Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÀI THAM DỰ CUỘC THI “Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.65 KB, 20 trang )

z

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG


BÀI THAM DỰ CUỘC THI
“Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ và truyền thống
cách mạng của nhân dân Thanh Hóa ”
.

Học sinh: Nguyễn Quang Minh
Lớp: 12A9
Đơn vị: Trường THPT Lương Đắc Bằng
Huyện :Hoằng Hóa
Dân tộc: Kinh

HOẰNG HOÁ, THÁNG 12 NĂM 2018

BÀI THAM DỰ CUỘC THI
“Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng của
nhân dân Thanh Hóa ”


Câu 1: Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Từ
khi thành lập dến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kì
Đại hội? Nêu họ, tên các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh qua
các thời kì?
Trả Lời:
*Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào :



Sự ra đời Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa - bước ngoặt lịch sử.
Năm 1858, Thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính th ức xâm
lược Việt Nam. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hóa, liên tục
vùng lên khởi nghĩa đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Các cu ộc đ ấu tranh yêu
nước do các sỹ phu phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần V ương,
phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Th ục diễn ra r ộng kh ắp, th ế nh ưng
đều lần lượt bị địch khủng bố đẫm máu và thất bại, do thiếu một đ ường lối
lãnh đạo đúng đắn của một chính Đảng. Trong bối cảnh đó,
ngày 03tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng), lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng
thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng C ộng s ản
Việt Nam được thành lập, tạo ra bước ngoặt quan trọng đối với phong trào
cách mạng trong cả nước và các địa phương. Cũng từ đây phong trào đấu
tranh cách mạng ở Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ rộng khắp. Các chi b ộ
Cộng Sản: Hàm Hạ - Đông Sơn ; Phúc Lộc - Thiệu Hóa, Yên Tr ường, Th ọ
Xuân lần lượt ra đời. Trước tình hình phong trào đấu tranh cách m ạng ở
Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang rất cần sự lãnh đạo c ủa
Đảng, xuất phát từ yêu cầu cấp bách, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ,
ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã đ ược t ổ
chức tại Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân trên c ơ sở h ợp nh ất
3 chi bộ Cộng sản gồm Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Th ọ
Xuân. Đ/c Lê Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí th ư T ỉnh
ủy đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa.
Ngôi nhà lịch sử chính là của gia đình đ/c Lê Văn Sỹ - Bí th ư Chi b ộ Yên
Trường, huyện Thọ Xuân lúc bấy giờ, được chọn làm địa điểm để tổ ch ức
hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh vào ngày 29 tháng 7 năm 1930. Đi ều đ ặc
biệt là cũng tại ngôi nhà này trước đó một tuần đã diễn ra sự kiện thành l ập
chi bộ cộng sản Yên Trường, tiền thân của Đảng bộ huyện Thọ Xuân. Có th ể
nói sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là bước ngoặt quan trọng đối v ới

Đảng bộ, nhân dân trong phong trào đấu tranh cách m ạng giành chính
quyền ở tỉnh ta. Chấm dứt giai đoạn khủng hoảng kéo dài c ủa phong trào
cách mạng do thiếu sự lãnh đạo của một chính Đảng.


Ngôi nhà diễn ra lễ thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ quan
trọng trước mắt đó là: Xây dựng Đảng, xây dựng tổ ch ức Nông h ội đ ỏ, Công
hội đỏ, cơ quan ấn loát, phát hành tờ báo “ Tiến lên”
Hơn 8 thập kỷ xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ Thanh Hóa đã và đang
tích cực lãnh đạo nhân dân tỉnh nhà “Phát huy truy ền th ống quê h ương
Thanh Hóa anh hùng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu c ủa Đ ảng
bộ, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đ ến năm
2015 đạt mức thu nhập bình quân của cả nước, đến năm 2020 tr ở thành
một trong những tỉnh tiên tiến”, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh ki ểu m ẫu
như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.
Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu
kì Đại hội:


Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII

Từ khi thành lập đến nay Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành XVIII kì
Đại hội { 18 kì Đại hội }
* Họ, tên các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kì :
Giai đoạn 1930-1948 :
1

Lê Thế Long


4

Trịnh Huy Quang

5

Lê Chủ

6

Lê Huy Toán


7

Trần Bảo

8

Lê Huy Toán

9

Trần Hoạt

10

Nghiêm Quý Ngãi

11


Lê Tất Đắc

12

Tố Hữu

13

Lê Tất Đắc

14

Tố Hữu

15

Hồ Viết Thắng

Giai đoạn 1948-nay :

1

Hồ Viết Thắng

2

Bùi Đạt

3


Nguyễn Văn Thân

4

Đặng Thí

6

Võ Nguyên Lượng

7

Ngô Thuyền


8

Nguyễn Trọng Vĩnh

10

Võ Nguyên Lượng

11

Lê Thế Sơn

14


Lê Huy Ngọ

16

Trịnh Trọng Quyền

17

Phạm Văn Tích

18

Nguyễn Văn Lợi

19

Mai Văn Ninh

Câu 2: Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhanh dân Thanh Hóa trong
Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Liên hệ cuộc khởi
nghĩa tranh giành chính quyền ở xã, thị trấn nơi em đang sinh sống?
Trả Lời:
*Diễn biến Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhanh dân Thanh
Hóa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 :
Lần trang lịch sử, sau hơn 4 tháng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày
03/2/1930), đồng chí Lê Công Thanh, quê ở xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa, lúc
bấy giờ là Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Doãn
Chấp, quê ở xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, là Đảng viên đang dạy học tại
Hà Nam trở về Thanh Hóa liên hệ với các chiến sỹ cách mạng trong tổ chức
Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, tiến hành xây dựng Đảng bộ Thanh Hóa.

