Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết việc làm cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại huyện thường tín, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

Đoàn Hƣơng Giang

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI HUYỆN THƢỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội – 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

ĐOÀN HƢƠNG GIANG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI HUYỆN THƢỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HÀ THÀNH



Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp giải quyết việc làm cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính
bản thân tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của
ngƣời khác. Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc
đạo đức nghiên cứu các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu khảo
sát của riêng cá nhân tôi.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn

Đoàn Hƣơng Giang


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, tôi
đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt
tình, tạo điều kiện của các quý cơ quan, đồng nghiệp cùng ngƣời dân huyện Thƣờng
Tín, thành phố Hà Nội.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hƣớng dẫn khoa
học TS. Nguyễn Thị Hà Thành đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự g p ý chân thành của các thầy, cô giáo


hoa Địa

ý, Trƣờng Đại học hoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, ph ng Tài nguyên
và Môi trƣờng huyện Thƣờng Tín, Ban bồi thƣờng và GPMB huyện Thƣờng Tín, Ban
Quản lý dự án huyện Thƣờng Tín, Ph ng Quản lý đô thị huyện và ngƣời sử dụng đất
nông nghiệp c đất bị thu hồi tại các xã Nhị

hê, Duyên Thái và Văn Tự đã nhiệt tình

giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những ngƣời thân, đồng nghiệp và bạn bè
đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đoàn Hƣơng Giang


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 2
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ................................................ 4
3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
5. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 6
6. ết cấu của luận văn ....................................................................................... 7
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI VIỆC ÀM VÀ
GIẢI QUYẾT VIỆC ÀM CHO NGƢỜI DÂN HI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT

NÔNG NGHIỆP………………………………………………………………………...8
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời bị thu hồi đất
nông nghiệp ở nƣớc ta ......................................................................................... 8
1.2. Những khái niệm cơ bản ............................................................................. 10
1.2.1. Khái niệm về đất đai, đất nông nghiệp................................................................ 10
1.2.2. Khái niệm thu hồi, bồi thƣờng về đất, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ............. 11
1.2.3. Các bên liên quan (stakeholders) ........................................................................ 12
1.2.4. Khái niệm lao động và ngƣời lao động ............................................................... 13
1.2.5. Khái niệm việc làm, giải quyết việc làm ............................................................. 14
1.2.6. Khái niệm thất nghiệp và ngƣời thất nghiệp, thiếu việc làm và ngƣời thiếu việc
làm ................................................................................................................................. 15
1.3. Quan điểm về vấn đề hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho ngƣời dân
bị thu hồi đất nông nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của UBND thành phố Hà Nội16
1.4. Vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời dân khi nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp ............................................................................................................... 18
1.4.1. Tầm quan trọng của việc giải quyết việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất ....... 18
1.4.2. Các vấn đề bất cập khi thực hiện giải quyết việc làm cho ngƣời dân khi nhà nƣớc
thu hồi đất nông nghiệp ở nƣớc ta hiện nay .................................................................. 19
1.5. Các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho ngƣời bị thu hồi
đất nông nghiệp hiện nay .................................................................................. 23
1.6. Bài học kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu
hồi đất ở các nƣớc trên thế giới ......................................................................... 27
1.6.1. Bài học kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Hàn Quốc
....................................................................................................................................... 27
1.6.2. Bài học kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Trung
Quốc .............................................................................................................................. 28
1.6.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm thu hồi đất và chính sách giải quyết việc làm của
Hàn Quốc và Trung Quốc ............................................................................................. 30
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ GIẢI
QUYẾT VIỆC ÀM HI THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN THƢỜNG TÍN, HÀ NỘI .. 32

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thƣờng Tín ..... 32


2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 32
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 33
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 36
2.2. Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện
Thƣờng Tín ....................................................................................................... 37
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện
Thƣờng Tín.................................................................................................................... 37
2.2.2. Đánh giá chung về nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn huyện ............................... 41
2.3. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thƣờng Tín giai đoạn
2011 - 2016 ....................................................................................................... 42
2.3.1. Các dự án xây dựng Cụm công nghiệp, điểm công nghiệp làng nghề thu hồi đất
nông nghiệp ................................................................................................................... 42
2.3.2. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện ........................................ 43
2.4. .................................................................................................................... 45
Thực trạng thu hồi đất và GPMB qua dự án Cụm công nghiệp Duyên Thái, Cụm
công nghiệp làng nghề Văn Tự và dự án đƣờng trục liên xã tại xã Nhị Khê ........ 45
CHƢƠNG 3 .................................................................................................................. 53
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC ÀM CHO
NGƢỜI DÂN KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN THƢỜNG TÍN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................. 53
3.2. Đánh giá chung về thực trạng công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và giải quyết việc
làm cho ngƣời dân khi thu hồi ở huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội ............. 60
3.3. Các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời dân khi nhà nƣớc thu hồi
đất trên địa bàn huyện Thƣờng Tín .................................................................... 64
3.3.1. Thực hiện tốt các Quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, làm cơ sở cho việc xây dựng
quy hoạch sử dụng đất và thu hồi đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ .................... 64
3.3.2. Giải pháp đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ đào tạo và chuyển đổi nghề cho ngƣời dân

khi Nhà nƣớc thu hồi đất của các cấp chính quyền.......................................................... 65
3.3.3 .Tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp giữa chính quyền các cấp với các chủ đầu tƣ
dự án để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động............................................... 66
3.3.4. Phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc
làm; đẩy mạnh xuất khẩu lao động ............................................................................... 67
3.3.5. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách để nâng cao nhận thức
của ngƣời sử dụng đất về sự cần thiết phải thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội và
lợi ích chính đáng của mình ........................................................................................... 68
3.3.6. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc, sự phối hợp của
các tổ chức chính trị - xã hội, trong quá trình thu hồi đất để phát triển công nghiệp, dịch
vụ và giải quyết việc làm cho ngƣời c đất bị thu hồi .................................................. 69
ẾT UẬN ................................................................................................................... 73
iến nghị .......................................................................................................... 73


