Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bài tập lớn môn tư tưởng hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.54 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
A.
B.

MỞ BÀI
NỘI DUNG

I, Khái quát chung
1, Chủ nghĩa Mac – Lê nin.
2,Tư tưởng Hồ Chí Minh
II. Nguồn gốc chủ nghĩa Mac – Lê nin hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Đặc điểm của con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa
Mác – Lê nin
C.

2. Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin
KẾT BÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ BÀI
Chủ nghĩa Mác – Lê nin là đỉnh cao của tư duy nhân loại, thế giới quan, phương
pháp luận khoa học và cách mạng. Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ
nghĩa Mác – Lê nin. Chủ nghĩa Mác – Lê nin là cơ sở thế giới quan và phương pháp
luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với Người đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin
cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản. Từ đây Người thực sự tìm ra
con đường cứu nước chân chính. Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin ở Hồ Chí
Minh diễn ra trên nền tảng những tri thức văn hóa tinh túy và vốn chính trị, vốn hiểu
biết phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu
nước và giải phóng dân tộc. Từ những nhận thức ban đầu về chủ nghĩa Mác – Lê
nin, Hồ Chí Minh đã tiến dần tới những nhận thức lí tính, nghiên cứu chủ nghĩa Mác


– Lê nin sâu sắc hơn. Việc tiếp thu vận dụng chủ nghĩa Mac – Lê nin của Người là
cả quá trình gắn với hoạt động thực tiễn, kết hợp lí luận với thực tiễn, xuất phát từ
yêu cầu của thực tiễn. Người nhấn mạnh rằng, việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác
– Lê nin , trước hết phải nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó là phương pháp
biện chứng , học tập : “tinh thần, lập trường, quan điểm và phương pháo của chủ
nghĩa Mác – Lê nin để áp dụng lập trường , quan điểm và phương pháp ấy mà giải
quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của nước ta”. Người
còn chỉ rõ : “Hiểu chủ nghĩa Mác – Lê nin là phải sống với nhau có tình có nghĩa.
Đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin , tư tưởng và quan điểm Hồ Chí Minh có bước nhảy
vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc
với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, nâng cao chủ nghĩa yêu nước lên
một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Trong cuộc đời hoạt
động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định:Chủ nghĩa Mác – Lê nin là chủ nghĩa
chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất. Đối với người, chủ nghĩa Mác –
Lê nin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn
đề do thực tiễn đặt ra.
Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lê nin đóng vai trò quan trọng, chủ yếu trong việc hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ, bộ phận cơ sở, nền tảng của tư
tưởng Hồ Chí Minh. Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng Mác –
Lê nin , hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi nền tảng của
nó là chủ nghĩa Mác – Lê nin.


NỘI DUNG
I, Khái quát chung
1, Chủ nghĩa Mac – Lê nin
+ Khái niệm: Có thể nói một cách ngắn gọn: Chủ nghĩa Mác-Lênin là thế giới quan
và phương pháp luận khoa học, nó cung cấp cho con người một công cụ để nhận thức
và cải tạo thế giới; nó chỉ ra quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy. Chủ
nghĩa Mác-Lênin là học thuyết về sự giải phóng và phát triển. Nó không những nêu ra

mục tiêu, đối tượng, những quy luật của sự giải phóng và phát triển, mà còn chỉ ra
những lực lượng cách mạng có khả năng thực hiện được sự giải phóng và phát triển.
Đó là giai cấp công nhân.
+ Bản chất: Toàn bộ học thuyết Mác-Lênin có giá trị bền vững xét trong tinh thần
biện chứng của nó, với bản chất cách mạng, khoa học và nhân đạo, chủ nghĩa MácLênin sống mãi trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động trên thế giới và là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và
cách mạng Việt Nam.
2, Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương tại Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ:
"Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư
tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về
sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân
dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa
là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…
II. Nguồn gốc chủ nghĩa Mac – Lê nin hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh


Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lê nin, mà hạt nhân lí luận là triết
học duy vật biện chứng và duy vật lich sử. Nói cách khác, chủ nghĩa Mác – Lê nin là
cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhờ thế giới
quan và phương pháp luận ấy mà Nguyễn Aí quốc đã tiếp thu và chuyển hóa được

những điều hiểu biết quý báu của các thế hệ trước để lại, tạo nên hệ thống tư tưởng
của mình. Không có chủ nghĩa Mác – Lê nin thì cũng không có tư tưởng Hồ Chí Minh
sánh ngang tầm lịch sử và thời đại để giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt
ra của cách mạng Việt Nam.
3.