Được đồng chí Lê Công Thanh giới thiệu, mùa hè năm ấy, đồng chí Nguyễn Doãn
Chấp đã liên hệ với các hội viên, tổ chức thanh niên ở các huyện Đông Sơn,
Thiệu Hóa, Thọ Xuân tuyên truyền giác ngộ, lựa chọn, kết nạp những người ưu tú
vào Đảng. Và thế là, ba Chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa ra đời gồm


Chi bộ Hàm Hạ thành lập ngày 25/6/1930 tại xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn;
Chi bộ Đảng Thiệu Hóa thành lập ngày 10/7/1930 tại làng Phúc Lộc, xã Thiệu
Tiến và Chi bộ Đảng Thọ Xuân được thành lập ngày 22/7/1930 tại làng Yên
Trường, xã Thọ Lập với tổng số 11 Đảng viên.
Đúng một tuần sau, ngày 29/7/1930, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã triệu tập
Đại biểu của ba Chi bộ Hàm Hạ, Thiệu Hóa, Thọ Xuân tiến hành hội nghị tại nhà
đồng chí Lê Văn Sỹ, làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, quyết định
thành lập Đảng bộ Thanh Hóa - cử Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 3 đồng chí:
Lê Thế Long, Vương Xuân Cát, Lê Văn Sỹ. Đồng chí Lê Thế Long được bầu làm
Bí thư tỉnh uỷ.

UBNDCM Lâm thời do đồng chí Lê Tất Đắc làm Chủ tịch ra m ắt tại Thị xã
Thanh Hoá ngày 23/8/1945 (tranh sơn dầu)
Như hoa nở mùa xuân, chỉ không đầy một tháng sau, từ 14 Đảng viên ban đầu
của ba Chi bộ, số lượng Đảng viên của Đảng bộ đã tăng lên đến 57 đồng chí, sinh
hoạt ở 14 Chi bộ Đảng trong tỉnh. Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là bước
ngoặt trọng đại. Từ đây, phong trào cách mạng tỉnh ta có Đảng lãnh đạo trực tiếp
vững bước cùng toàn Đảng, cùng nhân dân cả nước làm nên bão táp cách mạng
để xoá ách thống trị hàng ngàn năm của chế độ phong kiến và gần 100 năm đô hộ
của thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đấu tranh vô cùng gian nan, khốc liệt, Đảng
bộ tỉnh Thanh Hóa đã có lúc phải thành lập lại nhiều lần, vì địch đàn áp khủng bố
dã man. Nhưng vượt lên những hiểm nghèo cam go đó, những người Cộng sản
trong tỉnh đã kiên trì bám trụ trong quần chúng, dựa vào sự bảo vệ đùm bọc, che
chở của quần chúng, đã làm cho phong trào cách mạng của tỉnh ngày càng phát

triển. Đỉnh cao của phong trào cách mạng là sự ra đời của Chiến khu Ngọc Trạo
(Thạch Thành) và sự thành lập đội du kích Ngọc Trạo (ngày 19/9/1941) tại hang
Treo. Đây là lực lượng cách mạng vũ trang đầu tiên của tỉnh. Dù chỉ tồn tại hơn 1
tháng nhưng đội du kích Ngọc Trạo đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh cách mạng
lan rộng trong toàn tỉnh trong những năm tiếp theo. Và phát súng lệnh đầu tiên
báo hiệu cho Cách mạng tháng Tám thành công ở Thanh Hóa là cuộc khởi nghĩa
ngày 24/7/1945 của nhân dân huyện Hoằng Hóa dưới sự lãnh đạo của Chi bộ
Đảng Hoằng Hóa, đứng đầu là đồng chí Đinh Chương Lân, Tỉnh uỷ viên đã bắt
sống Chi phủ Phạm Trọng Bào. Sau đó, bao vây phủ lỵ Hoằng Hóa bắt buộc bọn


