Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BÀI TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.51 KB, 4 trang )

MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mâu thuẫn cơ bản và khó khăn của Việt
Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trình bày nhận thức của bản thân về
vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng nguồn lực con người của Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Trình bày:
Quan niệm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một xã hội thuộc
địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập dân tộc đi
lên chủ nghĩa xã hội. Chính ở nội dung cụ thể này Hồ Chí Minh đã cụ thể và
làm phong phú thêm lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
-

MÂU THUẪN:
Trong đó, Hồ Chí Minh đã đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá
độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng
tiến bộ và thực trạng kinh tế- xã hội quá thấp kém ở nước ta.
Phân tích:
+ Mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng là một trong những mâu thuẫn cơ bản
giải quyết sự tồn tại và phát triển của toàn bộ xã hội loài người nói chung và
VN ta nói riêng.
+ Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mâu thuẫn giữa sản
xuất và tiêu dùng được biểu hiện cụ thể giữa một bên là yêu cầu thoả mãn các
nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của nhân dân và một bên là nền sản
xuất thấp kém, đang còn ở trình độ của nền sản xuất giản đơn và mang nhiều
tính tự cung tự cấp. Và đặc biệt, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất trong lực lượng sản xuất chỉ phát triển được khi có quan hệ sản xuất
tương ứng, chính mâu thuẫn có sự chênh lệch đó không chỉ giúp phát triển mà
còn gây khó khăn rất lớn trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở thực trạng nước ta
hiện nay.



-

KHÓ KHĂN:
+Thứ nhất, đây thực sự là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống
xã hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng. Nó đặt ra và đòi hỏi đồng thời giải quyết hàng loạt mâu thuẫn
khác nhau.
+Thứ hai, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta chưa có kinh nghiệm, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Đây là công việc hết
sức mới mẻ đối với Đảng ta, nên phải vừa làm, vừa học và có thể có vấp váp và


thiếu sót. Xây dựng xã hội mới bao giờ cũng khó khăn, phức tạp hơn đánh đổ
xã hội cũ đã lỗi thời.
+Thứ ba, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta luôn luôn bị các thế
lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá.
-

-

-

-

-

Phân Tích:
Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, chưa trải qua quá trình CNH
TBCN, nên trong thời gian qua, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo

nền tảng để đi lên CNXH; bên cạnh đó là chủ trương phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN cũng là để giải phóng sức sản xuất, tiến tới một nền
sản xuất lớn.
Thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải
tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự
phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống
nhân dân lao động. Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội
nhất định không thể theo ý muốn nóng vội, chủ quan mà phải tuân theo tính tất
yếu khách quan của các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Đối với nước ta tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá XHCN nhằm tạo ra
được cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH. Nhiệm vụ trọng tâm trong TKQĐ là
phải tiến hành CNH, HĐH nền kinh tế theo định hướng XHCN. Quá trình
CNH,HĐH XHCN diễn ra ở các nước khác nhau với những điều kiện lịch sử
khác nhau có thể được tiến hành với những nội dung cụ thể và hình thức, bước
đi khác nhau.
Trong lĩnh vực xã hội: khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng
bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân
cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng: tự do của người này là
điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác.
Trong lĩnh vực chính trị: tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch
chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH; xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân
chủ XHCN ngày càng vững mạnh, bảo đảm quyền làm chủ trong hoạt động
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân lao động, xây dựng các tổ chức
chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao
động; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với các
nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.



-

NHẬN ĐỊNH BẢN THÂN: về xây dựng nguồn lực con người của Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Bác Hồ thường nói: “Vô luận việc gì đều do con người làm ra cả”, “có dân là
có tất cả”. Do đó, Người thường nhắc nhở cán bộ phải biết tin ở dân; dựa vào
dân, phát huy sức mạnh của toàn dân - của toàn thể cộng đồng cũng như của
mỗi cá nhân.
- Trong tư tương Hồ Chí Minh, nói đến con người xã hội chủ nghĩa là nói đến
những người có tinh thần sáng tạo, làm chủ được khoa học công nghệ, ham học
hỏi, biết vươn lên trong cuộc sống, trong công việc, luôn bổ sung kiến thức, trí
tuệ và năng lực bằng con đường học tập đáp ứng nhu cầu của cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Do đó:
+ Người luôn nhấn mạnh, đề cao và nêu bật vai trò của giáo dục đào tạo trong
tiến trình xây dựng con người xã hội chủ nghĩa đó mới là chiến lược lâu dài.
“Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
+ Người luôn đặt niềm tin vào khả năng của giáo dục với mong muốn và gửi
gắm vào thế hệ trẻ tương lai: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của
các cháu.”
- Trên cơ sở nền tảng tư tưởng Hồ Chi Minh nói chung và tư tưởng của Người
về bản chất con người xã hội chủ nghĩa nói riêng, ngoài công tác đẩy mạnh
việc giáo dục đạo đức cho nhân tố con người Việt Nam, coi trọng, bồi dưỡng
nhân tài, trang bị chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa đạo đức, ý thức kỷ luật lao
động.. thì chất lượng của nguồn lực con người, là sức mạnh trí tuệ và tay nghề.
- Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao thì phải:
+ Coi trọng công tác giáo dục đào tạo và khẳng định phát triển giáo dục đào tạo
là quốc sách hàng đầu như sinh thời Hồ Chí Minh vẫn thường nhấn mạnh.

+ Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
+ Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường
với gia đình và xã hội, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện và cơ hội cho
mọi công dân được học tập suốt đời.
+ Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động toàn xã hội chăm lo phát
triển giáo dục, mở rộng các hình thưc đào tạo và thực hiện tốt yêu cầu bình
đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục,… nhằm phát
huy tính chủ động của con người trên hành trình tìm đến tri thức.
- Cần ra sức tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế toàn cầu tạo ra để nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế đi đôi đó là khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tính thần
dân tộc chân chính của mọi người Việt Nam nhằm gia tăng tiềm lực quốc gia.
- Bên cạnh đó, con người Việt Nam khi hội nhập quốc tế phải gắn liền với
nhiệm vụ trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hoá dân tộc như thế mới có thể mạnh
mẽ loại trừ các yếu tố độc hại, tiếp thu tinh hoa văn hoá loài người một cách có
chọn lọc, tinh tế phù hợp với điều kiện, bản sắc dân tộc VN, góp phần xây
dựng nền văn hoá, văn minh tiên tiến hiện đại nhưng vẫn đầm dad bản sắc dân
tộc.


-

Công cuộc xây dựng nguồn lực con người của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
vào nền kinh tế thế giới trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một
quá trình tất yếu để xây dựng đất nước giàu mạnh. Quá trình này đòi hỏi phải
có sự nổ lực về trí tuệ , kĩ thuật, bản lĩnh của cả dân tộc. Vận dụng tư tưởng
HCM về con người XHCN vào chiến lược nâng cao nguồn nhân lực trong
CNH-HĐH là điều kiện đảm bảo Việt Nam phát triển bền vững, thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn mình và vững bước đi lên
chủ nghĩa xã hội.




×