Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH LẦN 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.61 KB, 11 trang )

VẦN ĐỀ: QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
I.

Trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi sau:

Câu 1.2. Thực tiễn việc thực hiện nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa vợ và chồng.
Cho ví dụ minh họa?
Trả lời:
1. Quyền và nghĩa vụ mang tính chất tình cảm, riêng tư giữa vợ và chồng: Điều 19 Luật
Hôn nhân và Gia đình 2014.
Vợ chồng phải chung thủy với nhau: Đây không chỉ đơn thuần là một quy định của pháp
luật mà trước hết đó là tình cảm, tình nghĩa giữa vợ chồng với nhau. Đây là cơ sở quan
trọng đảm bảo hạnh phúc gia đình.Vi phạm nghĩa vụ này được hiểu là vợ hoặc chồng có
hành vi ngoại tình. Và tòa án có thể cho phép ly hôn trong trường hợp một bên ngoại tình.
Ví dụ: A và B kết hôn, sau 3 năm chung sống, A ngoại tình với C ở công ty. Như vậy,
trong khoảng thời gian 3 năm, A không vi phạm nghĩa vụ chung thủy. Và khi A ngoại tình
với C thì A đã vi phạm nghĩa vụ trên, ảnh hưởng đến hạnh phúc, hôn nhân giữa A và B.
• Vợ chồng phải thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực
hiện các công việc trong gia đình: Đây là thái độ, hành vi, cách cư xử giữa vợ và chồng
khi có những vấn đề phát sinh, biết lắng nghe ý kiến, chia sẻ công việc, vui buồn, tôn
trọng lẫn nhau. Thực hiện tốt nghĩa vụ trên sẽ ngăn chặn được các quan hệ bất chính giữa
vợ chồng, gây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau. Vi phạm nghĩa vụ này có thể hiểu là
hành vi bạo lực gia đình, bất bình đẳng giữa vợ và chồng...
Ví dụ: A và B kết hôn, nhờ có sự tin tưởng, tôn trọng, chia sẻ, đồng cảm với nhau khi
mỗi bên gặp khó khăn mà hôn nhân được duy trì, đảm bảo hạnh phúc, bền vững cho gia
đình.


Theo khảo sát hiện nay thì tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam là 31.4%, tức là 3 cặp kết hôn lại có
một cặp ly hôn. Tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng ( từ tháng 1/2016 đến cuối tháng 8/2017 các
tòa án trong tỉnh đã thụ lý giải quyết tổng cộng 3.884 vụ ly hôn) và phần lớn là tình trạng


ly hôn của giới trẻ, và nguyên nhân ly hôn do ngoại tình chiếm 25%, bạo lực gia đình gần
7%.
2. Quyền và nghĩa vụ mang tính chất tự do, dân chủ: Điều 17, Điều 20 - Điều 22 Luật
Hôn nhân và Gia đình 2014.


Quyền lựa chọn nơi cư trú: Vợ chồng có quyền tự chọn nơi cư trú, không bị ràng buộc
bởi phong tục tập quán, địa giới hành chính. Như vậy, chỗ ở sẽ được vợ chồng thỏa thuận


