Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ảnh hưởng của xu hướng ly tâm đối với quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN ( 9 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.06 KB, 5 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................................1
NỘI DUNG.............................................................................................................................................................2
I.KHÁI NIỆM XU HƯỚNG “LY TÂM”.......................................................................................................................2
1)Khái niệm xu hướng “ly tâm”........................................................................................................................2
2)Lý do sự xuất hiện xu hướng “ly tâm” ở ASEAN...........................................................................................2
II.ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG LY TÂM TỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN..............................2
III.ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG LY TÂM TỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN...........4
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................................4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................4

LỜI MỞ ĐẦU
Theo cựu Tổng thư kí ASEAN Surin Pittsunway thì: “Năm 2010 tổng kim ngạch
thương mại của ASEAN là khoảng 1,7 nghìn tỉ USD, nhưng chỉ có từ 20 – 25% là thương
mại nội khối”. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến các thành viên ASEAN lại có xu hướng hợp
tác bên ngoài hơn so với các nước trong khu vực – xu hướng ly tâm? Để làm rõ ảnh hưởng
1


của xu hướng ly tâm đối với ASEAN ra sao, em xin chọn đề: “Ảnh hưởng của xu hướng
“ly tâm” đối với quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN” làm đề tài cho bài tiểu luận này.
NỘI DUNG
I.

KHÁI NIỆM XU HƯỚNG “LY TÂM”

1) Khái niệm xu hướng “ly tâm”
Hiện nay, chưa có một khái niệm nào về xu hướng “ly tâm”. Theo từ điển Tiếng Việt thì
“ly tâm” có nghĩa là hướng ra bên ngoài. Do đó, có thể hiểu một cách chung nhất, xu hướng
ly tâm tức là hiện tượng các quốc gia trong một cơ chế hợp tác có xu hướng hợp tác với
quốc gia bên ngoài bằng những hiệp định đối tác toàn diện hoặc song phương thay vi các


cam kết mang tính khu vực. Như vậy, xu hướng ly tâm chỉ xuất hiện khi có cơ chế hợp tác
chung giữa các quốc gia với nhau, làm phá vỡ đi liên kết nội khối trong tổ chức đó. Xu
hướng ly tâm càng mạnh thì liên kết nội khối trong tổ chức đó càng rời rạc.
2) Lý do sự xuất hiện xu hướng “ly tâm” ở ASEAN
Hợp tác nội khối trong ASEAN vẫn còn hạn chế, các nước thành viên của ASEAN chủ
yếu có xu hướng hợp tác với các quốc gia với bên ngoài. Trái lại, buôn bán nội khối của EU
lên đến 50%, đối với những thành viên của EU thì con số này lên đến 80% 1. Vậy đâu là
nguyên nhân xuất hiện xu hướng ly tâm? Tại sao xu hướng ly tâm lại tác động mạnh tới quá
trình xây dựng cộng đồng ASEAN mà sự tác động đó không mạnh ở EU? Có nhiều nguyên
nhân, ta có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, các nước trong ASEAN không có sự đồng nhất về thể chế chính trị. Ở liên
minh Châu Âu, các quốc gia thành viên đã chuyển giao chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực
tiền tệ thì một sự khác biệt khá lớn là các thành viên ASEAN không thể chuyển giao chủ
quyền quốc gia của mình cho ASEAN do các thành viên vẫn chưa có sự tin tưởng lẫn nhau
bởi sự đối đầu giữa 2 hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa từ lịch sử để lại.
Thứ hai, do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các thành viên ASEAN quá
lớn. So với trong khu vực thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu 95 năm
so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore 2. Vì vậy, nếu chỉ hợp tác với các quốc gia
trong khu vực thì đây như một bức tường cản trở sự phát triển về kinh tế của từng quốc gia.
Do đó, các nước ASEAN 4 có xu hướng hợp tác với bên ngoài để thu hẹp khoảng cách về
phát triển giữa các quốc gia, thu hút đầu tư để phát triển. Còn các nước ASEAN 6 cũng
không thể mãi hợp tác với các nước kém hơn mình, các nước đó sẽ có những tham vọng
phát triển kinh tế hơn trước, mở rộng thêm thị trường.

II. ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG LY TÂM TỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
CỘNG ĐỒNG ASEAN
Khác với liên minh châu Âu, thị trường nội địa là một không gian không biên giới mà ở
đó hàng hóa, người lao động, dịch vụ, dòng vốn được tự do di chuyển; các thành viên trong
1


2

Tạp chí mặt trận, số 104 (6-2012)
Website của Tổng hội Xây dựng Việt Nam.

2


EU chuyển giao chủ quyền trong lĩnh vực tiền tệ thì ASEAN chưa có điều này, các thành
viên ASEAN chưa thể đạt được liên kết chặt đó bởi các thành viên ASEAN có xu hướng coi
trọng hợp tác với các quốc gia bên ngoài nhiều hơn so với các thành viên trong ASEAN.
Chính yếu tố này đã làm cho xu hướng ly tâm ngày càng tăng, làm chậm tiến trình liên kết
khu vực và chậm tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN. Ảnh hưởng của xu hướng ly tâm
được thể hiện như sau:
• Trong lĩnh vực chính trị - an ninh: Nguyên tắc đồng thuận là nguyên tắc thể hiện
rất rõ phong cách và dấu ấn của ASEAN khi mọi quyết định phải trên cơ sở tham vấn và
được sự đồng thuận của các quốc gia trong nội khối. Đây là nguyên tắc giữ ASEAN tồn tại
tới ngày nay, bởi nguyên tắc đó giữ được cân bằng giữa các quốc gia; đảm bảo quốc gia đều
có tiếng nói. Nhưng dưới sự tác động mạnh của xu hướng ly tâm đang làm sự kết hợp này
lỏng lẻo; các vấn đề của ASEAN sẽ khó được thông qua khi các quốc gia không có sự đồng
thuận. Vụ việc điển hình đó là lần đầu tiên ASEAN không đưa ra một thông cáo chung tại
hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM-45), do Campuchia không thể đưa ra
được tiếng nói chung về biển Đông – bởi Campuchia đã hợp tác với Trung Quốc để trở
thành con rối của họ, và báo chí gọi đây là “trò chơi tung hứng tại ASEAN 21”3. Như vậy,
lòng tin các các quốc gia thành viên trong nội khối ASEAN đã suy giảm. Ngoài ra, hiện nay
các thành viên ASEAN vẫn đang có những hành động tập trận chung với các quốc gia bên
ngoài như Philippine và Mỹ, Thái Lan với Trung Quốc, hay như Philippine tuyên bố cho
Mỹ làm căn cứ trong trường hợp chiến tranh với CHDCND Triểu Tiên… Với tác động của
xu hướng ly tâm, các thành viên ASEAN đang đi ngược lại với mục tiêu được đưa ra trong
Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (TAC) về thúc đẩy hòa bình, an ninh khu vực châu Á Thái

Bình Dương, tạo ra những bất ổn về chính trị trong nội khối ASEAN dẫn đến liên kết nội
khối ASEAN ngày càng rời rạc, thiếu chặt chẽ.
• Trong lĩnh vực kinh tế: Có thể nói xu hướng ly tâm đang làm phức tạp hoá xây
dựng cộng đồng kinh tế ASEAN. Các quy định ưu đãi trong mỗi FTA giữa thành viên
ASEAN với quốc gia bên ngoài khối chồng chéo lên những quy định trong nội bộ ASEAN.
Điều này không chỉ gây tình trạng khó kiểm soát mà còn làm nảy sinh những khó khăn về
mặt kỹ thuật như phân đoạn cắt giảm thuế không tương thích, hay việc thực hiện các quy
định khác nhau về nguồn gốc xuất xứ trong các FTA riêng rẽ... Với chính sách "chia bó
đũa để bẻ” của các nước lớn, khi mà ASEAN chưa có thành viên nào đủ mạnh làm đầu tầu
cho thương mại nội khối, động cơ thương mại của mỗi nước tham gia FTA khác nhau sẽ
làm chệch hướng hội nhập kinh tế ASEAN, xé nhỏ thị phần ASEAN trong mỗi bạn hàng,
phân tán nguồn lực đáng lẽ nên dành ưu tiên cho xây dựng AEC và AC.
- Xu hướng ly tâm đã đi ngược lại với mục tiêu xây dựng AEC là di chuyển tự do dòng
lao động có tay nghề trong nội khối. Tuy nhiên, khi các FTA hoạt động, các cơ hội khác
nhau cho người lao động lựa chọn nhiều hơn, tiềm ẩn bên cạnh đó là nguy cơ lao động có
3

