Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nâng cao chất lượng dạy học đệm đàn cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc tại trường đại học sư phạm đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

NGUYỄN ĐẮC TRUNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐỆM ĐÀN
CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM ÂM NHẠC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
Khóa 6 (2015 - 2017)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

NGUYỄN ĐẮC TRUNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ĐỆM ĐÀN
CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM ÂM NHẠC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc
Mã số: 60.14.01.11

Người hướng dẫn: PGS.TS VŨ TỰ LÂN


Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Nếu có gì trái với lời cam đoan, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Đắc Trung


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Cao Đẳng

ĐH

Đại học

ĐHSP

Đại học Sư phạm

GS

Giáo sư


Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó Giáo sư

PL

Phụ lục

SPAN

Sư phạm Âm nhạc

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

TS

Thac sĩ

TH-NC


Thanh nhạc- Nhạc cụ

TP

Thành phố

TSKH

Tiến sĩ khoa học

TW

Trung ương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 9
1.1. Một số vấn đề về đệm đàn .................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm đệm đàn ............................................................................ 9
1.1.2. Vai trò của đệm đàn ........................................................................... 9
1.1.3. Ý nghĩa của việc đệm đàn trên đàn phím điện tử cho sinh viên
nghành sư phạm âm nhạc ........................................................................... 10
1.2. Khái quát về đàn phím điện tử ............................................................ 12
1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển đàn phím điện tử ................................. 12
1.2.2. Vai trò của đàn phím điện tử ........................................................... 13
1.2.3. Cấu tạo đàn phím điện tử ................................................................. 14
1.2.4. Phân loại đàn phím điện tử ............................................................... 15
1.2.5. Tính năng cơ bản của đàn phím điện tử ........................................... 17

1.3. Khái quát về trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng ................................ 19
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................... 19
1.3.2. Đặc điểm tổ bộ môn âm nhạc ........................................................... 20
1.3.3. Định hướng đào tạo .......................................................................... 23
1.3.4. Thực trạng dạy học đệm đàn trên đàn phím điện tử ........................ 25
1.3.5. Những hạn chế trong dạy học đệm đàn của trường ĐHSP Đà Nẵng ..... 31
* Tiểu kết .................................................................................................... 31
Chương 2: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY
VÀ HỌC ĐỆM ĐÀN ................................................................................. 33
2.1. Nâng cao chất lượng giảng dạy của Giảng viên ................................. 33
2.1.1. Phương pháp dạy học chủ động tích cực ......................................... 33
2.1.2. Trang bị kiến thức cơ bản về đệm hát cho sinh viên ....................... 34
2.1.3. Phương pháp soạn đệm .................................................................... 53


2.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn học .................. 60
2.1.5. Phương pháp kiểm tra đánh giá ....................................................... 61
2.2. Nâng cao chất lượng học tập của sinh viên ......................................... 62
2.2.1. Phương pháp học .............................................................................. 62
2.2.2. Rèn luyện kỹ năng âm nhạc ............................................................. 64
2.3. Thực nghiệm Sư phạm ........................................................................ 65
2.3.1. Tiến trình thực nghiệm ..................................................................... 65
2.3.2. Kết quả thực nghiệm ........................................................................ 66
Tiểu kết ....................................................................................................... 66
KẾT LUẬN ................................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 71
PHỤ LỤC ........................................................................................................


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc Việt Nam là một phần của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Âm
nhạc Việt Nam phản ánh nét đặc trưng của con người, văn hóa, phong tục,
địa lý… của đất nước Việt Nam, trải qua suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.
Từ thế kỷ XX, khoa học công nghệ trên thế giới phát triển, kèm theo
sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã dẫn đến sự giao thoa văn hóa, rút
ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, giữa các quốc gia trên thế giới. Sự
truyền bá văn hóa nghệ thuật, trong đó có âm nhạc, vào Việt Nam một cách
mạnh mẽ, tạo điều kiện cho chúng ta đón nhận âm nhạc một cách dễ dàng,
chủ động hơn. Nếu cách đây khoảng 2 thập kỷ, người dân Việt Nam chỉ
được nghe nhạc qua chiếc radio hoặc cassette thì ngày nay chúng ta có thể
chủ động tiếp cận với âm nhạc nhanh chóng bằng nhiều cách khác nhau
nhờ có công nghệ hiện đại và mạng internet. Với sự đa dạng và phong phú
về nguồn cung cấp âm nhạc đã đáp ứng được nhu cầu thưởng thức cũng
như nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc cho người Việt Nam.
Âm nhạc Việt Nam phong phú với nhiều thể loại nhưng phổ biến nhất
vẫn là ca khúc, nhạc có lời. Hiện nay, chất lượng tác phẩm cũng như người
thể hiện cũng tăng lên rõ rệt. Chất lượng âm thanh, kỹ thuật phối khí cũng
phát triển tốt hơn, sáng tạo hơn để đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc
trong thời đại mới. Nhu cầu về ca hát, muốn tự thể hiện ca khúc của người
dân ngày càng nhiều. Từ thiếu nhi đến người lớn tuổi, từ trong trường học
đến các lễ hội, từ sân khấu quần chúng cho đến sân khấu chuyên nghiệp…
chúng ta đều thấy âm nhạc và ca hát dường như rất quan trọng trong đời
sống tinh thần của người dân.
Để thể hiện ca khúc, vở kịch hoặc tác phẩm múa…một cách hoàn
chỉnh, phần nhạc đệm chiếm vai trò hết sức quan trọng, góp phần tôn vinh



