Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 9 ở trường trung học cơ sở (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 16 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HÓA

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC
PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 9 Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thừa Thiên Huế, năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HÓA

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC
PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 9 Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Version
Select.Pdf
SDKdạy học bộ môn Hóa học
ChuyênDemo
ngành:
Lý luận- và


Phương pháp

Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN TRUNG NINH

Thừa Thiên Huế, năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào
khác.
Họ và tên tác giả

Lê Thị Hóa

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự nổ lực của bản thân còn nhờ có sự

hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, của gia đình và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo
PGS.TS. Trần Trung Ninh, người đã tận tâm hướng dẫn tôitrong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giáo khoa Hóa
học, phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế đã nhiệt
tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và toàn thể các em
học sinh trường THCS Sơn Thủy, trường THCS Hoa Thủy đã giúp tôi trong quá
trình điều tra thực tế và thực nghiệm sư phạm.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên và tạo
điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng chấm luận văn và quý thầy cô

Version
- Select.Pdf
SDK
phản biện đãDemo
dành thời
gian đọc,
nhận xét, góp
ý giúp cho luận văn của tôi được
hoàn thiện hơn. Chúc các quý thầy cô thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc.
Mặc dù, tôi đã cố gắng hết sức nhưng với thời gian có hạn nên luận văn không
tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu sót. Kính mong sự góp ý, nhận xét của quý
thầy, cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, tháng9 năm 2018
Học viên


Lê Thị Hóa

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................................7
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................8
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................8
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .....................................................10
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................11
4. MẪU KHẢO SÁT ................................................................................................11
5. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................11
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .................................................................................11

- Select.Pdf
SDK
7. PHƯƠNGDemo
PHÁP Version
NGHIÊN CỨU
.........................................................................
11
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................12

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ...........................................................................12
NỘI DUNG ..............................................................................................................13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆCTHIẾT KẾ VÀ SỬ
DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƯỚNGTIẾP CẬN PISA TRONG DẠY
HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 9............................................................13
1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...............................................................................13
1.1.1.Các nghiên cứu về thiết kế và sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng
lực cho học sinh ..................................................................................................13
1.1.2.Các nghiên cứu về PISA và bài tập theo hướng tiếp cậnPISA .................14
1.2.Năng lực và năng lực giải quyết vấn đề...........................................................16
1.2.1. Định nghĩa về năng lực ............................................................................16
1.2.2. Năng lực giải quyết vấn đề ......................................................................17

1


1.3. Bài tập hóa học ...............................................................................................17
1.3.1. Ý nghĩa của việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học Hóa học ở
trường THCS ......................................................................................................17
1.3.2. Phân loại các dạng bài tập dùng trong dạy học môn Hóa học ở trường
THCS ...............................................................................................................19
1.3.3. Một số định hướng trong việc xây dựng bài tập hóa học mới .................22
1.4. PISA và bài tập hóa học tiếp cận PISA ..........................................................23
1.4.1. Đặc điểm của PISA ..................................................................................23
1.4.2. Mục tiêu đánh giá ....................................................................................24
1.4.3. Nội dung đánh giá ....................................................................................24
1.4.4. Cách đánh giá trong bài tập PISA ...........................................................25
1.4.5. Đối tượng đánh giá ..................................................................................26
1.4.6. Bài tập hóa học tiếp cận PISA .................................................................26
1.5. Tình hình đánh giá theo tiếp cận PISA ở các nước và ở Việt Nam ...............27

1.5.1. Ý nghĩa của việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp
cận PISA .............................................................................................................27

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
1.5.2. Những
quốc
gia đã tham
gia PISA và
kết quả đạt được ..........................27
1.5.3. PISA Việt Nam – Kết quả, kinh nghiệm và định hướng chiến lược .......29
1.6. Thực trạng sử dụng bài tập theo hướng tiếp cận PISA của giáo viên ở trường
THCS hiện nay.......................................................................................................32
1.6.1. Mục đích điều tra .....................................................................................32
1.6.2. Nội dung điều tra .....................................................................................32
1.6.3. Đối tượng điều tra ....................................................................................32
1.6.4. Phương pháp điều tra ...............................................................................33
1.6.5. Kết quả và đánh giá kết quả điều tra .......................................................33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................34
2.1. Phân tích chương trình phần Hóa học hữu cơ lớp 9.......................................35
2.1.1. Mục tiêu cơ bản của chương trình Hóa học hữu cơ lớp 9 .......................35
2.1.2. Cấu trúc nội dung chương trình Hóa học hữu cơ lớp 9 ...........................36

