Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu đặc điểm địa chất môi trường vùng cửa sông tiên yên phục vụ phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 84 trang )

ĐẠI H Ọ C

Qưõc G IA

HẢ NỌI

T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C K H O A H Ọ C T Ụ N H IÊ N

BÁO CÁO TỔNG KÉT ĐÈ TÀI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHÁT MÔI TRƯỜNG VÙNG
CỬA SỒNG TIÊN YÊN PHỤC v ụ PHÁT TRIỂN BỀN VŨNG
M ã số: Q T - 08 - 45
Chủ trì đ ề tài: ThS. N guyễn Thị T hu I là
Cán bộ tham gia: ThS. N guyền Thị N gọc

ĐAI HOC Q U Ố C G IA HÀ N Ộ ' .
TRUNG TẨM THÒNG TIN THƯ VIỆN

I>T /

ỸLí

Hà Nội, 2009


MỤC LỤC
TÓM TẮ T.................................................................................................................................. 1
M Ở Đ Ằ U ....................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN ĐIÈU KIỆN ĐỊA CHẢT
MÔI TRƯỜNG VÙNG CỬA SÔNG TIÊN YÊN..........................................................4


1.1. Các yếu tố tự nhiên................................................................................................ 4
1.1.1. VỊ trí địa l ý .............................................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, địa c h ấ t................................................................ 4
1.1.3. Đặc điểm khí hậu................................................................................................... 5
1.1.4. Đặc trưng thủy - hải v ăn.......................................................................................8
1.1.5. Đa dạng sinh h ọ c ...................................................................................................9
1.2. Các yếu tố nhân sin h ........................................................................................... 12
1.2.1. Dân cu - văn h ó a .................................................................................................12
1.2.2. Hoạt động phát triển kinh tế ..............................................................................12
CHƯƠNG 2. LỊCH s ử VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

cử u ...............................15

2.1. Lịch sử nghicn c ứ u .............................................................................................. 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 16
2.2.1. Phương pháp kế th ừ a.......................................................................................... 16
2.2.2. Điều tra khảo sát thực địa.................................................................................. 17
2.2.3. Phương pháp phân tích .......................................................................................19
2.2.4. Xử lý số liệu và viết báo cáo tổng k ế t............................................................. 19
2.2.5. Phương pháp thành lập bản đồ địa chất môi trư ờ n g ....................................20
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG VÙNG CỬA SÔNG
TIÊN Y Ê N .............................................................................................................................. 22
3.1. Đặc điểm địa hóa môi trưcmg........................................................................... 22
3.1.1. Đặc điểm địa hóa môi trường nước................................................................. 22
3.1.2. Đặc điểm địa hóa môi trường trầm tíc h ......................................................... 27
3.2. Ô nhiễm và nguy CO' ô nhiễm môi trường.................................................... 37
3.2.1. Ô nhiễm môi trường nước bởi d ầu .................................................................. 37
3.2.2. Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước bởi kim loại n ặng ................................ 37
3.2.3. Ô nhiễm môi trường trầm tích bởi P C B s.......................................................38
3.3. Tai biến thiên nhiên........................................................................................... 38

3.3.1. Tai biến động đ ấ t................................................................................................ 38
3.3.2. Tai biến xói l ở ..................................................................................................... 3 9
i


3.3.3. Tai biến liên quan đến trượt lở, đổ lở ............................................................. 39
3.3.4. Tai biển bồi tụ gây biến động luồng lạch.......................................................39
3.3.5. Tai biến liên quan đến bão l ũ ...........................................................................40
3.3.6. Tai biến liên quan đến dâng cao mực nước biển.......................................... 40
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÈN VỮNG VÙNG CỬA SÔNG
TIÊN Y Ê N ............................................................................................................................. 43
4.1. Quan điểm và cơ sở định hư ở n g.......................................................................43
4.1.1. Quan điểm về phát triển

bềnv ữ n g ................................................................ 43

4.1.2. Cơ sở định hướng phát triển vùng cửa sông Tiên Y ê n ...............................46
4.2. Định hưởng phát triển vùng cửa sông Tiên Y ên ...................................... 48
4.2.1. Phát triển nuôi trồng thủy s ả n ..........................................................................48
4.2.2. Phát triển du lịch sinh thái................................................................................ 49
4.2.3. Các định hướng khác......................................................................................... 50
4.3. Một sổ giải pháp đề xuất nhằm phát triển bền vững vùng cửa sông... 51
4.3.1. Quản lý tài nguyên môi trư ờ n g ........................................................................ 51
4.3.2. Giải pháp khoa học và công n g h ệ ................................................................... 52
4.3.3. Giải pháp tuyền truyền, giáo dục và nâng cao năng lự c ............................. 53
4.3.4. Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai.................................................. 53
KÉT LUẬN............................................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM K H Ả O ................................................................................................. 56
PHỤ LỤC................................................................................................................................58


ii


TÓM TẤT
a. Tên đề tài
Nghiên cửu đặc điểm địa chất môi trường vùng cửa sông Tiên Yên phục vụ phát
triển bền vừng
M ã sổ: QT - 08 - 45
b. Chủ trì đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thu Hà
c. Cán bộ tham gia: ThS. Nguyễn Thị Ngọc
d. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
-

Mục tiêu
Làm rõ đặc điểm địa chất môi trường vùng cửa sông Tiên Yên phục vụ phát

triển bền vững.
-

Nội dung nghiên cứu
1. Thu thập, tổng hợp và đánh giá các yếu tố ảnh hướng đến điều kiện địa chất
môi trường vùng cửa sông Tiên Yên.
2. Nghiên cứu đặc điểm địa chất môi trường vùng cửa sông Tiên Yên.
3. Đe xuất định hướng sử dụng bền vững vùng cửa sông Tiên Yên trên cơ sớ
nghiên cứu đặc điểm địa chất môi trường.

c. Kết quả đạt được
1. Tổng hợp, phân tích và đánh giá được các yểu tố tự nhiên và nhân sinh ánh
hưởng tới điều kiện địa chất môi trường vùng cửa sông Tiên Yên.
2. Làm rõ đặc điểm địa hóa môi trường (môi trường nước và môi trường trầm

tích) vùng cửa sông Tiên Yên.
3. Xác định được các tai biển trong vực cửa sông Tiên Yên.
4. Đưa ra định hướng sử dụng vùng cửa sông Tiên Yên theo hướng phát triến
bền vững.
5. Sau thời gian thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử ]ý số liệu, tài liệu
liên quan đến nội dung nghiên cứu, tập thể tác giả đã xây dựng báo cáo tổng
kết đề tài gồm:
Mở đàu
Chương 1: Các yểu tố ảnh hưởng đến điều kiện địa chất môi trường vùng cửa
A

'T'* A

\ rA

song Tien Yen.
Chương 2: Lịch sử và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Đặc điểm địa chất môi trường vùng cứa sông Tiên Yên.