2

giá trị tác phẩm. Phần nhạc đệm và phần cần đệm phải thực sự găn bó với
nhau. Có không ít những ca khúc hoặc tác phẩm nhạc kich được tác giả viết
kèm theo phần nhạc đệm, phần đệm đó thường rất đặc sắc, hầu hết các tác
phẩm này không thể kết hợp với phần đệm nào hay hơn có thể thay thế, dẫn
chứng như: Happy New Year – nhóm nhạc ABBA, Hotel California Glenn Frey, hay vở vũ kịch Hồ Thiên Nga - Tchaikovsky…
Hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, chúng ta có thể dễ
dàng tìm kiếm phần nhạc đệm thu trước trên internet. Ưu điểm của nhạc
đệm thu sẵn là có nhiều lựa chọn, tiện lợi nhưng nó cũng có nhiều hạn chế
như chất lượng kém, trả phí bản quyền, không phù hợp với đa số người
dùng. Bởi vì mỗi người có tầm cữ giọng hát khác nhau, những người hát không
chuyên thường hay chênh phô, sai nhịp phách…Vì vậy phần nhạc đệm sống
(có người đệm đàn trực tiếp) bao giờ cũng chiếm ưu thế hơn. Nhạc đệm sống
có thể là cả ban nhạc hoặc chỉ có một nhạc cụ là đàn Piano, guitar hoặc đàn
phím điện tử.
Trong các chương trình ca nhạc quần chúng hoặc dạy học âm nhạc ở
các trường phổ thông thường chỉ có một nhạc cụ đệm đàn. Trong trường
hợp này, người đệm đàn phải thực sự có năng lực, có kiến thức sâu về
phương pháp đệm đàn, làm sao cho người hát thể hiện được tác phẩm một
cách tốt nhất.
Do vậy, để có một người đệm đàn giỏi, nhiệm vụ giáo dục đào tạo âm
nhạc nói chung và đào tạo giáo viên âm nhạc có kỹ năng đệm đàn nói riêng
là nhiệm vụ quan trọng của các trường sư phạm hoặc trường nghệ thuật.
Qua khảo sát, đánh giá chương trình đào tạo học phần đệm đàn của
ngành SPAN tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng tôi nhận thấy chất
lượng dạy học môn đệm đàn cũng như khả năng đệm hát của sinh viên sư
phạm âm nhạc còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, giáo trình giảng dạy của



3

trường chỉ dành cho sinh viên hệ Cao đẳng sư phạm âm nhạc mà chưa có
giáo trình cho hệ Đại học sư phạm âm nhạc. Việc trang bị những kiến thức,
đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao kỹ thuật đệm đàn cho sinh viên
là rất cần thiết.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dạy học đệm đàn cho
sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng” làm
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc.
2. Lịch sử nghiên cứu
Qua tìm hiểu và tham khảo, Tôi nhận thấy có khá nhiều công trình
nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề phương pháp dạy học đàn và đệm
đàn như sau:
+ Nguyễn Ngọc Anh (2013), Nâng cao chất lượng giảng dạy
Keyboard cho sinh viên ĐHSP tại Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ SPAN, Học
viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trong công trình này của tác giả
Nguyễn Ngọc Anh có nghiên cứu sâu về phương pháp giảng dạy đàn phím
điện tử nhưng không có nguyên cứu về phương pháp đệm cũng như dạy
đệm đàn.
+ Ngô Thị Việt Anh (2013), Biên soạn phần đệm hát cho THCS (dùng
bộ đệm tự động) ứng dụng trong dạy và học đàn phím điện tử ở trường
ĐHSP Nghệ thuật TW, Nghiên cứu khoa học của Giảng viên trường ĐHSP
Nghệ thuật TW. Nội dung công trình này tập trung biên soạn phần đệm cho
các ca khúc bậc THCS, không ứng dụng biên soạn cho các ca khúc khác
ngoài chương trình giáo dục âm nhạc THCS.
+ Phạm Chỉnh (2001), Hướng dẫn thực hành phần đệm trên đàn
Organ, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. Công trình này không nghiên cứu về
phương pháp dạy học đệm đàn.
+ Đinh Công Hải (2011), Soạn đệm một số ca khúc THCS cho hệ



