Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã trịnh tường huyện bát xát tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.53 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÝ XE MÈ

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
TẠI XÃ TRỊNH TƢỜNG – HUYỆN BÁT XÁT – TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên - 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÝ XE MÈ

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
TẠI XÃ TRỊNH TƢỜNG – HUYỆN BÁT XÁT – TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K44 - PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016


Giảng viên hƣớng dẫn

: Th.S Nguyễn Thị Giang

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Với quan điểm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn nhằm giúp
cho sinh viên nắm vững những kiến thức đã học và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn
mỗi sinh viên trước khi hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường đều phải trải
qua quá trình thực tập tốt nghiệp.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & Phát Triển Nông Thôn,
cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá
trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.S Nguyễn
Thị Giang - Giảng viên khoa Kinh Tế & Phát Triển Nông Thôn đã giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập để hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ, Đảng viên, UBND xã
Trịnh Tường cùng các hộ nông dân xã Trịnh Tường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành công việc trong thời gian thực tập tại địa phương.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cho nên
Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày


tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Lý Xe Mè


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1:

Bảng chỉ số nghèo đa chiều. .............................................................11

Bảng 4.1:

Hiện trạng sử dụng đất ở xã Trịnh Tường giai đoạn 2013-2015 ....28

Bảng 4.2:

Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của xã giai đoạn 2013-2015....31

Bảng 4.3:

Tình hình chăn nuôi của xã giai đoạn 2013-2015 ............................33

Bảng 4.4:


Tình hình dân số và cơ cấu lao động của xã giai đoạn 2013-2015 ..33

Bảng 4.5:

Phân chia dân số theo giới tại xã Trịnh Tường giai đoạn 20132015 ..................................................................................................35

Bảng 4.6:

Cơ sở hạ tầng của xã Trịnh Tường năm 2015 ..................................36

Bảng 4.7:

Tình hình nghèo của xã trong 3 năm từ 2013-2015 .........................40

Bảng 4.8:

Phân loại nhóm hộ theo đơn vị hành chính của xã năm 2015..........41

Bảng 4.9:

Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra ............43

Bảng 4.10:

Tài sản của cá nhóm hộ ....................................................................44

Bảng 4.11:

Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ điều tra năm 2015 ............45


Bảng 4.12:

Các khoản chi phí của các nhóm hộ điều tra ....................................46

Bảng 4.13:

Thu nhập bình quân và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra năm
2015 ..................................................................................................47

Bảng 4.14:

Trình độ giáo dục của người lớn và trẻ em của nhóm hộ điều tra ...49

Bảng 4.15:

Bằng cấp cao nhất của các thành viên trong gia đình ......................50

Bảng 4.16:

Tiếp cận các dịch vụ y tế của nhóm hộ điều tra ...............................51

Bảng 4.17:

Hiện trạng nhà ở của các nhóm hộ điều tra ......................................52

Bảng 4.18:

Diện tích nhà ở bình quân đầu người của các nhóm hộ ...................53

Bảng 4.19:


Nguồn nước được sử dụng của các hộ điều tra ................................54

Bảng 4.20:

Nhà vệ sinh của các hộ điều tra ........................................................54

Bảng 4.21:

Tình hình tiếp cận thông tin của nhóm hộ điều tra ..........................55

Bảng 4.22:

Bảng phân loại các nhóm hộ điều tra theo phương pháp tiếp cận
đa chiều ............................................................................................57


iii

Bảng 4.23:

Các nguyên nhân gây ra nghèo tại xã Trịnh Tường năm 2015 ........58

Bảng: 4.24:

Các yếu tố hạn chế hộ nghèo tiếp cận tín dụng ................................60

Bảng 4.25:

Một số chương trình giảm nghèo tại xã Trịnh Tường ......................62


Bảng 4.26:

Xếp hạng thứ tự ưu tiên các nguyện vọng mong muốn của các hộ
gia đình nghèo xã Trịnh Tường ........................................................64


iv

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu các nhóm hộ của xã năm 2015 .........................................42
Hình 4.2: Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề của nhóm hộ nghèo năm 2015 ...........49


v

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CNH-HDH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

ĐTDĐ

: Điện thoại di động.


ĐTCĐ

: Điện thoại cố định.

KH - CN

: Khoa học – công nghệ.

KVNT

: Khu vực nông thôn.

KVTT

: Khu vực thành thị.

KT-XH

: Kinh tế - xã hội.

