Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp dạy học của các giảng viên( nghiên cứu tại trường đại học sài gòn )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

LÊ CHI LAN

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP
ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TỚI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
(NGHIÊN CỨU TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

LÊ CHI LAN

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP
ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TỚI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN


(NGHIÊN CỨU TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN)

Chuyên ngành: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHẠM VĂN QUYẾT

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hộp
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 6
1.1.1. Các công trình ngoài nƣớc nghiên cứu về đảm bảo chất
lƣợng giáo dục và hoạt động giảng dạy của giảng viên ............... 6
1.1.2. Các công trình trong nƣớc nghiên cứu về đảm bảo chất
lƣợng giáo dục và hoạt động giảng dạy của giảng viên ............... 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 13
1.2.1.Đảm bảo chất lƣợng ..................................................................... 13
1.2.1.1. Khái niệm về đảm bảo chất lƣợng ................................... 13

1.2.1.2. Vai trò của đảm bảo chất lƣợng giáo dục ........................ 14
1.2.1.3. Đảm bảo chất lƣợng giáo dục tại Việt Nam .................... 15
1.2.2. Các biện pháp đảm bảo chất lƣợng giáo dục .............................. 16
1.2.3. Phƣơng pháp giảng dạy............................................................... 17
1.2.3.1. Phƣơng pháp giảng dạy truyền thống .............................. 18
1.2.3.2. Phƣơng pháp giảng dạy tích cực...................................... 19
1.3. Một số vấn đề lý luận liên quan đến biện pháp đảm bảo chất
lƣợng giáo dục và phƣơng pháp giảng dạy ........................................... 23
1.3.1. Các biện pháp đảm bảo chất lƣợng đã và đang thực hiện .......... 23

1


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

1.3.1.1. Biện pháp đảm bảo chất lƣợng của Bộ GD&ĐT........... 24
1.3.1.2. Biện pháp đảm bảo chất lƣợng của tại các
trƣờng Đại học .............................................................. 26
1.3.1.3. Biện pháp đảm bảo chất lƣợng tại trƣờng
Đại học Sài Gòn ............................................................ 28
1.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phƣơng pháp giảng dạy.................... 30
Chƣơng 2. VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT
LƢỢNG GIÁO DỤC VÀ PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA
GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

2.1. Thực trạng triển khai việc thực hiện các biện pháp đảm bảo
chất lƣợng giáo dục và nhận biết của giảng viên về các biện
pháp tại trƣờng Đại học Sài Gòn ........................................................ 32
2.1.1. Công bố chƣơng trình đào tạo ................................................... 33
2.1.2. Công bố đề cƣơng chi tiết từng môn học .................................. 34
2.1.3. Thực hiện công tác tự đánh giá ................................................. 35
2.1.4. Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy ...... 37
2.1.5. Chuyển đổi phƣơng thức đào tạo .............................................. 38
2.1.6. Thành lập Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng giáo dục ...... 40
2.2. Việc áp dụng phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên trƣờng
Đại học Sài Gòn trƣớc năm học: 2008 – 2009 và hiện nay
(năm học: 2009 – 2010) ...................................................................... 41
2.2.1. Phƣơng pháp giảng dạy truyền thống ....................................... 44
2.2.1.1. Phƣơng pháp Thầy đọc – Trò ghi ................................. 44
2.2.1.2. Phƣơng pháp Thầy giảng – Trò tự ghi........................... 46
2.2.1.3. Phƣơng pháp Thầy nêu vấn đề và hƣớng giải quyết ..... 47
2.2.1.4. Phƣơng pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để giảng dạy ..... 48
2.2.1.5. Phƣơng pháp sử dụng phƣơng tiện trực quan .................. 50

2


2.2.2. Phƣơng pháp giảng dạy tích cực................................................ 51
2.2.2.1. Phƣơng pháp nêu vấn đề .................................................. 52
2.2.2.2. Phƣơng pháp Seminar ...................................................... 54
2.2.2.3. Phƣơng pháp làm đồ án môn học .................................... 57
2.2.2.4. Phƣơng pháp thảo luận nhóm .......................................... 58
2.2.2.5. Phƣơng pháp tranh luận ................................................... 59
Chƣơng 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO
CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TỚI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

CỦA GIẢNG VIÊN
3.1. Tác động của biện pháp công bố chƣơng trình đào tạo...................... 63
3.2. Tác động của biện pháp mỗi môn học phải có đề cƣơng chi tiết ....... 65
3.3. Tác động của biện pháp tự đánh giá hằng năm .................................. 66
3.4. Tác động của biện pháp lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học .............. 68
3.5. Tác động của biện pháp chuyển đổi phƣơng thức đào tạo sang
học chế tín chỉ ..................................................................................... 71
3.6. Tác động của biện pháp thành lập Phòng Khảo thí và Kiểm
định chất lƣợng giáo dục .................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 86