với nhau. Tuy nhiên, thường sau khi kết hôn, người vợ sẽ về và chung sống với gia đình
chồng theo phong tục ở nước ta.
Ví dụ:anh A kết hôn với chị B, A quê ở Nha Trang nhưng đã vào Tp. HCM sinh sống
và làm việc, hiện đang ở nhà thuê. Nhà B thì ở tại Tp. HCM, vì vậy, mà A và B có thể
thỏa thuận với nhau về chỗ ở của vợ chồng, có thể về nhà B, hoặc nhà A, và thống nhất
chọn nơi cư trú thuận lợi.
• Quyền lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội: Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, trình độ, năng lực mà vợ chồng quyết định, đảm
bảo quyền lợi cho mình và cho gia đình. Ngày nay, người vợ đã tham gia nhiều công việc
xã hội hơn so với công việc nội trợ, chăm sóc con cái như trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều gia đình có tư tưởng lạc hậu, hạn chế công việc xã hội của vợ, và xem việc nội trợ,
chăm lo con cái là điều hiển nhiên, đè gánh nặng lên vai người vợ.
Ví dụ: A và B kết hôn. Sau đấy, B muốn mở cửa hàng kinh doanh đồ dùng gia đình. A
không có quyền cấm B mở cửa hàng kinh doanh, bắt buộc B chỉ làm nội trợ mà A chỉ có
thể đóng góp ý kiến, thỏa thuận, trao đổi với B về vấn đề B muốn mở cửa hàng.
• Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau: Đây là một trong những quyền của công
dân được quy định tại BLDS 2015. Vợ chồng không được phép ngược đãi, hành hạ, xúc
phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
• Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau: Thể hiện rõ quyền bình đẳng giữa
vợ và chồng. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Khi kết hôn, khi vợ và chồng có

tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau thì cả 2 bên không có quyền ép buộc đối phương thay đổi
theo tôn giáo, tín ngưỡng của mình.
1.3. Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với các giao dịch do một bên thực hiện?
Ý nghĩa của cơ chế?
Trả lời: Trách nhiệm liên đới của vợ chồng được quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Hôn
nhân và Gia đình 2014:
"Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định
tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều
24, 25 và 26 của Luật này."
Gồm:
Giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Giao dịch với tư cách là người đại diện.


Ý nghĩa: Quy định của luật nhằm đảm bảo quyền chủ động của vợ, chồng trong
giao lưu dân sự, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết cho gia đình. Bảo vệ quyền lợi cho người
thứ 3 khi vợ, chồng ủy quyền cho nhau trong các trường hợp giao dịch cần thiết phải có
cả vợ và chồng.
1.4 Các hình thức đại diện giữa vợ và chồng? Ý nghĩa của cơ chế đại diện đương
nhiên trong quan hệ vợi chồng?













Trả lời: Có 6 hình thức đại diện giữa vợ và chồng:
Một là khi một bên vợ chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, bên chồng hoặc vợ còn lại
có đủ điều kiện làm người giám hộ, thì có quyền đại diện theo pháp luật cho vợ hoặc
chồng của họ. Tuy nhiên, nếu chồng hoặc vợ của họ yêu cầu ly hôn thì không có quyền
đại diện. Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 24 Luật HNGĐ 2014
Hai là khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bên còn lại được Tòa án chỉ định
làm người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người
đó phải tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ có liên quan. Cơ sở pháp lý: Khoản 1
Điều 24 BLDS 2015
Ba là đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh: Trường hợp vợ và chồng kinh
doanh chung thì vợ chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp
pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác
hoặc Luật HNGĐ 2014 và các luật liên quan có quy định khác. Cơ sở pháp lý: Khoản 2
Điều 25 Luật HNGĐ 2014
Bốn là trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào
kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản
chung đó. Cơ sở pháp lý: Điều 36 Luật HNGĐ 2014
Năm là đại diện giữa vợ chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng theo
quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật HNGĐ 2014. Cơ sở pháp lý: Điều 26 Luật
HNGĐ 2014.
Sáu là đối với những giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, vợ, chồng
đương nhiên có quyền đại diện ngoại trừ khoản 2 Điều 35 Luật HNGĐ 2014. Cơ sở pháp
lý: Điều 30, 35 Luật HNGĐ 2014, Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.
Ý nghĩa cơ chế đại diện đương nhiên trong quan hệ vợ chồng: Đại diện có ý nghĩa
rất lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội và trong nhiều mối quan hệ, trong đó có vấn đề
đại diện cho nhau giữa vợ và chồng trong các giao dịch dân sự và kinh doanh theo Luật