KH-KT

: Khoa học – kĩ thuật.



: Lao động.

LĐTB&XH


:Lao động thương binh và xã hội

NN

: Nông nghiệp.

NN & PTNT

: Nông nghiệp & phát triển nông thôn.

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp.

THCS

: Trung học cơ sở.

THPT

: Trung học phổ thông.

UBND

: Uỷ ban nhân dân.


vi


MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ......................................................................3
1.4. Bố cục của đề tài ..................................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................4
2.1 Cơ sở khoa học ......................................................................................................4
2.1.1 Một số khái niệm về đói nghèo ..........................................................................4
2.1.2 Các phương pháp xác định chuẩn nghèo của thế giới và Việt Nam ..................6
2.1.3. Các chỉ số đánh giá nghèo đa chiều ................................................................11
2.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................12
2.2.1 Một số hoạt động xóa đói giảm nghèo trên thế giới ........................................12
2.2.2 Những thành tựu và kinh nghiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo của một
số nước trên thế giới ..................................................................................................13
2.3 Hoạt động xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam ......................................................15
2.3.1 Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam ...................................................................15
2.3.2 Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam ................................................................15
2.3.3 Một số thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam ..............16
2.3.4 Thực trạng xóa đói giảm nghèo của tỉnh Lào Cai ............................................16
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................23
3.1.2. Phạm vi, thời gian nghiên cứu.........................................................................23
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................23

3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................23


vii

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................23
3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ......................................................25
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................26
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn nghiên cứu ......................26
4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên .......................................................................26
4.1.2. Đặc điểm về kinh tế -xã hội ............................................................................30
4.1.3. Đặc điểm về văn hóa - xã hội ..........................................................................34
4.1.4 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................37
4.2. Thực trạng nghèo đói ở địa phương ...................................................................39
4.2.1. Cơ sở phân định nghèo của xã ........................................................................39
4.2.2. Thực trạng nghèo của xã trong 3 năm từ 2013-2015 ......................................39
4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghèo của các hộ nghèo trên địa bàn xã
Trịnh Tường ..............................................................................................................43
4.2.4. Đánh giá thực trạng nghèo theo cách tiếp cận đa chiều. .................................49
4.2.5. So sánh nghèo tiếp cận theo đơn chiều và đa chiều ........................................57
4.2.6. Nguyên nhân nghèo của các hộ điều tra..........................................................58
4.3 Một số chương trình xóa đói giảm nghèo tại xã Trịnh Tường ............................62
4.4 Định hướng và một số giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho các hộ trên địa
bàn xã Trịnh Tường ...................................................................................................63
4.4.1. Mong muốn của những hộ gia đình nghèo......................................................63
4.4.2. Các giải pháp giảm nghèo ...............................................................................66
Phần 5: KẾT LUẬN VẦ KIẾN NGHỊ ..................................................................72
5.1 Kết luận ...............................................................................................................72
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................73
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương .....................................................................73

5.2.2. Đối với người dân ...........................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75
I. Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................75
II. Tài liệu internet .....................................................................................................75


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 . Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo đang là vấn đề mà nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Hiện nay
trên thế giới có hơn 1 tỷ người đang đang sống trong cảnh đói nghèo, trong đó tập
trung vào các nước kém phát triển và đang phát triển ở khu vực Châu Phi, Châu Á,…
Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, sự hợp tác cũng như chuyển giao khoa học
công nghệ giữa các quốc gia đã đem lại kết quả phát triển kinh tế đáng kể. Thế nhưng
mặt trái của nó là tỷ lệ thất nghiệp, đói nghèo gia tăng và khoảng cách giàu – nghèo
ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt các vấn đề về xã hội, môi trường… Những hậu
quả trên không chỉ ảnh hưởng đến riêng một quốc gia mà tác động đến toàn cầu. Do
vậy xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng quốc tế.
Ở Việt Nam chế độ bao cấp tồn tại quá lâu cũng như việc chậm chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường đã gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế, môi trường… Tình
trạng đói nghèo trở nên phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền
núi, vùng sâu vùng xa…
Như chúng ta đã biết đói nghèo là lực cản của sự phát triển kinh tế đất nước,
do vậy muốn phát triển kinh tế thì không còn cách nào khác ngoài xóa đói giảm
nghèo. Đói nghèo là tình trạng thiếu cái ăn, cái mặc và các nhu cầu khác của mỗi
con người dẫn đến tình trạng yếu kém về thể lực, trí lực làm giảm khả năng lao
động, của cải làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
Xóa đói giảm nghèo ghóp phần cải thiện đời sống, bảo đảm trật tự an ninh xã hội, cải thiện môi trường, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy

xóa đói giảm nghèo đang là mối quan tâm và là nhiệm vụ của Đảng và nhà nước ta
cũng như các tổ chức quốc tế. Trong các kỳ Quốc Hội vừa qua đã có rất nhiều chính
sách, chương trình mục tiêu quốc gia được đưa ra nhằm góp phần thực hiện xóa đói
giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.