nha lại phải đầu hàng nộp toàn bộ sổ sách, ấn triện cho cách mạng. Hoằng Hóa
trở thành lá cờ đầu chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Sau khởi nghĩa Hoằng Hóa, phong trào cách mạng sôi sục trong cả tỉnh. Ngày
03/8/1945, tỉnh uỷ triệu tập Hội nghị mở rộng tại làng Mao Xá để quyết định
những chủ trương biện pháp khẩn cấp phát động nhân dân nổi dậy giành chính
quyền. Hội nghị đã quyết định thành lập ngay Uỷ ban khởi nghĩa và Uỷ ban Cách
mạng lâm thời cấp tỉnh gồm 7 đồng chí, do đồng chí Lê Tất Đắc làm Chủ tịch Uỷ
ban khởi nghĩa kiêm Chủ tịch Uỷ ban cách mạng lâm thời. Uỷ ban khởi nghĩa
tỉnh chỉ định Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời
cấp huyện (trừ 6 châu miền núi).
Liên tiếp trong ngày 19/8/1945, các huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, Cẩm Thuỷ,
Yên Định, Thạch Thành, Hà Trung, Nga Sơn, Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Hậu Lộc,
đã vùng lên đánh đổ chính quyền cũ, thiết lập chính quyền cách mạng. Tại thị xã
Thanh Hóa , sáng ngày 19/8, đoàn Chủ tịch dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt
Minh rầm rộ băng cờ, khẩu hiệu tiến về bao vây Dinh Tỉnh trưởng. Tổng đốc
Nguyễn Trác nộp ấn tín, sổ sách đầu hàng. Chiều ngày 20/8, Uỷ ban Nhân dân
Cách mạng lâm thời thị xã ra mắt nhân dân.
Ngày 20/8, huyện Tĩnh Gia giành chính quyền, tiếp sau đó là huyện Nông
Cống ngày 21/8. Đến ngày 21/8/1945, thị xã Thanh Hóa và tất cả các huyện đồng

bằng cùng 2 huyện miền núi Cẩm Thuỷ, Thạch Thành đã vùng lên lật đổ chính
quyền thực dân phong kiến, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân. Ngày
23/8/1945, Uỷ ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa ra mắt đồng
bào trong tỉnh tại phố Vườn Hoa trước sự chứng kiến của hàng vạn nhân dân. Tại
buổi mitting chào đón chính quyền cách mạng, đồng chí Lê Tất Đắc, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cách mạng lâm thời, đọc bản Tuyên ngôn của Chính quyền cách
mạng tỉnh, công bố chương trình hành động của Việt Minh về chính trị, quân sự,
kinh tế, văn hoá, kêu gọi toàn dân đoàn kết chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng
tháng Tám, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nền độc lập non trẻ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh, cách mạng
tháng Tám đã thành công rực rỡ tại Thanh Hóa. Đó là kết quả tất yếu của quá
trình đấu tranh 15 năm giam khổ mà Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã dẫn dắt quần
chúng nhân dân đi từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác. Khi ấy Đảng bộ tỉnh
Thanh Hoá chỉ có không đầy 50 Đảng viên, nhưng những người chiến sỹ cách
mạng trung kiên ấy đã dựa vào dân thực hiện thành công lời dạy của Bác Hồ. Họ
chính là những cách chim báo bão, những con người đã làm nên lịch sử tỉnh
Thanh, góp phần cùng toàn Đảng và nhân dân cả nước lập nên nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà ngày 02/9/1945, mở ra một thời đại mới: Thời đại Hồ Chí
Minh.
*Liên hệ cuộc khởi nghĩa tranh giành chính quyền ở nơi em đang sống :
Dân quân ở nơi em sống dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở với hệ th ống
công sự chằng chịt để tiến hành chiến tranh du kích. Họ luôn phân tán hoạt
động, đánh quân Pháp bằng nhiều hình thức, như: công đồn, ch ặn đ ường
tiếp tế, dùng cạm bẫy, và dụ đối phương ra ngoài đồn để diệt địch..


Câu 3: Nhân dân Thanh Hóa đã làm gì để bảo vệ quê hương và làm tròn
nghĩa vụ hậu phương với cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến
chống MĨ cứu nước?
Trả Lời:

Thanh Hóa hậu phương lớn của miền Nam ruột thịt :
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình được lập l ại ở miền
Bắc. Nhưng nhân dân miền Nam vẫn phải sống trong ách thống tr ị bạo tàn
của bè lũ Mỹ ngụy. Thực hiện chủ trương, đường lối của Trung ương Đ ảng
nhân dân cả nước cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách m ạng là
xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nh ất
Tổ quốc. Cùng với nhân dân miền Bắc, Thanh Hóa nhanh chóng th ực hiện
công cuộc hàn gắn hậu quả tàn phá của chiến tranh, khôi ph ục và phát tri ển
sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Từ vũng bùn nô lệ cam ch ịu c ảnh đói
nghèo, cùng khổ nay được bước lên địa vị làm chủ xã hội đại đa số ng ười
dân đều phấn khởi, lạc quan trước thành quả mà cách mạng đem lại.

Nữ dân quân Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ.


