Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hoàn thiện hoạt động quản trị tồn kho nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Park Corp. (Việt Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM TƯỜNG AN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TỒN KHO NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH PARK CORP. (VIỆT NAM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM TƯỜNG AN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TỒN KHO NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH PARK CORP. (VIỆT NAM)

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ THỊ ÁNH

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng
lặp với các đề tài khác.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Tường An


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TỒN KHO ................................................ 7
1.1

Tổng quan về hàng tồn kho ................................................................................ 7

1.1.1

Khái niệm hàng tồn kho ............................................................................... 7

1.1.2


Chức năng và vai trò của hàng tồn kho ....................................................... 8

1.1.3

Phân loại hàng tồn kho................................................................................. 8

1.1.4

Các loại chi phí tồn kho ............................................................................. 10

1.2

Tính chất của hàng tồn kho nguyên vật liệu ..................................................... 12

1.3

Hoạt động quản trị tồn kho ............................................................................... 13

1.3.1

Thời gian phân phối (leadtime) ................................................................. 15

1.3.2

Các phương pháp hoạch định nhu cầu tồn kho .......................................... 17

1.3.2.

Các kỹ thuật quản trị tồn kho ................................................................. 23


1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tồn kho ............................................... 29
1.4.1.

Tỷ số giữa giá trị tồn kho trên doanh số ................................................. 29

1.4.2.

Mức độ đầu tư cho hàng tồn kho ............................................................ 29

1.4.3.

Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng .................................................. 30

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị tồn kho ....................................... 30
1.5.1.

Sự khác biệt giữa kế hoạch cung ứng và nhu cầu thực tế ...................... 30

1.5.2.

Năng lực của nhà cung cấp ..................................................................... 31

1.5.3.

Sự phát triển của công nghệ thông tin .................................................... 32


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TỒN KHO TẠI PARK CORP.
(VIỆT NAM) .................................................................................................................. 34
2.1. Giới thiệu về Park Corp. (Việt Nam) ............................................................... 34

2.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 34

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức của Park Corp. (Việt Nam)............................................ 36

2.1.3.

Tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh tại công ty........................ 38

2.2. Thực trạng công tác quản trị tồn kho nguyên vật liệu tại Park Corp. (Việt
Nam) .......................................................................................................................... 39
2.2.1.

Quy trình thực hiện hoạt động quản trị tồn kho ..................................... 39

2.2.2.

Thời gian biểu tổ chức thực hiện quản trị tồn kho ................................. 54

2.2.3.

Xác định số lượng nguyên vật liệu cần thiết cho một đơn hàng ............ 56

2.2.4.

Thời gian phân phối (lead time) ............................................................. 59


2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị tồn kho của Park Corp. (Việt Nam) ..... 61
2.3.1.

Tỷ số giữa giá trị tồn kho trên doanh số ................................................. 61

2.3.2.

Mức độ đầu tư cho hàng tồn kho ............................................................ 61

2.3.3.

Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng .................................................. 62

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tồn kho ..................................... 63
2.4.1.

Sự khác biệt giữa kế hoạch cung ứng và nhu cầu thực tế ...................... 63

2.4.2.

Năng lực của nhà cung cấp ..................................................................... 64

2.4.3.

Sự phát triển của công nghệ thông tin .................................................... 64

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TỒN
KHO TẠI PARK CORP. (VIỆT NAM) ........................................................................ 68
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2018-2020 ....................... 68
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị tồn kho tại PARK

CORP. (VIỆT NAM) ................................................................................................. 69
3.2.1. Giải pháp về cải thiện quy trình quản lý hoạt động tồn kho tại Park Corp.
(Việt Nam) ............................................................................................................. 69


3.2.2.

Giải pháp về số lượng đặt hàng .............................................................. 77

3.2.3.

Giải pháp về thời gian biểu thực hiện quản trị tồn kho. ......................... 79

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Thời gian phân phối ..................................................................................... 16
Hình 1.2: Đồ thị mô hình EOQ .................................................................................... 18
Hình 1.3: Đồ thị lượng đặt hàng để lại ......................................................................... 19
Hình 1.4: Quá trình tồn kho sản xuất ........................................................................... 20
Hình 1.5: Đồ thị EOQ với thời gian gián đoạn ............................................................ 21
Hình 1.6: Các phương pháp quản trị tồn kho .............................................................. 23
Hình 1.7: Đường cong Pareto ..................................................................................... 26
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc tổ chức của Park Corporation ............................................. 36
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của Park Corp. (Việt Nam) ................................................. 37
Hình 2.3: Nhiệm vụ của bộ phận kho/ MCD .............................................................. 42
Hình 2.4: Các thông tin được khai báo cho một Dcode trên ERP .............................. 44

Hình 2.5: Sơ đồ quản lý mã hàng ................................................................................ 45
Hình 2.6: Sơ đồ quản lý hoạt động nhập kho .............................................................. 46
Hình 2.7: Quy trình xuất kho nguyên vật liệu ............................................................. 47
Hình 2.8: Sơ đồ thông tin công tác quản trị tồn kho nguyên vật liệu ......................... 49
Hình 2.9: Sơ đồ Macka vải chính EQYBA03062 ..................................................... 58
Hình 2.10: Mức độ nghiêm trọng và quan trọng của các nhóm vấn đề ...................... 66
Hình 3.1: Quy trình kiểm tra BOM .............................................................................. 78


