Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy bia hà nội mê linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO

KIỂM TOÁN CHẤT THẢI
NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA HÀ NỘI – MÊ LINH

Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 3
Giảng viên
: ThS. Kiều Thị Hòa

HÀ NỘI, THÁNG 11 – NĂM 201


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT....................................................................1
I. Giới thiệu tổng quan về cơ sở sản xuất...................................................................................1
1. Giới thiệu về nhà máy..........................................................................................................1
2. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành, phát triển......................................................................1
II. Dây chuyền công nghệ..............................................................................................................4
III) Xác định nguyên liệu, năng lượng đầu vào của quá trình sản xuất................................8
3.1 Nguyên liệu........................................................................................................................8
3.2 Nhu cầu về nước cấp........................................................................................................13
3.3 Nhu cầu về năng lượng....................................................................................................15
3.4 .Trang thiết bị sản xuất....................................................................................................15
CHƯƠNG 2. KIỂM TOÁN CHẤT THẢI NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – MÊ LINH.....................18
2.1 Xác định các nguồn phát sinh chất thải trong nhà máy...................................................18
2.1.1 Nước thải......................................................................................................................18
2.1.2 Khí thải.........................................................................................................................20


2.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại...............................................................................22
2.2 Kiểm toán chất thải...............................................................................................................22
2.2.1 Nước thải......................................................................................................................22
2.2.2. Chất thải rắn.................................................................................................................27
2.2.3. Khí thải và môi trường không khí xung quanh............................................................33
2.2.4. Tổng kết quá trình kiểm toán.......................................................................................34
2.3. Các nguyên nhân tổn thất năng lượng, nước và gia tăng chất thải..............................36
2.3.1. Nguyên nhân tổn thất năng lượng................................................................................36
2.3.2. Nguyên nhân tổn thất nước.......................................................................................36
2.3.3. Nguyên nhân làm gia tăng chất thải........................................................................36
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢM TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG, NƯỚC VÀ
GIẢM THIỂU CHẤT THẢI.......................................................................................................37
3.1 Giảm thiểu quản lý và xử lý chất thải rắn.........................................................................37
3.2 Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải........................................................................................41
3.3 Giảm thiểu ô nhiễm với khí bụi và tiêu hao năng lượng..................................................44


MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp sản xuất bia ở Việt Nam có một vị trí quan trọng trong sự
phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, không chỉ đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của xã hội, ngành công nghiệp sản xuất bia đã đóng góp không nhỏ
vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế nước nhà, tạo công ăn việc làm và thu nhập
cho người lao động. Xét riêng ở Việt Nam, sản lượng bia mỗi năm ngày một tăng,
hàng năm lại có các nhà máy bia mới ra đời với công nghệ mới. Tuy nhiên, đặc
trưng cơ bản của ngành sản xuất bia là sử dựng một lượng nguyên liệu, nước và
năng lượng ở mức độ cao. Quá trình sản xuất bia sử dụng nguyên liệu là thực phẩm
và thải ra nhiều chất thải hữu cơ, đặc biệt là chất thải rắn, nên có thể gây ra những
tác động tiêu cực đến môi trường.

K

1

Hiện nay, kiểm toán chất thải ở Việt Nam là một công cụ quản lý mới và được
áp dụng trong một vài năm gần đây. Mặc dù là công cụ mới nhưng các kết quả áp
dụng kiểm toán chất thải tại một số cơ sở sản xuất cho thấy công cụ này mang lại
lợi ích không nhỏ vào việc giảm thiểu chất thải tại cơ sở thông qua việc tìm ra
N
T
những khâu tổn thất nước, nguyên liệu để từ đó đưa ra nhưng phương
án chống
1
thất thoát, giảm thiểu chất thải, tăng hiệu quả của quá trình sản xuất đồng thời cải
thiện chất lượng môi trường
một cách hữu hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu
K
4
quả kinh tế thông qua việc quản lý sản xuất.
Nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh thuộc Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước
giải khát Hà Nội là một trong những cơ sở đi đầu trong việc chấp hành nghiêm
ngặt những quy định về quản lý môi trường và áp dụng công nghệ tiênK tiến vào sản
5
xuất. Tuy nhiên, từ trước đến nay Công ty vẫn chưa được thực hiện một báo cáo
kiểmK toán chất thải nào.
3

Xuất phát từ những lợi ích và hiệu quả của công cụ kiểm toàn chất thải mang
lại đối với ngành công nghiệp, chúng tôi xây dựng đề tài:“ Kiểm toán chất thải
Nhà máy bia của công ty TNHH SABMillerViệt Nam”.
K
6