Chính quyền cách mạng đẩy mạnh phong trào diệt gi ặc đói, gi ặc d ốt ở
khắp mọi vùng miền trong tỉnh và được nhân dân tích cực h ưởng ứng, t ự
giác thực hiện. Chủ trương cải cách ruộng đất, cải tạo công th ương nghi ệp,
xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã đem l ại ru ộng
đất cho dân cày, tư liệu sản xuất cho thợ thủ công, đem đến diện m ạo m ới
trong đời sống người dân. Điều đó tạo nên khí thế thi đua học tập, lao động
sản xuất diễn ra sôi nổi ở khắp mọi lĩnh vực đời sống xã hội từ đồng bằng
đến miền núi, từ nông thôn tới đô thị. Trong gần 10 năm cải t ạo và xây d ựng
cơ sở vật chất ban đầu cho CNXH, nhờ sự lãnh đạo, ch ỉ đạo của Đ ảng b ộ,
chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của mọi tầng lớp nhân dân trên đ ịa bàn
nên KT-XH phát triển, tiềm lực QP-AN của tỉnh được tăng cường đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước. Tỉnh đã dồn sức xây dựng nhiều c ơ
sở công trình thiết yếu phục vụ đời sống, đồng thời chú trọng áp d ụng ti ến
bộ của công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất lao đ ộng đ ược
nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Phong trào thi đua xây d ựng các

mô hình, điển hình tiên tiến ở tất cả các ngành, các cấp đ ược đẩy mạnh. Các
điển hình tiên tiến trong nông nghiệp như Đông Phương Hồng, Yên Trường,
trong công nghiệp như cơ khí Thành Công, trong giáo dục nh ư Hải Nhân...
được nhân rộng trên toàn miền Bắc. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần th ứ
nhất Thanh Hóa đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong phát tri ển
KT-XH với nhiều cơ sở vật chất, công trình được đầu t ư xây d ựng. Khi th ất
bại trong áp dụng “chiến tranh đặc biệt” và “cục bộ” ở miền Nam, gi ặc Mỹ
đã điên cuồng thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và h ải quân
ra miền Bắc. Với địa thế là cầu nối giữa Bắc Bộ và Trung Bộ, Thanh Hóa tr ở
thành khu vực “cán xoong”, là huyết mạch giao thông quan tr ọng c ủa mi ền
Bắc. Sẵn sàng ứng phó với giặc Mỹ, Thanh Hóa đã nhanh chóng chuy ển
hướng hoạt động từ thời bình sang th ời chiến. H ưởng ứng l ời kêu g ọi c ủa
Bác: “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột th ịt”, hàng chục phong
trào thi đua đã được phát động liên tục ở tất cả các cấp, các ngành. Đó là các
phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ n ữ ba đảm đang”, “Ti ếng hát át
tiếng bom”... đã lan tỏa khắp các vùng miền tạo nên khí th ế h ừng h ực, hào
hùng trong xưởng máy, công trường, đồng ruộng, tr ường học, tr ận địa. M ặc
cho bom đạn giặc ngày đêm tàn phá, người dân vẫn ch ắc tay cày, v ững tay
súng để tạo nên những cánh đồng “5 tấn thắng Mỹ”. Các em th ơ vẫn đội mũ
rơm đến trường để học tập. Các nhà máy, xí nghiệp vẫn duy trì sản xuất
cung cấp những đồ dùng thiết yếu cho sản xuất, sinh hoạt c ủa ng ười dân.
Trong những năm chống Mỹ, cứu nước, toàn tỉnh đã có hàng ngàn các gia
đình cả ba thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu cùng chung m ột chiến hào di ệt
giặc, hàng vạn gia đình có từ 3 đến 5 con cùng tòng quân nh ập ngũ. Toàn
tỉnh có 250 ngàn thanh niên ưu tú và hàng vạn cán bộ, Đ ảng viên, nam n ữ
tham gia bộ đội và thanh niên xung phong. Tỉnh cũng xây d ựng và hu ấn
luyện 78 tiểu đoàn bộ đội bổ sung cho các chiến trường. Không ch ỉ làm tròn
nhiệm vụ là hậu phương lớn của miền Nam ruột th ịt, Thanh Hóa còn th ực
hiện tốt nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Lào và Campuchia trên các lĩnh v ực



kinh tế, văn hóa, quốc phòng, góp phần củng cố thắt chặt mối quan h ệ đoàn
kết, hữu nghị.
Câu 4: Em hãy cho biết, Đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa là Đại hội mở dầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng
Sản Việt Nam? Những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu có ý nghĩa quyết định
nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và quốc phòng – an
ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần này đã đề ra ?
Trả Lời:
* Đại hội đại biểu của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là Đại hội mở dầu thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam là :
Đại hội đại biểu lần thứ VII { lần thứ 7 } của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa .
* Những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu có ý nghĩa quyết định nhằm tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh mà Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần này đã đề ra là :
Một là, phát huy tiềm năng, lợi thế là địa phương có nguồn lao đ ộng d ồi
dào, cần cù, thông minh, sáng tạo; tài nguyên phong phú, có c ả vùng bi ển,
đồng bằng và trung du, miền núi; có hệ thống giao thông t ương đ ối đ ồng
bộ, đường sắt, đường không và đường thủy; có nhiều tiềm năng đ ể phát
triển kinh tế toàn diện; có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó Khu
kinh tế Nghi Sơn là một trong các khu kinh tế tr ọng đi ểm c ủa c ả n ước, là
động lực để phát triển mạnh mẽ kinh tế của Tỉnh trong th ời gian tới. T ỉnh
cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, hoàn thiện quy hoạch phù h ợp v ới
định hướng phát triển; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến l ược, tái c ơ
cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng để nâng cao năng suất,
hiệu quả và sức cạnh tranh kinh tế. Cải thiện hơn nữa môi tr ường đầu t ư
để Tỉnh thu hút mạnh mẽ được các nguồn vốn trong nước và n ước ngoài;
đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa h ọc công ngh ệ
trong tất cả các ngành kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân l ực đ ể
tạo ra sự phát triển đột phá của tỉnh.

