Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.56 KB, 12 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN
TẬP LÀM VĂN - LỚP 3
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Kĩ năng sống được lồng ghép trong chương trình tiểu học đã lâu và hiện nay đã
được đưa vào chương trình học nhằm cung cấp cho các em các kĩ năng cơ bản cần
thiết trong học tập cũng như trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Trong các kĩ năng
mà các em được học tập và rèn luyện thì kĩ năng giao tiếp là một kĩ năng vô cùng
quan trọng và cần thiết, nó giúp con người thích nghi với mọi hoạt động. Giao tiếp là
một quá trình hoạt động trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lí, hiểu biết lẫn nhau, tác động
và ảnh hưởng lẫn nhau và thường xuyên diễn ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, kĩ năng
giao tiếp của mỗi con người không phải do di truyền hay bẩm sinh mà có mà nó được
hình thành, rèn luyện và phát triển trong thực tiễn cuộc sống của con người. Do đó,
muốn nâng cao chất lượng học tập của các em thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải tích
cực rèn luyện và phát triển kĩ năng cần thiết này cho các em. Mọi hoạt động dạy –
học, sinh hoạt trong nhà trường đều được thực hiện thông qua giao tiếp hằng ngày qua
các mối quan hệ giữa học sinh – học sinh; giữa thầy cô – học sinh…. đây là nhu cầu
tất yếu để các em thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện một cách có hiệu quả. Thông
qua giao tiếp hằng ngày các em trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm xử
lý tình huống… để biến chúng thành các kĩ năng của bản thân từ đó giúp các em dần
dần hình thành và phát triển nhân cách của mình. Với việc thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển của xã hội, tạo ra những con người thế hệ mới, năng động, sáng tạo, làm chủ
sự tiến bộ của khoa học – kỉ thuật, sự phát triển của thế giới. Giáo dục đang từng bước
đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương tiện và phương pháp dạy học, trong đó đang
chú trọng đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo bước đột phá giúp các em phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen, kĩ năng học tập đi đôi
với thực hành. Đối với bậc tiểu học, bậc học nền tảng, đòi hỏi bước đầu các em dần


tiếp thu và hình thành các kĩ năng cần thiết nhằm tạo đà cho các em tiếp bước sau này,
kĩ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng, nhờ có giao tiếp tốt các em mới học tập có
hiệu quả, các em tự tin tham gia vào các hoạt động ở lớp, ở trường và trong hoạt động
hằng ngày. Trong các mối quan hệ hàng ngày, các em biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, lời
1


yêu cầu, đề nghị; biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng người khác; biết cách nhận thức
đúng đắn, nhận biết về đối tượng giao tiếp; biết bày tỏ quan điểm của mình bằng lời
nói, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ….Kĩ năng giao tiếp giúp học sinh biết cách giải quyết
tình huống trong cuộc sống, giúp các em tự tin, mạnh dạn nói điều muốn nói, làm
những việc nên làm, cần làm; biết lắng nghe và hiểu người khác. Với mong muốn
được rèn luyện thêm và vận dụng tốt hơn phương pháp dạy học mới trong thực tiễn
dạy học tại đơn vị; giúp học sinh tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện kĩ năng
giao tiếp trong học tập và sinh hoạt thường ngày. Tôi chọn tìm hiểu nội dung
“ Rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong dạy học phân môn Tập làm văn - Lớp 3”.
2. Thực trạng rèn luyện giao tiếp trong dạy học hiện nay:
Qua quá trình giảng dạy ở lớp và việc dự giờ thăm lớp đồng nghiệp. Tôi nhận thấy
thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong các giờ học cho học sinh được
thể hiện như sau:
2.1. Về phía giáo viên:
Nhờ quá trình học tập, trau dồi kiến thức nghề nghiệp, tích cực ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học và thường xuyên trau dồi kĩ năng sư phạm nên đa số giáo
viên đều đã chủ động hướng cho các em học sinh rèn luyện các kĩ năng cần thiết, đa
số học sinh cơ bản đã chú ý rèn luyện các kĩ năng thực hành trong học tập. Tuy nhiên
còn có một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức việc đổi mới cách lên
lớp, còn thụ động trong quá trình giảng dạy; chưa thực sự quan tâm rèn luyện cho học
sinh khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa thầy với trò thông qua các
phương pháp dạy học giao tiếp. Giáo viên còn thường xuyên sử dụng phương pháp
giảng giải; chưa chú trọng cho các em tự rèn luyện, học sinh chưa được trải nghiệm