N
T
2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT
I. Giới thiệu tổng quan về cơ sở sản xuất.
1. Giới thiệu về nhà máy
- Tên doanh nghiệp: Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải
khát Hà Nội – Mê Linh.
- Tên viết tắt: HABECO
- Địa chỉ: xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội.
- Điện thoại: 0438186071
- Fax: 0438186074
- Website: www.habeco.com.vn
- Diện tích xây dựng: 264.880 m3.
- Ngành nghề sản xuất: Sản xuất các sản phẩm bia, rượu và nước giải khát.
- Tổng vốn đầu tư: 2.200 tỷ VND
- Quy mô sản xuất: Nhà máy có quy mô sản xuất với số lượng công nhân viên là
200- 250 người
2. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành, phát triển.
Vị trí địa ly
Nhà máy bia Hà Nội - Mê Linh là dự án của Tổng Công ty CP Bia - Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco) với tổng mức vốn đầu tư gần 2.200 tỷ đồng, được
xây dựng trên diện tích 264.880 m2 tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội do
liên danh nhà thầu Krones AG (CHLB Đức), Lilama Hà Nội và Haskoning Việt
Nam thực hiện.

1



Hình 1: Vị trí địa ly nhà máy bia Hà Nội-Mê Linh

Hình : Mặt cắt mặt bằng nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh
Lịch sử hình thành và phát triển.
Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội Tổng Công ty Bia – Rượu
– Nước giải khát Hà Nội ( SanOTC: Habeco) được thành lập theo quyết định số
75/2003/QĐ – BCN ngày 16 tháng 5 năm 2003 của bộ trưởng Bộ Công Nghiệp; là
Tổng Công ty nhà nước tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty
con.
2


Tiền thân của Tổng Công ty là nhà máy Bia Hommel, Nhà máy Bia Hà Nội,
với truyền thống xây dựng và phát triển hàng trăm năm với những cột mốc lịch sử
như sau:
Năm 1890: Nhà máy Bia Hommel được xây dựng và sản xuất những mẻ Bia
đầu tiên.
Năm 1957: Nhà máy Bia Hommel được khôi phục đổi tên thành nhà máy Bia
Hà Nội.
Ngày 15/8/1958, Bia Trúc Bạch đã được sản xuất thành công và tiếp theo đó
là Bia Hồng Hà, Hà Nội, Hữu Nghị.
Năm 1993: Nhà máy Bia Hà Nội đổi tên thành công ty Bia Hà Nội và bắt đầu
quá trình đổi mới thiết bị nâng công suất lên 50 triệu lit/năm.
Năm 2003: Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thành
lập trên cơ sở sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và thành viên.
Năm 2004 dự án đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, nâng công suất
Bia Hà Nội lên 100 triệu lit/năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng được
nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Năm 2005, HABECO được chấp nhận áp dụng hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO14000:2004.

Năm 2006, khởi công xây dựng Nhà máy bia Hà Nội tại Mê Linh.
Năm 2008, Cổ phần hóa, chuyển đổi mô hình thành Công ty Cổ phần, kỉ niệm
50 năm xây dựng và phát triển.
Năm 2010, hoàn thành dự án đầu tư xây dựng Nhà máy bia công suất 200
triệu lít/ năm tại Mê Linh, Hà Nội với hệ thống thiết bị đồng bộ hiện đại nhất Đông
Nam Á.
Năm 2015, xây dựng mới Viện kĩ thuật Bia – Rượu – NGK Hà Nội tại nhà
máy bia Hà Nội – Mê Linh và chính thức đi vào hoạt động.

3


II. Dây chuyền công nghệ
Nhà máy sử dụng công nghệ lên men bia malt (đại mạch). Nguyên liệu chính
đưa vào sản xuất là malt, gạo, hoa Houblon và một số phụ gia khác.
Tỷ lệ nguyên liệu nấu được áp dụng tại nhà máy bia SABMillerViệt Nam là
70% malt và 30% gạo, áp dụng công nghệ lên men hiện đại: lên men chính và lên
men phụ tiến hành trong cùng một tank.
Lên men chính: to = 8 – 10oC
Lên men phụ: to = 2 – 3oC
Hạ nhiệt độ xuống trước khi lọc: to = -1 – 0oCBia được chiết vào chai và lon
có dung tích 355ml, 330ml, 450ml.

