Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TIỂU LUẬN Chuyên viên chính 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.05 KB, 22 trang )

Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ
Tình huống: Giải quyết tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất giữa hộ ông
Hoàng Văn Chiến và bà Trương Thị Mỵ, thôn Khuổi Củng, xã Xuân Lập,
huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

- Họ và tên học viên: Triệu Văn Minh
- Chúc vụ: Huyện ủy viên, Chủ tịch UBND xã
- Đơn vị công tác: Xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Hà Nội, tháng 11 năm 2018
MỞ ĐẦU
Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

1


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

Quyền lực Nhà nước ta là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quyền lập pháp chính là quyền ban hành, sửa đổi Hiến pháp và các đạo luật;
xây dựng các quy tắc pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Quyền tư pháp
là quyền bảo vệ pháp luật bằng hoạt động truy tố, xét xử và các hoạt động khác liên
quan trực tiếp đến hoạt động xét xử.
Quyền hành pháp là quyền chấp hành pháp luật và tổ chức đời sống xã hội theo
pháp luật. Quyền hành pháp được thực hiện thông qua thẩm quyền lập quy và thẩm


quyền hành chính, trong đó quyền lập quy chính là thẩm quyền ban hành các văn bản
pháp quy (văn bản dưới luật) mục đích là để cụ thể hoá các đạo luật và hướng dẫn thực
hiện luật, đảm bảo pháp luật vào đời sống, xã hội một cách thuận lợi.
Thẩm quyền hành chính là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế-xã
hội, đưa pháp luật vào đời sống, mục đích giữ vững an ninh trật tự xã hội, phục vụ
lợi ích công và công dân, sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài chính công và công
sản để phát triển đất nước một cách có hiệu quả nhất. Hoạt động được thực hiện
thẩm quyền trên chính là hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Hoạt động quản
lý có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của đất nước, nó diễn ra
thường xuyên hàng ngày, ở mọi nơi, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; hoạt động
quản lý nhà nước tiền hành tổ chức, điều hành các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của công dân, tổ chức...bằng việc thực hiện các hành vi hành chính và quan
trọng nhất là việc ban hành các quyết định quản lý nhà nước.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân,
vì dân. Bảo đảm công bằng xã hội là một phương tiện thực hiện quyền làm chủ của
công dân; Như Bác Hồ đã căn dặn “Đồng bào ta có oan ức mới khiếu nại hoặc vì
chưa hiểu rõ chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước mà khiếu nại. Ta giải
quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến
quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ nhân dân đối với Đảng và Chính phủ ngày
càng được củng cố tốt hơn”. Quyền này đã được Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận; quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được
quy định cụ thể hơn trong Luật khiếu nại và Luật tố cáo năm 2011.

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

2


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính


Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật quy định là cơ sở pháp
lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các
cơ quan nhà nước, góp phàn làm trong sạch bộ máy cơ quan nhà nước đồng thời
cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước, nếu giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo góp phần ổn định tình hình
chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ trước đến nay Đảng
và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân, Chính phủ đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp
luật để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế phát các triển đất nước, tạo điều
kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; làm cơ sở cho các cơ quan có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Với xu thế công nghiệp hóa, đô thị hóa, quỹ đất nước ta được khai thác khá
mạnh mẽ cho các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay việc quy hoạch, sử dụng
đất đai cho việc phát triển đô thị, trong sản xuất ở các cấp còn nhiều bất cập.
Việc cải tạo phát triển đô thị thời gian qua đã được các cơ quan quản lý Nhà
nước, chính quyền các cấp thực hiện lập các loại đồ án quy hoạch, quản lý phát triển
theo văn bản của Nhà nước, nhưng nếu không có quy hoạch xây dựng tốt sẽ ảnh
hưởng không nhỏ cho việc quy hoạch và sử dụng đất đai.
Đất đai là một nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi
quốc gia cũng như mỗi gia đình, con người, nhất là trong giai đoạn hiện nay giá trị
của nguồn tài nguyên có hạn này ngày càng được khẳng định qua các hoạt động của
thị trường bất động sản nhà đất hiện nay. Giá trị của nguồn tài nguyên đất đai tăng
cao kéo theo nó là một hệ quả tất yếu các hành vi vi phạm, tội phạm xâm phạm các
quy định về quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên này cũng phát sinh nhiều hơn hàng
năm, ở mọi địa phương, mọi lĩnh vực, tính chất mức độ, hậu quả của nó ngày càng
nghiêm trọng hơn đối với xã hội. Vì vậy, việc lập quy hoạch và lập kế hoạch sử
dụng đóng vai trò quan trọng để thiết lập một hệ thống sử dụng đất đai hợp lý, tiết
kiệm, hiệu quả và bền vững.


Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

3


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

Trước năm 1945, ở Việt Nam đất đai bị thực dân, địa chủ chiếm đoạt. Cách
mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập
(nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ). Và thực hiện khẩu hiệu của
Chủ tịch Hồ Chí Minh "Người cày có ruộng ", người dân được làm chủ mảnh đất
của mình, thoả lòng mong ước từ bao đời nay phải sống trong nô lệ, lầm than. Với
tinh thần như vậy, Điều 188, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định: " Người sử dụng
đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ".
Quản lý nhà nước về đất đai là một trong những nội dung mà nhà nước ta
hiện nay đang quan tâm. Vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất
quản lý. Nhà nước giao đất cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, bảo
đảm các quyền của người sử dụng đất hợp pháp được thực hiện thông suốt, không bị
ách tắc trong giao tiếp dân sự, nhưng phải tránh tình trạng lạm dụng các quyền này
để mua bán đất trái phép, tuỳ tiện; Bảo đảm thời hạn sử dụng đất đúng mục đích,
đúng thời hạn được giao, bảo đảm sự quản lý, kiểm soát của nhà nước thông qua các
chế độ về cho phép, đăng kí việc chuyển quyền sử dụng đất cũng như chế độ thuế
chuyển quyền sử dụng đất.
Chủ sở hữu khi muốn chuyển quyền sử dụng đất nhất thiết phải thông qua
hợp đồng bằng văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực và đăng
ký; Tuy nhiên việc chuyển quyền sử dụng đất dưới bất kỳ hình thức nào cũng chỉ
được tiến hành khi có những điều kiện nhất định về thời hạn thực hiện quyền, người
sử dụng đất chỉ được nhà nước giao đất để sử dụng trong thời hạn do pháp luật quy

định. Vì vậy, họ không thể thực hiện các quyền ấy một cách vô hạn mà chỉ được
phép thực hiện trong một thời hạn nhất định.
Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong
xã hội, đặc biệt khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nhà nước thực
hiện cơ chế quản lý bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì tranh chấp đất
đai phát sinh có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất
phức tạp về mặt nội dung. Tuy nhiên tranh chấp đất đai đang kéo dài với số lượng

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

4


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

ngày càng đông người dân tham gia, thì lại là vấn đề rất đáng quan tâm; để tìm hiểu
nguyên nhân sinh các vấn đề phát sinh để đề ra các biện pháp giải quyết, xung đột
không để trở thành điểm nóng, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tranh chấp đất đai không chỉ bắt nguồn về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý
thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống
chính sách, pháp luật về đất đai... mà còn do những nguyên nhân có tính lịch sử
trong quản lý sử dụng đất đai qua các thời kỳ. Việc nghiên cứu, tìm hiểu tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo trên lĩnh vực đất đai kéo dài dưới khía cạnh nguyên nhân có tính
lịch sử là rất cần thiết không những giúp nhà nước trong nỗ lực xác lập cơ chế quản
lý tranh chấp đất đai một cách có hiệu quản góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện
hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước hiện nay.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước và cùng chịu sự tác động chung của
những biến động, những cơn sốt đất do sự tăng dân số, quá trình đô thị hoá ở trung
tâm huyện, trung tâm các xã và quá trình tiến hành quy hoạch, xây dựng các cụm

công nghiệp, tại huyện Lâm Bình một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, các
tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai cũng phát sinh với những phức tạp khác
nhau mà cơ quan quản lý Nhà nước của địa phương đang phải thụ lý giải quyết.
Từ những kiến thức em đã tiếp thu trong quá trình học lớp bồi dưỡng ngạch
chuyên viên chính khoá 25 - năm 2018 tại Trường Đại học Nội vụ, em chọn tình
huống “Giải quyết tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất giữa hộ ông Hoàng
Văn Chiến và bà Trương Thị Mỵ, thôn Khuổi Củng, xã Xuân Lập, huyện Lâm
Bình, tỉnh Tuyên Quang” để làm tiểu luận cuối khoá, mục đích để nhìn nhận chính
xác các thiếu sót, từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả, tránh những thiếu sót
tương tự trong tương lai.

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

5


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

NỘI DUNG
I. Mô tả tình huống

Xã Xuân Lập cách trung tâm huyện 10km, nằm phía Đông Bắc của huyện, xã
có 05 thôn bản, 568 hộ, 3.101 nhân khẩu; toàn xã có 12 dân tộc, trong đó dân tộc
Mông chiếm 82%, dân tộc Dao chiếm 10% còn lại là dân tộc khác. Xã có 5/5 thôn
thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ. Hệ thống giao thông bị chia cắt bởi các
con suối, đường xá đi lại còn khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa, trình độ dân trí
không đồng đều, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, trong đó cây lúa
là cây trồng chủ lực của xã. Trong năm qua trên địa bàn xã Xuân Lập, tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định. Hiện nay trên địa bàn
xã nói chung vẫn còn nhiều trường hợp lấn chiếm đất công, tranh chấp đất đai, đòi

quyền sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, trái quy định của pháp luật;
giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để
giải phóng mặt bằng công trình phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã; tuy
nhiên việc giải quyết của các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện còn chậm, chưa
kịp thời dẫn đến tình trạng khiếu kiện về đất đai còn nhiều, làm ảnh hưởng không
nhỏ đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.
Xuân Lập là một xã nằm trong lộ trình thực hiện và hoàn thành xã Nông thôn
mới giai đoạn 2015-2020, nên việc thu hồi một số diện tích đất của nhân dân sở tại
để xây dựng một số công trình như: Trụ sở làm việc của Đảng ủy - HĐND- UBND
xã và nhà lớp học, Trạm y tế để sớm đạt tiêu chí về Nông thôn mới.
Ông Hoàng Văn Chiến, sinh năm 1952, địa chỉ thường trú: Thôn Khuổi
Củng, xã Xuân Lập là hàng xóm của gia đình bà Trương Thị Mỵ sinh năm 1973; địa
chỉ thường trú: thôn Khuổi Củng, xã Xuân Lập và bà Trương Thị Mỵ cũng là cháu
họ của ông Hoàng Văn Chiến.
Khi có thông tin huyện có quy hoạch, thu hồi đất để xây dựng một số công
trình hạ tầng của xã trên đất của gia đình mình thi ông Chiến đòi lại đất đã cho gia
đình bà Nghiệp khi gia đình bà Nghiệp mới chuyển đến, để gia đình ông Chiến
trồng cây, chăn nuôi...nhưng gia đình bà Nghiệp nhất định không trả và nói rằng gia
đình ông Chiến đã cho gia đình bà mảnh đất này rồi.
Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