trong quá trình học. Do đó chưa nâng cao kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh, từ
đó chưa nâng cao được chất lượng học tập của các em.
Trong quá trình tổ chức bài học giáo viên đã cơ bản chú ý đến việc tổ chức cho
học sinh thảo luận nhóm để trình bày bài làm, đưa đến nội dung của bài học. Tuy
nhiên một số giáo viên chưa chú trọng và chưa tổ chức cho các em thảo luận nhóm
đúng quy trình nên kết quả thảo luận của nhóm chưa được như ý muốn. Những học
sinh khá giỏi thường làm thay hoặc giải quyết vấn đề còn các em học sinh yếu chưa
thực sự xây dựng được nội dung bài, nhiều lúc còn làm việc riêng hoặc ỉ lại các bạn
khác trong nhóm.
Giáo viên chưa chủ động hoặc chưa động viên kịp thời, chưa tạo được không khí
sôi nổi cho học sinh; do đó chưa khuyến khích các em tự tin trình bày ý kiến trước tập
thể.
Ngoài ra, trong các giờ học nói chung và giờ học tập làm văn nói riêng giáo viên
chưa tạo ra được các tình huống học tập để kích thích nhu cầu giao tiếp của học sinh;
chưa thường xuyên hướng dẫn, định hướng hoạt động giao tiếp cho các em như: nói
nội dung gì?, viết cái gì? Nói thế nào? ….; chưa tạo được cách sử dụng ngôn ngữ phù
hợp để trình bày vấn đề trong học tập.
2


2.2. Về phía học sinh:
Ở học sinh lớp 3, bước đầu các em mới làm quen với các kĩ năng phục vụ bản
thân. Do đó, khả năng giao tiếp ở các em chưa được rèn luyện nhiều, khả năng tư duy,
khái quát còn yếu nên khi diễn đạt một vấn đề nào đó các em còn lúng túng, gặp khó
khăn khi trình bày, ngôn ngữ còn vụng về, kĩ năng nói, diễn đạt còn yếu, lủng củng,
trình bày chưa lưu loát, nhiều khi ngôn ngữ trình bày “ viết như nói”, nghĩ sao nói vậy,
rất chân thật…
Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng đa số còn thiếu tự tin trong
giao tiếp, còn rụt rè, nhút nhát, chưa tin vào khả năng của bản thân nên khả năng trình
bày còn hạn chế do đó kết quả học tập chưa được như mong muốn.

Mặt khác, kiến thức về ngôn ngữ của học sinh lớp 3 còn ít, ngôn từ chưa phong
phú, khả năng phân tích, khái quát còn chậm, chưa chủ động. Trong giao tiếp hằng
ngày các em hay nói trống không, thiếu nhẹ nhàng, ít thưa gửi, gặp người lạ ngại chào
hỏi, ít giao tiếp chủ yếu là tò mò quan sát; giao tiếp rụt rè, thiếu kĩ năng, thường ngập
ngừng, mất bình tĩnh khi gặp các tình huống bất ngờ….
Ngoài ra, học sinh chủ yếu là con em nông thôn, gia đình chủ yếu làm nông nên
điều kiện còn khó khăn, gia đình ít có điều kiện và khả năng để rèn luyện cho các em
cũng là một trở ngại không nhỏ. Ngoài giờ học các em ít có cơ hội để tiếp xúc, giao
lưu, va chạm nên các em ngại tiếp xúc, không mạnh dạn, không dám giao tiếp rộng,
còn tự ti, ngại ngùng.
Chính vì một số khó khăn trên nên học sinh còn gặp khá nhiều trở ngại trong quá
trình học tập. Qua một cuộc thăm dò về khả năng giao tiếp của 56 em học sinh lớp 3
tại đơn vị tôi thu được kết quả như sau:
Số học
sinh
tham
gia