2


2.2. Nguyên tắc và quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA
trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 9 ......................................................................38

2.2.1. Nguyên tắc ...............................................................................................38
2.2.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA ...............39
2.3. Hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA ................40
2.3.1. Hệ thống bài tập chương 4 “HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU” ............41
2.3.2. Hệ thống bài tập chương 4 “DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON.
POLIME” ...........................................................................................................51
2.4. Sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học
hữu cơ lớp 9 ...........................................................................................................82
2.4.1. Sử dụng khi dạy bài mới ..........................................................................82
2.4.2. Sử dụng khi luyện tập, ôn tập ..................................................................83
2.4.3. Sử dụng khi tự học ở nhà .........................................................................83
2.4.4. Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá ................................................................84
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................85
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .........................................................86

Demo
Version
Select.Pdf SDK
3.1. Mục đích,
nhiệm
vụ thực- nghiệm...................................................................
86
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................86
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................86
3.2. Thời gian, đối tượng thực nghiệm. .................................................................86
3.2.1. Thời gian thực nghiệm .............................................................................86
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................86
3.3. Quá trình tiến hành thực nghiệm ....................................................................87
3.3.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm.............................................................87
3.3.2. Kiểm tra mẫu trước thực nghiệm .............................................................87

3.3.3. Lựa chọn giáo viên thực nghiệm .............................................................87
3.3.4. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................87
3.3.5. Thực hiện chương trình thực nghiệm ......................................................88
3.4. Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm ......................................88
3.4.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm ........................................................88

3


3.4.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm ...........................................................89
3.4.3. Xử lý kết quả thực nghiệm ......................................................................95
3.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. .................................................98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................103
PHỤ LỤC ...............................................................................................................105

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1


BTHH

Bài tập hóa học

2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4

LĐC

Lớp đối chứng

5

LTN

Lớp thực nghiệm

6


OECD

Organization for Economic Co-operation and Development

7

PISA

Programme for International Student Assessment

8

PPDH

Phương pháp dạy học

9

SKG

Sách giáo khoa

10

THCS

Trung học cơ sở

11


TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

12

TNTL

Trắc nghiệm tự luận

11

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

Demo Version - Select.Pdf SDK

5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Nội dung đánh giá của PISA qua các kì [5] .............................................25
Bảng 1.2.Các nước đứng đầu về Khoa học từ năm 2000 - 2015 ..............................27
Bảng 1.3. Các nước đứng đầu về Đọc hiểu từ năm 2003 - 2015 ..............................28
Bảng 1.4.Các nước đứng đầu về Toán học từ năm 2003 - 2015 ...............................28
Bảng 2.1. Phân phối chương trình phần Hóa học hữu cơ lớp 9 ................................37
Bảng 3.1. Thống kê số HS tham gia thực nghiệm đề tài...........................................87
Bảng 3.2. Phân phối tần suất số HS theo điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm ......89

Bảng 3.3. Kết quả học sinh đạt điểm

của 2 bài kiểm tra của trường THCS Sơn

Thủy ..........................................................................................................................89
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1 của
trường THCS Sơn Thủy ............................................................................................90
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 của
trường THCS Sơn Thủy ............................................................................................91
Bảng 3.6. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh trường THCS Sơn Thủy ....92

Demo
Version
Select.Pdf
SDK
Bảng 3.7. Kết
quả học
sinh đạt -điểm
của 2 bài
kiểm tra của trường THCS Hoa
Thủy ..........................................................................................................................92
Bảng 3.8. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1 của
trường THCS Hoa Thủy ............................................................................................93
Bảng 3.9. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 của
trường THCS Hoa Thủy ............................................................................................94
Bảng 3.10. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh trường THCS Hoa Thủy .95
Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng .............................................................97