2

Xã Trịnh Tường là một xã khó khăn của huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Nằm
phía Bắc của huyện. Trịnh Tường là một xã miền núi, địa hình đồi núi cao bị chia
cắt bởi các khe sâu nên rât phức tạp. Là nơi có nhiều dân tộc anh em sinh sống như:
Người Việt, Mông, Hà Nhì, Dao Đỏ, Giáy… Do địa hình phức tạp và có nhiều dân
tộc sinh sống nên việc phát triển kinh tế của xã gặp nhiều khó khăn. Trong những
năm gần đây nhờ những chính sách hỗ trợ của nhà nước xã đã có những bước ngoặt
trong công tác xóa đói giảm nghèo. Song hiện nay tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ
lệ lớn (54%) toàn xã, cơ sở hạ tầng vẫn còn thấp kém, trình độ dân trí vẫn còn chưa
cao. Do vậy xóa đói giảm nghèo vẫn còn là vấn đề nan giải của xã. Xuất phát từ
nhu cầu của địa phương và sự quan tâm của bản thân, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên
cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo tại xã Trịnh Tường, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai” để nghiên cứu.
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 . Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, tìm hiểu một số nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến
đói nghèo của các hộ dân và đưa ra những giải pháp hợp lí nhằm xóa đói giảm
nghèo, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân tại xã.
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.
- Phân tích được thực trạng đói nghèo, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng
đến nguyên nhân đói nghèo tại xã.
- Tìm hiểu được một số chương trình xóa đói giảm nghèo đã và đang triển khai tại

xã.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo cho các hộ trên
địa bàn xã.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài đòi hỏi sinh viên phải vận dụng nhiều kiến thức đã học để


3

đưa vào thực tế, các thủ thuật về xác suất thống kê, kỹ năng đặt câu hỏi khai thác
thông tin, các phương pháp trong bộ công cụ PRA, khả năng phân tích xử lý số liệu,
khả năng nhận định theo các nguyên lý phát triển nông thôn, sự tổng hợp và đưa ra
lý luận từ những vấn đề thực tiễn...
Nghiên cứu đề tài được xem như bài học thực tế đầu tiên giúp cho sinh viên
làm quen khi bắt tay vào thực tế, là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức mà sinh viên
phải đối mặt và trải qua trước khi ra trường và bắt tay vào công việc, nghề nghiệp
của mình sau này.
Đề tài cũng được coi là tài liệu tham khảo cho nhà trường, khoa và sinh viên
các khóa tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đề tài góp phần vào việc đánh giá thực trạng đói nghèo tại địa phương,
những nguyên nhân gây đói nghèo, hiệu quả của các chính sách, chương trình tới
đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở để có định hướng, giải pháp xóa đói
giảm nghèo cho địa phương.
1.4. Bố cục của đề tài
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Kết luận và kiến nghị


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Một số khái niệm về đói nghèo
- Việt Nam thừa nhận quan điểm về đói nghèo của Hội nghị chống đói nghèo
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Kok - Thái Lan vào
tháng 9/1993. Khái niệm đói nghèo được thể hiện như sau:
“Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà các nhu cầu này đã được xã hội thừa
nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa
phương” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006).
Nói một cách cụ thể hơn, nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống
ở mức tối thiểu, không thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu cơ bản ở đây
chính là cái thiết yếu, cái tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người. Nhu cầu ăn,
mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp, v.v…
“Đói là một bộ phận của những người nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu
như: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thu nhập không duy trì cuộc sống” (Nguyễn
Thị Bình và cs, 2006).
“Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa
mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Trên thực tế một bộ phận lớn dân cư
nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu ăn” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006).
“Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức
trung bình của cộng đồng tại địa phương” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006).
Nghèo còn được nhận diện ở bốn khía cạnh là không gian, thời gian, môi

trường và giới.
Về thời gian: Phần lớn người nghèo có mức sống dưới mức được xác định như
một chuẩn thấp nhất có thể chấp nhận trong một thời gian dài (cũng cần phải bổ sung