56

Học sinh thường xuyên,
tích cực tham gia phát
biểu, trình bày xây dựng
bài

Học sinh chưa tích
cực tham gia phát
biểu xây dựng bài

Học sinh ít tham gia

phát biểu xây dựng
bài

Số lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

15

26,78%

21

37,50%

20

35,72%

Đây cũng là một thực tế khiến giáo viên chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở về khả
năng giao tiếp và học tập của học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh toàn trường nói

chung. Trước thực tế đó, tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi làm thế nào để nâng cao hơn nữa
khả năng giao tiếp cho các em thông qua các bài học mà đặc biệt là qua phân môn Tập
làm văn.
Quá trình giảng dạy ở lớp, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp nhằm nâng
cao kĩ năng giao tiếp cho các em. Và kết quả thu được có nhiều tiến bộ rõ rệt, học sinh
mạnh dạn hơn, khả năng diễn đạt và trình bày tốt hơn, học sinh học sôi nổi hơn trước
trong thảo luận và trình bày trước lớp và hiệu quả học tập của các em tiến bộ hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu:
3.1: Nhiệm vụ nghiên cứu:
3


- Nghiên cứu thực tiễn đơn vị để đưa ra giải pháp nâng cao khả năng giao tiếp cho học
sinh.
- Khảo sát thực tiễn dạy học rèn luyện kỹ năng giao tiếp của giáo viên.
- Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa kỹ năng giao tiếp cho học sinh khối 3.
3.2: Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa quá trình dạy và học tại
đơn vị để đưa ra kết quả cụ thể.
- Sử dụng các phương pháp điều tra về thực trạng giaó dục kỹ năng giao tiếp cho học
sinh lớp 3 thông qua phân môn Tập làm văn; Phương pháp trò chuyện, vấn đáp để thu
thập thông tin; Sử dụng phương pháp quan sát để nhận biết các biểu hiện giao tiếp của
học sinh trong các hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động hàng ngày…
4. Chương trình, các bài Tập làm văn trong Sách giáo khoa lớp 3:
Phân môn Tập làm văn lớp 3 được bố trí 1 tiết/tuần; với các chủ điểm khác nhau từ
đó học sinh được rèn luyện các kĩ năng nói, nghe và viết:
Tuần
1
2
3

4

Chủ điểm
Măng non
Măng non
Mái ấm
Mái ấm

Nội dung bài học
Nói về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Điền vào giấy tờ in sẵn
Viết đơn
Kể về gia đình
Điền vào giấy tờ in sẵn
Nghe – kể: Dại gì mà đổi
Điền vào giấy tờ in sẵn

5

Tới trường

Tập tổ chức cuộc họp

6

Tới trường

Kể lại buổi đầu em đi học

7


Cộng đồng

8

Cộng đồng

9

Ôn tập giữa học kỳ I

10

Quê hương

11

Quê hương

Nghe – kể: Không nỡ nhìn
Tập tổ chức cuộc họp
Kể về người hàng xóm
Tập viết thư và phong bì thư
Nghe – kể: Tôi có đọc đâu!
Nói về quê hương