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lựa chọn kỹ thuật quản trị tồn kho ............................................................. 24
Bảng 1.2: Chiến lược phân tích ABC .......................................................................... 27
Bảng 1.3: Chiến lược phân tích XYZ .......................................................................... 28
Bảng 1.4: Ma trận kết hợp phân tích ABC và phân tích XYZ ..................................... 29
Bảng 2.1: Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Park Corp. (Việt Nam) năm
2017 ............................................................................................................................... 38
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Park Corp. (Việt Nam) giai đoạn 20152017 .............................................................................................................................. 38
Bảng 2.3: Tóm tắt lỗi sai của các bộ phận trong hoạt động quản trị tồn kho năm 2017
....................................................................................................................................... 50
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp chi phí thiệt hại do các sai lầm trong hoạt động quản trị tồn
kho phân theo khách hàng năm 2017 ........................................................................... 53
Bảng 2.5: Thời gian biểu tổ chức thực hiện quản trị tồn kho ...................................... 54
Bảng 2.6: Lịch nghỉ tết Âm lịch của các nhà cung cấp vải năm 2015-2017 ................ 56
Bảng 2.7: Thời gian phân phối yêu cầu của khách hàng .............................................. 59
Bảng 2.8: Tỷ số giữa giá trị tồn kho trên doanh số giai đoạn 2015-2017 ..................... 61
Bảng 2.9: Mức độ đầu tư cho hàng tồn kho giai đoạn 2015-2017 ................................ 61
Bảng 2.10: Chỉ tiêu đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong năm 2015-2017 .............. 62
Bảng 2.11: Sự chênh lệch giữa số lượng thực tế và số lượng dự báo năm 2017 .......... 64
Bảng 3.1: Các thuộc tính và tiêu chí cấp 1 trong SCOR ............................................... 70
Bảng 3.2: Thời gian đặt hàng nguyên vật liệu trong nước ............................................ 82



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOM

Định mức nguyên vật liệu

CLT

Thời gian phân phối yêu cầu của khách hàng

CT

Thời gian chu trình của doanh nghiệp

DCT

Thời gian giao hàng

DN

Doanh nghiệp

ERP

Hệ thống hoạch định quản lý tài nguyên doanh nghiệp

KH

Khách hàng


MOQ

Số lượng đơn đặt hàng tối thiểu

MRP

Phần mềm hoạch định nguồn lực sản xuất

NCC

Nhà cung cấp

NVL

Nguyên vật liệu

OEM

Nhà sản xuất thiết bị gốc

SKU

Đơn vị lưu kho

SLT

Thời gian phân phối yêu cầu của nhà cung cấp

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu và càng ngày càng mở rộng. Toàn cầu hóa

mang đến cho các quốc gia, doanh nghiệp và cả các cá nhân cơ hội phát triển, hội nhập.
Toàn cầu hóa “làm phẳng thế giới”, đồng nghĩa với sự kết nối, giảm thiểu bất cân xứng
thông tin. Ưu thế về chi phí nhân công của các quốc gia đang phát triển dần mất đi.
Đặc biệt là đối với ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc. Bên cạnh
đó, khách hàng không ngừng tìm kiếm các sản phẩm có chất lượng cao với chi phí hợp
lý khiến cho môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực này càng trở nên gay gắt. Để tồn tại
và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải thay đổi phương thức hoạt động và quản lý,
giảm chi phí, nâng cao chất lượng, đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Hàng tồn kho có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với tài chính và hoạt động của
doanh nghiệp. Về cơ bản, hàng tồn kho đại diện cho khoản đầu tư tài chính và thể hiện
cho tiềm năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ tới tay khách hàng của doanh nghiệp
(Barlow, 1997). Công tác quản lý hàng tồn kho là rất quan trọng, khi công tác này được
thực hiện hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cắt giảm được các chi phí tồn trữ, chi phí đặt hàng,
vận chuyển, giảm thiểu chiếm dụng vốn không cần thiết do tồn kho dư thừa gây ra,

đồng thời, cũng làm giảm thiểu các thiệt hại do hư hỏng, hao hụt tồn kho do lưu trữ lâu
ngày và đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất, đáp ứng kịp
thời nhu cầu của khách hàng. Water (2003) và Bose (2006) đã chỉ ra rằng doanh nghiệp
có thể thất bại nếu duy trì tồn kho dư thừa một cách phi lý. Vì thế tối ưu hóa quản trị
tồn kho là rất quan trọng để ổn định sức khỏe tài chính của doanh nghiệp (Dutta, 1974),
(Dutta, 1992) và Bose (2006).
Thực tế là một doanh nghiệp sản xuất điển hình, tính trung bình sẽ tiêu 56 cents
trên mỗi dollar doanh thu (56% doanh thu) để chi trả cho các chi phí mua hàng trực
tiếp, con số này thậm chí còn cao hơn đối với một doanh nghiệp bán buôn hoặc bán lẻ
điển hình (Monczka và các cộng sự, 2002; Handfield, 2002). Thêm vào đó là các chi