4


Hình : Sơ đồ công nghệ nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh
5



Thuyết minh quy trình công nghệ.
Quy trình công nghệ của Nhà máy bia Hà Nội- Mê Linh được mô tả qua 4
công đoạn như sau:
(1)

Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu

- Làm sạch malt:
Malt để trong kho có bụi và các tạp chất khác như lá cây, đá. Để làm sạch
malt có thể sử dụng các thiết bị sàng phân loại để phân loại theo kích cỡ, thiết bị
hút kim loại.
- Nghiền nguyên liệu:
Malt và gạo được xay nghiền thành hạt nhỏ nhằm tăng bề mặt tiếp xúc với
nước làm cho thành phần của chất nội nhũ với sự xâm nhập của nước nhanh hơn,
thúc đẩy quá trình đường hóa, quá trình thủy phân khác nhanh và triệt để hơn.
Có 3 giải pháp để tiến hành nghiền malt ở trạng thái khô, nghiền có phun ẩm
vào hạt, và nghiền malt cùng với nước. Ở nhà máy dùng nghiền malt cùng với
nước.
(2)

Công đoạn nấu

Nhằm chuyển hóa các thành phần chính của malt và gạo thành những chất
hòa tan trong nước (các loại đường, acid amin, protein, polypeptide) và loại bỏ các
chất không hòa tan ra ngoài.
- Các quá trình xảy ra khi nấu:
+ Đường hóa:
Quá trình đường hóa chia thành 3 giai đoạn:Sự hồ hóa, sự dịch hóa và sự
đường hóa
+ Lọc tách bã: Dịch sau khi nấu đường hóa được gọi là hồ malt chứa rất

nhiều các chất không hòa tan, điển hình là cellulose và tinh bột sống, nhằm mục
đích thu được nước mout trong,thành phần chủ yếu của phần lỏng là nước và các
chất hòa tan.
6


Rửa bã nhằm lấy lại các chất hòa tan còn lại nằm trong hèm. Nước nha trong
khi nguội có độ nhớt tăng cao, vì vậy nước rửa bã phải có nhiệt độ cao (83oC) làm
sao để khối bã đạt 75oC. Tiến hành theo hai bước ép dịch và rửa bã.
Yêu cầu kỹ thuật: dịch ép phải trong nhiệt độ sau lọc là 75oC.
+ Houblon hóa: Hòa tan chất đắng, chất thơm, chất chát tạo mùi vị và màu
cho bia.
Polyphenol, chất đắng, chất chứa nitơ trong bia là những chất tạo sức căng bề
mặt có hoạt tính cao, tạo độ bền bọt trong bia.
+ Lắng trong: Lắng cặn để loại bỏ toàn bộ cặn thô và cặn mịn ra khỏi dịch
đường nhờ thùng lắng đảm bảo yêu cầu của dịch đường lên men và không gây ảnh
hưởng đến chất lượng của bia.
+ Làm lạnh: Hạ nhiệt độ đến điểm thích hợp cho nấm men phát triển.
(3)

Công đoạn lên men

Đây là giai đoạn quan trọng quyết định cho chất lượng và hiệu suất sản xuất.
Cơ sở của quá trình này là chuyển hóa đường thành rượu và CO2 dưới tác nhân là
nấm men tạo thành bia non.
Lên men dịch đường Houblon hóa diễn ra qua hai giai đoạn:
+ Lên men chính: Nhằm chuyển các chất đường dextrin phân tử lượng thấp
thành rượu etylic, CO2 và một số sản phẩm phụ khác theo yêu cầu kỹ thuật và chất
lượng của sản phẩm. Thời gian lên men kéo dài 6-7 ngày, nhiệt độ lên men là
10oC.

+ Lên men phụ: Nhằm làm chín bia, tạo ra các sản phẩm bậc hai, hòa tan
CO2, tạo hương vị cho bia, rút cặn men và các chất kết lắng.Nhiệt độ lên men là 12 oC.
(4)

Công đoạn lọc trong

Lọc bia:Làm cho bia có độ trong sáng đúng yêu cầu chất lượng. Tách triệt để
các phần tử rắn lắng, khếch tán trong bia. Làm ổn định và gia tăng độ bền vững
7


sinh học hóa học cho bia. Lọc loại bỏ hầu hết các sinh vật kể cả nấm men. Bởi vì
sau khi lên men phụ vẫn còn tồn tại gây đục bia.
(5)

Công đoạn chiết chai và hoàn thiện sản phẩm

+ Chiết chai:Nhằm dễ dàng vận chuyển bia đến nhiều nơi với số lượng lớn
mà vẫn đảm bảo chất lượng, hương vị đặc trưng của bia và các chỉ tiêu cảm quan
vi sinh khác.Bia được chiết trong hệ thống kín theo nguyên tắc đẳng áp, hạn chế sự
tiếp xúc giữa bia và không khí.
+ Thanh trùng
Dùng chế độ thanh trùng gián tiếp. Bia sau khi được rót chai và dập nắp được
đưa qua hệ thống thanh trùng nhờ băng tải. Các chai đi qua hầm thanh trùng sẽ
được trải qua các chế độ nhiệt độ khác nhau. Chế độ thanh trùng là 600C trong 20
phút. Sau đó chai được làm nguội xuống nhiệt độ thường.
+ Dán nhãn
Chai bia khi đã thanh trùng được đưa qua thiết bị dán nhãn để hoàn tất sản
phẩm.
III) Xác định nguyên liệu, năng lượng đầu vào của quá trình sản xuất.