4

ĐHSP Âm nhạc vừa học vừa làm (không dùng bộ đệm tự động), Nghiên
cứu khoa học của Giảng viên trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
+ Đoàn Phương Hải (2011) Phương pháp soạn đệm trên đàn Organ,
Nghiên cứu khoa học của Giảng viên Học viện Âm nhạc Huế. Nội dung
công trình này nghiên cứu sâu về phương pháp soạn đệm, không nghiên
cứu về phương pháp dạy học đệm đàn.
+ Nguyễn Đỗ Hiệp, Đệm hát trên đàn phím điện tử. Nghiên cứu khoa
học của Giảng viên ĐHSP Hà Nội.
+ Phạm Thị Thanh phương, Soạn phần đệm trên đàn Organ cho một
số bài dân ca Tây Nguyên, ca khúc sử dụng chất liệu dân ca Tây Nguyên,
Nghiên cứu khoa học của Giảng viên ĐHSP Hà Nội.
+ Xuân Tứ (2001), Giáo trình đệm đàn phím điện tử, Nxb ĐHSP TP
Hồ Chí Minh. Đây là giáo trình rất hay giúp giảng dạy đệm đàn hiệu quả,
tuy nhiên chưa thể áp dụng vào điều kiện thực tế giảng dạy tại ĐH Đà
Nẵng.
+ Xuân Tứ (2003), phương pháp dạy và học đàn phím điện tử tập 1,
Nxb ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn có khá nhiều đề tài khóa luận tốt nghiệp và Luận văn
Thạc sĩ của sinh viên, học viên ngành SPAN nghiên cứu về dạy học soạn
đệm trên đàn phím điện tử như:
+ Vũ Thị Chuyên (2007), Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
đàn Organ cho sinh viên CĐSP Âm nhạc tại trường CĐSP Hà Nội, Khóa
luận tốt nghiệp ĐHSP Âm nhạc, trường ĐHSP Nghệ thuật TW khóa III
(2004-2007). Khóa luận này rất hữu ích để tham khảo về phương pháp dạy
học đàn phím điện tử
+ Dương Vũ Diễm Hằng (2007), Tăng cường nội dung đệm trong môn
đàn Organ cho sinh viên hệ Cao Đẳng sư phạm trường CĐSP Nhạc họa



5

TW, Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Âm nhạc, trường ĐHSP Nghệ thuật TW
khóa (2004-2007).
+ Nguyễn Thị Thảo (2006), Soạn đệm ca khúc nhạc nhẹ trên đàn
Organ tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Âm
nhạc, trường ĐHSP Nghệ thuật TW( khóa 2003-2006).
+ Phạm Bá Sản (2014), Nâng cao Năng lực đệm đàn phím điện tử cho
sinh viên trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Luận văn thạc sĩ Lý luận và
phương pháp dạy học âm nhạc, trường ĐHSP Nghệ thuật TW. Công trình
nghiên cứu này của tác giả Phạm Bá Sản rất đầy đủ và chi tiết về phương
pháp đệm đàn phím điện tử.
+ Lê Văn Vũ (2016), Hướng dẫn soạn phần đệm ca khúc trên đàn
phím điện tử trong chương trình đào tạo hệ cao đẳng Sư phạm Âm nhạc tại
trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ lý luận và phương pháp dạy
học Âm nhạc, trường ĐHSP Nghệ thuật TW. Luận văn này của tác giả Lê
Văn Vũ nêu rõ về lý thuyết đệm đàn, hướng dẫn soạn đệm cho các tiết
điệu.
Phần lớn các đề tài này đề cập đến nội dung nâng cao chất lượng dạy
học đàn phím điện tử (keyboard) hoặc phương pháp soạn phần đệm, mà
không đi vào nghiên cứu về nâng cao chất lượng giảng dạy và học đệm đàn
cho ngành đại học sư phạm âm nhạc. Đề tài của tác giả Phạm Bá Sản
nghiên cứu về nâng cao chất lượng đệm đàn của sinh viên và có khai thác
về phương pháp giảng dạy, hướng nghiên cứu này rất hay nhưng không thể
áp dụng vào điều kiện thực tế dạy học đệm đàn dành cho sinh viên ngành
Sư phạm Âm nhạc tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
Đề tài của tôi đi sâu vào nghiên cứu tình hình dạy học môn đệm hát tại
trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, khảo sát chất lượng dạy và kết quả năng

lực đệm đàn của các khóa sinh viên để đưa ra hướng bổ sung, đổi mới


6

phương pháp dạy cũng như phương pháp học đệm hát nhằm nâng cao chất
lượng học tập cho sinh viên và đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Đề tài “Nâng cao chất lượng dạy học đệm đàn cho sinh viên ngành Sư
phạm Âm nhạc trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng” là đề tài chưa có người
nghiên cứu. Tuy có một vài đề tài của một số tác giả rất hữu ích có cùng
hướng nghiên cứu nhưng tôi có những cách thức và nội dung riêng không
giống với họ, bởi mỗi người có những quan điểm, nhìn nhận khác nhau về
khoa học và mỗi đề tài nghiên cứu được áp dụng ở phạm vi khác nhau.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Xuất phát từ tính cấp thiết về vai trò và nhu cầu của việc đệm đàn
trong giảng dạy và hoạt động âm nhạc tại các trường phổ thông. Dựa trên
tình hình thực tế về việc dạy học âm nhạc và đàn phím điện tử tại trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu đề ra những phương pháp
dạy và học đệm hát trên đàn phím điện tử nhằm góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề sau:
-

Nghiên cứu về khái niệm, ý nghĩa, vai trò của đệm hát đối với hoạt

động âm nhạc. Tầm quan trọng của việc dạy và học môn đệm hát cho sinh
viên ngành Sư phạm Âm nhạc.
-


Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của các loại nhạc cụ đàn phím

điện tử để sử dụng vào việc dạy học đệm hát.
- Tìm hiểu sơ lược về lịch sử ra đời, phát triển và hoạt động của
trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng dạy học Âm nhạc và dạy học đệm
hát trên đàn phím điện tử để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.


