Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Dạy học tích hợp dựa vào lí thuyết học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.98 KB, 8 trang )

Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
DẠY HỌC TÍCH HỢP DỰA VÀO LÝ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TRONG
ĐÀO TẠO NGHỀ
Integrated Teaching based Experiential Learning Theory in Vocational Training

ThS. Nguyễn Hữu Hợpa, ThS. Nguyễn Văn Hạnha
a) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Email: , Sđt: 0975.300.198
Tóm tắt Lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb là một lý thuyết giáo dục hiện đại
được biết đến rộng rãi nhất. Mục đích của bài viết này trình bày việc tiếp cận giảng
dạy tích hợp dựa vào lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb trong đào tạo nghề.
Từ khóa: Experiential Learning Theory, Kolb’s learning cycle
Summany: Kolb’s Experiential Learning Theory is the most widely known modern
educational theories. The purpose of this article is integrated teaching based Kolb’s
Experiential Learning Theory in Vocational Training.
Keywords: Experiential Learning Theory, Kolb’s learning cycle

1. GIỚI THIỆU
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp yêu cầu của thị trường lao động
đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại
Việt Nam. Trong việc đổi mới dạy nghề theo tiếp cận năng lực, Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 04/11/2008 về việc ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và
học trong đào tạo nghề dùng trong các cơ sở dạy nghề [1]. Trong đó, giáo án
tích hợp là một vấn đề mới mẻ, được coi là hướng đi hiệu quả giúp nâng cao
chất lượng dạy và học nghề, tuy nhiên các cơ sở dạy nghề còn nhiều lúng túng
trong quá trình áp dụng. Do vậy, Tổng cục Dạy nghề đã ban hành Công văn
1610/TCDN-GV ngày 15/9/2010 về việc hướng dẫn biên soạn giáo án và tổ
chức dạy học tích hợp đã giải quyết được phần nào khó khăn cho giáo viên
khi áp dụng giảng dạy tích hợp, việc biên soạn giáo án tích hợp như vậy về cơ
bản đã đảm bảo về mặt cấu trúc của dạy học tích hợp. Tuy nhiên, việc tìm


kiếm phương pháp và chiến lược dạy học hiệu quả trong mỗi bài dạy tích hợp
là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu áp dụng. Bài viết này đề cập đến
1


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

hướng tiếp cận lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb (1984) như là con
đường, cách thức dạy học, có thể vận dụng hiệu quả trong đào tạo nghề.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái quát về lý thuyết học tập trải nghiệm của David A Kolb
Theo Kolb (Kolb, 1984), lý thuyết học tập trải nghiệm định nghĩa “học
tập là một quá trình, trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển
đổi kinh nghiệm. Kiến thức là kết quả từ sự kết hợp của việc nắm bắt và
chuyển đổi kinh nghiệm” [4]. Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb mô tả hai
cách thức nắm bắt kinh nghiệm giữa: thử nghiệm (Concrete Experience) và
khái niệm hóa (Abstract Conceptualization) và hai cách thức chuyển đổi kinh
nghiệm giữa: quan sát suy ngẫm (Reflective Observation) và trải nghiệm thực
tế (Active Experimentation).

Hình 1: Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb
Theo Kolb (Kolb, 1984), các quá trình học tập được chia thành bốn
nhóm cơ bản, phù hợp với bốn xu hướng học tập: (1) Quan sát suy ngẫm
(RO): học tập thông qua quan sát các hoạt động do người khác thực hiện hoặc
chiêm nghiệm lại bản thân, suy ngẫm và đúc kết những trải nghiệm; (2) Khái
niệm hóa (AC): học tập thông qua việc xây dựng các khái niệm, tổng hợp và
phân tích những gì quan sát được; (3) trải nghiệm thực tế (AE): học tập thông
qua các hoạt động, hành vi, thao tác cụ thể, trực tiếp; (4) thử nghiệm (CE):
2



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

học tập thông qua những thử nghiệm, đề xuất các phương án giải quyết vấn đề
và đưa ra quyết định.
Dạy học tích hợp trong đào tạo nghề, có thể hiểu: Học tập trải nghiệm
là quá trình, trong đó học sinh kiến tạo nên kiến thức qua hoạt động quan sát,
nghiên cứu, lập kế hoạch và thực hiện giải quyết vấn đề xuất hiện trong các
tình huống nghề nghiệp thông qua phản ánh và trải nghiệm của bản thân.
Như vậy, trong dạy học tích hợp, học sinh có được kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp thông qua hoạt động phản ánh và trải nghiệm của chính bản thân họ.
Theo hình 1, mô hình học tập trải nghiệm của Kolb phân chia các quá
trình học tập thành bốn xu hướng tương ứng với bốn phương thức học tập bao
gồm:
1- Phân kỳ (Diverging) – học sinh thích thu thập nhiều thông tin, dữ
liệu, ý tưởng và suy ngẫm về chúng. Khi học tập, người học thích làm việc
theo nhóm, lắng nghe với một tâm trí cởi mở và thu nhận thông tin và đưa ra
những phản hồi cá nhân.