Hai là, đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp cơ bản, công
nghiệp công nghệ cao, có ý nghĩa chiến lược, hiệu quả kinh tế cao nh ư công
nghiệp lọc hóa dầu, sản xuất điện, ô tô, điện tử…; đồng th ời, tiếp tục
khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp thu hút lao đ ộng ở khu v ực
nông thôn, miền núi để giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, c ơ
cấu lao động; phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng ngh ề ở nh ững n ơi
có tiềm năng. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, nhất là các dịch v ụ
cảng biển, vận tải, kho bãi, đưa Thanh Hóa trở thành một trong nh ững
trọng điểm về vận tải – cảng biển của khu vực Bắc Trung bộ. Có giải pháp


cụ thể để phát triển du lịch, khai thác có hiệu quả các di sản văn hóa, di tích
lịch sử, danh lam thắng cảnh rất đa dạng và phong phú trên địa bàn. Tăng
cường đầu tư cho nông nghiệp; đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn, công nghệ cao, v ới các lo ại cây tr ồng có giá
trị, năng suất, hiệu quả cao, gắn với chế biến và tiêu th ụ sản ph ẩm; phát
triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt th ủy hải sản,
nhất là chăn nuôi tập trung, theo phương pháp công nghiệp và đánh bắt cá
xa bờ. Đẩy mạnh việc trồng và bảo vệ rừng, nâng cao tỷ l ệ che ph ủ r ừng.
Thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới, ưu tiên cho các xã biên
giới, xã có nhiều khó khăn, địa bàn nhạy cảm về quốc phòng, an ninh. T ập
trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, hi ện đ ại, nh ất là
giao thông, thủy lợi, hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghi ệp. H ết s ức l ưu ý
liên kết vùng với các tỉnh trong vùng, nâng cao hiệu quả phát tri ển toàn
vùng và quan tâm tới việc bảo vệ môi trường, quy hoạch phát tri ển đô th ị
hiện đại là những lĩnh vực đã và đang đặt ra ngày càng quan tr ọng và c ấp
bách trong quá trình phát triển của Tỉnh.
Ba là, Quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, th ực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội phù hợp, hài hòa với phát tri ển kinh tế. Ti ếp t ục c ủng
cố, nâng cấp cơ sở vật chất các trường lớp học, các cơ s ở ý tế, văn hóa, th ể

thao; đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện, chú ý đào t ạo
thợ lành nghề để phát triển công nghiệp phù trợ, thực hiện công nghiệp hóa
nền kinh tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và các ho ạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt Nghị quy ết Trung ương 9 khóa XI
về văn hóa gắn với xây dựng con người Thanh Hóa kiểu mẫu; xây d ựng môi
trường văn hóa lành mạnh; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa c ủa đ ồng bào
dân tộc ở địa phương; làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích l ịch s ử,
văn hóa. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã h ội, gi ải quy ết vi ệc làm,
chương trình giảm nghèo, đặc biệt là giảm nghèo bền vững tại 7 huy ện
nghèo và các xã nhiều khó khăn. Quan tâm tới điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của
công nhân ở các khu kinh tế, khu công nghiệp; từng bước cải thiện, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Bốn là, là địa bàn có vị trí chiến lược, quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Thanh Hóa cần phải thường xuyên củng cố tiềm lực và thế trận quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc, đặc biệt là thế trận lòng dân; xây
dựng các lực lượng vũ trang địa phương vững m ạnh, sẵn sàng chiến đ ấu
cao; chủ động triển khai các phương án làm thất bại mọi âm m ưu th ủ đoạn,
hoạt đông chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động bất ng ờ.
Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, tăng cường đấu tranh đẩy lùi các lo ại t ội
phạm, tệ nạn xã hội; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của nhân dân,
không để xảy ra khiếu kiện kéo dài, vượt cấp; giữ v ững an ninh chính tr ị,
trật tự an toàn xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các c ơ
quan Tư pháp; xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm pháp luật, đúng ng ười,
đúng tội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã h ội.