2

phí không trực tiếp để quản trị tồn kho, được ước tính khoảng 30-35% giá trị hàng hoá
mua vào (Chase và các cộng sự, 2004). Vậy nên, nếu các chi phí tồn kho trực tiếp và
gián tiếp này được điều chỉnh giảm một cách đáng kể sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận
ròng của công ty. Với lý do đó, việc tìm kiếm một cách thức quản trị tồn kho hiệu quả
không chỉ tối thiểu hoá hoạt động đầu tư trực tiếp vào việc mua sắm hàng tồn kho mà
còn giảm thiểu các chi phí gián tiếp phát sinh trong quá trình quản lý hàng tồn kho.
Công ty TNHH Park Corp.(Việt Nam), là một doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực may mặc với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất vali, túi xách và các
sản phẩm tương tự xuất khẩu từ năm 2000 đến nay. Là một doanh nghịêp sản xuất,
Park Corp.(Việt Nam), luôn chú trọng đến hoạt động kiểm soát tồn kho, đặc biệt tồn
kho nguyên vật liệu luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo hoạt động
sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thông qua đó, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để đáp
ứng nhu cầu khách hàng và rút ngắn thời gian giao hàng, nguyên vật liệu được mua
dựa trên số lượng dự kiến và điều chỉnh qua từng tháng trước khi có đơn hàng chính
thức. Tuy nhiên, chính phương thức đặt hàng này cũng tạo nên nhiều khó khăn cho
công tác quản trị tồn kho. Cụ thể, sự khác biệt giữa đơn hàng chính thức và đơn hàng

dự báo tạo nên lượng tồn kho không cần thiết, khó khăn trong công tác điều chỉnh tồn
kho, kiểm tra và xử lý lượng tồn kho này. Nếu có sai sót trong quá trình điều chỉnh
lượng hàng tồn kho sẽ tạo nên các chi phí không cần thiết trong việc tái đặt hàng như
chi phí vận chuyển, chi phí đặt hàng, chi phí tồn trữ…Đồng thời, với đặc thù là ngành
có tính mùa vụ như thời trang, nguyên vật liệu qua mùa sẽ rất khó tái sử dụng cho mùa
tới, chỉ tính riêng đơn hàng mùa thu 2017, lượng tồn kho nguyên vật liệu không thể tái
sử dụng cần xử lý là 112,495USD (chiếm 7.38% tổng giá trị nguyên vật liệu mùa thu
2017). Đây là con số không hề nhỏ và gây thách thức cho doanh nghiệp cũng như
khách hàng trong việc tìm ra phương án xử lý phù hợp.


3

Với những tồn tại đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản trị tồn
kho nguyên vật liệu tại công ty TNHH Park Corp.(Việt Nam),” để làm luận văn tốt
nghiệp.
2.

Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát:
Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động quản trị tồn kho nguyên vật liệu

tại Park Corp.(Việt Nam).
Mục tiêu cụ thể:
Đề tài gồm có 02 mục tiêu nghiên cứu chính
-

Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị tồn kho nguyên vật liệu tại doanh

nghiệp nhằm chỉ ra các ưu, khuyết điểm và nguyên nhân trong công tác quản trị

tồn kho hiện tại.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động quản trị tồn kho

nguyên vật liệu tại Park Corp.(Việt Nam).
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động quản trị tồn kho nguyên vật

liệu.
Phạm vi không gian: không gian nghiên cứu là các yếu tố cấu thành nên hoạt
động quản trị tồn kho tại công ty TNHH Park Corp., (Việt Nam).
Phạm vi thời gian: đề tài được tiến hành dựa trên các dữ liệu liên quan đến hoạt
động quản trị tồn kho từ tháng 01/2015 đến tháng 01/2018.
4.

Phương pháp nghiên cứu

4.1.

Nguồn dữ liệu
Đề tài này được thực hiện dựa trên các nguồn dữ liệu sau:
Dữ liệu thứ cấp từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Park Corp.(Việt Nam) từ

tháng 01/2015 đến tháng 01/2018.


4


Cỡ mẫu: Trong giai đoạn 01/2015 đến tháng 01/2018, doanh nghiệp thực hiện
277 đơn đặt hàng cho nhà cung cấp trong đó có 23 đơn hàng mẫu (Saleman sample, có
số lượng nhỏ và thời gian phân phối ngắn) không có tính đại diện nên kích thước mẫu
trong nghiên cứu này là 254, 254 đơn hàng xuất cho nhà cung cấp tương ứng với 5,155
đơn đặt hàng của khách hàng.
Dữ liệu sơ cấp: được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn tay đôi với các
chuyên gia là lãnh đạo công ty và các nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động quản
trị tồn kho của doanh nghiệp.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng gồm:
-

Nghiên cứu định tính: Phương pháp này nhằm tìm ra những bất cập còn

tồn tại trong công tác quản trị tồn kho nguyên vật liệu của công ty kết hợp với
hỏi ý kiến chuyên gia nhằm tìm ra đưa ra các giải pháp thích hợp với thực trạng
quản trị tồn kho hiện nay.
Như đã giới thiệu, tại công ty TNHH Park Corp., (Việt Nam) hoạt động quản trị
tồn kho chiếm vai trò rất lớn trong hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, những tồn tại và hạn chế trong hoạt động quản trị tồn
kho của doanh nghiệp buộc doanh nghiệp phải có những giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác này. Đối chiếu với các lý thuyết quản trị tồn kho chủ yếu được
thực hiện thông qua các kỹ thuật khảo sát được thực hiện đối với một ngành
công nghiệp hoặc một nhóm các doanh nghiệp có chung đặc tính. Vì vậy,
nghiên cứu này sử dụng phương pháp GT để giải quyết các vấn đề nghiên cứu
nêu ra.
Công cụ được lựa chọn thực hiện gồm:

+ Thảo luận tay đôi: được thực hiện với quản lý các bộ phận có liên
quan, các nhân viên các bộ phận (07 người) dựa trên 02 tiêu chí: (1) trực tiếp
tham gia, hoặc ảnh hưởng đến các quyết định quản trị tồn kho của doanh


5

nghiệp, (2) có thâm niên ít nhất 03 năm đối với nhân viên và 05 năm đối với
vị trí quản lý. Công cụ này nhằm khám phá các vấn đề mà doanh nghiệp gặp
phải trong hoạt động quản trị tồn kho.
+ Phỏng vấn chuyên gia: các chuyên gia được lựa chọn để hỏi ý kiến
gồm các quản lý cao cấp và các nhân viên có kinh nghiệm làm việc tại doanh
nghiệp ít nhất 05 năm. Đây là những người có đủ tầm ảnh hưởng đối với
hoạt động quản trị tồn kho của doanh nghiệp. Trong danh sách này, có 2
chuyên gia thuộc bộ phận R&D, họ là những người có kinh nghiệm làm việc
tại nhà máy trước khi thuyên chuyển sang bộ phận R&D. Vì vậy, họ nắm rõ
những vấn đề mà nhà máy gặp phải, cùng với vai trò kết nối giữa nhà máy
và khách hàng tại bộ phận hiện tại, tác giả hi vọng thu thập được những ý
kiến quan trọng nhằm hoàn thiện công tác quản trị tồn kho của doanh
nghiệp.
+ Quan sát: ngoài ra, tác giả còn sử dụng công cụ quan sát để thu thập dữ
liệu.
-

Dựa trên các số liệu tồn kho nội bộ, tác giả tiến hành phân tích, thống kê

để đánh giá thực trạng công tác quản trị tồn kho hiện nay.
5.

Ý nghĩa của đề tài

Nghiên cứu về hiệu quả quản trị tồn kho tại Park Corp.(Việt Nam) sẽ giúp cho

nhà quản trị có cái nhìn toàn diện về công tác quản trị tồn kho hiện tại, các yếu tố tác
động đến hiệu quả tồn kho. Từ nghiên cứu này sẽ đề xuất những giải pháp phù hợp
nhất nhằm hoàn thiện công tác quản trị tồn kho, qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh và sự hài lòng của khách hàng.
6.

Kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 03 phần chính:
-

Chương 1: Lý thuyết về quản trị tồn kho. Phần này trình bày tổng quan

về hàng tồn kho cũng như hoạt động quản trị tồn kho.


6

-

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị tồn kho tại Park Corp.(Việt

Nam): giới thiệu về doanh nghiệp Park Corp.(Việt Nam) và phân tích thực trạng
công tác quản trị tồn kho nguyên vật liệu tại doanh nghiệp.
-

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tồn kho tại

Park Corp.(Việt Nam): đưa ra định hướng phát triển của doanh nghiệp giai đoạn

2018-2020 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tồn kho
nguyên vật liệu tại doanh nghiệp.


7

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TỒN KHO
1.1

Tổng quan về hàng tồn kho

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho là tổng hợp tất cả các nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu
trước mắt hoặc tương lai. Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm và thành phẩm chưa tiêu thụ (Hồ Tiến Dũng, 2009).
Theo chuẩn mực kế toán Quốc tế IAS 2, hàng tồn kho là những tài sản:
-

Giữ để bán trong quá trình hoạt động kinh doanh bình thường;

-

Trong quá trình sản xuất để bán; và

-

Nguyên vật liệu hay công cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất hay

cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:

-

Nguyên vật liệu, công cụ: sử dụng cho quá trình sản xuất.

-

Sản phẩm dở dang: sản phẩm chưa hoàn thành cho tiến trình sản xuất.

-

Thành phẩm: sản phẩm hoàn thành và sẵn sàng để bán.

-

Hàng hóa: hàng mua và giữ để bán.

Tương tự, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 2 (Ban hành và công bố theo
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính), hàng tồn kho là được chia làm 03 loại:
-

Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, bao gồm:

Hàng hóa tồn kho, hàng hóa mua vào đang đi trên đường, hàng hóa gửi đi gia
công chế biến, thành phẩm tồn kho, thành phẩm, hàng hóa gởi đi bán;
-

Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang, bao gồm: Sản phẩm

chưa hoàn thành (sản phẩm đang chế tạo), sản phẩm hoàn thành nhưng chưa làm

thủ tục nhập kho thành phẩm và chi phí dịch vụ dở dang;


8

-

Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản

xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, bao gồm: nguyên liệu, vật liệu, công
cụ, dụng cụ tồn kho, gởi đi gia công và chế biến và đã mua đang đi đường.
1.1.2