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Biểu đồ 1.1: Tăng trƣởng tín dụng và dƣ nợ tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn
từ năm 2009 - tháng 9/2015…………………………………………………………...25
Hình 2.1: Bản đồ địa giới hành chính huyện Thƣờng Tín ……………………………33
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất huyện Thƣờng Tín đến
năm 2020………………………………………………………………………………38
Bảng 2.2: Các cụm, điểm công nghiệp huyện Thƣờng Tín đến năm 2016………....... 42
Bảng 2.3: Các dự án thu hồi đất trên địa bàn huyện đến năm 2016...............................43
Bảng 2.4: Thu hồi đất nông nghiệp và nhu cầu lao động giải quyết việc làm………………... 44
Bảng 2.5: Thông tin về lao động qua phiếu điều tra……………....................……....46
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu lao động qua số liệu điều tra……………………………46
Bảng 2.6: Sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp trƣớc và sau thu hồi đất………….48
Bảng 2.7:


ết quả tổng hợp phiếu thông tin chuyển đổi việc làm, hỗ trợ việc làm, thu

nhập và thời gian chuyển đổi việc làm……………………………………………….48
Biểu đồ 2.2: Thông tin về việc làm trƣớc và sau khi thu hồi đất……………………..51
Bảng 3.1: ết quả tổng hợp phiếu điều tra về mức độ hài l ng với mức độ tuyên truyền
……………………………………………………………………………….……….53
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra mức độ hài l ng về tiến độ GPMB và bồi
thƣờng của các dự án tại địa phƣơng………………………………………………...54
Bảng 3.3:

ết quả tổng hợp mức độ hài l ng về giá bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc

thu hồi đất để phục vụ các dự án đầu tƣ tại địa phƣơng………………………………55
Bảng 3.4:

ết quả tổng hợp phiếu đánh giá mức độ hài lòng về trách nhiệm của cơ

quan hành chính nhà nƣớc trong việc giải quyết phản ánh, kiến nghị của ngƣời dân
trong vấn đề thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, giải quyết việc làm tại địa phƣơng……..56
Bảng 3.5: Tổng hợp ý kiến qua kết quả điều tra mức độ hài l ng của ngƣời dân về toàn
bộ quá trình thu hồi đất nông nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho
các hộ dân c đất bị thu hồi …………………………………………………………...57
Bảng 3.6: Tổng hợp một số ý kiến và nguyện vọng của ngƣời sử dụng đất để nâng cao
hiệu quả công tác thu hồi đất, GPMB và giải quyết việc làm…………………………58
Bảng 3.7:

ết quả tổng hợp phiếu thông tin về lao động bị thu hồi đất và thực trạng

chuyển đổi việc làm sau thu hồi đất…………………………………………….……..59
1



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

CCN

Cụm công nhiệp

CNH, HĐH

Công nghiệp h a, hiện đại h a

CNH, ĐTH

Công nghiệp h a, đô thị h a

CNLN

Công nghiệp làng nghề

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CQHC


Cơ quan hành chính

GPMB

Giải ph ng mặt bằng

GCN

Giấy chứng nhận

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHCN

hoa học công nghệ

KT-XH

inh tế, xã hội

NHNN

Ngân hàng Nhà Nƣớc

QSD

Quyền sử dụng


UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hơn bốn thập kỷ thực hiện công cuộc xây dựng và đổi mới đất nƣớc,
cùng với chính sách phát triển nền kinh tế thị trƣờng, nền kinh tế nƣớc ta đã dần hội
nhập đƣợc với các nền kinh tế khu vực và thế giới. Cho đến nay, mục tiêu xuyên suốt
của quá trình phát triển đất nƣớc là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu
trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Chính vì thế, trong những năm vừa
qua, hàng loạt các

hu công nghiệp, Cụm công nghiệp… đã mọc lên trên khắp cả

nƣớc. Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ ế hoạch và Đầu tƣ) tính đến
hết tháng 6/2016, cả nƣớc c 16 hu kinh tế đƣợc thành lập với tổng diện tích mặt đất
và mặt nƣớc là 814.792 ha và 313

hu công nghiệp đƣợc thành lập với tổng diện tích

đất tự nhiên hơn 87,9 nghìn ha [9]. Đây cũng chính là giải pháp để thu hút vốn đầu tƣ
trong và ngoài nƣớc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc.

Hà Nội là thủ đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nƣớc và là nơi c
nền công nghiệp, du lịch, dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Với tốc độ phát triển kinh tế - xã
hội nhanh ch ng, thủ đô Hà Nội ngày càng c nhiều dự án lớn, để thực hiện công tác
giải ph ng mặt bằng phục vụ các dự án đầu tƣ, di dời dân cƣ và giải quyết việc làm cho
những ngƣời lao động c đất bị thu hồi. Vấn đề này không phải là mới nhƣng n luôn
là vấn đề nan giải và mang đến nhiều bức xúc trong xã hội nhất do tính phức tạp của
nó.
Thƣờng Tín là một huyện mới sát nhập về Thủ đô Hà Nội (trƣớc đây Thƣờng Tín
là một huyện giáp ranh với Hà Nội, thuộc tỉnh Hà Tây cũ). Cũng nhƣ tình trạng chung
của cả nƣớc và Hà Nội, Thƣờng Tín cũng đã và đang giải quyết nhiều vấn đề bức xúc
mà những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại
hoá đặt ra, trong đ vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, đặc
biệt ở những vùng c đất bị thu hồi là vấn đề c tính thời sự và khá nhạy cảm, cần
đƣợc giải quyết thoả đáng để đảm bảo công bằng và an ninh xã hội.