6


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

Đến tháng 4/2014 ông Chiến có đơn gửi Ủy ban nhân dân xã Xuân Lập, huyện
Lâm Bình đề nghị giải quyết vì ông Chiến cho rằng gia đình bà Mỵ cố tình chiếm
đoạt mảnh đất trị giá 200.000.000 đồng; nay mảnh đất đó bị thu hồi để giải phóng

mặt bằng làm trụ sở nhà làm việc của Đảng uỷ- HĐND-UBND xã Xuân Lập, được
đền bù 450.000.000đ.
Theo đơn đề nghị của ông Hoàng Văn Chiến trình bày: “Mảnh đất và nhà của
ông cho gia đình bà Mỵ mượn khi mới chuyển đến ở để trồng cây và chăn nuôi,
hằng năm gia đình ông vẫn nộp thuế nhà đất theo quy định. Đất đã được UBND
huyện Lâm Bình thừa nhận và đã cấp sổ quyền sử dụng đất số E0561431 ngày
18/02/2008 và ông cũng chưa giao một thứ giấy tờ gì liên quan đến việc chuyển
nhượng hay chuyển quyền sử dụng nay ông muốn đòi lại mảnh đất của gia đình ông
thì gia đình bà Mỵ có ý đồ chiếm đoạt đất mà ông Chiến cho mượn để làm vườn”.
Ngay sau khi nhận được đơn của ông Hoàng Văn Chiến, UBND xã Xuân Lập,
huyện Lâm Bình đã thành lập Tổ kiểm tra tiến hành xác minh cụ thể vụ việc trên,
qua kiểm tra giấy tờ về quyền sử dụng đất cho thấy: Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất số E0561431 ngày 18/02/2008 của ông Hoàng Văn Chiến do ông Lê Cù
Thật – Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân huyện Lâm Bình ký: Tại bản đồ 12, số thửa 34,
diện tích 910m2.
Qua kiểm tra UBND xã Xuân Lập xác định: Về giấy tờ quyền sử dụng đất của
gia đình ông Hoàng Văn Chiến là hợp pháp, các sổ nộp thuế nhà đất đúng theo quy
định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình đã đưa vụ việc này ra hoà giải:
Ông Chiến không chấp nhận, ông Chiến cho rằng : “ Tôi chỉ có một yêu cầu là
gia đình bà Mỵ trả lại đất cho tôi, vì hiện nay, mảnh đất gia đình bà Mỵ đang sử
dụng thuộc quyền sử dụng của tôi, đứng tên tôi, hàng năm người nộp thuế là tôi chứ
gia đình bà Mỵ không hề nộp một đồng tiền thuế nào”.
Còn bà Trương Thị Mỵ (đại diện chủ hộ) cho rằng: “Mảnh đất tôi đang sử dụng
tôi biết mọi giấy tờ vẫn thuộc quyền sử dụng của ông Hoàng Văn Chiến. Thực tế ông
Chiến đã cho hai vợ chồng tôi năm 2009 khi tôi mới chuyển đến, tuy không có cơ sở để
chứng minh nhưng tôi đã trồng rất nhiều cây ăn quả và vẫn có quyền sử dụng”.

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25


7


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

Sau nhiều lần hòa giải không thành, ngày 28 tháng 8 năm 2016, UBND xã
Xuân Lập đã giải quyết vụ việc đòi quyền sử dụng đất xảy ra giữa hộ gia đình ông
Chiến và gia đình bà Mỵ như sau:
Gia đình bà Trương Thị Mỵ vẫn được sử dụng khu đất đó trên đất màu của gia
đình ông Chiến (thuộc thửa số 34; diện tích 910 m2).
Gia đình ông Hoàng Văn Chiến không chấp nhận cách giải quyết trên, vì ông
Chiến cho rằng Ủy ban nhân dân xã Xuân Lập giải quyết không công bằng, không
có cơ sở pháp lý và không đúng với thực tế, do vậy đến tháng 10 năm 2016, ông
Chiến tiếp tục có đơn khiếu nại gửi đến UBND huyện Lâm Bình đề nghị giải quyết.
Còn đối với gia đình bà Trương Thị Mỵ, ngay sau khi có văn bản kết luận giải quyết
của UBND xã Xuân Lập, gia đình bà đã trồng thêm nhiều cây ăn quả và xây thêm
chuồng chăn nuôi Lợn bằng gạch xỉ trên mảnh đất đó, việc làm của gia đình bà Mỵ
đã khiến ông Chiến ngày càng bức xúc, lời qua tiếng lại, có lúc dẫn tới căng thẳng,
đại diện thôn và một số bà con láng giềng phải can ngăn.
II. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống

1. Nguyên nhân của tình huống
a. Nguyên nhân khách quan
Do điều kiện kinh tế của đồng nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí
không đồng đều, do vậy bị một số người lợi dụng về chính sách để mua bán trái phép.
Cơ quan chuyên môn cấp huyện thiếu kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chính
sách đất đai tại địa phương. Việc mua bán đất không qua chính quyền địa phương,
việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách còn thiếu, hiện trạng đất thay đổi không rõ nguồn gốc; hệ
thống văn bản về đất đai hiện nay còn có sự chồng chéo và bất cập, điều đó đã gây
khó khăn, tốn kém cho các bên trong giải quyết tranh chấp đất đai và không mang

lại hiệu quả, đồng thời tạo thêm trách nhiệm cho ủy ban nhân dân trong quá trình
quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương;
Đối với Ủy ban nhân dân xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình việc giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực đất đai còn chưa cương quyết nên nhiều vụ việc về đất đai kéo
dài, ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.
b. Nguyên nhân chủ quan

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

8


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

Quá trình giải quyết vụ việc trên của UBND xã Xuân Lập cho thấy còn hạn
chế trong việc giải quyết các vụ việc đề nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
Cán bộ, công chức – những người trực tiếp giải quyết vụ việc không nắm được
đầy đủ chính sách pháp luật của Nhà nước về đất đai, hoặc cố tình vi phạm nên đã
không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nên dẫn tới giải quyết không
thỏa đáng, thiếu khách quan.
Trình độ hiểu biết về pháp luật của công dân còn hạn chế nên dẫn tới vi phạm.
Tư cách đạo đức của người đảng viên (bà Mỵ) có biểu hiện suy thoái, thực
dụng, vi phạm giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc (bà Mỵ có những biểu hiện
chủ mưu chiếm đoạt tài sản của người đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian gia
đình bà Mỵ chuyển đến ở cạnh nhà ông Chiến; vì mảnh đất ông Chiến cho mượn có
vị trí được đền bù với giá cao so với những năm trước).
2. Hậu quả của tình huống
Vụ việc trên đã gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
trên địa bàn mất uy tín của cơ quan, công chức giảm lòng tin của nhân dân, gây bất
bình trong nhân dân, mất đi tình cảm họ hàng, giữa hàng xóm, giảm lòng tin với

nhân dân đối với những người Đảng viên không gương mẫu, không chấp hành chủ
trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước ở nơi cư trú.
Do cách giải quyết của chính quyền cơ sở không kịp thời, dứt điểm, đúng luật,
luật pháp không được thực thi nghiêm minh dẫn tới giảm sút lòng tin của nhân dân
với chính quyền Nhà nước. Người vi phạm sẽ không thực hiện đúng luật, hiệu lực,
hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương sẽ giảm.
Tạo cơ hội cho những kẻ lợi dụng chính sách về tôn giáo, dân tộc, dụ dỗ, kích
động, đặc biện là đồng bào dân tộc thiểu số, nhẹ dạ, cả tin đúng ra tranh chấp, đòi lại
đất đai trước đây đã giao cho tổ chức xã, cá nhân khác sử dụng; thậm trí lợi dụng
việc tranh chấp đất đai để tụ tập đông người làm ảnh hưởng đến chính trị, an toàn xã
hội, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
III. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là yếu tố đầu vào quan trọng có
tác động mạnh đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, là tư liệu sản xuất vô cùng quan
trọng, là vấn đề hết sức nhạy cảm hiện nay được quy định trong (Điều 4 Luật đất đai
Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

9


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

năm 2013) khẳng định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý…”. Trong hai cuộc chống pháp và chống mỹ, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã hi sinh cả tính mạng, của cải vật chất để bảo vệ
từng tấc đất thiêng liên của tổ quốc; sau khi thống nhất đất nước non sông thu về
một mối. Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách giao quyền sử dụng đất
ở lâu dài, đất sản xuất nông nghiệp có thời hạn cho nhân dân, chính quyền địa
phương các cấp, tùy theo thẩm quyền được giao, có trách nhiệm quản lý đất đai tại

địa phương mình, cùng với toàn dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách pháp
luật đất đai mà Đảng và nhà nước đã đề ra.
Nhưng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay thực trạng quản lý
nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhà nước
về đất đai ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn
nhiều bất cập, một số chính sách pháp luật chưa phù hợp.
Vì vậy, mục tiêu giải quyết tình huống được xác định là:
Vấn đề giải quyết xử lý phải thấu tình đạt lý, dứt điểm, không để kẽ hở cho kẻ
xấu, các thế lực thù địch phản động xúi giục các hộ dân khiếu kiện đông người làm
mất an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, huyện.
Thông qua giải quyết tranh chấp các vụ việc kiến nghị, khiếu nại của nhân dân
sẽ tạo được sự ổn định, xây dựng tinh thần đoàn kết, thúc đẩy phát triển sản xuất,
góp phần ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo và từng nâng cao đời
sống cho nhân dân, củng cố vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể ở
cơ sở, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã,
huyện.
Để giải quyết dứt điểm về lĩnh vực này phải tuân thủ luật đất đai năm 2013 và
các văn bản hướng dẫn thi hành, để bảo đảm nguyên tắc. Đất đai thuộc sở hữu của
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý; không chấp nhận việc đòi lại đất cũ của
các đối tượng bị điều chỉnh theo chính sách trước đây của Đảng và Nhà nước.
Xử lý nghiêm những cá nhân lợi dụng việc kiến nghị, khiếu nại, tố cáo để kích
động, gây rối, phá hoại sản xuất, hoa màu, làm mất an ninh chính trị- trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn xã, huyện.