Chức năng và vai trò của hàng tồn kho
Theo Chorpa và Meindl (2007), vai trò quan trọng của hàng tồn kho trong chuỗi

cung ứng là gia tăng số lượng cung ứng có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng bởi sản
phẩm có sẵn.
Trong thực tế, cung và cầu thị trường trong một thời kì có thể là không cân đối
với một hay nhiều loại mặt hàng. Vậy nên, giải pháp là tồn trữ một số lượng tồn kho
nhất định để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh liên tục (Hồ Tiến Dũng, 2009).
Một vai trò khác là làm giảm chi phí bởi sử dụng quy mô kinh tế trong cả sản
xuất và phân phối (Chorpa và Meindl, 2007).
Khi doanh nghiệp mua hàng theo số lượng lớn, doanh nghiệp sẽ được hưởng
một khoản giảm giá được gọi là khấu trừ theo số lượng. Tuy nhiên, cần cân nhắc giữa
khoản lợi được hưởng và chi phí tồn trữ tăng thêm để đạt được lợi ích tối ưu (Hồ Tiến
Dũng, 2009).
1.1.3 Phân loại hàng tồn kho
Hàng tồn kho có thể được phân thành 03 loại bao gồm nguyên vật liệu, sản
phẩm đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm (Ghiani và các

cộng sự, 2004). Theo đó, hàng tồn kho tồn tại dưới dạng nguyên vật liệu là những hàng
hoá đầu vào chưa qua quá trình sản xuất nội bộ (Kieso và các cộng sự, 2001). Khi
nguyên vật liệu thô tham gia vào quá trình sản xuất nội bộ của doanh nghiệp, nó trở
thành bán thành phẩm tồn kho. Nó bao gồm các sản phẩm trung gian được chuyển hoá
thông qua các công đoạn và quá trình sản xuất nội bộ của công ty (Monczka và các
cộng sự, 2001). Sau khi hoàn thành quá trình sản xuất, các thành phẩm nhưng chưa
được bán cho khách hàng được gọi là thành phẩm tồn kho. Đây là loại hàng tồn kho có


9

giá trị cao nhất, khi nó không chỉ bao gồm giá trị của nguyên vật liệu mà còn bao gồm
chi phí nhân công và chi phí chung (overhead cost) (Rumyantsev và Netessine, 2007).
Hàng tồn kho tồn tại dưới dạng nào phụ thuộc vào ngành công nghiệp và doanh
nghiệp vì thế hàng tồn kho tìm thấy trong chuỗi phân phối chủ yếu là thành phẩm bán
lại sẽ khác biệt hoàn toàn với hàng tồn kho được tìm thấy doanh nghiệp sản xuất
(nguyên vật liệu và sản phẩm đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang)
(Muller, 2003).
Ở phía nhà phân phối, họ quan tâm đến mua đúng vật tư với đúng số lượng. Đặt
đơn hàng tại đúng thời điểm và địa điểm thường được giải quyết đơn giản bằng cách
tăng số lượng tồn kho an toàn nắm giữ. Có quá nhiều tồn kho cũng không phải là giải
pháp tốt bởi nó sẽ tốn kém tiền bạc và kho bãi lưu trữ. Ở phía nhà sản xuất, họ quan
tâm đến có đúng mặt hàng, với đúng số lượng, ở đúng thời gian và địa điểm. (Muller,
2003). Tuy nhiên, quản trị tồn kho truyền thống tập trung vào mặt hàng và số lượng
hơn là xem xét các yếu tố về thời gian và địa điểm.
Theo J. Stock, D.M. Lambert (2001), M. Pycraft và các cộng sự (2010), M.
Porter (1986), và S. Rai (2014), có các loại hàng tồn kho sau:
-

Hàng tồn kho đệm (buffer inventory) còn được gọi là tồn kho an toàn


(safe stock). Loại tồn kho này được lưu trữ nhằm ổn định sự không chắc chắn
không mong đợi trong cung cầu. Theo T. Tanthatemee, B. Phruksaphanrat,
2012, nhu cầu thực tế có thể thay đổi bất cứ lức nào bởi sự thay đổi của đơn đặt
hàng, khả năng cung ứng của nhà cung cấp và các yếu tố không mong đợi như
thời tiết, máy móc hư hỏng, sai sót của con người. Vậy nên, hàng tồn kho đệm
là cần thiết để làm giảm khả năng hết hàng do nhu cầu không chắc chắn. Khi có
nhu cầu không chắc chắn, việc sử dụng mô hình EOQ với nhu cầu không biến
động sẽ dễ dàng xảy ra tình trạng hết hàng (D.A. Collier và các cộng sự, 2012).
Để đối phó với mối đe dọa do hết hàng, do sự thay đổi của cung hoặc cầu, tăng


10

điểm đặt hàng lại hoặc đặt thêm tồn kho (hàng tồn kho đệm) là cần thiết. Đây là
một kế hoạch phòng ngừa khả năng hết hàng.
-

Hàng tồn kho xoay vòng (cycle inventory) là giai đoạn mà doanh nghiệp

không thể cung cấp sản phẩm theo đơn đặt hàng, hàng tồn kho được tích trữ
trong khi sản xuất các sản phẩm khác.
-