1


Chương 4: Định hướng phát triển bền vững vùng cửa sông Tiên Yên.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
6

. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, tập thể tác giả đã hướng dẫn cho 02
sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp đại học và


01

sinh viên thực hiện báo cáo

khoa học và viết 01 bài gửi đăng trong Hội thảo “Điều tra cơ bản tài nguyên
-

môi trường biển và phát triển bền vững” (Hải Phòng 9/2008).

f. T ình hình k inh phí của đề tài
+

Kinh phí thực hiện đề tài: 20 triệu, đã chi các khoản sau:

+

Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý tài liệu, số liệu và xây dựng
báo cáo tổng kết: 16 triệu

+

Hội nghị, nghiệm thu: 2 triệu

+

Văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, quản lý phí và chi khác: 2 triệu
K H O A QUẢ N LÝ

KT. CH Ủ T R Ì ĐÈ TÀ I


TS. Vũ Văn Tích

ThS. Nguyễn T hị Ngọc

C ơ QUAN CHÚ T *r

đè tài

" H ố MIỀU T R Ư Ớ N G


SU M M A R Y
a. Title o f the project
Research on geo-environm ental condition o f Tien Yen estuary fo r sustainable
development
Code: QT - 08 - 45
b. Head o f the project: MSc. Nguyễn Thị Thu Hà
c. Participants: MSc. Nguyễn Thị Ngọc
d. Objectives and contents of the project
Objectives
Finding out geo-environmental condition o f Tien Yen estuary to orient for
' sustainable use o f natural resources and economic development
-

Contents
1. Consolidation, assembly and assessment o f influent factors on geoenvironmental condition o f Tien Yen estuary.
2. Study on geo-environmental characteristics o f Tien Yen estuary.
3. Proposing orientation for sustainable use and development o f Tien Yen
estuary basing on geo-environmental research.


c. Obtained results
1. Consolidation, assembly and assessment o f natural and artificial factors
influenced on geo-environmental condition o f Tien Yen estuary.
2. Environmental geochemical assessment o f sea water and sediment of Tien
Yen estuary.
3. List o f natural hazards occurred in the study area.
4. Proposing orientation for sustainable use and development o f Tien Yen
estuary basing on geo-environmental research.
5. The project report including the following chapters:
Chapter 1: Influent factors on geo-environmental condition o f Tien Yen
estuary.
Chapter 2: Research history and methodology.
Chapter 3: Geo-environmental condition o f Tien Yen estuary.
Chapter 4: Orientation for sustainable development o f Tien Yen estuary.
6

. Based on results o f project, 02 bachelors thesis were graduated and 01
student scientific report was implemented with the 3rd prize at Faculty of
Geology Student Scientific Conference and 01 article was published in the
Proceedings o f Symposium on Basic Investigation o f Marine Resources Environment and Sustainable Development. Hai Phong, 9/2008.

1


M Ở ĐẦU
Nằm ven quốc lộ 18A Hạ Long đi Móng Cái, Tiên Yên là một huyện còn
nghèo nhưng có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản với gần 13.000 ha bãi triều
trong đó rừng ngập mặn khoảng 10.000 ha, trương bãi cát trên 2.000 ha phân bố ở 5
xã ven vùng cửa sông Tiên Yên. Bên cạnh đó, với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp
và hoang sơ của vùng cửa sông, hải đảo kết hợp với các bãi triều phát triển mạnh

diện tích rừng ngập mặn, Tiên Yên là một điểm thuận lợi cho phát triển du lịch sinh
thái gắn liền với cụm du lịch Hạ Long và Bái Tử Long.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, từ năm 1994, nuôi trong thuỷ sản dã
được bắt đầu tại Tiên Yên và ở mức độ nào đó đã góp phần xoá đói giảm nghèo,
giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định đời sống của nhân dân trong
huyện. Tuy nhiên sự phát triển nuôi trồng thuỳ sản tại Tiên Yên chưa thực sự ổn
định và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nuôi trồng thuỷ sản tại Tiên Yên
hiện nay chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự phối hợp đồng bộ với các giải pháp về
con giống, thức ăn, thị trường, bảo vệ môi trường, nguồn lợi... để phát huy hiệu quả
và do vậy có thể đưa đến các vấn đề về xã hội, môi trường, dịch bệnh làm cho mức
độ rủi ro của nuôi trong thuỷ sản trở nên cao. Quy mô nuôi trồng thuỷ sản hiện nay
còn rất nhỏ, chưa phù hợp với tiềm năng phát triển của vùng.
Tương tự như vậy, ngành du lịch tại vùng cửa sông hiện nay cũng kém phát
triển, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch gần như không có, một sổ điểm phát triển tự
phát, nhỏ lẽ dẫn đến thiếu môi trường du lịch lành mạnh và làm ảnh hưởng xấu đến
chất lượng môi trường và cảnh quan vùng cửa sông. Kinh tế huyện Tiên Yên nói
chung và vùng cửa sông nói riêng hiện còn rất khó khăn, tập trung chính vào phát
triển nông nghiệp tại một khu vực mà rừng núi sát với vùng ven biển nên hiệu quá
kinh tế kém. Chính vì vậy, việc xây dựng một cơ sờ khoa học nhằm định hướng
phát triển bền vững cho vùng cửa sông là một việc làm cần thiết nhẩm góp phần
nâng cao đời sống kinh tế, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh quốc phòng cho
địa phương, phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương và bảo vệ môi
trường vùng cửa sông ven biển.
Các số liệu được sử dụng trong báo cáo đề tài được thu thập qua các dợt
khảo sát vào tháng 7 và 10 năm 2007 của nhóm Ihực hiện đề tài trong khi tham gia
đề tài độc lập cấp nhà nước "Điểu tra đánh giá tài nguyên môi trường các vũng
vịnh trọng điểm ven bờ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ m ôi trường"
do GS.TS. Mai Trọng Nhuận chủ nhiệm và tháng 3 năm 2008. Kết quả của đề tài đã
được sử dụng để hướng đẫn


01

sinh viên nghiên cứu khoa học và

khóa luận tốt nghiệp.

2

2

sinh viên làm


C H Ư Ơ N G 1. C Á C Y É U T Ó Ả N H H Ư Ở N G Đ É N Đ IÈ U K IỆ N Đ ỊA
C H Á T M Ô I T R Ư Ờ N G V Ù N G C Ử A SÔ N G T IÊ N YÊN
1.1. C ác yếu tố tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Vùng cửa sông Tiên Yên thuộc ven biển huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
(hình 1). Sông Tiên Yên đổ ra vịnh Tiên Yên - Hà c ố i và thông ra biển qua cửa Mô
và cửa Bò Vàng nên vùng cửa sông Tiên Yên chính là một bộ phận cấu thành của
vịnh Tiên Yên - Hà c ố i. Đây là vùng cửa sông hình phễu, được chắn ngoài bởi các
đảo như đảo Thoi Dây, Vạn Vược, Vạn Nước, Vạn Mặc, Sậu N am ... Phạm vi vùng
nghiên cứu được giới hạn bởi tọa độ địa lý:
21°10,00” - 2 r 2 0 ,00”

vĩ độ Bắc

107°20’00” - 107°40’00”

kinh độ Đông


Hình 1. Vị tri vùng nghiên cứu
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất
Xét toàn bộ vịnh Tiên Yên - Hà c ố i có nền đáy nghiêng đều về phía biển tới
tận cung đảo Cái Bâu - Vạn Vược - Vạn Mực - Cái Chiên - Vĩnh Thực hướng Đông
Bắc - Tây Nam, với độ dổc trung bình 0,0005. Độ sâu trung bình đạt 1,5 m và lớn
nhất đạt 4,5 m. Tuy nhiên, tại các cửa (Mô, Bò Vàng, Tiểu và Đại) độ sâu đạt tới 10

4


- 20 m. Tại vùng cửa sông Tiên Yên, nơi sâu nhât đạt trên 10 m dọc theo bờ Băc
đảo Cái Bầu, nhưng độ sâu trung bình là 2,0 m. c ấ u trúc hình thái vực nước không
đẳng thước, gồm hệ thống lạch triều các cấp thuộc nhóm
nhóm

2

1

(lạch triều kế thừa) và

(lạch triều mặt xâm thực hiện đại) ăn thông với biển phía ngoài qua cửa

Ông và cửa Mô. Các bãi triều ở đây rộng lớn, bằng phẳng, thực vật ngập mặn phát
triển thành rừng tiến sâu vào lục địa theo các lạch triều. Điều đó cho thấy hình thái
và cảnh quan vùng cửa sông Tiên Yên ít thay đổi, thậm chí là ổn định tương đối
trong thời gian đủ dài, thuận lợi cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Cấu trúc móng cứng môi trường địa chất vùng cửa sông Tiên Yên gồm các
thành tạo vụn lục nguyên thuộc hệ tầng Tấn Mài (O 3 - s tm), hệ tầng Hòn Gai (T 3 n rhg) và hệ tầng Hà c ố i ( J |. 2hc). Lớp phủ bở rời gồm các trầm tích sông - lũ (apQ |2'