3


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung


ĐBCLGD

Đảm bảo chất lƣợng giáo dục

ĐHQG

Đại học Quốc gia

GDĐH

Giáo dục đại học

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDĐH – TCCN

Giáo dục đại học – Trung cấp chuyên nghiệp

KTKĐCLGD

Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng giáo dục

PPGD

Phƣơng pháp giảng dạy

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân dân

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Ý kiến giảng viên về thời điểm thực hiện các biện pháp
ĐBCLGD ở Trƣờng .................................................................... 33
Bảng 2.2: Thống kê mô tả PPGD của giảng viên đã sử dụng trong
trƣớc năm học: 2008 - 2009 và hiện nay (năm học: 2009 –
2010) ........................................................................................... 43
Bảng 2.3: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Thầy đọc – Trò ghi” ............... 45
Bảng 2.4: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Thầy giảng – Trò tự ghi” ........ 46
Bảng 2.5: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Thầy nêu vấn đề và hƣớng
giải quyết” ................................................................................... 47
Bảng 2.6: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Sử dụng hệ thống các câu
hỏi để giảng dạy” ........................................................................ 48
Bảng 2.7: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Sử dụng phƣơng tiện trực
quan” ........................................................................................... 50
Bảng 2.8: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “ Nêu vấn đề” ........................... 52
Bảng 2.9: Mối liên hệ giữa biến “”PPGD nêu vấn đề" và biến “Thời
gian chuẩn bị cho 1 tiết giảng trƣớc khi lên lớp” ....................... 54
Bảng 2.10: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD Seminar................................... 55
Bảng 2.11: Mối liên hệ giữa biến “Phƣơng pháp Seminar” với biến
“Ngành học”................................................................................ 56
Bảng 2.12: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Làm đồ án môn học” ............ 57

Bảng 2.13: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Thảo luận nhóm” .................. 58
Bảng 2.14: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Tranh luận” ........................... 59
Bảng 3.1: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc
sử dụng PPGD trƣớc và sau thời điểm Trƣờng áp dụng
biện pháp “Công bố chƣơng trình đào tạo từ đầu khóa học” ..... 63

5


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Bảng 3.2: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc
sử dụng PPGD trƣớc và sau thời điểm Trƣờng áp dụng
biện pháp “Mỗi môn học đều có đề cƣơng chi tiết” ................... 65
Bảng 3.3: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc
sử dụng PPGD trƣớc và sau thời điểm Trƣờng áp dụng
biện pháp “Thực hiện công tác tự đánh giá công tác giảng
dạy hằng năm” ........................................................................... 67
Bảng 3.4: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc
sử dụng PPGD trƣớc và sau thời điểm Trƣờng áp dụng
biện pháp “Lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học về hoạt
động giảng dạy môn học” .......................................................... 68
Bảng 3.5: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc
sử dụng PPGD trƣớc và sau thời điểm Trƣờng áp dụng

biện pháp “Chuyển đổi phƣơng thức đào tạo từ niên chế
sang học chế tín chỉ” .................................................................. 71
Bảng 3.6: So sánh chỉ số đánh giá của giảng viên và sinh viên về việc
sử dụng PPGD trƣớc và sau thời điểm Trƣờng áp dụng
biện pháp “Thành lập Phòng KTKĐCLGD” ............................. 73

6


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD truyền thống ....................... 52
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD tích cực ............................... 61

DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 2.1: Phỏng vấn sâu về PPGD mà giảng viên đã đang sử dụng ............ 48
Hộp 2.2: Phỏng vấn sâu về việc áp dụng PPGD Seminar ........................... 56
Hộp 3.1: Phỏng vấn sâu về việc thay đổi PPGD của giảng viên ................. 71
Hộp 3.2: Phỏng vấn sâu về việc tác động của các biện pháp ĐBCLGD tới
PPGD của giảng viên .................................................................... 75
Hộp 3.3: Một số ý kiến của giảng viên về các biện pháp đảm bảo chất
lƣợng đến việc thay đổi PPGD của giảng viên ............................. 76

7


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien

mien phi
phi

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngành giáo dục luôn đƣợc quan
tâm hàng đầu, nhất là chất lƣợng giáo dục đại học (GDĐH). Để từng bƣớc
phát triển GDĐH theo chuẩn quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 về việc ban
hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng đại học.
Trong thời gian qua, một số trƣờng đã tiến hành xây dựng hệ thống chất
lƣợng đảm bảo chất lƣợng giáo dục (ĐBCLGD) và trong năm 2009 theo chủ
trƣơng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) 100% trƣờng đại học, cao
đẳng trong cả nƣớc phải thực hiện công tác tự đánh giá.”.
GDĐH đƣợc công nhận là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển
nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều phƣơng diện.
GDĐH không đơn thuần là hƣớng tới cung cấp 1 đội ngũ nhân lực có trình độ
cao phục vụ phát triển của xã hội mà còn là công cụ quan trọng tạo ra giá trị
gia tăng ngày càng cao cho xã hội. GDĐH theo xu thế toàn cầu hóa của thời
đại mới đòi hỏi sự thay đổi cơ cấu và toàn diện các mặt hoạt động của các
trƣờng đại học.
Tuy nhiên, ngày nay GDĐH của Việt Nam, cũng nhƣ của nhiều nƣớc
khác trong khu vực và trên thế giới, đang phải đối mặt với xu thế toàn cầu
hoá kinh tế, đang ảnh hƣởng đến nhiều mặt của cuộc sống. Trong hoàn cảnh
đó, sự cạnh tranh thị trƣờng lao động có trình độ cao đang ngày càng trở nên
gay gắt. Điều đó đòi hỏi những ngƣời tốt nghiệp đại học phải có những
phẩm chất và kiến thức nhất định, mới có khả năng cạnh tranh thành công
trên thị trƣờng lao động ngày càng sôi động. Những xu thế này dẫn đến sự
cần thiết phải xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lƣợng GDĐH ở các nƣớc
trong khu vực sao cho GDĐH có thể so sánh với nhau, công nhận và thừa