Hôn nhân và gia đình. Quan hệ vợ chồng là một quan hệ rất đặc biệt nhưng lại phổ biến
trong đời sống xã hội mỗi quốc gia. Gia đình chính là kết quả của việc vợ và chồng xây
dựng nên với những mục đích riêng, đó là xây dựng mối quan hệ bền vững trong gia
đình, giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Vợ và chồng cùng nhau tạo dựng và thực
hiện các chức năng: kinh tế, sinh đẻ và giáo dục con cái và phát sinh những quan hệ đặc


biệt cả về mặt tình cảm, luật pháp và xã hội. Ý chí của vợ chồng trong nhiều trường hợp
là điều kiện có hiệu lực của một số quan hệ pháp luật nhất định, quyết định của người này
đòi hỏi phải có sự thống nhất của người kia và ngược lại. Do đó, đại diện giữa vợ và
chồng là một vấn đề rất cần thiết được đặt ra trong các giao dịch dân sự và kinh doanh,
bảo đảm lợi ích của cả hai bên, quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể thứ ba trong các giao
dịch đó.

1
2
3
4

1.5 Căn cứ và nguyên tắc xác định tài sản chung (tài sản pháp định) của vợ chồng?
Phân tích chế định pháp lý về tài sản chung ( tài sản pháp định) giưa vợ hoặc chồng.
Trả lời:
Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và các quan hệ
nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của chủ thể khi tham gia các quan hệ đó. Luật
dân sự, Luật hôn nhân và gia đình đều có chung một đối tượng điều chỉnh là nhóm quan
hệ nhân thân và tài sản trong quan hệ hôin nhân và gia đình. Theo đó, Bộ luật dân sự
2014 có một số quy định cụ thể về vấn đề sở hữu, chiếm hữu, định đoạt và thừa kế tài
sản. Qua đó, các quy định được nêu nhằm xác định các trường hợp xác lập tài sản chung

vợ chồng. Đặc biệt Điều 213 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
“Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng
Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong
việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung.
Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của
Tòa án.
1.6. Phân tích chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và
nêu quan điểm cá nhân về chế định này trong việc bảo vệ quyền con người về tài
sản.
+ Căn cứ xác định tài sản chung của vợ, chồng
Điều 213 BLDS 2015 quy định:
“1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong
việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài
sản chung.


4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của
Toà án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thoả thuận theo quy định của pháp
luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài
sản này”.
Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 lại quy định
“ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật

này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác
mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng,
trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được
thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu
cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh
chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tà sản chung”.
+ Căn cứ phân chia tài sản chung của vợ, chồng
Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “ Trong thời kỳ hôn nhân, vợ
chồng có quyền thoả thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy
định tại Điều 42 của Luật này, nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án
giải quyết. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Toà án giải quyết việc chia tài sản
chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này”.
=> Chia tài sản chung của vợ chồng có thể được giải quyết theo thoả thuận của vợ chồng
hoặc thông qua con đường Toà án.Và thoả thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng
phải được lập thành văn bản, công chứng theo quy định của pháp luật.
* Quan điểm cá nhân về chế định này trong việc bảo vệ quyền con người về tài sản:
Chế định phân chia tìa sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân rất phù hợp với
nhu cầu thực tiễn. Việc phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân này là
do tự vợ chồng thỏa thuận với nhau về phần tài sản mà mỗi bên sẽ nhận, một cách rất tự


do, dân chủ hoặc nếu không thể tự thỏa thuận thì vợ chồng cũng có thể ra tòa để tòa án có
thể giải quyết chia. Hơn nữa, việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân này cũng sẽ có lợi
tron nhiều trường hợp ví dụ như khi một bên vợ hoặc chồng có nghĩa vụ riêng nào đó cần
thực hiện hoặc đầu tư kinh doanh riêng,...
1.7. Căn cứ xác định và chế độ pháp lý về tài sản riêng (tài sản pháp định) của vợ
hoặc chồng.

*Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ chồng
+Theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng
có được bao gồm các tài sản như sau:
- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật
này;
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của
pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
+ Theo qui định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về tài sản riêng của vợ, chồng
trong thời kỳ hôn nhân gồm:
- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo qui định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án
hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
- Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ chồng nhận được theo qui định của pháp luật về ưu đãi
người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
+Ngoài ra những tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản
riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
* Chế độ pháp lý về tài sản riêng của vợ chồng
+ Đối với những tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng sẽ phải chịu trách nhiệm
riêng đối với tài sản đó.
Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng


"Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp
nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo
quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia
đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng."
+ Tài sản riêng của vợ chồng sẽ được quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tuyệt đối.
Điều 44 Luật hôn nhân gia đình quy định:
"1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc
không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng
không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc
quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là
nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của
chồng, vợ."
1.9 Phân tích quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng. đánh giá thực tiễn áp dụng
pháp luật với việc đảm bảo quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng hiện nay.
Trả lời:
Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập
hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều
40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và
tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng,
trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được
thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.


2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu
cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh
chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Theo đó việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn gốc phát
sinh của tài sản. Cụ thể, tài sản của vợ chồng bao gồm:
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong
thời kỳ hôn nhân;
– Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là: tiền lương, tiền
thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số hoặc tài sản mà vợ, chồng đươc xác lập quyền sở
hữu theo quy định của Bộ luật dân sự.
– Các tài sản mà vợ, chồng mua sắm được bằng thu nhập nói trên;
– Các tài sản mà vợ, chồng được tặng cho, cho chung hoặc thừa kế chung;
– Tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ chồng được thừa
kế riêng hoặc tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng nhưng
vợ , chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung.
Xuất phát từ tính chất của quan hệ hôn nhân là cùng chung ý chí, cùng chung công sức
trong việc tạo nên khối tài sản nhằm xây dựng gia đình, bảo đảm cho gia đình thực hiện
tốt chức năng xã hội của nó như phát triển kinh tế, tạo điều kiện tốt cho nuôi dạy con. Vì
vậy, pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng chỉ căn cứ vào nguồn
gốc, thời điểm phát sinh. Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do công sức
của cả hai vợ chồng trực tiếp tạo ra, có thể chỉ do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn
nhân.
Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất được thể hiện tại
Khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
“Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động
có thu nhập.”
Đối với tài sản chung của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong
việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với khối
tài sản chung thể hiện trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên
quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng

tài sản để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận. Trong trường hợp
vợ, chồng ủy quyền cho nhau thì người được ủy quyền có quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung trong phạm vi được ủy quyền.
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trong thời kỳ hôn nhân được quy
định tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014:


“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ
tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận
được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công
chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung
của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia toàn bộ hoặc một phần tài
sản chung. Nếu chia toàn bộ tài sản chung thì phần của mỗi người sau khi chia và hoa lợi
lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người. Sau khi chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì những thu nhập do lao động, sản
xuất kinh doanh của mỗi bên là tài sản riêng của vợ, chồng.
Pháp luật chỉ cho phép chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại trong trường
hợp cần thiết vì lợi ích của gia đình. Nếu áp dụng việc chia tài sản khi hôn nhân đang tồn
tại một cách rộng rãi dễ phá vỡ thể chế gia đình, ảnh hưởng không tốt đến tính cộng đồng
trong quan hệ hôn nhân.
câu 10 phân tích một số nhận định
II. TÌNH HUỐNG:
2.1 Xác định có lý giải vợ ông Thắng theo quy định của pháp luật.

Trả lời: Vợ ông Thăng theo đúng quy định của pháp luật bao gồm cả 4 người. Căn
cứ Điểm a,b Khoản 4 Điều 2 thông tư liên tịch số 01/2016 có nói “4. “Người đang có vợ
hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là

người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng)
của họ không bị tuyên bố là đã chết;
b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng
ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng)
của họ không bị tuyên bố là đã chết;



Bà Linh là kết hôn hợp pháp với ông Thăng năm 1952 theo điểm a điều luật.
Bà Lan, bà Ngọt, bà Dạ Thảo là trường hợp công nhận hôn nhân thực thế trước năm 1987
theo điểm b luật trên.