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

10


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính


Giải quyết dứt điểm vụ việc tranh chấp đất đai giữa hộ ông Hoàng Văn Chiến
và hộ bà Trương Thị Mỵ bởi vì vụ việc đã tới mức độ nghiêm trọng do cách giải
quyết của UBND xã Xuân Lập không thỏa đáng.
Đảm bảo tình nghĩa tình anh em, hàng xóm giữa hai gia đình, tình đoàn kết
trong thôn: khi chưa biết thông tin quy hoạch, thu hồi đất để xây dựng trụ sở làm
việc của xã, tình cảm giữa hộ ông Chiến và hộ bà Mỵ vẫn tốt đẹp, chỉ đến khi có
thông tin thu hồi đất để xây dựng trụ sở làm việc của xã vào đất nhà mình thì mới
phát sinh mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa gia đình ông Chiến và gia đình bà Mỵ đã ảnh
hưởng đến trật tự trị an của thôn bởi nhiều lần hai người xảy ra to tiếng, thôn bản
phải đến can thiệp.
Đảm bảo cho pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm túc: Người được Nhà
nước giao quyền sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất một cách
đầy đủ thì phải được đảm bảo về lợi ích.
Đảm bảo pháp luật nói chung, pháp luật về đất đai nói riêng được thực hiện
đảm bảo tính nghiêm khắc và bình đẳng, mọi vi phạm của cá nhân, tổ chức, mọi sự
xâm phạm quyền và lợi ích của người dân phải được xử lý nghiêm minh, giữ gìn kỷ
cương, phép nước.
Trình tự giải quyết đảm bảo đúng quy định pháp luật về khiếu nại, quy định
pháp luật về đất đai, khách quan, công bằng, thể hiện rõ bản chất Nhà nước của dân,
do dân, vì dân.
IV. Xây dựng các phương án giải quyết và lựa chọn phương án tối ưu để
giải quyết tình huống
1. Căn cứ pháp lý để xây dựng các phương án giải quyết tình huống
- Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Luật Tố cáo năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành
2. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống
a. Phương án 1:
Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình chuyển đơn khiếu nại cho UBND xã Xuân

Lập yêu cầu giải quyết bằng hình thức hoà giải tại cơ sở có sự tham gia của Mặt trận

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

11


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

Tổ quốc xã, các tổ chức xã hội khác theo đúng quy định tại khoản 1, khoản 3, Điều
202, Luật Đất đai năm 2013 quy định: “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh
chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ
sở. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh
chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp
với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt
trận, các tổ chức xã hội khác…” để hộ bà Nghiệp thấy rõ trách nhiệm của mình có
nghĩa vụ tháo dỡ nhà ở và các công trình xây dựng. Trả lại quyền sử dụng đất mà gia
đình mình đang sử dụng cho hộ ông Hoàng Văn Chiến, trong thời hạn 3 tháng để có
thời gian tìm nơi ở mới.
- Về ưu điểm của phương án này là:

Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật đất đai, giải quyết được mâu
thuẫn trong nội bộ gia đình, đảm bảo hợp lý, hợp tình, tính khả thi cao.
Phương án hợp lý, dựa trên những chứng cứ xác minh đầy đủ, rõ ràng về nguồn
gốc và các giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất của người đề nghị giải quyết
là hợp pháp.
- Về hạn chế của phương án này là:
Hộ bà Nghiệp không được hỗ trợ chi phí di chuyển, mặt khác trong quá trình
sinh sống trên mảnh đất của ông Chiến, bà Mỵ và gia đình đã đầu tư để xây dựng
một số công trình phụ, khu chăn nuôi và trồng một số cây ăn quả lâu năm, nếu

không được đền bù sẽ gây thiệt hại về kinh tế cho hộ bà Mỵ.
Để thành công nếu giải quyết theo phướng án này cần nhiều thời gian, nhiều tổ
chức tham gia vì bản thân bà Mỵ (chủ hộ) là đảng viên, hiểu rõ quy định pháp luật
nhưng vẫn cố tình vi phạm, hơn nữa cách hòa giải này đã nhiều lần không thành.
Hành vi vi phạm của bà Mỵ không được xử lý nghiêm minh sẽ gây tâm lý bất
bình cho bà con nhân thôn Khuổi Củng, vì vụ việc đã gây mất trật tự trị an trong
thôn bản.
b. Phương án 2:
UBND huyện giải quyết đơn khiếu nại của ông Chiến với biện pháp: giao
Phòng Tài Nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp Phòng Kinh tế và Hạ tầng kiểm