Hình 2: Mô hình học tập trải nghiệm trong dạy học tích hợp
2- Đồng hóa (Assimilating) – học sinh thường mong muốn hiểu một
loạt các thông tin và khái quát lại ngắn ngọn, hợp lý. Khi học tập, người học

3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

thích đọc sách, phân tích khám phá mô hình, vấn đề và có thời gian suy ngẫm
về chúng.

3- Hội tụ (Converging) – học sinh lập kế hoạch, đưa ra quyết định và
giải quyết vấn đề dựa vào việc tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đặt ra.
Khi học tập, người học thích trải nghiệm thực tế với những ý tưởng mới, mô
phỏng, thí nghiệm và ứng dụng trong thực tế.
4- Điều tiết (Accommodating) – người học mong muốn nhận được
những thông tin góp ý cho quá trình thực hiện việc giải quyết vấn đề hơn việc
phân tích kỹ thuật của riêng mình. Khi học tập, người học thích làm việc
nhóm, cùng xác định nhiệm vụ, mục tiêu để thử nghiệm. Họ thích mạo hiểm,
lập kế hoạch và giải quyết bằng cách thử sai.
2.2. Mô hình học tập trải nghiệm trong dạy học tích hợp
Trong đào tạo nghề, năng lực thực hiện được coi như là sự tích hợp của
kiến thức, kỹ năng, thái độ tạo thành khả năng thực hiện một công việc trong
sản xuất. Theo đó, dạy học tích hợp nhằm hướng đến năng lực thực hiện cho
học sinh cần dựa vào những con đường, cách thức mà ở đó người học được
trải nghiệm qua những tình huống và hoạt động nghề nghiệp thực tiễn trong
các mối quan hệ liên cá nhân và nhóm.
Mô hình học tập trải nghiệm trong dạy học tích hợp được minh họa
trong hình 2 được thực hiện theo hình xoắn ốc để hình thành kỹ năng nghề
nghiệp cho học sinh. Học sinh có thể bắt đầu hoạt động học tập bằng việc tìm
hiểu về tình huống và vấn đề học tập, từ đó đề xuất ý tưởng và cách thức giải
quyết tình huống; trên cơ sở điều kiện thực hiện, cơ sở vật chất mà học sinh
lập kế hoạch để giải quyết vấn đề; thực hiện trải nghiệm phương án đã quyết
định thông qua việc trải nghiệm, thực hiện kỹ năng nghề để giải quyết vấn đề;
qua đó liên tục quan sát và phản ánh hoạt động thực hiện kỹ năng của chính
mình với tiêu chuẩn thực hiện. Như vậy, lý thuyết và thực hành được tích hợp
vào nhau, giúp hình thành năng lực thực hiện cho học sinh.

4



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Hình 3: Vai trò của giáo viên trong mô hình học tập trải nghiệm

Để hỗ trợ giáo viên trong quá trình thiết kế giảng dạy, Kolb (Kolb,
2011) đã xây dựng hồ sơ “vai trò giảng dạy” để giúp giáo viên xác định được
phương pháp giảng dạy ưa thích của họ và lập kế hoạch để áp dụng giảng dạy
theo mô hình học tập trải nghiệm. Vai trò giảng dạy của giáo viên được minh
họa trong hình 3 [3].

Hình 4: Cấu trúc bài dạy tích hợp dựa vào mô hình học tập trải
nghiệm
5


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Trên cơ sở đó, giáo viên cần lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp
với từng giai đoạn trong mô hình học tập trải nghiệm và phù hợp với các
phương thức học tập của học sinh trong các giai đoạn đó sẽ tạo được hiệu quả
học tập cao nhất, đồng thời tạo ra một không gian học tập thuận lợi cho quá
trình chuyển đổi các giai đoạn học tập khác nhau như đã được thể hiện trong
hình 2.
2.3. Dạy học tích hợp dựa vào mô hình học tập trải nghiệm
Dạy học tích hợp dựa vào mô hình học tập trải nghiệm, giáo viên cần
áp dụng các phương pháp thực hiện giảng dạy phù hợp với bốn phương thức
học tập của học sinh theo các giai đoạn trong mô hình học tập trải nghiệm.
Cấu trúc bài dạy tích hợp dựa vào mô hình học tập trải nghiệm được thể hiện
trong hình 4:
Theo cấu trúc bài dạy ở hình 4, mô hình học tập trải nghiệm hoàn toàn