3.1 Nguyên liệu
3.1.1 Nguyên liệu chính
Malt (đại mạch) và nguyên liệu thay thế (gạo tẻ)
Malt là nguyên liệu chính, là loại ngũ cốc có tỉ lệ glucid/protein thích hợp cho
sản xuất bia. Malt được sản xuất bằng cách cho đại mạch nảy mầm, sấy khô, tách
rễ, làm sạch trong điều kiện thích hợp về độ ẩm, nhiệt độ, độ thông thoáng, ta thu
được malt đại mạch để sản xuất ra bia.
Tại Việt Nam, malt không trồng và sản xuất được nên nguyên phải nhập khẩu
và giá thành khá cao. Để hạ giá thành sản phẩm và cải tiến hương vị của bia có thể
thay thế thay thế một phần nguyên liệu khác như gạo, ngô, đường, siro, nhưng chủ
yếu vẫn là malt.
8


Tại nhà máy sản xuất bia Hà Nội – Mê Linh, Malt được sử dụng được nhập
khẩu từ Úc, Pháp và nguyên liệu thay thế malt là gạo tẻ được thu mua trong nước.
Một số chỉ tiêu cảm quan của malt và gạo tẻ:
- Có màu sắc tự nhiên: malt có màu vàng tươi và gạo tẻ có màu trắng sữa.
- Có mùi thơm tự nhiên, không có mùi ẩm mốc, không bị mối mọt, bao bì
nguyên vẹn.
- Không lẫn tạp chất, đất, sỏi, đá, rơm, rác.
Thành phần hóa học của malt và gạo tẻ
Bảng : Thành phần hóa học của malt tính theo khối lượng chất khô:
Thành phần
Tinh bột
Saccarozo
Đường khử
Protit
Xenluloza
Đạm hòa tan

Chất béo
Chất tro

Phần trăm
60 – 65 %
3–5%
2–4%
7–9%
4–6%
3%
2–3%
2,5 – 3 %

Bảng : Thành phần hóa học của gạo tẻ tính theo khối lượng chất khô
Thành phần
Tinh bột
Các loại đường
Protit
Chất béo
Chất khoáng

Phần trăm
70 – 75 %
2–5%
7–8%
1 – 1,5 %
1 – 1,2 %

Do thành phần gạo chứa nhiều tinh bột, ít protit do đó trong quá trình nấu ta
thu được một lượng lớn các chất hoa tan (khoảng 85% chất khô) nếu tỉ lệ gạo

khoảng 30% hoàn toàn có thể thu được sản phẩm bia có chất lượng tương đương

9


sản xuất từ malt. Vì vậy, tại nhà máy sản xuất bia Hà Nội – Mê Linh sử dụng lượng
gạo tẻ thay thế malt là 30%.
Hoa Houblon
Hoa Houblon là nguyên liệu chính thứ 2 để sản xuất bia. Hoa Houblon tạo vị
đắng dễ chịu cho bia, hương thơm đặc trưng, tưng khả năng tạo và giữ bọt, tăng độ
bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm, đồng thời có tác dụng sát
trùng do đó kéo dài thời gian bảo quản.
Bảng : Thành phần hóa học của hoa Houblon tính theo % chất khô:
Thành phần
Hàm ẩm
Chất đắng
Polyphenol
Protein
Tinh dầu thơm
Xenluloza
Chất khoáng
Các hợp chất chứa

Phần trăm
11%
15 – 21 %
9 – 15 %
6–9%
0,3 – 1 %
12 – 14 %

5- 8 %
17.5 %

Độ hòa tan

42 – 45 %

nito

Trong quá trình sản xuất tại nhà máy, hoa houblon được sử dụng dưới dạng
hoa viên và cao hoa được nhập khẩu từ Tiệp và Đức.
Men bia
Được sử dụng trong quá trình lên men chính và lên men phụ nhằm chuyển
hóa đường trong dịch nha thành ethanol, cacbondioxide cùng với các sản phẩm phụ
và các sản phẩm trung gian từ quá trình trao đổi chất của nấm men.
Nấm men được dùng trong sản xuất bia là loại vi sinh vật đơn bào, thường
dùng chủng Saccharomyces Carlsbergensis (nấm men chìm), thích nghi với điều
kiện sinh trưởng ở nhiệt độ thấp, thuận lợi cho việc tháo và thu hồi men sữa, ít sản
phẩm phụ.
10


3.1.2 Các nguyên liệu khác và hóa chất sử dụng
Trong sản xuất bia, ngoài những nguyên liệu không thể thiếu như malt, hoa
houblon, men, người ta dùng đến một số nguyên liệu hay hóa chất phụ. Tùy theo
yêu cầu kĩ thuật, công nghệ, mà những nguyên liệu phụ và hóa chất sử dụng với
hàm lượng khác nhau, gọi chung là phụ gia và chia thành 2 nhóm chính:
Nhóm phụ gia trực tiếp:
Gồm tất cả các nguyên liêu và hóa chất có mặt trong thành phần của sản phẩm
với kiểm soát chặt chẽ từ hàm lượng cho phép.

