Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học dân CA QUAN họ bắc NINH tại các TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.04 KB, 63 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH
TẠI CÁC TRƯỜNG THCS


- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến dạy học
hát dân ca và quản lý hoạt động dạy học hát dân ca Quan họ
Bắc Ninh
- Các nghiên cứu về dạy học hát dân ca
Nghiên cứu dạy học âm nhạc nói chung, dạy học hát trong
trường phổ thông nói riêng là vấn đề được quan tâm của nhiều nước
có nền giáo dục phát triển trên thế giới. Dạy học âm nhạc nói chung
và dạy học hát nói riêng luôn được coi là một trong những nội dung
hết sức quan trong góp phần giáo dục con người một cách toàn diện
của hầu hết các quốc gia. Thông qua dạy học hát, đặc biệt là dạy học
hát dân ca giúp thế hệ trẻ hình thành và phát triển niềm tự hào, tự
tôn dân tộc.
Ở Anh, từ thế kỷ 16 dạy học âm nhạc trong trường phổ thông
đã được đặc biệt coi trọng và coi đó là một trong nhưng điều kiện
phát triển một nền giáo dục toàn diện. Dạy học âm nhạc được coi
như một phần giảng dạy của nhà trường, đặc biệt coi trọng dạy học
âm nhạc dân gian và nhấn mạnh giá trị của âm nhạc dân gian gắn
liền với giá trị đạo đức thông qua giảng dạy trong các nhà trường
[1].


Nhóm tác giả Yarmakeev I, Pimenova T, Abdrafikova A,
Syunina A, Nga với nghiên cứu “Folk songs do magic in teaching
speech and grammar patterns in EFL class” , trong nghiên cứu này,
nhóm tác đã khẳng định “các bài hát dân ca có ý nghĩa kích thích


và khuyến khích học sinh học nhiều hơn” [31] đây là một trong
những yêu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, giáo
dục toàn diện cho học sinh.
Ở Mỹ, việc dạy hát dân ca trong các trường phổ thông cũng
được đặc biệt coi trọng, theo Folklore and Folk Songs—Some
Suggestions for Teachers thì giảng dạy lịch sử và văn hóa thông
qua các bài hát dân ca [29]; cùng hướng nghiên cứu đó có đề tài
“Teaching American History with Favorite Folk Songs” - Dạy lịch
sử Hoa Kỳ với những bài hát dân ca yêu thích [28] đã giúp trẻ hết
nối giữa con người với lịch sử dân tộc. Ngoài ra, một số nước như
Anh, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến
dạy học hát dân ca trong các trưởng phổ thông. Tất cả học sinh từ
Tiểu học đến THPT đều biết hát dân ca và các điệu múa dân gian để
từ đó hiểu giá trị truyền thống của dân tộc mình thuộc vùng lãnh thổ
mình sinh sống.
Ở Việt Nam, dạy học hát dân ca đã được quan tâm đưa vào
chương trình dạy học ở các trường phổ thông. Cũng như các nước


có nền giáo dục phát triển, trong chương trình giáo dục âm nhạc ở
Việt nam luôn xác định việc đưa dân ca vào chương trình giáo dục
âm nhạc là việc làm cần thiết góp phần bào tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa dân tộc. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn
“Người địa phương nào trước hết phải biết hát dân ca của địa
phương mình, đó là điều thuận lợi hơn người địa phương khác” [1].
Biết hát dân ca của địa phương mình là thể hiện lòng yêu quê
hương, yêu đất nước, tinh thần tự tôn dân tộc của mỗi người dân
Việt Nam.
Từ năm 2004, GS.Trần Văn Khê và các cộng sự của mình lần
đầu tiên thử 12 mô hình giảng dạy âm nhạc truyền thống tại Trường