Hàng tồn kho tách rời (Decoupling inventory) được hình thành trong giai

đoạn sản xuất hoạt động hợp lý và độc lập.
-

Hàng tồn kho dự báo trước (Anticipation inventory) đựơc tích lũy cho


nhu cầu trong tương lai và nhu cầu không dự báo trước.
-

Hàng tồn kho dây chuyền (Pipeline inventory) tồn tại khi mà vật tư

không thể vận chuyển tới cùng lúc.
1.1.4 Các loại chi phí tồn kho
Theo E. Vermorel (2013), chi phí tồn kho là khác biệt theo từng ngành nghề
kinh doanh và cực kì cao. Có 03 loại chi phí tồn kho được chú ý trong các mô hình tồn
kho gồm: chi phí tồn trữ, chi phí đặt hàng và chi phí thiếu hụt (W.J. Stevenson, 2015),
trong đó chi phí tồn trữ được biết đến là chiếm 25% tổng chi phí tồn kho.
Chi phí tồn kho thấp đem lại lợi ích chắc chắn cho doanh nghiệp kiểm soát
thành công hàng tồn kho. Khi đưa ra bất kì quyết định quản trị tồn kho nào, cần cân
nhắc các chi phí tồn kho. Kiểm soát hiệu quả hàng tồn kho giúp giảm thiểu chi phí khi
cắt giảm khối lượng hàng tồn kho. Kiểm soát tồn kho kiểm tra và theo dõi các mức độ
tồn kho, và chủ động quản lý hàng tồn kho lỗi thời và hư hỏng bằng cách đặt hàng
đúng số lượng (W. Mwangi, M.T. Nyambura, 2015). Khi chi phí này tăng thì mức độ
tồn kho và các chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cần được tính toán lại (S. Rai,
2012). Theo F.R. Jacobs, và các cộng sự (2011), các chi phí này gồm có:
-

Chi phí tồn trữ (holding/ carry stock): chi phí này bao gồm hầu hết các

chi phí phát sinh để lưu trữ sản phẩm, hàng tồn kho sẽ bị đánh thuế, bảo vệ và


11

bảo hiểm chống mất hàng hay thiên tai, chi phí ày không bao gồm các giá trị các

sản phẩm bị lỗi thời hay giảm giá hàng tồn kho.
-

Chi phí thiết lập (Set up cost) hay còn được biết đến là chi phí thay đổi

sản xuất. Trong sản xuất việc thay đổi từ một lô sản phẩm này sang một lô sản
phẩm khác cần thu thập vật tư cần thiết và tổ chức thiết lập máy móc cũng như
dọn sạch các vật tư được sử dụng cho lô sản phẩm trước đó.
-

Chi phí đặt hàng (Ordering cost): là các chi phí hành chính để tạo ra đơn

đặt hàng sản xuất hoặc cung ứng, bao gồm chi phí kiểm tra sản phẩm khi nhận
hàng, tính toán số lượng dặt hàng. Chi phí hệ thống để kiểm tra tình trạng đơn
hàng cũng bao gồm trong chi phí này.
-

Chi phí thiếu hụt (Shortage costs): là chi phí sinh ra khi hết tồn kho, cần

phải đặt hàng lại hoặc khách hàng hủy bỏ đơn hàng khi phải chờ đợi. Khi không
thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng bởi hết hàng hoặc đơn hàng bị hủy.
Theo F.R. Jacobs và các cộng sự (2011), quản trị tồn kho hiệu quả sẽ tác động
đến chi phí thiếu hụt do làm giảm chi phí để đặt đủ lựong hàng tồn kho nhằm
đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Theo Hồ Tiến Dũng (2009), các chi phí trong quản trị hàng tồn kho gồm:
-

Chi phí mua hàng: là giá trị hàng mua được tính bằng giá thành đơn vị

nhân số lượng sản phẩm.

-

Chi phí đặt hàng: là chi phí phát sinh trong quá tìm kiếm nhà cung cấp,

các hình thức đặt hàng, thực hiện đặt hàng, quy trình hỗ trợ văn phòng,…
-

Chi phí tồn trữ: là các chi phí có liên quan đến việc tồn trữ hàng tồn kho

như:
+ Chi phí về nhà cửa hay kho hàng: tiền thuê hoặc khấu hao, thuế nhà
đất, bảo hiểm nhà kho,…


12

+ Chi phí sử dụng thiết bị phương tiện trong kho: tiền thuê hoặc khấu hao
thiết bị, phương tiện, chi phí nhiên liệu cho phương tiện, thiết bị hoạt động,
chi phí vận hành thiết bị,…
+ Chi phí nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý: chi phí lương cho
nhân viên bảo quản, chi phí quản lý điều hành kho hàng,…
+ Chi phí cho việc đầu tư vào hàng tồn kho: chi phí lãi vay, chi phí bảo
hiểm hàng hóa trong kho,…
+ Chi phí khác: chi phí do hao hụt, mất mát, chi phí đảo kho để hạn chế
sự giảm sút về chất lượng,…
1.2

Tính chất của hàng tồn kho nguyên vật liệu
Hàng tồn kho tồn tại dưới dạng nguyên vật liệu là loại hàng tồn kho có giá trị