- Các hóa chất xử lý độ ứng, điều chỉnh độ kiềm của nước như HCl,
Al2(SO4)3, 16H2O, CaSO4,...
- Các hóa chất đưa vào để ngăn chặn quá trình oxy hóa những thành phần
trong bia như acid ascorbic, H2O2,...
- Các hóa chất điều chỉnh pH: H2SO4, acid lactic, CaCl2,...
- Chất tạo màu cho bia: Caramen
Nhóm phụ gia gián tiếp:
Gồm tất cả các nguyên liệu và hóa chất được sử dụng trong quy trình công
nghệ nhưng không được phép có mặt trong sản phẩm:
- Các bột trợ lọc: PVVP, kizelgua,...
- Các hóa chất để vệ sinh thiết bị, vệ sinh phân xưởng như H 2SO4, KmnO4,
NaOH,...
- Các chất được dùng làm tác nhân làm lạnh NH3, glyeol, nước muối,...
3.1.3 Thông kê lượng nguyên liệu sử dụng
Bảng. Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất 01 mẻ bia tai nhà máy
STT

Tên

Số lượng/mẻ

11

Đơn vị

Xuất xứ


1


Gạo

1.800

Kg

Việt Nam

2

Malt

4200

Kg

Úc

3

Hoa Houblon

6

Kg

Đức

4


Men giống

3250

Lít

Đan Mạch

5

Bột trợ lọc

330

Lít

Mỹ

6

Nước

646.000

Lít

Việt Nam

7


Chai, lon

504.000

Chai

Việt Nam

8

Nắp

500

Kg

Việt Nam

9

Nhãn

275

Kg

Việt Nam

10


Két đóng bia

20

Két

Việt Nam

11

Thùng cát tông

12

Và một số phụ liệu khác

Việt Nam
(Nguồn: Số liệu nhà máy cung cấp)

Trong quy trình sản xuất của nhà máy, việc sử dụng nguyên liệu không tránh
khỏi những hao phí. Dưới đây là bảng thống kê hao phí nguyên liệu trong quá trình
sản xuất tại nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh.
Bảng 1.0. Hao phí nguyên liệu trong quá trình sản xuất
STT

Tên nguyên liệu

% hao phí

Lượng hao phí


1

Chai/lon rỗng

%

0,2655

2

Nắp

%

0,1885

3

Nhãn than

%

0,057

4

Nhãn cổ, lưng

%


0,062

5

Thùng giấy

%

0,834

(Nguồn: Số liệu nhà máy cung cấp)

3.2 Nhu cầu về nước cấp
Nước cấp là 1 trong những nguyên liệu chính để sản xuất ra bia (nước chiếm
80 – 90 % trong bia). Nước trong nhà máy bia được sử dụng với hai mục đích
12


chính: nước trực tiếp sản xuất bia (quá trình hồ hóa, đường hóa, lọc rửa bã, ngâm
malt và gạo, nước pha thêm trong quá trình điều chỉnh nồng độ) và nước dùng đề
vệ sinh các thiết bị, máy móc, nhà xưởng, nước cho sinh hoạt của công nhân....
Thành phần và tính chất của nước thì ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình công
nghệ và chất lượng bia thành phẩm. Vì vậy nước dùng trong sản xuất phải được xử
lý và kiểm tra chặt chẽ trước khi đưa vào sử dụng.
Bảng : Thành phần vật ly, hóa học của nước
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Màu
Mùi
Độ trong
EBC
Ph
Kiểm tổng
ppmCaCO3
o
Độ cứng chung
GH
2+
Ca
ppmCa
2+
Mg
ppmMg
Fe

ppmFe
Mn
ppmMn
Cl
ppmCl
Cl2
ppmCl
Chỉ tiêu VSV theo chất
lượng 11/Cn

Hàm lượng
Không màu, trong suốt
Không mùi
< 0,5
6,5 – 7,5
20 – 80
3–8
10 – 50
< 20
≤ 0,05
≤ 0,05
24- 28
0

Thống kê lượng nước sử dụng tại các khu vực của nhà máy tính trung bình
trên 1000 L bia.
Bảng 1: Số liệu sử dụng nước tại các khu vực sản xuất bia tại nhà máy
Khu vực