THCS Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh. GS.Trần Văn Khê trực
tiếp đứng lớp. Nhiều địa phương thời gian qua đã chủ động đưa di
sản vào trường học. Mỗi tỉnh một cách thức đưa di sản đến gần hơn
với cộng đồng. Tỉnh Bắc Ninh, Nghệ An có phong trào đưa dân ca
vào trường học, ở Phú Thọ có phong trào đưa hát Xoan vào trường
học, Lạng Sơn đưa đàn Tính, hát Then dạy học sinh phổ thông…
Cho đến nay, Việt Nam đã có tổng cộng chín di sản văn hóa
phi vật thể được UNESCO công nhận là: Nhã nhạc cung đình Huế,
Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ,
Hội Gióng đền Sóc và đền Phù Đổng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ


cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử và mới đây là Ví, Giặm Nghệ
Tĩnh... Trong những năm qua, đã có một số tác giả nghiên cứu và
xuất bản những tài liệu về âm nhạc và giáo dục âm nhạc trong
trường phổ thông, tuy nhiên những nghiên cứu về dạy học dân ca
trong trường phổ thông còn rất ít tác giả đề cập. Những nghiên cứu,
những bài viết vẫn còn ở mức độ khái quát trao đổi như “Tạo sức
sống bền vững cho di sản văn hóa từ trường học” của tác giả Lê Hà
đăng trên báo Nhân Dân điện tử ngày 25/3/2015; tác giả Ngô Thục
Khuyên với bài viết “Đưa dân ca vào trường học – Một hình thức
bảo tồn, phát huy di sản hò, ví, giặm xứ Nghệ”; Nghiên cứu “Lan
tỏa làn điệu dân ca quan họ trong trường học” của tác giả Thanh
Thương; “Kết quả bước đầu giảng dạy dân ca Quan họ trong
trường học” của tác giả Nguyễn Văn Cương…
- Các nghiên cứu quản lý dạy học hát dân ca và dạy học hát
dân ca Quan họ Bắc Ninh
Nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý hoạt động dạy hát dân ca
trong trường phổ thông trong những năm gần đây đã có một số tác
giả quan tâm như Tác giả Nguyễn Thị Huyền với đề tài “Biện pháp

quản lý hoạt động dạy Hát xoan trong các trường THCS huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ” đã tập trung nghiên cứu lý luận, đánh giá thực
trạng dạy hát Xoan, quản lý dạy hát Xoan và đề xuất các giải pháp


quản lý hoạt động dạy hát Xoan phù hợp, khả thi đáp ứng yêu cầu
bảo vệ di sản phi vật thể của quốc gia.
Từ xa xưa dân ca Quan họ đã là món ăn tinh thần, một nét đẹp
trong sinh hoạt văn hóa của người dân Kinh Bắc. Mỗi một bài Quan
họ đều có giai điệu riêng. Đến nay, có ít nhất 300 bài (giai điệu)
Quan họ đã được ký âm (ghi âm bằng ký hiệu âm nhạc trên giấy),
gồm những đoạn thơ, bài thơ chủ yếu là thể lục bát do các nghệ
nhân Quan họ xưa bàn giao cho các nhà sưu tầm lưu giữ cho đến
nay. Các bài Quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho
tàng dân ca Quan họ đã được khám phá. Ngày nay, dân ca Quan họ
Bắc Ninh đã phát triển và hoàn chỉnh cả về phương diện âm nhạc,
lời ca và hình thức trình diễn. Các làn điệu dân ca Quan họ ngày
càng phong phú và có phong cách riêng.
Tác giả Chu Thị Ngân với huyện đề tài “Các biện pháp quản
lý hoạt động dạy hát dân ca quan họ Bắc Ninh trong các trường
THCS Thành phố Bắc Ninh” với đề tài này, tác giả chỉ tập trung
đánh giá thực trạng hoạt động dạy hát dân ca trong các trường
THCS trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và đề xuất giải pháp quản lý
hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động học hát dân ca Quan họ Bắc
Ninh chưa được tập trung khai thác, đánh giá thực trạng và đề xuất


giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường
THCS trên địa bàn thành phố.
Có thể nói, các nghiên cứu dạy hát dân ca, dạy học dân ca