12

Bắc – Trung - Nam


Nói, viết về cảnh đẹp đất nước

13

Bắc – Trung – Nam

Viết thư

14

Anh em một nhà

Nghe – kể: Tôi cũng như bác
Giới thiệu hoạt động
4


15

Nghe – kể: Giấu cày

Anh em một nhà

Giới thiệu về tổ em

16

Thành thị và nông Nghe – kể: Kéo cây lúa lên
thôn
Nói về thành thị, nông thôn


17

Thành thị và nông Viết về thành thị, nông thôn
thôn

18

Ôn tập cuối học kỳ I

19

Bảo vệ tổ quốc

Nghe – kể: Chàng trai Phù Ủng

20

Bảo vệ tổ quốc

Báo cáo hoạt động

21

Nói về trí thức

Sáng tạo

Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống


22

Sáng tạo

Nói, viết về một người lao động trí óc

23

Nghệ thuật

Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật

24

Nghệ thuật

Nghe – kể: Người bán quạt may mắn

25

Lễ hội

Kể về lễ hội

26

Lễ hội

Kể về một ngày hội


27

Ôn tập giữa học kỳ II

28

Kể lại một trận thi đấu thể thao

Thể thao

Viết lại một tin thể thao trên báo, đài

29

Thể thao

Viết về một trận thi đấu thể thao

30

Ngôi nhà chung

Viết thư

31

Ngôi nhà chung

Thảo luận về bảo vệ môi trường


32

Ngôi nhà chung

Nói, viết về bảo vệ môi trường

33

Bầu trời và mặt đất

Ghi chép sổ tay

34
35

Nghe – kể: Vươn tới các vì sao

Bầu trời và mặt đất

Ghi chép sổ tay

Ôn tập cuối học kỳ II
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Muốn rèn luyện và nâng cao khả năng giao tiếp cho học sinh trong quá trình lên
lớp nói chung và khi dạy Tập làm văn lớp 3 nói riêng, đòi hỏi mỗi giáo viên phải kiên
trì, bền bỉ vì đây là công việc đòi hỏi phải có thời gian, phải làm thường xuyên và
trong quá trình làm còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục hạn chế đó tôi đã tiến hành
một số biện pháp sau:
1. Tạo không khí thoải mái; tạo tình huống kích thích học sinh giao tiếp:

5


Trong quá trình lên lớp tôi luôn tìm cách để khuyến khích, động viên học sinh say
mê, tích cực học tập, tự tin trình bày ý kiến trước tập thể, hướng dẫn các em thảo luận,
giúp đỡ nhau trong việc tìm ra kiến thức chung. Sau khi nêu vấn đề học tập tôi sử
dụng các phương pháp trò chơi hoặc đưa ra hệ thống câu hỏi mở để vấn đáp với học
sinh nhằm tạo không khí gần gũi, tự nhiên.
Ví dụ 1: Trong bài: Tập tổ chức cuộc họp – SGK Tiếng Việt 3 – Tập 1 (Tuần 5)
Các em đã tham gia vào Cuộc họp của chữ viết (Bài tập đọc) và hằng tuần chúng ta
thường tổ chức các cuộc họp cuối tuần, em hãy nêu:
- Khi nào thì chúng ta cần tổ chức một cuộc họp?
- Diễn biến của một cuộc họp? ( 5 bước: + Nêu mục đích cuộc họp
+ Nêu tình hình của lớp
+ Nêu nguyên nhân
+ Nêu cách giải quyết
+ Giao việc cho mọi người
- Để tổ chức một cuộc họp em cần chú ý những điểm gì?
(+ Xác định rõ nội dung bàn về vấn đề gì? Có thể là: Giúp nhau học tốt, chuẩn bị các
tiết mục văn nghệ, trang trí lớp học, giữ vệ sinh, giúp đỡ bạn khó khăn, chuẩn bị cho
buổi lao động trồng hoa, …
+ Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp)
- Ai là người nêu mục đích của cuộc họp?
- Ai là người nêu nguyên nhân ?
- Làm thế nào để giải quyết vấn đề ?
- Giao việc cho mọi người bằng cách nào ?
Ví dụ 2: Bài: Kể lại buổi đầu đi học – SGK Tiếng Việt 3 – Tập 1 (Tuần 6)
Sau khi tổ chức cho các em nhớ lại buổi đầu tới trường, giáo viên gợi ý:
- Em lần đầu tiên đến trường là buổi sáng hay chiều ?
- Không khí khi đó như thế nào ? ( thời tiết thế nào ?; bạn bè, thầy cô giáo ?...)