3), trầm tích biển m Q |, mQ2' 2, m - bmQ 23 và trầm tích hiện đại.
Phát triển trên nền kiến trúc Caledonit Katazia, vùng cửa sông Tiên Yên hình
thành từ khối sụt dạng địa hào, bị khổng chế bởi các đứt gãy hướng Đông Bắc - Tây
Nam, Tiên Yên - Hải Ninh và Cái Bầu - Vĩnh Thực. Trong giai đoạn tân kiến tạo và
kiến tạo hiện đại, các hoạt động phá hủy vẫn còn tiếp tục, phức tạp hơn bởi tính chất
nâng phân dị do ảnh hưởng của đứt gãy sâu Cao Bằng - Tiên Yên hướng 'l ây Bắc Đông Nam gần như vuông góc với đường bờ. Các hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh
mẽ được nhận biết qua hệ thống đứt gãy trong vùng từ Paleozoi sớm đến nay. Các
hệ thống đứt gãy phát triển theo

2

phương chính: tây bắc - đông nam và đông bắc -

tây nam, trong đó hệ thống đứt gãy phương đông bắc - tây nam đóng vai trò khống
chế và tạo nên khung cấu trúc khối tảng và các trũng của khu vực. Hệ thống đứt gãy
phương đông bắc - tây nam với đứt gãy chính hoạt động từ Paleozoi sớm đến
Mesozoi muộn. Đ út gãy kéo dài từ núi Thị Thừa đến phía đông đảo Sậu Nam. Hệ
thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam bao gồm 2 đứt gãy Cái Chiên - Thoi Dây
và Hòn Deu - Thoi Xanh, là hệ thống đút gãy trượt tạo điều kiện cho các khối tảng
địch chuyển. Các đứt gãy này có phương kéo dài gần song song với bờ biển hiện

1.1.3. Đặc
* điếm khí hậu
*
Khu vực nghiên cứu thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng và ẩm,
mùa đông khô và lạnh. Tuy nhiên, do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hỉnh phức tạp,
đồi núi chạy sát biển nên tạo cho khu vực có những đặc trưng khí hậu riêng, những
tiểu vùng khí hậu hỗn hợp miền núi, ven biển. Theo số liệu do Trung tâm Dự báo
Khí tượng Thuỷ văn Quảng Ninh cung cấp, khu vực Tiên Yên có đặc trưng khí hậu
như sau:


5


Nắng: Khu vực Tiên Yên có khoảng 1400-1700 giờ nắng/năm. Tháng có số
giờ nắng cao nhất là tháng 9 và 10. Tháng có số giờ nắng thâp nhât là tháng 2 và
tháng 3. Trong những tháng mưa phùn số giờ nắng rất ít (khoảng 20%), số giờ nắng
trung bình trong 11 năm từ 1991-2001 là 1600 giờ/năm. Nhìn chung, từ tháng 5-11,
số giờ nắng đều đạt từ 130-180 giờ/tháng (bàng 1 . 1 ).
Bức xạ tổng sổ: Bức xạ là yếu tố quan trọng trong sự hình thành khí hậu và
cũng là yếu tố quyết định sự sống và phát triển cùa các loài thực vật, đôi với các
vùng biển là sự phát triển của thực vật phù du. Tổng lượng bức xạ trung bình ở khu
vực là 200 kcal/cm 2/nãm. Trong đó, các tháng mùa hè, lượng bức xạ tổng cộng đều
lớn hơn 10 kcal/cm2/tháng, các tháng mùa đông đạt khoảng 5-7 kcal/cm 2/tháng.
Nhiệt độ không khỉ: Tiên Yên là vùng đồi núi cao nên mùa đông khá lạnh,
nhiệt độ trung bình tháng 1 hàng năm đạt 15,8°c. Nhiệt độ thấp tuyệt đối 0.9°c
(tháng 12 năm 1999). Do địa hình phân hoá mạnh có nhiều đồi núi và thung lũng
nên ở vùng núi xuất hiện những ngày giá rét có nhiều sương muối ảnh hưởng đến
sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp. Mùa hè nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình tháng
7 đạt 27,9°c, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới trị số 37,3°c (tháng 7 năm 2001).
Tổng tích ôn năm là 8.000°c và nhiệt độ trung bình năm là 22,6°c đạt tiêu chuẩn
nhiệt đới (Bàng 1.1). Nhìn chung, nhiệt độ không khí ở khu vực Tiên Yên thấp so
với nhiều nơi trong tỉnh ở cùng độ cao, mùa hè nóng và mùa đông lạnh, nhiệt dộ
giảm đần từ vùng thấp lên vùng cao.
Mưa: Khu vực Tiên Yên là một trong những nơi có nhiều mưa ớ các tính phía
bắc, là nơi có tổng lượng mưa lớn ở đồng bẳng Bắc Bộ. Tổng lượng mưa trung bình
năm từ 2200-2400 mm. Trung bình có khoảng 130-160 ngày mưa/năm, lượng mưa
trung bình của một ngày mưa tính cho cả năm dao động từ 14-20 mm, vụ hè thu 1625 lĩim, mùa đông 4-8 mm.Trong năm có khoảng 5-15 ngày mưa lớn với lượng mưa
> 50 lĩim, tập trung vào các tháng 7 và
quá


6

8

. số ngày mưa lớn nhất > 100 mm không

ngày. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè với lượng mưa tháng trên

200 mm, tháng có mưa nhiều nhất là tháng 7 và 8 . Mùa đông, tháng mưa ít nhất vào
tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau. Lượng mưa lớn nhất của một ngày có thể đạt 350450 mm, chỉ xảy ra trong những ngày chịu ảnh hưởng của áp thấp, bào, dải hội tụ
nhiệt đới... Lượng mưa hàng năm lớn, đặc biệt tại nơi địa hình dốc như Tiên Yên thì
rất dễ gây ra lũ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nhất là đối với nuôi trồng thủy
sản, làm phá vỡ các công trình nuôi trồng thuỷ sản và làm ngọt hoá nhanh và đột
ngột các đầm nuôi trồng thuỷ sản.
Độ âm không khỉ: Do có lượng mưa lớn nên khu vực Tiên Yèn có dộ ấm
không khí tương đối cao, trị số trung bình trong

11

năm từ 1991-2001 là 85%, thấp

nhất tuyệt xuống đến 71 % và cao nhất tuyệt đối đạt 92 %. Nửa đầu mùa đông, độ

6


ẩm rất thấp, tháng

10, 11, 12


là những tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm (81-

82%). Nửa cuối mùa đông (tháng 1 , 2 , 3 độ ẩm xấp xỉ các thảng mùa hè dao động
trong khoảng 85-88%). Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 3-4, trị sổ dạt khoảng
88

% (bảng 1 . 1 ).
Bảng 1.1. Một sổ đặc trưng khí hậu trung bình trong 11 năm (1995 - 2005) của
huyện Tiên Yên
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

TB

năm

Đặc trưng
Nhiệt dộ không khi 15,8
TH (°C)

16.4

19,4

23.3

26.3

27,9

27,9

27.6

26.3


23,8

20.1

16.9

Nhiệt dộ không khí
thấp nhất (°C)

5.1

9.5

12.2

17.4

21.5

22.8

21.7

17.5

10.5

8.6

0.9


Nhiệl độ không khi 28.3
cao nhắt (°C)

28.5

30,1

36,7

35,2

37.0

37.3

37.1

36.1

34.8

31.0

29.2

Lượng mưa
bình (mm)

trung 39,3


36,9

76,5

79,7

233,3 359,9 526,3 438.8 298,0 153.0

50.2

37.1

58.9

50.4

43.1

74,0

135,2 127.6 142.0 152,4 168,3 180.6 152.8 113.6

rống lượng bốc hơi 53,5
(mm)

46,9

42,0


50,5

71,4

66.0

65.1

65.0

78.7

88.5

82.8

74.1

86

88

88

84

87

87


87

84

81

81

82

Tồng số giíí nắng

Dộ ầm không khí Tlì
tháng (%)

