Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BUỔI THẢO LUẬN THỨ 3 dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.48 KB, 4 trang )

BUỔI THẢO LUẬN THỨ 3:
TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN
I. Phần thứ nhất: Khái niệm tài sản
Câu 1: Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý và cho ví dụ minh hoạ về một vài
giấy tờ có giá.
- Giấy tờ có giá là loại giấy tờ được quy ước một giá trị nhất định, có thể được sử dụng là phương tiện thanh
toán chung, có thể dùng để thay thế trong lưu thông, thanh toán.
- Cơ sở pháp lý: Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền
tài sản". Theo Khoản 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, giấy tờ có giá là “bằng chứng xác
nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn
nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.
- Ví dụ: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 Luật các
công cụ chuyển nhượng 2005; Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại Điểm
c Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005; Các loại chứng khoán được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật chứng
khoán 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật chứng khoán sửa đổi 2010);...

Câu 2: Trong bài viết Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, tác giả Nguyễn
Minh Oanh có coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”
là tài sản không?
- Tác giả Nguyễn Minh Oanh không coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản. Mà chỉ xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sở hữu nhà là “chỉ đơn thuần được coi là một vật và thuộc sở hữu của người đứng tên
trên giấy tờ đó.”
Câu 3: Trong bài viết Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, tác giả Đỗ Thành Công có coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận

sở hữu nhà” là tài sản không?
- Tác giả Đỗ Thành Công coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” là tài sản. Trích dẫn: “cần thừa nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản” tại
4.Kết luận và kiến nghị.
“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu


nhà” có là giấy tờ có giá không? Đoạn nào của quyết định số 06 cho câu trả lời?
- Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”
không phải là giấy tờ có giá. Tại [2] phần XÉT THẤY “Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng
quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá.”
Câu 4: Trong thực tiễn xét xử,

Câu 5: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” có là tài sản không? Quyết định trên có cho câu trả lời không? Vì sao?
- Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”
không phải là tài sản. Quyết định trên có cho câu trả lời. Vì Tại [2] phần XÉT THẤY
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử
dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy
tờ có giá.”


Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của thực tiễn xét xử liên quan đến
“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm
tài sản.
- Nhìn từ khái niệm tài sản và căn cứ vào Điều 115 Luật dân sự 2015 thì “giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” tuy không phải là tài sản cũng
như là giấy tờ có giá nhưng nó lại là loại giấy tờ có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự công
nhận của nhà nước đối với người sử dụng đất, sở hữu nhà hợp pháp gắn liền với quyền
sử dụng đất, quyền tài sản.
=> Tôi không đồng ý với hướng giải quyết trên.
Câu 7: Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?
- BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
không phải là tài sản. Vì căn cứ Điều 105, Điều 115 Bộ luật dân sự 2015.
Câu 8: Bitcoin là gì?


- Bitcoin:“đồng tiền điện tử”là một loại tiền tệ
kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm
mã nguồn mở.
Câu 9: Theo Toà án, Bitcoin có là tài sản theo luật
Việt Nam không?
- Theo Toà án, Bitcoin không phải là tài sản theo luật Việt Nam. Vì “hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật
nào xác định tiền kỹ thuật số, tiền ảo là hàng hoá và mua bán tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là kinh doanh hàng hoá
được pháp luật cho phép và phải chịu thuế”.
Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Toà án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài sản ở
Việt Nam.

- Theo quan điểm của Toà án đối với Bitcoin là “ảnh hướng đến hiệu quả điều hành chính sách
tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, tạo điều kiện để chuyển tiền bất hợp pháp, thanh toán, tài trợ
cho các giao dịch bất hợp pháp.”
- Bởi vì đồng tiền ảo này có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không
cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Với những đặc tính như tài khoản ẩn danh,
giao dịch không cần lệ phí, bitcoin được tán tụng là có độ bảo mật cao, xuất hiện và được phân
chia hoàn toàn tự động dựa trên các thuật toán dẫn đến việc rất khó kiểm soát, quản lí cùng với
các tác hại Toà án đã nêu.
=> Quan điểm của Toà án đối với Bitcoin rất đúng.