5

vào số người này những người nghèo tình thế do thất nghiệp do thiên tai, rủi do hay
do con người gây ra) (Nguyễn Vũ Phúc, 2012).
Về giới: Phần lớn người nghèo ở các nước đều là phụ nữ. Mặc dù trong gia
đình, nam giới là chủ nhưng phụ nữ vẫn phải gánh chịu nhiều hơn gánh nặng của
nghèo (Nguyễn Vũ Phúc, 2012).
Về không gian: Nghèo diễn ra chủ yếu ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng
xa, v.v… Dù nền kinh tế có phát triển đến thế nào chăng nữa, dân cư ở các vùng kể
trên vẫn dễ bị rơi vào nghèo (Nguyễn Vũ Phúc, 2012).
Về môi trường: Hầu hết những người nghèo đều phải sống trong môi trường
khắc nhiệt và xuống cấp nghiêm trọng, bởi vì những người nghèo không đủ khả năng
và điều kiện gìn giữ, đảm bảo và cải thiện môi trường sống (Nguyễn Vũ Phúc, 2012).
Tóm lại: Những quan niệm về nghèo đói do các cách tiếp cận khác nhau nên
có những ý kiến khác nhau, nghèo là một khái niệm tương đối và có tính biến đổi. Các
chỉ số xác định giới hạn nghèo không phải là cứng nhắc và bất biến. Nó biến đổi tùy
theo sự chênh lệch, sự khác biệt giữa các vùng, miền, quốc gia.
- Nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều:
Cho đến nay, khái niệm về nghèo chưa hề có sự thay đổi, mặc dù chưa có định
nghĩa chính thức, tuy nhiên nhiều quan niệm về nghèo hiện đang được các quốc gia
thừa nhận.
Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu
quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được
đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề
nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là

không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng
đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều
kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” (Tuyên bố
Liên hợp quốc, 6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UN thông qua).


6

Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế Xã hội Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc
gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: "Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân
cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu
cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng
vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận."
Theo Amartya Kumar Sen, nhà Kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel Kinh tế):
Để tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu; Dưới mức
tối thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn.
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà chính trị
và các học giả cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được
nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người.
Vì vậy, nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không được
đáp ứng một hoặc một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
2.1.2 Các phương pháp xác định chuẩn nghèo của thế giới và Việt Nam
- Phương pháp thông dụng để đánh giá mức độ nghèo là xác định mức thu
nhập có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của con người, sau đó xác định
xem ở trong nước hay vùng có bao nhiêu người có mức thu nhập ở mức đó. Tuy nhiên
phương pháp lượng hóa nhu cầu tối thiểu ở mỗi nước để biểu hiện đường ranh giới đói
nghèo cũng khác nhau.
- Để đánh giá nghèo đói Liên hợp quốc (UNDP) dùng cách tính dựa trên cơ sở
phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhất
định. Nó không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường sống của dân

cư mà chia đều cho mọi thành phần dân cư. Phương pháp tính là: Đem chia dân số của
1 nước, 1 châu lục hoặc toàn cầu ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm có 20% dân số bao gồm:
rất giàu, giàu, trung bình, nghèo, rất nghèo. Theo cách tính này vào những năm 1990
thì 20% dân số giàu nhất chiếm 82,7% thu nhập toàn thế giới, trong khi 20% người
nghèo nhất chỉ chiếm 1,4% thu nhập toàn thế giới.


7

Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu
nghèo của các quốc gia dựa vào thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người
trong một năm với cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là tính theo tỷ giá hối đoái
và tính theo USD.
Theo phương pháp Atlas, năm 1990 người ta chia mức bình quân của các nước
trên toàn thế giới làm 6 loại:
+ Trên 25.000USD/người/năm là nước cực giàu.
+ Từ 20.000 dến dưới 25.000UDS/người/năm là nước giàu.
+ Từ 10.000 đến dưới 20.000USD/người/năm là nước khá giàu.
+ Từ 2.500 đến dưới 10.000USD/người/năm là nước trung bình.
+ Từ 500 đến dưới 2.500USD/người/năm là nước nghèo.
+ Dưới 500USD/người/năm là nước cực nghèo.
Theo quan điểm chung của nhiều nước, hộ nghèo là hộ có thu nhập dưới 1/3 mức
trung bình của xã hội. Do đặc điểm của nền KT - XH và sức mua của đồng tiền khác
nhau, chuẩn nghèo theo thu nhập (tính theo USD) cũng khác nhau ở từng quốc gia.
- Ở Việt Nam, Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐ- TB&XH) là cơ quan
thường trực thực hiện XĐGN. Cơ quan này đã đưa ra mức xác định khác nhau về
nghèo đói tùy theo từng thời kỳ phát triển của đất nước. Từ năm 1993 đến nay chuẩn
nghèo đã được điều chỉnh qua 5 giai đoạn cụ thể từng giai đoạn như sau:
 Lần 1 (giai đoạn 1993- 1995)
-