3,9

85

Tổng
năm

22.6

232V.O

1399.1
784.7

85


Nguồn: Trung tám Dự báo Khí tượng Thuý Văn Quáng Ninh, 2006

Lượng bốc hơi nước: Lượng bốc hơi trung bình trong 11 năm (1995 - 2005)
của khu vực Tiên Yên là 784,7 mm, trong đó tháng 10 hàng năm có lượng bốc hơi
cao nhất trung bình 88,5 mm/tháng. Tháng có độ bốc hơi thấp nhấl hàng năm là
tháng 3 (42,0 mm) (Bảng 1.1).
Chế độ gió: Vào mùa đông, hướng gió thịnh hành là hướng có thành phần
Bắc (Bắc, Đông Bắc). Mùa hè gió có thành phần hướng Nam lại chiếm ưu thế
(Nam, Đông Nam). Sự luân chuyển của gió từ mùa này sang mùa khác trong khu
vực tương đối tuần tự. Đầu mùa hè, gió nam chiếm un thế, rõ rệt nhất vào giữa mùa,
sau đó giảm đi. Biến đổi của tuần suất gió bẳc trong mùa đông cũng diễn ra tương
tự. Tháng 9-10 mang tính chất trung gian, gió bắc ít hơn mùa đông nhưng nhiều hơn
mùa hè, ngược lại, gió nam ít hơn mùa hè nhưng nhiều hon mùa đông. Mỗi hướng
gió thường có tốc độ gió khác nhau, gió có thành phẩn hướng Tây có tốc độ nhỏ
nhất, gió có thành phần hướng Bắc và Nam có tốc độ lớn nhất. Tốc độ gió tại khu
vực hàng năm không lớn, trung bình khoảng 2,5-3,5 m/s.
Hiện tượng thời tiết đặc biệt: Trung bình mỗi năm khu vực Tiên Yên có 2025 đợt gió mùa đông bẳc. Thông thường gió mùa đông bắc thường bẳt đầu từ tháng
9-10 và kết thúc vào tháng 5-6. Tuy vậy có năm tháng 7,

8

vẫn còn một vài dợt ảnh

hưởng. Các tháng đâu mùa đông (tháng 11, 12 và 1) gió mùa thường thôi vào lừ

7


hướng bắc, không khí tràn qua vùng lục địa nam Trung Quôc nên thời tiêt khô hanh.

Trong các tháng 2, 3 gió mùa thổi về thường theo hướng đông băc hoặc đông,
không khí tràn qua vùng biển Nam Trung Quốc đã biên tính và nhận được khá
nhiều hơi nước nên khi vào Tiên Yên hay gây ra mưa phùn, sương mù, nhiêu khi
mưa kéo dài hàng tuần. Tốc độ gió trong các đợt gió mùa thường đạt 5-10 m/s. 1 ôc
độ gió lớn nhất có thể đạt 15 m/s. Hầu hết các đợt gió mùa thường gây ra sự giảm
nhiệt độ đột ngột trong 24 giờ, chênh lệch nhiệt độ trước và sau gió mùa về thường
là 4-5°C, có khi đến 10°c gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản.
1.1.4. Đặc trưng thủy - hải văn
Thuỷ văn
Khu vực Tiên Yên ít sông nhưng lại có nhiều suối nhỏ bất nguồn từ vùng đồi
núi chảy ra phía biển. Lớn nhất là sông Tiên Yên, bắt nguồn từ vùng núi Ma Thong
Son (Bình Liêu) có cao độ lớn nhất tới 910 m. Phần thượng nguồn sông Tiên Yên
còn có các nhánh nhỏ bẳt nguồn từ vùng núi Than An (Trung Quốc). Sông Tiên
Yên có lưu vực tương đối lớn (579 km2) so với các sông vùng Đông Bắc Việt Nam,
gồm có 1 nhánh chính (sông Nam Luông) và 1 nhánh phụ (sông Phố Cũ). Nhánh
chính Nam Luông bắt nguồn từ vùng núi Hin Đàm (Đình Lập, I^ạng Sơn) có dộ cao
850 m, chạy dọc theo hệ đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên dịnh hướng rây Bắc - Đông
Nam. Lưu lượng nước sông Tiên Yên cực đại đạt 2.090 m 3/s, cực tiểu 23 m 3/s. Sự
chênh lệch giữa các cực trị lớn như vậy là do sông ngắn, đốc và hệ số tập trung
nước cao. Tổng lưu lượng năm của sông Tiên Yên đạt 0,66 X 109 m3. Hàm lượng vật
chất lơ lửng cực đại đạt 596 g/m3, cực tiểu chỉ đạt 4 g/m 3 và trung bình đạt 54,5
g/m3. Tổng tải lượng phù sa năm đạt 0,0347 X 106 tấn, rất nhỏ so với các sông miền
Bắc Việt Nam.
Mạng lưới sông ở Tiên Yên có dạng cành cây và mang dặc điểm của sông
miền núi và ven biển, dốc và ít thác ghềnh, phía thượng lưu rộng, thu hẹp ở phía hạ
lưu, cửa sông hẹp, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều. Chể độ ihuỷ văn không
điều hoà trong năm, có sự chênh lệch lớn về lưu lượng giữa

2


mùa. v ề mùa khô

(mùa kiệt) mực nước sông thường thấp, lưu lượng nước nhỏ, lúc này xâm nhập mặn
đo đòng triều là lớn nhất. Ngược lại, vào mùa mưa thường có lũ đơn, không kéo dài
vì lũ lên nhanh và cũng rút nhanh. Do địa hình dốc về phía Nam nên tạo ra nhiều
khe suối nhỏ, chia cắt thành nhiều khu vực, đặc trưng của các suối này là có độ dốc
từ 4-6% thoát nước nhanh, nhưng vì lòng sông suối hẹp nên sau những trận mưa lớn
thường gây ngập lụt ở một số nơi.
Hải văn
Vùng cửa sông Tiên Yên chịu ảnh hưởng chung cùa chế độ nhật triều thuần

8


nhất với độ lớn triều vào loại lớn nhất nước ta. Thuỷ triều mạnh nhât vào các tháng
1, 6 , 7 và 12 với mực nước lên đến hơn 4 m (so với 0 m hải đồ). Độ lớn triêu giảm
đi vào các tháng 3 , 4 , 8 và 1 1 ở mực nước 3 m và tính chất thuần nhất của thủy triều
toàn nhật cũng suy giảm một phần nhưng không đáng kể. s ố ngày trong năm có
mực nước cao trên 3,5 m là 101 ngày. Tốc độ dòng chảy ở các cửa thường lớn như
tại cửa Mô 74,2 cm/s, cửa sông Tiên Yên 53,9 cm/s.
Vào mùa đông, độ cao của sóng cao nhất chỉ ở mức 0,5-0,7 m với tần suất rất
bé (khoảng 0,48%) xuất hiện chủ yếu vào tháng 12. Hầu hết các tháng trong mùa
sóng cao nhất thường ở cấp 0,25-0,5 m. Tần suất sóng lặng và sóng lăn tăn chiếm
97-99%. Hướng sóng chủ yếu là hướng bắc với tàn suất khoáng 30-38%, sau là
hướng đông bắc chiếm khoảng 15-20%. Tần suất hướng đông, đông nam và nam
cũng đáng kể khoảng 10-15%. Sóng hướng tây có tần suất xuất hiện ít nhất, chỉ ở
mức 1-3%. Mùa hè có tần suất lặng sóng và sóng lăn tăn chiếm 88-94%. c ấ p độ cao
sóng từ 0,25-0,5 m chiếm 4-9%. c ấp độ cao cao nhất lên đến 2-2,5 m vào tháng 7
và tháng


8

do bão ảnh hưởng trực tiếp gây ra. Hướng sóng thịnh hành trong mùa hè

chủ yếu hướng đông nam với tần suất 20-40%. Tần suấl sóng hướng nam cũng khá
cao 15-25%. Tần suất sóng hướng tây nhỏ không đáng kể.
1.1.5. Đa dạng sinh học
Đa dạng loài: Sinh vật vùng cửa sông Tiên Yên đa dạng và cỏ giá trị lớn về
nguồn lợi khai thác và sinh thái. Tổng hợp các kết quả khảo sát điều tra về đa dạng
sinh học vùng cửa sông Tiên Yên cho thấy tại đây đã ghi nhận được 260 loài động
vật đáy thuộc 89 họ, 237 loài sinh vật nổi (188 loài thực vật và 49 loài động vật), 33
loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 15 loài thực vật ngập mặn và 36 loài chim. Vùng cửa
sông ven biển Quảng Ninh trong đó có cửa sông Tiên Yên đã phát hiện dược 195
loài cá thuộc

68

họ, 15 bộ (Nguyễn Chu Hồi và nnk, 1996).

