Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích các quy định pháp luật hiện hành để thấy rõ sự khác biệt giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.79 KB, 19 trang )

A.MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây số lượng doanh nghiệp giải thể và phá sản liên tục
tăng.Theo báo cáo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư - KH&ĐT)
về tình hình hoạt động doanh nghiệp trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm
2017. Số DN ( doanh nghiệp )hoàn tất thủ tục giải thể trong 2 tháng đầu
năm 2017 là 2.500 DN, tăng 15.Tổng số DN phá sản, ngừng hoạt động là
khoảng 18.900 DN, tương đương mỗi tháng có hơn 9.400 DN, mỗi ngày
hơn 315 DN phá sản và ngừng hoạt động. Trước tình hình này, để tìm hiểu
đồng thời nhận thức về sự khác biệt giải thể và phá sản. Em chọn đề bài số
14 về “Phân tích các quy định pháp luật hiện hành để thấy rõ sự khác biệt
giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp”
B.NỘI DUNG
I. Khái quát về giải thể và phá sản doanh nghiệp
1. Khái niệm
a. Giải thể doanh nghiệp
Theo từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý ( Bộ Tư pháp ) định
nghĩa: Giải thể doanh nghiệp “là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh
nghiệp với tư cách một chủ thể kinh doanh bằng cách thanh lí tài sản của
doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ.” Thông qua đó, ta có thể hiểu hay
định nghĩa : Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của
doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán hoặc
bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.
b. Phá sản doanh nghiệp
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì phá sản là “ là tình trạng của
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân
1


ra quyết định tuyên bố phá sản.” Như vậy, có thể hiểu Phá sản doanh
nghiệp là hình thức chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp bằng cách thanh
lý tài sản của doanh nghiệp để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của doanh


nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán ( không
thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian 03 tháng kể từ ngày đến
hạn thanh toán).

2. Điểm giống nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp
Giải thể và phá sản doanh nghiệp đều là hai thủ tục cho doanh nghiệp rút
khỏi thị trường và chấm dứt hoạt động và bị thu hồi con dấu và giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, phân chia
tài sản cho các chủ nợ, giải quyết quyền lợi cho người làm công.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 doanh nghiệp giải thể cần
thanh toán các khoản nợ theo thứ tự quy định tại Khoản 5 Điều 202. Thêm
vào đó sau khi hoàn thành các thủ tục giải thể cuối cùng cơ quan kinh
doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp và doanh nghiệp chính thức chấm dứt hoạt
động.
Cũng giống như vậy, theo Luật Phá sản 2014 doanh nghiệp phá sản cần
thanh toán các khoản nợ của mình đồng thời thứ tự thanh toán được quy
định theo Điều 54. Thêm vào đó, sau khi doanh nghiệp thủ tục phục hồi
kinh doanh không thành công thì doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Đồng
thời, cơ quan kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên
cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và doanh nghiệp chính
thức chấm dứt hoạt động.
III. Sự khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp

2


1. Quy định về giải thể và phá sản doanh nghiệp
Cùng quy định về trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp song
với trường hợp giải thể doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh

nghiệp 2014. Còn về trường hợp phá sản doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp
không quy định trực tiếp mà “ dẫn chiếu ” sang quy định pháp luật khác về
phá sản Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2014 “Việc phá sản doanh nghiệp
được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.”. Mà trực tiếp quy
định về phá sản là Luậ Phá Sản 2014. Như vậy, mỗi trường hợp được điểu
chỉnh bởi một Luật khác nhau về doanh nghiệp.
2.Lí do giải thể và phá sản doanh nghiệp
Lí do giải thể không đồng nhất với các loại hình doanh nghiệp và rộng
hơn nhiều so với lí do phá sản. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà
theo quy định pháp luật rơi vào trường hợp đó mà có thể tự giải thể hoặc bị
giải thế. Song tựu chung lại doanh nghiệp có thể giải thể khi trong một
những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014
là: “a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không
có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân,
của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng
thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của
Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của
Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi
loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
3