- Ai dẫn em tới trường ?
- Lúc đó em cảm thấy thế nào ? (hồi hộp, bỡ ngỡ ra sao ?)
- Kết thúc buổi học đó thế nào ?
- Em có kỉ niệm gì sâu sắc cho buổi đầu đi học không ?
Dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên, học sinh thảo luận và trình bày theo
nhóm, lớp nhận xét và bổ sung các ý kiến. Dựa vào hệ thống câu hỏi trên học sinh
trình bày được vấn đề một cách dễ dàng hơn. Thông qua việc trình bày ý kiến đó, giáo
viên khuyến khích, động viên các em từ đó học sinh dần tự tin vào khả năng của bản
thân và quen dần với việc trình bày trước tập thể.
6


2. Hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng diễn đạt để tạo ra lời nói, viết
hoàn chỉnh trong giao tiếp:
Ngôn ngữ là phương tiện không thể thiếu trong giao tiếp hằng ngày. Do đó, việc
rèn luyện học sinh sử dụng lời nói, chữ viết cho tốt là vấn đề tôi luôn quan tâm và
dành nhiều thời gian để rèn luyện cho học sinh. Tùy theo năng lực và vốn từ của mỗi
học sinh mà tôi tạo cơ hội cho các em được thể hiện khả năng diễn đạt của mình.
Với những học sinh còn rụt rè, nhút nhát, khả năng giao tiếp còn hạn chế, tôi
thường xuyên tạo điều kiện cho các em có thể giao lưu với các bạn nhiều hơn thông
qua việc thảo luận trao đổi theo nhóm, hướng dẫn các em nói về những vấn đề đơn
giản hơn phù hợp với khả năng của các em.
Với những học sinh có khả năng giao tiếp tốt hơn, kĩ năng trình bày rõ ràng, trôi
chảy hơn tôi luôn động viên các em tìm hiểu thêm các nội dung mới, các tình huống
phức tạp hơn, kiến thức rộng hơn, đòi hỏi sáng tạo hơn…
Dựa vào mục tiêu cụ thể của từng bài học, tôi hướng dẫn các em theo các hình
thức khác nhau:
2.1. Hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ nói:
Kỹ năng nói của học sinh được hình thành trước kỹ năng viết thông qua giao tiếp
tự nhiên. Trong giao tiếp hằng ngày kỹ năng nói của các em thường mộc mạc, nghĩ

sao nói vậy, nên không những trong giờ tập làm văn mà cả các phân môn khác tôi luôn
chú ý sữa cách nói cho các em. Ngoài việc chú ý cách phát âm cho đúng, tôi thường
rèn luyện các em cách nói ngắn gọn, đầy đủ, trôi chảy, không nên sử dụng phương
ngữ… nói kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ để thể hiện tốt hơn nội dung cần trình
bày.
Ví dụ1: Bài: Kể lại buổi đầu đi học – SGK Tiếng Việt 3 – Tập 1 (Tuần 6)
Sau khi tổ chức cho các em thảo luận hệ thống câu hỏi, nhớ lại buổi đầu tới trường
tôi tổ chức cho các em trình bày, chẳng hạn với câu hỏi:
- Em lần đầu tiên đến trường là buổi sáng hay chiều ?
Với học sinh trung bình thông thường các em trả lời trực tiếp (sáng hoặc chiều);
nhưng với học sinh khá giỏi các em có thể trình bày khác ( VD: Lần đầu tiên em tới
ngôi trường mới là một buổi sáng trời trong xanh, mát mẻ ; …)
Theo từng nội dung của bài học tôi tổ chức cho các em trình bày và bổ sung, sửa lỗi
cho bạn.
Ví dụ2: Bài: Báo cáo hoạt động – SGK Tiếng Việt 3 – Tập 2 (Tuần 20)
Cần nhắc nhở học sinh:
+ Chuẩn bị nội dung báo cáo đúng yêu cầu bài tập.
+ Trước khi báo cáo cần nói lời mở đầu ( Thưa các bạn…)
+ Báo cáo chân thực, đúng thực tế các hoạt động của tổ
+ Sau khi nhóm đã thảo luận thống nhất giáo viên tổ chức cho các em đóng vai tổ
trưởng báo cáo trước lớp ( yêu cầu khi báo cáo phải rõ ràng, tự tin). Sau khi nghe
xong giáo viên tổ chức cho cả lớp bầu học sinh báo cáo tốt nhất.
7