Vùng cửa sông Tiên Yên có diện tích lớn bãi triều cỏ phủ và không phù rừng
ngập mặn là môi trường thuận lợi cho các loài động vật đáy sinh sống, chiếm ưu thế
về số lượng loài là ngành Thân mềm với 175 loài (chiếm 67%) thuộc 56 họ, các lớp
Giáp xác (ngành Chân khớp), lớp Giun nhiều tơ (ngành Giun đốt) có số loài khá cao
lần lượt là 39 và 36 loài (hình 2). số loài có giá trị kinh tế là 75 loài, 1 loài bị đe

Mật độ thực vật nổi đạt khoảng 104 - 105 tb/m3, ngành tảo Silic chiếm ưu thế
với 162 loài (chiếm
Giáp

(6


86

%), tiếp đó là ngành tảo Lục (12 loài), tảo Lam

(8

loài) và tảo

loài). Số lượng cá thể động vật nổi ở cửa sông Tiên Yên là 467 con/m 3 thấp

9


hơn so với cửa sông Nam Triệu (1.014 con/m3). Do tính chất thủy hóa vùng này là sự
biến đổi mạnh theo mùa, chịu sự ảnh hưởng rất lớn của thủy triều nên tính chất sinh
thái của quần xã sinh vật phù du có nhiều điểm khác biệt với một số vùng biển ven bờ
khác. Đó là sự đa dạng về đặc tỉnh thành phần loài trong đó có sự pha trộn cùa các
nhóm loài sinh thái mặn {Eucalanus subcrassus, Canthocalanus pauper, Paracalanus
crassirostris, Acartia pacifica, Centropages tenuiremis), lợ {Acartỉella sinensis,
Schmarkeria gordỉoides) và ngọt ( Thermocylops hyalinus, Alldiaptomus sp.) với tỷ lệ

*

khác nhau theo mùa.

Hình 2. Một sổ loài thủy sản được khai thác tại cửa sông Tiên Yên - Hà cổi
Số loài cây ngập mặn thực thụ là 15 loài trong tổng số 36 loài ở Việt Nam.
Trong đó có nhừng loài cây thân gỗ phân bố phổ biến và rất phổ biến có tầm quan
trọng trong vùng và cả nước là Rhizophora stylosa, Bruguỉera gymnorhiza,

Kandelia candel. Ngoài ra còn có Avicennỉa marina, Aegiceras corniculatum.
Tiềm năng về nguồn lợi rong, cỏ biển ở Đất ngập nước vùng cửa sông Tiên
Yên khá lớn, đã phát hiện được 33 loài rong biển và 4 loài cỏ biển, trong dỏ nhicu
loài cỏ giá trị kinh tế cao như Gracilaria asiatica, G tenuisíipitata, Enleromorpha
intestinalis, Rhizoclonium kochianum, Zostera japonica.

10


Những họ cá có số lượng loài tương đối nhiều ở vùng đất ngập nước cửa
sông Tiên Yên là họ cá Khế (Carangidae) 20 loài, họ cá Mủ (Serranidae) 15 loài, họ
cá Bổng trắng (Gobiiđae)

8

loài, họ cá Trích (Clupeidae) 7 loài, họ cá Đối

(Mugiỉidae) 5 loài. Trong số 195 loài cá có

86

loài cá có giá trị kinh tế, 2 loài quý

hiếm và 1 loài bị đe dọa có mặt trong Sách đỏ Việt Nam.
Đa dạng sinh thái
Vùng cửa sông Tiên Yên có ba hệ sinh thái đặc trưng là bãi triều, cửa sông
và rừng ngập mặn. Hệ sinh thái bãi triều bao gồm bãi triều thấp và một phần của bãi
triều cao thuộc kiểu đất ngập nước không phủ thực vật ngập mặn. Hệ sinh thái cửa
sông bao gồm hệ thống cửa sông và các kênh đào. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
tương ứng với loại hình đất ngập nước bãi triều có phủ thực vật ngập mặn với 15

loài cây ngập mặn phát triển tốt. Các bãi triều cao có phủ thực vật ngập mặn phân
bố tập trung nhiều ở đảo Đồng Rui, Đại Bình và Đông Hải (hình 3). Thành phẩn
loài thực vật ngập mặn phân bố ở khu vực này chủ yếu là những loài chịu mặn,
những loài ưa lợ không thấy xuất hiện như Bần (Sonneratia). Thảm thực vật ngập
mặn ở vùng cửa sông Tiên Yên phát triển tốt nhất ở vùng cửa sông ven biển Đông
Bắc, tạo thành thảm rừng xanh tốt, mật độ cây phân bố dày, cây cao, tạo ra các quần
xã thực vật ngập mặn phân bố khác nhau:

Hình 3. Bãi triều có cây ngập mặn ở vùng cửa sông Tiên Yên
- Quần xã sú chủ yểu phân bố ở vùng triều thấp chịu tác động nhiều của sự
ngập lụt thủy triều hàng ngày, chiều cao cây khoảng 2 - 3m;
- Quần xã trang, đước, vẹt thuần chùng phân bố ở vùng triều, nền đáy ở khu
vực này gồm bùn và đất sét, chịu ảnh hưởng thủy triều không thường xuyên. Ở đây
trang, đước cao trung bình 3 - 3,5 m, thậm chí có cây cao tới 8 m tạo thành mội vành
dai xanh tốt bảo vệ vùng triều;
- Quần xã giá, vạng hôi và các cây bụi khác, chủ yểu phân bố ở vùng triều
11


cao ít chịu ảnh hưởng chế độ ngập lụt của thủy triều hàng ngày.
Ngoài ra còn có các quần thể nhân tác như rừng trồng trang và rừng trồng vẹt
dù. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cửa sông Tiên Yên là nơi cư trú của nhiều loài đặc
sản có giá trị như ngán, cua bể, bạch tuộc, sâu đất, vạng... cũng như cung cấp
nguồn giống quan trọng của tôm, cua, cá cho vùng biển ven bờ. Đây là nơi sản xuất
năng suất sơ cấp rất lớn cho hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông Tiên Yên.
1.2. C ác yếu tố nhân sinh
1.2.1. Dân cư - văn hóa
Dân số của huyện Tiên Yên nám 2007 là 45.000 người với mật độ dân số 70
người/km2, thấp hơn nhiều so với huyện liền kề Đầm Hà (107 người/km2). Dân cư
ở đây chủ yếu là người Kinh, ngoài ra có người Dao, Tày, Sán Dìu, Nùng, Mường,

Sán Chỉ, Cao Lan và người Hoa. Người dân sống chủ yếu dựa vào các hoạt dộng
sản xuất nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản và một phần nhỏ trong các
ngành công nghiệp nhỏ và dịch vụ.
Hoạt động giáo dục trong khu vực trong những năm qua nhìn chung đã có
nhừng tiến bộ đáng kể, số lượng học sinh tốt nghiệp các cấp đều tăng, chất lượng
giáo dục cũng được cải thiện. Nám 2007, tổng số trường học phổ thông cùa huyện
Tiên Yên là 23 trường với 504 phòng học và 728 giáo viên. Đặc biệt, tỷ lệ học sinh
lưu ban và bỏ học ở khu vực đã giảm. Tuy nhiên, ở một số khu xã Tiên Lãng, xã
Đông Hải và xã Hải Lạng vẫn còn có nhiều học sinh phải bỏ học vì điều kiện gia
đình cũng như trường học ở xa.
1.2.2. Hoạt động phát triển kinh tế
a. Nuôi trồng và khai thác thuỷ sán
Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là nghề truyền thống cùa người dân huyện
Tiên Yên. Ngay từ những năm 90 ngành này đã phát triển, hàng trăm hộ nông dân
đầu tư đắp hơn