1

Xác định di sản thừa kế của ông Thắng và cho biết đối tượng được hưởng di sản
thừa kế của ông trong tình huống trên.
Trả lời: Trong đề bài không nói rõ di sản của ông để lại, chỉ nhắc đến tài sản duy
nhất là căn nhà số 18A xã Hạ Bì, Huyện Kim Bôi. Ông chết không để lại di chúc cũng


như không có sự thoả thuận nào, căn cứ Điều 650 BLDS 2015 sẽ tiến hành chia theo
pháp luật.
Căn cứ Khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân 2014, xác định căn nhà số 18A là tài sản
riêng của ông Thăng, là tài sản được tặng riêng trong thời kì hôn nhân (được bà nội tặng
sau khi ông kết hôn với bà Ngọt).
Đối tượng được hưởng di sản thừa kế của ông Thăng, căn cứ Điều 651 BLDS
2015 người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất là:
Vợ: bà Linh, bà Lan, bà Ngọt, bà Dạ Thảo.

Con: Thuận, Hoà và Tiến.
2.2
2.2.1 Việc anh Tú và chị Hằng “ly thân” theo tình huống trên có làm chấm dứt quan
hệ vợ chồng giữa họ không? Vì sao?
Trả lời: Việc anh Tú và chị Hằng “ly thân” theo tình huống trên không làm chấm dứt
quan hệ vợ chồng giữa họ.
Vì theo Khoản 1 Điều 57 Luật HN và GĐ 2014 quy định: “1. Quan hệ hôn nhân
chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.” và
theo như tình huống trên thì mặc dù anh Tú có nộp đơn ly hôn chị Hằng nhưng chưa
được Tòa án giải quyết tức là chưa có bản án hay quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu
lực nên căn cứ và điều khoản trên thì không có căn cứ cho rằng khi anh Tú và chị Hằng
ly thân sẽ chấm dứt quan hệ vợ chồng.
2.2.2 Theo bạn, ai là chủ sở hữu 375 triệu đồng tiền trúng thưởng xổ số? Lý
giải
trên

sở
pháp
lý.
Trả lời: Mặc dù anh Tú và chị Hằng có ly thân nhưng trên pháp ly 2 anh chị vẫn là vợ
chồng hợp pháp. Việc anh Tú trúng xổ số trên phát sinh trong thời kì hôn nhân giữa 2 anh
chị nên số tiền trên được coi là tài sản chung của vợ chồng anh Tú và chị Hằng. Do anh
Tú chết vì tai nạn giao thông không để lại di chúc cho nên căn cứ vào Khoản 2 Điều 66
Luật HN và GĐ 2014 quy định: “2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của
vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần
tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định
của pháp luật về thừa kế.” thì số tiền xổ số trên sẽ chia đôi cho chị Hằng là 375 triệu : 2
= 187.5 triệu, đồng thời số tiền còn lại vì không có di chúc sẽ chia theo pháp luật căn cứ
vào Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật.
2.2.3 Yêu cầu của chị Hằng về việc chia toàn bộ số tiền trúng thưởng do anh Tú để

lại cho chị và con (cháu Thành) có được Tòa án giải quyết không, tại sao, biết rằng
tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, cha, mẹ anh Tú đã mất.


Trả lời: Yêu cầu của chị Hằng về việc chia toàn bộ số tiền trúng thưởng do anh Tú để lại
cho chị và con có được Tòa án giải quyết. Vì căn cứ vào Điều 651 BLDS 2015 quy định
về người thừa kế theo pháp luật: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định
theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ
nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở
hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di
sản hoặc từ chối nhận di sản.”, mà như theo tình huống trên hang thừa kế thứ nhất thuộc
chị Hằng, cháu Thành và ba mẹ anh Tú, nhưng do ba mẹ anh Tú đã mất nên chị Hằng và
con trai là cháu Thành hoàn toàn có quyền hưởng toàn bộ số tiền xổ số trên.



×