Hộ đói: bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 13kg đối với khu

vực thành thị, dưới 8kg đối với khu vực nông thôn.
- Hộ nghèo: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 20kg đối với
khu vực thành thị, 15kg đối với khu vực nông thôn.
 Lần 2 (giai đoạn 1995- 1997)
- Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ 1 tháng quy ra
gạo dưới 13kg, tính cho mọi vùng.
- Hộ nghèo: Là hộ thu nhập như sau:


8

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: Dưới 15kg/người/tháng.
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng.
Vùng thành thị: Dưới 25kg/người/tháng.
 Lần 3 (giai đoạn 1997- 2000) (Công văn số 1751/LĐTBXH)
- Hộ đói: là hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ 1 tháng quy ra gạo
dưới 13kg, tương đương 45.000 đồng (giá năm 1997, tính cho mọi vùng)
- Hộ nghèo: Hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở mức tương ứng như sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: Dưới 15kg/người/tháng (tương đương
55.000 đồng).
+Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tương đương
70.000 đồng).
+ Vùng thành thị: Dưới 25kg/người/tháng (tương đương 90.000 đồng).
 Lần 4 (giai đoạn 2001- 2005) (Quyết định số 1143/2000/QĐ- LĐTBXH) về
việc điều chỉnh chuẩn nghèo( không áp dụng chuẩn đói)
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng.
-Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.

- Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng.
 Lần 5: Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2006- 2010) (Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg)
Vùng nông thôn: 200.000 đồng/người/tháng.
Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng.
 Lần 6: (2011- 2015) theo quyết định số 09/2011/QĐ- TTg ngày 30/01/2011
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng
cho giai đoạn 2011- 2015
-

Vùng nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng.

-

Vùng thành thị: 500.000 đồng/người/tháng.


9

Với cách đánh giá mức chuẩn nghèo đói theo thu nhập như trên tuy đã có tiến
bộ và định mức thu nhập được quy thành giá trị, dễ so sánh nhưng vẫn còn một số hạn
chế là: Không phản ánh được chỉ tiêu, tổng hợp mức sống của người nghèo (như tình
trạng nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt, y tế, giáo dục và mức hưởng thụ các dịch vụ cơ bản
khác): không phản ánh được mức cân đối giữa chuẩn mực so với đời sống thực của
người nghèo. Mỗi vùng mỗi địa phương quy định chuẩn nghèo khác nhau tùy thuộc
vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương theo thời điểm nhất định. Ở xã Bản
Hon nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung đều lấy chuẩn nghèo theo quy định chung
của bộ LĐ- TB&XH đã quy định.
 Lần 7:( 2016- 2020) Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 59/2015/QĐTTg về việc ban hành tiêu chí và mức chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lƣờng nghèo đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016 - 2020
1. Tiêu chí về thu nhập: Các tiêu chí về thu nhập
Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000
đồng/người/tháng ở khu vực thành thị;
Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và
vệ sinh; thông tin.
b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số):
tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi
học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước
sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp
cận thông tin.


10

Điều 2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp
dụng cho giai đoạn 2016 - 2020
Hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000

đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo
Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000
đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản;
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000
đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ có mức sống trung bình
Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng;
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000
đồng đến 1.950.000 đồng


11

2.1.3. Các chỉ số đánh giá nghèo đa chiều
Bảng 3.1: Bảng chỉ số nghèo đa chiều.
Chiều
nghèo

1) Giáo dục

Chỉ số
đo lƣờng
1.1. Trình độ
giáo dục của
người lớn


Cơ sở pháp lý

Hộ gia đình có ít nhất 1
thành viên đủ 15 tuổi
sinh từ năm 1986 trở lại
không tốt nghiệp Trung
học cơ sở và hiện
không đi học