7

- Nghiên cứu và đề xuất các phương pháp dạy học đệm hát cho sinh
viên ngành sư phạm âm nhạc tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là củng cố lý thuyết cơ bản
về đệm đàn, tìm hiểu về trường ĐHSP Đà Nẵng, nghiên cứu phương
pháp dạy và học đệm đàn. Trong đó, sinh viên hệ Đại học chuyên ngành
Sư phạm âm nhạc tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng là đối tượng
được áp dụng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phương pháp dạy và học đệm hát ca khúc trên
đàn phím điện tử trong khoảng thời gian học kỳ 1 năm thứ tư của sinh viên
hệ Đại học chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc tại trường Đại học Sư phạm
Đà Nẵng. Thời lượng học phần bao gồm 48 tiết, trong đó phần lý thuyết
chiếm 12 tiết và 36 tiết dành cho phần thực hành.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp khảo sát đánh giá: Thông qua việc khảo sát và đánh giá

chất lượng dạy học môn đàn phím điện tử tại trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng để làm cơ sở thực tiễn
Phương pháp tổng hợp và phân tích nguồn tài liệu: Thông qua việc
đọc tài liệu, giáo án, giáo trình, công trình nghiên cứu khác về dạy và học
đệm hát để làm cơ sở nghiên cứu thực hiện luận văn.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tác giả tổ chức các buổi học có
áp dụng nội dung trong luận văn để đánh giá tính hiểu quả của phương
pháp dạy học mới.


8

6. Những đóng góp của luận văn
Đề tài là công trình nghiên cứu những phương pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy - học môn đệm hát cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc tại trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng một cách hoàn thiện, giàu tính thực tiễn.
Tôi mong muốn đề tài có thể được sử dụng như một tư liệu để áp dụng
vào việc dạy học đệm hát cho sinh viên âm nhạc nói chung và sinh viên Sư
phạm Âm nhạc tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm có 02 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đệm đàn


9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số vấn đề về đệm đàn
1.1.1. Khái niệm đệm đàn
Đệm đàn là phương thức dùng nhạc cụ để đệm phần nhạc nền trực tiếp
cho ca khúc hoặc tác phẩm âm nhạc nào đó, sao cho âm thanh giữa nhạc đệm
và phần cần đệm hòa quyện với nhau không rời rạc hay phô, chênh.
Người đệm đàn được gọi là nhạc công và nhạc cụ dùng để đệm có
thể là cả một dàn nhạc hoặc một nhạc cụ độc lập như Guitar, Piano hoặc
đàn phím điện tử. Để thực hiện tốt phần đệm đàn, đòi hỏi người nhạc công
phải có kiến thức âm nhạc sâu rộng, nắm được kiến thức về hòa thanh, tiết
tấu, giọng, điệu, đặc biệt có kỹ năng sử dụng thành thạo một loại nhạc cụ
nhất định.
1.1.2. Vai trò của đệm đàn
Từ lâu, việc đệm đàn đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Với sự
gọn nhẹ và âm thanh tuyệt vời, cây đàn Guitar đã nhanh chóng lan rộng đến
Việt Nam và nhanh chóng trở thành nhạc cụ phổ biến nhất. Việc đệm hát
trên cây đàn guitar đã mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động văn hóa
- văn nghệ của người dân từ những năm chiến tranh khói lửa đến thời hiện
đại. Đến khi đàn phím điện tử xuất hiện ở Việt Nam những năm 90 thế kỷ
trước, với sự tiện dụng, hiện đại và phong phú về âm thanh, cây đàn phím
điện tử đã dần chiếm được ưu thế trong việc biểu diễn âm nhạc và đệm hát
ca khúc. Nhà nhà, người người bắt đầu quan tâm đến nó, các trường học từ
phổ thông đến trường nghệ thuật chuyên nghiệp đều trang bị đàn phím điện
tử và đầu tư biên soạn giáo trình dạy học đàn phím điện tử. Các thế hệ giáo
viên âm nhạc dạy đàn phím điện tử bắt đầu ra đời, từng bước đáp ứng được
nhu cầu học âm nhạc trong thời kỳ mới. Từ đó đàn phím điện tử cũng trở


10

thành nhạc cụ chính trong đào tạo và biểu diễn âm nhạc. Trong lĩnh vực

đệm hát, đàn phím điện tử trở nên thuận tiện hơn hẳn các loại nhạc cụ khác
nhờ có trang bị bộ đệm tự động. chỉ cần một nhạc công sử dụng đàn phím
điện tử có thể thay thế cho một dàn nhạc với đầy đủ các âm sắc nhạc cụ
như: Trống, guitar bass, guitar solo, kèn, sáo, dây…Với nền âm nhạc càng
ngày càng phong phú ở Việt Nam, việc đệm hát bằng đàn phím điện tử là
một lựa chọn tiện lợi và hiện đại, có thể thay thế cho nhiều loại nhạc cụ
khác.
Ngày nay, nhu cầu giải trí và thưởng thức âm nhạc của người dân
được nâng cao, nhu cầu ca hát và tự thể hiện ca khúc mọi lúc mọi nơi,
không những ca hát trên sân khấu, mọi người còn thể hiện giọng hát ở các
lễ tiệc như cưới hỏi, liên hoan gặp mặt, sinh nhật…thậm chí trong đám tang
ở miền Nam cũng tổ chức ca múa nhạc rộn ràng. Vì vậy có cung ắt sẽ có
cầu. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ca hát của người dân, việc ra đời các
nhạc công đệm hát trên đàn phím điện tử là điều tất yếu. Đó cũng là một
nghề được nhiều người nghệ sĩ lựa chọn, đặc biệt công việc này giúp ích rất
nhiều sinh viên âm nhạc đi làm thêm kiếm thu nhập trang trải cuộc sống
sinh viên. Nhưng việc đệm hát trên đàn phím điện tử là công việc tương đối
khó khăn, không phải ai cũng làm được. Muốn trở thành nhạc công chuyên
nghiệp chúng ta phải luôn trau dồi học tập âm nhạc trong trường và bạn bè.
Tích cực tập luyện và thường xuyên nghe nhạc để giúp nhạy bén hơn trong
âm nhạc.
1.1.3. Ý nghĩa của việc đệm đàn trên đàn phím điện tử cho sinh viên
nghành sư phạm âm nhạc
Hiện nay, việc đào tạo giáo viên âm nhạc cho các trường phổ thông ở
từng địa phương về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, hầu hết các địa
phương đều đào tạo giáo viên âm nhạc phục vụ cho bậc tiểu học và trung