3


Từ những lý do đ , tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất
giải pháp giải quyết việc làm cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục tiêu
uận văn đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu lao động, việc làm của ngƣời
sử dụng đất và hiệu quả của công tác giải quyết việc làm khi nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp tại huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2016, để từ đ
một số giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa
bàn nghiên cứu.
- Nhiệm vụ
Để thực hiện đƣợc mục đích và yêu cầu đặt ra, luận văn có những nhiệm vụ cụ

thể sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến chính sách thu hồi đất nông nghiệp,
chuyển đổi cơ cấu lao động, việc làm và vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời dân;
- Nghiên cứu thực trạng chính sách thu hồi đất nông nghiệp phục vụ các dự án
đầu tƣ trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội theo hƣớng CNH, HĐH;
- Nghiên cứu và đánh giá quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi việc
làm và tình hình giải quyết việc làm cho ngƣời sử dụng đất khi nhà nƣớc thu hồi đất
nông nghiệp tại huyện Thƣờng Tín giai đoạn 2011 – 2016;
- Xác định các bên liên quan (stakeholders) đến giải quyết việc làm cho ngƣời
sử dụng đất khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà
Nội;
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết hợp lý các vấn đề giải
quyết việc làm cho ngƣời sử dụng đất khi thực hiện chính sách thu hồi và chuyển đổi
mục đích sử dụng đất tại huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội.
3. Phạm vi nghiên cứu
uận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến những chính sách, dự
án thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và vấn đề “giải quyết việc làm” đối với
4


ngƣời sử dụng đất bị tác động bởi chính sách thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm
2011 - 2016.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng các chính sách bồi
thƣờng giải phóng mặt bằng và hỗ trợ giải quyết việc làm cho ngƣời sử dụng đất khi bị
thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Tác giả tiến hành thu thập số liệu liên quan của
địa bàn huyện Thƣờng Tín trong khoảng thời gian là 06 năm (2011 – 2016) để có thể
đƣa ra đƣợc kết quả đánh giá khách quan nhất của vấn đề.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

+ Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu:
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp, sử dụng dữ liệu từ nguồn dữ liệu sẵn
có nhƣ sách vở, tài liệu sẵn có, đã đƣợc thu thập bởi các công trình nghiên cứu trƣớc đ
sau đ thu thập thêm thông tin dữ liệu sơ cấp nhằm có đƣợc những quan điểm riêng
xuất phát từ bổi cảnh đặc thù của địa bàn nghiên cứu.
Trên cơ sở thu thập, phân tích và tổng hợp những tài liệu liên quan đến vấn đề
ngƣời sử dụng đất bị thu hồi đất nông nghiệp nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu nhƣ:
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của huyện Thƣờng Tín
giai đoạn 2011 – 2016 và định hƣớng phát triển đến năm 2020; Báo cáo quy hoạch sử
dụng đất huyện Thƣờng Tín giai đoạn 2010 – 2020; Báo cáo kết quả thực hiện công tác
giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Thƣờng tín từ năm 2011 - 2016.
+ Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn xã hội học:
Điều tra, phỏng vấn hộ gia đình
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả tiến hành phát 150 phiếu
điều tra trên 03 địa bàn Duyên Thái, Văn Tự và Nhị

hê thông qua các hội nghị của

Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ và Đoàn thanh niên của 03 xã nghiên cứu, phỏng
vấn 150 hộ (trong đ xã Duyên Thái 50 phiếu, xã Nhị Khê 45 phiếu, xã Văn Tự 47
phiếu, 8 phiếu phát cho các Doanh nghiệp tại CCN Duyên Thái nhƣng không nhận
đƣợc phản hồi) bị thu hồi đất nông nghiệp cho các dự án xây dựng KCN, hạ tầng giao
5


thông trên địa bàn huyện nhằm thu thập thông tin về thực trạng việc làm trƣớc và sau
khi bị thu hồi đất nông nghiệp, tiếp cận các chính sách, dự án giải quyết việc làm, hỗ
trợ đào tạo nghề,…dự kiến về việc làm trong tƣơng lai cũng nhƣ những mong muốn
của họ trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ việc làm.
Phỏng vấn chuyên gia

Phƣơng pháp này sử dụng để phỏng vấn các chuyên gia có những kiến thức
chuyên sâu về quản lý đất đai và thu hồi, bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất, về đào tạo
và việc làm để có thể hiểu thêm và giải thích đƣợc những vấn đề xã hội học liên quan
đến đào tạo, giải quyết việc làm cho những lao động thuộc hộ dân bị thu hồi đất nông
nghiệp. Từ đ làm cơ sở để đƣa ra những đề xuất nhằm tăng tính hiệu quả đối với vấn
đề giải quyết việc làm cho các lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở các dự án nghiên
cứu nói riêng và ở huyện Thƣờng Tín nói chung.
+ Phƣơng pháp thống kê, phân tích:
uận văn sử dụng các công thức toán học, và phần mềm hỗ trợ tính toán, thống
kê Microsoft Excel để nhập và phân tích dữ liệu thu thập đƣợc về tỷ lệ lao động, cơ cấu
lao động, tỷ lệ lao động chuyển đổi việc làm, tỷ lệ lao động đƣợc giải quyết việc làm
ngay tại các KCN,CCN... để làm cơ sở đánh giá tính hiệu quả của việc thu hồi, bồi
thƣờng và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp ở các dự án nghiên cứu thuộc huyện
Thƣờng Tín.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài cung cấp một phần cơ sở lý luận về chuyển đổi lao động, việc làm và
vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình
CNH – ĐTH của nƣớc ta.
- Đề tài đã làm rõ thực trạng thay đổi việc làm và hiệu quả của thực hiện chính
sách giải quyết việc làm của ngƣời dân bị thu hồi đất nông nghiệp, từ đ góp phần cung
cấp cơ sở giúp cho chính quyền địa phƣơng ra quyết định, thay đổi chính sách giải
quyết việc làm phù hợp hơn cho ngƣời dân.