đảm bảo cơ sở thực tiễn với mẫu giáo áo số 07 trong Quyết định số
62/2008/QĐ-BLĐTBXH nên không làm thay đổi hình thức của giáo án mà
chỉ đi tìm kiếm con đường, cách thức giảng dạy hiệu quả, tối ưu trong từng kỹ
năng thành phần. Tùy theo mức độ phức tạp của kỹ năng mà giáo viên có thể
thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm phù hợp theo gợi ý sau:
1. Với những kỹ năng đơn giản: Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh
bắt đầu hoạt động học tập thông qua việc 1- trải nghiệm, thực hiện kỹ năng;
2- liên tục quan sát và phản ánh hoạt động của chính bản thân; 3- nghiên cứu
tài liệu, bài giảng để soi sáng hoạt động trải nghiệm do giáo viên cung cấp; 4lập kế hoạch cho hoạt động trải nghiệm tiếp theo. Chu trình này thực hiện
theo đường xoắn ốc cho đến khi người học thực hiện được kỹ năng đạt tiêu
chuẩn nghề.
2. Với những kỹ năng phức tạp: Giáo viên không nên vội vã cho học
sinh trải nghiệm thực hành trực tiếp ngay, theo đó có thể áp dụng trình tự các
bước sau:

6


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

1- Quan sát, phản ánh: Câu hỏi đặc trưng của người học trong giai
đoạn này là “Cho tôi biết lý do tại sao tôi phải làm việc này”. Giáo viên có
thể gây sự chú ý, liên kết với bài cũ, đưa ra một video về tình huống, từ đó
liên hệ đến kinh nghiệm và tương lai nghề nghiệp của họ như thế nào, tạo
động lực học tập cho họ.
2- Lý thuyết: Câu hỏi đặc trưng của người học trong giai đoạn này là
“chỉ rõ điều cần học cho tôi đi”. Giáo viên cần cho học sinh biết rõ về lý
thuyết để họ suy nghĩ cặn kẽ với mọi ý tưởng. Giáo viên có thể thuyết giảng
ngắn, cung cấp thông tin nội dung học tập, hình thành khái niệm và hướng
dẫn phân tích vấn đề.

3- Thực hành lập kế hoạch: Câu hỏi đặc trưng của người học trong giai
đoạn này là “làm như thế nào? Cho tôi làm thử đi?”. Giáo viên hãy đưa ra lời
khuyên và định hướng giúp học sinh lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Giáo
viên có thể minh họa cách thực hành, cho phép học sinh thử nghiệm, …
4- Trải nghiệm, thực hành kỹ năng: Câu hỏi đặc trưng của người học
trong giai đoạn này là “Để tôi trình bày kinh nghiệm của bản thân”. Giáo
viên hãy cho học sinh ứng dụng bản kế hoạch giải quyết vấn đề đã lập vào
trong thực tế, tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề đó. Giáo viên đánh giá
việc học và để cho học sinh hướng dẫn cho nhau theo hình thức làm việc
nhóm. Phản hồi của giáo viên giúp học sinh nhận biết kết quả học tập và
mang tính chất xây dựng.
Khi giảng dạy theo lý thuyết học tập trải nghiệm, giáo viên cần chấp
nhận người học đúng với giá trị của họ, tôn trong suy nghĩ và ý tưởng của họ,
đồng thời phát triển một tiến trình hợp tác, chia sẻ giúp người học hiểu rằng
những kinh nghiệm sống của chính họ mới là những bài học có giá trị.
3. KẾT LUẬN
Lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb có vai trò rất lớn trong việc
thay đổi từ giáo dục truyền thống sang giáo dục định hướng. Dạy học tích hợp
thông qua việc thiết kế các hoạt động học tập trải nghiệm của người học chính

7


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

là con đường, cách thức hữu hiệu nhằm hình thành năng lực thực hiện cho
học sinh trong đào tạo nghề.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định
số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 về việc ban hành hệ thống

biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề.
[2] Đỗ Thế Hưng, Nguyễn Văn Hạnh (2013), Học tập trải nghiệm trong đào
tạo giáo viên kỹ thuật đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, tạp chí Khoa học Giáo
dục, số 95, viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 28-31.
[3] Nguyễn Văn Hạnh, (2013), Lập kế hoạch dạy học dựa vào chu trình học
tập trải nghiệm trong đào tạo nghề, tạp chí Thiết bị giáo dục, số 94, Hiệp
hội thiết bị giáo dục Việt Nam, tr 14-16.
[4] Kolb, D (1984), Experiential learning: Experience as the source of
learning and development. Englewood Cliffs, N.J: Prentice-Hall.

Nguồn: Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Văn Hạnh (2014), Dạy học tích hợp dựa
vòa lý thuyết học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề, Tạp chí Khoa học
và công nghệ trường ĐHSPKT Hưng Yên, số 1/2014, tr. 122-125.

8



×