11


học cơ sở. Tuy nhiên, với số lượng đào tạo ngày càng nhiều trong khi chất
lượng đầu vào của sinh viên ngày càng giảm, Vấn đề đặt ra là liệu có đảm
bảo về mặt chất lượng của sinh viên sau khi ra trường? khả năng đệm hát
của giáo viên âm nhạc trong các trường phổ thông có đáp ứng được yêu cầu
giảng dạy môn âm nhạc hay không?
Trên thực tế, việc sử dụng nhạc cụ để đệm cho học sinh trong tiết
học âm nhạc tại các trường phổ thông là rất ít, cơ sở vật chất không đảm
bảo, nhiều trường không sử dụng đến nhạc cụ, phương tiện chủ yếu để
giảng dạy chủ yếu là đĩa nhạc mẫu, máy nghe nhạc. Cách thực hiện như
trên nhìn chung rất tiện lợi cho giáo viên. Tuy nhiên, ở góc độ chuyên môn,
việc giáo viên không chọn cách đệm đàn trực tiếp tại lớp sẽ ảnh hưởng lớn
đến chất lượng giảng dạy, làm giảm đi giá trị nghệ thuật và hứng thú học
tập của học sinh. Có nhiều lý do khiến giáo viên âm nhạc không chọn cách
đệm hát trực tiếp trong tiết dạy:
* Nhà trường chưa được trang bị đàn phù hợp nên cũng gây nhiều
khó khăn cho giáo viên âm nhạc.
* Nhiều trường chưa có phòng chức năng riêng để dạy môn âm nhạc
cho nên giáo viên gặp khó khăn khi di chuyển đàn từ phòng này sang
phòng khác.
* Do hiện nay việc tìm kiếm nhạc nền trên mạng rất dễ dàng nên
giáo viên chọn cách này thay vì bỏ thời gian soạn và tập luyện phần đệm.
* Kiến thức, kỹ năng đệm đàn của giáo viên không tốt nên họ không
tự tin thể hiện.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, có thể khẳng định việc đệm hát
trên đàn phím điện tử là một trong những kỹ năng cần thiết và bắt buộc đối
với sinh viên ngành sư phạm âm nhạc. Việc trang bị kiến thức đệm hát cho
sinh viên là điều cấp bách, giúp sinh viên ra trường có thể vừa đáp ứng


12


được nhu cầu dạy âm nhạc phổ thông đồng thời có thể chủ động tham gia
vào các hoạt động âm nhạc ngoại khóa hoặc có thể công tác tại các cơ
quan, câu lạc bộ về âm nhạc khác.
1.2. Khái quát về đàn phím điện tử
Đàn phím điện tử hay còn gọi là keyboard instrument, hoạt động dựa
vào nguồn điện và công nghệ điện tử hiện đại, sự kết hợp bởi rất nhiều thành
phần như bàn phím, loa, bộ xử lý… tạo thành cây đàn phím điện tử độc đáo.
Đàn phím điện tử được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động về âm nhạc,
âm thanh của nó có thể mô phỏng hầu hết các loại nhạc cụ phổ biến.
1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển đàn phím điện tử
Ở Việt Nam, đàn phím điện tử được gọi là Organ, nhưng thực ra
Organ là nhạc cụ dùng trong nhà thờ ở phương Tây (Church Organ/ Pipe
Organ) có kích thước to lớn, đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử và là biểu
tượng kiến trúc tôn giáo ở châu Âu.
Theo nhạc sĩ Hồng Đăng viết trong cuốn các nhạc khí trong dàn
nhạc giao hưởng (tái bản 1978): “Đàn phím điện tử ra đời do nhạc sĩ – kỹ
sư người Pháp có tiên Maurice Martenot sáng chế năm 1928 với khởi đầu
là sóng Martenot (còn gọi là sóng nhạc). Sự ra đời của sóng Martenit đã
khởi điểm cho sự phát triển rộng rãi của nhạc cụ điện tử sau này, nhất là
organ điện tử”.
Lúc bấy giờ, đàn phím điện tử mặc dù còn thô sơ về ngoại hình và
âm thanh còn khô cứng, nhưng sau này, đàn phím điện tử dần được cải tiến,
với sự tham gia sản xuất của các hãng nổi tiếng như Yamaha, Roland,
Korg... đàn phím điện tử thay đổi về kiểu dáng, chức năng hiện đại, phù
hợp với nhiều đối tượng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp, từ giáo dục đến
biểu diễn âm nhạc.