6


- Đề tài đƣa ra đề xuất một số giải pháp để giải quyết việc làm hiệu quả cho
những lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, phần nào giải quyết đƣợc các vấn đề an
sinh xã hội nhức nhối trong bối cảnh chung của CNH, HĐH đất nƣớc.
- Đề tài có thể sử dụng làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chuyển đổi lao

động, việc làm và vấn đề “giải quyết việc làm” cho ngƣời dân khi nhà nƣớc thu hồi đất
nông nghiệp tại huyện Thƣờng Tín nói riêng và các địa bàn khác trên cả nƣớc nói
chung.
6. Kết cấu của luận văn
uận văn bao gồm các phần: Phần mở đầu, phần kết luận,danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục và 03 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chuyển đổi việc làm và giải quyết việc làm khi nhà nƣớc
thu hồi đất nông nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp cho quá trình công nghiệp hoá tại
huyện Thƣờng Tín giai đoạn 2011 – 2016.
Chƣơng 3: Thực trạng chuyển đổi việc làm, giải quyết việc làm cho ngƣời dân bị thu
hồi đất nông nghiệp tại huyện Thƣờng Tín và đề xuất giải pháp.

7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM
VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI DÂN KHI NHÀ NƢỚC
THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời bị thu hồi đất
nông nghiệp ở nƣớc ta
Vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời dân khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp
trong bối cảnh đất nƣớc ta đang trong quá trình công nghiệp hóa đã đƣợc rất nhiều các
nhà nghiên cứu quan tâm, nghiên cứu dƣới nhiều khía cạnh khác nhau. Qua tìm hiểu và
thu thập, tác giả đã tìm đƣợc một số đề tài có liên quan nhƣ:
- Đề tài của PTS. Nguyễn Hữu Dũng, PTS. Trần Hữu Trung (chủ biên) trong
cuốn sách: “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” Nxb Chính trị quốc gia Hà
Nội, 1997 có trình bày tổng quát về phƣơng pháp luận và phƣơng pháp tiếp cận chính
sách việc làm và thực trạng việc làm ở Việt Nam hiện nay. Từ đ đƣa ra kiến nghị,

định hƣớng một số chính sách cụ thể về việc làm trong công cuộc CNH, HĐH đất
nƣớc.[4]
- PGS, TS Trần Văn Chử (2001), “Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao
động với giải quyết việc làm trong quá trình CNH-HĐH đất nước”, đề tài cấp bộ, Hà
Nội. Tác giả đã nêu rõ những điều kiện để thực hiện CHNH-HĐH đất nƣớc, những lợi
ích tích cực và những mặt tiêu cực mà CNH-HĐH mang lại, theo đ c vấn đề thất
nghiệp, đặc biệt là khu vực nông thôn khi nông dân bị thu hồi đất đai cho quy hoạch.
Đề tài phân tích về việc nâng cao chất lƣợng lao động, đồng thời khẳng định đ là một
trong những giải pháp để giải quyết việc làm cho ngƣời dân khi đất nƣớc thực hiện
CNH-HĐH[3].

- PGS, TS Hoàng Bá Thịnh (2003), trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân
văn, Đại học quốc gia Hà Nội, đề tài nghiên cứu khoa học “Công nghiệp hóa nông
thôn và những biến đổi trong gia đình nông thôn hiện nay”[21].
- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho
người dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương” (năm
8


2011) của tác giả Lê Thị Hồng Phƣơng. Tại đề này tác giả đã phân tích tình hình việc
làm của ngƣời dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Giàng và qua
đ , đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời ngƣời sử dụng đất bị
thu hồi đất tại đ [13].
- Bài viết: “Chiến lược sống qua những dự định nghề nghiệp của cư dân ven đô
Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” của tác giả Phan Thị Mai Hƣơng đăng trên Tạp chí
Tâm lý học số 12 (tr117- 2008) trong bài viết, tác giả đã công bố kết quả điều tra, khảo
sát về những dự định nghề nghiệp của ngƣời dân ngoại thành Hà Nội trong khoảng thời
gian từ 5 - 10 năm tới trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ; qua đ , đƣa ra
đánh giá về chiến lƣợc sống thông qua dự định nghề nghiệp của từng nhóm đối tƣợng
khác nhau[8].