1 .0 0 0

ha bãi triều phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực các xã

ven biển Đồng Rui, Hải Lạng, Đông Hải. Những năm gần đây, tình hình khai thác
và nuôi trồng thủy sản đang có chiều hướng phát triển tốt. Sản lượng khai thác tăng,
nuôi trồng đang hướng tới những sản phẩm có giá trị kinh tế cao (hình 4). Năm
2007, tổng sản lượng thủy sản cùa huyện Tiên Yên dạt 2000 tấn (tăng so với năm
2006 là 400 tấn), trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 500 tấn và sản lượng khai thác
là 1.500 tấn.
Mặc dù mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương nhưng hoạt động
này cũng gây tác động không nhỏ tới môi trường do dịch bệnh bùng phát, chất thải

12



từ nuôi công nghiệp, đặc biệt là phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi. Trước đây, rừng
ngập mặn ở xã đảo Đồng Rui (Tiên Yên) chiếm 55,6% diện tích đất tự nhiên và
được xếp vào diện độc đáo nhất miền Bắc nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 10 nãm
(từ 1993-2003), gần 1.500 ha rừng ngập mặn nguyên sinh xung quanh xã dào này
đã bị tàn phá nghiêm trọng, để nhường chỗ cho nuôi tôm, làm củi đun... Tuy nhiên,
việc nuôi trồng thủy sản ở các bãi triều này không đem lại hiệu quả cao và chỉ sau 5
năm, người dân Đồng Rui liên tiếp thất bại do môi trường đầm nuôi bị thoái hoá.
Ngoài ra, các hoạt động khai thác mang tính chất huỷ diệt nguồn lợi như dùng mìn
đánh bắt cá gần đây đã giảm nhưng vẫn còn xuất hiện ở một số nơi. Những hoạt
động này trong tương lai càn được ngăn cấm hoàn toàn để bảo vệ nguồn lợi thuỷ,
hải sản và đảm bảo an toàn tính mạng cho chính người dân.

Hình 4. Một số hình thức và đối tượng nuôi lồng bè tại cửa sông Tien Yen
b. Hoạt động cảng biển và giao thông thủy
Do được bao bọc bởi hệ thống các đảo nên vùng cửa sông Tiên Yên là nơi
tránh gió bão an toàn. Hiện nay, hệ thống giao thông thủy, cảng biển trong vùng khá
thuận lợi cho giao lưu kinh tế và vãn hóa với các khu vực. Tuyến đường sông chính
trong vùng là Vạn Hoa - Tiên Yên đài 24 km sông cấp ]. v ề cảng biển có cảng Mũi
Chùa và cảng Vạn Hoa, tuy không lớn như cụm cảng thuộc vịnh Bái Tử Long

13


nhưng hệ thống càng biển này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế
của vùng. Cảng Mũi Chùa nằm giữa khu vực Hồng Gia - Hải Ninh, có khả năng đón
tàu từ 1 - 1,5 vạn tấn ra vào rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trong vùng
và với các tỉnh lân cận như Lạng Sơn, Bẳc Ninh, Bắc Giang, Hà Giang... Hoạt dộng
của tàu thuyền, đặc biệt tại các bến neo đậu tàu thuyền là nguồn phát thải dầu vảo

môi trường nước của vùng cửa sông.
c. Phát triển công nghiệp
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp huyện Tiên Yên chua phái
triển mạnh, mặc dù có dấu hiệu tăng đều qua các năm bao gồm hệ thống quốc
doanh và ngoài quốc doanh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,5%. Sản phẩm chủ
yếu gồm có: đóng tàu thuyền, gạch nung, đồ mộc, giấy, quần áo may sẵn, sửa chữa
ô tô, xe mảy, cơ khí, đồ điện, chế biến thuỷ sản... Hiện nay trên địa bàn huyện có
một cơ sở quốc doanh sản xuất công nghiệp là nhà máy sản xuất giấy của Công ty
thương mại Hạ Long liên doanh với Đài Loan bắt đầu sản xuất từ năm 1995 và nhà
máy thuỷ điện Khe Xoong với công suất 680.800 KW/h (năm 1996). Còn lại chủ
yếu là các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ. Các hoạt độne công
nghiệp chưa tác động lớn đến chất lượng môi trường trong khu vực nghiên cứu.
d. Thương mại, du lịch, dịch vụ
Hoạt động thương mại và dịch vụ ở Tiên Yên hầu như chưa phát triển, chủ
yếu là buôn bán nhỏ. Hiện nay huyện đang xây dựng khu thương mại tập trung tại
thị trấn Tiên Yên nhàm thúc đẩy lưu thông hàng hoả trong tỉnh và khu vực với nước
ngoài. Hoạt động du lịch hiện nay ở Tiên Yên cũng chưa phát triển, tuy nhiên trong
những năm tới, cùng với sự phát triển du lịch của Quảng Ninh, Tiên Yên sẽ đấy
mạnh phát triển du lịch với các hướng như: kết hợp với tuyến du lịch Hạ Long - Trà
Cổ khai thác tiềm năng sẵn có như cảng Mũi Chùa, phố cổ Tiên Yên, kết hợp đón
khách du lịch từ tuyến du lịch Móng Cái - Vịnh Hạ Long với Trung Quốc.

14


C H Ư Ơ N G 2. L ỊC H s ử VÀ P H Ư Ơ N G P H Á P N G H IÊ N c ứ u
2.1. Lịch sử n gh iên cứu
Trước năm 1954 các công trình nghiên cứu địa chất vùng biển ven bờ Việt
Nam nói chung không nhiều. Một số công trình điển hình của Viện Hải dương học
Nha Trang với nhiệm vụ chủ yểu là khảo sát ngư trường phục vụ cho công tác khai

thác nguồn lợi hải sản. Các nghiên cứu địa chất khác phần lớn tập trung về cấu trúc
địa chất, các thành tạo đá cổ chứa khoáng sản phục vụ cho mục đích khai khoáng
của người Pháp ờ Việt Nam và Đông Dương.
Năm 1963 - 1965, đội khảo sát liên hiệp Việt - Trung đã lập loạt sơ đồ và báo
cáo kết quả khảo sát vịnh Bắc Bộ. Trong đó đã nêu khái quái sự phân bố các trường
trầm tích sạn, cát và bùn sét ở đáy vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt đã nêu vị trí các nơi gặp
sét loang lổ trong ống phóng trọng lực. Các tài liệu khảo sát này về sau dược sử
dụng trong nhiều báo cáo và bài viết của Trịnh Phùng, Nguyễn Chu Hồi, Phí Kim
Chung.
Sau 1975, công tác điều tra địa chất và khoáng sản được tiến hành có hệ thống
trên toàn vùng biển Việt Nam nói chung và vùng biển Quảng Ninh nói riêng, trong
đó có vùng cửa sông Tiên Yên. Điển hình là các công trình dưới đây:
+ Năm 1981-1985, công trình đo vẽ và thành lập Bản đồ địa chất Việt Nam, tỉ
lệ 1/500.000 do Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao chủ biên.
+ Năm 1983, Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao cho ra đời tập I về dịa
tầng thuyết minh cho bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000. Phần địa lầng đã
được tổng hợp một bước, trong đó dải đồng bầng ven biển được mô tả theo 3 thang
địa tầng cho đoạn: M óng Cái - Đèo Ngang.
+ Các tác giả như Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Văn Cư (1990) nghiên cứu động
lực vùng biển và cửa sông Việt Nam đã hệ thống hóa toàn cảnh về động lực và hình
thái các cửa sông ven biển Việt Nam. Bên cạnh đó, các công trinh của Nguyễn Chu
Hồi, Nguyễn Đức Cự và Trần Đức Thạnh trong những năm 1990 đến nay đã nghiên
cứu về tiềm năng kinh tế biển và các tai biến liên quan đến đường bờ. Các công
trình của Đặng Trung Thuận, Mai Trọng Nhuận, Trần Nghi trong cùng giai đoạn
nghiên cứu về trầm tích ven biển và những biến động môi trường đã bô sung và
khẳng định về tẩm quan trọng của cửa sông ven biển với lợi ích quốc gia và vấn đề
phát triển bền vững vùng cửa sông.
+ Năm 1999, đề án “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn biến nông
ven bờ Việt Nam (0-30m nước) tỉ lệ 1/500000" do TSKH Nguyễn Biểu làm chủ
nhiệm đã thành lập các bàn đồ địa chất trước và sau Đệ tứ, cấu trúc kiến tạo, dị