1


nhận lẫn nhau. Điều này đòi hỏi Việt Nam và các nƣớc trong khu vực phải
phấn đấu đạt đƣợc những chuẩn mực chung về chất lƣợng GDĐH.
Giáo dục Việt Nam qua nhiều cuộc cải tổ giáo dục sâu rộng, toàn diện
và tốn nhiều thời gian, tiền bạc, công sức của nhà nƣớc, ngƣời dân, kết quả
thu đƣợc gì? Chúng ta cứ loay hoay mãi trong vấn đề nâng cao chất lƣợng
giáo dục bằng cách cải tiến mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, cơ sở vật chất,
đãi ngộ giảng viên tốt hơn, đầu tƣ nhiều hơn cho giáo dục, xã hội hóa giáo
dục…nhƣng vẫn không tìm thấy lối thoát. Việc thực hiện cải cách giáo dục
đòi hỏi phải có thời gian dài tuy nhiên việc đánh giá thực hiện các biện pháp
ĐBCLGD là điều không thể thiếu đƣợc.
Chất lƣợng giáo dục đã trở thành một đề tài nóng bỏng đối với nhiều
cá nhân và các tổ chức có liên quan. Đảm bảo chất lƣợng nhanh chóng đƣợc
triển khai nhằm phục vụ yêu cầu của thời đại mới. Hiện nay có nhiều khảo sát,
bài báo, sách và các học giả nghiên cứu các biện pháp ĐBCLGD tại Việt Nam
và yêu cầu bức thiết thay đổi nhanh chóng cách đào tạo và đổi mới phƣơng
pháp giảng dạy (PPGD).
Các trƣờng đại học nói chung và trƣờng Đại học Sài Gòn nói riêng đã
tiến hành các biện pháp ĐBCLGD. Trƣờng Đại học Sài Gòn đƣợc thành lập
trên cơ sở nâng cấp từ Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm và đƣợc mang tên Trƣờng
Đại học Sài Gòn từ năm 2007. Trong những năm đầu thành lập trƣờng tiến
hành biện pháp ĐBCLGD nhờ bộ phận Thanh tra của Trƣờng biện pháp chủ
yếu là kiểm soát chất lƣợng. Sau đó Trƣờng thành lập bộ phận chuyên trách
Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng giáo dục (KTKĐCLGD) chuyên
theo dõi các công tác đảm bảo chất lƣợng cho Nhà trƣờng. Hiện nay, theo
quy định của Bộ GD&ĐT các trƣờng đại học chuyển dần sang việc đào tạo
theo học chế tín chỉ, đây là hình thức đào tạo còn mới mẻ đối với một số
Trƣờng đại học nói chung và trƣờng Đại học Sài Gòn nói riêng, đặc biệt việc


2


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

đổi mới PPGD theo yêu cầu của học chế tín chỉ “ Lấy ngƣời học là trung
tâm” là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, có những câu hỏi liên quan đến tính
hiệu quả của các biện pháp đảm bảo chất lƣợng đến PPGD của giảng viên
chƣa có lời giải đáp và nhất là đang trong giai đoạn áp dụng đào tạo theo học
chế tín chỉ. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tác
động của các biện pháp đảm bảo chất lƣợng giáo dục tới phƣơng pháp giảng
dạy của giảng viên (nghiên cứu tại trƣờng Đại học Sài Gòn)”.
Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ thấy đƣợc hiệu quả của các biện pháp
ĐBCLGD tác động nhƣ thế nào đối với PPGD của giảng viên tại trƣờng Đại
học Sài Gòn. Trên cơ sở đó ngƣời giảng viên sẽ lựa chọn phƣơng pháp phù
hợp trong quá trình giảng dạy.
2. Đối tƣợng và khách thể, phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu : Tác động của các biện pháp ĐBCLGD tới
PPGD của giảng viên.
 Khách thể nghiên cứu chủ yếu là nhóm giảng viên hiện đang giảng
dạy tại trƣờng Đại học Sài Gòn. Tuy nhiên để xem xét và nghiên cứu đầy đủ
hơn các chiều cạnh của sự tác động, nghiên cứu hƣớng đến thu thập ý kiến
đánh giá của nhóm sinh viên hiện đang học tại trƣờng Đại học Sài Gòn.

 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng 05 đến
tháng 12 năm 2010
+ Phạm vi không gian: Trƣờng Đại học Sài Gòn .
 Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung
vào một số biện pháp ĐBCLGD có ảnh hƣởng đến PPGD của giảng viên.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hƣớng tới những mục đích:

3


 Tìm hiểu các biện pháp ĐBCLGD và PPGD của giảng viên đã và
đang sử dụng tại trƣờng Đại học Sài Gòn.
 Tìm hiểu tác động của các biện pháp ĐBCLGD tới sự thay đổi
PPGD của giảng viên.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu:
4.1. Câu hỏi nghiên cứu: Tác động của các biện pháp ĐBCLGD tới
PPGD của giảng viên nhƣ thế nào?
4.2. Giả thiết nghiên cứu:
- Hầu hết các biện pháp ĐBCLGD áp dụng ở Đại học Sài Gòn thời
gian qua đều tác động đến PPGD của giảng viên.
- Dƣới tác động của các biện pháp ĐBCLGD các PPGD biến đổi
theo hƣớng giảm dần áp dụng các PPGD truyền thống, tăng cƣờng áp dụng
các PPGD tích cực
- Các biện pháp ĐBCLGD đƣợc áp dụng chủ yếu tác động đến việc
thay đổi PPGD của giảng viên đó là: Công bố chƣơng trình đào tạo, mỗi
môn học có đề cƣơng chi tiết, chuyển đổi phƣơng thức đào tạo, lấy ý kiến
phản hồi của ngƣời học về giảng dạy môn học, công tác tự đánh giá, thành
lập Phòng KTKĐCLGD.

5. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp chọn mẫu
- Mẫu khảo sát cho giảng viên:
+ Số lƣợng cán bộ, giáo viên và nhân viên của trƣờng đại học Sài Gòn
gồm 776 ngƣời, trong đó có 468 cán bộ giáo viên đứng lớp.
+ Dung lƣợng mẫu: 255 ngƣời/468 ngƣời.
+ Cách chọn: Luận văn nghiên cứu và xem xét sự biến đổi PPGD của
giảng viên trƣớc và sau năm học: 2008-2009 (năm học Trƣờng bắt đầu áp
dụng nhiều biện pháp ĐBCLGD), vì vậy chúng tôi chọn mẫu là tất cả các
4


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

cán bộ giảng viên và đối tƣợng giảng viên đƣợc khảo sát phải có thâm niên
công tác tại trƣờng từ 4 năm trở lên khoảng 270 ngƣời. Chúng tôi đã tiến
hành điều tra số lƣợng giảng viên theo yêu cầu trên dƣới dạng phát phiếu thu
thập ý kiến.
- Mẫu khảo sát cho sinh viên:
+ Số lƣợng sinh viên đại học năm thứ 3 của trƣờng đại học Sài Gòn
khoảng 2000 sinh viên bao gồm khối sƣ phạm và ngoài sƣ phạm. Do đặc thù
của nhà trƣờng khối sƣ phạm đã đƣợc đào tạo từ năm 1975, còn khối ngoài
sƣ phạm mới đƣợc đào tạo từ năm 2007. Nên để thấy đƣợc sự thay đổi
PPGD của giảng viên luận văn chọn ngẫu nhiên 3 ngành gồm 1 ngành thuộc

khối sƣ phạm và 2 ngành khối ngoài sƣ phạm. Cụ thể: ngành Công nghệ
thông tin (khối sƣ phạm), ngành Kế toán tài chính và ngành Thƣ viện – Thông
tin (khối ngoài sƣ phạm).
+ Dung lƣợng mẫu: 306 ngƣời/400 ngƣời
+ Cách chọn: Tại 3 ngành Công nghệ thông tin, ngành Kế toán tài chính
và ngành Thƣ viện – Thông tin chọn ngẫu nhiên 1, 2 lớp đại học năm thứ 3.
Số sinh viên đƣợc phát phiếu hỏi đƣợc lấy từ danh sách của mỗi lớp.
Chọn 1 sinh viên đại diện cho năm thứ tƣ tại mỗi ngành làm đối
tƣợng phỏng vấn sâu, đồng thời chọn 3 đến 4 giảng viên giảng dạy trong
trƣờng có số năm từ 4 năm trở lên để tiến hành phỏng vấn sâu.
5.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
 Phƣơng pháp định tính: Tìm hiểu các biện pháp ĐBCLGD của
nhà trƣờng đã tiến hành thông qua phỏng vấn và các văn bản pháp lý. Sau
đó tiến hành phỏng vấn sâu để xác định các biện pháp ĐBCLGD nào tác
động đến PPGD của giảng viên.
 Phƣơng pháp định lƣợng: tiến hành điều tra thông qua việc phát
và thu bảng hỏi, thống kê và xử lý số liệu.
5


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình ở ngoài nƣớc nghiên cứu về vần đề đảm bảo chất
lƣợng trong giáo dục và hoạt động giảng dạy của giảng viên
NGA Center for Best Practices, Education Policy Studies Division,
December 9, 2006. “Tăng cƣờng đánh giá giảng viên và tăng cƣờng chất
lƣợng giảng dạy” [5], trong bài báo này tác giả đã nhấn mạnh các nhà giáo
dục đã thấy đƣợc sự quan trọng của việc ĐBCLGD, các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng chất lƣợng giảng dạy tác động đến kết quả học tập của sinh viên
lớn hơn là tác động về các mặt khác trong nhà trƣờng. Trong thực tế các

nhà giáo dục đã đƣa ra chính sách ĐBCLGD ngoài việc chọn đội ngũ
giảng viên còn phải chú trọng về việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy.
Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy đã giúp đỡ
rất nhiều cho việc đánh giá giảng viên, thay cho lối truyền thống là dựa
trên dữ liệu học tập, sự quan sát lớp học và sự quản lý lớp của giảng viên.
Những nhà giáo dục đang vạch ra kế hoạch thay đổi đánh giá giảng viên
bằng công cụ hiệu quả hơn để phát triển hoạt động giảng dạy và nâng cao
kết quả học tập của sinh viên.
Quality in Higher Education, Vol12, No.1, April 2006, Jacqueline
Douglas và Alex Douglas [2], trong bài viết này tác giả nói về việc lấy ý
kiến phản hồi của sinh viên, của giảng viên là một việc làm để đánh giá chất
lƣợng dạy học và là phƣơng tiện cho việc cải tiến giáo dục. Một số trƣờng ở
Anh quốc để đánh giá chất lƣợng giảng dạy ngƣời ta còn tiến hành tìm hiểu
về các bài giảng của giảng viên hoặc phỏng vấn trực tiếp sinh viên. Thông
qua lấy ý kiến phỏng vấn của sinh viên sẽ phân tích và tổng hợp đánh giá
chất lƣợng giảng dạy .

6


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Higher Education, 2001, Kluwer Academic Publisher, John Biggs
“Điều tra phản hồi: đảm bảo và nâng cao chất lƣợng dạy và học”[3], trong