13


Ngày nay, với sự kết hợp của công nghệ điện tử với kỹ thuật máy
tính hiện đại, các kỹ sư âm thanh đã cho ra đời những cây đàn phím điện tử
với nhiều tính năng độc đáo, kèm theo đó là chất lượng mô phỏng âm sắc
ngày càng trung thực.
1.2.2. Vai trò của đàn phím điện tử
Hiện nay, đàn phím điện tử đã trở thành nhạc cụ phổ biến tại hầu hết
các sân khấu ca nhạc, chương trình âm nhạc lớn, nhỏ. Chất lượng âm thanh
phát ra được cải tiến vượt bậc, có thể thay thế nhiều loại nhạc cụ khác nhau
nhờ sự mô phỏng nhạc cụ thật một cách hoàn hảo. Người dùng có thể tự
thu mẫu âm thanh từ nhạc cụ thật (sample) và thể hiện lại trên phím đàn với
độ chân thật cao. Khi nghe qua chúng ta khó phân biệt được đâu là nhạc cụ
thật hay đàn phím điện tử.
+ Trong sáng tác, biểu diễn:
Đàn phím điện tử được chia thành nhiều thể loại khác nhau. Ở dòng
đàn chuyên dụng thường dùng cho các nhạc sĩ sáng tác, biểu diễn chuyên
nghiệp được đào tạo chính quy về âm nhạc. Nguời nghệ sĩ biểu diễn trên
nhạc cụ này có thể khai thác được toàn bộ khả năng diễn tấu của cây đàn
như hoà âm đầy đặn cộng vói âm sắc mô phỏng một cách trung thực giống
nhạc cụ thật nhất và không chỉ sử dụng hai bàn tay trên phím bấm mà còn
sử dụng cả hai bàn chân nhấn pedal đế tạo hiệu quả âm nhạc. Với các nhạc
sỹ sáng tác, hoà âm phối khí, đàn phím điện tử chuyên dụng là một công cụ
đắc lực hỗ trợ cho ý tưởng của mình. Với sự hỗ trợ của máy vi tính và các
phần mềm soạn nhạc, các nhạc sĩ dễ dàng dùng đàn phím điện tử để hòa âm
trên từng track, căn chỉnh (mix) để tạo ra âm thanh theo ý đồ của mình.
Đối với các nhạc công chuyên nghiệp, họ khai thác sâu những tính
năng của đàn phím điện tử như trộn tiếng, phân chia bàn phím, sử dụng
những hiệu ứng (effect) một cách tốt nhất. Các nhạc công chuyên nghiệp
thường không ngần ngại đầu tư nhiều tiền để mua nhiều loại đàn đắt tiền và



14

dĩ nhiên một cây đàn phím điện tử càng tốt thì càng giúp âm nhạc của họ
thăng hoa, thể hiện hết khả năng và đủ sức truyền tải nội dung, ý nghĩa của
tác phẩm đến khán giả một cách hay nhất.
+ Trong đào tạo âm nhạc:
Từ xưa đến nay, giáo dục luôn được nhà nước quan tâm và đặt lên
hàng đầu trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề nâng cao chất lượng
dạy học âm nhạc nói chung và đệm đàn nói riêng là một trong những vấn
đề được quan tâm hiện nay của các nhà trường. Mục tiêu của các trường
đối với ngành Sư phạm Âm nhạc là đào tạo đội ngũ giáo viên có khả năng
công tác và hoạt động âm nhạc tại các cơ sở giáo dục, có thể biểu diễn và
làm công tác xã hội về âm nhạc…
Trong giáo dục âm nhạc, đàn phím điện tử đóng vai trò quan trọng
trong dạy hát, xướng âm, là công cụ đắc lực giúp nâng cao chất lượng dạy
và học. Khả năng sử dụng đàn phím điện tử rất quan trọng đối với hành
trang của người giáo sinh ĐHSP Âm nhạc khi ra trường, vì đó là một công
cụ quan trọng đối với bất kỳ giáo viên âm nhạc nào.
Cây đàn phím điện tử không những là phương tiện để giảng dạy âm
nhạc mà còn là phương tiện để phát hiện các tài năng âm nhạc tương lai.
Cụ thể đã có nhiều cuộc thi đàn phím điện tử dưới nhiều hình thức khác
nhau được tổ chức trên toàn quốc, qua các cuộc thi đó chúng ta đã phát
hiện nhiều nhân tố tài năng để tiếp tục bồi dưỡng, định hướng phát triển
cho các em thực hiện được ước mơ trong tương lai.
1.2.3. Cấu tạo đàn phím điện tử
Đàn phím điện tử là một nhạc cụ gọn nhẹ dễ dàng di chuyển mọi nơi.
Nó có cấu tạo gồm hai phần chính: bàn phím và thân đàn.