Việc giáo viên tổ chức cho các em đóng vai tổ trưởng báo cáo sẽ giúp học sinh làm
quen dần với tác phong trong giao tiếp, các em tự tin, mạnh dạn hơn và bài học cũng
sôi nổi, học sinh hứng thú, giờ dạy có hiệu quả hơn.
2.2. Hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ viết:
Viết là sản phẩm của quá trình học tập, là phương tiện học tập và giao tiếp có hiệu

quả. Năng lực viết chứng tỏ khả năng học tập của mỗi người. Ở học sinh kỹ năng viết
của mỗi học sinh không giống nhau, ở lớp 3 các em hầu như chưa được làm quen
nhiều về kỹ năng này, các em mới chỉ làm quen với các dạng câu đơn giản như: Điền
vào giấy tờ in sẵn; Viết đơn; Tập viết thư, bì thư ; Viết về cảnh đẹp đất nước ; Viết về
thành thị, nông thôn ; Viết về bảo vệ môi trường….. Do đó, tôi luôn chú trọng hướng
dẫn rèn luyện cách viết cho các em.
Ví dụ: Bài: Nói, viết về bảo vệ môi trường – SGK lớp3- Tập 2 (tuần 32) :
Bài tập: Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo
vệ môi trường.
Sau khi tổ chức cho học sinh thảo luận, nói về những việc đã làm để bảo vệ môi
trường. Tôi hướng dẫn các em ghi lại những lời vừa kể thành đoạn văn ngắn, yêu cầu :
+ Trình bày thành đoạn văn, đủ số lượng câu
+ Biết cách chấm câu, viết các câu theo mẫu đã học (Ai là gì ? Ai thế nào ?....)
+ Biết lựa chọn và dùng từ ngữ hợp lý (Khuyến khích sử dụng các phép so sánh, nhân
hóa)
+ Biết nêu lên được cảm tưởng của mình sau khi làm được một việc có ý nghĩa nhằm
góp phần bảo vệ môi trường.

2.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ cơ thể:
Ngôn ngữ cơ thể là yếu tố quan trọng tác động nhiều đến người nghe trong giao
tiếp. Trong từng trường hợp cụ thể thì ngôn ngữ cơ thể như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ,
dáng đứng, điệu bộ, giọng điệu..giúp cho quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao. Có thể
nói, ngôn ngữ cơ thể là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giao tiếp hằng ngày mà bản thân ai
cũng có. Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, giao tiếp
bằng ngôn ngữ cơ thể còn hạn chế. Trong các giờ Tập làm văn (Nghe – kể; Nói) tôi
cũng thường xuyên lưu ý cho học sinh sử dụng ngôn ngữ cơ thể để trình bày nội dung
bài học hấp dẫn và sinh động hơn.
Ví dụ: Khi kể lại câu chuyện, trong quá trình kể tôi thường hướng dẫn các em thể
hiện các cử chỉ phù hợp; tùy thuộc vào từng nhân vật, từng nội dung câu chuyện mà
các em sử dụng giọng điệu kết hợp nét mặt, điệu bộ phù hợp: Kể về ngày đầu tới

trường thì giọng điệu hồi hộp, vui tươi; Nói về quê hương thì tự hào, sung sướng;
nhận xét khuyết điểm của bạn thì nghiêm túc, thẳng thắn….. ; khi kể chuyện hài thì cử
chỉ, điệu bộ, nét mặt gây cười sẽ tạo cho câu chuyện thêm kịch tính, hấp dẫn, lôi cuốn
người nghe hơn…..
8


3. Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
Nhận xét, bổ sung, đánh giá là kỹ năng cần thiết cho học sinh. Thông qua hoạt
động này, học sinh phát hiện những thiếu sót của mình và được bạn bè góp ý, bổ sung
hoàn thiện hơn. Đây cũng là hoạt động quan trọng trong giao tiếp của các em, để nhận
xét, bổ sung ý kiến của bạn đòi hỏi các em phải xem xét kỹ, kiểm tra đối chiếu yêu
cầu, mục tiêu bài học, kiểm tra bài làm của bản thân và tiến hành diễn đạt ý kiến của
mình trước tập thể. Để học sinh thực hiện hoạt động này có hiệu quả, ngay từ đầu năm
học tôi đã tổ chức cho các em thường xuyên thực hiện và hướng dẫn các em nhận xét
cả nội dung và hình thức diễn đạt. Thông thường hoạt động này được thực hiện ở giờ
trả bài hoặc sau khi học sinh trình bày một vấn đề học tập. Do đó, trong giờ học, các
em phải tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết, rút kinh
nghiệm đã được giáo viên, chấm chữa bài. Từ đó hình thành thói quen tự điều chỉnh,
tự học tập để có kết quả tốt.
4. Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học mới, phương pháp dạy học tích
cực.
Đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề cần thiết hiện nay, đòi hỏi mỗi giáo
viên phải tích cực học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ để nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy và học trong đơn vị. Trong quá trình lên lớp tôi tiến hành một số phương
pháp mới như: Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học bằng tình huống,
phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp trò chơi, …và thông qua các phương
pháp này học sinh có thêm cơ hội để thực hành, luyện tập, thu hút các em tham gia
tích cực, hào hứng, có hiệu quả hơn vào nội dung bài học.
Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ cho việc dạy học hiện đại như: Máy vi

tính, máy chiếu đa năng…cũng làm phong phú thêm nội dung các bài tập làm văn,
làm cho vấn đề học tập trở nên trực quan và sinh động hơn từ đó nội dung bài học trở
nên gần gũi hơn, học sinh thể hiện các kỹ năng giao tiếp tốt hơn.
5. Giáo án thực nghiệm:
Tập làm văn
NÓI – VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK)
- Học sinh viết được một đoạn văn ngắn ( từ 7 – 10 câu ) kể lại việc làm trên. Bài viết
hợp lí, diễn đạt rõ ràng.
- Kỹ năng sống được giáo dục:
+ Kỹ năng giao tiếp: Lắng nghe, cảm nhận, chia sẽ, bình luận, trình bày.
+ Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.
- Giáo dục môi trường: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên xung
quanh.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh về một số việc làm bảo vệ môi trường.
9


- Bảng lớp ghi các câu hỏi gợi ý để học sinh kể
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi hai em lên bảng trình bày ý kiến - Hai học sinh lên bảng thực hiện.
của các bạn nói về một số việc làm bảo vệ môi
trường đã học ở tiết tập làm văn tuần 31.

- Yêu cầu học sinh nhận xét

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Hướng dẫn làm bài tập :

Bài tập 1 : - Gọi 1 học sinh đọc bài tập và gợi ý
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
mục a và b .
- Học sinh giải thích yêu cầu bài
- Yêu cầu một em giải thích yêu cầu bài tập
tập
- Giới thiệu đến học sinh một số bức tranh về
- Học sinh quan sát các bức tranh
bảo vệ môi trường.
bảo vệ môi trường .
-Chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm chỉ định
nhóm trưởng để điều khiển và trong nhóm kể về - Lớp tiến hành chia thành các
nhóm .
các việc làm bảo vệ môi trường
Lưu ý học sinh:
- Các nhóm kể cho nhau nghe
những việc làm nhằm để bảo vệ
+ Nêu cảm nghĩ của mình sau khi làm việc góp môi trường .
phần bảo vệ môi trường.
- Ba em thi kể trước lớp .
- Mời ba em thi kể trước lớp .
- Lớp lắng nghe và bình chọn bạn