Song đối với phá sản thì doanh nghiệp chỉ phá sản với một lí do là mất khả
năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Theo điều 5 khoản 1
Luật Phá Sản thì doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn 03
tháng kể từ ngày đến hạn đối với khoản nợ có bảo đảm hoặc với khoản nợ
không có bảo đảm thì khi chủ nợ yêu cầu có thể mở thủ tục phá sản đối với

doanh nghiệp đó.
3. Điều kiện giải thể và phá sản doanh nghiệp
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là yêu tố quyết định việc doanh
nghiệp rút khỏi thị trường thông qua thủ tục giải thể hay phá sản. Đối với
thủ tục giải thể : Luật doanh nghiêp 2014 mà trực tiếp là khoản 2 Điều 201
quy định doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình
giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Do đó, trong trường
hợp này, doanh nghiệp vẫn còn khả năng thanh toán hay phải trả hết nợ mới
có thể giải thể.
Ngược lại, phá sản không cần doanh nghiệp còn khả năng thanh toán nợ
mà phá sản diễn ra với điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu . Mất khả năng thanh toán được
thể hiện là doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng có
thể không trả được nợ, không lối thoát trừ phi của sự can thiệp của Tòa án
hoặc sự giúp đỡ của các chủ nợ. Đồng thời, mất khả năng thanh toán nợ
đến hạn có thể ngay khi doanh nghiệp còn rất nhiều tài sản song những tài
sản này không thể bán được. Thêm vào đó, do tình hình kinh tế thị trường
nên có thể đây chỉ là tình trạng tạm thời của doanh nghiệp. Do vậy, mất khả
năng thanh toán nợ không phải điều kiện quyết định sự phá sản của doanh
nghiệp mà chỉ là điều kiện yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản với doanh
nghiệp. Để phá sản doanh nghiệp còn cần quyết định phá sản của Tòa án.
4


Quyết định này sẽ được đưa ra trong các trường hợp quy định tại điều 105,
điều 106, điều 107, điều 108 Luật Phá sản 2014.

4. Chủ thể có quyền yêu cầu và giải quyết giải thể và phá sản doanh
nghiệp

Cùng với lí do giải thể chủ thể có quyền yêu cầu không đồng nhất với các
loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tự giải thể hoặc bắt buộc.
Theo điểm b Khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014 thì chủ sở hữu
doanh nghiệp là người quyết định giải thể doanh nghiệp ngay cả trong
trường hợp bắt buộc giải thể tuy cũng yêu cầu chủ sở hữu doanh nghiệp
phải đưa ra quyết định giải thể doanh nghiệp mà không phải thông qua
quyết định trực tiếp của cơ quan nhà nước. Cơ quan đăng ký kinh doanh
không có thẩm quyền đồng ý hay hản đối việc giải thể mà chỉ xem xét tính
hợp lệ của hồ sơ giải thể và khi không có khiếu nại về việc giải thể thì sẽ
quyết định cập nhật tình trạng “ đã giải thể ” của doanh nghiệp trên Cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, trong trường hợp
giải thể công việc chủ yếu diễn ra ở doanh nghiệp cơ quan nhà nước chỉ
đóng vai trò xác nhận sự chấm dứt hoặc động rút khỏi thị trường này.
Khác với giải thể , phả sản doanh nghiệp không chỉ được quyết định từ
chủ sở hữu mà còn từ nhiều đối tượng có quyền và nghĩa vụ yêu cầu moqr
thủ tục phá sản với doanh nghiệp được quy định tại Điều 5 Luật Phá sản
2014 như chủ nợ, người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực
tiếp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng
quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, , thành viên hợp danh của công
ty hợp danh, Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu...
5


Đồng thời, trong trường hợp phá sản chủ thể có thẩm quyền giải quyết là
Tòa án. Quyết định của Tòa án sẽ chấm dứt sự hoạt động và rút khỏi thị
trường của doanh nghiệp. Tùy vào từng trường hợp phá sản mà Tòa án có
thẩm quyền giải quyết khác nhau được quy định tại Điều 8 Luật Phá sản
2014 .
5. Bản chất giải thể và phá sản doanh nghiệp

Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khác nhau. Do vậy, bản chất của hai thủ
tục pháp lí phá sản và giải thể cũng khác nhau. Giải thể là thủ tục mang
tính chất hành chính. Doanh nghiệp có thể tự giải thể hoặc bắt buộc giải
thể. Song, đây là giải pháp mang tính tổ chức người chủ doanh nghiệp tự
mình quyết đinh hoặc do cơ quan yêu cầu đưa ra quyết định giải thể và tiến
hành các hoạt động để chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp với hoạt động
kinh tế ( thanh lý tài sản, thanh toán nợ) và hoạt động pháp lý ( “ xóa tên”
doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh). Trong những trường hợp
này cơ quan nhà nước chỉ đóng vai trò xác nhận sự giải thể hoặc gián tiếp
đưa ra quyết định giải thể.
Thủ tục phá sản là một thủ tục tư pháp là hoạt động của một cơ quan nhà
nước duy nhất là Tòa án có thẩm quyền tiến hành theo những quy định chặt
chẽ của pháp luật phá sản. Mỗi trường hợp giải thể doanh nghiệp Tòa án có
thẩm quyền giải quyết khác nhau theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản
2014. Đồng thời, các hoạt động để chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
không diễn ra trực tiếp giữa doanh nghiệp và chủ nợ hay mang tính tổ chức
của doanh nghiệp mà diễn ra theo một trình tự thủ tục bắt buộc quy định lại
Luật Phá sản 2014. Ngược lại với giải thể cơ quan nhà nước trong thủ tục
phá sản mang tính định đoạt đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Quyết
định của Tòa án doanh nghiệp có sẽ tiếp tục sự hoạt động hoặc giải thể
hoặc bị tuyên bố phá sản.
6