- Bài viết: “Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân vùng ven đô trong
quá trình đô thị hóa” của tác giả Đỗ Thị ệ Hằng đăng trên Tạp chí Tâm lý học số 3
(108), năm 2008 đã phân tích thực trạng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và thu nhập
của ngƣời dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa của ba khu vực giáp nội thành Hà
Nội là Yên Sở, Yên Mỹ và Mỹ Đình[6].
- Bài viết “Một vài đặc điểm của hộ gia đình sau khi bị thu hồi quyền sử dụng
đất canh tác” của tác giả ê Thái Thị Băng Tâm, ThS Đại học

hoa học xã hội và

nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. đăng trên tạp chí Xã hội học số 3(115), xuất bản
2011[18].
Từ những tài liệu đã thu thập và tham khảo nói trên, tác giả nhận thấy rằng vấn
đề việc làm cho ngƣời dân khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án
đầu tƣ là một vấn đề an sinh xã hội cần đƣợc giải quyết thỏa đáng và phải phù hợp với
ý chí và nguyện vọng của đông đảo ngƣời dân để không làm nảy sinh các vấn đề xã
hội.
Các công trình nghiên cứu tác giả nêu trên đã đánh giá chiến lƣợc, thông qua dự
định nghề nghiệp của từng nhóm đối tƣợng khác nhau, cho ngƣời đọc thấy đƣợc những
suy nghĩ và mong muốn thực sự của những ngƣời sử dụng đất khi bị thu hồi đất và đƣa

9


ra cái nhìn tổng quát về quá trình đô thị h a ven đô và đ ng g p các giải pháp giải
quyết các vấn đề cơ bản nảy sinh trong quá trình đô thị h a nông thôn.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì công tác thu hồi đất, GPMB và giải
quyết việc làm cho ngƣời dân còn nhiều vấn đề nảy sinh nhƣ sự thay đổi về các chính
sách Pháp luật của Nhà nƣớc, cụ thể là


uật đất đai 2013 ra đời và có hiệu lực từ

01/7/2014 đã thay thế uật đất đai 2003 đang thi hành trƣớc đ , sự khó khăn trong việc
thi hành Pháp luật đất đai mới kéo theo nó là việc giải quyết đơn thƣ

hiếu nại,

iến

nghị của ngƣời dân về các chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời sử dụng đất khi
Nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp. Ngoài ra, công tác đảm bảo an sinh xã hội hậu thu
hồi đất còn gặp nhiều vấn đề nhƣ phong tục tập quán của địa phƣơng, trình độ dân trí,
cơ sở hạ tầng để chuyển dịch ngành nghề, cơ cấu lao động ở khu vực có đất bị thu hồi.
Do vậy, những đ ng góp và nghiên cứu luận văn của tác giả mong muốn phần nào giải
quyết đƣợc những vấn đề nảy sinh đ , từ đ tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giải
quyết việc làm cho ngƣời sử dụng đất khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp.
1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm về đất đai, đất nông nghiệp
Theo uật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng đất, đất đai đƣợc phân
loại thành 3 nhóm đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng.
Theo quan niệm truyền thống của ngƣời Việt Nam thì đất nông nghiệp thƣờng
đƣợc hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu nhƣ: ngô, khoai, sắn và những loại cây
đƣợc coi là lƣơng thực. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng đất nông nghiệp tƣơng đối
phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà c n dùng vào mục đích
chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản hay để trồng các cây lâu năm…
“Nh m đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;

- Đất rừng đặc dụng;
10


- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác bao gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại
nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, để cả hình thức trồng trọt không trực tiếp trên
đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác đƣợc
pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập,
nghiên cứu thí nghiệm; đất ƣơm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây
cảnh”[16]
1.2.2. Khái niệm thu hồi, bồi thường về đất, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Theo khoản 11, Điều 3, uật đất đai 2013 thì “Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà
nƣớc quyết định thu lại quyền sử dụng đất của ngƣời đƣợc Nhà nƣớc trao quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất của ngƣời sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”.
Mục đích thu hồi đất của Nhà nƣớc là nhằm đảm bảo đất đai đƣợc sử dụng hợp pháp,
đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, khắc phục trình trạng tuỳ tiện trong quản lý sử dụng đất
đai, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ lợi ích phát triển quốc gia.
Ngoài 12 trƣờng hợp thu hồi đất quy định tại uật đất đai năm 2003, uật đất đai
năm 2013 bổ sung trƣờng hợp thu hồi đất do c nguy cơ đe dọa tính mạng con ngƣời để
chia thành 4 nh m để c quy định riêng về cơ chế xử lý đất, tài sản trên đất thu hồi phù
hợp với tính chất của từng nh m, gồm:
Nh m 1: Thu hồi đất vì mục đích quốc ph ng, an ninh (Điều 61);
+ Nhóm 2: Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng (Điều 62);
Nh m 3: Thu hồi đất đối với trƣờng hợp tổ chức, cá nhân không đƣa đất đã
đƣợc giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đƣa đất vào sử dụng (Điều 64);
+ Nhóm 4: Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện
trả lại đất, c nguy cơ đe dọa tính mạng con ngƣời (Điều 65);

Trong khuôn khổ

uận văn, nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp của ngƣời sử

dụng đất tại địa bàn nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích phát triển kinh tế, xây dựng
các khu công nghiệp và các dự án khác theo quy định của Chính phủ.
11


Nhà nƣớc cũng có quy định về bồi thƣờng và hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất
trong uật đất đai 2013 nhƣ sau:
“Bồi thƣờng về đất là việc nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với
diện tích đất bị thu hồi cho ngƣời sử dụng đất”[16].
“Hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc trợ giúp cho ngƣời có đất thu
hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển”[16].
1.2.3. Các bên liên quan (stakeholders)