quan họ cho học sinh phổ thông đã được một số tác giả quan tâm
nghiên cứu. Những nghiên cứu đó rất có ý nghĩa về mặt lý luận đề
tác giả có thể tham khảo. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên
cứu độc lập về "Quản lý hoạt động dạy học Dân ca Quan họ Bắc
Ninh tại các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh". Vì vậy,
tác giả coi đó là những tài liệu có giá trị tham khảo và kế thừa trong
đề tài của mình.
- Một số khái niệm cơ bản
- Dân ca và dân ca Quan họ Bắc Ninh
- Dân ca
Các tài liệu nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy, hầu hết tất
cả các nước có các bài hát xuất phát từ trong lao động, sản xuất của
quần chúng nhân dân. Người Pháp gọi các bài hất dân ca là những
bài ca phổ cập trong nhân dân, bài ca mang tính quần chúng rộng
rãi. Người thì gọi dân ca là các bài ca của các sắc tộc hay dân tộc
mang tính dân tộc. Người Đức thì cho rẳng đó là những bài hát của
nhân dân.


Ở Việt Nam, khái niệm dân ca theo từ điển Tiếng việt là
“những bài hát lưu truyền trong dân gian, mang đặc trưng vùng,
miền và không rõ tác giả” [23,tr 317]; Hay “Dân ca là những bài
hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác và được nhân dân ca hát theo phong tục tập quán
của từng địa phương, từng dân tộc” [17,tr.11].
Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt
Nam, hiện vẫn đang được sáng tác. Âm nhạc này có nhiều làn điệu
từ khắp các miền cộng đồng người, thể hiện qua có nhạc hoặc
không có của các dân tộc Việt Nam. Do chính người dân lao động
tự sáng tác theo tập quán, phong tục. Trong sinh hoạt cộng đồng

người quần cư trong vùng đất của họ, thường trong làng xóm hay
rộng hơn cả một miền. Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình
dân, sát với cuộc sống lao động mọi người. Các dịp biểu diễn
thường thường là lễ hội, hát làng nghề. Thường ngày cũng được hát
lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa,
trong tình cảm giữa người và người.
Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo GS.TS Trần Quang Hải làm việc tại Trung tâm Quốc gia
Nghiên cứu khoa học về Sơ lược về dân ca Việt Nam: “Dân ca là


những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong dân gian
mà không thuộc về riêng một tác giả nào. Đầu tiên bài hát có thể do
một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người từ đời này qua
đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc… Các bài dân
ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững với thời
gian”[9].
Như vậy có thể khái quát rằng, dân ca là câu hát cửa miệng
nói về thế sự, câu ca thán, là lời nhắc nhở, là lời khuyên, lời cười
nhạo, câu châm biếm, câu mỉa mai thói hư ở đời, hay một ai đó mà
không chỉ đích danh hay đơn giản chỉ nói về sự việc nào đó,...các
bài hát được lưu truyền trong dân gian thong qua việc truyền khẩu
từ thế hệ này sang thế hệ khác, và mỗi một địa phương lại có các dị
bản khác nhau, không biến đổi không phụ thuộc vào bản quyền của
ai.
Từ các cách hiểu biết trên có thể nêu được các đặc điểm chính
của dân ca như sau:
- Dân ca là lời hát của nhân dân trong cuộc sống sinh hoạt
hang ngày trong lao động, sản xuất biểu hiện thái độ tình cảm của

nhân dân; Hát để quên đi sự mệt nhọc trong lao động, hát về phong
tục tập quán, lễ hội, trò chơi…


- Dân ca là lời hát trong dân gian được truyền khẩu từ thế hệ
này qua thế hệ khác.
- Dân ca không của tác giả nào và có nhiều dị bản khác nhau
do lối diễn xướng tự do của người hát thể hiện sự sáng tạo của nhân
dân đồng thời là sự sáng tạo của người hát trong khi biểu diễn.
- Dân ca là những bài hát không rõ xuất xứ chỉ mang tính chất
địa phương, phong tục, tập quán, hoàn cảnh sáng tác, sự thăng trầm
của tình cảm hay những biến cố của lịch sử.
- Thế hiện các cung bậc khác nhau mang nét đặc trưng riêng của
mỗi bài.
- Lời ca trong dân ca đóng vai trò chủ đạo, giai điệu được phổ
theo từ chất giọng nên phụ thuộc vào lời của bài hát.
- Sự phát triển lưu truyền của dân ca chủ yếu dựa vào truyền
khẩu một số ít bài có ký âm.
- Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Dân ca quan họ Bắc Ninh thể hiện tinh thần, triết lý nhân sinh
và bản sắc văn hóa địa phương, là sự gắn kết chặt chẽ tình làng
nghĩa xóm, mối quan hệ giữa các làng với nhau.