Hiến pháp năm 2013 NQ
15/NQ-TW
Một số vấn đề chính sách xã
hội giai đoạn 2012-2020.
Nghị quyết số 41/2000/QH
(bổ sung bởi Nghị định số
88/2001/NĐ-CP)
Hiến pháp năm 2013
Luật Giáo dục 2005
Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em
NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.
Hiến pháp năm 2013
Luật Khám chữa bệnh

1.2. Tình trạng Hộ gia đình có ít nhất 1
đi học của trẻ
trẻ em trong độ tuổi đi

em
học (5-dưới 15 tuổi)
hiện không đi học

2.1. Tiếp cận
các dịch vụ y
tế

2)Y tế

2.2. Bảo hiểm
y tế

3.1. Chất
lượng nhà ở
3) Nhà ở

Ngƣỡng thiếu hụt

Hộ gia đình có người bị
ốm đau nhưng không đi
khám chữa bệnh(ốm
đau được xác định là bị
bệnh/chấn thương nặng
đến mức phải nằm một
chỗ và phải có người
chăm sóc tại giường
hoặc nghỉ việc/học
không tham gia được
các hoạt động bình

thường)
Hộ gia đình có ít nhất 1
thành viên từ 6 tuổi trở
lên hiện tại không có
bảo hiểm y tế
Hộ gia đình đang ở
trong nhà thiếu kiên cố
hoặc nhà đơn sơ
(Nhà ở chia thành 4 cấp
độ: nhà kiên cố, bán
kiên cố, nhà thiếu kiên
cố, nhà đơn sơ)

Điểm

10

10

10

Hiến pháp năm 2013
Luật bảo hiểm y tế 2014
NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.
Luật Nhà ở;
NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.


10

10


12
Chiều
nghèo

Chỉ số
đo lƣờng
3.2. Diện tích
nhà ở bình
quân đầu
người

4.1 Nguồn
nước sinh hoạt
4) Điều kiện
sống
4.2. Hố xí/nhà
tiêu
5.1 Sử dụng
dịch vụ viễn
thông
5)Tiếp cận
thông tin

5.2 Tài sản

phục vụ tiếp
cận thông tin

Ngƣỡng thiếu hụt

Cơ sở pháp lý

Diện tích nhà ở bình
quân đầu người của hộ
gia đình nhỏ hơn 8m2

Luật Nhà ở;
Quyết định 2127/QĐ-Ttg
của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Chiến lược phát
triển nhà ở quốc gia đến
năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030

Hộ gia đình không
được tiếp cận nguồn
nước hợp vệ sinh
Hộ gia đình không sử
dụng hố xí/nhà tiêu hợp
vệ sinh
Hộ gia đình không có
thành viên nào sử dụng
thuê bao điện thoại và
internet
Hộ gia đình không có

tài sản nào trong số các
tài sản: Ti vi, radio,
máy tính; và không
nghe được hệ thống loa
đài truyền thanh
xã/thôn

NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.
NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.
Luật Viễn thông
NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.
Luật Thông tin truyền
thông
NQ 15/NQ-TW Một số
vấn đề chính sách xã hội
giai đoạn 2012-2020.

Điểm

10

10

10


10

10

(Nguồn: Đề án giảm nghèo của Bộ LĐ-TB&XH)
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Một số hoạt động xóa đói giảm nghèo trên thế giới
Đói nghèo là vấn đề đặt ra cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nó trở thành
vấn nạn trên toàn cầu. Trong lịch sử có nhiều nạn đói chết hàng triệu người dân châu
Á, châu Phi. Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất
đáng báo động. Theo một nghiên cứu của WB, nguy cơ đối với người nghèo đang gia
tăng trên quy mô toàn cầu và tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm trong năm 2009 đã
đẩy thêm 53 triệu người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói, thêm vào con số 130- 155
triệu người năm 2008, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao.
Ngày 15/5/2012, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra nghiên cứu năm 2012
về thị trường lao động, nhấm mạnh từ những năm qua, tì nh trạng nghèo khổ gia tăng


13

không còn là vấn đề đáng lo ngại ở các nước phát triển. Từ khi khủng hoảng kinh tế
toàn cầu bùng nổ, tỷ lệ nghèo khổ đã giảm mạnh ở 75% các nước đang phát triển,
nhưng lại đang tăng lên ở 25 nước trong 36 nước phát triển.
Đói nghèo đã trở thành thách thức lớn, đe dọa đến sự sống còn, ổn định và phát triển
của thế giới và nhân loại. Sở dĩ như vậy bởi vì thế giới là một chỉnh thể thống nhất, và mỗi
quốc gia là một chủ thể trong chính thể thống nhất.Toàn cầu hóa đã trở thành cầu nối liên
kết giữa các quốc gia lại với nhau, các quốc gia có mối quan hệ tác động qua lại với nhau,
sự ổn định và phát triển của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự ổn định
và phát triển của các quốc gia khác. Nghèo đói đe dọa đến sự sống của loài người bởi.