Lượng nước (m3/1000L bia)


Nguyên liệu

1,3

Vệ sinh

2,9

Truyền nhiệt

0,7

Khác

1,6
13


Tổng

6,5

3.3 Nhu cầu về năng lượng
Điện được sử dụng để vận hành các máy móc, thiết bị, hệ thống chiếu sáng.
Trong nhà máy sx bia các khu vực tiêu thụ điện năng là: khu vực làm lạnh, chiết
chai, khí nén, thu hồi CO2, xử lý nước thải, các khu vực khác như bơm, quạt điện,
chiếu sáng.
Trung bình, để sản xuất 1000L bia trong nhà máy, lượng điện tiêu thụ khoảng
130 kWh.

3.4 .Trang thiết bị sản xuất
Qua bảng thống kê thiết bị của nhà máy, sau đây nhóm xin được liệt kê một số
máy móc có trong nhà máy ở cả khu vực sản xuất và khu vực văn phòng như sau:
Bảng 1. Thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất của nhà máy

STT

Số
Lượng

Tên thiết bị

(chiếc)

Công
suất
(kW)

Thời gian
hoạt động
TB / ngày
(giờ)

Đơn vị

Xuất xứ

Khu vực sơ chế nguyên liệu
1


Quạt hút nguyên liệu

6

4,5

12

Chiếc

Trung
Quốc

2

Cyclone hút bụi trước
rây

2

4,5

23

Chiếc

Việt Nam

3


Máy rây tách rác

2

25

23

Chiếc

Việt Nam

4

Máy rây loại sạn

2

25

23

Chiếc

Việt Nam

5

Cyclone hút bụi sau rây


2

4,5

23

Chiếc

USA

6

Cân tự động

2

10

23

Chiếc

Trung
Quốc

14


STT


Thời gian
hoạt động
TB / ngày
(giờ)

Đơn vị

Xuất xứ

(chiếc)

Công
suất
(kW)

Số
Lượng

Tên thiết bị

7

Máy nghiền tự động

2

37

23


Chiếc

Trung
Quốc

8

Bóng đèn

20

0,05

12

Chiếc

Việt Nam

9

Quạt gió

2

0,07

18

Chiếc


Việt Nam

Khu vực nấu
Chiếc

Trung
Quốc

Chiếc

Trung
Quốc

6

Chiếc

Việt Nam

35

12

Chiếc

Việt Nam

5


20

23

Chiếc

USA

Bóng đèn

20

0,05

12

Chiếc

Việt Nam

Quạt gió

2

0,07

18

Chiếc


Việt Nam

Chiếc

Việt Nam

1

Nồi đun gạo

2

32

12

2

Nồi đun malt

2

35

12

3

Máy ép hèm


1

50

4

Nôi đun sôi

1

5

Thiết bị trao đổi nhiệt

6
7

Khu vực APV (lắng và làm lạnh)
1

Thùng lắng

4

2

24

2


Máy làm lạnh AlfaLaval

2

40

23

3

Bơm

4

30

23

4

Thiết bị lọc khí

4

20

23

5


Bóng đèn

20

0,05

12

6

Quạt gió

2

0,07

18

15

Chiếc

USA

Chiếc

Việt Nam

Chiếc


Trung
Quốc

Chiếc

Trung
Quốc

Chiếc

Trung
Quốc


STT

Tên thiết bị

Số
Lượng
(chiếc)

Công
suất
(kW)

Thời gian
hoạt động
TB / ngày
(giờ)


Đơn vị

Xuất xứ

Chiếc

Việt Nam

Chiếc

Trung
Quốc

Chiếc

Trung
Quốc

Khu vực lên men
1

Máy rây men

4

25

23


2

Thiết bị thu CO2

1

50

18

3

Tank lên men

6

1

24

4

Bóng đèn

40

0,05

12


Chiếc

Việt Nam

5

Quạt gió

4

0,07

18

Chiếc

Việt Nam

(Nguồn: Số liệu nhà máy cung cấp)
Bảng 1. Thiết bị sử dụng trong khu vực văn phòng của cơ sở
ST
T
1
2
3
4
5
6

Tên thiết bị


Số lượng

Công suất
(kW)

Thời gian hoạt
Lượng điện tiêu thụ
động TB/ngày
(kWh)
(giờ)
Máy vi tính
14
0,25
8
2,8
Máy in
6
0,44
2
5,22
Bóng đèn
27
0,036
6
5,832
Tủ lạnh
2
0,1
24

4,8
Quạt điện
2
0,37
2
1,48
Điều hòa
3
1,67
8
28
Tổng lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày
73,332
(Nguồn: Số liệu nhà máy cung cấp)
CHƯƠNG 2. KIỂM TOÁN CHẤT THẢI NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – MÊ
LINH