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

12


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

kê, kiểm đếm, xác minh và Ban hành quyết định buộc hộ bà Nghiệp phải di chuyển
tài sản và ông Hoàng Văn Chiến hỗ trợ thanh toán chi phí xây dựng, cây ăn quả, hỗ
trợ di chuyển cho hộ bà Trương Thị Mỵ với số tiền là 11.150.000 đồng (Mười một
triệu một trăm năm mươi nghìn đồng). Nếu hộ bà Mỵ không thực hiện thì tổ chức
thực hiện cưỡng chế buộc hộ bà Mỵ phải thi hành quyết định.
- Về ưu điểm của phương án là:
Giải quyết theo phương án này đảm bảo nhanh chóng, không mất thời gian,
không đòi hỏi phải nhiều tổ chức tham gia giải quyết, thể hiện tính nghiêm minh của
pháp luật. Đặc biệt là việc giải quyết dứt điểm việc khiếu nại kéo dài của công dân.
Đảm bảo tính khách quan và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, được
pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đúng chủ trương đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chế độ quản lý và sử dụng đất

đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, được Nhà nước bảo vệ khi bị người
khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình: Tạo được niềm tin của
nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, khắc phục được tình trạng khiếu kiện về quyền
sử dụng đất kéo dài của nhân dân, thể hiện được bản chất của Nhà nước ta là Nhà
nước của dân, do dân và vì dân
Đảm bảo lợi ích cho hộ bà Mỵ không mất hết cây trồng trên đất mà lại được
bồi thường các khoản tiền chi phí như nguyện vọng.
Hành vi cố tình vi phạm của bà Mỵ được xử lý nghiêm minh, đảm bảo sự bình
đẳng của công dân trước pháp luật.
- Về hạn chế của phương án này là:
Chưa có tính thuyết phục cao. Vì ông Chiến phải trả một khoản tiền chi phí cho
bà Nghiệp khi chính mảnh đất là thuộc quyền sở hữu của mình, và bà Nghiệp phải
trả lại quyền sử dụng đất cho ông Chiến là đương nhiên.
3. Lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tình huống
Qua phân tích ưu điểm và hạn chế của 2 phương án nêu trên thì cho thấy
Phương án 2 là phương án tối ưu nhất, vì giải quyết đảm bảo tính khách quan, có
lý, có tình và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, được pháp luật bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đúng chủ trương đường lối của Đảng,

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

13


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

chính sách pháp luật của Nhà nước về chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất, được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm
phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Giải quyết dứt điểm vụ việc đòi
quyền sử dụng đất của dân. Tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà

nước, khắc phục được tình trạng khiếu kiện về quyền sử dụng đất kéo dài của nhân
dân, thể hiện được bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân. Do vậy, tiểu luận quyết định lựa chọn Phương án 2 là phương án tối
ưu để giải quyết tình huống.
V. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án tối ưu đã được lựa chọn

Bước 1: làm công tác chuẩn bị và ra quyết định thành lập đoàn công tác giải
quyết vụ việc.
- Phân loại, xử lý nội dung đơn (Nội dung đơn là khiếu nại thông báo kết luận
của UBND xã về giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai)
+ Đối với đơn khiếu nại tranh chấp không thuộc quyền để giải quyết thì trong
thời hạn 10 ngày, thì có văn bản nêu rõ lý do không thụ lý giải quyết.
+ Đối với đơn khiếu nại tranh chấp thuộc quyền giải quyết trong thời hạn 10
ngày, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng
văn bản cho người khiếu nại biết.
+ Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định thành lập đoàn giải quyết khiếu nại.
Đoàn giải quyết khiếu nại gồm có Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn và các thành viên,
giao cho Trưởng phòng tài nguyên và Môi trường làm trưởng đoàn.
- Trưởng đoàn có trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết ngay sau khi nhận được
quyết định giải quyết, đồng thời tổ chức quản lý, bàn giao hồ sơ theo quy định của
pháp luật.
- Trường đoàn giải quyết có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giải quyết trình
người ra quyết định phê duyệt trước khi tiến hành xác minh; chủ động thực hiện kế
hoạch xác minh được duyệt và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người ra quyết định xác
minh.
- Chuẩn bị hồ sơ, biểu mẫu có liên quan đến nội dung giải quyết.
Bước 2: Tiến hành thẩm tra, xác minh

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25


14


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

- Công bố quyết định của Chủ tịch UBND huyện tại trụ sở UBND xã nơi xảy
ra tranh chấp, khiếu nại có sự tham gia của Chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch UBND xã
sở tại và các thành phần có liên quan. Việc công bố quyết định phải lập thành văn
bản có chữ ký của các thành phần tham dự và đề nghị UBND xã cử người phối hợp
tham gia cùng với đoàn giải quyết.
- Làm việc trực tiếp với người tranh chấp, khiếu nại và người bị tranh chấp
khiếu nại. Để nắm thêm các thông tin mà các bên đã đưa ra.
- Trực tiếp gặp gỡ đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có
quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại;
việc gặp gỡ, đối thoại phải được tiến hành công khai, dân chủ, việc gặp gỡ, đối thoại
phải được lập biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người liên quan, tóm
tắt kết quả về nội dung đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người
tham gia đối thoại không ký xác nhận phải nêu rõ lý do không ký vào biên bản.
- Tiếp tục xác minh các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan, để bổ sung
thông tin trước khi kết luận vụ việc.
Bước 3: Kết thúc giải quyết vụ việc
- Đoàn giải quyết dự tChiến báo cáo bằng văn bản kết quả thẩm tra, xác minh
gửi Chủ tịch UBND huyện xem xét, báo cáo phải nêu quá trình thẩm tra, xác minh,
phần kiến nghị, đề xuất (có hồ sơ tài liệu kèm theo).
- Căn cứ kết quả thẩm tra, xác minh tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ban
hành giải quyết khiếu nại, nội dung; thể hiện công nhận một phần hay không công
nhận nội dung khiếu nại, nêu quyền của người khiếu nại và người bị khiếu nại nếu
không đồng ý quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại lên Chủ tịch
UBND tỉnh hoặc khởi kiện ta tòa án nhân dân trong thời hạn 30 ngày.
- Tống đạt quyết định giải quyết khiếu nại (đoàn giải quyết khiếu nại có trách

