có thái độ tích cực và
độc lập hơn, tạo điều kiện cho các em thể hiện khả năng của
bản thân và thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của mình.
Bên cạnh đó sự thay đổi về nội dung dạy học đã tác động
đến các em. Vào học trường THCS, các em được tiếp xúc với
nhiều môn học khác nhau khác so với học tiểu học. Từ đó đòi
hỏi các em phải có sự thay đổi về cách học, cách sinh hoạt có
nề nếp khác với sống tự do như ở gia đình.
Ở lứa tuổi này các em thường hay năng động, đùa nghịch,
tự do những ở trường nội trú thì phải chịu các nội quy của nhà
trường, nội quy khu nội trú, học tập, lao động, sinh hoạt theo
giờ giấc đó cũng là một khó khăn cho các em khi mới vào
trường.
Đặc biệt là ở trường các em phải học 2 buổi trên ngày
theo quy định tại công văn Số: 7291/BGDĐT-GDTrH “V/v:
Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung
học”.Ngoài ra buổi tối các em cũng phải lên lớp tự học bài và
được cô giáo, thầy giáo trực hướng dẫn các em học bài. Với
thời lượng học như vậy tại trường thì cũng gây mệt mỏi đối
với lứa tuổi của các em.
Nhưng với số lượng tri thức của nhiều môn học như ở bậc
THCS đã làm cho khối lượng tri thức của các em lĩnh hội
được tăng lên nhiều và đồng thời tầm hiểu biết của các em
trong độ tuổi này cũng được mở rộng hơn.
Cùng với sự đa dạng của các hoạt động trong nhà trường
THCS đực biệt hơn nữa là đối với trường PT DTNT là một
trường chuyên biệt thì các em ở lại trường 24/24 và từ đó
cũng tác động đến mạnh mẽ sự phát triển tâm sinh lý của các
em. Các em được tham gia vào các hoạt động lao động, học