Theo các nhà nghiên cứu, dân ca quan họ Bắc Ninh mỗi bài
quan họ đều có giai điệu riêng điều này khác biệt với các loại hình
dân ca khác chỉ có một giai điệu. Điều này có ít nhất 300 bài tương
đương với 300 điệu quan họ được ký âm (Ghi âm bằng ký hiệu âm
nhạc trên giấy). mỗi bài đều có lời ca riêng phù hợp, nhạc và lời
hoàn chỉnh với nhau. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là

một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Ngày
nay quan họ Bắc Ninh đã hoàn chỉnh cả về lời ca, âm nhạc lẫn hình
thức biểu diễn. Các làn điệu quan họ ngày càng phong phú và mạng
phong cách cũng như đặc trưng riêng.
Dân ca Quan họ là loại hình văn hóa phi vật thể. Theo các nhà
nghiên cứu văn hóa, Quan họ có từ thế kỷ 17, bắt nguồn từ tục kết
chạ giữa các làng xóm. Về mặt sáng tạo nghệ thuật dân ca Quan họ
được coi là đỉnh cao của nghệ thuật thi ca. Bắc Ninh có 44 làng
Quan họ gốc, đến nay còn gần 30 làng duy trì được lối chơi văn hóa
Quan họ.
Quan họ là một làn điệu, một loại hình dân ca đặc sắc, một lối
hát giao duyên nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ – Việt Nam
mà tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc.
Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu
của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó được hình


thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu
vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng
sông Cầu chảy qua được gọi là "dòng sông quan họ". Kinh Bắc là
một tỉnh cũ bao gồm cả hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang (và một số
nơi của Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nội ngày nay). Quan họ cũng
được hình thành ở vùng văn hóa Kinh Bắc này. Do có sự chia tách
về địa lý sau đó mà quan họ còn được gắn tên cục bộ địa phương
như quan họ Kinh Bắc, Bắc Giang hay Bắc Ninh.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một hình thức hát giao duyên
giữa các liền anh liền chị. Đây là một trong những làn điệu dân ca
tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng.
Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the
và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội

nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm
thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn
đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người hát Quan họ.
- Trường Trung học cơ sở và hoạt động dạy học dân ca
Quan họ Bắc Ninh tại trường THCS.
- Trường THCS


Tại điều 2, thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm
2011, về ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường
phổ thông có nhiều cấp học quy định:
“Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống
giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và
con dấu riêng” [6].
Theo điều 26, Luật Giáo dục: “Giáo dục trung học cơ sở được
thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào
học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười
một tuổi” [20].
Mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS
được quy định tại điều 27, luật Giáo dục:
“Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học
lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.



3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và
phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ
thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và
hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [20].
Tại điều 3 quy định:
“Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học
Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác
theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp
THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn
lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.
2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của
pháp luật.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến
trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.


4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được
phân công.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động
giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong
hoạt động giáo dục.
6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị
theo quy định của Nhà nước.
7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt
động xã hội.
8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của
pháp luật” [6].
- Hoạt động dạy học hát dân ca Quan họ Bắc Ninh tại các
trường THCS.
Nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng là một loại hình nghệ
thuật thông qua âm thanh mà biểu hiền tình cảm, thái độ và hình
thức khách quan. Âm nhạc có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh
thần con người. Dạy học âm nhạc là quá trình tương tác của giáo
viên và học sinh để đạt mục đích là truyền thụ hệ thống kiến thức