“Nghèo đói đã trở thành một vấn đề toàn cầu có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, nó là
nhân tố có khả năng gây bùng nổ những bất ổn chính trị, xã hội và nếu trầm trọng hơn có
thể dẫn tới bạo động và chiến tranh không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà là cả thế giới.
Bởi những bất công và nghèo đói thực sự đã trở thành hững mâuthuẫn gay gắt trong quan
hệ quốc tế, và nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết một cách thỏa đáng bằng
con đường hòa bình thì tất yếu sẽ xảy ra chiến tranh.
2.2.2 Những thành tựu và kinh nghiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo của một
số nước trên thế giới
 Ở Trung Quốc
Nhờ những cố gắng tích cực trong nhiều năm liền, Trung Quốc đã có nhiều
thành tựu trong cuộc chiến chống đói nghèo. Kẻ từ cuối những năm 70 Trung Quốc tở
thành một điểm sáng nổi bật về xóa đói gam nghèo trong khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương. Số người nghèo ở Trung Quốc giảm mạnh từ 250 triệu người năm 1978
xuống còn 50 triệu người năm 1997. Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới thì từ
năm 1978 đến năm 2015 Trung Quốc đã đưa 800 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo
đói. Để đạt được thành tựu đó Trung Quốc đã đưa ra các chính sách, những chiến lược
xóa đói giảm nghèo theo 4 giai đoạn cụ thể ( 1978- 1985, 1986-1993, 1994- 2000,
2001- 2011, 2011- 2015)
Qua 5 giai đoạn trên Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể:
- Thành tựu đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy đó là Trung Quốc đã có 800 triệu
người thoát khỏi cảnh đói nghèo chỉ trong vòng 37 năm (1978-2015)
- Thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn liên tục tăng lên. Năm 2010 thu


14

nhập dòng trung bình là 1274 nhân dân tệ và năm 2015 là 2300 nhân dân tệ
- Cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn ngày càng được nâng cấp. Hệ thống đường xá
ngày càng thuận tiện hơn. Điện lưới được kéo đến từng khu vực phục vụ sản xuất.
- Xã hội ngày càng phát triển, các dịch vụ xã hội , giáo dục, y tế cộng đồng

phát triển rộng rãi.
 Ở Hàn Quốc
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, chính phủ Hàn Quốc không chú ư đến việc
phát triển nông nghiệp nông thôn mà đi vào tập trung phát triển ở các vùng đô thị, xây
dựng các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, thế nhưng 60% dân số Hàn
Quốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống nghèo đói, tuyệt đại đa số là tá điền, ruộng
đất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa chủ, nhân dân sống trong cảnh nghèo đói tột
cùng. Từ đó gây ra làn sóng di dân tự do từ nông thôn vào thành thị để kiếm việc làm,
chính phủ không thể kiểm soát nổi, gây nên tình trạng mất ổn định chính trị - xã hội.
Để ổn định tình hình chính trị - xã hội, chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem xét lại các
chính sách kinh tế - xã hội của mình, cuối cùng đã phải chú ư đến việc điều chỉnh các
chính sách về phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn và một chương trình
phát triển nông nghiệp nông thôn được ra đời gồm 4 nội dung cơ bản:
- Mở rộng hệ thống tín dụng nông thôn bằng cách tăng số tiền cho hộ nông dân vay.
- Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao.
- Thay giống lúa mới có năng suất cao.
- Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn bằng việc thành lập các HTX
sản xuất và các đội ngũ lao động để sửa chữa đường xá, cầu cống và nâng cấp nhà ở.
- Với những nội dung này, chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp nhân dân có
việc làm, ổn định cuộc sống, giảm bớt tình trạng di dân các thành phố lớn để kiếm
việc làm. chính sách này đã được thể hiện thông qua kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu
nông thôn nhằm cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hoá sản xuất
nông nghiệp, từng bước đưa nền kinh tế phát triển nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân
chúng ở khu vực nông thôn.
- Tóm lại, Hàn Quốc đã trở thành 1 nước công nghiệp phát triển nhưng
chính phủ vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh tế