Báo dantri.com.vn

3


tay nghề tràn sang các quốc gia phát triển đã ký kết FTA với một hoặc nhiều thành viên
ASEAN. Những thay đổi đó tác động rất mạnh vào nguồn nhân lực có tay nghề cao của
ASEAN, gây nguy cơ phân tán nguồn lực mà quá trình xây dựng AEC đang rất cần, đồng
thời đặt ra những thách thức không nhỏ đối với vấn đề an sinh xã hội ở từng thành viên.
Tóm lại, dưới tác động của xu hướng ly tâm, FTA đã trở thành xu hướng khó kìm hãm.
Một trong những đặc điểm của khu vực Đông Á hiện đại là tính phụ thuộc lẫn nhau ngày
càng tăng hơn khi chuỗi cung ứng khu vực được xác lập. Vì vậy, nếu ASEAN không có
chiến lược hợp tác đủ mạnh, không tích cực đẩy nhanh tiến trình hội nhập, AEC và cả AC

sẽ gặp khó khăn trong vai trò làm trục phát triển trong khu vực Đông Á.
• Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội: Việc du nhập nhiều nền văn hoá, nhiều mặt hàng
thông qua việc trao đổi với các quốc gia khác làm mờ đi nên văn hoá đậm đà bản sắc, đồng
thời du nhập thêm nhiều vấn nạn xã hội không tốt khác. Như vậy, xu hướng ly tâm làm
chậm tiến trình xây dựng ASCC, mục tiêu của ASCC sẽ khó đạt được: “xây dựng mọt xã
hội chia sẻ, đùm nọc và đoàn kết trong một bản sắc chung”.
III. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA XU HƯỚNG LY TÂM TỚI QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN
Từ phân tích trên, có thể thấy xu hướng “ly tâm” chậm tiến trình xây dựng cộng đồng
ASEAN. Khi một số quốc gia có xu hướng hợp tác ngoại khối hơn thì hợp tác nội khối sẽ
lỏng lẻo, rời rạc. Điều này đi ngược với mục đích của ASEAN là thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, tiến bộ xã hội và phát triển…
Như vậy, có thể thấy trong một cơ chế hợp tác thì việc chú trọng liên kết nội khối hay liên
kết ngoại khối đều có hai mặt tích cực và tiêu cực. Tuy hợp tác ngoại khối của các thành
viên ASEAN làm giảm khoảng cách giàu nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế đối với từng
quốc gia. Nhưng đối với quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN thì xu hướng “ly tâm” có
ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn.
KẾT LUẬN
Xu hướng ly tâm đang tác động mạnh mẽ tới ASEAN. Do đó, đòi hỏi các thành viên
ASEAN cần có biện pháp thay vì tăng cường liên kết ngoại khối rời rạc – xu hướng ly tâm,
thì tập trung hợp tác ngoại khối trong khuôn khổ chung của ASEAN. Chỉ khi có liên kết
chặt chẽ, ASEAN và các nước thành viên mới có thể nâng cao vị thế, giúp đảm bảo sự ổn
định về chính trị - an ninh, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
***
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội- 2012
4



2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Pháp luật Liên minh Châu Âu,
Trung tâm luật châu Á Thái Bình Dương, Hà Nội - 2011
3. Hiến chương ASEAN 2007
4. Kế hoạch tổng thể xây dựng APSC 2009
5. PGS.TS Hoàng Thị Thanh Nhàn, FTA song phương của các nước ASEAN và
tác động đến Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng ASEAN
6. />7. />ID=10055&CatID=1594&t=news&Lang=VI
8. />9. />
5



×