2.1 Xác định các nguồn phát sinh chất thải trong nhà máy.
Các nguồn thải phát sinh từ khu vực sản xuất bia của Nhà máy được thể hiện
qua sơ đồ quy trình công nghệ kèm dòng thải như sau:
16


Hình : Sơ đồ công nghệ kèm dòng thải của nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh
2.1.1 Nước thải
Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đã phát sinh nước thải bao gồm:
Nước thải của nhà máy phát sinh chủ yếu từ quá trình súc rửa lon, chai, vệ sinh
máy móc thiết bị, phân xưởng sản xuất, nhà ăn… Nước thải từ quá trình sinh hoạt
hàng ngày của công nhân.
Nước thải của nhà máy, đặc biệt là nước thải sản xuất có hàm lượng chất

hữu cơ rất cao, nhưng độc tính không cao và được dẫn thải ra hệ thống xử lý nước
thải của nhà máy. Còn nước thải sinh hoạt tại các nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ
17


bằng hệ thống hầm tự hoại sau đó mới đã ra hệ thống xử lý chung với nước thải
sản xuất.
Sau đây là kết quả phân tích chất lượng nước thải của nhà máy:
Bảng 2.1. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của nhà máy
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN
40:2011/BTNMT
Cmax

Nước thải công
nghiệp trước xử
lý

Nước thải công
nghiệp sau xử
lý

1


Ph

-

12,4

7,9

5,5 – 9

2

Độ màu

Pt-Co

155

57

150

3

TSS

Mg/l

219


11

90

4

COD

Mg/l

553

73

135

5

BOD5 (200C)

Mg/l

334

42

45

6


Tổng Nitơ

Mg/l

810

33

36

7

Tổng Phốt pho

Mg/l

24

5,1

5,4

8

Tổng dầu mỡ
khoáng

Mg/l


11,8

1,8

9

9

Asen (As)

Mg/l

0,0136

0,0096

0,09

10

Cadimi (Cd)

Mg/l

0,0003

< 0,0001

0,09


11

Chì (Pb)

Mg/l

0,0045

0,0010

0,45

12

Thủy ngân
(Hg)

Mg/l

0,0003

< 0,0001

0,009

13

Tổng Coliform Vi
khuẩn/1
00l


2x103

<3

5000

(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích chất lượng môi trường tại
Công ty Habeco Việt Nam – Đợt 2 năm 2017)

18


Quy chuẩn áp dụng: QCVN 40:2011/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải công nghiệp.
Như vậy, vấn đề môi trường cần quan tâm trong nhà máy sản xuất bia là
nước thải có tính axit, nhiệt độ cao, chứa hàm lượng chất hữu cơ cao như BOD,
COD, TSS, tổng N, tổng P, dầu mỡ khoáng,…Nếu nguồn nước thải này không
được xử lý trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường, ngạt thở
cho thủy sinh và gây hiện tượng phì dưỡng cho thực vật.
2.1.2 Khí thải
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:
+ Khí NH3 từ hệ thống làm lạnh;
+ Khí CO2 từ quá trình lên men;
+ Tiếng ồn trong dây chuyền chiết chai, lon;
+ Tiếng ồn và khí thải từ máy phát điện dự phòng;
+ Mùi và tiếng ồn từ hệ thống xử lý nước thải và trạm tập trung chất thải rắn;
+ Bụi, tiếng ồn từ quá trình tiếp nhận và xử lý nguyên liệu (xay, nghiền);
+ CO2eq phát thải do quá trình sử dụng điện.
Hiện nay, môi trường không khí được kiểm soát rất chặt chẽ bằng các hệ

thống thu gom và xử lý khí thải rất hiện đại. Nhà máy có hành lang cây xanh và
thảm cỏ rất rộng có tác dụng điều hòa môi trường lao động trong nhà máy. Không
những thế, hành lang cây xanh còn giúp tránh phát tán chất ô nhiễm ra ngoài môi
trường xung quanh rất tốt.
Sau đây là bảng phân tích chất lượng không khí xung quanh của nhà máy:
Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh nhà máy
ST
T