6



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Kết quả của Việt Nam so với điểm trung bình của OECD ở 3 lĩnh vực ...30
Hình 3.1. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 1 - trường THCS Sơn Thủy ............90
Hình 3.2. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 2 - trường THCS Sơn Thủy ............91
Hình 3.3. Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh trường ...............................92
Hình 3.4. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 1 - trường THCS Hoa Thủy ............93
Hình 3.5. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 2 - trường THCS Hoa Thủy ............94
Hình 3.6. Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh trường THCS Hoa Thủy ..95

Demo Version - Select.Pdf SDK

7


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại là chìa khóa dẫn đến thành công của mọi
quốc gia. Ở Việt Nam, Luật giáo dục nước ta, chỉnh sửa, bổ sung năm 2005 đã nêu
lên mục tiêu của giáo dục "Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi
đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực
tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã khẳng định: "Phát triển giáo dục và
đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”, và
đồng thời nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới,
hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, hòa nhập với xu hướng của các quốc
gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Ở trường THCS hiện nay, môn Hóa học dù được đưa vào giảng dạy muộn


- Select.Pdf
nhất trong hệDemo
thống Version
các môn khoa
học nhưngSDK
có vai trò rất quan trọng trong cuộc
sống của chúng ta. Các kiến thức hoá học không chỉ cung cấp những tri thức hóa
học phổ thông, cơ bản mà còn cho người học thấy được mối liên hệ qua lại giữa
công nghệ hoá học, môi trường và con người.... Tuy nhiên, các bài tập môn Hóa học
đã và đang sử dụng hiện nay ở trường THCS phần nào còn mang tính hàn lâm,
nghèo nàn về nội dung hóa học, chưa thực sự đáp ứng được nhiệm vụ, sứ mệnh to
lớn của môn Hoá học trong nhà trường THCS. Hầu hết HS học xong cấp học THCS
chưa thực sự biết vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế, chưa thấy được vai trò
của hóa học trong đời sống. Và cũng một phần vì đó, các em chưa có nhiều niềm
đam mê, say sưa trong học tập, đặc biệt là với môn Hóa học.
Giáo dục Việt Nam trong năm 2012 có một dấu ấn quan trọng khi lần đầu tiên
nước ta có khoảng 5.100 HS ở độ tuổi 15 của 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành
phố,cùng với hơn 70 quốc gia khác trên thế giới tham gia vào cuộc khảo sát chính
thức của PISA 2012- (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International

8


Student Assessment”, được dịch là “Chương trình đánh giá HS quốc tế” do tổ chức
Hợp tác và phát triển kinh tế (“Organization for Economic Co-operation and
Development”, thường được viết tắt là OECD) khởi xướng và triển khai) từ ngày 12
đến ngày 14 tháng 4 năm 2012. Cho tới nay, Việt Nam đã tham gia 3 kỳ PISA. Lần
đầu tiên Việt Nam tham gia PISA 2012 đã lọt vào top 20, đến chu kỳ lần thứ 2 tham
gia năm 2015, Việt Nam tiếp tục giữ thứ hạng cao, lọt vào top 10 trên tổng số 72

nước tham gia; và chu kỳ gần đây nhất là vào tháng 4 năm 2018, kết quả sẽ được
công bố vào tháng 12 năm 2019.
PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất trên thế giới có tính chu kì (3 năm 1
lần) để đánh giá kiến thức và kỹ năng của HS ở độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giáo
dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. PISA nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu
kỳ. Mục tiêu của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc
phần giáo dục bắt buộc, HS đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc
sống sau này ở mức độ nào. Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định
dựa trên các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào
nội dung các chương trình giáo dục quốc gia. Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các

Demo Version - Select.Pdf SDK

chương trình giáo dục cụ thể, PISA xem xét khả năng của HS ứng dụng các kiến
thức và kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản, khả năng phân tích, lý giải và
truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn
đề.Theo nhận định của nhiều chuyên gia, PISA được đánh giá là cuộc khảo sát tin
cậy về năng lực của HS.
Là người trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS, tôi nhận thấy,
việc sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học môn hóa học
ở trường THCS là rất quan trọng, mang tính thiết thực cao. Tuy nhiên, thực tế hiện
nay, các bài tập hóa học ở trường THCS được xây dựng theo hướng này hầu như
chưa nhiều. Với những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử
dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học
hữu cơ lớp 9 ở trường Trung học cơ sở”.