6. Thủ tục giải thể và phá sản doanh nghiệp
Thủ tục giải thể của doanh nghiệp là thủ tục mang tính hành chính được
tiến hành được tiến hành tại doanh nghiệp. Vì tự nguyện giải thể hay bắt
buộc giải thể chủ yếu liên quan đến yếu tố tự do ý chí nên thủ tục tiến hành
giải thể về cơ bản giống nhau ở cả hai trường hợp và được quy định tại
Điều 202 và Điều 203 Luật doanh nghiệp 2014. Đồng thời, trong thời gian

thủ tục cần chuẩn bị hồ sơ giải thể theo Điều 204 Luật doanh nghiệp 2014
và không thực hiện các hoạt động bị cấm theo Điều 205 Luật doanh nghiệp
2014
Về cơ bản được tiến hành theo 03 bước là : Quyết định giải thể được đưa
ra từ chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu doanh nghiệp, hội đồng thành viên, đại
hội đồng cổ đông tùy loại hình doanh nghiệp đối với trường hợp tự nguyện
giải thể. Với trường hợp bị buộc giải thể khi bị thu hồi giấy kinh doanh chủ
sở hữu bị buộc đưa ra quyết định giải thể doanh thể. Đồng thời, với trường
hợp không phải doanh nghiệp một chủ sau khi quyết định giải thể doanh
nghiệp cần tiến hành họp ngoài thông qua quyết định giải thể còn thông
qua những nội dung quan trọng như: tên, địa chỉ trụ sở chính, lí do giải
thề,phương án xử lý tài sản và trả nợ...
Bước 02 là thực hiện quyết định giải thể trong giai đoạn này cơ quan
đăng ký cập nhật tình trạng doanh nghiệp là “ đang làm thủ tục giải thể”
bao gồm gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan
thuế, người lao động trong doanh nghiệp, công khai quyết định giải thể,
phương án giải quyết nợ và thực hiện thủ tục thanh lý tài sản và thanh toán
nợ.

7


Bước 03 kết thúc thủ tục giải thể khi cơ quan đăng ký kinh doanh cập
nhật tình trạng pháp lí “ doanh nghiệp đã giải thể ”
Ngược lại với giải thể, phá sản là thủ tục tư pháp. Do đó, phức tạp hơn
thủ tục giải thể.Thêm vào đó mọi hoạt động đều được đặt ra và thực hiện
với một trình tự bắt buộc được quy định cụ thể trong Luật Phá Sản 2014 tại
Điều 26 đến Điều 130. Song tựu chung lại một vụ yêu cầu phá sản được
chia thành 04 giai đoạn chính:
Giai đoạn 01, mở thủ tục phá sản. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục

phá sản Tòa án quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Giai đoạn 02, tiến hành các thủ tục phá sản. Sau khi mở thủ tục phá sản
nhiều hoạt động được tiến hành như :Chỉ định quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản, kiểm toán doanh nghiệp, giám sát hoạt động kinh
doanh, thay đổi người đại diện theo pháp luật, xác định nghĩa vụ tài sản,các
biện pháp bảo toàn tài sản, tổ chức hội nghị chủ nợ, phục hồi hoạt động
kinh doanh( nếu có)
Giai đoạn 3: Tuyên bố phá sản. Sau khi hội nghị chủ nợ không thành thì
Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản
Giai đoạn 4: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Thủ tục này được tiến
hành theo Luật Phá sản và Luật Thi hành án dân sự

7. Hậu quả pháp lý của giải thể và phá sản doanh nghiệp
Doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tài có thể thông qua giải thể hoặc phá sản
doanh nghiệp. Song không phải bất cứ khi nào thủ tục phá sản được mở
doanh nghiệp đều chấm dứt sự tồn tại như giải thể
8