bài viết này tác giả đã đƣa ra định nghĩa về chất lƣợng trong ĐBCLGD. Chất
lƣợng từ quá khứ nó luôn bị những rào cản bởi sự áp đặt của các tiêu chuẩn.
ĐBCLGD hiện nay là duy trì và nâng cao chất lƣợng dạy và học. Trong bài
viết này, tác giả đƣa ra những mô hình mẫu về đảm bảo chất lƣợng có liên
quan đến việc giảng dạy của giảng viên, các mô hình đƣợc xây dựng mang
tính chất thực hiện đƣợc.
Fabrice Henard, Solenie Leprince – Ringuet, “Con đƣờng đƣa tới chất
lƣợng giáo dục ở GDĐH”, draft 18 November 2008, FH, SLR [1], trong bài
viết này tác giả đã nhấn mạnh chất lƣợng giáo dục là một vấn đề quan trọng ở
bậc đại học, việc ĐBCLGD sẽ là nhân tố làm chất lƣợng giáo dục thay đổi và
là nhân tố thay đổi cho sự phát triển của xã hội, thay đổi ý thức học tập của
sinh viên, gia tăng nhu cầu giá trị đồng tiền và là cơ sở cho sự phát triển khoa
học kỹ thuật. Chất lƣợng giảng dạy bắt đầu thay đổi rất đa dạng tự nhiên và
có hệ thống. Qua phân tích thấy rằng đảm bảo chất lƣợng dần dần biến đổi các
quy luật về thay đổi chất lƣợng của giảng viên, của khoa, của trƣờng theo mục
tiêu ngày càng tốt hơn. Ngoài ra trong bài báo này còn đặt ra câu hỏi có phải
chất lƣợng giáo dục sẽ dẫn đến sinh viên học tốt hơn không? ĐBCLGD có tác
động nhƣ thế nào đến quá trình đào tạo? Hầu hết ở các quốc gia, ĐBCLGD
đƣợc xây dựng trên bốn nguyên tắc: sự liên kết của các thành viên trong nhà
trƣờng, việc thi hành tiến trình ĐBCLGD, thực hiện các báo cáo về đảm bảo
chất lƣợng của bản thân các giảng viên, các nhân viên trong nhà trƣờng dựa
trên kết quả đánh giá. Bài báo nêu lên việc đảm bảo chất lƣợng sẽ dẫn đến
chất lƣợng đào tạo trong một trƣờng đại học.
Sylvia Chong, 2009, “Chất lƣợng đại học: đảm bảo chất lƣợng bắt đầu
là sự chuẩn bị chƣơng trình của giảng viên” Int. J. Management in Education,

7


Vol.3, Nos. 3/4 [6], bài viết nói lên chất lƣợng giảng dạy của giảng viên là

nhân tố quan trọng đầu tiên (của mỗi quốc gia) trong quá trình đào tạo. Sự
thành công trong giáo dục của Singapore trong giáo dục đào tạo là tùy thuộc
vào chất lƣợng của giảng viên. Những giảng viên có đủ năng lực và giảng
dạy có hiệu quả sẽ xây dựng hệ thống giáo dục ngày càng vững mạnh. Điều
này là bƣớc đầu tiên trong công việc đảm bảo chất lƣợng. ĐBCLGD đã đƣa
ra khía cạnh mong đợi của việc thực hiện và phát triển chƣơng trình từ
những ý kiến của sinh viên về khả năng của giảng viên. Bài viết này gồm hai
phần: Phần 1: Những vấn đề cốt yếu của đảm bảo chất lƣợng và phần 2:
Những cấu trúc và thành tố quyết định về chất lƣợng.
Mark Freman, trƣờng Đại học Sydney và Carol Johnston, trƣờng đại
học Melbourne, 2008, “Phát triển dạy và học thông qua những mô hình
khuyến khích và kỷ luật đặc trƣng” [4], tác giả đã nêu lên rằng chất lƣợng
dạy và học ở bậc đại học trong những năm gần đây chịu rất nhiều áp lực do
ảnh hƣởng bởi nhân tố khoa học kỹ thuật thay đổi, tính đa dạng của sinh
viên, các đòi hỏi nghiên cứu khoa học ngày càng phát triển. Hoàn cảnh hiện
tại có rất nhiều cơ hội và đối đầu những thử thách đối với ngƣời học. Ở Úc
các nghiên cứu về ĐBCLGD chủ yếu là hƣớng về các hoạt động của sinh
viên và giảng viên theo các mô hình đảm bảo chất lƣợng. Trong bài viết này
đã đƣa ra các mô hình ĐBCLGD và so sánh hiệu quả của chúng. Ngoài ra,
trong bài viết này còn đƣa ra đƣợc những chủ đề đóng góp cho sự thành
công của một trƣờng đại học.
1.1.2. Các công trình ở trong nƣớc nghiên cứu về vần đề đảm bảo chất
lƣợng trong giáo dục và hoạt động giảng dạy của giảng viên
Th.S. Nguyễn Thị Kim Thƣ (2006), “Một số quan điểm và mô hình về
giảng dạy hiệu quả ở bậc đại học”, Kỷ yếu hội thảo đảm bảo chất lƣợng
trong đổi mới giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh
8


Ket-noi.com

Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

[32], trong bài viết này tác giả đã nêu chất lƣợng giảng viên là một trong
những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lƣợng học tập của sinh viên,
việc nâng cao trình độ giảng viên và cải tiến chất lƣợng giảng dạy là điều tất
yếu nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Trong bài viết này tác giả cũng
đƣa ra ba biện pháp và quy trình giảng dạy mà ngƣời giảng viên cần thiết
phải thực hiện: phƣơng pháp phù hợp với đối tƣợng giảng dạy thông qua
việc kết hợp và ứng dụng kiến thức nền của sinh viên và quá trình học tập;
PPGD phù hợp với nội dung giảng dạy thông qua việc kết hợp và ứng dụng
kiến thức nền về nội dung môn học và quá trình học tập; PPGD phù hợp với
bối cảnh giảng dạy thông qua việc kết hợp và ứng dụng kiến thức nền về
sinh viên và nội dung môn học.
Nhóm các tác giả dịch thuật sƣu tầm và biên dịch tài liệu có nhan đề
“Hƣớng dẫn Dạy và Học trong GDĐH” từ nguyên bản tiếng Anh có tiêu đề
“Guide to Teaching and Learning in Higher Education” tại Website có địa
chỉ do các tác giả: Pai Obanya, Juma
Shabani, Peter Okebukola với sự giúp đỡ của Văn phòng UNESCO vùng
của Châu Phi [29], trong tài liệu này đề cập tới vấn đề tầm quan trọng đổi
mới GDĐH Việt Nam nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo những
ngƣời lao động có trình độ cao phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế và xã
hội chung đáp ứng nhu cầu phát triển cho chính hệ thống giáo dục.Việc đổi
mới có đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn hay không phụ thuộc rất lớn vào
năng lực dạy học của đội ngũ giảng viên trong các trƣờng đại học. Điều đáng
tiếc là không ít ngƣời trong số các giảng viên dạy đại học không đƣợc trang