âm nhạc, hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo, ý thức, tình
cảm và biểu hiện thái độ theo yêu cầu trong khi biểu diễn âm nhạc
cho học sinh. Thông qua hoạt động tương tác giữa giáo viên và học
sinh, học sinh tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức âm nhạc và đạt được
mục đích giáo dục âm nhạc.
Dạy học âm nhạc cho học sinh THCS là dạy cái hay, cái đẹp
trong nghệ thuật qua đó hình thành cho học sinh nhân cách toàn diện
về tình cảm đạo đức, khướu thẩm mỹ, đồng thời cung cấp cho học
sinh kiến thức cơ bản cần thiết về khả năng tiếp thu và cảm thụ âm
nhạc, những hiểu biết nghệ thuật âm nhạc từ đó kích thích sự tìm tòi
sáng tạo và phát huy khả năng vốn có của học sinh.
Giáo viên là người tổ chức, lãnh đạo và điều khiển các hoạt
động nhận thức cho học sinh, hỗ trợ học sinh trong việc tìm hiểu,
tiếp cận khám phá tri thức để thể hiện tốt chức năng học tập của
mình.
Giáo viên cẩn có kế hoạch hoạt động cụ thể gồm:
- Đặt ra mục tiêu cần đạt, yêu cầu nhận thức việc học tập của
học sinh.
- Lên kế hoạch dạy học và dự kiến các hoạt động tương ứng

của học sinh (kỹ năng kỹ xảo, kiến thức…).


- Tổ chức các hoạt động theo kế hoạch đã đặt ra của giáo viên –
học sinh.
- Thông qua kế hoạch dạy học của giáo viên kích thích tính tự
giác, tích cực, chủ động tư duy độc lập sáng tạo của học sinh đồng
thời tạo các nhu cầu, động cơ hứng thú, thúc đẩy sự tò mò, thái độ
ham học hỏi và bắt chước của học sinh qua đó xác định cho học
sinh rõ nhiệm vụ học tập của mình.
- Giáo viên giám sát chặt chẽ thái độ học tập của học sinh
bằng việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cua học
sinh, đồng thời có các biện pháp điều chỉnh sai lầm, thiếu sót của
học sinh và điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình.
Về phía học sinh:
- Chủ động tiếp nhận nhiệm vụ và kế hoạch học tập do giáo
viên đề ra.
- Thự hiện các hoạt động học tập và các hoạt động nhận thức
trong bài giảng của giáo viên.
- Học sinh tự giác, chủ động tiếp thu kiến thức, tự điều chỉnh
các hoạt động của bản thân để biến tri thức từ bài giảng của giáo
viên thành tri thức của mình.


- Tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh hành vi, thái độ, nhận
thức của bản thân dưới sự giám sát của giáo viên và của học sinh
khác.
- Đề ra việc tập luyện, thực hành thong qua kết quả kiểm tra
học tập được đánh giá và tự đánh giá.
Hoạt động dạy và học môn âm nhạc có quan hệ thống nhất

biện chứng với nhau. Giáo viên tích cực chủ động sẽ là động lực để
học sinh cố gắng phấn đấu tạo nên sự cộng hưởng tích cực cho quá
trình dạy và học, kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào hoạt
động kia và ngược lại.
- Giáo viên là người đưa ra yêu cầu và nhiệm vụ cho học sinh,
đặt học sinh vào các tình huống cần giải quyết, để học sinh tự rút ra
được nhiệm vụ học tập của mình.
Học sinh nắm được nhiệm vụ phải giải quyết, biến yêu cầu
khách quan thành nhiệm vụ chủ quan của bản thân, chủ động giải
quyết nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên qua sát, tiếp thu ý kiến phản hồi từ học sinh, giải
quyết khó khăn của học sinh đồng thời chỉnh hoạt động của bản
thân cho phù hợp với tình hình thực tế. Học sinh nhận sự giúp đỡ và
điều chỉnh hoạt động học tập của mình.