nhiệm tống đạt quyết định giải quyết khiếu nại dưới 02 hình thức sau):
+ Phát hành giấy mời, mời đương sự lên trụ sở UBND xã để công bố và tống
đạt quyết định giải quyết có sự chứng kiến của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND
xã, để các bên liên quan nghiêm túc thực hiện giải quyết của Chủ tịch UBND huyện;

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

15


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

việc công bố và tống đạt quyết định giải quyết khiếu nại phải lập biên bản có chữ ký
của người khiếu nại, người bị khiếu nại và chính quyền UBND xã.
+ Công bố và tống đạt quyết định giải quyết tại nhà người khiếu nại và người
bị khiếu nại có sự chứng kiến của Trưởng hoặc phó thôn bản và tổ chức chính trị,
đoàn thể ở thôn bản.
Bước 4: Đoàn công tác làm báo cáo bằng văn bản về kết quả giải quyết vụ việc
báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện và gửi các cơ quan chức năng có liên quan.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ vụ việc kiện đòi quyền sử dụng đất giữa hộ ông Hoàng Văn Chiến và hộ bà
Trương Thị Mỵ như đã nêu trên cho thấy: Việc giải quyết tranh chấp đất đai của Uỷ
ban nhân xã Xuân Lập cũng rất quan trọng, cần giải quyết đúng luật, tránh trường
hợp người dân khiếu kiện vượt cấp, đông người. Vì vụ việc nhỏ cần phải giải quyết
ngay từ đầu để nhân dân biết và làm theo pháp luật.
Tránh trường hợp để vụ việc kéo dài có nhiều tình tiết phức tạp, khó giải quyết,
gây bức xúc cho nhân dân.
Khi vụ việc mới xảy ra phải khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ và giải
quyết kịp thời.

Các cấp, các ngành chức năng chưa kiểm tra, rà soát đồng bộ lại diện tích,
nguồn gốc đất đai của các hộ gia đình để thống nhất quản lý chặt chẽ.
Qua vụ việc này Đảng, Nhà nước ta cần tiếp tục quan tâm bồi dưỡng, đào tạo
nâng cao trình độ, kiến thức về quản lý đất đai cho công chức địa chính cấp xã hiểu
thêm về các điều luật sửa đổi, bổ sung và các văn bản dưới luật để áp dụng giải
quyết các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để nâng cao hiểu biết,
nhận thức về pháp luật, vận động người dân sống và làm việc theo hiến pháp và
pháp luật.
2. Kiến nghị
Trong giai đoạn hiện nay nhà nước ta cần quan tâm trú trọng việc quản lý nhà
nước về đất đai. Vì đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

16


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

xuất đặc biệt trên địa bàn phân bố dân cư; xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội,
an ninh, quốc phòng. Để công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Xuân
Lập nói riêng và huyện Lâm Bình nói chung có hiệu quả, tránh tình trạng khiếu kiện
đòi quyền sử đất đai giữa các hộ gia đình gây mất đoàn kết nội bộ và làm ảnh hưởng
đến an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội ở khu dân cư.
Trong những năm qua chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều nỗ lực trong
việc giải quyết các vụ việc kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tranh chấp về đất đai của
công dân, giải quyết được khối lượng lớn đơn khiến nại của công dân, góp phần ổn
định tình hình chính trị, trậ tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tuy vậy, việc tranh chấp
đất đai và giải quyết các vụ việc kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai

còn nhiều hạn chế.
Đối với cấp ủy, chính quyền đôi lúc coi nhẹ công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân, chưa phát huy được vai trò của các tổ chức quần chúng, chưa phát
hiện giải quyết kịp thời, có nơi có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm, thiếu thống nhất,
chưa quan tâm đến vấn đề phát sinh ở địa phương, đặc biệt là việc thu hồi đất, bố trí
khu tái định cư, đảm bảo đời sống và hướng nghiệp cho nhân dân.
Công tác hòa giải ở cơ sở chưa được trú trọng, quan tâm đúng mực. Còn có cán
bộ, công chức hạn chế về năng lực, kinh nghiệm công tác, đội ngũ hòa giải cơ sở
còn thiếu về kiến thức pháp luật. Đội ngũ công chức làm công tác giải quyết tranh
chấp đất đai, khiến nại, tố cáo còn yếu về năng lực, am hiểu về pháp luật còn nhiều
hạn chế, chưa được thường xuyên bồi dưỡng về nghiệp vụ.
Việc giải quyết tranh chấp đất đai còn mang nặng về hình thức, mệnh lệnh
hành chính, nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình đạt lý.
Một số văn bản hướng dẫn còn chung chung, chưa thống nhất, đồng bộ, gây
khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.
Từ đó cá nhân có một số kiến nghị sau:
* Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Ban hành quy định thủ tục trình tự và biểu mẫu về giải quyết tranh chấp đất
đai, tạo đồng bộ, thống nhất trong cả nước.