Giải thể bao giờ cũng dẫn đến chấm dứt hoạt động và xóa tên doanh
nghiệp.Do nguyên nhân của giải thể doanh nghiêp là chủ sở hữu, đồng chủ
sở hữu tự nguyện quyết định chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp hoặc bắt
buộc giải thể khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh mà không thể tiếp tục
hoạt động. Như vậy, quyết định giải thể được đưa ra từ chính chủ sở hữu về
chấm dứt hoạt động, rút ra khỏi thị trường của doanh nghiệp. Đồng thời,
kết thúc thủ tục giải thể ở cả hai trường hợp bắt buộc giải thể và tự nguyện
giải thể Điều 202 và Điều 203 Luật doanh nghiệp đều quy định “Cơ quan
đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ
sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”
Ngược lại với giải thể, khi thủ tục phá sản mở thì không phải bao giờ

cũng dẫn đến kết cục doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Các chủ thể yêu
cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp là để thanh toán nợ cho các chủ
nợ. Thêm vào đó, doanh nghiệp chỉ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
toán nợ đến hạn mới có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản. Do đó, khác với
giải thể mục đích cuối cùng của phá sản là để trả nợ.
Do mục đích trả nợ của phá sản mà trong thủ tục yêu cầu giải quyết phá
sản doanh nghiệp có thủ tục phục hồi doanh nghiệp. Là một thủ tục tư
pháp, được tiến hành sau khi Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản
doanh nghiệp và chính Tòa án là người quyết định thủ tục này. Thủ tục
được quy định tai Chương VII Luật Phá sản 2014. Hậu quả pháp lý của thủ
tục phục hồi doanh nghiệp quy định tại Điều 93 Luật Phá Sản là : “ 1.
Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 của Luật này thì doanh
nghiệp, hợp tác xã được coi là không còn mất khả năng thanh toán. Thẩm
phán phụ trách giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản có trách nhiệm ra
thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

9


2. Trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 95 của Luật
này, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá
sản.”
Như vậy, sau thủ tục phục hồi doanh nghiệp Tòa án sẽ quyết định đình chỉ
giải quyết phá sản doanh nghiệp sau đó doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt
động hoặc tự giải thể chấm dứt sự tồn tại. Hoặc Tòa án quyết định tuyên bố
phá sản doanh nghiệp.
8. Thái độ của Nhà nước đối với giải thể và phá sản doanh nghiệp
Thái độ của Nhà nước đối chủ sở hữu hay quản lý, điều hành cơ sở sản
xuất kinh doanh trong trường giải thể và phá sản cũng có sự khác biệt.

Trong trường hợp giải thể doanh nghiệp Nhà nước không hạn chế chủ sở
hữu hay quản lý, điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi doanh nghiệp
giải thể. Khác với giải thể, phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán nợ đến hại do đó thiệt hại đến quyền và lợi ích của cá nhân. Mà trong
một số trường hợp nguyên nhân dẫn đến sựu phá sản của doanh nghiệp là
chủ sở hữu hay quản lý, điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Nhà
nước trong những trường hợp nhất định có sự hạn chế hành nghề trong một
thời gian nhất định với họ. Theo Điều 130 Luật Phá sản 2014 có quy định
03 trường hợp bị hạn chế với : “Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám
đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước bị tuyên bố phá sản”,“Người đại diện phần vốn góp của Nhà
nước ở doanh nghiệp có vốn nhà”,“Người giữ chức vụ quản lý của doanh
nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản
1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật Phá sản 2014 thì
Thẩm phán xem xét, quyết định”.

10


III. KẾT LUẬN
Như vậy, giải thể và phá sản doanh nghiệp đều trường hợp doanh nghiệp
chấm dứt hoạt động và rút ra khỏi thị trường. Song, giữa giải thể và phá sản
về bản chất hai thủ tục pháp lý khác nhau cơ bản cả về nguyên nhân, điều
kiện, chủ thể yêu cầu, chủ thể giải quyết, bản chất, thủ tục, hậu quả pháp lý
và cả thái độ của Nhà nước với chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp.
Trên đây là bài làm của em về đề bài số 14 “Phân tích các quy định pháp
luật hiện hành để thấy rõ sự khác biệt giữa giải thể và phá sản doanh
nghiệp” . Bài làm còn nhiều sai sót và hạn chế. Em mong thầy cô đóng góp
ý kiến để bài làm phát triển hơn.
Em chân thành cảm ơn thầy cô


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam
tập I, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư Pháp

11


2. Luận giải về Luật Doanh nghiệp 2014 , Luật sư Trương Thanh Đức
Trong tài viên VIAC, NXB Chính trị quốc gia sự thật
3. Luật Doanh Nghiệp 2014
4. Luật Phá sản 2014
5. Luật Thi hành án dân sự
6.