Các tổ chức sự nghiệp công lập và
các Quyết định thu hồi đất

Việc àm
Các tổ chức kinh tế

Ngƣời sử dụng đất

Các bên liên quan trong quá trình thu hồi đất ngoài Chính Phủ, ngƣời sử dụng
đất là các Tổ chức sự nghiệp công lập, các tổ chức kinh tế trong, ngoài nƣớc và ngƣời
sử dụng đất có liên quan trong quá trình thu hồi đất.
“Tổ chức sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các

hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật”[16].
“Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo
quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài”[16].
Căn cứ vào các quy định của uật đất đai 2013 và các quy định khác c liên
quan khi tiến hành thu hồi đất, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, giải ph ng mặt bằng
đƣợc thành lập làm nhiệm vụ bồi thƣờng, GPMB, bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất
đai, Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ cấp huyện.
Các tổ chức kinh tế không c nhiệm vụ thực hiện công tác giải ph ng mặt bằng.
Với vai tr là nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp sau khi đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất để
12


triển khai dự án cần c chính sách tuyển dụng lao động tại địa phƣơng, nhất là các lao
động bị thu hồi đất.
Để giải quyết tốt mối liên hệ giữa ngƣời dân bị thu hồi đất và các tổ chức kinh tế
đầu tƣ dự án, Nhà nƣớc cần thiết phải có những chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp cùng tham gia giải quyết các vấn đề về việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi
đất, do đ các tổ chức kinh tế cũng nhanh ch ng tuyển đƣợc ngƣời lao động phục vụ
cho quá trình sản xuất.
Tất cả các bên liên quan này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình
thu hồi đất, hỗ trợ nhau và các bên liên quan này có quyền lợi nhất định trong quá trình
thu hồi đất. Để tất cả các stakeholders hài lòng thì dự án mới đƣợc coi là thành công và
tất nhiên chỉ cần một vài stakeholder không đồng thuận thôi dự án đ cũng không gọi
là thành công (PMI concepts), nhƣng đôi khi ở Việt Nam dự án lại khác điều này vì
bạn có thể thấy khi làm dự án có thể phải làm không hài lòng một nhóm đối tƣợng để
hài lòng nhóm khác; đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng, các tổ chức kinh tế luôn tìm
cách giảm chi phí để tối đa h a lợi nhuận. Trong khi đ , những cam kết về đào tạo,
tuyển dụng, tạo việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất của các nhà đầu tƣ trƣớc khi
đƣợc giao đất, cho thuê đất chƣa thực sự rõ ràng.
Cách tiếp cận “đối tác” giữa các bên c lợi ích liên quan c thể sẽ hiệu quả hơn

trong việc nhận ra những thách thức trong việc thích ứng với việc chuyển đổi và đƣa ra
các giải pháp khả thi hơn cho nền kinh tế thị trƣờng và việc giải quyết các hệ quả liên
quan đến n phục vụ tiến trình CNH, HĐH đất nƣớc.
1.2.4. Khái niệm lao động và người lao động
“ ao động là hoạt động quan trọng nhất của con ngƣời, tạo ra của cải vật chất và
các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao là
nhân tố quyết định sự phát triển của đất nƣớc”[15].
“Ngƣời lao động là ngƣời từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc
theo hợp đồng lao động, đƣợc trả lƣơng và chịu sự quản lý, điều hành của ngƣời sử
dụng lao động”[15].

13


Trong bối cảnh CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà
nƣớc ta luôn xác định những ngƣời trong độ tuổi c khả năng tham gia lao động, sản
xuất xã hội, các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là những yếu tố quan
trọng nhất tham gia vào quá trình lao động, là tài nguyên đặc biệt và là nguồn lực chủ
yếu để phát triển kinh tế quốc gia. Do đ , ngƣời lao động chiếm vị trí trung tâm trong
hệ thống phát triển các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Quan tâm, chăm lo đến con ngƣời là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh,
thịnh vƣợng của quốc gia. Đầu tƣ vào con ngƣời là đầu tƣ chiến lƣợc và là cơ sở chắc
chắn nhất cho sự phát triển bền vững.
1.2.5. Khái niệm việc làm, giải quyết việc làm
Khái niệm việc làm đƣợc nêu trong Bộ luật lao động nƣớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam cụ thể nhƣ sau:“Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà
không bị pháp luật cấm”; “Nhà nƣớc, ngƣời sử dụng lao động và xã hội c trách nhiệm
tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi ngƣời c khả năng lao động đều c cơ
hội c việc làm”[15].
Căn cứ khái niệm này thì hoạt động đƣợc coi là việc làm tất yếu phải thỏa mãn

hai yêu cầu: Một là, sự kết hợp sức lao động của con ngƣời với tƣ liệu sản xuất tạo ra
giá trị nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình. Hai là, hoạt động lao động tạo ra nguồn
thu nhập này không bị pháp luật ngăn cấm .
Việc làm có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, là yếu tố không
thể thiếu đối với từng cá nhân, là yếu tố quan trọng của kinh tế quốc dân và chi phối
toàn bộ mọi hoạt động của mọi cá nhân và toàn xã hội.
C việc làm đi đôi với c thu nhập để nuôi sống mỗi cá nhân, do vậy n ảnh
hƣởng trực tiếp và quyết định đến đời sống của họ. Việc làm c n gắn chặt với trình độ
học vấn, trình độ tay nghề của từng ngƣời; Qua thực tế cho thấy những ngƣời không c
việc làm thƣờng tập trung vào những vùng nhƣ: vùng đông dân cƣ, vùng kh khăn về
điều kiện tự nhiên, kh khăn về cơ sở hạ tầng và những nh m ngƣời lao động không c
trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp…

14


Song song với việc thất nghiệp dài hạn là ngƣời lao động mất đi cơ hội trau dồi,
nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp, kiến thức và trình độ vốn c dần
dần bị mai một.
Con ngƣời cần phải lao động để đảm bảo đời sống, đảm bảo các nhu cầu về phát
triển và tự hoàn thiện; Trong trƣờng hợp khi không c việc làm sẽ ảnh hƣởng đến l ng
tự tin của con ngƣời, tạo nên khoảng cách và xa lánh cộng đồng dẫn tới các tệ nạn xã
hội, đồng thời tạo ra khoảng cách giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo và là nguyên nhân
chủ yếu nảy sinh ra các mâu thuẫn trong xã hội, ảnh hƣởng đến tình hình chính trị, an
ninh quốc gia. Vì vậy, để đáp ứng đƣợc nhu cầu việc làm của toàn xã hội đ i hỏi Nhà
nƣớc phải c những chiến lƣợc, kế hoạch cụ thể đáp ứng đƣợc nhu cầu việc làm của
ngƣời dân.
1.2.6. Khái niệm thất nghiệp và người thất nghiệp, thiếu việc làm và người
thiếu việc làm
* Khái niệm thất nghiệp, ngƣời thất nghiệp:

Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số
ngƣời trong lực lƣợng lao động muốn làm việc nhƣung không thể tìm đƣợc việc làm ở
mức tiền lƣơng thịnh hành”[5].
Các khái niệm tuy có sự khác nhau về mức độ nhƣng đều có chung 3 đặc điểm
của những ngƣời thất nghiệp là:
+ Trong độ tuổi lao động;
+ Đang không có việc làm;
+ Đang đi tìm việc làm;
Ở Việt Nam vấn đề thất nghiệp nảy sinh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế
cơ chế hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Vì
vậy chƣa có nhiều văn bản pháp quy về thất nghiệp nhƣng cũng đã có một số công
trình nghiên cứu. Những nghiên cứu này bƣớc đầu cũng đã khẳng định ngƣời thất
nghiệp là những ngƣời không có việc làm, đang tìm việc làm và sẵn sàng làm việc.
* Khái niệm thiếu việc làm, ngƣời thiếu việc làm: Thiếu việc làm là tình trạng
có việc làm nhƣng việc làm đ còn dƣ thời gian rảnh rỗi hoặc không đáp ứng đƣợc các
15


nhu cầu cuộc sống của ngƣời lao động. Ngƣời thiếu việc làm là ngƣời lao động đang có
việc làm nhƣng làm việc không hết thời gian theo quy định của pháp luật hoặc công
việc không đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống, muốn làm thêm để tăng thu nhập[22].
Ngƣời trong độ tuổi lao động: là những ngƣời ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền
lợi lao động đƣợc quy định trong Hiến pháp. Nữ trong độ tuổi từ 18-55, Nam từ 18-60.
Trong phạm vi nghiên cứu, các đối tƣợng đƣa ra ở đây là những ngƣời trong độ
tuổi lao động, cụ thể là những ngƣời thuộc lực lƣợng lao động đang có việc làm nhƣng
có nguy cơ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, những ngƣời thiếu việc làm có nguy cơ
thất nghiệp, những ngƣời hiện đang thất nghiệp do nhà nƣớc thu hồi đất. Đề tài hƣớng
đến nghiên cứu và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội liên quan đến ngƣời sử dụng đất
đang có nguy cơ bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm khi Nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp.

1.3. Quan điểm về vấn đề hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho ngƣời dân
bị thu hồi đất nông nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của UBND thành phố Hà Nội
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn lấy dân làm gốc, luôn đặt ngƣời dân ở vị trí trung
tâm. Việc giải quyết vấn đề việc làm cho ngƣời sử dụng đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất,
mà đối tƣợng cụ thể là ngƣời ngƣời sử dụng đất bị thu hồi đất nông nghiệp là một trong
những mục tiêu đặt ra, cố gắng giải quyết một cách thỏa đáng nhất và phù hợp với lòng
dân để tránh đƣợc tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vƣợt cấp.
Qua các kì Đại hội, Đảng ta luôn đặt vấn đề an sinh xã hội cho ngƣời dân là vấn
đề cấp thiết nhất, cụ thể là Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác định: “Nhà nƣớc cố gắng tạo
thêm việc làm và có chính sách để ngƣời lao động tự tạo ra việc làm”. Những quan
điểm của Đảng đã đƣợc thể chế hóa thành một hệ thống, đồng bộ thông qua Bộ luật
Lao động, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển việc làm trong bối cảnh nền kinh tế thị
trƣờng hiện nay. Cụ thể hóa các quan điểm này là các Quyết định, chỉ thị, nghị quyết
của Chính phủ nhƣ:
- Chỉ thị số 11/2006/CT-TTG ngày 27 tháng 3 năm 2006 về giải pháp hỗ trợ dạy
nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp;

16


- Nghị quyết số 26-NQ/T.Ƣ ngày 05/08/2008 về “Về nông nghiệp, ngƣời sử
dụng đất, nông thôn”;
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất;
- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 07 năm 2015 của Chính phủ về
chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
- Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ Tƣớng chính phủ
về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho ngừoi lao động bị thu hồi

đất;
Thành phố Hà Nội đã vận dụng và triển khai các hoạt động, thực hiện các đề án,
các chƣơng trình theo quan điểm, sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ nhằm đƣa thủ đô Hà
Nội ngày càng phát triển. Bên cạnh đ cũng đã ban hành nhiều văn bản thiết thực để
thực hiện:
- Ngày 26/12/2011, UBND thành phố Hà Nội ban hành

ế hoạch số 150/KH-

UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015;
- Quyết định số 41/2013/QĐ-UBND ngày 25/9/2013 UBND thành phố Hà Nội
về việc hỗ trợ học nghề, tạo việc làm và tín dụng cho ngƣời lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, với mục tiêu “hỗ trợ phát triển đào tạo
nghề, tạo việc làm và tín dụng cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để thực
hiện các dự án đầu tƣ, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc
tế”.
- Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của UBND thành phố Hà Nội ban
hành về việc hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi
đất trên địa bàn thành phố. Điểm nổi bật và đáng chú ý ở Quyết định này là ngƣời lao
động bị thu hồi đất ngoài việc đƣợc hỗ trợ học nghề, c n đƣợc hỗ trợ việc làm. Cụ thể,
ngƣời lao động c nhu cầu tìm việc làm đƣợc tƣ vấn học nghề, tƣ vấn giới thiệu việc
làm miễn phí tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội hoặc tại phiên giao dịch việc làm
17


lƣu động tại các điểm giao dịch ở các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. Đặc
biệt là việc hỗ trợ đi làm việc, xuất khẩu lao động ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.
1.4. Vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời dân khi nhà nƣớc thu hồi đất nông
nghiệp
1.4.1. Tầm quan trọng của việc giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi

đất
Trong tiến trình CNH và ĐTH, nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc đã phải chuyển
đổi một diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp sang đất công nghiệp, gây tác động rất
lớn đến nguồn lực đất đai, ảnh hƣởng đến việc làm, thu nhập và đời sống của ngƣời
dân trong vùng[35]. Đi liền với n là hàng vạn ha đất nông nghiệp, đất ở bị chuyển đổi
mục đích để sử dụng vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục tiêu phát triển kinh
tế. Do đ , sẽ c hàng chục vạn ngƣời dân sinh sống bằng nghề nông không c n cơ hội
đƣợc làm những công việc truyền thống nhƣ cấy lúa, trồng màu… trên mảnh đất của
mình.
Những ngƣời sử dụng đất bị thu hồi đất phải thu h p nghề cũ, hoặc phải chuyển
sang các nghề mới hoặc rơi vào tình trạng không c việc làm, thiếu việc làm. Vấn đề
giải quyết việc làm và đảm bảo lợi ích cho những ngƣời bị thu hồi đất luôn phải đƣợc
ƣu tiên và phải đƣợc tính toán kĩ lƣỡng trong bài toán tổng thể phát triển kinh tế.
Thật vậy, vấn đề kh khăn hiện nay đối với ngƣời sử dụng đất sau khi không
c n đất đai để sản xuất, c những ngƣời trên 40 tuổi thì việc chuyển đổi nghề, kiếm
việc làm ở các khu công nghiệp, các nhà máy là việc vô cùng kh khăn. Thực tế cho
thấy ở một số địa phƣơng, những lao động c độ tuổi trên 40 này sau khi bị thu hồi đất
nông nghiệp họ cũng đồng thời mất đi việc làm, những ngƣời lao động này chỉ c thể
đi làm thuê theo công nhật, chỉ c thể làm những công việc bấp bênh, không ổn định,
thu nhập thấp và nguy cơ thất nghiệp luôn rình rập họ.
Chính quyền các địa phƣơng nơi c đất bị thu hồi luôn quan tâm đến vấn đề giải
quyết việc làm cho ngƣời sử dụng đất bị thu hồi đất. Tuy nhiên, việc giải quyết việc
làm cho bộ phận ngƣời này là vô cùng kh khăn do họ đã quen với việc đồng áng,
không c tay nghề, không c trình độ. Việc hỗ trợ và đào tạo nghề chỉ thuận lợi cho
18


những ngƣời c tuổi đời dƣới 40 tuổi, những ngƣời từ 40 tuổi trở lên c đƣợc đào tạo
thì khi ra nghề họ cũng rất kh tìm kiếm đƣợc việc làm. ý do là sức lao động của họ
đã suy giảm cùng với tâm lý sợ rủi ro, thất bại, một số họ lại hài l ng với số tiền nhận

đƣợc sau khi đƣợc bồi thƣờng giải ph ng mặt bằng và không muốn tiếp tục lao động
nữa. Do đ vấn đề giải quyết việc làm cho đối tƣợng này gặp nhiều kh khăn. Đảng và
Nhà nƣớc nên c chính sách hỗ trợ nghề nghiệp riêng cho số lao động lớn tuổi để họ c
thể tiếp tục c việc làm, nuôi sống bản thân và đ ng g p cho xã hội.
1.4.2. Các vấn đề bất cập khi thực hiện giải quyết việc làm cho người dân khi
nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay
1.4.2.1. Các quy định pháp luật về thu hồi đất c n nhiều bất cập
uật Đất đai năm 2013 ra đời (c hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014) c nhiều
điểm mới, quy định cụ thể hơn và đầy đủ các nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ
của ngƣời sử dụng đất, công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai,… phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc trong tình hình hiện nay và hội nhập quốc tế. Trong
khoảng thời gian triển khai thực hiện uật Đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của uật Đất
đai (gọi tắt là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đến nay, thực tiễn đã bộc lộ một số hạn
chế, kh khăn, bất cập trong công tác thu hồi đất; nhiều địa phƣơng do hiểu và áp dụng
không thống nhất các quy định của pháp luật về thu hồi đất, nhất là đất đai trong lĩnh
vực nông nghiệp bị thu hồi để thực hiện các sự án đầu tƣ, việc giải quyết các yêu cầu
của công dân hoặc ban hành các quyết định hành chính thiếu cơ sở pháp lý dẫn đến
tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về đất đai do thu hồi đất tăng lên và
c những diễn biến phức tạp hơn[14].
Thứ nhất, theo Điểm c hoản 1 Điều 64 uật Đất đai 2013 thì Nhà nƣớc thu hồi
đất do vi phạm pháp luật về đất đai đối với “Đất đƣợc giao, cho thuê không đúng đối
tƣợng…”. Tuy nhiên, tại Điểm d

hoản 2 Điều 106

uật Đất đai 2013 lại quy

định “…trừ trƣờng hợp ngƣời đƣợc cấp Giấy chứng nhận đ đã thực hiện chuyển
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp
luật về đất đai” (tức là không thu hồi Giấy chứng nhận đối với trƣờng hợp này); c n

19


×