Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề cương ôn thi Cao học Môn Cơ Sở Nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.46 KB, 2 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN CƠ SỞ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(Tuyển sinh cao học các chuyên ngành: Khoa học cây trồng,
Nuôi trồng thủy sản từ năm 2015)
Mục tiêu:
Hướng dẫn cho thí sinh hệ thống hóa kiến thức, ôn tập những nội dung chính của
phần kiến thức khoa học cơ sở ngành Nông nghiệp theo quy chế thi tuyển cao học chuyên
ngành Khoa học cây trồng và chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản.
Nội dung:
Phần I: Cơ sở di truyền nông nghiệp
1.1. Cơ sở vật chất của di truyền:
- Cơ sở vật chất ở mức độ tế bào: Nhiễm sắc thể, các đặc trưng của nhễm sắc thể
theo loài, số lượng, phân bố, cấu tạo và hình thái; Chu kỳ tế bào, phân bào nguyên nhiễm,
phân bào giảm nhiễm, sự hình thành giao tử đực, giao tử cái; Thụ tinh/thụ phấn và sự khôi
phục bộ cơ sở vật chất di truyền trong tế bào.
- Cơ sở vật chất của di truyền ở mức độ phân tử: Khái niệm về DNA, cấu trúc phân
tử, cấu trúc không gian, thành phần hóa học, các tính chất quan trọng của DNA; Trật tự của
các nucleotit trên AND; Mật mã di truyền, quá trình sao mã, quá trình dịch mã; Điều hòa sinh
tổng hợp protein trong tế bào.
- Cấu tạo và hoạt động của gen: Cấu trúc tinh vi của gen, cúc trúc gen ở sinh vật nhân
chuẩn: Sự thành thục của m-ARN sơ cấp và sự đa dạng hóa các sản phẩm; Tổ chức của gen
trong genom; Hoạt động của gen: Quy luật một gen-một men-một tính trạng, quy luật nhiều
gen, nhiều men-nhiều tính trạng; Hoạt động của các gen và quá trình sinh trưởng, phát triển
của sinh vật.


1.2. Các quy luật di truyền của các tính trạng
- Các quy luật di truyền của các tính trạng chất lượng: Ba quy luật di truyền của
Mendel; Các quy luật phân ly khi có hoạt động tương tác gen; Các gen đa alen và quy luật di
truyền của chúng.
- Các đặc điểm di truyền của tính trạng số lượng; Nghiên cứu về các tính trạng số
lượng, ứng dụng của các đặc điểm di truyền của tính trạng số lượng trong thực tiễn sản xuất
nông nghiệp.
1.3. Ứng dụng của di truyền trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp
- Ứng dụng của di truyền trong công tác chọn tạo giống.
- Ứng dụng hiện tượng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp.
- Ứng dụng của P = G + E trong sản xuất nông nghiệp.
Phần II. Sinh lý thực vật và sinh lý động vật thủy sản
2.1. Sinh lý cây trồng
- Sự trao đổi nước ở thực vật: Các động lực hút nước của thực vật, vai trò và ý
nghĩa của nó; Sự thoát nước của thực vật, vai trò và ý nghĩa của nó; Sự cân bằng nước trong
thực vật, cơ sở sinh lý của tưới nước cho cây trồng.
- Quang hợp ở thực vật: Các sắc tố giúp cho hoạt động quang hợp ở thực vật và vai
trò của quá trình quang hợp đối với thực vật; Mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất của
cây trồng.


- Hô hấp ở thực vật: Bản chất của quá trình hô hấp của thực vật, vai trò của hô hấp
đối với thực vật; Mối quan hệ giữa hô hấp với hoạt sống của thực vật, giữa hô hấp và kỹ
thuật trồng trọt, bảo quản nông sản.
- Dinh dưỡng khoáng và nitơ của thực vật: Vai trò sinh lý của các nguyên tố N, P, K
đối với cây trồng; Các nguồn nitơ có trong tự nhiên và khả năng hâp thụ các dạng nitơ đó của
cây trồng; Hiện tượng đối kháng ion trong dinh dưỡng khoáng của thực vật.
2.2. Sinh lý động vật thủy sản
- Sinh lý hô hấp: Đặc điểm và cơ chế hô hấp ở cá, các yếu tố môi trường ảnh hưởng
tới hoạt động hô hấp hấp ở cá.

- Trao đổi chất và dinh dưỡng: Dinh dưỡng ở động vật thủy sản, trao đổi chất ở động
vật thủy sản.
- Sinh lý nội tiết ở động vật thủy sản: Khái niệm về các tuyến nội tiết và hormon ở
động vật thủy sản. Cơ chế tác động của horm tuyến yên ở cá và các hormon sinh dục ở cá.
Cơ chế điều hòa phân tiết hormon.
- Sinh lý sinh sản: Đặc điểm phân hóa giới tính ở cá; Cơ chế của quá trình rụng và đẻ
trứng ở cá; Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với sự thành thục sinh dục và thải sản
phẩm sinh dục ở cá nuôi; Điều khiển giới tính ở cá.
Phần III. Sinh thái, môi trường nông nghiệp
- Các quy luật sinh thái: Môi trường và các yếu tố sinh thái; Quy luật tác động cơ
bản của các yếu tố sinh thái; Định luật tối thiểu, định luật về sự chống chịu, quy luật về sự
chống chịu, quy luật tác động tổng hợp của các yếu tố sinh thái, quy luật tác động không
đồng đều của các yếu tố sinh thái, quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường.
- Sinh thái cá thể và quần thể: Ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,
nước lên cơ thể sinh vật và ứng dụng trong trồng trọt, thủy sản.
- Ứng dụng các quy luật sinh thái học trong nông nghiệp: Vấn đề tối ưu hóa sản xuất
nông nghiệp, các mô hình sinh thái trong sản xuất nông nghiệp, điều khiển các hệ thông sinh
thái nông nghiêp.
- Môi trường và biến đổi khí hậu: Khái niệm về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí
hậu; Tác động của sản xuất nông nghiệp đến môi trường và biến đổi khí hậu; Ảnh hưởng của
ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp.
Tài liệu tham khảo và ôn tập
1. Nguyễn Kim Đường, Phạm Văn Chương, Nguyễn Tài Toàn, Di truyền thực vật, NXB
Đại học Vinh, 2013.
2. Nguyễn Kim Đường, Di truyền cơ sở chọn giống động vật thủy sản, NXB Đại học
Vinh, 2014.
3. Trần Ngọc Hùng, Bài giảng Sinh lý động vật thủy sản, Trường Đại học Vinh 2008.
4. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm, Giáo trình Sinh lý thực vật,
NXB Nông nghiệp, 2000.
5. Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh Lâm, Giáo trình Sinh thái học, NXB Nông nghiệp, 2006.




×