Năm là, yếu tố có ý nghĩa quyết định là phải làm tốt công tác xây d ựng
Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục th ực
hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và

Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; kiên quyết đấu tranh ngăn ch ặn, đ ẩy lùi tình tr ạng
suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên; nâng cao tính tiên phong gương mẫu c ủa ng ười đ ảng viên; nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ ch ức Đảng trong đảng b ộ.
Hết sức chú ý phát triển đảng, xây dựng cơ sở đảng, công đoàn trong các
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu t ư n ước ngoài, xem đây là
nhiệm vụ quan trọng trong cả nhiệm kỳ, đáp ứng kịp thời quá trình h ội
nhập, mở cửa nền kinh tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Nâng cao hiệu lực, hiệu qu ả ho ạt
động của các cơ quan quản lý nhà nước. Đổi mới nội dung, ph ương th ức
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; c ủng c ố v ững
chắc khối đại đoàn kết các dân tộc.
Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ; tăng c ường giáo
dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống cách mạng cho cán bộ,
đảng viên; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về t ư t ưởng
chính trị, đạo đức, lối sống. Xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút,
trọng dụng nhân tài để xây dựng đội ngũ cán bộ, nh ất là đội ngũ cán b ộ c ấp
chiến lược, có phẩm chất và uy tín, đủ năng l ực, ngang tầm nhiệm v ụ trong
tình hình mới.
Bộ Chính trị tin tưởng rằng trong những năm tới Đảng bộ và nhân dân
Thanh Hóa, phát huy truyền thống cách mạng và những tiềm năng, l ợi th ế
của tỉnh, nhất định sẽ tận dụng được thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách
thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, góp
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, đưa
Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ, toàn diện trở thành tỉnh khá của cả n ước.
Ngày 20/02/1947, Bác Hồ về thăm và khai hội với đồng bào Thanh Hoá tại
Rừng thông (Huyện Đông Sơn), buổi chiều Bác gặp và nói chuyện với các đại
biểu thân sĩ, trí thức, phú hào; buổi tối nói chuyện với nhân dân Thị xã Thanh
Hoá ở trước Nhà thông tin Thị xã. , Bác Hồ đã căn dặn: “Thanh Hóa phải trở nên

một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là
là tỉnh kiểu mẫu , làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”.
Người khẳng định: “Tỉnh Thanh Hóa có tiếng là văn vật”, “là một tỉnh đất
rộng, người đông, nhân dân có truyền thống đấu tranh anh dũng và cần cù lao
động, có miền núi, trung du, đồng bằng và miền biển”, đồng thời đánh giá Thanh
Hóa là một trong những tỉnh có vị trí địa – chính trị, địa - chiến lược cực kỳ quan
trọng của đất nước.Những quan điểm của Bác Hồ về xây dựng “Thanh Hóa kiểu
mẫu” mang tâm nhìn chiến lược gắn với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang lãnh đạo nhân dân ta


trong mấy thập kỷ qua tiến hành xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Người chỉ ra mục
đích, cách làm cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa để trở thành
tỉnh “Kiểu mẫu”,“Thanh Hóa kiểu mẫu” đã trở thành mục tiêu, động lực, tài sản
quý giá đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh trong sự nghiệp đấu
tranh, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển quê hương Thanh Hóa.Người
khẳng định, kim chỉ nam cho mọi hành động chính là phải “lấy dân làm gốc”, dân
là chủ, Chính phủ là đày tớ của dân,quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu”!
Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân
và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh
vực kinh tế- xã hội. Mà nổi bật nhất là thành tựu kinh tế -khu kinh tế Nghi Sơn,
tình hình kinh tế của tỉnh đã có nhiều phát triển, thành tựu vượt bậc:
Bước vào giai đoạn (1986-2016) nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng
cường đã hình thành các khu công nghiệp, các đô thị mới ra đời. Kinh tế đã tập
trung phát huy thế mạnh của các vùng kinh tế trong tỉnh và thu được nhiều thành
tựu rực rỡ. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác xoá đói, giảm
nghèo được quan tâm; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư xây dựng với
tốc độ khá nhanh.
Khu kinh tế Nghi Sơn (KKT Nghi Sơn) có diện tích tự nhiên 18.611,8 ha nằm

phía Nam tỉnh Thanh Hoá, trên trục giao lưu Bắc - Nam của đất nước, cách Thủ
đô Hà Nội 200 km về phía Nam, là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, Tây
Bắc và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Cảng Nghi Sơn
có tiềm năng phát triển thành một trong những cảng biển lớn nhất cả nước với
khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên tới 50.000DWT, năng lực xếp dỡ lên đến
hàng trăm triệu tấn/năm. Để thực hiện mục tiêu phát triển thành KKT đa ngành
thu hút các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: Lọc hóa dầu, luyện
cán thép cao cấp, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu... Chính phủ Việt Nam đã ban hành và cho áp dụng chính sách ưu
đãi cao nhất dành cho các nhà đầu tư.
Cảng Nghi Sơn: Được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết tại
Quyết định số 1401/QĐ-BGTVT ngày 26/5/2010. Tổng diện tích quy hoạch là
2.020 ha, trong đó vùng đất là 916,8 ha, vùng nước là 1.103,2 ha. Cảng Nghi Sơn
được quy hoạch bao gồm các khu bến tổng hợp, container và bến chuyên dùng có
khả năng tiếp nhận tàu 30.000 - 50.000 DWT, năng lực xếp dỡ 80 triệu tấn/năm.
Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 với kết cấu chuẩn mực, hiện đại theo tiêu
chuẩn quốc tế, tọa lạc sừng sững ở phía Đông Khu kinh tế Nghi Sơn. Trung tâm
của khối kiến trúc ấy là ống khói kép 02 lò cao 205m. Ống khói được làm theo
công nghệ Polime RFA (gia cường sợi thủy tinh) - công nghệ hiện đại nhất được
áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Ngay phía dưới là mái vòm chứa than, kết cấu
bằng khung thép, dài 240m, rộng 72m, có sức chứa 140.000 tấn than, đủ cho nhà
máy sử dụng liên tục trong hơn 3 tuần (mức tiêu thụ bình quân của nhà máy là