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

17


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và các
văn bản dưới luật, tạo nên hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ để
quản lý, điều hành có hiệu quả, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp

luật về đất đai.
* Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường:
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường tuyên truyền
phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai để mọi người nắm chắc được quyền lợi và
nghĩa vụ của mình trong việc xử lý và sử dụng đất đai đúng đối tượng và mục đích.
Tăng cường hơn các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà
nước về đất đai đối với những đối tượng cố tình vi phạm Luật Đất đai.
* Đối với Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình
Khi có vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai cần giao ngay
cho cơ quan chuyên môn (Phòng tài nguyên và Môi trường) thẩm tra, xác minh đề
xuất giải quyết, vì Phòng Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu giúp
UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên môi
trường trên địa bàn huyện quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLTBTNMT- BNV ngày 28/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ về
việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài
nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng
Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Việc phân công nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện giải quyết các vụ việc tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai không đúng chuyên môn sẽ tạo nên đùn đẩy trách
nhiệm, né tránh trách nhiệm hoặc giải quyết không đúng với các quy định của pháp
luật về đất đai.
Việc không thực hiện triệt để các quy định của pháp luật đất đai ở các cấp làm
cho hồ sơ địa chính không đồng bộ, bản đồ thiếu, thiếu văn bản hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc; xử lý vi phạm không kịp thời dẫn đến công tác quản lý đất đai, giải
quyết tranh chấp đấp đai và giải quyết khiếu nại về tranh chấp đất đai còn gặp nhiều
khó khăn. Công tác lưu trữ tài liệu địa chính chưa tốt nên việc tra cứu gặp nhiều khó

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

18



Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

khăn. Công tác quản lý đất đai ở một số xã chưa được quan tâm đúng mức, cơ cấu tổ
chức cán bộ bị thay đổi.
Tăng cường chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức tuyên truyền giáo dục chính
sách pháp luật cho các xã, thị trấn trong địa bàn huyện, đặc biệt là nội dung các văn
bản luật về đất đai để mọi người dân được học tập và nắm được quyền lợi và trách
nhiệm của mình trong việc sử dụng đất đai
* Đối với các cơ quan chuyên môn:
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với xã trong địa bàn
huyện về việc quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả, kịp thời phát hiện và xử lý
nghiêm minh, giải quyết dứt điểm các hành vi lấn chiếm hoặc chiếm đoạt quyền sử
dụng đất của người khác.
* Đối với UBND các xã, thị trấn:
Rà soát chính xác lại toàn bộ diện tích đất của các hộ gia đình, của tập thể, nắm
rõ nguồn gốc đất để quản lý tốt, tránh xảy ra hiện tượng lấn chiếm đất công. Đồng
thời, từng bước hoàn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ
gia đình theo quy định của Nhà nước.
Cần lưu ý về khâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở đối với các
cấp theo tinh thần Chị thị số 01-CT/TU ngày 14/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
về việc tăng cường lãnh đạo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi được học tập lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, bản thân em đã
được nghiên cứu, học tập kiến thức về quản lý nhà nước. Để giải quyết tốt các vụ
việc, đặc biệt các tình huống trong lĩnh vực quản lý đất đai, phải nắm chắc các văn
bản về pháp luật, các quy định chung về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
đai để áp dụng vào cuộc sống, bản thân tiếp tục nghiên cứu, học hỏi, tìm hiểu nghiên
cứu qua các văn bản quy phạm pháp luật, để phục vụ cho công tác chuyên môn về
lĩnh vực giải quyết đất đai tại địa phương, qua giải quyết phát hiện những bất cập
khó áp dụng tại địa phương, đề xuất, kiến nghị sửa đổi bổ sung kịp thời, góp phần

nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá này./.
----------

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

19


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đất đai năm 2013;
2. Luật Khiếu nại năm 2011;
3. Luật Tố cáo năm 2011;
4. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
5. Nghị định số 75/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Khiếu nại năm 2011;
6. Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo 2011;
7. Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính khóa 25- 2018;
8. Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

20


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính


ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN
+ Nhận xét của cặp chấm:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
..............................................................................................
+ Kết quả điểm:
- Điểm số: .......................................................................................................
- Viết bằng chữ:..............................................................................................

Giảng viên chấm 1

Giảng viên chấm 2

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

21


Tiểu luận tốt nghiệp - Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính

MỤC LỤC
Nội dung


Trang

Phần mở đầu.

1

Phần nội dung

5

I. Mô tả tình huống

5

II. Phân tích nguyên nhân và hậu quả

7

1. Nguyên nhân

7

2. Hậu quả

8

III. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống

9


1. Mục tiêu

9

2. Nguyên nhân

10

IV. Xây dựng các phương án giải quyết và lựa chọn
phương án tối

10

1. Căn cứ pháp lý để xây dựng phương án

10

2. Xây dựng các phương án giải quyết

11

V. Lập Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án tối ưu

13

Phần kết luận và kiến nghị

15


1. Kết luận

15

2. Kiến nghị

16

Triệu Văn Minh, Khóa CVC-25

22



×