15

Bàn phím: có cấu tạo giống với bàn phím piano, nhưng có kích thước
nhỏ và ngắn hơn piano, khi bấm chỉ cần tác động lực nhẹ hơn piano. Số
lượng phím tùy thuộc vào loại đàn, thường là 61, 76 hoặc 88 phím. Khác
với piano, âm thanh phát ra được cộng hưởng từ lực cơ của búa đàn tác
động lên dây đàn, còn ở đàn phím điện tử, âm thanh được tạo ra từ các núm
cao su bên dưới phím đàn đóng vai trò như công tắc đóng mở mạch điện và
tín hiệu truyền đến bộ xử lý để tạo ra âm thanh.
Thân đàn: Thân đàn là một khối thường được làm bằng nhựa hoặc
kim loại có tích hợp các nút chức năng và màn hình, loa…Bên trong thân
đàn là các bo mạch xử lý tín hiệu và các cổng kết nối các thiết bị ngoại vi
như usb, micro, pedal và mixer…
Ngoài ra đàn phím điện tử thường đi kèm các phụ kiện cần thiết như,
bộ nguồn, các loại pedal, chân đàn, bao da, giá để bản nhạc…
1.2.4. Phân loại đàn phím điện tử
Đàn phím điện tử có thể được chia thành 4 loại chính: Digital Piano,
home keyboard, Synthesizer keyboard, Midi Controller.
Digital piano: hay còn gọi là piano điện.
Theo trang web pianobt.vn, “Digital piano là sự kết hợp hoàn hảo
giữa acoustic Piano và electronic keyboard”. Nó hoạt động dựa vào sự mô
phỏng âm thanh của đàn acoustic piano, được nhà sản xuất trau chuốt về
ngoại hình bắt mắt, có 88 phím nặng và dáng cồng kềnh hơn electronic
keyboard nhưng gọn gàng hơn acoustic Piano.
Digital piano được nhiều người lựa chọn thay thế cho piano acoustic vì
sự gọn nhẹ dễ di chuyển, không ồn ào khi tập luyện, tích hợp những tính năng
phục vụ việc học tập, dễ dàng khi khuếch đại qua hệ thống âm thanh khi biểu
diễn sân khấu và đặc biệt là giá thành rẻ.



16

Home keyboard: thường gọi là organ gia đình. Đây là loại đàn phím
điện tử thông dụng nhất tại Việt Nam, chủ yếu dùng cho các nghệ sĩ không
chuyên, các học sinh sinh viên. Home keyboard được trang bị các tính năng
cơ bản, tích hợp loa và bộ khuếch đại nên rất thuận tiện cho việc học tập,
biểu diễn tại nhà, trường học và và cơ sở đào tạo. Trong luận văn, chúng tôi
cũng sử dụng loại đàn phím điện tử này để phân tích.
Sở dĩ đàn Home keyboard được sử dụng rộng rãi vì nó có các ưu
điểm như gọn nhẹ dễ di chuyển, các nút chức năng được bố trí trực quan,
dễ thao tác và cài đặt, màn hình lớn hiển thị tất cả thông tin, tính năng vừa
đủ đáp ứng các nhu cầu phổ thông, đặc biệt phong phú về kiểu dáng và giá
thành. Giá của loại đàn này giao động từ 2 đến 40 triệu đồng tùy loại, phù
hợp cho mọi đối tượng từ thiếu nhi cho đến người lớn. Một tính năng độc
đáo nhất trên đàn Home keyboard mà không loại đàn nào có được, đó là
tiết điệu. Về tính năng này tôi sẽ phân tích rõ hơn ở phần tính năng cơ bản
của đàn phím điện tử.
Synthesizer keyboard: theo trang web

Wikipedia.org, “đàn

Synthesizer hay còn gọi là Synth, một loại nhạc cụ điện tử tạo ra tín hiệu
điện sau đó chuyển đổi thành âm thanh thông qua các bộ phận khuếch đại”.
Synthesizer có thể giả lập những âm thanh có sẵn trong cuộc sống
(các loại nhạc cụ, giọng hát, âm thanh trong tự nhiên) hoặc các âm thanh
chưa từng tồn tại trước đây. Vì được tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất
về âm thanh, synthesizer thường được sử dụng tại các sân khấu ca nhạc và
các phòng thu âm chuyên nghiệp.
Midi controller: hay còn gọi là bàn phím midi. Đây là loại đàn phím
điện tử gọn nhẹ và có giá rẻ nhất. Nó không bao gồm bộ âm sắc mà chỉ



17

phát ra tiếng khi kết nối với máy tính có cài các phần mềm soạn nhạc như
Cubase, sonar… được các nhạc sĩ sử dụng trong việc hòa âm phối khí.
1.2.5. Tính năng cơ bản của đàn phím điện tử
Tiết điệu: mỗi hãng sản xuất đàn có ký hiệu tiết tấu khác nhau:
Yamaha: Style; Casio: Rhythm
Trên đàn phím điện tử Yamaha, style được hiểu là phong cách,
chúng ta thường gọi là tiết điệu hoặc điệu. Tổ hợp các nhóm tiết điệu được
bố trí ở bên trái màn hình, chọn tiết điệu bằng cách bấm số đối với đàn
Casio, Roland, chọn nút chức năng bên cạnh màn hình đối với đàn
Yamaha, hoặc chọn trực tiếp trên màn hình cảm ứng đối với đàn Korg. Tiết
điệu thường bao gồm 8 Track, mỗi Track là mỗi âm sắc nhạc cụ riêng biệt,
Có thể thay đổi âm sắc hoặc điều chỉnh các thông số cho từng Track như
âm lượng, effect…
Các hãng sản xuất đàn phím điện tử thường chia tiết điệu theo nhóm,
mỗi nhóm có đặc trưng riêng về tính chất, phong cách. Ví dụ như:
Nhóm Pop, Dance: vui nhộn, mạnh mẽ, những tiết điệu thuộc nhóm
này mang phong cách nhạc nhảy, xuất hiện từ các hộp đêm, vũ trường thập
kỷ 70, 80 nổi tiếng với các tiết điệu 70’disco, 80’disco…
R&B (Rhythm and Blues): sự kết hợp của nhiều thể loại âm
nhạc, phong cách, lần đầu tiên được biểu diễn bởi những người Mỹ gốc
Phi. Thể loại âm nhạc này rất khó chơi vì chủ yếu nó được chơi theo
ngẫu hứng. các tiết điệu nổi tiếng và ưa chuộng ở Việt Nam là Twist,
Rock&Roll, blues, Funk…
Country: Thể loại nhạc đồng quê xuất phát từ Mỹ, Canada, nó phát
triển vào giai đoạn 1920, nhạc cụ chính trong các tiết điệu Country là guitar
Hawaii có tính chất nhẹ nhàng, trong sáng thích hợp đệm các ca khúc thiếu