15


nông nghiệp nông thôn nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông
thôn, có như vậy mới xoá đói giảm nghèo cho nhân dân tạo thế ổn định và bền
vững cho nền kinh tế
2.3 Hoạt động xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam
2.3.1 Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam
Ngày 10/09/2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết
định số 1294/QĐ-LĐTBXH phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận
nghèo năm 2014.
Theo kết quả điều tra năm 2014, số hộ nghèo trên cả nước có 1.422.261 hộ,
chiếm tỷ lệ 5,97%. So với kết quả điều tra hộ nghèo năm 2013, cả nước đã giảm được
hơn 375628 hộ nghèo, tỷ lệ giảm nghèo đạt 2,09%.
Về phân bố số hộ nghèo theo vùng lãnh thổ trên cả nước, số hộ nghèo ở tỉnh
Điện Biên chiếm tỷ lệ cao nhất 33,02%, tiếp theo đến các tỉnh Hàng Giang, Sơn La,
Cao Bằng, Yên Bái, Lai Châu là những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%, khu vực
Đông Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong cả nước chỉ chiếm dưới 4%.
2.3.2 Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam
Theo đánh giá của Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) nguyên
nhân đói nghèo là hậu quả của nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính gây ra
đói nghèo có thể chia làm 3 nhóm nhưng sau:
- Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên- xã hội: khí hậu khắc nghiệt, thiên
tai, bão lũ, hạn hán, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, kinh tế
chậm phát triển, hậu quả của chiến tranh.
-

Nhóm nguyên nhân thuộc cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính

sách đầu tư cơ sơ hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn
tín dụng, hướng dẫn làm ăn, khuyến nông lâm ngư, chính sách giáo dục - đào tạo, y tế, giải
quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và đầu tư nguồn lực còn hạn chế.
-


Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân hộ nghèo: Do chính bản thân hộ

nghèo không biết cách làm ăn, không có hoặc thiếu vốn sản xuất, gia đình đông con, ít
người làm, do chi tiêu lãng phí bừa bãi, lười lao động, mắc tệ nạn xã hội như: Cờ bạc,


16

rượu chè, nghiện hút. Ngoài ra còn một bộ phận không nhỏ người nghèo vẫn còn tư
tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên chưa chủ động vươn lên tự
thoát nghèo.
2.3.3 Một số thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam
Theo UBTVQH, trong giai đoạn 2005-2015 công tác giảm nghèo đã bước sang
giai đoạn mới, chuẩn nghèo thay đổi 2 lần tạo điều kiện nâng cao mức sống của hộ
nghèo; cơ bản không còn hộ thiếu đói kinh niên; tình trạng nghèo từ diện rộng
cả nước thu hẹp lại chỉ còn ở vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, trong một số
nhóm dân cư… chất lượng giảm nghèo chuyển sang mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 22% năm 2005 xuống 9,45% năm 2010 (chuẩn
cũ) và từ 14,2% năm 2010 xuống 9,6% năm 2012 (chuẩn giai đoạn 2011-2015), tương
ứng với khoảng 2,1 triệu hộ nghèo, đến năm 2014 số hộ nghèo giảm chỉ còn
1.422.261 hộ và chiếm tỷ lệ 5,97%.
2.3.4 Thực trạng xóa đói giảm nghèo của tỉnh Lào Cai
2.3.4.1 Các cơ chế, chính sách ban hành để tổ chức thực hiện
- Quyết định số 50/2011/QĐ -UBND ngày 29/12/2011 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh về việc Ban hành quy định Chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo tỉnh
Lào Cai mắc bệnh phải điều trị nội trú và phụ nữ nghèo sinh con tại các cơ sở khám
chữa bệnh công lập.
- Quyết định số 60/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh về quy
định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào

Cai giai đoạn 2011-2015.
- Quyết định số 1812/QĐ-UBND ngày 23/7/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt
mức đóng bảo hiểm y tế đối với gia đình cận nghèo.
- Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 của UBND tỉnh Lào Cai
về quy định khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Lào Cai.
- Căn cứ các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, sở Lao động – TBXH đã phối hợp
với các ngành ban hành các văn bản hướng dẫn để thực hiện các chính sách, đó là:


×