- Yêu cầu học sinh theo dõi nhận xét đánh giá và kể hay và có nội dung đúng nhất .
bình chọn ra học sinh kể hay nhất .
- Hai em đọc yêu cầu đề bài tập 2 .
Bài tập 2 :- Yêu cầu hai em nêu đề bài .
- Thực hiện viết lại những điều mà
- Yêu cầu lớp thực hiện viết lại các ý vừa trao vừa kể ở trên về các biện pháp
đổi vào vở .
bảo vệ môi trường, đảm bảo đúng
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu. các yêu cầu trình bày như giáo
viên đã lưu ý .
Lưu ý HS:
+ Kể lại những việc đã làm thực tế.

+ Viết đủ câu theo yêu cầu
+ Biết chấm câu đúng, dùng từ ngữ hợp lý
+ Nêu được cảm nghĩ của mình.
- Mời một số em đọc lại đoạn văn trước lớp
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt
10

- HS nối tiếp nhau đọc lại đoạn
văn của mình trước lớp .


Kết luận: Bảo vệ môi trường thiên nhiên là việc - Lớp lắng nghe bình chọn bạn có
làm chung của mọi người, bằng những việc làm bài viết hay nhất .
cụ thể chúng ta hãy làm cho môi trường xung
quanh luôn trong sạch.
c) Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung


- Hai em nhắc lại nội dung bài học
-Nhận xét đánh giá tiết học; dặn các em hãy .
thường xuyên làm những việc làm thiết thực, có
ý nghĩa xung quanh nơi ở, nơi học tập nhằm góp
phần bảo vệ môi trường.
- Dặn về nhà hoàn thành bài.

C. KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua quá trình giảng dạy và áp dụng những biện pháp trên tôi thấy khả năng giao
tiếp của các em học sinh có tiến bộ rõ rệt, từng bước khắc phục được tính rụt rè, nhút
nhát. Trong quá trình học các em đã tập trung xây dựng bài tốt hơn; các em tự tin hơn
trong giao tiếp hằng ngày. Cụ thể theo dõi qua các giờ dạy và dự giờ sau học kỳ I tôi
thu được kết quả:
Số học
sinh
tham
gia

56

Học sinh thường xuyên,
tích cực tham gia phát
biểu, trình bày xây dựng
bài

Học sinh chưa tích
cực tham gia phát
biểu xây dựng bài


Học sinh ít tham gia
phát biểu xây dựng
bài

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

22

39,28%

25

44,64%

9

16,08%

2. Bài học kinh nghiệm, kiến nghị, đề xuất:

2.1. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tế lên lớp tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhằm nâng cao khả năng
giao tiếp cho học sinh:
- Ngay từ đầu năm học giáo viên nên khảo sát cụ thể học sinh để có biện pháp phụ
đạo, bồi dưỡng thêm.
11


- Trong quá trình lên lớp, giáo viên nên thường xuyên theo dõi từng đối tượng học
sinh để có biện pháp hướng dẫn phù hợp.
- Thường xuyên tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả, thay đổi
luân phiên thư ký nhóm, đại diện nhóm nhằm tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, trình
bày giúp các em bình tĩnh, tự tin trình bày nội dung học tập.
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh giao lưu, ngoại khóa.... nhằm rèn luyện thêm kỹ
năng thuyết trình, kỹ năng tự tin trong giao tiếp để nâng cao hơn nữa chất lượng học
của các em.
2.2. Kiến nghị, đề xuất:
- Hàng năm giáo viên chủ nhiệm nên kết hợp với nhà trường, Đội TNTP tổ chức các
hoạt động giao lưu, các trò chơi, buổi tọa đàm, các cuộc thi... để học sinh có cơ hội
giao lưu, rèn luyện nhiều hơn.
- Ban giám hiệu nhà trường cùng các đoàn thể cần nghiên cứu, tổ chức nhiều cuộc thi,
hoạt động ngoại khóa ...hơn nữa để học sinh và giáo viên có điều kiện giao lưu, học
tập./.
Người thực hiện

12




×