II. Phần thứ hai: Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh
chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Toà án?
- Đoạn “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ”, “Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị
Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954”, “nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm
1975”, “đến năm 2004 cụ Hảo mới kiện ra toà” “Ngày 18/02/2001 chị bán tầng 1 nhà số 2 Hàng

Bút cho vợ chồng anh Nguyễn Hồng Sơn và chị Dương Thị Ngọc Lan”



- Căn cứ Khoản 1 Điều 179 BLDS năm 2015 vì gia đình chị Vân đã ở nhà số 2 Hàng Bút nhiều thế hệ cộng với
khoản thời gian bắt đầu ở từ năm 1954 đến khi cụ Hảo kiện ra toà năm 2004 là tầm 50 năm, chị Vân bán tầng 1
nhà số 2 hàng Bút cho vợ chồng anh Sơn chị Lan => chị Vân nắm giữ và chi phối trực tiếp đối với tài sản nhà đất
đang tranh chấp => Khẳng định của Toà án hoàn toàn hợp lý.
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà
đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Toà án?
- Đoạn “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ”, “Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi
nhà đối với gia đình chị Vân từ năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh”, “ông Chính không xuất trình
được tài liệu cụ Hảo uỷ quyền cho ông Chính quan lí căn nhà”.
- Căn cứ “Nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có bằng khoán điền thổ số 25, tập

2, tờ số 55, đăng ký trước bạ Hà Nội ngày 4/11/1946, là tài sản riêng của cụ Dư Thị
Hảo” => Khẳng định của Toà án không đúng.
Câu 3: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Toà án?
- Đoạn “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ”, tuy có
tranh chấp “Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ năm 1975 nhưng không có
tài liệu chứng minh”.
- Căn cứ Điều 182 BLDS năm 2015, chị Vân hoàn toàn chiếm hữu liên tục đối với nhà đất có tranh chấp => Khẳng
định của Toà án hoàn toàn hợp lý.

Câu 4: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Toà án?
- Đoạn “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ”, “Sau khi
ông nội chết (1995) thì gia đình chị không đóng tiền thuê nhà cho ông Chính nữa.” ,
“Năm 1997, bố chị chết thì chị tiếp tục ở tại nhà số 2 Hàng Bút (tầng 1), chị không trả

tiền thuê nhà cho ai, quá trình ở thì bố chị có nâng cao nền nhà, thay cửa, còn chị
không sửa chữa gì thêm.”
- Căn cứ Điều 183 BLDS 2015, chị Vân chiếm hữu nhà đất tranh chấp một cách công
khai và bố chị còn sửa chữa. => Khẳng định của Toà án hoàn toàn hợp lý.
Câu 5: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Toà án khẳng định cụ Hảo không còn là
chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này
của Toà án?
- Đoạn “đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Toà án yêu cầu chị Vân trả nhà
là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên.”
- Quyết định trên của Toà án tôi thấy không thoả đáng bởi lẽ nhà số 2 Hàng Bút đã được
đăng kí trước bạ tại Hà Nội ngày 4/11/1946 là tài sản riêng của cụ Dư Thị Hảo. Vì thế
khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sỡ hữu là không hợp lý.
Câu 6: Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có
tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?
- Gia đình chị Vân không được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên
cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền . Vì xét thấy nhà đã đăng ký trước bạ tại Hà
Nội ngày 4/11/1946, là tài sản riêng của cụ Dư Thị Hảo, có căn cứ pháp luật. Có ghi


nhận (chỉ là biên bản hoà giải) nguyên đơn có đòi nhà chị Vân từ sau năm 1975. Tuy gia
đình chị Vân ở tại số 2 Hàng Bút qua nhiều thế hệ (có tu sửa nhà), nhưng đây hoàn toàn
có cơ sở pháp lý là tài sản riêng của cụ Hảo và được cụ Hảo giao quyền bất động sản số
2 Hàng Bút và uỷ quyền cho bà Châu khởi kiện đòi nhà số 2 Hàng Bút.

III. Phần thứ ba: Chuyển rủi ro đối với tài sản
Câu 1: Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
- Chủ sở hữu và chủ thế có quyền khác trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định.


Căn cứ Điều 162 BLDS 2015: Chịu rủi ro về tài sản “1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản
thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của
mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này, luật khác có
liên quan quy định khác.”

Câu 2: Tại thời điểm chợ cháy ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
-Tại thời điểm chợ cháy bà Dung là chủ sở hữu số xoài. Vì bà Dung đã nhận hàng trước
khi chợ cháy làm ghe xoài hư. Vì thế ghe xoài thuộc quyền sở hữu của bà Dung thông
qua 2 bên đã thoả thuận vì bà Dung đã nhận hàng.
Câu 3: Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài chung không? Vì sao? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
- Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoài. Vì ghe xoái bị cháy sau khi bà Dung đã
nhận hàng. Căn cứ Khoản 1 Điều 441 BLDS 2015: Thời điểm chịu rủi ro
“1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu
rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật
có quy định khác.”



×