/>
pha-san-ngung-hoat-dong-20170304140604088.htm
7. />
12


PHỤ LỤC

13


14


Điểm khác


Giải thể doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp

- Do chủ sở hữu doanh nghiệp
không muốn tiếp tục kinh doanh
- Kết thúc thời hạn hoạt động ghi

Doanh nghiệp mất khả

trong điều lệ công ty mà không có

năng thanh toán (doanh

quyết định gia hạn

nghiệp không thực hiện

Lý do

nghĩa

vụ

thanh

toán

- Doanh nghiệp không còn đủ số


khoản nợ trong thời hạn

lượng thành viên tối thiểu trong

03 tháng kể từ ngày đến

thời hạn 6 tháng liên tục

hạn thanh toán)

- Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu tự
Thẩm

quyền

quyết định

quyết định theo ý chí của mình

Tòa án có thẩm quyền

hoặc do cơ quan có thẩm quyền

giải quyết phá sản

cho phép thành lập quyết định


Thủ tục tiến

Là thủ tục hành chính

Là thủ tục tư pháp

Hậu quả pháp

Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động,

Doanh nghiệp bị tuyên



bị xóa tên trong hệ thống đăng ký

bố phá sản hoặc tiếp tục

hành

15


doanh nghiệp quốc gia

Xử lý quan hệ
tài sản

Nghĩa vụ tài

sản và thứ tự
phân chia tài
sản

Doanh nghiệp trực tiếp thanh toán,
giải quyết các mối quan hệ với chủ
nợ

hoạt động, tự nguyện
giải thể

Việc thanh toán, phân
chia giá trị tài sản được
thực hiện thông qua tổ
chức thanh toán tài sản

- Bảo đảm thanh toán hết các

- Giá trị tài sản có thể

khoản nợ và nghĩa vụ tài sản

không đủ để thanh toán

khác.Sau khi đã thanh toán hết các

theo quy định, khi đó thì

khoản nợ và chi phí giải thể doanh


từng đối tượng cùng một

nghiệp, phần còn lại chia cho chủ

thứ tự ưu tiên được thanh

doanh nghiệp tư nhân, các thành

toán theo tỷ lệ phần trăm

viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu

tương ứng với số nợ.

công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn
góp, cổ phần.

-Các khoản nợ được
thanh toán theo thứ tự:

- Các khoản nợ của doanh nghiệp
được thanh toán theo thứ tự sau
đây:

+ Chi phí phá sản;
+ Khoản nợ lương, trợ
cấp thôi việc, bảo hiểm

+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi


xã hội, bảo hiểm y tế đối

việc, bảo hiểm xã hội theo quy định

với

của pháp luật và các quyền lợi khác

quyền lợi khác theo hợp

của người lao động theo thỏa ước

đồng lao động và thoả

lao động tập thể và hợp đồng lao

ước lao động tập thể đã

16

người

lao

động,


ký kết;
+ Khoản nợ phát sinh
sau khi mở thủ tục phá

sản nhằm mục đích phục
hồi

hoạt

động

kinh

doanh của doanh nghiệp,
động đã ký kết;

hợp tác xã;

+ Nợ thuế;

+ Nghĩa vụ tài chính đối

+ Các khoản nợ khác.

với Nhà nước; khoản nợ
không có bảo đảm phải
trả cho chủ nợ trong
danh sách chủ nợ; khoản
nợ có bảo đảm chưa
được thanh toán do giá
trị tài sản bảo đảm không
đủ thanh toán nợ.

Hạn chế của


Chủ doanh nghiệp, giám đốc,

Chủ doanh nghiệp, giám

chủ

doanh

những người giữ chức vụ quản lý

đốc, những người giữ

nghiệp, người

điều hành doanh nghiệp vẫn được

chức vụ quản lý của

giữ chức vụ

tự do kinh doanh, thành lập doanh

doanh

quản lý

nghiệp.

được quyền thành lập


nghiệp

không

doanh nghiệp, hợp tác
xã, làm người quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã
trong thời hạn 03 năm kể
từ ngày có quyết định

17


tuyên bố phá sản.

Cơ sở pháp lý

Quy định tại Luật doanh nghiệp

Quy định trong Luật phá

2014

sản 2014

18


MỤC LỤC


19



×