Đặc điểm của con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa
Mác – Lê nin

Thứ nhất, hành trang tư tưởng khi ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
là chủ nghĩa yêu nước cháy bỏng với một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ
sắc sảo, đã giúp người phân tích đánh giá chính xác về các phong trào yêu nước chống
thực dân pháp giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Theo người đường lối dân
chủ hay quân chủ, cách mạng hay cải lương của các sĩ phu yêu nước đều không thể
đáp ứng được yêu cầu thực tiễn giải phóng dân tộc.
Thứ hai, khác với các nhà yêu nước cách mạng Việt Nam tiền bối , ở Nguyễn tất
thành đã có sự thống nhất giữa mục đích và phương pháp ra đi tìm đường cứu nước,
giải phóng dân tộc. Nhờ đó trong suốt thời gian bôn ba, tìm tòi, khảo nghiệm, với khả
năng tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo, Nguyễn Tất Thành đã hoàn thiện trí tuệ của
mình bằng vốn hiểu biết văn hóa, chính trị và thực tiễn cuộc sống phong phú của cả
nhân loại. Người đã rút ra một số kết luận trong sự phát triển nhận thức của mình: chủ
nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng tàn bạo độc ác, bất công; người lao động
ở đâu cũng bị áp bức bóc lột, chà đạp; dù màu da có khác, nhưng trên đời này chỉ có
hai giống người “giống người áo bức, bóc lột và giống người bị áp bức bóc lột” và
cũng chỉ có một tình hữu ái là thật, đó là tình hữu ái vô sản. Những kết luận ấy dù là
rất gần gũi với những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, song cũng chỉ có
tác dụng giúp cho Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin phù
hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
Thứ ba, khác với các nhà trí thức tư sản phương tây đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin
chủ yếu như đến với một học thuyết nhằm giải quyết những vấn đề về tư duy hơn là

hành động, Nguyễn Aí Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin là để tìm kim chỉ nam


cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng
Việt Nam. Trước khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của V. I. Lê nin, Nguyễn Ái Quốc đã biết đến cách mạng Tháng
Mười và ủng hộ nó chỉ theo cảm kích tự nhiên; đã biết đến V.I. Lê nin và rất kính yêu
V.I. Lê nin, vì ông là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; đã
tham gia vào Đảng xã hội Pháp, vì họ đã tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của các
dân tộc bị áp bức. Điều đó cho thấy tuy đã trở thành đảng viên của đảng xã hội Pháp
song Nguyễn Aí Quốc vẫn là một người dân mất nước, đang khao khát đi tìm độc lập,
tự do cho dân tộc mình và cho các dân tộc bị áp bức khác. Đọc tác phẩm của V.I. Lê
nin, Người đã thấy rõ mối quan hệ thống nhất giữa cách mạng vô sản và cách mạng
giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Nhờ đó, Nguyễn Aí Quốc tìm thấy con đường giải
phóng dân tộc Việt Nam và trở lại nghiêm cứu chủ nghĩa Mác sâu hơn.
Hồ Chí Minh là người chiến sĩ tiên phong lên án chủ nghĩa thực dân đế quốc và cũng
là người thi hành bản án chôn vùi chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam, mở đầu cho sự sụp
đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới
- Viết báo từ năm 1919; đến năm 1926 – 1927: Bản án chế độ thực dân Pháp năm
1925..tập trung vạch trần bản chất tội ác của chủ nghĩa thực dân, nêu lên nỗi đau khổ
của người dân mất nước và nguyện vọng khát khao giải phóng dân tộc, không chỉ ở
Việt Nam mà hầu hết các thuộc địa của Pháp, Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha…và ở khắp
các châu lục…
- Hồ Chí Minh trên góc độ của người thuộc địa, góc độ của các dân tộc bị áp bức đã
phê phán một cách có căn cứ và hết sức sâu sắc chủ nghĩa đế quốc và đã chỉ ra rằng
sức sống của chủ nghĩa đế quốc một phần quan trọng nằm ở thuộc địa. Người nói:
"Hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các
nước thuộc địa hơn là ở chính quốc". Từ đó, Người viết: "CNTB là một con đỉa có
mộtcái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp
vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt

cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu
của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra"; “Tất
cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa.” Đó là nơi CNTB
lấy nguyên liệu cho tất cả các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư tiêu thụ hàng, mộ công
nhân rẻ mạt cho đội quân lao động cho nó và nhất là tuyển binh lính người bản xứ cho
đạo quân phản cách mạng của nó.” Tư tưởng này là sự cụ thể hoá và chứng minh cho


quan điểm của Lênin về sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản của các nước thuộc địa và
các dân tộc bị áp bức để tiêu diệt CNTB - Con đỉa có hai vòi. Người cho rằng cách
mạng vô sản ở các nước tư bản và cách mạng giải phóng dân tộc như đôi cánh của
một con chim. Từ đó Người đi đến kết luận: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản", và Người đã gắn cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân với cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với CNXH,
mang lại sự triệt để cho con người Việt Nam
- Tại ĐH V quốc tế Cộng sản người đấu tranh phê phán những người Cộng sản chính
quốc coi nhẹ vấn đề thuộc địa, không quan tâm đến CM thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc
đã tiến hành đấu tranh phê phán quan điểm sai trái của một số Đảng Cộng sản Tây Âu
trong cách nhìn nhận, đánh giá về vai trò, vị trí cũng như tương lai của cách mạng
thuộc địa và đi đến luận điểm: Các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức của chính mình
đồng thời biết tranh thủ dựa vào sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân
lao động thế giới để trước hết phải đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, rồi từ thắng
lợi cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và đóng
ghóp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới. Cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản ở chính quốc sẽ không thể giành được thắng lợi nếu nó không biết liên minh
với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa.
Thứ tư, khác với nhiều nhà cách mạng trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ
nghĩa Mác – Lê nin theo phương pháp nhận thức mác xít và theo cách cốt nắm lấy tinh
thần, cái cốt yếu, cái bản chất và vận dụng sáng tạo lập trường , quan điểm, phương
pháp của chủ nghĩa Mác – Lê nin để hoach định đường lối chủ trương, giải pháp và

những sách đối phù hợ cho cách mạng Việt Nam. Như vậy, sự kết hợp cả hai phương
pháp đông – tây với thực tiễn cách mạng Việt Nam đã trở thành đặc điểm đặc trưng
riêng có của Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển nhận thức, tư tưởng của mình.
Hồ Chí Minh đã chắt lọc từ văn hóa dân tộc, phương Ðông và phương Tây khát
vọng hòa bình của con người, xây đắp một nền văn hóa hòa bình: Người hiện thân cho
lý tưởng chung của nhân loại: Ðộc lập, tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc.

Phương pháp Hồ Chí Minh. Với tư cách là chủ thể, Hồ Chí Minh không những là một
nhà tư tưởng lớn, nhà chiến lược thiên tài, nhà tổ chức vĩ đại mà ở Người còn nhuần


nhuyễn về phương pháp, đặc biệt là phương pháp cách mạng. Về lĩnh vực này, thế giới
coi Người là bậc thầy. Phương pháp Hồ Chí Minh không chỉ là một khoa học, mà còn
là một nghệ thuật. Ở Hồ Chí Minh, tư tưởng và phương pháp hòa quyện vào nhau. Từ
phương pháp luận, Hồ Chí Minh có những phương pháp hành động cụ thể đạt hiệu
quả cao trong mọi tình huống. Phương pháp Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống
và thực tiễn Việt Nam dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác– Lê nin; từ cái tâm, cái đức, trí
tuệ, bản lĩnh và niềm tin vào nhân dân, vào thắng lợi của cách mạng không gì lay
chuyển được của Người. Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, luôn kết hợp
một cách tài tình lý luận với thực tiễn trên tinh thần "Dĩ bất biến ứng vạn biến". Do đó
Người có khả năng lôi cuốn, quy tụ mọi người Việt Nam, các lực lượng cách mạng và
tiến bộ trên thế giới. Người giải quyết thành công mối quan hệ thời - thế - lực; thiên
thời - địa lợi - nhân hòa...
4.

Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin

+ Luận điểm sang tạo đầu tiên của Hồ Chí Minh là luận điểm về chủ nghĩa thực dân
và vấn đề giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh là người chiến sĩ tiên phong phê phán chủ
nghĩa thực dân, đồng thời cũng là người lãnh đạo dân tộc mình thi hành bản án chôn

vùi chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam, mở đầu cho thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân
trên toàn thế giới.
+ Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ
nghĩa Mác – Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng như các nước phương
Đông. Từ đó Người có quan điểm sáng tạo là gắn chủ nghĩa dân tộc chân chính với
chủ nghĩa quốc tế và nêu lên luận điểm “ chủ nghĩa dân tộc là luận điểm lớn của đất
nước”. Người còn cho rằng, chủ nghã dân tộc nhân danh Quốc tế cộng sản.
+Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Người khẳng định, phải đi từ giải
phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp . Đường lối của cách mạng Việt Nam là đi từ
giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, từng bước tiến lên xã hội chủ
nghĩa , kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Động lực cơ bản của tòan bộ sự
nghiệp cách mạng đó là đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân, nông
dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+ Cũng từ luận điểm cơ bản đó, Hồ Chí Minh đã có những phát hiện sáng tạo về
Đảng cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông dân chiếm đa số dân cư;


xác định qui luật hình thành của Đảng kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước. Đảng vừa đại diện cho lợi ích giai cấp, vừa đại
diện cho lợi ích của dân tộc.
+Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế
quốc, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã
xác định: phải giành chính quyền bằng bạo lực, bằng khởi nghĩa vũ trang và chiến
tranh cách mạng nếu kẻ thù ngoan cố không chịu hạ vũ khí.. Đồng thời thực hiện
chiến lược chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kì; về xây
dựng lực lượng vũ trang toàn dân với ba thứ quân chủ lực….
+ Theo quan điểm Mác – Lê nin, sau khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản
sẽ thiết lập nền chuyên chính vô sản. Vận dụng sáng tạo quan điểm đó vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam, một cuộc cách mạng từ giải phóng dân tộc mà phát triển lên,

cho nên Người đã chủ trương thành lập một nước Việt Nam dân chủ theo tinh thần
Tân dân chủ. Chính quyền cách mạng nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền
riêng của giai cấp nào , mà của chung toàn thể dân tộc
+ Vấn đề chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược (miền Bắc quá độ lên xã hội
chủ nghĩa, miền nam tiếp tục hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng
dân tộc dân chủ) là một sáng tạo lớn có tính cách mạng cao và phù hợp với thực tiễn
đất nước.
KẾT BÀI:
Chủ nghĩa Mác – Lê nin chính là nguồn gốc lí luận quan trọng nhất hình thành nên
tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác – Lê nin là cơ sở thế giới quan và phương
pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhờ thế giới quan và phương pháp luận ấy mà
Nguyễn Aí Quốc đã tiếp thu và chuyển hóa những hiểu biết của các thế hệ trước tạo
nên hệ thống tư tưởng của riêng mình.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Mạnh Tường, Tư tưởng Hồ Chí Minh Một số nhận thức cơ bản,
nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009
2. Giao trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – nxb Chính trị quốc gia Hà Nội - 2003
3. Giao trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – nxb Chính trị quốc gia Hà Nội – 2005
4. Hồ Chí Minh toàn tập – nxb Chính trị quốc gia - 2000
5. Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, nxb
QĐND – 2004.



×