9


2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học
phần hóa học hữu cơ lớp 9 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường THCS.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học
- Nghiên cứu lý luận về bài tập hóa học trong dạy học hóa học
- Nghiên cứu lý luận về năng lực giải quyết vấn đề
2.2.2.Tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA)
2.2.3. Tiến hành điều tra - quan sát, khảo sát,lấy ý kiến … của GV, HS vềhệ
thống các bài tập hóa học đã và đang sử dụng
Tại 2 trường: Trường THCS Sơn Thủy – huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Trường THCS Hoa Thủy – huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
2.2.4. Thiết kế hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận
PISA

Demo Version - Select.Pdf SDK

2.2.5. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
2.2.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Để bước đầu kiểm nghiệm tính khoa học của hệ thống bài tập và tính khả thi,
hiệu quả của những cách sử dụng đề xuất trong luận văn.
- Nghiên cứu và đánh giá việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 9
theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học ở trường THCS.
- Hoàn thiện hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA
trong dạy học hóa học ở trường THCS.
2.2.7. Đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 9 theo
hướng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học ở trường THCS
Nhằm làm cho việc dạy học Hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, HS có

hứng thú, say mê học tập môn Hóa học.., từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa
học ở trường THCS.

10


3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Nội dung
Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận
PISA.
3.2. Thời gian
Tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 2017-2018.
4. MẪU KHẢO SÁT
- Khối lớp 9 trường THCS Sơn Thủy – huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Khối lớp 9 trường THCS Hoa Thủy – huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
5. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
5.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học ở trường THCSViệt Nam.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình sử dụng bài tập hóa học trong dạy và học môn hóa học hữu cơ lớp
9 đã và đang tiến hành ở trường THCS.
- Thiết kế đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA
trong dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 9.

Demo Version - Select.Pdf SDK

6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế và sử dụng một hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong
dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 9 thì sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
HS góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường THCS.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.1.1. Nghiên cứu về cơ sở lí luận về đổi mới PPDH Hóa học.
7.1.2. Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến việc sử dụng bài
tập trong dạy học Hóa học ở trường THCS
7.1.3. Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến việc thiết kế bài
tập mới trong dạy học Hóa học ở trường THCS
7.1.4. Nghiên cứu các tài liệu về chương trình đánh giá HS quốc tế PISA
7.1.5. Nghiên cứu nội dung, cấu trúc, chương trình hóa học lớp 9
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

11


7.2.1. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát các hoạt động dạy và học có sử dụng bài bập hóa học tại
trường THCS nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với GV và HS để tìm hiểu ý kiến, quan niệm, thái độ ... của họ về
việc sử dụng BTHH trong dạy và học ở trường THCS, cũng như những thuận lợi và
khó khăn mà GV và HS đã gặp phải.
7.2.3. Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng việc sử dụng bài tập của GV và HS trong quá trình dạy và
học môn Hoá học lớp 9.
7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các giảng viên và GV có nhiều kinh
nghiệm về việc sử dụng bài tập trong giảng dạy hóa học trước kia và hiện nay.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Dựa vào giả thuyết khoa học đãđặt ra, tiến hành thực nghiệm ở một số trường
THCS để xem xét hiệu quả và tính khả thi của hệ thống bài tập theo cách tiếp cận

của PISA trong dạy học hóa học lớp 9 đãđược xây dựng.

Demo Version - Select.Pdf SDK

7.3. Phương pháp thống kê
Dùng để phân tích và xử lí các số liệu thu được qua điều tra và thực nghiệm.
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Thiết kế và sử dụnghệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận
PISA nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học Hóa học ở trường THCS.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề xuất, tài liệu tham khảo, luận văn được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài
tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 9
Chương 2: Thiết kế và đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp
cận PISA trong dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 9
Chương 3:Thực nghiệm sư phạm.

12



×