15


thường xạ phổ, vành trọng sa, phân bố dự báo khoáng sản, tai biến địa chất, địa chất
môi trư ờ ng...
Từ nhừng năm cuối thập niên 90 đến nay có khá nhiều các nghiên cứu liên
quan đến vùng cửa sông Tiên Yên, chủ yểu tập trung vào điều tra tài nguyên. Năm
1995, đề tài “Điều tra khảo sát đất ngập nước triều vùng biển ven bờ và các đảo
Đông Bắc Việt N am ” của Nguyễn Đức Cự và nnk đã kiểm kê tài nguyên đất ngập
nước ờ vùng ven bờ và các đảo Đông Bẳc, trong đó có vùng cửa sông Tiên Yên
Hà Cối. Đên năm 2007, cơ sở dữ liệu của 27 vùng đất ngập nước, bao gồm cà vùng
cửa sông Tiên Yên được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Điều tra, đánh giá,
thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia” do
Mai Trọng Nhuận chủ trì. Đây là tài liệu có giá trị tham khảo cao cho các nhà khoa
học và quản lý trong lĩnh vực bảo tồn đất ngập nước, cung cấp các thông tin về điều
kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, môi trường, hiện trạng khai thác, quản lý và bảo tồn
vùng đất ngập nước cửa sông Tiên Yên.
v ề khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có the kc đến dự án do
Hợp phần SUMA (Bộ Thủy sản) tiến hành ờ các huyện vcn bicn Vân Dồn, Ticn
Yên và Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2003-2005. Kết quả của dự án đã đưa ra
định hướng quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn, lợ dến năm 2010 tại 3 huyện trên
cơ sở điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên, môi trường khu vực bãi triều, vùng mặt
nước cửa sông, ven đảo từ Vân Đồn đến Hải Hà. Dự án “Xây đựng cơ sở khoa học
cho việc sử dụng bền vững nguồn lợi sá sùng, bông thùa vùng ven biển linh Quảng
Ninh” cũng do SUMA thực hiện đã điều tra, đánh giá nguồn lợi. điều kiện sống,
tình hình khai thác và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển hai loài có giá trị kinh lế
này ở bãi triều ven biển Quảng Ninh. Các nghiên cứu này cũng đánh giá, dự báo
những đe dọa và tác động của hoạt động nuôi trồng thủy sản đến môi trường và đề
xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động đó. Do đó nhàm sử dụng hợp lý vùng

cửa sông Tiên Yên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường cần tiếp
tục những nghiên cứu, cung cấp thêm cơ sở khoa học, cập nhật dữ liệu hiện có, đáp
ứng yêu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường ở đây.
2.2. P h ư ơ n g p h áp nghiên cứu
2.2.1. Phưong pháp kể thừa
Đây là phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu về điều
kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, tai biến, về hoạt động kinh tc-xã hội, quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành... liên quan tới vùng
nghiên cứu từ các đề tài, dự án, các công trinh nghiên cứu khoa học đà có. Kết quá
của phương pháp này là đánh giá được hiện trạng tài liệu (phương thức nghiên cứu,

16


cách tiếp cận, phạm vi nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng, kết quả đạt được, những tồn
tại...) theo các giai đoạn khác nhau; xem xét, lựa chọn những số liệu thu thập được
đẽ sử dụng trong đề tài và xây dựng kế hoạch khảo sát, nghiên cứu bổ sung.
2.2.2. Điều tra khảo sát thực địa
Công tác khảo sát thực địa nhàm lấy mẫu, quan sát các biểu hiện tai biến, tiến
hành điều tra kinh tể - xã hội, các yếu tố tác động đến môi trường địa chất vùng
nghiên cứu.
a. Phương pháp lẩy mẫu
Đo đạc trực tiếp ngoài hiện trường các thông số môi trường như: nhiệt độ, độ
mặn, độ pH, độ đục, oxy hoà tan, độ sâu...
Lấy mẫu nước theo mạng lưới khảo sát đã được thiết kế (hinh 5) và theo quy
trình sau: Tại vị trí nước trong lấy 2 lít nước, tại vị trí nước đục lấy 3 lít nước. Dụng
cụ lấy mẫu là batomet: với dụng cụ này chúng ta có thể lấy mẫu ở các độ sâu khác
nhau. Các chai lọ lấy mẫu để phân tích kim loại phải rửa sạch bàng HC1 1:1, tráng
nước cất, trước khi lấy phải tráng bằng nước biển, và cho 5ml HC1 đậm đặc vào để
tránh hiệu ứng thành bình. Mầu lấy xong phải đưa vào phỏng thí nghiệm phân tích

chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lấy. Mầu phân tích BOD, COD lấy vào chai ricng
và không cho HC1 vào, bảo quản lạnh (< 4° C) và đưa về phỏng thí nghiệm phân
tích chậm nhất là 7 ngày sau khi lấy mẫu. Mầu phân tích độ muối phải lấy ở tất cả
các trạm trên tàu và ven bờ, cho riêng vào chai PE 0,51 đậy kín, và đưa về phòng thí
nghiệm phân tích. Mầu phân tích muối không cho axít HC1.
Mẩu trầm tích đáy phục vụ nghiên cửu địa chất môi trường phải là mẫu có
chứa bùn, sét. VỊ trí lấy mẫu trầm tích đáy để phân tích các chỉ ticu địa hoá môi
trường (ion trao đổi, B, Br, I , , carbonat, Ch/c.... ) cũng được thiết kế trùng với vị trí
mẫu nước. Tuy vậy do đặc điểm trầm tích đáy biển khá đa dạng nhiều khu vực có
thành phần trầm tích hoàn toàn là cát, do vậy có thể di chuyển vị trí lấy mẫu sang
9

các trạm liền kề (trước hoặc sau trạm đã được thiết kế). Nên lấy mẫu trầm tích tại
tất cả các trạm khảo sát gặp sét, bột. Theo kết quả thu được của các đề án trước đây
có dị thường các kim loại nặng như Hg, C u,... trong trầm tích tầng mặt phân bố tại
vùng cửa sông Tiên Yên vì vậy được bố trí mạng lưới phân tích dày hơn những vị
trí khác. Ngoài ra, còn nghiên cứu đặc điểm địa hoá môi trường theo chiều sâu cột
mẫu. sẽ tiến hành lấy mẫu trầm tích từ các cột mẫu ống phóng và chỉ thị đánh dấu
phân tử để phân tích các chỉ tiêu địa hoá môi trường.
ĐAI HO C Q U Ô C G IA HÀ NÔ
TRUNG TÂM THCNG TIN THƯ VIÊN

17


1

A4
' flTior-ii»