- Kết thúc giáo viên tổng hợp phân tích kết quả học tập của
học sinh rút kinh nghiệm cho học sinh và cho chính mình.
Tóm lại: Dạy học âm nhạc là một quá trình tác động qua lại
giữa giáo viên và học sinh, dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển
của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực chủ động tiếp thu kế hoạch
của giáo viên, chủ động tự tổ chức tự điều khiển hoạt động học tập
của chính mình để đạt mục đích dạy học của giáo viên.
Dạy học hát dân ca quan họ Bắc Ninh là một trong các hình
thức dạy học âm nhạc, đặc điểm của hoạt động dạy học hát dân ca
quan họ Bắc ninh là giáo viên phát bám sát vào các đặc trưng cơ
bản của lối hát (diễn xướng), các kỹ thuật trong hát quan họ Bắc
Ninh như kỹ thuật lấy giọng, nhả hơi, luyến láy để xây dựng kế
hoạch chi tiết cho bài giảng, học sinh phải chủ động tiếp thu kiến
thức luyện tập và thực hành các kỹ năng và các yêu cầu do giáo

viên đặt ra qua đó hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đề ra.
Việc dạy hát dân ca quan họ Bắc Ninh xưa nay chủ yếu do
truyền khẩu, truyền khẩu làn điệu, cách thể hiện từng câu, từng bài
giữa giáo viên và học sinh được đặt qua nhịp phách và hướng dẫn trực
tiếp từ giáo viên hoặc các nghệ nhân. Nhưng hiện nay, việc dạy và học
hát dân ca quan họ Bắc Ninh có thể được hỗ trợ bằng băng đĩa hình và
tiếng, hoặc các phần mềm hỗ trợ hát theo.


Dạy hát DCQH là một quá trình dưới sự tác động có chỉ đạo,
có tổ chức và điều khiển của giáo viên, HS biết tổ chức, điều khiển
hoạt động nhận thức - học tập của mình một cách tự giác, tích cực
chủ động nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
- Vai trò của hoạt động dạy học dân ca Quan họ Bắc Ninh
với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS.
- Chất lượng giáo dục toàn diện
Đất nước ta đang trong xu hướng hội nhập để phát triển kinh
tế xã hội, yêu cầu đòi hỏi đặt ra với ngành Giáo dục và Đào tạo là
lớn lao và hết sức nặng nề. Những năm gần đây ngành GD&ĐT
nước ta đang chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học
sinh. Điều này được thể hiện rất rõ qua Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
Hội nhập và phát triển đó là xu thế tất yếu. Trong bối cảnh đó,
đòi hỏi cấp thiết là phải xây dựng những con người toàn diện những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, một thực tế hiện
nay là chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Vì thế



nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là hết sức cần thiết và cấp
bách.
Mục tiêu đổi mới giáo dục, giáo dục toàn diện được khẳng định
tại Nghị quyết 29 với mục tiêu tổng quát là “Giáo dục con người
Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng
bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [2].
Qua Nghị quyết chúng ta thấy rằng, giáo dục toàn diện là chú
trọng đến những mục tiêu phát triển con người toàn diện về Đức –
Trí - Thể - Mĩ. Bên cạnh đó phải chú trọng đến năng lực người học.
Giáo dục toàn diện phải song song cả hai mặt vừa rèn đức vừa luyện
tài. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp
trồng người, đến việc giáo dục thế hệ thanh niên, Người từng
nói: “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Có tài mà
không có đức là người vô dụng”.
Như vậy trong nhà trường việc giáo dục đạo đức là vô cùng
quan trọng và được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như
giáo dục qua các môn học, qua các hoạt động xã hội, hoạt động
đoàn thể, hoạt động truyền thống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo…
Qua những hoạt động đó, học sinh tích lũy được những bài học kinh


nghiệm quí báu cho bản thân. Đó là những hành trang vào đời cho
các em mà nhiều lúc những trang sách không thể mang lại.
Mục tiêu cụ thể cho giáo dục phổ thông được xác định như
sau: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,
năng lực công dân, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại

ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn” [2].