6.000 tấn than/ngày). Đường băng chuyền dài hơn 1,5 km cùng 2 cần cẩu công
suất bốc 750 tấn than/h luôn hoạt động đảm bảo cung cấp nguyên liệu liên tục cho
nhà máy từ cảng nhiệt điện vào đến kho chứa…
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 có tổng vốn đầu tư 48.000 tỷ đồng
(tương đương 2,3 tỷ USD), trong đó 25% tổng vốn đầu tư sẽ được góp bởi Liên
danh Nhà đầu tư Marubeni - Kepco, 75% còn lại sẽ được huy động từ các ngân

hàng quốc tế, bao gồm Ngân hàng Hợp tác phát triển Nhật Bản (JBIC), Ngân
hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM) và một số ngân hàng thương mại quốc
tế khác.Là nhà máy nhiệt điện than thuộc Quy hoạch điện VII, Dự án Nhiệt điện
BOT Nghi Sơn 2 là một trong hai nhà máy của Trung tâm Điện lực Nghi Sơn
(Thanh Hóa). Đây là dự án nhiệt điện đầu tiên áp dụng công nghệ siêu tới hạn với
hiệu suất cao, góp phần giảm khí nhà kính, bảo vệ môi trường. Đồng thời cũng là
dự án BOT đầu tiên trong ngành điện tiến hành lựa chọn nhà đầu tư theo hình
thức đấu thầu lựa chọn giá điện.
Cảng Nghi Sơn - Cảng Nước Sâu Nghi Sơn là tên gọi chung của một cụm
cảng biển tại khu vực nghi sơn, tĩnh gia, thanh hoá Việt Nam, thuộc cụm cảng
Bắc Trung Bộ Việt Nam. Cảng hiện có một khu bến tổng hợp và container thuộc
địa phận xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Luồng vào bến dài 2 km,
sâu: -8.5 m. Khu bến này hiện có khả năng tiếp nhận tàu đến 20 nghìn DWT. Nó
có 2 cầu tàu, một cầu dài 165 m và có độ sâu -8,5 m, cầu còn lại dài 225 m và có
độ sâu -11 m. Kho bến rộng 2.880 m2 và bãi chứa container rộng 12.350 m2.
Theo quy hoạch hệ thống cảng biển của Chính phủ Việt Nam, khu bến hiện nay sẽ
được nâng cấp để có khả năng tiếp nhận tàu tới 50 nghìn DWT. Đồng thời, tới
năm 2015, một khu bến mới gọi là Bắc Nghi Sơn sẽ được xây dựng (khi đó khu
bến hiện nay sẽ được gọi là Nam Nghi Sơn - Cảng Nhà Máy Lọc Hóa Dầu Nghi
Sơn ) làm khu bến chuyên dùng cho công nghiệp lọc hóa dầu, xi măng, có khả
năng tiếp nhận tàu đến 30 nghìn DWT.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi khởi công dự án lọc hóa dầu
Nghi Sơn (Thanh hóa).

Khu liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn (Thanh hóa).


Toàn cảnh Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1(Thanh hóa).


Khởi công nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2


Cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa)


Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng với tốc độ khá nhanh.
Nhiều dự án quan trọng đã được xây dựng trong như: Cảng Nghi Sơn, đường
Mục Sơn-Cửa Đạt, đường Hồ Chí Minh, đường nối cảng Nghi Sơn với đường
Hồ Chí Minh, đường Lang Chánh-Yên Khương, đường Hồi Xuân-Tén Tần,
công trình thuỷ lợi, thuỷ điện Cửa Đạt, khách sạn Sao Mai, khu công nghiệp
Tây Bắc Ga thành phố Thanh Hoá, Trường Đại học Hồng Đức, Bệnh viện đa
khoa, Bệnh viện phụ sản, Bệnh viện nhi, Trung tâm Truyền hình kỹ thuật số, hạ
tầng các khu dụ lịch, khu di tích, nhà tưởng niệm, tượng đài …
Không những thế, nhiều chỉ tiêu kinh tế khác cũng đã xác lập kỷ lục mới.
Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; tăng trưởng kinh tế
được duy trì ở mức hợp lý, từ từ dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước, chất
lượng tăng trưởng được nâng lên; ba đột phá chiến lược được tập trung thực
hiện và đạt kết quả tích cực; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng đạt kết quả bước đầu; văn hóa xã hội có bước phát triển, an sinh xã hội
cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được thực hiện; quản lý tài
nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường;
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên, cải cách hành chính đạt
những kết quả tích cực.Kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá; cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tích cực; một số chỉ tiêu chủ yếu vượt kế hoạch đề ra
và tăng cao so với các năm trước.
Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng có ý nghĩa trọng
đại trong sự nghiệp phát triển của Thanh Hóa , đánh dấu sự trưởng thành về mọi
mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Thanh Hóa, là quá trình cải biến sâu sắc,

toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” Sau 30 năm
đổi mới, Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng, từ một nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Thanh Hóa đã xây dựng
được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tạo ra môi trường thu hút
nguồn lực xã hội cho phát triển. So với thời kỳ trước đổi mới, diện mạo Thanh
Hóa có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy
mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình), đời sống nhân dân
từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã thực
sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối CNH, HĐH đất nước.
Thanh Hoá đã khởi sắc về mặt kinh tế, từng bước đi vào thế ổn định và phát
triển.Những thành tựu trên cho thấy Thanh Hóa đang từng bước trở thành tỉnh
kiểu mẫu như lời Bác căn dặn năm xưa.
Nếu bạn còn đang đi học, thì đương nhiên ưu tiên số một là học. Bạn đi làm thì ưu
tiên số một là đi làm. Nhưng có lẽ là nhiều bạn có câu hỏi: “Tôi làm gì để giúp phát
triển đất nước?”


Có lẽ đối với mỗi người chúng ta đất nước là gì quá to lớn và xa xôi, ta không cảm
thấy tôi nhỏ bé có thể làm được gì cho đất nước. Và đôi khi ta cảm thấy như giữa ta
và đất nước không liên hệ gì mấy.
Nhưng, cũng như gia đình chỉ là một nhóm của vài người—mẹ, cha, mấy anh chị em
—đất nước cũng chỉ là một nhóm của 80 triệu người. Đông hơn thì có, nhưng quy
tắc vẫn là các cá nhân chụm lại mà thành.
Và nếu ta làm mạnh cho gia đình ta thế nào, thì ta cũng làm mạnh đất nước ta như
thế:
1. Làm điều tốt: Học hành chăm chỉ, giữ thân thể khỏe mạnh, giữ đầu óc sáng suốt,
giúp người già yếu nghèo khổ, giữ sạch nhà cửa/đường phố…

2. Không làm điều xấu: Không hút sách, không trộm cắp, không dối trá, không đánh
nhau, không nhũng lạm…
3. Giữ trái tim trong sáng: Tích cực về gia đình và đất nước, luôn làm cho mình giàu
mạnh thêm, luôn làm cho mình giỏi giang thêm, luôn hỗ trợ các anh em của mình để
họ giàu mạnh thêm và giỏi giang thêm…
Nếu tất cả mọi người đều tốt, đều giàu mạnh, đều giỏi giang… thi đương nhiên là cả
nước sẽ tốt, sẽ giàu mạnh, sẽ giỏi giang…
Phát triển bản thân chính là phát triển đất nước. Làm hại bản thân chính là làm hại
đất nước. Giữa chúng ta và đất nước có liên hệ mật thiết như liên hệ giữa ta và gia
đình ta. Nếu ta tốt, giàu mạnh, giỏi giang, ta có thể thấy ngay là gia đình ta thêm tốt,
giàu mạnh giỏi giang. Đất nước ta cũng thêm tốt, giàu mạnh, giỏi giang như thế, chỉ
là khó thấy hơn gia đình một chút vì đất nước quá lớn nên hậu quả không lộ rõ như
gia đình.
Đất nước chẳng phải là gì trừu tượng. Đất nước là chúng ta, mọi người dân họp lại.
Chúng ta có thể không điều khiển được tác phong của ai cả, nhưng có một người
của đất nước ta có thể điều khiển tác phong 100%–đó là chính mình. Vậy thì, tác
phong của người khác hãy để họ tự lo, mỗi người chúng ta nên lo được cái ta có thể
lo—đó là điều khiển tác phong của chính mình.
Những đoàn binh vĩ đại phạt Bắc bình Nam thưở trước thực ra cũng chỉ là số cộng
của những cá nhân người lính, mỗi người một ngọn giáo làm nhiệm vụ dùng giáo
của mình. Ngày nay cũng chẳng có gì khác, đoàn binh chiến đấu cho cường thịnh
của tổ quốc ngày nay cũng chỉ là số đông chúng ta chụm lại, mỗi người múa ngọn
giáo của chính mình.
Các bạn đừng nghĩ là mình phải là quan chức lớn, là đại gia, mình mới giúp ích
được cho đất nước. Nếu so với các đại gia đã đi tù vì nhũng lạm, thì ai trong chúng
ta cũng đã đóng góp cho đất nước nhiều hơn các quý vị đó. Đừng quan tâm đến
chức vụ.




×