nhi ở Việt Nam.


18

Latin: Có nguồn gốc từ Mỹ Latin, là nhóm có các điệu nhảy phổ
biến như Samba, Cha cha cha, Rumba… nhạc cụ chính sử dụng trong các
tiết điệu là bộ gõ, guitar… đây là thể loại âm nhạc phổ biến và ưa chuộng
nhất ở Việt Nam.
Một số loại đàn hiện đại cho phép tạo ra những tiết điệu mới phù hợp
với một số ca khúc đặc thù nào đó, ngoài các tiết điệu có sẵn trên đàn. Mỗi
quốc gia, dân tộc có các đặc trưng về âm nhạc riêng, các hãng sản xuất đàn
không thể khai thác hết các thể loại âm nhạc đó và tạo ra những tiết điệu
riêng cho mỗi quốc gia, vì vậy việc tạo mới các tiết điệu dành riêng cho nhạc
Việt là việc cần thiết. cụ thể các tiết điệu dùng để đệm các bài dân ca các vùng
miền như Quan họ Bắc Ninh, dân ca Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ…
Âm sắc: Ký hiệu âm sắc trên đàn Yamaha: Voice; Casio: Tone
Âm sắc trên đàn phím điện tử là những âm thanh điện tử mô phỏng
màu sắc âm thanh các loại nhạc cụ của một số quốc gia, dân tộc, vùng lãnh
thổ trên thế giới. Trên đàn phím điện tử, âm sắc thường được gọi là tiếng.
Cũng giống như tiết điệu, âm sắc trên đàn cũng được phân theo từng
nhóm. Mỗi nhóm là đại diện cho từng thể loại nhạc cụ:
Nhóm Piano: Bao gồm âm sắc Piano và các biến thể của Piano như
octave Piano, Bright Piano, E.Piano…
Nhóm Strings: Nhóm đặc trưng của nhạc cụ dây, bao gồm Violin,
Viola, Cello
Nhóm Guitar & Bass: Nhóm tập hợp các âm sắc nhạc cụ guitar
acoustic, guitar classic, E.guitar và Bass guitar…
Nhóm Flute &woodwine : Nhóm các âm sắc của nhạc cụ sáo và gỗ,
các âm sắc như : flute, piccolo, oboe, clarinet…

Nhóm trumpet: Nhóm các âm sắc của bộ kèn đồng: Trumpet,
Trumbone, French Horn,…


19

Nhóm Perc & Drum kit: Tập hợp các âm sắc bộ gõ.
Trên một số loại đàn hiện đại, người dùng có thể tạo mới âm sắc cho
riêng mình bằng cách thu trực tiếp từ các nhạc cụ hoặc bộ phát âm thanh
khác sau đó đưa vào bộ nhớ của đàn và chơi trên bàn phím, được gọi là
sampler. Tuy nhiên việc tạo ra một sampler tốt là một công việc cực kỳ khó
khăn và đòi hỏi trình độ cao kết hợp với kỹ thuật thao tác phức tạp trên
máy vi tính. Việc bổ sung thêm các âm sắc là điều cần thiết bởi vì các hãng
sản xuất thường chú tâm vào các âm sắc phổ biến trên thế giới mà không có
các âm sắc nhạc cụ đặc trưng của Việt Nam như đàn Bầu, Nhị, Sáo trúc,
Sáo Mèo, Cồng chiêng, Đàn đá…
Trên đàn phím điện tử, chúng ta có thể ghép cùng lúc 2 âm sắc với
nhau và phân chia bàn phím cho 2 tay riêng biệt. việc này giúp đa dạng
cách thể hiện và giúp âm thanh phong phú và đầy đặn hơn.
Song Recording: đây là tính năng rất hữu ích trên đàn phím điện tử,
giúp chúng ta ghi lại các tác phẩm đã thể hiện một cách dễ dàng. Tính năng
rất cần thiết cho các giáo viên, và học sinh khi dạy, học âm nhạc.
Đàn phím điện tử hỗ trợ thu đến 16 track tương đương 16 nhạc cụ
trong một bản nhạc. chúng ta có thể thu lần lượt từng Track hoặc thu một
lần có dùng bộ đệm tự động. trước khi ghi một bản nhạc, chúng ta chọn
trước tiết điệu, âm sắc, tempo… sau đó nhấn nút recording để ghi.
1.3. Khái quát về trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Sư phạm nằm trên địa bàn Phường Hòa Khánh, số
459 Tôn Đức Thắng, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng. Sau ngày

thành lập đơn vị tiền thân đầu tiên năm 1975, nhà trường đã trải qua các
giai đoạn lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển.


×