- Hoạt động giáo dục toàn diện cho HS
Như vậy, chất lượng giáo dục toàn diện tại các trường THCS
cần được thực hiện tốt những mục tiêu trên nhằm hướng tới giáo
dục và đào tạo con người phục vụ cho sự phát triển của xã hội, của
đất nước, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao và chất lượng nguồn


nhân lực trong thời kỳ đổi mới, công nghiệm hóa và hiện đại hóa đất
nước.
- Vai trò của dạy học hát dân ca Quan họ Bắc Ninh trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Ngay sau khi Dân ca Quan họ Bắc Ninh được vinh danh, thực
hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với Ủy ban liên Chính phủ
công ước UNESCO 2003, về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh
phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh” giai đoạn 1 (2010 - 2012) với 6 tiểu
dự án, trong đó có việc đưa Dân ca Quan họ Bắc Ninh vào giảng
dạy trong các nhà trường (từ cấp mầm non đến cấp Trung học phổ
thông). Ngày 18-5-2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số
63/2011/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch dạy hát Dân ca
Quan họ Bắc Ninh trong các trường học Giai đoạn 2011-2015.
Giá trị truyền thống của văn hóa quan họ Bắc Ninh là phương
tiện phản ánh sâu sắc tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ, niềm khát khao
vươn đến cái đẹp của con người nơi đây từ nhiều đời nay. Giá trị di
sản văn hóa quan họ được thể hiện trên hai khía cạnh cơ bản, đó là
âm nhạc và trang phục. Nét đặc trưng của âm nhạc quan họ là hát
đối đáp giữa một bên là liền anh và một bên là liền chị trong không

gian văn hóa quan họ. Âm nhạc quan họ là lối hát đòi hỏi luyện tập


công phu, có tính tập thể với những lề lối quy định chặt chẽ, được
thực hiện nghiêm ngặt từ tổ chức đến diễn xướng. Trang phục quan
họ không chỉ thể hiện tính thẩm mỹ mà còn bao hàm cả chiều sâu
văn hóa. Trang phục liền chị thường gọi là: “mớ ba mớ bảy”, có thể
mặc ba áo dài lồng vào nhau, gọi là: mớ ba hoặc bảy áo dài lồng vào
nhau gọi là: mớ bảy. Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu. Liền
anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng có lá sen, viền tà, gấu to, dài quá
gối. Bên cạnh đó, những yếu tố hỗ trợ như: lời ca, dáng điệu, thái
độ, ứng xử… Đó là sự tổng hòa quan hệ giữa các yếu tố, những đặc
trưng trong văn hóa vùng miền với nét độc đáo riêng trong âm nhạc,
vừa tạo nên sự thống nhất, lại vừa tạo ra sắc thái độc đáo riêng
không có trong các loại hình âm nhạc khác.
Dạy học hát dân ca QHBN sẽ góp phần tích cực nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh:
- Giáo dục truyền thống địa phương, tình yêu quê hương đất
nước: thông qua hoạt động sẽ giúp học sinh thêm yêu quê hương,
đất nước, yêu con người. Tham gia các hoạt động dân ca, bồi dưỡng
và vun đắp cho học sinh những niềm tự hào dân tộc, thấy được quá
khứ hào hùng, vẻ đẹp của con người Việt Nam. Giúp học sinh thêm
yêu quý và gắng xây quê hương ngày càng phát triển và giàu mạnh


hơn. Ý thức được bản thân phải có trách nhiệm trong việc gìn giữ và
phát huy văn hóa dân tộc.
- Góp phần giáo dục tình cảm, thái độ cho học sinh: Học qua
những làn điệu dân ca QHBN, học sinh sẽ được học cách cư xử, trang
phục, văn hóa của người Việt xưa. Học sinh sẽ rèn luyện được cho bản

thân sự mượt mà, nhã nhặn, cư xử và giao tiếp trở nên khéo léo hơn.
Hình thành tình cảm, nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Rèn luyện thái
độ nghiêm túc, cách đối nhân xử thế hòa hợp...
- Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho học sinh:
Hoạt động sẽ khơi gợi và phát hiện được những tiềm năng âm nhạc
mới cho địa phương. Bồi dưỡng và rèn luyện khả năng, tài trí của
các em với nền tảng môi trường âm nhạc quan họ lâu đời. Giúp học
sinh có cơ hội để bộc lộ và phát triển hết khả năng ca nhạc bản
thân...
- Quản lý hoạt động dạy học dân ca Quan họ Bắc Ninh tại
nhà trường THCS
- Khái niệm
- Quản lý
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Quản lý là chức năng và
hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh
học, kỹ thuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất


×