đơn vị của nó thấp hơn các hình thái tồn kho khác và được điều khiểu bởi mối quan hệ
với nhà cung cấp, chi phí vận chuyển và giá thị trường (Eroglu và Hofer, 2011). Mức
độ tồn kho nguyên vật liệu chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của nền kinh tế vĩ
mô, chức năng cung ứng (procurement function) và sản xuất của doanh nghiệp.
Isaksson và Seifert (2014) cho rằng giá nguyên vật liệu thô giảm có thể dẫn đến
mức độ tồn kho của doanh nghiệp tăng vì mục đích giảm chi phí của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, mua sỉ có thể dẫn đến gia tăng chi phí tồn trữ và tăng rủi ro lỗi thời.
Ngược lại, khi giá cao, nhà quản lý có thể trì hoãn việc cung ứng nguyên vật
liệu để chờ giá thấp hơn. Hành vi như thế có thể làm gia tăng nguy cơ bị cháy hàng.
Niranjan và các cộng sự (2014) thậm chí còn chỉ ra rằng sự thiếu hụt nguyên vật liệu
thô liên quan đến sự cố kĩ thuật trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra, các bằng chứng thực
nghiệm cho thấy các nhà quản lý không có kỹ năng về việc lựa chọn đúng thời điểm thị
trường (market timing skills) (Butler và các cộng sự, 2005). Khi các nhà quản lý mua
nguyên vật liệu thô trong thị trường biến động, họ có thể đánh giá quá cao kỹ năng lựa
chọn thời điểm của mình và thường mua ở mức giá gần tối ưu. Do đó, các doanh


13

nghiệp phụ thuộc vào việc tìm kiếm nguồn cung ứng từ thị trường hàng hoá biến động
sẽ chịu rủi ro cao hơn.
Hơn nữa, khả năng cung ứng tốt hơn có thể dẫn đến sự ổn định của nguyên vật
liệu thô qua thời gian từ việc giao hàng tức thời JIT và dự báo chính xác nhu cầu
(Lieberman và Demesster, 1999), từ đó kì vọng giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Steinker
và các cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp với kĩ năng quản trị chuỗi cung
ứng upstream có thể quản trị tồn kho nguyên vật liệu thô mà không ảnh hưởng đến các
quy trình sản xuất có liên quan. Trái lại, các biến động lớn của nguyên vật liệu thô có
thể là vấn đề của cung ứng do thường xuyên thay đổi nhà cung cấp, chất lượng hậu cần
nội bộ (inbound logistic) thấp hoặc do các mâu thuẫn nội bộ. Các vấn đề cơ bản đóng
góp vào rủi ro công ty thường là bởi việc gia tăng xác xuất thừa nguyên vật liệu hoặc

gián đoạn nguyên vật liệu. Niranjan và các cộng sự (2014) cung cấp ví dụ về các mâu
thuẫn giữa bộ phận cung ứng và quản lý sản xuất có thể ảnh hưởng đến rủi ro của
doanh nghiệp. Từ quan điểm của nhà quản lý sản xuất, hai yếu tố quan trọng của
nguyên vật liệu là hiệu quả sản xuất và chất lượng nhất quán. Để đạt được những mục
tiêu này, bộ phận sản xuất có thể đánh giá quá cao nhu cầu nguyên vật liệu thô cần
thiết kết quả là thiếu hiệu quả (Niranjan và các cộng sự, 2014). Các chiến lược cung
ứng và sản xuất không được định hướng sẽ phản ánh bởi sự gia tăng biến động của
hàng tồn kho.
1.3

Hoạt động quản trị tồn kho
Quản trị tồn kho là một trong những vấn đề của cơ bản trong rất nhiều tổ chức

bao gồm kinh doanh, công nghiệp, quốc phòng,… Quản trị tồn kho là hoạt động nhằm
tạo ra mức độ tồn kho thấp, giá thấp, và thỏa mãn khách hàng cao; thủ tục và quy trình
gia tăng lợi nhuận (T.S. Hatten, 2012; S. Hamisi, 2011; V.V. Sople, 2010). Vai trò của
quản trị tồn kho là làm cân bằng mối quan hệ giữa giảm tối đa tổng chi phí và gia tăng
sự hài lòng của khách hàng.


14

Theo Bijal Pandya và Hemant Thakkar (2016), quản trị tồn kho là hoạt động
phát triển và quản lý mức độ tồn kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm
để tạo ra nguồn cung thoả mãn nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất. Quản trị tồn
kho là hoạt động rất quan trọng để tạo ra tổ chức hiệu quả và hoạt động hiệu quả.
Theo J. Coc và các cộng sự (1991), quản trị tồn kho bao gồm các mục đích sau:
tạo ra, áp dụng và quản lý quy trình, thủ tục và hệ thống. Mục tiêu cơ bản của việc
quản trị tồn kho tốt là thỏa mãn khách hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng trong khi
kiểm soát chi phí tồn kho mỗi ngày ở mức tối thiểu. Dịch vụ khách hàng tốt là kết quả