bị những kiến thức và kỹ năng dạy học ở bậc đại học. Điều đó đã hạn chế
chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả của việc dạy học. Tình hình trên diễn ra ở
nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển. Nội dung tài liệu này bao trùm

9


hầu hết các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của giảng viên đại học và
những kinh nghiệm giảng dạy của các chuyên gia GDĐH của thế giới.
Lê Văn Hảo, Trƣờng đại học Nha Trang, Nâng cao chất lƣợng đào
tạo thông qua PPGD dựa trên vấn đề [18]. Trong bài viết này tác giả đã nêu
xu thế đổi mới PPGD đại học theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm,
phƣơng pháp dạy học dựa trên vấn đề (DHDTVĐ – Problem - Based
Learning) đang đƣợc các nền GDĐH ở nhiều nƣớc quan tâm nghiên cứu và
ứng dụng. Trong bài viết này tác giả giới thiệu những nét cơ bản của
phƣơng pháp dạy học dựa trên vấn đề và phân tích về sự cần thiết và tính
khả thi của phƣơng pháp trong bối cảnh GDĐH Việt Nam và cũng là một
trong phƣơng pháp cần đƣợc quan tâm trong giai đoạn ĐBCLGD hiện nay.
Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lƣợng GDĐH, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội [27], trong tài liệu này tác giả đƣa ra các khái niệm về chất
lƣợng và chất lƣợng GDĐH các chỉ số thực hiện, chuẩn mực chất lƣợng
trong GDĐH, một số hình thức đánh giá trong GDĐH. Ngoài ra trong tài
liệu này tác giả cũng đề cặp tới vấn đề vai trò của cán bộ giảng dạy trong
quá trình đảm bảo chất lƣợng, quá trình đào tạo ở các cơ sở GDĐH nƣớc ta
đã lạc hậu, giảng viên vẫn là nguồn cung cấp thông tin chính cho sinh viên.
PPGD chủ yếu vẫn là giảng viên thuyết trình, sinh viên ghi chép và học
thuộc. Các phƣơng pháp thảo luận, Seminar, thực hành, làm đồ án, giải
quyết các bài tập chƣa đƣợc quan tâm thử nghiệm và đƣa vào sử dụng rộng
rãi trong các trƣờng đại học nƣớc ta. Chính sự thụ động của sinh viên trong
quá trình học tập là nguyên nhân chính của sự thụ động và bỡ ngỡ khi họ ra

trƣờng làm việc.
Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học phƣơng pháp dạy và học,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [28], trong tài liệu này tác giả đã nêu lên
chất lƣợng đào tạo đại học cơ sở khoa học cho việc đổi mới GDĐH, các

10


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

PPGD gồm các ƣu điểm và hạn chế nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình
dạy học. Ngoài ra, trong tài liệu này còn chỉ ra sự khác biệt giữa dạy và học
lấy giảng viên làm trung tâm và lấy sinh viên làm trung tâm. Tác giả đã đƣa
ra hai vấn đề để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, vai trò giảng viên
đại học trong việc dạy và học trong thời đại công nghệ thông tin.
Trần Thị Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lƣợng giảng dạy- Nội
dung- Phƣơng pháp- Kỹ thuật, NXB Đại học Sƣ phạm [19], trong bài viết
này tác giả đƣa ra cái nhìn về đánh giá chất lƣợng giáo dục nhƣ là một hoạt
động thƣờng xuyên và đƣợc chú trọng trong một tổ chức Nhà trƣờng nơi mà
chất lƣợng giáo dục đƣợc đặt lên hàng đầu. Tác giả đƣa ra rất nhiều phƣơng
pháp và hình thức đánh giá chất lƣợng giáo dục để nhằm ĐBCLGD. Trong
tài liệu này tác giả cũng đề cập tới đánh giá quá trình giảng dạy của giảng
viên là một phần trong quá trình ĐBCLGD.
Nguyễn Phƣơng Nga, Nguyễn Qúy Thanh (2007), Giáo dục đại học,

một số thành tố của chất lƣợng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [22], trong
tài liệu này nhóm các tác giả nêu lên vấn đề đứng trƣớc những yêu cầu phát
triển mới trong bối cảnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế hậu
công nghiệp (kinh tế tri thức) thì giáo dục Việt Nam cần phải chú trọng hơn
nữa việc nâng cao chất lƣợng. Nhóm các tác giả đã nghiên cứu các thành tố
dẫn đến chất lƣợng nhƣ việc cải tiến thi đại học, sinh viên đánh giá giảng
viên, hoạt động học tập của sinh viên, học vị khoa học của giảng
viên…Thông qua đó PPGD là một trong những thành tố đảm bảo chất lƣợng
trong GDĐH.
Nguyễn Phƣơng Nga, Nguyễn Qúy Thanh (2010), Giáo dục đại học,
đảm bảo, đánh giá và kiểm định chất lƣợng [23], trong quyển sách này bao
gồm nhiều bài viết nói về công tác đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Trong tài
liệu này gồm ba phần: phần 1 về vấn đề kiểm định chất lƣợng và xếp hạng