Thông số

Đơn vị

Kết quả

19

QCVN
05:2013/BTNMT và
QCVN
26:2010/BTNMT


K1

K2

1

Nhiệt độ


o

C

29,8

28,2

<34

2

Độ ẩm

%

64

67

<80

3

Tốc độ gió

m/s

<0,4


1,2

<2,0

4

Độ ồn: Lmax

dBA

83,1

73,8

115

5

Lmin

dBA

75,2

60,5

-

6


LEQA

dBA

78,4

63,7

85

7

Bụi

mg/m3

0,41

0,26

0,3

8

SO2

mg/m3

0,068


0,117

0,35

9

NO2

mg/m3

0,041

0,043

0,2

10

CO

mg/m3

1,8

2,3

30

(Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường lấy mẫu phân tích

ngày 18/11/2015)
(*) Ghi chú: K1: Cổng bảo vệ và K2: Trong khuôn viên nhà máy
Như vậy, các thông số về tiếng ồn và chất lượng không khí xung quanh đều
nằm trong giới hạn cho phép, do đó trong phần kiểm toán khí thải chỉ xét đến
lượng CO2eq phát thải từ quá trình tiêu thụ điện của nhà máy.
2.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại
+ Chất thải rắn: Phát sinh chủ yếu từ khâu nghiền, lọc, thu hồi dịch đường
(tạo bã hèm), các bao bì thùng hỏng và hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân
viên. Trong đó, bã hèm là loại chất thải có thể bán cho các cơ sở sử dụng làm thức
ăn chăn nuôi; chất thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân là các chất hữu cơ dễ
phân hủy.
+ Chất thải nguy hại bao gồm: Giẻ lau có chứa dầu mỡ phát sinh trong quá
trình bảo trì máy móc, bóng đèn huỳnh quang, hộp mực in thải.
2.2 Kiểm toán chất thải
2.2.1 Nước thải
a) Nước thải sinh hoạt
20


Nhà máy có tổng cộng 240 công nhân viên trong đó số lượng công nhân viên
làm việc trong 1 ca là 120 người và lượng công nhân được chia ra làm việc 3
ca/ngày. Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên nhu cầu cấp nước.
Theo TCXDVN 33:2006 thì tiêu chuẩn nước cho nhu cầu sinh hoạt trong cơ sở sản
xuất công nghiệp được định mức là 75 (lít/người/ca) thì lượng cấp nước sinh hoạt
cần là:
Vnước cấp sinh hoạt = 75 (lit/người/ca) x 120 (người) x 3 (ca) = 27000 (lit/ngày)
= 9 (m3/ngày)
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 39 Nghị định 80/2014/ NĐ-CP thì lượng nước
thải ra được tính bằng 80% lượng nước cấp. Vậy lượng nước thải sinh hoạt của cán
bộ công nhân nhà máy thải ra mỗi ngày là:

Vnước thải sinh hoạt = 27 x 80% = 21,6 (m3/ngày)
b) Nước thải sản xuất từ hoạt động sản xuất bia.
Trong quy trình sản xuất bia tại nhà máy bia SABMiller có các công đoạn sau
tạo ra nước thải: Lọc dịch đường, houblon hóa, lắng trong và làm lạnh, lên men,
lọc trong bia, rửa chai, chiết bia, thanh trùng.
Bảng : Thống kê đầu vào đầu ra với hoạt động tiêu thụ nước

Tổn thất
Công
(so với lượng
đoạn
Đầu vào
dịch)
Đầu ra
Tên
Lượng (%) Lượng Tên
Lượng
dịch đường
nước
176400
sau lọc
306000
Lọc
dịch
dịch sau
1,2
đường đường hóa
144000
5
1800 bã malt

5100
Houlon dịch đường
4,5 13770 dịch đường sau
hóa
sau lọc
306000
houblon hóa
300000
hoa houblon
6
hơi nước
1200
21


Tách

Lên
men
chính
Lọc
trong
bia
Rửa
chai
Chiết
bia
Thành
trùng


nước
dịch đường
sau
houblon hóa
nước
men giống
dịch đường
houblon
hóa sau
lắng
bia trước
lọc

156000
300000
12000
3250

2

290400

3

396

nước
bia thành
phẩm
chai, nút.

Nhãn
bia trong
chai
nước

50400

8712

Bia non

295000

thu hồi CO2

600

1,5
3

bia sau lọc
cặn
7375 Men bia
Chai, lon sau
1512 rửa

272400
2400
2200


bia trong chai

269500

chai vỡ
Bia chai sau
thanh trùng

4,5

272400
269500
252000

290400

6000

295000

bột trợ lọc

Dịch đường
houblon
hóa sau lắng

1906,8
0,5

269000


1347,5

Tính toán lượng nước thải phát sinh trong từng công đoạn trên:
Áp dụng phương trình cần bằng vật chất ∑đầu vào = ∑đầu ra và coi khối
lượng nước bằng thể tích nước .
Khối lượng riêng của dịch là d dịch= 1,039 (kg/l) (tra bảng phụ lục I tài liệu
“Các phương pháp phân tích ngành công nghệ lên men”)

Lọc dịch đường:
Ta có: mnước + mdịchsau đường hó a = mdịch đường sau lọc + mbã malt+ mnước thải + mtổn thất
22


×