của việc đặt mua đúng nguyên vật liệu và số lượng tồn kho đúng thời điểm. Tối ưu hóa
công cụ tồn kho hỗ trợ cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định nhất quán trong công
tác đặt hàng. Các quyết định đúng đắn được đưa ra sẽ làm gia tăng hiệu quả bằng cách
cải thiện dự báo nhu cầu trong tương lai (A.K. Panigrahi, 2013). Có 2 hệ thống quản trị
tồn kho được biết đến rộng rãi là hệ thống kiểm kê định kỳ và kiểm kê liên tục
(D.Flynn và các cộng sự, 2015). Với hệ thống kiểm kê định kỳ, đơn hàng được đặt với
số lượng là chênh lệch tồn kho sau một khoảng thời gian cố định xác định, trong khi ở
hệ thống kiểm kê liên tục, đơn hàng được đặt khi số lượng tồn kho chạm điểm đặt hàng
lại (S. Russell, W. Taylor III, 2006).
Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp phải quản trị tồn kho. Tổ chức có thể
giảm một tỷ lệ phần trăm lớn trong tổng đầu tư của họ vào hàng tồn kho bằng cách sử
dụng hệ thống quản trị tồn kho thích hợp. Tuy nhiên, quản trị tồn kho không phải lúc
nào cũng liên quan trực tiếp đến việc tiết kiệm các chi phí tài chính nhưng nó ảnh
hưởng đến việc tiết kiệm các chi phí kho bãi, tiết kiệm nhân lực đơn giản hoá và gia
tăng sự minh bạch các quy trình, đồng thời cung cấp một quy trình lưu chuyển sản xuất
suôn sẻ và cải thiện hình ảnh công ty (Bijal Pandya và Hemant Thakkar, 2016). Duy trì
lượng hàng tồn kho tốt nhất có thể là rất quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào, bởi
vì nếu duy trì quá nhiều hàng tồn kho sẽ tạo ra các chi phí tồn trữ hàng tồn kho (như
chi phí thuê mặt bằng, chi phí ra quyết định, chi phí cho hàng tồn kho lỗi thời không sử


15

dụng đến, hư hỏng, mất mát,…) trong khi đó lượng hàng tồn kho không đủ đáp ứng
nhu cầu sản xuất và cung ứng có thể dẫn đến hệ quả là người tiêu dùng rời bỏ doanh
nghiệp và tìm đến đối thủ cạnh tranh (P.A. Berling, 2011).
Quản trị tồn kho bao gồm rất nhiều hoạt động được thực hiện bởi nhà quản lý
nhằm giảm thiểu chi phí, duy trì sản xuất, ổn định tồn kho và giảm thiểu tổn thất
(Saleemi, 2009). Câu hỏi thông thường được sử dụng cho việc kiểm soát và quản trị
tồn kho là khi nào hàng hoá và dịch vụ được đặt hàng và có bao nhiêu sản phẩm hoặc

dịch vụ được đặt hàng (Hadley và Whitin, 1963)?
Trong khuôn khổ của bài nghiên cứu này, hoạt động quản trị tồn kho tập trung
vào ba nội dung chính: thời gian phân phối, các mô hình hoạch định nhu cầu tồn kho
nhằm xác định số lượng sản phẩm dịch vụ được đặt hàng, và cuối cùng là các kỹ thuật
quản trị tồn kho để xác định mặt hàng nào cần được tập trung kiểm soát, quản lý.
1.3.1 Thời gian phân phối (leadtime)
Thời gian phân phối là yếu tố cơ bản để đánh giá nhu cầu của khách hàng hay
nhu cầu sử dụng. Đó là mối quan hệ giữa thời gian phân phối yêu cầu của khách hàng
(Customer order to fulfillment leadtime, CLT) và tổng thời gian phân phối yêu cầu của
nhà cung cấp (Supplier order to fulfillment leadtime, SLT), thời gian chu trình của
doanh nghiệp (Firm’s cycle time, CT), thời gian phân phối hàng hoá tới tay khách hàng
(Delivery to customer leatime, DTC). CLT biểu thị khoảng thời gian mà khách hàng
sẵn sàng chờ, khi mà đơn hàng được đặt để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. SLT
biểu thị khoảng thời gian mà doanh nghiệp sẵn sàng chờ cho yêu cầu của mình được
đáp ứng bởi nhà cung cấp trong việc sản xuất ra hàng hoá cần thiết khi nhận được đơn
đặt hàng từ khách hàng. Và CT được biểu thị là khoảng thời gian doanh nghiệp cần để
sản xuất ra sản phẩm mà khách hàng đặt hàng. Cuối cùng, DTC biểu thị khoảng thời
gian doanh nghiệp cần để giao hàng đến tay khách hàng (Silver và các cộng sự, 1998).
Hình 1.1 biểu thị mối quan hệ giữa các thời gian phân phối khác nhau theo công thức
CLT=SLT+CT+DTC.


16

Theo Wallin và các cộng sự (2006), nếu CLT nhỏ hơn tổng của SLT, CT và
DTC của một doanh nghiệp, bất kì sản phẩm nào cũng cần sẵn sàng đáp ứng nhu cầu
của khách hàng thì công ty phải có dự trữ tồn kho sẵn có hoặc đối mặt với nguy cơ mất
khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh. Và ngược lại, nếu CLT lớn hơn tổng số SLT,
CT và DTC, doanh nghiệp sẽ ít cấp bách hơn trong việc đặt hàng tồn trữ.
Khách hàng


Khách hàng

đặt hàng

nhận hàng

DN nhận

DN hoàn

DN giao

đơn hàng từ

thành sản

hàng cho

KH và đặt

DN nhận

xuất đơn

KH và KH

hàng cho

hàng từ


đặt hàng

nhận hàng

NCC

NCC

của KH

Chú thích:
CLT: thời gian phân phối yêu cầu của KH

SLT: thời gian phân phối yêu cầu của NCC

CT: thời gian chu trình của DN

DTC: thời gian phân phối hàng hoá tới tay KH

Hình 1.1: Thời gian phân phối (Wallin và các cộng sự, 2006)


×