11


các trƣờng đại học, phần 2 về vấn đề đảm bảo chất lƣợng GDĐH và phần 3
về vấn đề đánh giá chất lƣợng trong giáo dục.
Tóm lại: Thông qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong
nƣớc và ngoài nƣớc, các tác giả đều có quan tâm đến các biện pháp cũng
nhƣ các chính sách có liên quan đến việc ĐBCLGD nhƣ:
+ Việc tăng cƣờng đánh giá giảng viên và tăng cƣờng chất lƣợng
giảng dạy đƣợc tài liệu NGA Center for Best Practices, Education Policy
Studies Division, December 9, 2006 và Quality in Higher Education,
Vol12, No.1, April 2006, Jacqueline Douglas và Alex Douglas đề cập đến
thông qua biện pháp lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học. Biện pháp này sẽ
nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy của giảng viên.
+ Các tài liệu khác nhƣ: Higher Education, 2001, Kluwer Academic
Publisher, John Biggs , Fabrice Henard, Solenie Leprince – Ringuet, “Con

đƣờng đƣa tới chất lƣợng giáo dục ở GDĐH”, draft 18 November 2008, FH,
SLR … cũng đƣa ra các câu hỏi về các biện pháp ĐBCLGD để nâng cao chất
lƣợng dạy và học trong đó có biện pháp đổi mới chƣơng trình theo mục tiêu
của quá trình đào tạo.
+ Các tài liệu khác nhƣ: Sylvia Chong, 2009, “Chất lƣợng đại học:
đảm bảo chất lƣợng bắt đầu là sự chuẩn bị chƣơng trình của giảng viên”,
Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lƣợng GDĐH, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội … nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến chất lƣợng giảng
dạy cũng nhƣ các PPGD trong xu thế đổi mới giáo dục đại học..
+ Ngoài ra, một số tài liệu nhƣ: Nguyễn Phƣơng Nga, Nguyễn Qúy
Thanh (2007), Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lƣợng, Trần Thị
Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lƣợng giảng dạy- Nội dung- Phƣơng phápKỹ thuật, NXB Đại học Sƣ phạm, ….có đề cập đến các thành tố có liên
quan đến chất lƣợng đào tạo nhƣ hoạt động học tập của sinh viên, học hàm

12


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

học vị của giảng viên,…Tuy nhiên PPGD của giảng viên là một trong
những nhân tố có liên quan đến việc ĐBCLGD.
Nhìn chung có khá nhiều công trình nghiên cứu của các nhà nghiên
cứu cả trong và ngoài nƣớc đụng chạm tới các vấn đề liên quan tới công tác
đảm bảo chất lƣợng, các biện pháp đảm bảo chất lƣợng, các phƣơng pháp

giảng dạy đại học, mối quan hệ giữa đảm bảo chất lƣợng, các biện pháp
ĐBCLGD với sự thay đổi của chất lƣợng giáo dục. Tuy nhiên, về mối quan
hệ giữa các biện pháp ĐBCLGD với PPGD đại học dƣờng nhƣ còn rất hiếm
gặp trong các nghiên cứu đã có. Nếu có vấn đề cũng chỉ đƣợc đề cập một
cách rất sơ lƣợc, chung chung hay chỉ nhƣ một tiểu mục nhỏ trong mối
quan hệ tác động của các biện pháp ĐBCLGD tới sự thay đổi chất lƣợng
giáo dục.
1.2. Những khái niệm cơ sở
1.2.1. Đảm bảo chất lƣợng
1.2.1.1. Khái niệm về đảm bảo chất lượng
 Đảm bảo chất lƣợng là quá trình xãy ra trƣớc và trong khi thực
hiện. Mối quan tâm của nó là phòng chống những sai phạm có thể xãy ra ngay
từ bƣớc đầu tiên [21]. Nói cách khác: đảm bảo chất lƣợng có nghĩa là tạo ra
sản phẩm không lỗi còn gọi là “nguyên tắc không lỗi” (Philip B.Crosby), “làm
đúng ngay từ đầu và làm đúng ở mọi thời điểm” (Sallis 1993) [1].
 Đảm bảo chất lƣợng đƣợc xem nhƣ một hệ thống trong đó bao
gồm những hình thức đánh giá khác nhau đƣợc áp dụng để thực hiện quy trình
nhất định. Quá trình đảm bảo chất lƣợng bao giờ cũng phải đƣợc bắt đầu từ
sự quản lý bên trong cơ sở GDĐH [27].
 Trong giáo dục, đảm bảo chất lƣợng đƣợc xác định nhƣ các hệ
thống, chính sách, thủ tục, quy trình, hành động và thái độ đƣợc xác định từ

13


trƣớc nhằm đạt đƣợc, duy trì và củng cố chất lƣợng (Woodhouse, 1998). Định
nghĩa này cũng đƣợc Cơ quan Đảm bảo Chất lƣợng Australia sử dụng [22].
Tóm lại: Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch,
có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là
đủ mức cần thiết để khách hàng thỏa mãn các yêu cầu chất lượng. Nói đến