«r.cri?*

• rOT3ỈO

|iCT-*

Hình 5. Sơ đồ vị trí trạm khảo sát tại của sông Tiên YỄn
b. Các phương ph áp đỉều tra về kinh tế - xã hội
Đẻ có hệ thổng thông tin kỉnh tế- xã hội phục vụ cho nghiên cứu và đo vẽ
bản đồ hiện trạng địa chất môi trường, cần tiến hành phỏng vấn, điều tra và thu
thập các sổ liệu tài liệu, các hoạt động kinh tế đã vè đang diễn ra, các dự án phát
triển sẽ thực hiện, các nguồn ô nhiễm, các báo cáo đánh giá tác động môi trường,


hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên, các vấn đề môi trường và các giải pháp
bảo vệ môi trường, tài nguyên. Để có nguồn gốc thông tin kinh tế - xã hội phục vụ
cho đề tài cần phải đến ủ y ban Nhân dân xã, phường, thị trấn và các huyện để thu
thập thông tin.
2.2.3. Phương pháp phân tích
a. Phân loại vờ lựa chọn mẫu
- Mầu COD, BOD được bảo quản lạnh, lựa chọn theo đúng thiết kế và
chuyển tới phòng phân tích trong thời gian nhanh nhất (30 mẫu).
- Gửi phân tích độ đục và NH4: tất cả các mẫu phân tích, mẫu nước ven bờ
và các mẫu dùng để phân tích độ đục và NH 4 (30 mẫu).
- Gửi phân tích các nguyên tố vi lượng trong nước (30 mẫu).
- Gửi phân tích 30 mẫu bùn hoặc bủn lẫn cát, bột lẫn cát để phân tích
carbonat, cacbon hữu cơ và ion kim loại nặng, photpho và nitơ.
- Gửi mẫu phân tích chỉ thị đánh dấu phân tử là hợp chất hữu cơ nguồn gốc
nhân sinh (DDT, P C B ...) (20 mẫu).

b. Phương pháp
- Phương pháp đo chiết suất để xác định độ muối.
- Phương pháp đo điện thế hoặc so màu để xác định độ pH.
- Phương pháp đo điện thế để xác định độ Eh.
- Phương pháp Volt - Amper hoà tan và hấp thụ nguyên tử dùng đỏ dịnh
lượng các kim loại trong nước biển và các ion kim loại hấp thụ trong trầm tích.
- Phương pháp hoá học phân tích các á kim trong nước biển và các ion á kim
hấp thụ và trao đổi trong trầm tích cũng như các chỉ số môi trường khác (cacbon
hữu cơ, carbonat...).
- Phương pháp phân tích sắc ký khí cộng kết điện tử GC - ECD và sẳc khí
khối phổ GC/MS dùng để xác định chi thị đánh đấu phân tử cùa các hợp chất hữu
cơ nhân sinh.
2.2.4. Xử lý số liệu và viết báo cáo tổng kết
- Tiếp tục tham khảo và tổng hợp các loại tài liệu đã có từ trước phục vụ cho
luận giải kết quả nghiên cứu.
- Kiểm tra đối chứng các kểt quả đo đạc.
- Áp dụng các kỹ thuật tin học để xử lý sô liệu:

19


+ Tính toán các tham số thống kê (X, s , V, E, A, ma trận hệ số tương quan),
bản đồ phân bố các nguyên tố, các đặc trưng môi trường địa hoá ...
+ Vẽ biểu đồ mặt cắt và bản đồ để thể hiện sụ phân bố không gian của các
đối tượng nghiên cứu cụ thể.
- Tổng hợp tài iiệu và viết báo cáo tổng kết.
2.2.5. Phương pháp thành lập bản đồ địa chất môi trường
a. Nguyên tắc thành lập
Bản đồ hiện trạng địa chất môi trường là một dạng bản đồ tổng hợp thể hiện
những thông tin quan trọng của khảo sát thực địa và kết quả nghiên cứu thưộc các

lĩnh vực khác nhau của khoa học Trái đất và môi trường phục vụ cho việc quy
hoạch, khai thác lãnh thổ, lãnh hải hợp lý và bảo vệ môi trường.
Bản đồ hiện trạng địa chất môi trường thể hiện các đặc trưng quan trọng của
môi trường địa chất ven biển và biển ven bờ phản ánh quan hệ tương tác giữa các
yếu tố môi trường địa chẩt với các hoạt động phát triển, bảo vệ tài nguyên môi
trường biển và ven biển. Bản đồ này thể hiện phân bố không gian hiện tại của các
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến địa chất môi trường, tai biến, ô nhiễm môi trường nước
và trầm tích.
+ Các thông tin trên bản đồ hiện trạng địa chất môi trường biển phải vừa
phản ánh những đặc trưng môi trường chủ yếu vừa đảm bào cung cấp tài liệu và cơ
sở cho quy hoạch sử dụng đất, mặt nước, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đới
duyên hải và vừa bảo vệ môi trường, tài nguyên.
+ Các thông tin trên bản đồ hiện trạng địa chất môi trường phải dược chăt
lọc, tích hợp từ các bản đồ địa chất, trầm tích thuỷ thạch động lực, địa mạo, địa hoá,
khoáng sản và các nguồn tài liệu khác.
+ Các thông tin trên bản đồ thể hiện hiện trạng đặc trưng, địa chất môi trường
biển ở các thời điểm khảo sát, nghiên cứu phân tích là chủ yếu và thể hiện biến động
đặc trưng địa chất môi trường theo thời gian mà tài liệu ở mức cho phép.
+ Thông tin trên bản đồ phải dễ đọc, dễ hiểu cho các đối tượng sử dụng khác
nhau.
b. Phương pháp thành lập
Bản đồ hiện trạng địa chất môi trường được thành lập theo phương pháp sau:
+ Chập bản đồ: các bản đồ chuyên môn khác nhau của một vùng, một lãnh
thổ lãng hải biểu diễn theo cùng một tỷ lệ được tiến hành chồng xcp và thổ hiện các
nội dung lên một bản đồ tổng hợp.

20


+ Phương pháp trọng số: lựa chọn những yếu tố quan trọng cùa từng bản đồ

chuyên môn và thể hiện chúng lên bàn đồ tổng hợp.
+ Số hoá bản đồ bằng các phần mềm chuyên dụng.
Bản đô hiện trạng địa chất môi trường được thành lập theo nguyên tắc nói
trên là sản phẩm tổng hợp của những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến dặc trưng môi
trường địa chất, tai biến ô nhiễm môi trường cũng như hoạt động phát triển, sử dụng
đất và mặt nước, quản lý tổng hợp đới duyên hải và bảo vệ môi trường.
c. Nội dung thể hiện
Bản đồ hiện trạng địa chất môi trường biển ven bờ thể hiện các nội dung chủ
yếu sau đây:
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng địa chất môi truờng (điều kiện địa
chất, đặc điểm địa hình, các yếu tố khí tượng, thuỷ văn, hải văn và các yếu tố hoạt
động nhân sinh...).
+ Hiện trạng môi trường địa hoá (môi trường trầm tích đáy, môi trường
nước).
+ Hiện trạng tai biến địa động lực (động đất, núi lửa, nứt đất, trượt lở đất, xói
lở, bồi tụ ...). Các tai biến được thể hiện là các tai biến được phát hiện tại thời điểm
nghiên cứu.
+ Trên bản đồ thể hiện hiện trạng ô nhiễm (nểu hệ số ô nhiễm > 1,0) hoặc
nguy cơ ô nhiễm (nếu hệ số tích luỹ độc tố so với nước biển hoặc bùn biển đại
dương thế giới > 3 ).
+ Một số thông tin khác (đường bờ biển, đường đẳng sâu, ranh giới tầng trầm
tích,...).
d. Phương pháp thể hiện bản đồ
+ Dùng màu sấc, đường gạch và các ký hiệu thể hiện trên bản đô theo
phương pháp chồng chập và trọng số.
+ Các thành tạo địa chất biểu điễn bang màu sắc khác nhau.
+ Các thành tạo nhân sinh biểu diễn bàng màu sắc khác nhau kèm theo thời
gian bắt đầu và kết thúc.
+ Tai biến địa chất (tai biến động lực và tai biến địa hoá) được biểu diễn
bàng các ký hiệu tương ứng kèm theo thời gian ghi nhận được.


21


×