đảm bảo chất lượng là nói đến chuẩn và các tiêu chí đánh giá được đặt ra
trong quá trình cải tiến chất lượng.
1.2.1.2. Vai trò của đảm bảo chất lượng giáo dục
 Đảm bảo chất lƣợng là cấp độ quản lý có sự kết hợp giữa việc quản
lý bên trong và quản lý bên ngoài cơ sở GDĐH. Việc quản lý bên trong là để
nâng cao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH trong việc tổ chức quá trình đào
tạo của mình. Mặt khác, các cơ quan quản lý bên ngoài về GDĐH cũng đặt ra
các cơ chế để làm rõ các quy trình, cơ chế đảm bảo chất lƣợng của cơ sở
GDĐH, mức độ sử dụng các cơ chế đó, kết quả và hiệu quả của chúng. Sự
giám sát bên ngoài này nhằm làm rõ trách nhiệm của các cơ sở GDĐH. Đây
là cách thức tiến bộ hơn việc giám sát chất lƣợng. Đảm bảo chất lƣợng yêu
cầu trách nhiệm cao từ phía các cơ sở GDĐH [27].
Đảm bảo chất lƣợng nhằm các mục tiêu sau đây:
 Đánh giá hiện trạng của cơ sở giáo dục đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra
nhƣ thế nào? hiện trạng cơ sở giáo dục có chất lƣợng và hiệu quả ra sao?
 Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm mạnh so với các tiêu
chuẩn đề ra của cơ sở giáo dục.
 Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm yếu so với các tiêu chuẩn
đề ra của cơ sở giáo dục.
 Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu phát hiện đƣợc so với các tiêu
chuẩn đề ra, định ra kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để
phát triển.
14


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien

mien phi
phi

 Đảm bảo chất lƣợng sẽ mang lại cho cộng đồng, đặc biệt là giới học
viên sự đảm bảo chắc chắn một trƣờng đã đƣợc chứng minh thoả mãn các yêu
cầu và tiêu chí đáng tin cậy và có đủ cơ sở để tin rằng cơ sở giáo dục này sẽ
tiếp tục đạt các yêu cầu và tiêu chí đã đề ra.
 Mục đích của đảm bảo chất lƣợng không chỉ là đảm bảo nhà
trƣờng có trách nhiệm đối với chất lƣợng đào tạo mà còn mang lại động lực
cải tiến và nâng cao chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ chất lƣợng toàn trƣờng [12].
Tóm lại: Vai trò của đảm bảo chất lượng là giúp mọi người hiểu rõ
hơn thực trạng của giáo dục đại học trong cả nước; đảm bảo quyền lợi cho
người học; đảm bảo rằng hệ thống giáo dục đại học sẽ cung cấp được một
lực lượng lao động có năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trường
lao động [12].
1.2.1.3. Đảm bảo chất lượng giáo dục tại Việt Nam
Việc hình thành và phát triển hệ thống đảm bảo chất lƣợng giáo dục là
một chủ đề còn khá mới ở Việt Nam. Trong những năm qua, hệ thống đảm
bảo chất lƣợng nói chung và kiểm định chất lƣợng giáo dục nói riêng ở nƣớc
ta đang từng bƣớc đƣợc hình thành. Đầu năm 2002, Bộ GD&ĐT đã thành
lập Phòng Kiểm định chất lượng đào tạo trong Vụ đại học (nay là Vụ
GDĐH). Năm 2003, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng giáo dục (Cục
KTKĐCLGD) đã đƣợc thành lập theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày
18/7/2003 của Chính phủ. Việc thành lập Cục KTKĐCLGD đã đánh dấu
một thời kỳ mới của sự phát triển hệ thống kiểm định chất lƣợng giáo dục ở
Việt Nam. Năm 2004, Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định tạm thời về kiểm
định chất lƣợng các trƣờng đại học làm công cụ để triển khai hoạt động
kiểm định chất lƣợng trong cả nƣớc. Năm 2005, kiểm định chất lƣợng giáo
dục đƣợc đƣa vào Luật Giáo dục; năm 2006 đƣợc đƣa vào Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi

15


hành một số điều của Luật Giáo dục. Đến nay, Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT đã
ban hành tƣơng đối đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định
chất lƣợng GDĐH - TCCN và đang đƣợc triển khai thực hiện.
Cục KTKĐCLGD là đơn vị giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng quản
lý nhà nƣớc chuyên ngành về công tác thi và đánh giá chất lƣợng giáo dục
trong phạm vi cả nƣớc; thực hiện các dịch vụ công về khảo thí và KĐCLGD.
Cục có nhiệm vụ chủ trì giúp bộ trƣởng chỉ đạo việc đánh giá chất lƣợng
giáo dục tiểu học, trung học, giáo dục thƣờng xuyên; chủ trì đề xuất các chủ
trƣơng và biện pháp ĐBCLGD đại học và trung cấp chuyên nghiệp, đề xuất
công nhận các cơ sở giáo dục và chƣơng trình đạt tiêu chuẩn chất lƣợng giáo
dục. Thực hiện nhiệm đƣợc giao, Cục đang chỉ đạo xây dựng hệ thống đảm
bảo và kiểm định chất lƣợng giáo dục trong cả nƣớc [11].
1.2.2. Các biện pháp đảm bảo chất lƣợng giáo dục
Biện pháp là cách thức tiến hành làm để giải quyết một vấn đề cụ thể.
Vì vậy, biện pháp ĐBCLGD có thể hiểu là cách thức thực hiện nhằm mục
đích đảm bảo chất lƣợng. Để thực hiện công tác đảm bảo chất lƣợng giáo
dục, các trƣờng Đại học và cao đẳng thực hiện các biện pháp đảm bảo chất
lƣợng nhƣ:
 Công bố chƣơng trình đào tạo thông qua 3 công khai, xây dựng
chuẩn đầu ra.
 Thực hiện công tác tự đánh giá hằng năm, báo cáo về thực trạng
chất lƣợng của cơ sở giáo dục, tổ chức đánh giá ngoài.
 Đánh giá chƣơng trình đào tạo.
 Lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học về hoạt động giảng dạy môn học.
 Chuyển đổi phƣơng thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo học
chế tín chỉ. Đây là một bƣớc thay đổi lớn trong công tác đào tạo.
 Ngoài ra, mỗi trƣờng còn thành lập Phòng chuyên trách theo dõi

16


×